Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay luận văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 136 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo chí trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào đều có một vị trí rất quan
trọng. Với xã hội hiện đại, báo chí ngày càng trở thành một kênh thông tin
không thể thiếu đối với công chúng. Sự phát triển như vũ bão của truyền
thông về mặt kỹ thuật và chất lượng đã góp phần thúc đẩy báo chí phát triển
mạnh mẽ. Internet xuất hiện cùng với các phát minh khoa học công nghệ hiện
đại và tiên tiến, đã dẫn đến sự ra đời của một loại hình báo chí mới là báo
mạng điện tử. Đây là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của
một trang web và phát hành trên mạng Internet. Báo mạng điện tử ra đời đã
tạo ra bước ngoặt trong quá trình truyền tin và tiếp nhận thông tin, trong đó
nổi bật là ưu thế tích hợp đa phương tiện mà các loại hình báo chí truyền
thống không thể có. Công nghệ hiện đại cho phép báo mạng điện tử mở ra
nhiều hình thức giao tiếp đa chiều, tích hợp đa phương tiện. Cùng với loại
hình báo chí truyền thống như báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện
tử ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả xã hội to lớn.
Bên cạnh các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện
tử, nhật ký cá nhân, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội… dù ra đời muộn hơn
nhưng cũng có những bước phát triển vượt bậc và mạnh mẽ. Những hình thức
này được tập hợp lại và tạo thành truyền thông xã hội, với khả năng kết nối kỳ
diệu giữa hàng nghìn người cùng chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin khổng lồ.
Trong thời đại hiện nay, truyền thông xã hội đã góp phần không nhỏ dẫn đến
sự thay đổi của báo chí truyền thống. Đặc biệt, sự tương tác giữa truyền thông
xã hội với báo mạng điện tử trong môi trường Internet càng trở nên dễ dàng
hơn và thể hiện rõ nét nhất so với các loại hình báo chí truyền thống khác.
Nếu báo mạng điện tử là phương tiện truyền thông đại chúng theo hình
thức từ một nguồn truyền tới đông đảo công chúng thì truyền thông xã hội là


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử


mạng lưới liên kết các cá thể nắm giữ thông tin và tạo ra kênh phân phối đa
luồng. Trong quá trình tồn tại và phát triển, truyền thông xã hội và báo mạng
điện tử tạo ra sự tương tác, vừa hỗ trợ cho nhau, vừa cạnh tranh lẫn nhau với
mục đích hướng tới một nền thông tin dân chủ và cởi mở. Tại Việt Nam,
những nghiên cứu về sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện
tử vẫn còn vụn vặt, thiếu tính hệ thống. Xuất phát từ thực tiễn này, tác giả
chọn đề tài: “Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử ở
Việt Nam hiện nay” nhằm làm rõ những khái niệm cơ bản về truyền thông xã
hội, sự ảnh hưởng của nó tới hoạt động báo mạng điện tử cũng như khả năng
khai thác truyền thông xã hội để nâng cao hiệu quả của sự tương tác giữa
truyền thông xã hội và báo mạng điện tử.
2. Tình hình nghiên cứu
“Truyền thông xã hội” là thuật ngữ được các tài liệu nước ngoài sử
dụng khá nhiều. Tại Việt Nam, khái niệm “truyền thông xã hội” và các kênh
truyền thông xã hội cũng nhắc nhiều qua các bài viết liên quan đến cộng
đồng mạng. Hiện tại, những nghiên cứu về truyền thông xã hội xuất hiện
nhiều trong các bài báo. Ví dụ như: “6 xu hướng truyền thông xã hội năm
2011” (Diễn đàn kinh tế Việt Nam, Vietnamnet), “Truyền thông xã hội vững
vàng ngôi vua” (Vietnamnet)… Đã có một số khóa luận nghiên cứu về mạng
xã hội – một trong những hình thức của truyền thông xã hội. Như khóa luận
“Vai trò của mạng xã hội đối với hoạt động của báo mạng điện tử” của tác
giả Lê Minh, HVBCTT, 2010 hay khóa luận “Chia sẻ thông tin trên mạng xã
hội Việt Nam và ảnh hưởng của nó với sự phát triển của báo mạng điện tử
Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoài Thương, HVBCTT, 2011.
Hiện tại, chưa có một đề tài nào đề cập đầy đủ về sự tương tác giữa
truyền thông xã hội và báo mạng điện tử. Vì vậy, đề tài: “Sự tương tác giữa
truyền thông xã hội và báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” là mới mẻ,
không trùng lặp và phù hợp với chuyên ngành báo mạng điện tử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2



Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tương tác giữa truyền thông xã
hội và báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những sản phẩm báo chí có sự tương
tác giữa mạng xã hội Facebook, mạng chia sẻ video trực tuyến Youtube và
hai tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam là Vnexpress và Tuổi Trẻ Online, thời
gian từ năm 2007 đến 2011. Trong đó, Facebook và Youtube là 2 trang đại
diện cho hai hình thức tiêu biểu của truyền thông xã hội, Vnexpress và Tuổi
Trẻ Online là hai tờ báo mạng điện tử có các tác phẩm báo chí tiêu biểu cho
sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử. Bên cạnh đó, để
so sánh, tăng thêm cứ liệu phân tích, tác giả có khảo sát thêm một số hình
thức khác của truyền thông xã hội, cùng với một số tờ báo mạng điện tử khác
tại Việt Nam hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng sự tương tác giữa
truyền thông xã hội và báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sự tương tác đó, góp phần thúc
đẩy sự phát triển của truyền thông xã hội và báo mạng điện tử ở Việt Nam.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, khóa luận phải thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Làm rõ những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của đề
tài như: những khái niệm liên quan đến truyền thông xã hội và báo mạng điện
tử; đặc điểm, hình thức của truyền thông xã hội.
+ Trình bày, phân tích sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo
mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay. Đưa ra những đánh giá cơ bản về sự
tương tác đó thông qua việc khảo sát, phân tích, thống kê so sánh. Từ đó chỉ
ra hiệu quả và hạn chế của sự tương tác.

