Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của trung tâm thông tin thư viện trường đại học sư phạm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 75 trang )

Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

Lời cảm ơn!
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong và ngoài Khoa Thông
tin-Thư viện đã chỉ bảo, dậy dỗ em trong suốt thời gian em học tập và
nghiên cứu tại trường!
Em xin cảm ơn các cô, chú và anh chị đang công tác tại Trung tâm
Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ em trong thời gian em thực tập tại Trung tâm.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Chu Ngọc Lâm
Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010
Sinh viên

Thân Thị Đoan

Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

1


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU TRONG KHÓA LUẬN

Tên bảng

Stt
Bảng 1


Số lượng Bách khoa toàn thư tại Trung tâm

Bảng 2

Các loại CSDL do Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Sư phạm Hà
Nội xây dựng.

Bảng 3

Thống kê lượt bạn đọc tại phòng đọc từ năm 2005-2009.

Bảng 4

Nhu cầu sử dụng tài liệu theo ngôn ngữ của bạn đọc tại Trung tâm
Thông tin-Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội

Bảng 5

Ý kiến đánh giá về chất lượng sản phẩm thông tin-thư viện của
Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội.

Bảng 6

Ý kiến đánh giá về chất lượng dịch vụ thông tin-thư viện của
Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội.

Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

2



Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

BẢNG DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Stt
1

Ký hiệu viết tắt
CDS / ISIS

Viết đầy đủ
Computer Documentation System / Intergreted
Set of Information System.

2

CNTT

Công nghệ thông tin.

3

CSDL

Cơ sở dữ liệu.

4

DDC


Dewey Decimal Clasification.

5

ĐHSP

Đại học Sư phạm.

6

ISBD

International Standart Bibliography Desciption.

7

LIBOL

Phần mềm quản trị thư viện tích hợp.

8

NCT

Nhu cầu tin.

9

NDT


Người dùng tin.

10

OPAC

Online Publich Access Catalog ( Mục lục truy
cập công cộng trực tuyến).

11

SP&DV

Sản phẩm và dịch vụ.

12

TT-TV

Thông tin-Thư viện.

Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

3


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. ...................................................................... 1
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ..................................................... 3
1.3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài. ........................................... 3
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ...................................................... 5
1.5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu . ....................................... 5
1.6. Đóng góp của đề tài............................................................................... 5
1.7. Bố cục của khóa luận . .......................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƢƠNG I: SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN TRONG HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN-THƢ VIỆN TẠI ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ... 7
1.1. Vài nét về Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội..................................... 7
1.2. Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Nội. .............. 9
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. ................................................... 9
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ. ................................................................... 11
1.2.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ. ............................................... 13
1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực thông tin. .......................... 15
1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm. ................ 19
1.3.1. Đặc điểm người dùng tin tại Trung tâm. ..................................... 19
1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm. .......... 20
1.4. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin trong hoạt động thông
tin-thƣ viện của Trung tâm. ...................................................................... 21
CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TẠI
TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƢ VIỆN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
......................................................................................................................... 23
2.1. Thực trạng các sản phẩm thông tin-thƣ viện của Trung tâm. ....... 23
2.1.1. Hệ thống mục lục .......................................................................... 23
2.1.2. Thư mục. ........................................................................................ 28
2.1.3. Cơ sở dữ liệu. ................................................................................. 31
Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện


4


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

2.1.4. Các sản phẩm thông tin-thư viện đa phương tiện. ...................... 36
2.2. Thực trạng các dịch vụ thông tin-thƣ viện của Trung tâm. ........... 37
2.2.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc........................................................ 37
2.2.1.1. Đọc tài liệu tại chỗ. ................................................................. 37
2.2.1.2. Mượn tài liệu về nhà. ............................................................... 41
2.2.2. Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu. ............................................... 43
2.2.3. Dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến ( tìm tin tự động hóa ) ...... 44
2.2.4. Dịch vụ đa phương tiện và truy cập Internet. .............................. 46
2.2.5. Một số dịch vụ khác. ..................................................................... 49
CHƢƠNG III : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TẠI TRUNG
TÂM THÔNG TIN-THƢ VIỆN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ........... 51
3.1. Những thuận lợi và khó khăn ............................................................ 51
3.1.1. Thuận lợi. ...................................................................................... 51
3.1.2. Khó khăn........................................................................................ 52
3.2. Nhận xét. .............................................................................................. 52
3.2.1. Ưu điểm.......................................................................................... 52
3.2.2. Nhược điểm. .................................................................................. 54
3.3. Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng SP&DV tại
Trung tâm. .................................................................................................. 55
3.3.1. Tăng cường nguồn lực thông tin-thư viện.................................. 55
3.3.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng
và phát triển các SP&DV TT-TV. ........................................................... 55
3.3.3. Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ thư viện................................. 56

