Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.38 KB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG KIM CÖC

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
SÁNG TẠO CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG KIM CÖC

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
SÁNG TẠO CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phan Thế Công


Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của các Quý thầy cô, bạn bè và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng
cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hƣớng dẫn - TS. Phan
Thế Công - Trƣờng Đại học Thƣơng mại đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi về
mọi mặt để hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý thầy cô trong khoa Kinh
tế Chính trị - trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời
gian qua đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, là nền tảng để tôi
thực hiện đƣợc luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này hoàn toàn đƣợc
hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính bản thân tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của TS. Phan Thế Công. Các số liệu và kết quả có đƣợc
trong luận văn là hoàn toàn trung thực.

Học viên cao học

Hoàng Kim Cúc


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHƢƢ̃VIẾT TẮT............................................................. I

̀

DANH MỤC SƠ ĐÔ......................................................................................II
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................II
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..............................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...................3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 3
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...................4
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................4
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI........................................................5
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN...................................................................6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ SÁNG TẠO VÀ
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG
TẠO..................................................................................................................7
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......................................... 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc....................................................7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.................................................. 11
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ SÁNG TẠO VÀ NGÀNH
CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO..................................................................... 13
1.2.1. Khái niệm sáng tạo.........................................................................13
1.2.2. Khái niệm hàng hóa và dịch vụ sáng tạo........................................16
1.2.3. Khái niệm nền kinh tế sáng tạo......................................................18



1.2.4. Khái niệm các ngành công nghiệp sáng tạo...................................19
1.2.4.1. Lịch sử phát triển công nghiệp sáng tạo......................................19
1.2.4.2. Khái niệm công nghiệp sáng tạo.................................................21
1.2.4.3. Các đặc trƣng cơ bản của ngành công nghiệp sáng tạo..............21
1.2.4.4. Vai trò của việc phát triển ngành công nghiệp sáng tạo..............22
1.2.5. Phân loại ngành công nghiệp sáng tạo...........................................25
1.2.5.1. Phân loại chung ngành công nghiệp sáng tạo.............................25
1.2.5.2. Ngành công nghiệp điện ảnh.......................................................26
1.2.5.3. Ngành công nghiệp trò chơi điện tử............................................27
1.2.5.4. Ngành công nghiệp du lịch......................................................... 28
1.3. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO.. 29

1.3.1. Khái niệm chính sách.....................................................................29
1.3.2. Giải pháp và công cụ của chính sách............................................. 29
1.3.3. Vai trò của chính sách phát triển ngành công nghiệp sáng tạo.......30
1.3.4. Các nhóm chính sách phát triển công nghiệp sáng tạo..................31
1.3.4.1. Xét theo lĩnh vực tác động:......................................................... 31
1.3.4.2. Xét theo thời gian phát huy hiệu lực...........................................32
1.3.4.3. Xét theo cấp độ của chính sách...................................................33
1.3.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển công nghiệp sáng
tạo.............................................................................................................34
1.3.6. Quy trình xây dựng chính sách...................................................... 37
1.3.7. Định hƣớng chính sách phát triển ngành công nghiệp sáng tạo....38
1.3.8. Chính sách quốc tế về phát triển ngành công nghiệp sáng tạo.......40
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............42
2.1. CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU...................................................... 42
2.2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN......................................................................43
2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ............................... 43

2.3.1. Phƣơng pháp phân tích.................................................................. 44
2.3.2. Phƣơng pháp tổng hợp...................................................................44


2.3.3. Phƣơng pháp so sánh.....................................................................45
2.3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu...................................................46
2.4. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN.................................................................. 46
2.5. NGUỒN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU......................................................48
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA
TRUNG QUỐC.............................................................................................49
3.1. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG
NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA TRUNG QUỐC............................................. 49
3.1.1. Thực trạng các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc........49
3.1.2. Chính sách phát triển ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc
51
3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP ĐIỆN ẢNH TRUNG QUỐC....................................................... 53
3.2.1. Thực trạng ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc....................53
3.2.2. Chính sách phát triển ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc. . .55
3.3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP TRÕ CHƠI ĐIỆN TỬ TRUNG QUỐC.......................................56
3.3.1. Thực trạng ngành công nghiệp trò chơi điện tử Trung Quốc.........56
3.3.2. Chính sách phát triển ngành công nghiệp trò chơi điện tử Trung Quốc