+ Chỉ ra những yếu tố tác động đến sự tương tác giữa truyền thông xã
hội và báo mạng điện tử, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sự
tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu sau:
3


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

- Nghiên cứu cứu tài liệu từ sách, báo trong và ngoài nước, các thông
tin, bài viết trên một số website chuyên nghiên cứu báo chí.
- Tiến hành điều tra trực tuyến để lấy ý kiến của người dùng Internet về
các kênh truyền thông xã hội, sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo
mạng điện tử.
- Phân tích, tổng hợp số liệu trực tuyến, dẫn chứng, trích dẫn… để rút
ra kết luận.
- Điều tra bảng hỏi, thống kê định tính.
- Thống kê tài liệu, dữ liệu khảo sát
- Phỏng vấn nhà báo để nêu thấy thực trạng và hiệu quả của sự tương
tác giữa truyền thông xã hội đối với sự phát triển của báo mạng điện tử tại
Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Qua việc phân tích và làm rõ những khái niệm, đánh giá vai
trò của truyền thông xã hội trong sự tương tác với báo mạng điện tử, đề tài
mong muốn góp phần bổ sung vào lí luận chung về truyền thông xã hội, phần
nào làm rõ thực trạng sự tương tác giữa truyền thông xã hội đối với sự phát
triển về lí luận của báo mạng điện tử.
Về thực tiễn: Thông qua những nghiên cứu, khảo sát cụ thể các tờ báo
mạng điện tử, các kênh truyền thông xã hội, đề tài mong muốn đem đến góc

nhìn thực tế hơn về sự tương tác cũng như vai trò của truyền thông xã hội và
báo mạng điện tử trong sự phát triển mạng lưới thông tin ở Việt Nam. Từ việc
chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại trong sự tương tác, tác giả đề xuất
phương hướng nhằm cải thiện sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo
mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay, giúp cho truyền thông xã hội thực sự trở
thành trợ thủ đắc lực cho báo mạng điện tử trong nhiệm vụ đem thông tin đến
với công chúng.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của khóa luận được bố trí thành 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về sự tương tác giữa truyền
4


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

thông xã hội và báo mạng điện tử
Chương 2: Thực trạng tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng
điện tử ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Nâng cao hiệu quả của sự tương tác giữa truyền thông xã
hội và báo mạng điện tử

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỰ TƯƠNG TÁC
GIỮA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI VÀ BÁO MẠNG ĐIỆN
TỬ
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Tương tác
Theo Từ điển từ và ngữ Tiếng Việt thì tương tác “là sự tác động qua
lại, có ảnh hưởng lẫn nhau giữa các đối tượng người hoặc vật”[21, tr.83]. Hay

theo cuốn Từ điển tiếng Việt, NXB Giao thông vận tải, 2007 thì tương tác có
nghĩa là “sự tác động qua lại lẫn nhau, ví dụ như sự tương tác giữa các vật,
các nhân tố…”[22, tr.83]. Vậy trong khóa luận này, khái niệm tương tác được
5


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

hiểu là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các đối tượng được tác động.
Khi mọi điều kiện được nâng cao, nhu cầu về thông tin, cũng như sự
tương tác với báo chí của công chúng càng được coi trọng. Đối với các loại
hình báo chí truyền thống thì sự tương tác trong hoạt động báo chí chủ yếu là
sự tác động qua lại giữa cơ quan báo chí, nhà báo với người tiếp nhận thông
tin. Tuy nhiên, đối với báo in, báo phát thanh và truyền hình, việc tiếp nhận
và truyền tải ý kiến phản hồi của công chúng gặp nhiều khó khăn. “Đặc biệt,
do hạn chế về khuôn khổ, số trang, thời lượng chương trình, thời gian tuyến
tính nên các loại hình báo chí truyền thống không thể hồi đáp nhanh và hết
các thư, ý kiến của công chúng. Điều này dễ tạo cảm giác những phản hồi của
công chúng không đến được với cơ quan báo chí hoặc không được cơ quan
báo chí chú ý đến”.[3, tr.81]
Báo mạng điện tử nhờ sự hỗ trợ của công nghệ cao, mà độc giả có thể
gửi phản hồi, ý kiến của mình ngay dưới mỗi bài báo, hoặc thậm chí còn có
thể tham gia vào quá trình cung cấp thông tin như một cộng tác viên. Với thao
tác đơn giản, sự tương tác giữa độc giả và báo mạng điện tử ngày càng trở
nên thuận lợi hơn. Ngoài việc nhận được phản hồi, các cuộc bình chọn, diễn
đàn bạn đọc cũng thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.
Không dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo mạng
điện tử còn có thể thấy sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với nhà báo, độc
giả với độc giả, hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo chí.
Quá trình tương tác trên báo mạng điện tử nhanh chóng và thuận tiện

hơn nhiều so với các loại hình báo chí khác. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí
đăng trên trang báo mạng điện tử đều có mục phản hồi, ngoài ra còn có rất
nhiều kênh tương tác khác như feedback, vote, email, forum… tiện cho độc
giả dễ dàng đóng góp ý kiến của mình. Điều này khó thấy trên báo hình, phát
thanh hay báo giấy. Với khả năng tương tác nhiều chiều, toà soạn có thể tổ
chức nhiều cuộc giao lưu trực tuyến giữa công chúng trong, ngoài nước với
các vị lãnh đạo hoặc các nhà hoạt động xã hội, văn hoá, khoa học… về những
6


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

đề tài mà nhiều người quan tâm. Đây là một lợi thế của báo mạng điện tử mà
báo in không thể làm được, còn truyền hình và phát thanh thì rất hạn chế.
1.1.2. Truyền thông xã hội
Theo cuốn sách “Truyền thông xã hội là gì”(What is social media?) của
Nick Winchester, truyền thông xã hội được định nghĩa như sau: “Truyền thông
xã hội là một nhóm truyền thông mới mà có thể chia sẻ hầu hết hoặc tất cả
thông tin với sự tham gia, cởi mở, hội thoại, cộng đồng và khả năng kết nối”.
Điều này được tác giả diễn giải cụ thể hơn:
- Sự tham gia: Truyền thông xã hội cho phép tất cả mọi người đều có thể tham
gia, khuyến khích sự đóng góp và phản hồi từ bất cứ ai.
- Tính cởi mở: Tất cả các phương tiện truyền thông xã hội đều có dịch vụ
khuyến khích nhận phản hồi từ người tham gia. Họ được bình chọn, bình luận
và chia sẻ thông tin.
- Hội thoại: Trong khi truyền thông truyền thống thường chú trọng đến việc
truyền tải nội dung một chiều thì truyền thông xã hội lại được xem như cuộc
đối thoại hai chiều.
- Cộng đồng: Truyền thông xã hội cho phép cộng đồng hình thành một cách
nhanh chóng và có sự giao tiếp hiệu quả. Cộng đồng thường dựa trên sở thích

