Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thiệt hại và cách xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.51 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
.………***………..

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2
ĐỀ BÀI SỐ: 20
Thiệt hại và cách xác định thiệt hại trong trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

HỌ VÀ TÊN
MSSV
LỚP
NGÀNH

:
:
:
:

K18DCQ
K18DCQ
Ngành Luật

Hà Nội, 2020


MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống có rất nhiều sự việc thực tế tranh chấp dẫn
đến việc các cá nhân, tổ chức …phải phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vấn đề trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng
trong luật dân sự.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những
chế định quan trọng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015
và cũng là một trong những vấn đề pháp lý mà chúng ta thường
gặp phải trong cuộc sống. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa
các chủ thể. Bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho
bên bị thiệt hại. Để có thể nhìn nhận rõ ràng và đầy đủ về vấn
đề này, tôi xin chọn đề tài : “Thiệt hại và cách xác định
thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.”
NỘI DUNG
1. Khái niệm thiệt hại

Thiệt hại là tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá
nhân; tài sản, danh dự, uy tín của pháp nhân hoặc chủ thể khác
được pháp luật bảo vệ.1
2. Bồi thường thiệt hại

Theo Điều 13 BLDS 2015

1 Xem tại ThuKyLuat.vn



“Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi
thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác hoặc luật có quy định khác.”
Khác với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, đó là khi có thiệt
hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc luật có quy định khác tức là thiệt hại xảy ra phát sinh từ
hành vi vi phạm của các bên trong hợp đồng. Còn đối với bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì bất cứ chủ thể nào có hành
vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật
khác có liên quan quy định khác.
3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng
Theo Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường
hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Từ quy định trên có thể thấy căn cứ làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại là hành vi xâm phạm gây thiệt hại của
người gây thiệt hại.
Bản chất của quy định này đó là khi bên gây thiệt hại gây ra
thiệt hại mà không thuộc vào các trường hợp loại trừ của pháp
luật (ví dụ như sự kiện bất khả kháng, lỗi hoàn do bên bị thiệt
hại) thì đều là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm
Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 và đều phải có trách nhiệm bồi



thường thiệt hại. Chính vì vậy, hành vi trái pháp luật được coi là
một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo Điều 585 BLDS 2015
Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi
thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc,
phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được
giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt
hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị
thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi
thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không
được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường
nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết,
hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”
Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số
biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố


tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự. Bên bị thiệt

hại phải chứng minh được thiệt hại và thông báo cho bên gây
thiệt hại.
Trên thực tế vẫn có những trường hợp rất khó để chứng minh
được thiệt hại thực tế trong trường hợp như vậy các bên sẽ tự
thỏa thuận về thiệt hại thực tế để quy ra trách nhiệm bồi
thường.
5. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường về vật chất



Trách nhiệm bồi thường về vật chất là các trách nhiệm bồi
thường của người gây thiệt hại đối với các thiệt hại về tài sản;
sức khỏe; tính mạng; danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị
thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường về vật chất được quy định
trong BLDS 2015 như sau:
Đối với thiệt hại về tài sản bao gồm:
-

Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng.

-

Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất,
bị giảm sút;

-

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt

hại;

-

Thiệt hại khác do luật quy định.

Đối với thiệt hại về sức khoẻ bao gồm:


-

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức
khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt
hại;

-

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị
thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại
không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng
mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

-

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người
chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu
người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có
người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi
phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;


-

Thiệt hại khác do luật quy định.

Đối với thiệt hại về tính mạng bao gồm:
-

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều
590 của Bộ luật này;

-

Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

-

Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có
nghĩa vụ cấp dưỡng;

-

Thiệt hại khác do luật quy định.

Đối với thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín bao gồm:
-

Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;





-

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

-

Thiệt hại khác do luật quy định.
Trách nhiệm bồi thường về tinh thần

Trách nhiệm bồi thường về tinh thần là trách nhiệm bồi thường
của người gây thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần cho
người gánh chịu thiệt hại hoặc cho người thân của họ tùy vào
các loại thiệt hại do pháp luật quy định.
6. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại


Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành
vi của con người gây ra

Theo Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường
hợp bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Theo quy định tại khoản 1, thì chỉ cần có hành vi gây thiệt hại
thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã có thể phát sinh, bất kể
hành vi đó là trái pháp luật hay không trái pháp luật. Mặc dù
vậy, căn cứ trên quan điểm lập pháp trong các văn bản pháp
luật trước đó, có thể nhận thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại

phát sinh khi có các điều kiện cơ bản như: có thiệt hại xảy ra;
có hành vi gây thiệt hại; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra; có lỗi của người thực hiện hành
vi gây thiệt hại. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần
phải có đầy đủ 4 điều kiện này thì trách nhiệm bồi thường thiệt
hại mới phát sinh, mà có những trường hợp trách nhiệm bồi
thường thiệt hại phát sinh ngay cả khi không có yếu tố.




Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản
gây ra

Theo Khoản 3 Điều 584 BLDS
“Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm
hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ
trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều
này”.
Đây là lần đầu tiên, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do tài sản gây ra được tách biệt rạch ròi với trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ra. Theo quy định tại
khoản 3 Điều này, khi tài sản gây thiệt hại mà không thuộc các
trường hợp loại trừ thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải
chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, trong những trường hợp
cụ thể xảy ra trên thực tế, khi giải quyết vấn đề bồi thường
thiệt hại, cơ quan có thẩm quyền cũng phải xác định các điều
kiện cụ thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như:
có thiệt hại xảy ra; có sự kiện tài sản gây ra thiệt hại; có mối
quan hệ nhân quả giữa hoạt động của tài sản và thiệt hại xảy

ra. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra,
không nên coi lỗi là một trong các điều kiện phát sinh trách
nhiệm, bởi về mặt lý luận, lỗi chỉ gắn với hành vi có ý thức của
con người (hoạt động của tài sản không phải là hành vi có ý
thức), nhưng điều này cũng không thể khẳng định khi tài sản
gây thiệt hại, chủ sở hữu, người chiếm hữu không có lỗi, nhưng
lỗi của họ chỉ là lỗi trong việc quản lý tài sản, nếu họ có lỗi
trong việc sử dụng tài sản gây ra thiệt hại thì đó phải là hành vi
gây ra thiệt hại chứ không phải tài sản gây thiệt hại


Căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp



dụng chung cho cả hành vi gây thiệt hại và tài sản gây thiệt
hại
Đây là cơ sở để xác định người chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại có được loại trừ trách nhiệm hay không. Trách nhiệm
chứng minh các căn cứ loại trừ này thuộc về người phải bồi
thường thiệt hại.
7. Xác định thiệt hại bồi thường ngoài hợp đồng

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm



Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, bao gồm:
-


Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng

-

Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất,
bị giảm sút

-

Chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại

-

Thiệt hại khác do luật quy định

Biểu hiên cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí
để ngăn chăn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn
liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Đây là
những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại.


Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:


-

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức
khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt

hại;

-

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị
thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại
không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng
mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

-

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người
chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu
người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có
người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi
phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

-

Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ
của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại các
khoản trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh
thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về
tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được
thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không
quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm



-

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

-

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại mục
II;


-

Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

-

Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có
nghĩa vụ cấp dưỡng;

-

Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng
của người khác bị xâm phạm phải bồi thườnng thiệt hại theo
quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về
tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ
nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì
người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã

trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền
này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên
thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một
người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức
lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm



Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
-

Chi phí hợp lý để hạn chế, khẩc phục thiệt hại;

-

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

-

Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự,
nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường
thiệt hại theo quy định này và một khoản tiền khác để bù đắp


tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù
đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không
thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân

phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở
do Nhà nước quy định.


Tổn hại về tinh thần

Đời sống tinh thần là phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề
như đau thương, mồ côi,…. Về nguyên tắc, không thể giá trị
được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như trong trao
đổi và không thể phục hồi được. Nhưng với mục đích an ủi,
động viên đối với người bị thiệt hại về tinh thần cũng như một
biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi trái
pháp luật, BLDS quy định người xâm hại phải “bồi thường một
khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần” cho người bị
thiệt hại, người thân thích của người đó phải gánh chịu.

KẾT LUẬN
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hiểu một cách đơn
giản là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ
hợp đồng; người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp
của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế
định có nội dung tuy quan trọng Tuy nhiên, trong thực tiễn áp
dụng, các quy định này đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập nhất
định, chưa cụ thể, rõ ràng; chưa bao quát hết mọi trường hợp


xảy ra; đặc biệt là nhiều quy định không còn phù hợp với thực
tiễn và từ đó gây khó khăn nhiều cho công tác xét xử. Chính vì

vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có nhiều sự thay đổi cơ bản
liên quan đến chế định BTTH ngoài hợp đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ luật Dân sự, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2015

2.

Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 2), Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2019

3.

TS. Trần Thị Huệ, Ts. Vũ Thị Hải Yến, Ths. Vũ Thị Hồng Yến, Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ quy định của pháp luật đến thực
tiễn, Nxb Tư pháp, 2009

4.

TS. Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức
khỏe và tính mạng, Nxb Hà Nội, 2009.

5.

TS. Trần Thị Huệ, Ts. Vũ Thị Hải Yến, Ths. Vũ Thị Hồng Yến, Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ quy định của pháp luật đến thực
tiễn, Nxb Tư pháp, 2009.


6.

Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao số
03/2006/NQ - HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số
quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7.

ThuKyLuat.vn




×