3.3.4. Đào tạo và hướng dẫn người dùng tin. ........................................ 57
3.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. ............................................ 57
3.3.6. Marketting các sản phẩm và dịch vụ Thông tin-Thư viện. ......... 58
3.3.7. Đa dạng hóa các loại SP&DV thông tin-thư viện của Trung tâm. . 58
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

5


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hình thành và phát triển của nhân loại, thông tin được coi
là nguồn tài nguyên quan trọng. Nó tác động tới sự phát triển của mọi lĩnh
vực trong đời sống xã hội của loài người. Thông tin góp phần tạo nên sức
mạnh của cá nhân, của dân tộc. Ngày nay, cùng với vật chất và năng lượng,
thông tin trở thành một trong 3 yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại của một
Quốc gia.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã có sức ảnh hưởng to lớn tới mọi
ngành nghề, mọi lĩnh vực. Nó dẫn đến hệ quả là sự thay đổi về lượng cũng
như về chất trong hoạt động của các ngành nghề nói chung và trong hoạt động
thông tin-thư viện nói riêng. Sự ra tăng mạnh mẽ của nguồn tin và sự phát
triển không ngừng của khoa học công nghệ đã tạo nên một môi trường thông
tin rộng khắp toàn cầu.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu tin của con người ngày càng cao vì vậy
việc phát triển một hệ thống thông tin nhằm cung cấp cho người sử dụng ngày

càng trở nên cần thiết.
Trung tâm TT-TV là nơi lưu trữ và truyền tải thông tin đến mọi người.
Đây là một loại hình hoạt động đặc biệt mà tất cả các Quốc gia trên thế giới,
trong đó có nước ta đang thường xuyên duy trì và phát triển. Sự phát triển của
sự nghiệp thư viện sẽ đánh giá được mức độ phát triển của một Quốc gia.
Những năm gần đây, cùng với xu thế phát triển của tất cả các lĩnh vực,
lĩnh vực TT-TV cũng đã có nhiều thay đổi rất lớn. Hoạt động thông tin trong
bối cảnh phát triển của khoa học công nghệ, thời đại của nền kinh tế tri thức
không đơn thuần là các hoạt động lưu trữ, bảo quản thông tin mà nó bao gồm
nhiều công đoạn khác nhau nhằm mục đích tiếp nhận, xử lý và phổ biến thông
tin đến người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất..
Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

1


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

Đối với nước ta, xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện góp phần
củng cố, không ngừng nâng cao văn hóa đọc cho toàn dân và vận động quần
chúng nhân dân tích cực tham gia xây dựng, phát triển thư viện. Đây là nhiệm
vụ to lớn và quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động
văn hóa thông tin.
SP&DV TT-TV ra đời là kết quả tất yếu của hoạt động thông tin. Nó
không chỉ là công cụ hữu ích để phục vụ NDT mà còn phản ánh trình độ phát
triển của một cơ quan TT-TV. Việc xây dựng một hệ thống các loại hình
SP&DV là việc làm cần thiết và quan trọng đối với tất cả các cơ quan thông
tin.
Trung tâm TT-TV Đại học Sư phạm Hà Nội nằm trong hệ thống thư viện
khoa học. Ngoài chức năng cơ bản của một thư viện nói chung, Trung tâm

còn mang chức năng và nhiệm vụ quan trọng gắn với hoạt động chủ đạo của
Nhà trường. Chất lượng và hiệu quả phục vụ của Trung tâm sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng đào tạo của trường ĐHSP Hà Nội.
Việc cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và đảm bảo về chất lượng cũng
như số lượng đặt ra cho các trung tâm TT-TV nói chung và Trung tâm TT-TV
ĐHSP Hà Nội nói riêng một nhiệm vụ to lớn. Để làm được điều này đòi hỏi
các trung tâm TT-TV phải không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống
SP&DV nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin của NDT một
cách đầy đủ và kịp thời.
Với nhiệm vụ đó, Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội cần có những biện
pháp bổ sung vốn tài liệu, phát triển hệ thống SP&DV nhằm đáp ứng NCT
của NDT một cách hiệu quả nhất. Việc làm đó góp phần quan trọng trong quá
trình đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng cao cho đất nước.

Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

2


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

Xuất phát từ tình hình trên, tôi đã lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu sản phẩm và
dịch vụ thông tin-thư viện của Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội ” làm đề tài khóa luận của mình.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
- Nghiên cứu thực trạng các SP&DV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà
Nội
- Đánh giá, so sánh và nhận định về chất lượng các loại hình SP&DV.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển SP&DV TT-TV

của Trung tâm.
* Nhiệm vụ.
- Tìm hiểu khái quát về Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội.
- Nghiên cứu đặc điểm NDT và NCT của NDT tại Trung tâm.
- Tìm hiểu vai trò của SP&DV TT-TV đối với hoạt động của Trung tâm.
- Tìm hiểu thực trạng các SP&DV TT-TV của Trung tâm.
- Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của
Trung tâm.
- Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của SP&DV tại Trung tâm.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng SP&DV TT-TV tại
Trung tâm.
1.3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài
Đối với Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội đã có một số tài liệu, đề tài
nghiên cứu viết về quá trình xây dựng, thực trạng và hoạt động của Trung
tâm. Tiêu biểu đó là các luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện, các đề tài khóa
luận của sinh viên chuyên ngành TT-TV. Cụ thể như:
Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

3


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

Luận văn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thuận viết về vấn đề “ Tăng cường
nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội ” năm 2008 và “ Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin
tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ” năm
2008 của Thạc sĩ Đào Thị Thanh Xuân.
Các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành TT-TV viết về
nhiều vấn đề của Trung tâm: “ Tổ chức và hoạt động của Thư viện trường Đại

học Sư phạm Hà Nội I ” năm 2004 của Vũ Thị Liễu và “ Ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông
tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ” năm 2007 của Nguyễn Lam
Giang.
Vấn đề về sản phẩm và dịch vụ TT-TV là một khía cạnh được nhiều tác
giả lựa chọn nghiên cứu tại nhiều cơ quan thông tin-thư viện. Tuy nhiên, tại
Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội, vấn đề này mới chỉ có đề tài khóa luận tốt
nghiệp “ Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện tại Thư viện
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ”của Hà Thúy Quỳnh năm 2005 và đề tài “
Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện tại Trung tâm
Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ” năm 2009 của Thạc sĩ
Vũ Huy Thắng.
Đề tài “ Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện của Trung tâm
Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ” sẽ đi sâu nghiên cứu
các loại hình SP&DV TT-TV tại Trung tâm đặc biệt là các SP&DV thông tin
hiện đại. Khóa luận chú trọng đến hiện trạng và khả năng phát triển các
SP&DV tại Trung tâm sao cho phù hợp với tính chất của một Trung tâm TTTV đầu ngành sư phạm. Đồng thời, khóa luận đề xuất những kiến nghị-giải
pháp cho việc xây dựng các SP&DV TT-TV hiện đại tại Trung tâm trong thời
gian tới.

Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

4


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Là các SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội.

*Phạm vi nghiên cứu.
- Về mặt không gian: Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội.
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu SP&DV TT-TV từ năm 2005 đến nay.
1.5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1. Cơ sở lý luận
- Dựa vào các tài liệu chỉ đạo và của Đảng và Nhà nước về hoạt động
thông tin khoa học công nghệ.
- Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về công tác thư viện.
- Dựa vào cơ sở lý luận về Thông tin và Thư viện học.
- Nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu lý luận về SP, DV và những tài liệu
có nội dung liên quan tới đề tài của khóa luận.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận đã sử dụng các phương pháp sau:
- Thống kê, phân tích và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn tài liệu.
- Khảo sát thực tế hiện trạng các SP&DV tại Trung tâm.
- Phỏng vấn.
- Điều tra bằng bảng hỏi.
1.6. Đóng góp của đề tài
- Khóa luận giới thiệu các SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP
Hà Nội.
Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

5


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

- Khóa luận đưa ra nhận xét, đánh giá về các SP&DV TT-TV của Trung
tâm.

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng SP&DV TT-TV,
góp phần vào công tác xây dựng, tổ chức, quản lý và phát triển các SP&DV
trong tương lai, đồng thời khắc phục những điểm chưa làm được trong hoạt
động của Trung tâm. Khóa luận sẽ là ý kiến tham vấn quan trọng cho Ban
lãnh đạo Trung tâm xem xét để có định hướng nâng cao và phát triển hoạt
động của mình trong thời gian tới.
1.7. Bố cục của khóa luận .
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1 : Sản phẩm và dịch vụ thông tin trong hoạt động thông tinthư viện tại Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chương 2 : Thực trạng các sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm Thông
tin-Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chương 3 : Nhận xét và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm và dịch thông tin-thư viện tại Trung tâm Thông tin-Thư
viện Đại học Sư phạm Hà Nội.
Khóa luận được hoàn thành sau một thời gian nghiên cứu với lòng say
mê và thái độ nghiêm túc. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian cũng như
nhận thức, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận được
hoàn thiện hơn.

Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

6


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

NỘI DUNG
CHƢƠNG I: SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN TRONG HOẠT

ĐỘNG THÔNG TIN-THƢ VIỆN TẠI ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
1.1. Vài nét về Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
Trường ĐHSP Hà Nội được thành lập ngày 11 tháng 10 năm 1951 theo
Nghị định 276 của Bộ Quốc gia Giáo dục.
Ngày 10 tháng 12 năm 1993 theo Nghị định 97/CP của Chính phủ,
trường là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo Quyết định 201/QĐTTg ngày 12 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng
Chính phủ, trường được tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội và mang tên là
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Trường ĐHSP Hà Nội là trường trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống
của các trường Sư phạm, là trung tâm lớn đào tạo giáo viên, nghiên cứu khoa
học và là nơi tạo nên nhiều nhân tài, nhà khoa học danh tiếng cho đất nước.
Các giai đoạn lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của trường
bao gồm :
+ Giai đoạn 1951-1966 ( trường mang tên là Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội ).
+ Giai đoạn 1966-1993 ( trường mang tên là Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 1).
+ Giai đoạn 1993-1999 ( trường mang tên là Đại học Sư phạm thuộc
Đại học Quốc gia Hà Nội ).
+ Giai đoạn từ tháng 10 năm 1999 đến nay ( trường mang tên là
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).

Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

7


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội


Quá trình hơn 50 năm xây dựng và phát triển của nhà trường gắn liền với
sự phát triển của đất nước, nền giáo dục - đào tạo và nền đại học Việt Nam.
Vượt lên những khó khăn, các thế hệ cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên,
sinh viên, học sinh đã tô thắm truyền thống vẻ vang của nhà trường.
Trường ĐHSP Hà Nội đã và đang phấn đấu làm tròn chức năng " máy
cái của ngành giáo dục ", trở thành trường chuẩn mực vừa đào tạo giáo viên
các cấp có chất lượng cao vừa nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến làm
nòng cốt thúc đẩy sự phát triển của hệ thống sư phạm trong cả nước, góp phần
giải quyết các vấn đề then chốt của nền giáo dục quốc dân nói chung và ngành
sư phạm nói riêng.
Hiện nay, Trường ĐHSP Hà Nội có đội ngũ cán bộ, giảng viên, công
nhân viên là trên 1.100 người. Trong số cán bộ giảng dạy của Trường những
năm qua đã có hơn 100 cán bộ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, trên 150 cán
bộ bảo vệ luận văn thạc sĩ trong và ngoài nước. Trường luôn quan tâm đến
việc xây dựng đội ngũ kế cận, chú trọng tuyển chọn đội ngũ cán bộ trẻ có
năng lực và trình độ, phần lớn là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt là trong thời kì đổi mới,
trường ĐHSP Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, được xã hội
tín nhiệm và đánh giáo cao. Từ năm 1996 đến nay, trường đã tuyển chọn được
nhiều học sinh giỏi và đào tạo các cử nhân khoa học tài năng tại 7 khoa là:
khoa Toán, khoa Vật lí, khoa Hóa học, khoa Sinh - KTNN, khoa Ngữ văn,
khoa Lịch sử và khoa Địa lí. Một số sinh viên của hệ đào tạo cử nhân khoa
học tài năng được cử đi học nước ngoài. Nhiều sinh viên của trường đạt giải
cao trong các kì thi Olympic về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục. Hầu
hết các cử nhân khoa học tài năng là nguồn cán bộ trẻ cho nhà trường và các
trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và trường trung học phổ thông.
Có rất nhiều yếu tố tác động và thúc đẩy quá trình hoạt động của nhà
Trường trong đó một yếu tố quan trọng để bảo đảm yêu cầu nâng cao chất
Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện


8


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học là cơ sở vật chất kĩ thuật. Cơ sở vật
chất kĩ thuật của trường ngày càng được tăng cường. Nhà trường đã có đủ
giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở thực tập và
phương tiện kĩ thuật phục vụ cho dạy và học. Nhà trường đã tạo ra môi trường
xanh, sạch, đẹp và lành mạnh. Trường ĐHSP Hà Nội kiên trì thực hiện lời
dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "... làm thế nào để nhà trường này chẳng
những là trường sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước ".
1.2. Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Nội
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội ra đời cùng với sự thành lập của
Trường ĐHSP Hà Nội ( ngày 11 tháng 10 năm 1951 ). Trung tâm là một đơn
vị phục vụ đào tạo, trực thuộc Ban giám hiệu nhà trường.
Ban đầu mới được thành lập, cơ sở vật chất của thư viện còn rất nghèo
nàn, thiếu thốn. Vốn tài liệu rất ít, chủ yếu là các bài giảng viết tay và đánh
bằng máy chữ đời cổ. Thư viện không được bố trí cố định mà luân chuyển
đến nhiều địa điểm ở các phòng học cải tạo dạng nhà cấp 4.
Từ năm 1955 đến năm 1960, nhận được sự quan tâm của Chính phủ và
Bộ Quốc gia Giáo dục, Thư viện đã có những bước phát triển nhanh chóng.
Vốn tài liệu được bổ sung thêm các loại sách in. Đặc biệt, Thư viện có nhiều
sách viết bằng tiếng Nga nhận từ các nguồn biếu tặng. Tuy nhiên, các loại
giáo trình phục vụ giảng dạy còn rất ít. Cơ sở vật chất còn thủ công, các loại
hình SP&DV chưa phát triển nhiều. Lúc này, thư viện chỉ đơn thuần là nơi
lưu giữ tài liệu.
Từ năm 1960 đến 1975, Đất nước ta gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các cơ
quan, trường học đều chú trọng vào việc tập trung nhân lực cho việc giải

phóng Đất nước. Do đó, Thư viện phát triển chậm lại.

Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

9


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

Năm 1975, Đất nước hòa bình, nhận được sự quan tâm đầu tư, ủng hộ
của Chính phủ, nhân dân và các nguồn tài trợ, biếu tặng của các đơn vị, Thư
viện đã phát triển nhanh chóng với số lượng cán bộ đúng chuyên ngành và cơ
sở vật chất ngày càng được cải thiện.
Sau năm 1986, Đất nước đổi mới, kinh tế phát triển, công tác bổ sung tài
liệu có nhiều thay đổi. Tài liệu được nhận về chủ động và chất lượng hơn.
Nhà trường đã giành cho thư viện nguồn kinh phí ổn định hàng năm để đầu
tư, nâng cấp cơ sở vật chất và vốn tài liệu.
Năm 1993, Trường ĐHSP Hà Nội trở thành một thành viên của Đại học
Quốc gia Hà Nội. Thư viện ĐHSP Hà Nội cũng sát nhập vào Trung tâm TTTV Đại học Quốc gia Hà Nội. Quá trình này diễn ra trong 6 năm. SP&DV đều
được sử dụng thống nhất với các SP&DV tại Trung tâm TT-TV Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Tại địa điểm cũ vẫn lưu giữ tài liệu, phục vụ bạn đọc và mang tên là “
Phòng đọc Sư phạm ” thuộc Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy
nhiên, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất…đều được thực hiện theo sự phân công,
điều hành của Ban lãnh đạo Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thời điểm này, vốn tài liệu trở nên phong phú và đa dạng hơn, nhiều loại
giáo trình và sách tham khảo thuộc nhiều ngôn ngữ được bổ sung. Các sản
phẩm và dịch vụ: Hệ thống mục lục, dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu, dịch vụ
mượn tài liệu… được triển khai hoàn chỉnh.
Đến năm 1999, Trường ĐHSP Hà Nội tách ra khỏi Đại học Quốc gia Hà

Nội. Thư viện ĐHSP cũng tách ra khỏi Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia
Hà Nội. Lúc này, thư viện đổi tên mới và được gọi là: Trung tâm Thông tinThư viện Đại học Sư phạm Hà Nội. Toàn bộ cơ sở vật chất của Trung tâm
được tách riêng và bố trí ở khu nhà A4 thuộc trường ĐHSP Hà Nội.

Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

10


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

Đến năm 2004, Trung tâm chuyển sang cơ sở mới là tòa nhà 4 tầng với
diện tích sử dụng hơn 5000m2. Từ khi chuyển sang cơ sở mới này, Trung tâm
đã được đầu tư và hiện đại hóa. Nhiều trang thiết bị hiện đại được đưa vào
ứng dụng trong hoạt động.
Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, từ một thư viện truyền
thống còn nghèo nàn về cơ sở vật chất và vốn tài liệu, đến nay, Trung tâm đã
được đầu tư trở thành một Trung tâm TT-TV hiện đại. Bên cạnh vốn tài liệu
phong phú, cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, nhiều trang thiết bị hiện đại,
Trung tâm còn có một đội ngũ cán bộ phần lớn được đào tạo đúng chuyên
ngành, có trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động
thông tin-thư viện.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
* Chức năng.
Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội là một Trung tâm TT-TV trong hệ
thống TT-TV của cả nước nên nó phải đảm bảo 4 chức năng cơ bản của một
thư viện là :
- Chức năng thông tin
- Chức năng giáo dục
- Chức năng văn hóa

- Chức năng giải trí
Bên cạnh đó, Trung tâm còn là một bộ phận của Trường ĐHSP Hà Nội
nên ngoài các chức năng cơ bản trên, Trung tâm còn mang chức năng riêng,
phục vụ chuyên ngành đào tạo của nhà trường:
- Nghiên cứu, thu thập, bổ sung, xử lý, cung cấp thông tin, tài liệu về các
lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ.

Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

11


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

- Tổ chức tốt các hình thức phục vụ bạn đọc để cán bộ, giảng viên, sinh
viên khai thác một cách có hiệu quả vốn tư liệu. Góp phần phục vụ công tác
đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường ĐHSP Hà Nội trong giai đoạn
mới.
* Nhiệm vụ.
- Tham mưu, lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho Ban giám hiệu về công
tác thông tin tư liệu, nâng cấp, bổ sung các phương tiện, tài liệu trên cơ sở kế
hoạch đào tạo nghiên cứu khoa học, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
nhà truờng.
- Thu thập, bổ sung, trao đổi, xử lý tài liệu nhằm cung cấp những thông
tin cần thiết phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm tin của bạn đọc.
- Tổ chức, sắp xếp, lưu giữ và bảo quản tốt nguồn tài liệu của nhà trường
bao gồm các loại hình ấn phẩm và các vật mang tin khác.
- Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin theo phương pháp truyền thống và
hiện đại, làm tốt công tác phục vụ và phổ biến thông tin.

- Thu thập đầy đủ tài liệu nộp lưu chiểu từ nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội,
các luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ, các kỷ yếu hội nghị, hội thảo, các đề tài
nghiên cứu khoa học các cấp…
- Nghiên cứu các vấn đề về khoa học TT-TV, ứng dụng những thành tựu
khoa học kỹ thuật mới vào xử lý tài liệu, thông tin và phục vụ nhu cầu thông
tin ngày càng cao của bạn đọc.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thư viện.
- Phổ biến và trang bị những kiến thức cơ bản về cấu trúc và phương
pháp tìm tin cho NDT.

Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

12


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

- Duy trì và phát triển các mối quan hệ nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia
sẻ nguồn lực thông tin với các trường đại học, tổ chức, cơ quan thông tin
trong và ngoài nước.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ.
* Cơ cấu tổ chức.
- Ban Giám đốc: Gồm 2 người
+ Một giám đốc phụ trách chung.
+ Một phó giám đốc phụ trách hoạt động chuyên môn - kiêm tổ
trưởng tổ nghiệp vụ.
Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, Trung tâm TT-TV được chia thành
5 tổ chuyên môn như sau:
- Tổ nghiệp vụ: Chịu trách nhiệm về công tác nghiệp vụ như: Bổ sung,

xử lý tài liệu, xây dựng các SP&DV thông tin đồng thời là nơi làm thẻ bạn
đọc và thẻ cán bộ trong nhà trường.
- Tổ đọc: Phục vụ đọc tại chỗ sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án…theo
hai hình thức kho đóng và kho mở. Tổ đọc bao gồm 4 phòng:
+ Phòng đọc sách tổng hợp ( kho đóng )
+ Phòng đọc sách tham khảo ( kho mở )
+ Phòng đọc luận án, tạp chí ( kho đóng)
+ Phòng đọc báo, tạp chí ( kho mở )
- Tổ mượn: Phục vụ bạn đọc mượn giáo trình và tài liệu tham khảo về
nhà. Tổ mượn bao gồm 2 phòng.
+ Phòng mượn giáo trình ở tầng 1.
+ Phòng mượn tài liệu tham khảo ở tầng 2.

Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

13


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

- Tổ tin học: Phụ trách việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
TT-TV, phục vụ dịch vụ đa phương tiện và truy cập Internet. Tổ tin bao gồm:
+ 01 phòng máy chủ.
+ 02 phòng Internet.
+ 01 phòng đa phương tiện.
- Tổ bảo vệ - Vệ sinh ( Phụ trách công tác vệ sinh và an ninh thư viện )
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Ban Giám Đốc

Tổ

nghiệp
vụ
P. Bổ
sung
P. Biên
mục
P. Làm
thẻ

Tổ
mượn

Tổ đọc

Tổ tin
học

P. Mượn
giáo
trình

P. Đọc
sách

P. Máy
chủ

P. Đọc
sách mở


P.
Internet1

P. Đọc
tạp chí,
luận án

P.
Internet2

P. Đọc
báo, tạp
chí mở

P. Đa
phương
tiện

P. Mượn
tham
khảo

Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

Tổ bảo
vệ-Vệ
sinh

14



Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

* Đội ngũ cán bộ.
Hiện nay, Trung tâm có 41 cán bộ. Trong đó có 6 thạc sĩ, 27 cử nhân và
8 cán bộ làm công tác an ninh, vệ sinh.
Đa số các cán bộ làm việc tại Trung tâm đều tốt nghiệp đại học chuyên
ngành TT-TV, một số cán bộ khác tốt nghiệp các chuyên ngành: Ngoại ngữ,
công nghệ thông tin…
Hàng năm, Trung tâm vẫn tiếp tục bổ sung cán bộ, đồng thời tổ chức cho
cán bộ tham gia các lớp học về chuyên ngành TT-TV, tin học và ngoại ngữ
nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình công tác.
1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực thông tin
* Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, dù gặp rất nhiều khó khăn
nhưng với sự cố gắng không ngừng của toàn bộ đội ngũ cán bộ, đến nay,
Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Hà Nội đã thực sự trưởng thành và trở thành
một trong số những cơ quan TT-TV khoa học đầu ngành của cả nước.
Theo chương trình “ Dự án giáo dục đại học ”, cùng với sự quan tâm của
nhà trường với công tác TT-TV, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị được
đầu tư mới 100% .
Hiện tại, Trung tâm đang hoạt động tại khu nhà 4 tầng, có diện tích sử
dụng là 5000m2 khang trang và thoáng mát. Các loại bàn ghế, quạt, bóng điện,
giá sách, tủ phích, máy tính và các trang thiết bị phụ trợ hiện đại đáp ứng tốt
nhu cầu sử dụng của bạn đọc và các hoạt động nghiệp vụ của cán bộ thư viện.
Trung tâm có 4 phòng đọc với 830 chỗ ngồi phục vụ cho NDT sử dụng
tài liệu tại thư viện.
+ Phòng đọc sách tổng hợp ( kho đóng ) : 400 chỗ ngồi.
+ Phòng đọc sách tham khảo ( kho mở ) : 100 chỗ ngồi.
Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện


