Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Chống buôn bán hàng giả tại cục quản lý thị trường tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.57 KB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------

TRẦN QUYỀN

CHỐNG BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH PHÖ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------

TRẦN QUYỀN

CHỐNG BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH PHÖ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG KHẮC LỊCH
XÁC NHẠN CỦA GIÁO VIÊN HD XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ


Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôivà chưa được
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết
quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng quy định.
Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải

trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Trần Quyền

năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo giảng viên đã truyền đạt và tạo
điều kiện giúp đỡ tôi có kiến thức chuyên sâu về ngành Quản lý kinh tế trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành luận văn này, để từ đó có thể áp dụng phần nào kiến thức
đã học vào công việc hiện tại.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Hoàng Khắc
Lịch, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý tận tình
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn về đề tài nghiên cứu “ Chống buôn bán

hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ”.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo: Cục Quản lý thị
trường tỉnh Phú Thọ, phòng Tổ chức hành chính, phòng Pháp chế, phòng Nghiệp vụ tổng
hợp, các Đội Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ đã tạo điều
kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu cho đề tài nghiên cứu.

Một lần nữa, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới cơ quan, thầy cô giáo, bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Trần Quyền

năm 2019


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................... i
DANH MUCC̣ BẢNG.................................................................................................... ii
DANH MUCC̣ HÌNH.................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ CHỐNG BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CỤC QLTT CẤP TỈNH

........................................................................................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chống buôn bán hàng giả................................5
1.2. Cơ sở lý luận về chống buôn bán hàng giả của lực lượng QLTT............................7
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................... 7
1.2.2. Vai trò của công tác chống buôn bán hàng giả của Quản lý thị trường..............11
1.2.3. Nội dung công tác chống buôn bán hàng giả của Quản lý thị trường................12
1.2.4. Tiêu chí đánh giá đối với công tác chống buôn bán hàng giả............................14
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác chống buôn bán hàng giả..........................16
1.3. Kinh nghiệm trong công tác chống buôn bán hàng giả của lực lượng Quản lý thị
trường tại một số tỉnh, thành phố................................................................................. 20
1.3.1.

Kinh nghiệm công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường

tỉnh Tuyên Quang........................................................................................................ 20
1.3.3.

Kinh nghiệm công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường

thành phố Hà Nội........................................................................................................ 23
CHƢƠNG 2PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 26
2.1. Khung phân tích................................................................................................... 26
2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu............................................................... 26
2.3. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu.................................................................... 27
2.4. Phương pháp phân tích......................................................................................... 28
2.5. Phương pháp thống kê.......................................................................................... 28
2.6. Phương pháp chuyên gia....................................................................................... 29
CHƢƠNG 3THỰC TRẠNG CHỐNG BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CỤC QUẢN

LÝTHỊ TRƢỜNG TỈNH PHÖ THỌ...................................................................... 31



3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................... 31
3.1.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Phú Thọ.................................................................... 31
3.1.2. Khái quát chung về Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ................................. 33
3.2. Thực trạng công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ. 40

3.2.1. Công tác lãnh đạo,chỉ đạo và xây dựng kế hoạch.............................................. 40
3.2.2. Tổ chức thực hiện công tác chống buôn bán hàng giả.......................................48
3.2.3. Thanh tra, kiểm tra và giám sát thực hiện công tác chống buôn bán hàng giả...73
3.3. Đánh giá công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ
.............................................................................................................................................75

3.3.1. Những thuận lợi và kết quả đạt được................................................................. 75
3.3.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân........................................................ 80
CHƢƠNG 4ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG BUÔN BÁN HÀNG
GIẢTẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH PHÖ THỌ................................85
4.1. Bối cảnh mới tác động đến công tác chống buôn bán hàng giả............................85
4.2. Định hướng hoàn thiện công tác chống buôn bán hàng giả.................................. 86
4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn bán hàng giả tại
Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới............................................. 88
4.3.1. Hoàn thiện văn bản pháp luật; nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch về chống
buôn bán hàng giả........................................................................................................ 88
4.3.2. Cơ cấu lại các Đội QLTT; nâng cao chất lượng tuyển dụng đi đối với đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức; sắp xếp, bố trí nhân lực................................................ 89
4.3.3. Nâng cao chất lượng công tác trinh sát, quản lý địa bàn; tổ chức kiểm tra, xử lý
vi phạm........................................................................................................................ 91
4.3.4. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, dự báo tình hình buôn bán hàng giả. . .93
4.3.5. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền.........................94
4.3.6. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra, xử lý...............96

