Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tiểu luận xã hội học báo chí thực trạng đưa tin về bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.4 KB, 13 trang )

MỤC LỤC


1. TÊN ĐỀ TÀI:

“Thực trạng phản ánh vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên
báo mạng điện tử của Việt Nam giai đoạn hiện nay”
2.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Báo chí cách mạng Việt Nam có lịch sử vẻ vang luôn phản ánh những tiến
trình cách mạng của Đảng ta trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc.
Bước vào thời kì đổi mới, hội nhập báo chí nước ta vừa bám sát những hoạt động
của tiến trình đổi mới, vừa tự biến đổi mình để thích nghi, phục vụ hiệu quả cho
công cuộc đổi mới đất nước. Bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh
hải, phát triển đất nước, trong tình hình mới.
Biển đông và chủ quyền biển đảo đang là vấn đề hết sức quan trọng trong
việc phát triển kinh tế - xã hôi, an ninh – quốc phòng đối với khu vực, thế giới
cũng như nước Việt Nam ta. Trong ý thức của mỗi người dân Việt, dù là miền núi,
vùng cao hay đồng bằng duyên hải, hải đảo, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
và rộng hơn là biển đông luôn là một phần máu thịt đối với toàn thể nhân dân Việt
Nam. Và cũng chính vì vậy, đối với giới báo chí cả nước, biển đapr luôn là vấn đề
xuyên suốt đặc biệt trong tình hình hiện nay khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái
phép trên vùng biển đảo của Việt Nam, chúng vẽ đường lưỡi bò trên bản đồ âm
mưu cướp biển đảo của nước ta .
Hiện nay, chủ quyền quốc gia trên biển của nước ta đang trong tình trạng bị
đe dọa xâm phạm nghiêm trọng, Quần đảo Hoàng Sa và một phần của quần đảo
Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ, các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa nước ta tiếp tục bị uy hiếp và xâm phạm thường xuyên. Đảng và nhà nước ta
luôn kiên trì và mong muốn cùng các quốc gia lien quan giải quyết các tranh chấp


bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng tôn trọng lẫn nhau


vì lợi ích của nhân dân các nước, vì hòa bình ổn định khu vực và trên thế giới.
Trong tình hình hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta luôn đoàn kết một
lòng, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo nói chúng và đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng. Góp phần quan trọng duy trì hòa bình
ổn định và sự phát triển của khu vực cũng như trên thế giới, đẩy mạnh phát triển
kinh tế tổng hợp với đảm bảo an ninh quốc phòng – an ninh biển đảo. Thực hiện
thắng lợi quan điểm chủ trương của đảng và nhà nước ta về chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Thực tế đó càng đặt ra yêu cầu chúng ta phải chủ động tăng cường các hoạt
động thông tin tuyên truyền những bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ
quyền của Việt Nam ở biển đông nói chung và hai quần đảo Hoang Sa và Trường
Sa nói riêng, và giới thiệu quảng hình ảnh phát triển kinh tế biển đảo, chủ quyền
biển đảo đối với đối tượng bạn đọc người nước ngoài ở Việt Nam, người nước
ngoài ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, chính phủ các
nước. Công tác thông tin bảo vệ chủ quyền biển, đảo của báo chí đặc biệt đối với
báo mạng điện tử có vị trí vai trò vô cùng quan trọng. Báo mạng điện tử với những
ưu điểm, ưu thế vượt trội hơn so với các loại hình báo chí khác trong công tác
thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo đã thực sự giữ vai trò nòng cốt góp phần làm
cho cộng đông quốc tế và cộng đông người Việt ở nước ngoai thấy rõ lẽ phải và
chính nghĩa của Việt Nam, đồng thời tranh thủ dư luận thế giới đồng tình ủng hộ
Việt Nam trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Từ ngày 1/5/2014
đến ngày 16/7/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển
Việt Nam, Trung Quốc đã đưa nhiều tàu vũ trang, tàu quân sự, máy bay hộ tống
vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động
của Trung Quốc đã vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về


Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông mà Trung
Quốc là một bên tham gia kí kết. Các cơ quan thông tấn báo chí nói chung, báo
mạng điện tử nói riêng đã phát huy vai trò của mình, cung cấp thông tin chính xác,

khách quan, kịp thời về những hành vi trái phép của Trung Quốc để phản đối hành
vi, vi phạm chủ quyền Việt Nam và luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thông tin bảo vệ chủ
quyền biển đảo của báo mạng điện tử còn những hạn chế và yếu kém. Trong nhiều
trường hợp hoạt động của báo mạng điện tử nước ta chưa nhanh, chưa nhạy, tính
thuyết phục chưa cao. Nội dung thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo chưa phù hợp
với từng đối tượng; trong việc đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch vẫn
còn nhều bấp cập. Việc truyền tải nội dung thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo
bằng tiếng nước ngoài đến với bạn đọc báo mạng điện tử còn nhiều hạn chế.
Đây là những lý do khiến tôi chọn đề tài: “Thực trạng phản ánh vấn đề
bảo vệ chủ quyền biển, đảo trấn báo mạng điện tử của việt nam giai đoạn hiện
nay”. Làm bài nghiên cứu của mình.
3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Những năm gần đây việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo
của tổ quốc được nhiều cơ quan, nhà khoa học đề cập với nhiều cách tiếp cận khác
nhau.
Ở nước ta các tài liệu, các công trình nghiên cứu biển đảo, chủ quyền biển
đảo phản ánh ở những góc cạnh khác nhau,có thể kể đến như: Tài liệu Bộ ngoại
giao gồm: : “ Chủ quyền biển đảo Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa”


(9/1979), sách trắng “ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt
Nam”( 1 /1982), “ Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và luật pháp Quốc
tế”( 4/1988)…
Các luận văn chuyên nghành Báo chí học, lien quan đến vấn đề biển, đảo,
chủ quyền biển đảo như:
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học “ Vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam qua
một số báo mạng điện tử từ Anh ngữ” Của Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Trường đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn(2013).

- Luận văn Thạc sỹ báo chí học: “ Thông tin về chủ quyền biển, đảo trên
kênh VTV Đà Nẵng” của Văn Công Nghĩa, Trường đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn,( năm 2014).
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: “ So sánh phương thức tuyên truyền về
biển Đông giữa báo chí Việt Nam và báo chí Trung Quốc” của Văn Nghiệp Chúc,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền( 2012).
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: “ Thông tin về Việt Nam trên báo mạng
điện tử Hoàn Cầu ( Trung Quốc) của Bùi Vân Anh, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền( năm 2013)
- Khóa luận tốt nghiệp: “ Báo chí với vấn đề biển đảo và duyên hải Việt
Nam” của Nguyễn Thị Thơm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền ( năm 2014).
- Khóa luận tốt nghiệp: “ Công tác TTĐN bảo vệ chủ quyền biển, đảo bộ đội
hải quân của báo Hải Quân Việt Nam” của Lưu Công Luật, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền (2014).


Những công trình tài liệu trên đã đề cập đến các vấn đề biển, đảo, tuyên
truyền biển, đảo, báo chí tuyên truyền về biển, đảo thông tin về chủ quyền biển,
đảo, thông tin đối ngoại, hợp tác về quốc phòng an ninh. Việc nghiên cứu đề tài
này góp phần tìm hiểu, tiếp cận, nắm bắt và sử dụng công cụ báo chí, đặc biệt là
báo mạng điện tử trong hoạt động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển , đảo của tổ
quốc hiện nay, vừa mang ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
4. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
4.1 Mục đích
Thông qua khảo sát thực trạng báo mạng điện tử với vấn đề bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của Việt Nam giai đoạn hiện nay. Đề tài nghiên cứu này sẽ chỉ ra
những ưu điểm khó khăn và hạn chế trên báo mạng điện tử của Việt Nam hiện nay,
từ đó đua ra nhóm giải pháp chủ yếu tăng cường nâng cao chất lượng để góp phần
tuyên truyền vận động, cũ vũ bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc trên báo
mạng điện tử hiện nay.