15


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

+ Phòng đọc luận án, tạp chí ( kho đóng ) : 250 chỗ ngồi.
+ Phòng đọc báo, tạp chí ( kho mở ) : 80 chỗ ngồi.
Các phòng mượn của Trung tâm đều được trang bị máy tính, máy in, đầu
đọc mã vạch để thực hiện quá trình mượn - trả tài liệu của bạn đọc.
Trung tâm cũng đã xây dựng được các trang thiết bị hiện đại, tạo điều
kiện cho quá trình tự động hóa trong hoạt động TT-TV trong tương lai, bao
gồm :
+ Máy tính: Máy chủ ( 04 máy ) và máy trạm ( 136 máy trạm ).
+ Đầu thu kỹ thuật số: 05
+ Đầu video: 06
+ Đài casset: 10
+ Ti vi: 06
+ Màn hình lớn 100 inch: 01
+ Máy in: 14
+ Máy quét: 08
+ Máy photocopy: 05
+ Cổng từ: 02
+ Máy đọc, khử từ: 04
+ Đầu đọc mã vạch: 14
+ Máy chiếu: 02
+ Tai nghe: 100
+ Camera: 08

Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện


16


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

Ngoài ra, Trung tâm còn sử dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp
Libol 5.5, CDS ISIS và một số phần mềm công cụ phục vụ cho các hoạt động
khác của Trung tâm.
Các trang thiết bị hiện đại góp phần làm thay đổi hoạt động TT-TV. Hầu
hết các hoạt động không còn mang nặng tính thủ công, truyền thống mà đã
được dần thay thế bằng các công nghệ hiện đại. Việc ứng dụng thành tựu của
khoa học và công nghệ vào hoạt động thông tin góp phần làm tăng hiệu quả
trong việc đáp ứng nhu cầu tin, công tác xây dựng và phát triển hệ thống
SP&DV TT-TV.
* Nguồn lực thông tin.
Trung tâm có nguồn lực thông tin khá phong phú và đa dạng. Bên cạnh
các tài liệu khoa học tự nhiên: Toán, lý, hóa… và khoa học xã hội: Văn, sử,
địa… Trung tâm còn có nhiều tài liệu tham khảo thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau.
Hàng năm, Trung tâm dành khoảng 400-500 triệu đồng cho việc bổ sung
tài liệu. Vốn tài liệu này được bổ sung theo nhiều hình thức: Bổ sung ban đầu,
bổ sung hồi cố, bổ sung theo yêu cầu từ các khoa…Trung tâm còn nhận được
các nguồn bổ sung trao đổi, biếu tặng từ các nguồn khác nhau: Quỹ Châu Á,
các đơn vị bạn trong địa bàn Hà Nội…Lượng tài liệu này tuy không nhiều
nhưng lại là nguồn bổ sung quan trọng về tài liệu bằng tiếng nước ngoài, rất
đa dạng về lĩnh vực và phong phú về loại hình.
Vốn tài liệu của Trung tâm bao gồm cả tài liệu truyền thống và tài liệu
điện tử:
* Tài liệu truyền thống.

- Sách tiếng Việt : 102.374 cuốn.
- Sách tiếng Latinh : 28.542 cuốn
- Sách tiếng Nga : 113.205 cuốn
Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