57
3.4. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP DU LỊCH TRUNG QUỐC...........................................................58
3.4.1. Thực trạng ngành công nghiệp du lịch Trung Quốc.......................58
3.4.2. Chính sách phát triển ngành công nghiệp du lịch Trung Quốc......59

3.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÖT RA TỪ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH

CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA TRUNG QUỐC................................. 61


CHƢƠNG 4. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC
NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA VIỆT NAM........................65
4.1. TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 2008 - 2014..65
4.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG
NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA VIỆT NAM.................................................... 66
4.2.1. Phân loại các ngành công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam.................66
4.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển ngành công
nghiệp sáng tạo Việt Nam........................................................................ 67
4.2.3. Thực trạng ngành công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam.....................70
4.2.4. Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo Việt Nam . 70

4.3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM..............................................................73
4.3.1. Thực trạng ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam........................73
4.3.2. Chính sách phát triển ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam.......77
4.4. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP TRÕ CHƠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM..............................................77
4.4.1. Thực trạng ngành công nghiệp trò chơi điện tử Việt Nam.............77
4.4.2. Chính sách phát triển ngành công nghiệp trò chơi điện tử Việt Nam
79
4.5. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM................................................................. 80
4.5.1. Thực trạng ngành công nghiệp du lịch ở Việt Nam....................... 80
4.5.2. Chính sách phát triển ngành công nghiệp du lịch Việt Nam..........82
4.6. ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TRUNG

QUỐC CHO VIỆT NAM............................................................................82
4.6.1. Những vấn đề đặt ra đối với công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam.....82
4.6.2. Điều kiện vận dụng bài học kinh nghiệm của Trung Quốc cho Việt
Nam..........................................................................................................84


̀

4.7. GIẢI PHÁP VÊCHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SÁNG
TẠO Ở VIỆT NAM.....................................................................................85
4.7.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch, chiến lƣợc phát triển công nghiệp
sáng tạo.....................................................................................................85
4.7.2. Nhóm giải pháp về xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách.........87
4.7.3. Nhóm giải pháp về chính sách đâu tƣ............................................88
4.7.4. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển nguồn nhân lực.............89
4.7.5. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển khoa học – công nghệ...90
4.7.6. Nhóm giải pháp về chính sách mở rộng thị trƣờng xuất, nhập khẩu
92
4.7.7. Nhóm giải pháp về chính sách bản quyền......................................92
4.7.8. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển công nghiệp điện ảnh....93
4.7.9. Nhóm giải pháp chính sách phát triển công nghiệp trò chơi điện tử
95
4.7.10. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển công nghiệp du lịch....96
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................102
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT........................................................................... 102
TÀI LIỆU TIẾNG ANH............................................................................103


STT


Ký h
1

AFT

2

APE

3

ASE

4
5

CNS
ĐTN

6

GD

7
8

GN
IM

9

10

KTS
KT-X

11

OEC

12

QLN

14

ST

13

UND

14

VC

15

WT

16


XHC

17

XK

18

XN


I


STT
1
2

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
1

II


MỞ ĐẦU
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Công nghiệp sáng tạo (CNST) là tên gọi những ngành công nghiệp mới