chung của nhóm người.
- Sự kết nối: Hầu hết các phương tiện truyền thông xã hội đều phát triển mạnh
mẽ dựa trên sự kết nối của chính nó, với việc tạo ra các liên kết với các trang
web khác, tài nguyên và con người. [43, tr.85]
Truyền thông xã hội (Social Media) là một thuật ngữ để chỉ một cách
thức truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, với mục
đích tập trung các thông tin có giá trị của những người tham gia. Những thể
hiện của truyền thông xã hội có thể là dưới hình thức của mạng giao lưu chia
sẻ thông tin cá nhân (Facebook, Twitter, Myspace,…) hay các mạng chia sẻ
tài nguyên cụ thể (tài liệu – Scribd, ảnh – Flickr, video – YouTube,…). Ngoài
ra, truyền thông xã hội còn có các hình thức khác nhau như Blog (nhật ký cá
nhân), Forum (diễn đàn), trang tin điện tử…
7


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

Có thể hiểu truyền thông xã hội là một tổ hợp gồm các kỹ thuật web và
kỹ thuật di động được dùng để biến thông tin thành các cuộc đối thoại tương
tác. Phương tiện truyền thông xã hội là phương tiện truyền thông được thiết
kế phổ biến thông qua các tương tác xã hội, sử dụng và khả năng xuất bản mở
rộng các kỹ thuật truy cập cao.[9, tr.82]
Theo hai tác giả Andreas Kaplan và Michael Haenlein xác định “truyền
thông xã hội là một nhóm các ứng dụng trên Internet xây dựng trên nền tảng
tư tưởng và công nghệ của Web 2.0 cho phép người dùng đồng thời tạo ra và
trao đổi hay truyền các nội dung đó đến những người khác”[14, tr.82]. Việc
sản xuất và trao đổi thông tin này có thể qua báo chí, diễn đàn, tiểu luận, xã
luận, hợp tác biên soạn hay cung cấp phim ảnh trên mạng Internet, hoặc có
khi chỉ đơn giản là chuyển tiếp thông tin, cho điểm sản phẩm hoặc đánh dấu
ghi nhớ một nội dung. Phương tiện truyền thông xã hội được hiện đại hóa để

tiếp cận công chúng qua mạng Internet. Theo tác giả Andreas Kaplan,
“Phương tiện truyền thông xã hội tiếp tục phát triển, khả năng tiếp cận công
chúng trên toàn cầu cũng tăng theo”. Truyền thông xã hội trở thành “công cụ
mới” để tiếp cận hiệu quả công chúng và thông tin trực tiếp. [14, tr.82]
Truyền thông xã hội và các trang web trên Internet là nơi mọi người có
thể tự do tương tác, chia sẻ, thảo luận thông tin về nhau và cuộc sống của họ,
bằng cách sử dụng các loại hình đa phương tiện như hình ảnh, video, audio.
Sự hình thành của truyền thông xã hội được đánh dấu bằng mốc thời gian khi
mạng xã hội TheGlobe.com ra đời vào năm 1995, cho phép người dùng tự do
chia sẻ những trải nghiệm của cuộc sống và cùng bàn luận với những người
có cùng sở thích. Năm 2002, truyền thông xã hội phát triển hơn khi mạng xã
hội Friendster ra đời với mục đích liên kết bạn bè. Friendster đã đạt được 3
triệu thành viên chỉ trong 3 tháng đầu tiên sau khi ra mắt. Năm 2003 đánh dấu
sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội, mở đầu là sự ra mắt của Myspace, một
bản sao của Friendster. Tiếp ngay sau đó, là sự ra mắt của các mạng xã hội
8


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

khác như Tribe.net, LinkEdin, Classmate.com, Jaiku, NetLog… Năm 2004,
Mark Zuckerberg, sinh viên trường đại học Harvard ra mắt TheFacebook, là
cổng liên lạc và giao tiếp dành cho sinh viên của trường. TheFacebook đã có
19.500 thành viên chỉ trong tháng đầu tiên sau khi được giới thiệu. Dịch vụ
chia sẻ ảnh trực tuyến Flickr ra đời. Myspace trở thành mạng xã hội phổ biến
nhất tại Mỹ vào năm 2006. Tuy nhiên, sau hai năm, Facebook đã giành được
vị trí dẫn đầu. Đây cũng là năm Twitter đã được đưa ra như là một mạng xã
hội và trang tiểu blog, cho phép các thành viên để gửi và nhận tin nhắn 140
ký tự gọi là tweets. Facebook xếp hạng là mạng xã hội nhất được sử dụng trên
toàn thế giới với hơn 200 triệu thành viên vào năm 2009. Truyền thông xã hội

được truy cập ở bất cứ nơi nào và trở thành một phần không thể thiếu trong
cuộc sống hàng ngày của con người vào năm 2011. 550 triệu người trên
Facebook, 65 triệu tweet được gửi qua Twitter mỗi ngày, và 2 tỷ lượt xem
video mỗi ngày trên YouTube. Truyền thông xã hội có những đặc điểm sau:
- Sự liên kết của các thành viên tham gia sử dụng dịch vụ, trong đó mỗi thành
viên có khả năng duy trì tương tác thông tin cùng lúc với rất nhiều người
khác giúp cho thông tin luôn đến được những người quan tâm nhất.
- Tập hợp những thành viên sử dụng dịch vụ sẽ tạo ra một số đông (đám
đông) có khả năng được định hướng theo những tình cảm và niềm tin mang
sắc thái riêng.
- Sự liên kết của các thành viên, cũng như sức ảnh hưởng của số đông lên các
thành viên khác nhau tạo nên một mạng lưới di chuyển nhiều hướng của
thông tin.
Trong tác phẩm Business Horizons xuất bản năm 2010, Kaplan và
Haenlein phân chia truyền thông xã hội ra làm 6 loại, bao gồm bách khoa toàn
thư mở như Wikipedia, viết nhật ký như Twitter, chia sẻ video như YouTube,
các trang mạng xã hội như Facebook, xây dựng thế giới ảo như World of
Warcrafts, hay kiến tạo các cộng đồng xã hội ảo như Second Life.[13, tr.83]