4.3.7. Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu về hàng giả................................................. 96
4.3.8. Tăng cường sự phối hợp với các cấp chính quyền, cơ quan chức năng; sự hợp
tác với các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong phòng, chống buôn bán hàng giả . 97

4.3.9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát......................................... 98
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 103


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

i


DANH MUCC̣ BẢNG
STT
1
2
3
4

5
6
7
8

ii


DANH MUCC̣ HÌNH
STT

H

1

Hìn

2

Hìn

3

Hìn

iii


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế, sự hội
nhập sâu rộng trên nhiều lĩnh vực của nước ta, đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh
nghiệp, hộ kinh doanh có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
nhanh và bền vững. Qua đó hàng hóa kinh doanh trên thị trường ngày càng phong phú,
đa dạng, chất lượng đảm bảo và đáp ứng được thị yếu của người tiêu dùng.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, hoạt
động buôn bán hàng giả trên thị trường cũng ngày càng tinh vi, phức tạp và khó kiểm
soát hơn bao giờ hết. Trong những năm gần đây, nạn buôn bán hàng giả có xu hướng
gia tăng cả về số lượng, chất lượng, mặt hàng, quy mô và trên hầu hết các lĩnh vực.
Nhiều mặt hàng bị làm giả hiện nay đang được trà trộn bày bán cùng với hàng thậttrên
thị trường. Hàng giả xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, được sản xuất và
bày bán dưới hình thức chui lủi, đơn lẻ, có độ tinh vi và trình độ công nghệ cao. Việc
buôn bán hàng giả có xu hướng được tổ chức với quy mô lớn và không chỉ bó hẹp
trong phạm vi một quốc gia mà còn mở rộng ra cả khu vực và mang tính xuyên quốc
gia. Do đó, rất khó để phát hiện, theo dõi, giám sát và quản lý hoạt động buôn bán
hàng giả trên thị trường. Đặc biệt là việc quản lý chất lượng hàng hóa trên thị trường
và xử lý vi phạm đối với hàng giả còn gặp nhiều khó khăn và phức tạp.
Bên cạnh những mặt tích cực của những thương nhân làm ăn chân chính, vẫn
còn có các tổ chức, cá nhân kinh doanh vì mục đích siêu lợi nhuận, bất chấp mọi thủ
đoạn để đưa ra thị trườngtiêu thụ các sản phẩm là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng tới tay người tiêu dùng đang có chiều hướng gia tăng, ngày càng diễn biến phức
tạp, tinh vi và khó kiểm soát. Do đó, trước sự phát triển nhanh của nền kinh tế nước ta
như hiện nay, cũng như sự cần thiết đối với công tác quản lý không thể thiếu lực lượng
Quản lý thị trường trong hoạt động thương mại, chống sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hàng giả hiện nay có mặt và xâm nhập ở hầu hết các mặt hàng từ giá trị cao cho
đến giá trị thấp, từ những thương hiệu nổi tiếng đến cả những mặt hàng đơn giản và