xuất hiện trong thế kỉ 20, trong đó sản phẩm sản xuất ra bao gồm hàng hóa và
dịch vụ đƣợc sáng tạo, cải tiến trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật. Đối với
nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới, CNST đã trở thành ngành trụ cột
trong việc tăng trƣởng phát triển nền kinh tế quốc dân, thƣơng mại và giảm tỷ
lệ thất nghiệp. CNST là hoạt động bắt nguồn từ sự sáng tạo, kỹ năng và năng
khiếu của cá nhân, có tiềm năng tạo ra của cải, việc làm qua quá trình khai
thác quyền sở hữu trí tuệ.
Theo báo cáo về kinh tế sáng tạo của Diễn đàn Thƣơng mại và Phát triển
Liên Hiệp Quốc (2008), CNST toàn cầu đóng góp khoảng 3,4% vào nền
thƣơng mại quốc tế với tốc độ tăng trƣởng khoảng 8,7% mỗi năm trong giai
đoạn 2000 – 2005. Ngành công nghiệp sáng tạo đã trở thành một phần quan
trọng của nền kinh tế toàn cầu, đã và đang phát triển nhanh chóng trong sự
giao thoa giữa văn hóa, kinh doanh và công nghệ; giá trị về thƣơng mại của
hàng hóa và dịch vụ sáng tạo trên thế giới đạt 892 tỷ đô la trong năm 2010. Ở
châu Âu, ngành công nghiệp này tạo ra khoảng 3% GDP (tƣơng đƣơng với
500 tỷ Euro) mỗi năm và giải quyết việc làm cho khoảng 6 triệu ngƣời. Ở
châu Á, tuy phát triển muộn hơn nhƣng CNST cũng đã và đang đƣợc nhiều
nƣớc chú trọng đầu tƣ phát triển đem về lợi nhuận cao cho nền kinh tế nhƣ
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan,…
Năm 2008 trở thành dấu mốc khởi đầu đối với ngành CNST của Việt
Nam khi Hội Đồng Anh mang đến khái niệm CNST thông qua sự kiện “Thành
phố Sáng tạo”. Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm CNST đối với Việt Nam
vẫn còn rất mới mẻ, tự phát, chủ yếu là nhập khẩu dây chuyền công nghệ,
trang thiết bị từ các nƣớc và chƣa chú ý đến khai thác trí tuệ. Hiện tại,

1



Việt Nam vẫn chƣa có một chính sách, chiến lƣợc quốc gia cho lĩnh vực đầy
tiềm năng này. Vì chƣa có chính sách và chiến lƣợc tổng thể, nên các thành
phố đầy tiềm năng nhƣ Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng vẫn đang tự “lần
mò” nghiên cứu tìm hƣớng phát triển CNST cho riêng mình.
Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển trong
lĩnh vực này. Việt Nam có nguồn lao động trẻ dồi dào, nhạy bén, linh hoạt
sáng tạo trong lao động sản xuất; có nhiều đặc điểm ƣu việt về địa lý, văn
hóa, truyền thống; có thế mạnh về các ngành công nghiệp nhẹ, thiết kế mỹ
thuật, du lịch, thủ công,…Trong quá trình hội nhập quốc tế, để tăng trƣởng
kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội; Việt Nam cần nâng cao nhận thức và tận
dụng lợi thế của mình để phát triển CNST. Trong đó, việc xây dựng chính
sách và chiến lƣợc tổng thể quốc gia là việc cấp bách cần đƣợc thực hiện đầu
tiên.
Trung Quốc là quốc gia có nhiều điểm tƣơng đồng về văn hóa với Việt
Nam, có lịch sử phát triển song hành với lịch sử Việt Nam. Các ngành CNST
của Trung Quốc đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc trong thập kỉ vừa qua, và là
một trong những thị trƣờng tiềm năng nhất không chỉ ở châu Á mà còn trên
toàn thế giới. Theo báo cáo của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc năm
2014, sản phẩm của các ngành CNST Trung Quốc đã tăng lên 60 lần chỉ trong
10 năm, từ 30 tỷ nhân dân tệ trong năm 2003 đến 1807 tỷ nhân dân tệ, chiếm
3,84% GDP. Thành công của CNST Trung Quốc đạt đƣợc chính là vì nƣớc
này có một chiến lƣợc hành động cụ thể với mục tiêu rõ ràng và kèm theo đó
là hệ thống chính sách ƣu việt nhằm thúc đẩy CNST phát triển nhƣ vũ bão.
Việt Nam cần học hỏi chính sách phát triển công nghiệp sáng tạo của Trung
Quốc, để xây dựng chính sách, chiến lƣợc phát triển phù hợp với tình hình
kinh tế - xã hội hiện nay.
Học tập các kinh nghiệm về chính sách phát triển các ngành CNST trong
bối cảnh phát triển nền kinh tế sáng tạo, bối cảnh hội nhập toàn cầu là điều