9


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

Một số trang truyền thông xã hội tiêu biểu

Mạng xã hội (Social network)
Là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet với nhiều
mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Theo “Nghị
định 97/2008/NĐ-Cp về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông

tin điện tử trên Internet” thì: “Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung
cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu
giữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ
tạo blog, diễn đàn(forum), trò chuyện trực tuyến(chat) và các hình thức
tương tự khác”.[4, tr.81]
Một khái niệm khác được “Trung tâm phân tích mạng xã hội toàn cầu”
(International Social Network Analysis) đưa ra như sau: “Mạng xã hội (hay
còn gọi là mạng xã hội ảo, mạng xã hội trực tuyến) là một hệ thống trên nền
Internet cho phép người dùng chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt
qua ngoài giới hạn về địa lý, xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến
nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của xã hội”.

10


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

Giao diện của mạng xã hội Myspace

Mạng xã hội có nhiều tính năng như trò chuyện (qua Messenger chat), gửi
thư điện tử (Email), xem phim ảnh trên Internet, điện thoại trên Internet (Voice
chat), chia sẻ tập tin (Send files), nhật ký điện tử (Blog), trò chơi điện tử (Games).
Mạng xã hội còn tạo thêm cơ hội cho người dùng sử dụng để tìm kiếm thông về
bạn bè, đối tác; dựa theo Groups (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa
trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở
thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan
tâm: kinh doanh, mua bán… Do vậy, mạng xã hội đã thu hút nhiều người tham
gia, sử dụng nó như một tiện ích được ưa chuộng nhất. Hiện nay thế giới có hàng
trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất
trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại

Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Ở Châu Á có Bebo tại Anh
Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện
rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay…
Trang chia sẻ trực tuyến (Media Sharing sites)
Đây là dạng website chia sẻ hình ảnh hoặc video như Youtube, Flickr,
Photobucket, Vimeo… là nơi để tải lên hoặc chia sẻ tài nguyên, hình ảnh,
thông tin quảng cáo. Các trang chia sẻ trực tuyến có khá nhiều điểm tương
11


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

đồng với các trang mạng xã hội. Người dùng sẽ phải đăng ký một tài khoản,
có một trang cá nhân riêng thì mới có thể kết nối với bạn bè. Tuy nhiên, các
trang chia sẻ trực tuyến tập trung vào việc chia sẻ hình ảnh, video, âm nhạc…
Những trang chia sẻ nổi bật trên thế giới hiện nay bao gồm Youtube (video),
Flickr (hình ảnh).
Nhật ký cá nhân (Blog)
Blog, gọi tắt của weblog (tiếng Anh, "nhật ký web"), là một dạng nhật
ký trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 1990. Các blogger (người viết blog),
có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thông
thường có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp
thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc.

Một dòng tweet được chia sẻ trên trang tiểu blog Twitter

Được phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng
có thể dễ dàng tạo ra một blog cho mình. Một trang blog có thể chứa các siêu
liên kết, hình ảnh và liên kết (tới các trang chứa phim và âm nhạc). Văn bản
blog dùng phong cách thảo luận. Một blog thường chỉ liên quan đến một chủ

đề yêu thích.
Diễn đàn (Forum)
Forum (Diễn đàn điện tử) là 1 trang web nơi mọi người có thể trao đổi,
thảo luận, bày bỏ ý kiến về những vấn đề cùng quan tâm. Vấn đề thảo luận
được lưu giữ dưới dạng các trang tin. Phương thức thường được dùng trong
12


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

diễn đàn trực tuyến là người đầu tiên gửi lên một chủ đề (topic, thread) trong
một đề mục (category, forum) và sau đó những người tiếp theo sẽ viết những
bài góp ý, thảo luận lên để trao đổi xung quanh chủ đề đó. Đây là hình thức
thảo luận không trực tiếp, bài thảo luận được đưa lên Forum nhưng có khi
ngay lập tức hoặc vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng sau mới có người trả
lời. Các diễn đàn trực tuyến hiện nay, ngay cả ở Việt Nam đang dần dần xác
lập được vai trò cung cấp thông tin, kỹ năng sống và làm việc, cạnh tranh trực
tiếp với các nguồn tin báo chí chính thống. [19, tr.83]
1.1.3. Báo mạng điện tử
Sự ra đời của Internet cùng với các phát minh khoa học công nghệ hiện
đại và tiên tiến, đã dẫn đến sự ra đời của một loại hình báo chí mới là báo
mạng điện tử. Báo mạng điện tử ra đời đã tạo ra bước ngoặt trong quá trình
truyền tin và tiếp nhận thông tin, trong đó nổi bật là ưu thế tích hợp đa
phương tiện mà các loại hình báo chí truyền thống không thể có. Hàng ngày,
báo mạng điện tử cung cấp lượng thông tin lớn, cập nhật, hấp dẫn trong nước
và thế giới. Cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khác như báo in,
phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử ngày càng phát triển, đem lại hiệu
quả xã hội to lớn.
Ngay từ khi xuất hiện, loại hình báo chí này đã tồn tại nhiều cách gọi khác
nhau như: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online Newspaper),

báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper) và báo
mạng điện tử. Trong khi chờ một khái niệm thống nhất, khóa luận này sẽ sử
dụng khái niệm báo mạng điện tử. Trong Luật báo chí năm 1999 thì là “loại
hình báo chí được thực hiện trên hệ thống máy tính”. Trong cuốn “Báo mạng
điện tử - Những vấn đề cơ bản”, TS. Nguyễn Thị Trường Giang đã đưa ra khái
niệm: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức
của một trang web và phát hành trên mạng Internet”.[3, tr.81]
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động nhờ các
13