1



trên nhiều lĩnh vực như: Thuốc và trang thiết bị y tế; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực
vật; hàng thực lương thực, thực phẩm; quần áo, giầy dép; điện tử, điện lanh, điện dân
dụng... Do đó, nếu không ngăn chặn, kiểm soát và phòng chống được hoạt động buôn
bán hàng giả sẽ gây ra thiệt hại đến nền kinh tế, tác động tiêu cực đến xã hội, ảnh
hưởng đến lợi ích của nhà sản xuất và đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến niềm tin, sức
khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.
Bởi vậy, công tác chống buôn bán hàng giả đang trở thành nhiệm vụ quan trọng,
cấp bách, cần thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để hơn bao giờ hết. Nhằm đảm
bảo cho sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế cũng như bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của nhà sản xuất, kinh
doanh và người tiêu dùng.
Phú Thọ là tỉnh phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh
Phúc, phía Tây giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp
tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang.
Công tác chống buôn bán giả trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những năm qua đã
đạt được những kết quả tích cực bằng việc thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính
phủ, các bộ ngành Trung ương, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ. Bên
cạnh đó lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ đã chủ động triển khai đồng bộ trên
nhiều mặt từ hoạt động trinh sát, thẩm tra, xác minh, nắm bắt địa bàn, thông tin tuyên
truyền và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan đến công tác kiểm tra, xử lý vi
phạm trong buôn bán hàng giả. Do đó lực lượng Quản lý thị trường luôn xác định công
tác chống hàng giả là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và hiệu quả.
Tuy nhiên, với một vài nguyên nhân chủ quan và khách quan mà công tác
chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ trong những năm
qua tuy đã đạt được những kết quả tích cực song vẫn còn không ít những khó khăn, tồn
tại nên chưa ngăn chặn được triệt để đối với những hành vi buôn bán hàng giả trên
thị.Hiện nay hàng giả đã và đang là nguy cơ gây thiệt hại lớn đối với nền sản xuất, tác
động tiêu cực đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và lợi ích của
người tiêu dùng làm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong xã hội.

Công tác chống buôn bán hàng giả của lực lượng Quản lý thị trường trong thời

2


gian gần đây có tính thời sự cao, việc nâng cao hiệu quả công tác chống buôn bán hàng
giả đối với lực lượng QLTT nói chung và Cục QLTT tỉnh Phú Thọ nói riêng có ý nghĩa
quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn đặt ra. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá công
tác chống buôn bán của Cục QLTT tỉnh Phú Thọ để đưa ra các giải pháp đổi mới, nâng
cao hiệu quả là một vấn đề khoa học áp dụng vào thực tiễn, cần được nghiên cứu và
đánh giá một cách nghiêm túc.
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế của lực lượng Quản lý thị trường tại
tỉnh Phú Thọ đối với công tác chống buôn bán hàng giả, trong quá trình thực tiễn làm
việc tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị
trƣờng tỉnh Phú Thọ”làm Luận văn Thạc sỹ.
2.Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ cần phải làm
gì và làm như thế nào để chống buôn bán hàng giả tại tỉnh Phú Thọ.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất những giải pháp để chống buôn
bán hàng giả tại tỉnh Phú Thọ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong công tácchống buôn
bán hànggiả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản
lý thị trường tỉnh Phú Thọ.

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác chống buôn bán hàng giả
tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn làcông tác chống buôn bán hàng giả tại Cục
Quản lý thị trường cấp tỉnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian:Luận văn nghiên cứu công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục
Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.

3


Về thời gian: Thực trạng công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị
trường tỉnh Phú Thọ được nghiên cứu, đánh giá trong giai đoạn từ 2014-2018.
Về nội dung: Tập trung phân tích thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý
và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chốngbuôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị
trườngtỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghịtrong công tác quản lý Nhà
nước vềtình trạngbuôn bán hàng giả, tạomôi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy
phát triển kinh tế và bảo vệquyền lợi của người tiêu dùng.
5.Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu gồm 4 chương:
Chƣơng 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễnvề chống
buôn bán hàng giả tại Cục QLTT cấp tỉnh.
Chƣơng 2:Phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3:Thực trạngchống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh

Phú Thọ.
Chƣơng 4:Định hướng và giải pháp chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý
thị trường tỉnh Phú Thọ.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀTHỰC TIỄN
VỀ CHỐNG BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CỤC QLTT CẤP TỈNH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chống buôn bán hàng giả
Hoạt động buôn bán hàng giảlà một trong những vấn nạn của xã hội, đã kìm
hãm sự phát triển kinh tế nước ta trong thời kỳ mở cửa hội nhập hiện nay, đặc biệt là
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước mà Đảng và Nhà nước ta từng ngày
phòng chống, ngăn chặn vấn nạn này. Do đó, trong những năm qua đã có những tài
liệu, đề tài nghiên cứu về vấn đề nói trên.
Để thực hiện và qua quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu và tiếp cận một số tài
liệu, các đề tài nghiên cứu, bài viết có liên quan đến công tác chống buôn bán hàng
giả. Tuy trong những tài liệu có nhiều nội dung hữu ích,có giá trị, được kế thừa để tổng
hợp, phân tích và đánh giá làm tư liệu cho luận văn, nhưng bên cạnh đó các đề tài vẫn
có những điểm hạn chế nhất định như: về tính thực tế khi áp dụng, nội dung thể hiện
trong đề tài hay về phạm vi nghiên cứu cần phải bổ sung để hoàn thiện hơn. Đặc biệt là
tính hiệu quả trong quá trình chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh
Phú Thọ. Một số tài liệu, đề tài, công trình nghiên cứu, đã định hướng, đề cập đến nội
dung chống buôn bán hàng giả như:
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “ Đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán
hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu” của tác giả Đỗ Văn Tính được
thực hiện năm 2016. Bản thân tôi nhận thấy, nội dung nghiên cứu của tài liệu đã tập
trung làm rõ 02 hoạt động là: “Phòng” và “ Chống” đối với hàng giả. Đây là một trong
những công tác chống sản xuất, buôn bán của lực lượng Quản lý thị trường nói chung.

Tuy nhiên, nội dung phân tích của luận văn chưa chuyên sâu, chưa đề cập và giải quyết
được các vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động buôn bán hàng giả đang lưu thông
trên thị trường. Phạm vi nghiên cứu gắn với hoạt động của Chi cục QLTT trên địa bàn
tỉnh Lai Châu có diện tích lớn; hoạt động sản xuất, buôn bán không tập trung... Do đó
khó áp dụng triển khai tại các tỉnh khác và hiệu quả mang lại không cao.
Luận văn thạc sĩ luật học: “ Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của

5


luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” của tác giả Đỗ Đô Thành được thực hiện năm 2014. Đây
là bài luận văn mà bản thân tôi nhận thấy tác giả đã nêu lên được những vấn đề lý luận
của hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ; phân tích, hệ thống các quy định chung của pháp
luật về luật sở hữu trí tuệ mà pháp luậtđã và đang quy định. Qua đó tác giả đã đưa ra
được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về hàng hóa
giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, nội dung chính của đề tài
hướng đến nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến
hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ và thực tiễn áp dụng để xử lý hàng hóa giả mạo
theo quy định của pháp luật. Nhưng đây chỉ là một khía cạnh của hàng giả mà pháp
luật cấm các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuộc về lĩnh vực sở hữu trí tuệ mà
không phải là cái chung nhất để áp dụng cho các hành vi vi phạm về hàng giả khác
đang lưu thông trên thị trường.
Luận văn thạc sĩ luật học: “ Pháp luật về phòng chống hàng giả trong lĩnh vực
kinh doanh mỹ phẩm” của tác giả Nguyễn Minh Phương được thực hiện năm 2017.
Qua bài luận văn, tôi nhận thấy tác giả đã tập trung nghiên cứu vấn đề cơ bản về thực
hiện các quy định của pháp luật đối với công tác chống hàng giả trong lĩnh vực kinh
doanh nói chung, và các tình huống xử lý vi phạm về mỹ phẩm trong thực tiễn nói
riêng. Tuy nhiên, nội dung của luận văn mới chỉ tập trung vào phân tích khía cạnh của
một mặt hàng mỹ phẩm, trong khi trên thị trường hiện nay có rất nhiều mặt hàng được
sản xuất, kinh doanh khác nhau. Công tác phòng chống hàng giả thiếu tính đa dạng,

giải pháp đưa ra chưa đầy đủ và đồng bộ.
Luận văn thạc sỹ luật học: “ Pháp luật kiểm soát hành vi sản xuất, kinh doanh
hàng giả qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị” của tác giả Nguyễn Hải Sơn thực hiện năm
2018. Bản thân tôi nhận thấy, nội dung nghiên cứu của luận văn tập trung và làm rõ
những quy định của pháp luật để thông qua đó kiểm soát các hành vi sản xuất, kinh
doanh hàng giả. Qua đó, đưa ra các giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật
trong việc kiểm soát hành vi liên quan đến hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tuy
nhiên, luận văn mới chỉ nêu việc kiểm soát hành vi về sản xuất, kinh doanh hàng giả
mà chưa phân tích và làm rõ các quy định của pháp luật về phòngchống và xử lý vi
phạm đối với hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả nói chung. Bên cạnh đó, các giải