2



cần đƣợc thực hiện trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, đồng thời cũng là
một trong những điều kiện để giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập bình
quân, hội nhập nhanh với các quốc gia trên thế giới. Xuất phát từ những lý do
trên, đề tài “Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung
Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” với mong muốn đƣợc lựa chọn
nghiên cứu nhằm tìm ra những bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển
các ngành CNST của Trung Quốc góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế - xã
hội cho Việt Nam.
2.

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1.

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá chính sách phát triển công nghiệp sáng
tạo của Trung Quốc, đề tài rút ra những bài học kinh nghiệm về chính sách
phát triển CNST cho Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận về mặt lý thuyết liên quan đến các

ngành CNST: Tổng quan về các ngành CNST; Cơ sở lý luận về nền KTST và các
ngành CNST: Khái niệm, Lịch sử phát triển, vai trò, phân loại các ngành

CNST; Các chính sách phát triển CNST trong quá trình hội nhập quốc tế; Các
nhóm chính sách và yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển CNST.

-

Nghiên cứu về chính sách phát triển các ngành CNST, những điều

kiện thuận lợi, hạn chế cũng nhƣ những thành quả đạt đƣợc của CNST Trung
Quốc; từ đó đề xuất bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển CNST cho
Việt Nam.
-

Đánh giá Tổng quan về KT-XH của Việt Nam giai đoạn 2008 –

2014, phân loại các ngành CNST ở Việt Nam, đánh giá thực trạng chính sách
phát triển các ngành CNST ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phân tích

3


khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc để phát triển
CNST ở Việt Nam.
-

Từ những bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra và những phân tích về điều

kiện vận dụng bài học kinh nghiệm cho Việt nam, luận văn đề xuất giải pháp
về chính sách phát triển các ngành CNST tại Việt Nam.
3.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn
về chính sách phát triển các ngành CNST của Trung Quốc và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nƣớc phát triển mạnh về CNST nhƣ
Anh, Mĩ, Nhật Bản,… Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, đề tài tập trung
nghiên cứu CNST tại một quốc gia, đồng thời cũng tham khảo thêm tài liệu về
CNST của một số các quốc gia khác. Trung Quốc là quốc gia đƣợc lựa chọn
nghiên cứu vì nƣớc này là một quốc gia châu Á có nền kinh tế nói chung và
CNST phát triển nhanh chóng trong thời gian vừa qua; có sự tƣơng đồng về địa
lý, phong tục tập quán và có mối quan hệ giao thƣơng văn hóa – kinh tế

-

xã hội với Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm phát triển các
ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc. Nghiên cứu các ngành công
nghiệp sáng tạo trong đó, đi sâu nghiên cứu 3 ngành CNST: ngành công
nghiệp điện ảnh, ngành công nghiệp trò chơi điện tử và ngành công nghiệp du
lịch. Đây là những ngành CNST là thế mạnh của Trung Quốc, đồng thời cũng
là những ngành Việt Nam có điều kiện phát triển nhƣng vẫn còn thể hiện sự
yếu kém, tụt hậu.

4


Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu nghiên cứu từ năm 2005 – 2014
đối với các ngành CNST Trung Quốc; từ năm 2008 – 2014 đối với Việt Nam.
4.


NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Là một đề tài nghiên cứu có tính hệ thống về các ngành CNST, đề tài có

những đóng góp về cả lý luận và thực tiễn nhƣ sau:
+

Về lý luận:
Luận văn khái quát hóa và phát triển những vấn đề lý luận liên quan

đến các ngành CNST trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong
đó, đi sâu tìm hiểu 3 ngành CNST: công nghiệp điện ảnh, công nghiệp trò
chơi điện tử và công nghiệp du lịch.
+

Luận văn nghiên cứu và tìm hiểu sự phát triển cũng nhƣ những bài

học kinh nghiệm quốc tế trong chính sách phát triển các ngành CNST.
+

Những nội dung lý luận trong luận văn sẽ trở thành nguồn tài liệu

tham khảo thiết thực và bổ ích cho những nghiên cứu sau này về chính sách
phát triển CNST.
+

Về thực tiễn:
Qua phân tích, luận văn xem xét và đánh giá tổng thể tình hình phát

triển CNST ở Việt Nam hiện nay, đánh giá những cơ hội và thách thức gặp

phải. Luận văn đƣa ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp từ thực tiễn
chính sách phát triển của Trung Quốc nhằm phát triển các ngành CNST tại
Việt Nam. Tìm hiểu sâu về thực trạng, kinh nghiệm phát triển 3 ngành CNST
của Trung Quốc: công nghiệp điện ảnh, công nghiệp trò chơi điện tử và công
nghiệp du lịch.
+

Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu góp phần giải quyết những hạn chế,

bất cập phát sinh trong thực tiễn phát triển ngành CNST, tạo cơ sở thực tiễn
cho việc hoàn thiện các chính sách và pháp luật phát triển ngành công nghiệp

5


sáng tạo trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, và nâng cao vai trò
quản lý Nhà nƣớc đối với các ngành CNST ở Việt Nam.
5.

KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận

văn có kết cấu 04 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về nền kinh tế sáng tạo và chính sách phát
triển các ngành công nghiệp sáng tạo
Chƣơng 2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng và kinh nghiệm về chính sách phát triển các
ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc
Chƣơng 4. Thực trạng và giải pháp về chính sách phát triển các ngành
công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam


6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ SÁNG TẠO VÀ CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
CNST tuy là ngành công nghiệp mới nhƣng lại thu hút đƣợc sự quan
tâm nghiên cứu và phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các
nƣớc phát triển. Trên thế giới có rất nhiều tài liệu, báo cáo về CNST với nội
dung phong phú và tính chuyên sâu cao.
-

Báo cáo của Liên Hiệp Quốc về kinh tế sáng tạo năm 2008 “Thách

thức của nền Kinh tế sáng tạo: Xây dựng chính sách” là nghiên cứu đầu tiên
của Liên Hợp Quốc với cái nhìn toàn cảnh về kinh tế sáng tạo. Mục đích
chính của báo cáo là cung cấp khung chính sách và khái niệm về kinh tế sáng
tạo, tìm ra những công cụ phân tích để xây dựng các chính sách. Báo cáo này
đã xem xét lại các khái niệm, tìm ra những đặc điểm và thông số nhằm đo
lƣờng tác động của công nghiệp sáng tạo ở cấp độ quốc gia và quốc tế.
Những nghiên cứu định hƣớng chính sách đƣợc đƣa ra thể hiện tƣ duy kinh
tế hiện đại và công cụ phân tích so sánh đƣợc sử dụng để xây dựng chính
sách ở cấp quốc gia và quốc tế. Báo cáo đã đƣa ra rằng trí tuệ sáng tạo của
con ngƣời là yếu tố để phát triển bền vững chứ không phải là những yếu tố
sản xuất truyền thống nhƣ lao động và sản xuất tập trung. Đây là một nguồn
tham khảo hữu ích cho các nƣớc đang phát triển đế xây dựng kinh tế sáng tạo

và tối đa hóa sự phát triển đất nƣớc thông qua việc nhận ra kinh tế sáng tạo là
lựa chọn khả thi nhất để kết nối các lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật và phát triển văn
hóa – xã hội của đất nƣớc trong bối cảnh toàn cầu hóa.