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

kỹ thuật tiên tiến, báo mạng điện tử có được những đặc trưng vượt trội so với
các loại hình báo chí truyền thống như: Tính đa phương tiện, tính tương tác
cao, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, với các lưu trữ thông tin
dưới dạng dữ liệu siêu văn bản, khả năng siêu liên kết.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng
3/2011, trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 46 báo điện tử và tạp chí
điện tử, 287 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng ngàn trang tin
điện tử có nội dung thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Chính phủ,
các đoàn thể, hội, hiệp hội và các doanh nghiệp.[5, tr.81]
1.2. Đặc điểm của tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử
Tốc độ đưa tin nhanh
Với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội, nhiều thông tin đã
được lan truyền với tốc độ chóng mặt ngay trước khi được các nhà báo đăng
tải trên báo chí. Ở sự kiện diva nổi tiếng thế giới Whitney Houston ra đi bất
ngờ vào hôm 12/10/2011, trang Twitter đã chứng minh tốc độ đưa tin đáng
nể, khi thông báo sự việc sớm hơn tới 27 phút so với các nguồn tin báo chí
chính thống. Trước đó, mọi người đã tin rằng AP là hãng tin đầu tiên đăng tải

sự việc, với tweet (đoạn nội dung chia sẻ trên Twitter) được đăng lên lúc 4:57
p.m (giờ PT). Tuy nhiên, theo hãng nghiên cứu Topsy Labs, tweet sớm nhất
đã xuất hiện trước đó 27 phút, vào lúc 4:30 p.m PT, do thành viên Twitter
chilemasgrande đưa ra. Tuy nhiên vì AP là hãng tin lớn và uy tín nên tweet
của họ được chia sẻ tới hơn 10.000 lần, trong khi tweet sớm của
chilemasgrande chỉ được chia sẻ có duy nhất một lần.[44, tr.86]

14


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

Bằng chứng cho thấy Twitter đưa tin nhanh hơn cả AP. (Nguồn: Mash)

Đây không phải là lần đầu tiên Twitter dẫn đầu trong việc đưa tin nóng.
Trước đó, người dùng “tiểu blog” cũng từng nhanh chân thông báo về vụ
quân Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, hay liên tục đưa những
tin cập nhật tình hình về Nhật Bản trong thảm hoạ động đất sóng thần năm
2010. Khi đất nước Nhật Bản phải đối mặt với thảm họa thiên nhiên, chính
Twitter là "cầu nối" thông tin quan trọng giữa quốc gia này với thế giới. Mọi
diễn biến về sự cố, thông báo của mỗi cá nhân đều được cập nhật liên tục và
giúp đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa các bên. Thủ tướng Nhật Bản Naoto
Kan cũng có một tài khoản Twitter bằng tiếng Anh để cập nhật liên tục những
thông tin về tình hình trận động đất vừa tàn phá đất nước này. Kể từ khi trận
động đất mạng 8,9 độ richter tấn công Nhật Bản cho đến nay, truyền thông xã
hội đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kết nối các nạn nhân với
những người thân và cung cấp thông tin liên tục về thảm họa này.[43, tr.85]

15



Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

Tài khoản Twitter của Thủ tướng Nhật Bản

Trước khi tổng thống Mỹ Obama chính thức tuyên bố Bin Laden đã
chết, trên Facebook đã có rất nhiều status, thậm chí viết bài về cái chết của
bin Laden tại Pakistan. Hàng trăm người biết được tin không phải thông qua
bài phát biểu của tổng thống, mà chính là qua Facebook với tin nhắn của bạn
bè hay những người trong hệ thống mạng xã hội. Các hãng thông tấn, báo đài
lớn bắt đầu đưa tin bin Laden đã chết khoảng 15-20 phút sau đó. Tại đài
CNN, phải mất 45 phút kể từ khi nhận được tin là Tổng thống sẽ phát biểu, họ
mới xác nhận được rằng bài phát biểu này có liên quan đến Bin Laden. “Nếu
ai đó vẫn chưa tin Twitter là một công cụ đưa tin mạnh khủng khiếp thì sự
việc đêm qua sẽ buộc bạn phải thay đổi cách nhìn”, biên tập viên Chris
Cillizza của website chính trị The Fix bình luận.[36, tr.84]
Hiện nay, việc truyền thông xã hội trở thành kênh phát tán thông tin
sốt dẻo đầu tiên đã không còn là chuyện quá lạ thường. Theo một số chuyên
gia, truyền thông chính thống thường phải thận trọng và cân nhắc trước khi
đưa tin về một sự kiện cụ thể, và việc xác thực độ chính xác của thông tin
khiến tốc độ đưa tin của báo chí có phần chậm trễ hơn. Tuy nhiên, trên thực
tế, nếu như truyền thông xã hội là nơi phát tán thông tin đầu tiên, đại đa số
người dùng vẫn nhanh chóng truy cập vào website của các hãng thông tấn
lớn, các tờ báo mạng điện tử để kiểm tra tính xác thực của thông tin. Sự phát
triển vượt bậc của truyền thông xã hội với lượng thông tin khổng lồ được chia
sẻ giữa hàng trăm triệu con người với tốc độ đưa tin nhanh chóng đã tạo ra sự
16


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử


thay đổi của báo mạng điện tử về số lượng thông tin, tốc độ đưa tin, tính trung
thực và sự đa dạng của tin tức.
Khối lượng thông tin nhiều
Trong hệ thống thông tin toàn cầu Internet, sự tương tác giữa truyền
thông xã hội và báo mạng điện tử đã tạo nên lượng thông tin khổng lồ. Theo
thống kê gần đây, số người sử dụng Internet đã chạm mốc con số 2.1 tỷ
người, chiếm 1/3 dân số thế giới. Trong đó, truyền thông xã hội, nổi bật với
mạng xã hội, là lĩnh vực phát triển mạnh nhất.[8. Tr.81]
Tính đến tháng 1/2012, mạng xã hội Facebook có tới 800 triệu thành
viên, tài khoản Twitter cũng đã tăng lên 225 triệu, YouTube với hơn 4 tỷ
video mỗi ngày và có nhiều hơn 1 nghìn tỷ lượt xem tương đương với 140
lượt xem từ mỗi người trên Trái đất. Hơn 2,4 tỷ tài khoản mạng xã hội tham
gia vào thế giới ảo trong năm 2011. Chỉ trong 60 giây, các kênh truyền thông
xã hội trên Internet đã có 695.000 status, 79.364 nội dung chia sẻ cập nhật
trên Facebook, 6.600 bức ảnh xuất hiện trên Flickr, 600 video được tải lên
YouTube với độ dài tổng cộng hơn 25 giờ, 320 tài khoản mới và 98.000
thông điệp được tạo trên Twitter.[7, tr.81]
Về số lượng các tờ báo điện tử, tính đến hết tháng 9/2011, tại Việt Nam
có đã có 53 báo, tạp chí điện tử, trong đó có 12 báo, tạp chí điện tử độc lập và
hơn 300 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan. So với các loại
hình báo chí truyền thống khác, báo mạng điện tử với các đặc trưng nổi bật
như dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không
bị trở ngại về không gian, thời gian. Có thể nói rằng, báo mạng điện tử là kết
quả của sự tích hợp giữa công nghệ và truyền thông, dựa trên nền của Internet
và sự tích hợp ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống. Báo mạng điện
tử đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin.
Một khảo về độc giả Internet của hãng dịch vụ thống kê truy cập
Nielsen/NetRatings công bố cho thấy 1/5 số người lướt web thích đọc báo
17



Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

mạng điện tử hơn các phiên bản phi trực tuyến.
Đặt trong mối tương quan so sánh khả năng tương tác của báo trực
tuyến với các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống thì báo mạng
có nhiều ưu thế hơn hẳn. Báo mạng điện tử do tận dụng tính năng của Internet
đã thiết lập được một kênh thông tin phản hồi tốc độ, tin cậy và đặc biệt hiệu
quả. Nhờ những đặc trưng của mình, mà các tờ báo mạng điện tử đã dễ dàng
sử dụng lại nhiều thông tin được chuyển tải từ các thành viên trên truyền
thông xã hội để đăng tải. Sự tích hợp đa phương tiện, đã giúp cho báo mạng
điện tử tận dụng được triệt để thế mạnh từ các kênh truyền thông xã hội như
hình ảnh, âm thanh, video. Nhờ sự phát triển trên nền tảng Internet, mà sự
tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử đã mang đến lượng
thông tin khổng lồ truyền tải đến công chúng.
Lượng thông tin phong phú, đa dạng
Với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội, số người tham gia
đăng ký các tài khoản tại mạng xã hội, hay các mạng chia sẻ trực tuyến ngày
càng tăng nhanh với con số đáng kinh ngạc. Hàng ngày, với hơn trăm triệu
người trên thế giới chia sẻ thông tin với nhau qua nhiều hình thức từ văn bản,
âm thanh, hình ảnh, video… đã làm cho lượng thông tin trên truyền thông xã
hội trở nên vô cùng đa dạng và phong phú. Những thông tin từ mọi lĩnh vực,
những hoạt động đình đám của các nhân vật nổi tiếng đến cuộc sống thường
nhật của những con người bình thường trên thế giới đều được chia sẻ và cập
nhật với tần suất được tính bằng giây, bằng phút. Những ý kiến trái chiều về
một vấn đề, những tranh cãi nảy lửa, gay gắt hay những sự tung hô, tán
thưởng… đã tạo nên diện mạo hấp dẫn của cộng đồng thế giới ảo. Trong sự
tương tác với báo mạng điện tử, truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin
vô cùng phong phú để các nhà báo tận dụng khai thác. Không chỉ dừng lại ở việc

nhận thông tin thụ động và một chiều từ các loại hình báo chí truyền thống, hiện
nay, công chúng ở bất cứ đâu, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, đều có thể
18


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

trở thành nguồn cung cấp thông tin cho báo chí, thông qua các kênh truyền thông
xã hội. Với khả năng chứa đựng dung lượng thông tin lớn, không giới hạn về
không gian và thời gian, đặc biệt là khả năng tương tác vượt trội đối với độc giả,
đã giúp cho báo mạng điện tử có thêm một lượng thông tin khổng lồ, đa dạng và
phong phú khi tương tác với truyền thông xã hội.
Sự lan tỏa thông tin rộng
Theo khảo sát của tác giả với đối tượng nhóm công chúng trên 18 tuổi,
có ít nhất một tài khoản mạng xã hội đang hoạt động với câu hỏi: “Thông tin
được bạn chia sẻ trên mạng xã hội, bạn thường lấy nguồn từ đâu?”, thu được
kết quả như sau:
- Báo mạng điện tử (Vietnamnet.vn, VnExpress.net…): chiếm 75%.
- Trang thông tin tổng hợp (Kenh14.vn, 24h.com…): chiếm 10%.
- Tài khoản của các mạng xã hội: chiếm 15%
Qua kết quả khảo sát này, có thể thấy rõ rằng, công chúng tham gia
truyền thông xã hội vẫn có thói quen đọc báo mạng, nếu thấy thông tin hay,
hấp dẫn sẽ chia sẻ liên kết trên trang mạng cá nhân của mình để cùng chia sẻ
thông tin, bình luận thông tin mà báo mạng đưa ra. Hiện nay trên hầu hết các
tờ báo trực tuyến đều chủ động sử dụng một số các công cụ trên các mạng xã
hội để có thể truyền tải nội dung đến nhiều đối tượng hơn nữa. Và ta cũng
thấy hầu hết các tờ báo ở trực tuyến ở Việt Nam hiện nay đều xây dựng các
trang giới thiệu trên các mạng xã hội, để đăng tải thông tin lên đó nhằm thu
hút, đáp ứng như cầu thông tin nhanh, cập nhật của cộng đồng mạng xã hội.
Đồng thời với đó, việc tương tác truyền thông xã hội bằng cách đưa các công

cụ chia sẻ trên các kênh truyền thông xã hội sẽ giúp quảng bá hình ảnh, tên
tuổi, chất lượng của tờ báo mạng điện tử đến với hàng tỷ người trên thế giới.
Trên thực tế, theo một thống kê mới được công bố gần đây thì có tới
75% số tin tức được tiếp lan truyền trực tuyến là nhờ việc chia sẻ các trang xã
hội như Facebook, Twitter… hoặc qua Email. Tin tức đang tự tìm đến với
công chúng. Độc giả vẫn chủ động tìm những tin tức mình muốn đồng thời
19


