Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Quy định của pháp luật về hợp đồng hợp tác và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.82 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
.………***………..

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LUÂT DÂN SỰ VIÊT NAM 2
ĐỀ BÀI: 15

Quy định của pháp luật về hợp
đồng hợp tác và thực tiễn áp
dụng
HỌ VÀ TÊN
MSSV
LỚP
NGÀNH

:
:
:
:


Hà Nội, 2020
MỤC LỤC
BÀI LÀM......................................................................3
I. Khái quát về hợp đồng hợp tác................................3
1. Hợp đồng hợp tác....................................................3
a. Vị trí của hợp đồng hợp tác...................................3
b. Chủ thể giao kết và số lượng chủ thể tham gia hợp
đồng hợp tác.............................................................3


c. Hình thức của hợp đồng hợp tác............................3
2. Nội dung hợp đồng hợp tác......................................3
3. Đặc điểm hợp đồng hợp tác.....................................4
a. Hợp đồng hợp tác ra đời trên cơ sở thỏa thuận của
các bên.....................................................................4
b. Chủ thể tham gia hợp đồng hợp tác là các cá nhân,
pháp nhân cùng đóng góp tài sản, công sức................4
c. Mục đích của hợp đồng hợp tác là cùng thực hiện
công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách
nhiệm.......................................................................4
4. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác...............5
5. Chấm dứt hợp đồng hợp tác.....................................5
II.

Thực tiễn áp dụng.................................................6



BÀI LÀM
Hợp đồng hợp tác đã có những bước phát triển khá
tốt đẹp và đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình
trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian
vừa qua việc đầu tư theo hợp đồng vẫn còn gặp nhiều
khó khăn nhất định, do những bất cập trong quy định
pháp luật về hợp đồng hợp tác. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu những vấn đề quy định pháp lý về hợp đồng
hợp tác nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề trên.
Tôi đã chọn đề tài: “Quy định của pháp luật về hợp
đồng hợp tác và thực tiễn áp dụng.”
I. Khái quát về hợp đồng hợp tác

1.Hợp đồng hợp tác
Theo Điều 504 Bộ luật dân sự 2015 Hợp đồng hợp tác
là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc
cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc
nhất

định,

cùng

hưởng

lợi



cùng

chịu

trách

nhiệm. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
a.Vị trí của hợp đồng hợp tác


Hợp đồng hợp tác có một vị trí quan trọng và thuộc
một trong các hợp đồng dân sự thông dụng.
b.Chủ thể giao kết và số lượng chủ thể tham
gia hợp đồng hợp tác

Chủ thể giao kết hợp đồng hợp tác có thể là cá nhân
và pháp nhân và cũng không giới hạn số lượng chủ thể
tham gia hợp đồng hợp tác ở mức tối thiểu cũng như
mức tối đa. Tức là, số lượng chủ thể tham gia hợp đồng
hợp tác có thể từ hai trở lên.
c. Hình thức của hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác bắt buộc bằng văn bản, nhưng
không bắt buộc phải có chứng thực của Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn.
2.Nội dung hợp đồng hợp tác
Theo Điều 505 BLDS năm 2015 quy định:
“Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích, thời hạn hợp tác;


2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của
pháp nhân;
3. Tài sản đóng góp, nếu có;
4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác
của thành viên, nếu có;
9. Điều kiện chấm dứt hợp tác”.
3.Đặc điểm hợp đồng hợp tác
a.Hợp đồng hợp tác ra đời trên cơ sở thỏa
thuận của các bên.
Giống như các hợp đồng dân sự khác, hợp đồng hợp
tác là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên tham

gia. Các bên thỏa thuận nội dung cơ bản trong hợp
đồng, quy định đối tượng, mục đích cũng như quyền và


nghĩa vụ của chủ thể. Điểm đặc trưng trong hợp đồng
hợp tác là quyền và nghĩa vụ của các bên không đối lập
nhau. Các chủ thể tham gia hợp đồng hợp tác thường
có quyền, nghĩa vụ như nhau. Quy định về số lượng chủ
thể của hợp đồng hợp tác có sự thay đổi căn bản so với
Điều 111 BLDS năm 2005, chủ thể của hợp đồng hợp
tác phải từ ba cá nhân trở lên, còn ở BLDS năm 2015
chỉ quy định chung chung, không ấn định cụ thể số
lượng chủ thể, do đó theo nguyên tắc chung của hợp
đồng, số lượng chủ thể của hợp đồng hợp tác chỉ cần từ
hai chủ thể trở lên.
b.Chủ thể tham gia hợp đồng hợp tác là các cá
nhân, pháp nhân cùng đóng góp tài sản, công
sức
Pháp luật cho phép mọi cá nhân, pháp nhân thỏa
mãn các điều kiện luật định đều được tham gia vào hợp
đồng hợp tác. Các chủ thể có thể đóng góp tài sản hoặc
công sức hoặc cả hai nhằm cùng thực hiện công việc,
cùng hưởng lợi ích từ kết quả công việc đem lại.