7


-

Báo cáo của Liên Hiệp Quốc về kinh tế sáng tạo năm 2010 “Kinh tế

sáng tạo: Sự lựa chọn khả thi” là một bƣớc nghiên cứu tiếp theo và sâu hơn
của báo cáo năm 2008. Trong đó, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát triển công
nghệ đƣợc tái hiện trong bối cảnh toàn cầu cùng với những hệ quả của khủng
khoảng kinh tế và suy thoái môi trƣờng. Trong báo cáo, những phân tích, số
liệu và bảng biểu đƣợc cập nhật thể hiện thị phần phát triển của các sản phẩm
công nghiệp sáng tạo trên thị trƣờng thế giới.
-

Báo cáo của Liên Hiệp Quốc về kinh tế sáng tạo năm 2013 “Xuất bản

đặc biệt . Các phƣơng thức mở rộng phát triển địa phƣơng” đã đƣa ra những
bằng chứng về hoạt động, kinh nghiệm và nguồn lực nhằm phát triển công
nghiệp sáng tạo ở cấp độ địa phƣơng. Các yếu tố tác động đến phát triển công
nghiệp sáng tạo ở địa phƣơng cũng đƣợc đƣa ra phân tích theo hƣớng phát
triển nhân văn và bền vững. Các nghiên cứu cũng cung cấp những chỉ số đánh
giá hiệu quả và thành công của công nghiệp sáng tạo cho các nhà xây dựng
chính sách.
-


Viện chính sách Fiscal (2009) với nghiên cứu “Những đóng góp của

các ngành CNST Thái Lan” đã giới thiệu về các ngành công nghiệp sáng tạo
ở Thái Lan, và đóng góp của các ngành này vào nền kinh tế chung trong thời
điểm hiện tại và dự kiến trong tƣơng lai. Báo cáo xác định những đóng góp
này thông qua phân tích đầu vào và đầu ra của các ngành công nghiệp sáng
tạo đƣợc lựa chọn; đƣa ra đặc điểm chuỗi giá trị có đƣợc trong mỗi ngành.
Bên cạnh đó báo cáo còn cung cấp số liệu so sánh các ngành công nghiệp
sáng tạo của Thái Lan với các nƣớc khác; đánh giá tác động của việc vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ và đƣa ra một vài kiến nghị đối với chính sách của chính
phủ nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong việc phát triển các ngành công nghiệp
sáng tạo tại Thái Lan.
-

Jin, Y.D. (2012) với nghiên cứu “Hallyu 2.0: Làn sóng Hàn Quốc mới

trong ngành CNST” đã tái hiện lại làn sóng văn hóa Hàn Quốc du nhập vào

8


các nƣớc Asean (Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam…) và nhiều nƣớc khác
trên toàn thế giới. Một số các hoạt động giải trí Hàn Quốc nhƣ các chƣơng
trình tivi, phim truyện, nhạc (K-pop), trò chơi điện tử (trò chơi điện tử trực
tuyến) đã trở nên phổ biến ở các nƣớc này. Bài báo cũng phân tích và đánh
giá vai trò và tác động của công nghệ kĩ thuật, truyền thông xã hội và sở hữu
trí tuệ đến làn sóng Hàn Quốc.
-

Nhóm tác giả Jeong-gon Kim, Eun-Ji Kim, Yun-ok Kim (2013) với


nghiên cứu “Các mô hình thức đẩy kinh tế sáng tạo và cách thức thực hiện” đã
nêu ra các biện pháp chính sách phát triển công nghiệp sáng tạo ở một số
nƣớc nhƣ Anh, Phần Lan, Đức, Nhật, và Singapore đƣợc đƣa ra phân tích.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng bàn luận về việc thực thi chính sách đúng đắn
nhằm phát triền công nghiệp sáng tạo tại Hàn Quốc.
-

Can-seng Ooi (2006) với nghiên cứu “Du lịch và CNST ở Singapore”