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

cũng muốn những tin tức này được điều chỉnh cho phù hợp với sở thích và thị
hiếu cá nhân. [16, tr.82]
Các hãng thông tấn, các tờ báo trực tuyến cũng như công ty truyền
thông đang sử dụng các tiện tích của truyền thông xã hội để có thể đáp ứng xu
hướng tiếp nhận thông tin. Đặc biệt nhiều hãng thông tấn đã thực hiện các
cuộc điều tra nhằm tìm hiểu mối quan tâm của các cư dân truyền thông xã hội
để đưa ra các biện pháp đối phó. Đài phát thanh quốc gia Mỹ NPR đã mở một
cuộc điều tra nhằm tìm hiểu kĩ về hơn một triệu fan trên Facebook của mình.
Andy Carvin, nhà chiến lược cấp cao tại NPR, đã tiến hành khảo sát chính
mạng lưới bạn bè trên Twitter và Facebook của ông nhằm kiểm chứng vấn đề:
“Mọi người có thực sự sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm tin tức hay không?”.
Trong số hơn 40.000 người được hỏi, 74,6% cho biết Facebook là nơi họ
nhận tin tức từ NPR, và 72,3% trả lời họ mong đợi bạn bè sẽ chia sẻ trực
tuyến các đường dẫn đến những thông tin và câu chuyện thú vị.[16,tr.82]
Nhận thức được sự chuyển biến này, Facebook đã bắt đầu hợp tác cũng
như cung cấp nguồn lực cho các hãng thông tấn và các tờ báo để sử dụng
mạng xã hội này hiệu quả hơn. Các tờ báo mạng điện tử cũng đã bắt đầu sử
dụng các hình thức truyền thông xã hội nhằm quảng bá tin tức của mình đến
gần hơn với công chúng. Trên thế giới, một số hãng thông tấn, tờ báo lớn như

CNN, The Sun, BBC… đã tận dụng triệt để ưu thế của các kênh truyền thông
xã hội. Tại Việt Nam, một số tờ báo mạng điện tử cũng đã sử dụng mạng xã
hội, mạng chia sẻ video trực tuyến để quảng bá tin tức của mình như Tuổi trẻ
Online, Vnexpress…
1.3. Các hình thức tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử
Truyền thông xã hội bao gồm các kênh như mạng xã hội, diễn đàn,
blog cá nhân, mạng chia sẻ trực tuyến... Tương ứng với mỗi hình thức của
truyền thông xã hội là các hình thức tương tác tương ứng giữa truyền thông xã
hội và báo mạng điện tử.
20


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

Mạng xã hội với báo mạng điện tử
Cơ chế phát tán thông tin trên mạng xã hội cho phép người dùng đó
nhận thông tin đa dạng hơn nhưng tập trung đúng vào như cầu của họ. Thay
vì tìm kiếm từng bài viết qua các tờ báo mạng điện tử, chỉ cần đăng nhập tài
khoản của mình, người dùng sẽ nhận được vô số nguồn tin đa dạng do mạng
lưới của họ cung cấp. Vì họ có thể lựa chọn ai là thành viên trong mạng lưới
của mình, nên chính họ là người lựa chọn nguồn cung cấp thông tin, nội dung
thông tin mà họ muốn cập nhật hàng ngày.
Như vậy, thu nhận thông tin là thói quen của phần đông người sử dụng
Internet. Tác giả Eric Tsai trong bài: “Đâu là giá trị thặng dự và làm cách
nào để thực hành với mạng xã hội”(What is Adding Value and How Does it
Apply to Social Networking?) đưa ra khái niệm “người giới thiệu tin bài
đáng tin cậy” như một lý do dẫn tới thành công của các tập đoàn truyền thông
khi nội dung của họ sử dụng Facebook hay Twitter để chia sẻ thông tin. Nếu
người dùng nhận được một đường dẫn về một bài báo, một clip tin tức, video
từ một người quen và có trong danh sách bạn bè của mình trên Facebook hay

Twitter, “họ có xu hướng sẽ click vào đường dẫn để xem, đọc và thậm chí
bình luận nội dung”. [37, tr.84]
Sự tương tác giữa mạng xã hội và báo mạng điện tử hiện nay được thể
hiện dưới hai hình thức chính: Báo mạng điện tử có riêng một trang mạng xã
hội để đăng tải tin tức đến với độc giả và trong mỗi bài báo trên trang báo
mạng điện tử, thường có kèm theo các logo của các kênh truyền thông xã hội
để người đọc có thể chia sẻ thông tin nếu mình muốn.
Mạng xã hội lớn và phổ biến nhất hiện nay là Facebook. Các hãng tin,
tổ hợp truyền thông, các tờ báo lớn trên thế giới đều tạo trang riêng của mình
trên Facebook để tham gia vào mạng lưới giới thiệu tin tức này. Facebook
được tạo ra dưới dạng trang dành cho những người yêu thích một tờ báo hay
một hãng truyền thông. Khi nhấn “Like”, hàng ngày những thành viên của
trang sẽ cập nhật tin tức của báo ngay trên giao diện mạng xã hội cá nhân của
21


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

mình mà không cần truy cập vào trang chủ của báo, hay các hãng truyền
thông.
Ví dụ như: Tài khoản Facebook của CNN có hơn 3 triệu người thích,
tài khoản Twitter của CNN cũng có hơn 4 triệu người theo dõi thường xuyên.
Để cung cấp thông tin một cách thích hợp với nhiều đối tượng, CNN còn
thành lập nhiều tài khoản trên Twitter và Facebook có giới hạn nội dung
chuyên biệt như: Tin nóng (CNN Breaking news), thông tin giải trí (CNN
Showbiz), thông tin công nghệ ( CNN Tech), thông tin thời tiết (CNN
Weather), thông tin du lịch (CNNGo)…

Trang Twitter của CNN Breaking news


Theo số liệu thống kê trong giai đoạn tháng 7-12/2011, tờ báo The
Economist có tổng lượng phát hành toàn cầu khoảng 1,5 triệu bản, bao gồm
cả bản in và bản số hóa. Với thành tích này, The Economist có quyền hy vọng
ở lượng fan hùng hậu trên mạng Internet. Nếu so sánh về số lượng người hâm
mộ trên mạng xã hội lớn nhất thế giới thì The Economist đang giữ thế thượng
phong, bởi những tờ báo cạnh tranh với họ vẫn còn cách rất xa mốc 1 triệu
fan nói trên. Chẳng hạn như tờ Time chỉ có 489.000 fan, Nhật báo Phố Wall
có 471.000, The Atlantic có 91.000, còn Bloomberg Businessweek là 47.500.
[12, tr.82]
Các thành viên trong mạng lưới bạn bè chính là “người giới thiệu đáng
tin cậy” miễn phí để họ tìm thêm độc giả. Những người sử dụng Facebook
22