c. Mục đích của hợp đồng hợp tác là cùng thực
hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và
cùng chịu trách nhiệm
Các chủ thể phải thỏa thuận cụ thể công việc cùng
hợp tác, cách thức chia sẻ lợi ích cũng như cơ chế chịu

trách nhiệm đối với các chủ thể tham gia hợp đồng.
Qúa trình thực hiện công việc, chia sẻ lợi ích, chịu trách
nhiệm đối với các thiệt hại phát sinh trong quá trình
thực hiện công việc tuân thủ theo các nguyên tắc mà
các bên thỏa thuận.
Cả BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 đều thừa nhận
mục đích của hợp đồng hợp tác là nhằm thỏa thuận về
việc cùng nhau tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh
doanh và thu lợi nhuận. Tuy nhiên, xét về kết quả thì
hợp đồng hợp tác được quy định trong BLDS năm 2005
là cơ sở để hình thành chủ thể “tổ hợp tác”; đến BLDS
năm 2015, tổ hợp tác không được thừa nhận là chủ thể
của quan hệ pháp luật dân sự. Cùng với việc thay đổi


đó, kết quả của hợp đồng hợp tác không làm phát sinh
chủ thể tổ hợp tác như quy định trong BLDS năm 2005.
4.Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác
Khi tham gia vào hợp đồng hợp tác, các thành viên
hợp tác có các quyền, nghĩa vụ nhất định. Quyền và
nghĩa vụ của các thành viên được xác định trên cơ sở
thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên
không có thỏa thuận thì quyền, nghĩa vụ được xác định
tại Điều 507 BLDS năm 2015 với các nội dung cơ bản
sau:
“1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động
hợp tác.
2. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến
thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp
tác.

3. Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác
khác do lỗi của mình gây ra.
4. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng”.


5.Chấm dứt hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác là một hợp đồng dân sự, cho nên
chấm dứt hợp đồng hợp tác cũng tuân thủ theo quy
định chung về chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng
hợp tác có đặc thù riêng liên quan đến mục đích xác lập
hợp đồng nên chấm dứt hợp đồng hợp tác có một số
căn cứ riêng. Các căn cứ này được quy định tại khoản 1
Điều 512 BLDS năm 2015, cụ thể:
“1. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau
đây:
a) Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;
b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
c) Mục đích hợp tác đã đạt được;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này,
luật khác có liên quan”.


Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp nhóm hợp tác hoạt động không đúng mục
đích xác lập hợp đồng mà xâm hại đến lợi ích của nhà
nước, lợi ích công cộng thì cơ quan nhà nước có thẩm
quyền sẽ quyết định giải thể nhóm hợp tác đó.
Trường hợp khác theo quy định của BLDS, luật khác có

liên quan. Hợp đồng hợp tác được xác lập nhằm mục
đích cùng thực hiện một công việc hoặc cùng sản xuất
kinh doanh, cho nên hợp đồng hợp tác có thể xác lập
theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và hợp đồng hợp
tác sẽ chấm dứt theo quy định của BLDS hoặc luật
riêng nếu có quy định về các trường hợp chấm dứt hợp
đồng hợp tác.
Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh
từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung
không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các
thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định
về Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác tại Điều


509 BLDS. Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán
xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các
thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng
góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
II.

Thực tiễn áp dụng

Mặc dù Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật khá
hoàn thiện cho việc điều chỉnh về hợp đồng hợp tác,
tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập trong
các quy định của pháp luật về hợp đồng hợp tác, cụ
thể:
Những quy định chung của Bộ luật Dân sự hoặc không
có sự thống nhất khi quy định về Hợp đồng, cụ thể:
- Bộ luật Dân sự năm 2015 đưa ra các quy định tùy

nghi khi quy định về nội dung hợp đồng nhằm bảo
đảm quyền tự do hợp đồng của các bên trong hợp
đồng, theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng các thỏa
thuận của các bên so với các quy định của pháp
luật, tuy nhiên, các đạo luật chuyên ngành lại
không thống nhất trong việc ghi nhận kỹ thuật lập


pháp này. Một số đạo luật chuyên ngành khác quy
định về hoạt động thương mại đặc thù, ví dụ như
Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Điện lực,… lại
thường sử dụng các quy phạm bắt buộc khi quy
định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng.
- Hiện nay, một số luật chuyên ngành còn quy định
lại những quy định chung về hợp đồng đã được quy
định trong Bộ luật Dân sự. Ví dụ: Luật Hàng không
dân dụng Việt Nam năm 2006 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2014) có những quy định về hợp đồng
trong họat động hàng không như: Vận chuyển hàng
hóa, vận chuyển hành khách và hành lý... (Mục 3,
4, 5, 6 chương VI), Luật Thương mại năm 2005
cũng có quy định về hợp đồng dịch vụ (chương III),
trong khi đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có quy
định về các loại hợp đồng cụ thể này tại Mục 10 Một số hợp đồng thông dụng. Chương XVI Phần thứ
ba đã có quy định về hợp đồng vận chuyển hành


khách, hợp đồng vận chuyển tài sản, hợp đồng dịch
vụ. Việc các luật chuyên ngành có những quy định

chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2015 đã gây phức tạp trong việc
áp dụng pháp luật và ảnh hưởng đến quyền tự do
hợp đồng.



×