4.2 Nhiệm vụ:
- Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn lien quan đến đề tài như: Một
số khái niệm về tuyên truyền chủ quyền biển, đảo; Khái niệm về báo chí; Khái
niệm báo mạng điện tử, đặc trưng của báo mạng điện tử; Vai trò của báo mạng điện
tử trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo; Nội dung phương thức bảo vệ chủ quyền
biển đảo trên báo mạng điện tử; Ưu điểm và hạn chế của báo mạng điện tử trong
việc tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ tổ quốc trên báo mạng điện tử
hiện nay.
- Thông qua khảo sát đánh giá việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên các báo
mạng điện tử: quandoinhandan.vn; Vietnamnet.vn; Tuoitre.vn. Chỉ ra những thành


công và hạn chế trong công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên báo
mạng điện tử hiện nay.
- Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ chủ
quyền biển đảo trong thời gian tới.
5. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: của đề tài là báo mạng điện tử thực hiện nhiệm vụ
tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
5.2 Khách thể nghiên cứu:thực trạng đưa tin về bảo vệ chủ quyền biển,
đảo trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
5.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung về những hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt
Nam trên báo mạng điện tử: quandoinhandan.vn; Vietnamnet.vn; tuoitre.vn (khảo
sát từ 1/2015 đến 12/2015)
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ trên , phải sử dụng các phương
pháp chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để xem xét phân tích các thông tin

trong tài liệu, trên cơ sở kế thừa những giá trị vốn có, sau đó rút ra những dữ liệu
để so sánh, đối chiếu.


- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để phân tích các văn bản
các tác phẩm báo chí trên báo mạnh điện tử. Qua đó chỉ ra được những ưu điểm,
thành công và hạn chế vấn đề đang đặt ra.Từ đó đưa ra giải pháp.
7. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
7.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài có thể làm tài tiệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu , học
tập.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Đề tài góp phần nâng cao chất lượng báo mạng điện tử góp phần tuyên
truyền đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Góp phần nâng cao nhân thức của nhân dân trong nước cũng như người dân
Việt ở nước ngoài về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng tlieeng của tổ quốc.
8. THAO TÁC HÓA CÁC KHÁI NIỆM.
8.1 Khái niệm chung.
- Báo mạng : là cách gọi tắt của báo mạng internet. Đây là cách gọi không
mang tính khoa học vì nó không rõ nghĩa, không đầy đủ tính chất của thuật ngữ.
Bởi
inter net là mạng của các mạng, dưới nó còn nhiều loại mạng một số tổ chức
công ty , chính phủ
- Tóm lại báo mạng điện tử là: một loại hình báo chí được xây dựng dưới
hình thức của một trang web, phát hành trên mạng internet, có thể truyền tải thông
tin một cách nhanh chống, tức thời, đa phương tiện và có tính tương tác cao.


8.2 Một số khái niệm về chủ quyền biển đảo trong luật biển Việt Nam
2012.

(1) Nội thủy: Là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất liền, đặt
dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam.
* Đường cơ sở: Là đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và
các vùng biển khác. Có 2 loại đường cơ sở:
- Đường cơ sở thông thường: Là đường sử dụng ngấn nước thủy triều thấp
nhất ven bờ biển hoặc hải đảo.
- Đường cơ sở thẳng: Là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ
biển lục địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị
chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển.
Nước ta có chuỗi đảo chạy dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định
đường cơ sở thẳng. Năm 1982, Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định đường cơ
sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm. Trừ điểm A8 nằm trên
mũi Đại Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo. Điểm 0 nằm trên ranh giới
phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia. Điểm A1: Hòn Nhạn
(Kiên Giang); A2: Hòn Đá Lẻ (Cà Mau); A3: Hòn Tài Lớn; A4: Hòn Bông Lang;
A5: Hòn Bảy Cạnh (Bà Rịa - Vũng Tàu); A6: Hòn Hải; A7: Hòn Đôi (Bình
Thuận); A8: Mũi Đại Lãnh; A9: Hòn Ông Căn (Khánh Hòa); A10: Đảo Lý Sơn
(Quảng Ngãi); A11: Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).
(2) Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng
12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và
các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của nước ta tính từ ngấn nước thủy triều
thấp nhất trở ra.


Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và
toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng
đất dưới đáy biển của lãnh hải.
(3) Vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có

chiều rộng 12 hải lý hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát
cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các
quyền lợi về hải quan, thuế khóa. Đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di
cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
(4) Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt
Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải Việt Nam.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc
thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và
không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt
động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm
mục đích kinh tế, có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm
quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam.
Xâm phạm chủ quyền biển đảo: là vi phạm vùng biển chủ quyền của lãnh
thổ đó, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tê, đi ngược lại lợi ích con người.




Tóm lại chủ quyền: Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền

tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi vùng biển của quốc gia
đó. Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với vùng nước nội thủy và lãnh
hải của mình cũng như đối với vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất

dưới đáy biển các vùng nước đó.

Đường màu đỏ nối 11 điểm từ hòn Nhạn đến Cồn Cỏ gọi là đường cơ sở, đường gạch đứt quãng màu xanh
gọi là biên giới quốc gia trên biển (nguồn: Vietnamnet.vn)

Tóm lại bảo vệ chủ quyền biển đảo : là giữu vững chủ quyền , biển đảo
thiêng liêng của tổ quốc. Không bị xâm phạm giữ vưng chủ quyền đất nước, không
bị xâm phạm bởi các thế lực hay một đất nước nào từ bên ngoài.
9. XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
BẢNG MÃ THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG PHẢN ÁNH
VẤN ĐỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ .


Câu 1: Anh (chị ) đã bao giờ viết về biển đảo, chủ quyền biển đảo trên báo
mạng điện tử chưa?
1 . Có
2. Chưa bao giờ
Câu 2:Theo anh chị viết về biển, đảo chủ quyền biển đảo trên báo mạng điện
tử hiện nay là :
1.

R

ất khó

2.

B

ình thường


3.

D

4.

K



hông có ý
kiến gì
Câu 3: Anh chị có hay gặp những bài viết về việc bảo vệ chủ quyền biển,
đảo trên báo mạng điện tử hay không:
1.

R

ất nhiều

2.

B

ình thường

3.

R


4.

H

ất ít

ầu như
không
Câu 4: Anh chị đánh giá như thế nào về nội dung và hình thức tuyên truyền
về bảo vệ chủ quyền biển đảo trên báo mạng điện tử hiện nay ở nước ta?
S

Tiêu chí

TT
1
2

Kém
hấp dẫn

Bình
thường

Rất hấp
dẫn

Nội dung
Hình thức


Câu 5:Anh( chị) cho biết việc tổ chức các chuyên trang, chuyên mục và các
chiến dịch tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo trên các trang báo mạng điện
tử?
a, Chuyên trang, chuyên mục.
1.

T

2.

hường
hỉnh thoảng
xuyên
b. Chiến dịch tuyên truyền:

T

3.

hông

K

4.

hông có ý
kiến

K



1. Thường

2. Thỉnh
3. Không
4. Không có
xuyên
thoảng
ý kiến
Câu 6: Anh( chị ) cho biết sản phẩm tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển
đảo được đăng tải dưới hình thức nào?
1.

2.

Văn

Hình Video

3.

4.
Audio

5. Cả
4 hình thức

bản
ảnh

Câu 7: Anh chị hãy cho biết những ý kiến đóng góp của mình để nâng cao
việc tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trên báo
mạng điện tử hiện nay?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………….................................................................
...........



×