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

tham gia các nhóm cùng chung sở thích, mối quan tâm, gốc gác… để thảo
luận các vấn đề, các chủ đề, chuẩn bị các hoạt động quan trọng với họ. “Họ
có thể chia sẻ hình ảnh, thông tin với bạn bè khi mình đi đến nơi này nơi kia,
đọc các bài viết của bạn bè, xem cuốn sách nào đang gây sự chú ý và cập
nhật tin tức. Quan trọng hơn cả, mọi người dùng Facebook để xem điều gì
mới đang xảy ra với bạn bè và thế giới xung quanh họ”.[12, tr.82]
Tại Việt Nam, một số tờ báo cũng bắt đầu ý thức tới việc xây dựng tài
khoản của mình trên mạng xã hội. Có thể kể đến một số ví dụ như Facebook
của báo mạng điện tử Vnexpress được lập vào ngày 13/10/2011 có tất cả
55,428 người yêu thích. Facebook của báo Tuổi trẻ hiện có 35,683 người yêu
thích và thành lập vào ngày 29/7/2009. Bên cạnh Vnexpress và báo Tuổi trẻ,
còn có một số tờ báo khác cũng có Facebook như : Báo Thể thao và Văn hóa
(5.427 người thích), báo Sinh viên Việt Nam (6137 người thích), báo Thiên
thần nhỏ (1961 người thích), báo Hoa học trò (122654 người thích), báo Ngôi

sao (12551 người thích), báo Thanh Niên (5687 người thích). Về tài khoản
trên Twitter hiện có báo Tuổi Trẻ, báo Vnexpress, báo Bóng đá…
Mạng xã hội và báo mạng điện tử còn thể hiện ở mối quan hệ tương tác
về truyền thông. Hiện nay trên hầu hết các tờ báo mạng điện tử đều chủ động
sử dụng một số công cụ trên các mạng xã hội để có thể truyền tải nội dung
đến nhiều đối tượng hơn nữa. Chẳng hạn như tờ Vnexpress, bên trên mỗi bài
viết đều có sử dụng các công cụ chia sẻ của mạng xã hội Facebook, Twitter,
Myspace… từ đó tạo cho thông tin nóng, đáng quan tâm của báo Vnexpress
đến được với nhiều cư dân mạng xã hội hơn và đúng đối tượng hơn. Công cụ
này giúp cho công chúng có thể chia sẻ với bạn bè trên cộng đồng mạng xã
hội hoặc yêu thích các bài viết đó, bình luận các bài viết đó.

23


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

Biểu tượng các trang truyền thông xã hội trên Vnexpress

Diễn đàn với báo mạng điện tử
Đối với diễn đàn trên Internet, hình thức tương tác với báo mạng điện
tử thường có hình thức là chuyên mục tổng hợp tin tức của các báo trên một
diễn đàn. Thường ở mỗi diễn đàn không có riêng chuyên mục dành riêng cho
một tờ báo, mà thường là nơi tổng hợp tin tức từ nhiều báo. Và những tin tức
đó cũng phụ thuộc vào mục đích chính của diễn đàn. Nếu đó là diễn đàn được
lập ra bởi những người yêu thích công nghệ thì những tin tức được tổng hợp
chỉ liên quan đến vấn đề đó. Ở Việt Nam có một số diễn đàn như Web trẻ thơ
dành cho các bậc làm cha làm mẹ, trao đổi về trẻ thơ, các vấn đề nuôi dạy trẻ,
với chuyên mục “Đọc báo giùm bạn” có 576 bài viết được đăng tải. Diễn đàn
Vozforum có hơn 30.000 bài báo được chia sẻ.

Một số diễn đàn được lập ra cho các nhà báo nhằm mục đích trau dồi
nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu các bài báo hay, đặc sắc. Báo
mạng điện tử cũng thiết lập các diễn đàn để đón nhận sự tương tác, trao đổi
thông tin của công chúng. Ví dụ, báo Vietnamnet thiết lập diễn đàn như
“Diễn đàn kinh tế Việt Nam (VEF)” là nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh
nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế.
Mạng chia sẻ trực tuyến với báo mạng điện tử
Hình thức tương tác giữa mạng chia sẻ trực tuyến với báo mạng điện tử
được thể hiện rõ nhất thông qua mạng chia sẻ video trực tuyến, mà tiêu biểu ở
đây là Youtube. Một số tờ báo, hãng tin lớn trên thế giới đã đăng ký tài khoản
24


Khóa luận tốt nghiệp: Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử

tại Youtube để chia sẻ các video của mình tới hàng triệu người trên thế giới.
Có thể kể đến một số kênh Youtube nổi tiếng của các tờ báo như: CNN với
20.821 người theo dõi và sở hữu hơn 5 triệu lượt xem video được đăng tải,
BBC có 414.410 người theo dõi với gần 900 triệu lượt xem, The Sun với gần
5.000 người theo dõi và gần 30 triệu lượt xem, Reuters với gần 49.000 người
theo dõi cùng 64 triệu lượt xem.

Trang Youtube của kênh CNN

Có thể thấy, các hãng thông tấn, các tờ báo truyền thống trên thế giới
đã chú trọng đến sự tương tác với Youtube, mạng chia sẻ video trực tuyến lớn
nhất thế giới. Sự tương tác giữa mạng chia sẻ trực tuyến với báo mạng điện tử
được thể hiện dưới hình thức hỗ trợ xem video ngay tại bài báo. Đối với một
số tờ báo mạng điện tử, để thuận lợi hơn trong việc đưa video từ các trang
chia sẻ trực tuyến, phóng viên chỉ cần đưa đường dẫn của video đó trong phần

nhập bài. Với ứng dụng này, các phóng viên sẽ giảm khoảng thời gian tải
video xuống và đăng lại lên báo. Chỉ với đường dẫn của video, sau khi đăng
bài, video đó sẽ tự hiện lên với giao diện như ở các trang chia sẻ trực tuyến.

25


×