đã nhận định rằng nhiều thành phố trên thế giới đang nỗ lực phát triển công
nghiệp sáng tạo và thu hút đầu tƣ. Bài báo trình bày trƣờng hợp phát triển
công nghiệp sáng tạo tại Singapore. Tác giả nhấn mạnh du lịch đóng vai trò
quan trọng đối với văn hóa và nghệ thuật của Singapore. Tác giả đồng thời
cũng phân tích thực trạng và tác động tích cực của chính phủ trong việc phát
triển công nghiệp sáng tạo tại quốc gia này.
Xét một cách tổng thể, nhiều tài liệu đã khẳng định ý nghĩa và tầm quan
trọng của phát triển các ngành CNST ở nhiều nƣớc trên thế giới. Đồng thời,
những nghiên cứu cũng luận giải chuyên sâu về quá trình phát triển, thành tựu
đạt đƣợc cũng nhƣ những thách thức của việc phát triển các ngành CNST tại
nhiều nƣớc. Qua đó, các giải pháp đúc kết kinh nghiệm từ phát triển ngành
công nghiệp sáng tạo của các nƣớc này bao gồm:
(1)
tạo công ăn việc làm và thị trƣờng thông qua đổi mới và
sáng tạo,
(2)
tăng cƣờng lãnh đạo toàn cầu đối với nền kinh tế sáng tạo của
quốc gia trong mối tƣơng quan với các nền kinh tế quốc tế khác, và
(3)
hội.


tôn trọng tính sáng tạo và khuyến khích sáng tạo trong xã


9


Các chiến lƣợc mà các quốc gia đƣa ra để phát triển các ngành công
nghiệp sáng tạo bao gồm:
(1)
xây dựng hệ sinh thái kinh tế trong đó tính sáng tạo đƣợc tôn
vinh xứng đáng và các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển thuận lợi;
(2)
khuyến khích các hãng tài chính và doanh nghiệp nhỏ và vừa
đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế sáng tạo và thâm nhập vào thị
trƣờng toàn cầu;
(3)
tạo động lực tăng trƣởng đối với ngành công nghiệp mới và thị
trƣờng của nó
(4)
phát triển nguồn nhân lực có tài mang tính sáng tạo, có tầm nhìn
và có đủ năng lực để trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế sáng
tạo;
(5)
phát triển năng lực khoa học và công nghệ và đổi mới công nghệ
thông tin và truyền thông và coi đó là cơ sở của nền kinh tế sáng tạo; và
(6)
hình thành nền văn hóa kinh tế sáng tạo khuyến khích sự tham
gia của cả chính phủ và ngƣời dân.
Tình hình nghiên cứu CNST ở Trung Quốc

-

Nhóm tác giả Hongman Zhang, Jing Wang và Di Liu (2011) với nghiên

cứu “Kinh nghiệm phát triển các ngành CNST tại các nƣớc phát triển”.

Trong bài báo này, các tác giả đã tổng kết các kinh nghiệm phát triển công
nghiệp sáng tạo ở các nƣớc phát triển và đƣa ra chiến lƣợc phát triển của
Trung Quốc, Anh, Mỹ và Đức là các quốc gia có nền công nghiệp sáng tạo
phát triển với nhiều đặc điểm khác biệt đƣợc đƣa ra trong bài báo.
-

Hai tác giả Chee Yew Wong và Ruihong Gao (2008) với nghiên cứu

“Công nghiệp sáng tạo ở Anh, Nhật và Trung Quốc: toàn cảnh quản lý chuỗi
cung ứng” đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về các ngành công nghiệp
sáng tạo và so sánh những ví dụ từ các nƣớc Anh, Nhật và Trung Quốc. Từ

10


đó, tác giả muốn tạo dựng một nền tảng để quản lý và nghiên cứu chuỗi cung
ứng của các ngành công nghiệp sáng tạo.
-

Báo cáo về Công nghiệp sáng tạo Trung Quốc 2012 – 2013 của tạp

chí Xuất bản – Truyền thông Trung Quốc đã phân tích 06 xu hƣớng phát triển
công nghiệp sáng tạo ở Trung Quốc hiện nay, đồng thời cũng đƣa ra những
thách thức trong và ngoài nƣớc trong việc phát triển các ngành công nghiệp

sáng tạo.
Các nghiên cứu về CNST ở Trung Quốc đều cho thấy sự phát triển
vƣợt bậc của các ngành CNST ở nƣớc này trong thập kỷ vừa qua. Trong đó,
vai trò của chính sách chiến lƣợc phát triển CNST đóng vai trò chủ chốt trong
quá trình phát triển này.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc


Việt Nam, do đặc thù mới mẻ và chƣa đƣợc quan tâm nhiều, các tài

liệu về CNST còn rất hạn chế. Nguồn tài liệu trong nƣớc ít về số lƣợng và
chƣa có những nghiên cứu mang tính chất tổng quan, hệ thống và chính xác
về CNST.
-

Phan Tất Thứ (2013) với nghiên cứu “Đổi Mới và Sáng tạo Trong Kinh

Doanh: Một Cách Tiếp Cận Thực Tiễn” trong “Hội thảo quốc tế “Kinh doanh
trong công nghiệp sáng tạo” đã đƣa ra vấn đề về đổi mới và sáng tạo trong
hoạt động kinh doanh. Tác giả đã đƣa ra kết luận rằng đổi mới kinh doanh có
vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu
chia hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp làm 6 vấn đề: Cải tiến chiến lƣợc;
đổi mới tổ chức, cải tiến sản phẩm, đổi mới marketing, cải tiến quy trình và
đổi mới công nghệ. Phan Tất Thứ (2013) cũng đề cập đến vấn đề khởi tạo
kinh doanh từ ý tƣởng và coi đó là nền tảng tƣ duy để có thể tiến hành xây
dựng nên nền CNST. Nghiên cứu mới chỉ đƣa một ý tƣởng sáng tạo vào kinh
doanh chứ chƣa đi vào vấn đề phát triển ngành CNST.

11



-

Hoàng Hà (2014) với nghiên cứu “Công nghiệp sáng tạo: Việt Nam

đang ở đâu trong chuỗi giá trị” đã nhận định đƣợc vấn đề ngành CNST ở Việt
Nam còn ít đƣợc quan tâm, khá mới mẻ, tự phát và chủ yếu là nhập khẩu dây
chuyền công nghệ từ các nƣớc. Theo số liệu cung cấp trong nghiên cứu, cuối
năm 2013, ngành CNST của Việt Nam mới chỉ đóng góp đƣợc 3-5% tổng giá
trị xuất khẩu. Tại thị trƣờng Việt Nam, nguồn cung ứng CNST chủ yếu là
nhập ngoại. Mỗi năm, Việt Nam bỏ ra 10-15 tỷ USD cho việc mua máy móc,
thiết bị, phụ tùng, chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nƣớc. Việt Nam
nhập khẩu công nghệ nhƣng thực chất là nhập trang thiết bị, dây chuyền công
nghệ toàn bộ mà chƣa chú ý khai thác trí tuệ. Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra
đƣợc các tiềm năng cùng với thách thức đối với nền công nghiệp sáng tạo của
Việt Nam. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ dừng lại ở chỗ đƣa ra
những tiềm năng hay thách thức chứ chƣa phân tích rõ và cũng chƣa đƣa ra
đƣợc các giải pháp để thúc đẩy ngành CNST Việt Nam phát triển.
-

Nguyễn Văn Tình (2013) với nghiên cứu “Việt Nam chƣa có chiến

lƣợc phát triển ngành công nghiệp văn hóa” đã đề cập tới các ngành công
nghiệp văn hóa ở các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc… và cho thấy doanh thu từ
các ngành CNVH ở các nƣớc này là rất lớn. Tác giả cũng đƣa ra nhận định
rằng đầu tƣ cho CNVH ở Việt Nam còn quá ít so với đầu tƣ so với các ngành
khác. Quy mô CNVH ở Việt Nam còn nhỏ so với các nƣớc trong khu vực.
Nghiên cứu cũng đƣa ra các nguyên nhân tại sao CNVH Việt Nam chƣa phát
triển, tuy nhiên các nguyên nhân đƣa ra chƣa rõ ràng nên không thể lấy làm
cơ sở để đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển.

Qua các nghiên cứu trên đều cho thấy, Việt Nam chƣa hề có chiến
lƣợc, chính sách phát triển CNST và đang phải lựa chọn cho mình một hƣớng
đi, một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế sáng tạo toàn cầu.

12


×