6


pháp đưa ra mang tính chung chung cho tất cả các lực lương tham gia kiểm soát hành
vi
sản xuất, kinh doanh hàng giả và chưa mang tính chuyên sâu và toàn diện
khi áp
dụng đối với lực lượng Quản lý thị trường.
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “ Tăng cường quản lý Nhà nước về phòng,
chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh”
của tác giả Phạm Anh Tuấn. Tác giả hiện đang công tác tại Quản lý thị trường tỉnh
Quảng Ninh, được thực hiện vào năm 2015. Bản thân tôi nhận thấy nội dung nghiên
cứu của tài liệu tập trung chủ yếu là phân tích được thực trạng và đưa ra những yếu tố
ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi
cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh. Nhưng chưa nêu ra được những giải pháp
chung và cụ thể khi áp dụng cho các đơn vị khác và từ thực tiễn có thể thấy tỉnh Quảng
Ninh là nơi cửa khẩu để giao thương hàng hóa nhập từ các nước vào nội địa. Cho nên
quá trình của hoạt động chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh cũng sẽ khó áp dụng đối tỉnh Phú Thọ khi không có cửa khẩu và đường biên giới

chạy qua cũng như đối với các tỉnh khác có cùng đặc điểm như trên.
Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về hàng giả nhưng chưa
mang tính tổng thể và hệ thống đối với công tác quản lý vềchống buôn bán hàng giả tại
Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ. Do vậy, bản thân tôi chọn đề tài “ Chống buôn
bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ” sẽ có ý nghĩa quan trọng trong
thực tiễn và định hướng, đưa ra một số giải pháp nhằm đạt được hiệu quả cao trong
công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ trong thời
gian tới.
1.2.Cơ sở lý luận về chống buôn bán hàng giả của lực lƣợng QLTT
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm về hàng giả
Hàng giả là một thuật ngữ để phân biệt với hàng thật, là hiện tượng và luôn tồn
tại với quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Thuật ngữ hàng giả được sử dụng
với những ý nghĩa khác nhau. Từ góc độ của khoa học và ngôn ngữ, cụm từ hàng giả
trái với quy định của pháp luật có nghĩa là hàng cấm sản xuất và buôn bán trên thị
trường.

7


Trong nền kinh tế phát triển và hội nhập trên toàn thế giới nói chung và đối với
Việt Nam nói riêng, chưa kiểm soát được hết việc sản xuất và buôn bán hàng giả. Vì
giá trị kinh tế mà hàng giả mang lại cho các tổ chức, thương nhân cố tính buôn bán
hàng giả là rất lớn. Do đó, để kiểm soát và giảm thiểu đến mức tối đa các hoạt động
trên đã có nhiều nước trên thế giới đề ra các đạo luật, các quy định về cấm sản xuất,
buôn bán hàng giả. Tại Việt Nam đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về
hoạt động chống sản xuất và buôn bán hàng giả, đưa ra các khái niệm cơ bản đã đáp
ứng được đầy đủ các nội dung, thông tin và dễ hiểu về hàng giả. Cụ thể như:
Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính
Phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán

hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Quy định hàng giả gồm:

-

Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng

không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng,
công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
-

Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng

hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn
chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn,
bao bì hàng hóa;
-

Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có

dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã
đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
-

Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ

70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố
áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên
nhãn, bao bì hàng hóa;
-


Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ

của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả
mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì của thương nhân khác;
-

Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn

gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

8


-

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ

năm 2005;
- Tem, nhãn, bao bì giả.
Theo khoản 5 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của
Chính Phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và
chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Quy định:
-

Hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả gồm hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng

hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại
hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả
mạo bao bì của thương nhân khác; hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ
dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

Theo quy định của pháp luật, tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ năm 2015 đưa ra
khái niệm về hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ. Cụ thể như sau:
-

Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng

hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo
nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản
3 Điều này.
-

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn

hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ
dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của
tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
-

Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ

thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
Như vậy, từ những nội dung trên hàng giả được hiểu như sau: Hàng giả là
những sản phẩm, hàng hóa được sản xuất, đóng gói, gia công, nhập khẩu đưa ra thị
trường tiêu thụ, buôn bán trái quy định của pháp luật có hình dáng giống như những
sản phẩm, hàng hóa được Nhà nước cho phép sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và tiêu
thụ trên thị trường hoặc hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử
dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa;
có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố
hoặc đăng ký;Tem, nhãn, bao bì giả của thương nhân khác.


9


1.2.1.2. Khái niệmvề chống buôn bán hàng giả
Theo quy định của Chính Phủ, tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 “
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ
thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận” ( 2005,
trang 2). Trong đó có nêu “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các
hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác” (2005, trang 2).
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định “ Kinh doanh là việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”
( 2014, trang 2).
Trong các quy định hiện hành cũng như trong thực tiễn cuộc sống, các thuật
ngữ thường được dùng như “ kinh doanh”, “ buôn bán” và “ mua bán” thường được
hiểu theo chung một nghĩa. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tiếp
cận khái niệm “ Buôn bán” là hoạt động mua, bánhàng hóa nói chung gắn liền với các
hoạt động mua vào, bán ra hàng hóa trên thị trường nhằm mục đích sinh lời của các
chủ thể trong quá trình buôn bán.
Theo đó, Buôn bán hàng giảđược hiểu là hoạt động mua vào, bán ra hàng giả
nhằm mục đích sinh lời của các chủ thể trong quá trình buôn bán. Buôn bán hàng giả
là quá trình phân phối hàng giả ra thị trường từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Chống buôn bán hàng giả được thực hiện dựa trên quyền lực của Nhà nước,
quản lý thông qua các bộ, ngành từ trung ương đến địa phương. Đó là hoạt động mang
tính cưỡng chế nhằm đạt được mục tiêu mà nhà nước đề ra.
“ Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể, định hướng,
điều hành, chi phối... để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử
nhất định”(Phan Huy Đường, 2012, trang 27).

“ Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức, có mục đích của nhà
nước lên các hoạt động kinh tế để sử dụng có hiệu quả tiềm năng, các nguồn lực, các
cơ hội nhằm đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài của nền kinh tế - xã hội” ( Phan
Huy Đường, 2012, trang 63).

10


Theo đó,Chống buôn bán hàng giảđược hiểu làhoạt động quản lý của Nhà
nước về kinh tế, thực hiện thông qua các quy định của pháp luật hiện hành, các lực
chức năng tác động đến các yếu tố, các đối tượng và các hoạt động mua vào, bán ra
hàng giả trái với quy định của pháp luật của các chủ thể trong quá trình buôn bán hàng
giả trên thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích của các thương nhân kinh doanh
chân chính và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
1.2.2. Vai trò của công tác chống buôn bán hàng giả của Quản lý thị trường
Trong tình hình kinh tế Việt Nam đang mở cửa hội nhập sâu rộng như hiện nay,
đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Tình
trạng buôn bán hàng giả đang là một trong những thách thức lớn đối với công tác quản
lý của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta. Nó có tác hại to lớn
đến nền kinh tếnhất là các nước đang phát triển. Chính vì vậy, công tácphòng, chống
buôn bán hàng giả càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Để bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sản xuất, kinh
doanh chân chính, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Lành mạnh hóa
môi trường kinh doanh của các nhà đầu tư, làm giảm thiệt hại về kinh tế, hao tổn về
nguồn thu của quốc gia do hàng giả gây ra. Theo quy định của pháp luật hiện nay, các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tham gia chống buôn bán hàng giả gồm:
Lực lượng Quản lý thị trường; Công an nhân dân; Hải quan; Bộ đội Biên phòng;Cảnh
sát biển; Thanh tra chuyên ngành Công thương, Y tế, Khoa học – Công nghệ, Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Văn hóa, thể thao và Du lịch.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ tùy theo tính chất hoặc đặc thù vụ việc, các lực