17


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

- Sách tra cứu: 3.788 cuốn
- Bách khoa thư: 137 cuốn.
Stt

Tên Bách khoa toàn thƣ

Số lƣợng

1

Mc Graw-Hill Encyclopedia of Sience and

20 tập

Technology
2

Comton’s Encyclopedia

26 tập


3

Larouse

6 tập

4

Các tên khác

85 cuốn

Bảng 1: Số lƣợng Bách khoa toàn thƣ tại Trung tâm
- Luận án : 12.268 cuốn
- Đề tài nghiên cứu khoa học : 4.400 cuốn
- Tạp chí ngoại văn : 589 tên tạp chí ( khoảng 6.000 cuốn)
- Tạp chí Việt : 230 tên tạp chí ( khoảng 4.000 cuốn )
- Báo : Có 85 tên báo tiếng Việt được lưu giữ đầy đủ và đóng bìa cứng
thành từng quyển theo tháng, quý hoặc năm.
* Tài liệu điện tử
- Băng catset : 140
- Băng video : 85
- Đĩa CD-ROM : 402
- Hệ thống cơ sở dữ liệu với tổng số 69.334 biểu ghi.
+ CSDL sách : 43.115 biểu ghi
+ CSDL luận án : 8.901 biểu ghi
+ CSDL tạp chí : 935 biểu ghi
+ CSDL bài trích : 14.606 biểu ghi


Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

18


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

+ CSDL đề tài nghiên cứu khoa học : 2.000 biểu ghi.
+ Các dữ liệu điện tử và phần mềm học tiếng Anh.
1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm
1.3.1. Đặc điểm người dùng tin tại Trung tâm
“Người dùng tin là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của
mình”. [ 16, tr. 9 ]
Người dùng tin là một trong 4 yếu tố quan trọng để hoạt động thông tin
tồn tại và phát triển. Phục vụ NDT là mục đích cuối cùng của hoạt độngTTTV. Càng phục vụ NDT hiệu quả thì vai trò xã hội của thư viện ngày càng
được nâng cao.
Trong hoạt động thông tin, NDT có vai trò vô cùng quan trọng. NDT
không chỉ là người sử dụng các SP&DV của hoạt đông TT-TV mà họ còn là
nhân tố tham gia điều chỉnh, định hướng hoạt động thông tin trong tương lai.
Thành phần NDT tại Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội khá đa dạng về
thành phần và trình độ học vấn. Bao gồm: Cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên
cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, học sinh phổ thông chuyên, giáo sư,
tiến sĩ….NDT tại Trung tâm có thể chia thành 3 nhóm :
+ Nhóm NDT là cán bộ làm công tác quản lý ( cán bộ quản lý).
+ Nhóm NDT là cán bộ tham ra hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.
+ Nhóm NDT là sinh viên.
* Nhóm NDT là cán bộ làm công tác quản lý ( cán bộ quản lý ).
Nhóm NDT này tuy không nhiều ( chiếm 5% ) nhưng lại ảnh hưởng lớn
tới sự phát triển của Nhà trường và ngành giáo dục của cả nước.
NDT thuộc nhóm này vừa làm công tác quản lý vừa tham gia nghiên cứu

khoa học và tham gia giảng dạy ở nhiều nơi. Họ có thể là cán bộ quản lý ở các
trường đại học, các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nói chung hoặc
Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

19


Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội

thậm chí họ là cán bộ quản lý thuộc sở giáo dục, phòng giáo dục ở các địa
phương.
Họ đều là những người có trình độ cao: Thạc sĩ , tiến sĩ… Khả năng
ngoại ngữ của họ tương đối tốt. Phần lớn trong số họ được đào tạo ở nước
ngoài nên họ thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga.
* Nhóm NDT là cán bộ tham gia hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.
Nhóm NDT này chiếm 15%, họ là những người có vai trò quan trọng đối
với chất lượng giáo dục, đào tạo của trường và hệ thống giáo dục. Họ cũng là
những người có ảnh hưởng tích cực tới công cuộc giáo dục của nhà nước.
Phần lớn họ là thạc sĩ và đều có trình độ ngoại ngữ.
* Nhóm NDT là sinh viên.
Đây là nhóm người dùng tin đông đảo và trẻ trung nhất (chiếm 80%). Họ
là đối tượng phục vụ chủ yếu của Trung tâm.
1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm
Với mỗi nhóm NDT khác nhau, đặc điểm nhu cầu tin của họ cũng khác
nhau. Các yếu tố về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, sở thích
cá nhân…sẽ chi phối nhu cầu tin của mỗi nhóm người dùng tin nói chung và
với mỗi cá nhân NDT nói riêng.
Nhìn chung, NDT đến Trung tâm phần lớn có nhu cầu về tài liệu khoa
học xã hội và nhân văn cao hơn NCT về các môn khoa học tự nhiên.
- Nhóm NDT là cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu bên cạnh

việc quan tâm đến các lĩnh vực văn học thì họ còn quan tâm đến tài liệu khoa
học giáo dục, khoa học lịch sử và tài liệu khoa học chính trị. Họ sử dụng
những loại tài liệu này để nâng cao trình độ, trau dồi tri thức khoa học. Đặc
điểm nhu cầu tin của họ vừa mang tính chất nghiên cứu khoa học vừa mang
tính chất chuyên ngành. Vì vậy, nhu cầu tin của họ thường rất đa dạng và
phức tạp.
Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện

20


×