lượng có thể chủ động tổ chức công tác phòng chống, ngăn chặn, kiểm tra và xử lý đối
với hoạt động buôn bán hàng giả hoặc phối hợp liên ngành tổ chức thực hiện theo quy
định nhằm đạt được kết quả cao nhất. Công tác phối hợp giữa các lực lượng được thực
hiện theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt như: Chương trình kiểm tra cao
điểm đối với hàng giả hoặc Kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh
lưu thông hàng giả trên thị trường… hoặc kiểm tra Đột xuất theo từng trường hợp vụ
việc cụ thể.
Trong thị trường nội địa với chức năng nhiệm vụ được giao, lực lượng Quản lý
thị trường trực thuộc Bộ Công thương là lực lượng chính, chủ công trong công tác

11


chống buôn bán hàng giả. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đảm bảo ổn định
tình hình thị trường trong nước, lực lượng QLTT đã thường xuyên tổ chức kiểm tra,
kiểm soát và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi vi phạm trong những
lĩnh vực khác theo quy định. Đồng thời qua công tác kiểm tra, nắm bắt địa bàn thường
xuyên tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, các quy định mới của Đảng và Nhà
nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đến các thương
nhân. Qua đó khích lệ các thương nhân hoạt động kinh doanh chân chính, hướng
dẫncách phân biệt hàng thật và hàng giả của một số mặthàng xuất hiện trên thị trường
và những tác hại, ảnh hưởng của việc sử dụng hàng giả đến sức khỏe và quyền lợi của
người tiêu dùng.
1.2.3. Nội dung công tác chống buôn bán hàng giả của Quản lý thị trường
Để kiểm tra, kiểm soát và xử lý được tình trạng buôn bán hàng giả, Nhà nước
thông qua các quy định của pháp luật như:Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật
Thương mại, Luật Dân sự, Nghị định, Thông tư… được ban hành để chủ động phòng,
chống các hành vi buôn bán hàng giả trên thị trường nhằm xử lý, ngăn chặn và tiến tới
đẩy lùi tình trạng trên.

Chống buôn bán hàng giả là hoạt động quản lý của Nhà nước về kinh tế, đó là
hoạt động quản lý về quá trình buôn bán và tiêu thụ hàng hóa trên thị trường được thực
hiện một cách liên tục và thông suất. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch: Thực hiện công tác lãnh
đạo, chỉ đạo, xác lập hoàn thiện các văn bản pháp lý và xây dựng kế hoạch, phương án
để thực hiện công tác chống buôn bán hàng giả trên địa bàn cấp tỉnh.
Thứ hai, về tổ chức thực hiện công tác chống buôn bán hàng giả tại Cục Quản
lý thị trường cấp tỉnh gồm có:
-

Tổ chức lực lượng thực hiện công tác chống buôn bán hàng giả như: Ổn định

tổ chức, sắp xếp, luân chuyển và điều động cán bộ, công chức trong đơn vị đúng với
trình độ chuyên môn, năng lực và sở trường công tác. Tiến hành bổ nhiệm những công
chức có năng lực, trình độ chuyên môn về chống buôn bán hàng giả và có bản lĩnh về
chính trị vào vị trí lãnh đạo các Phòng ban, các Đội QLTT trực thuộc như Phòng

12


Thanh tra – Pháp chế, Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp hay Đội Chống sản xuất và buôn
bán hàng giả... Thường xuyên tiến hành khen thưởng, động viên và tuyên dương
những cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cũng kịp thời
phát hiện, uốn nắn và kỉ luật nghiêm minh đối những công chức vi phạm quy định của
pháp luật cũng như quy chế ngành.
- Công tác tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về buôn bán hàng giả như: Trinh
sát,
nắm bắt địa bàn, thu thập thông tin và thẩm tra, xác minh thông tin trước khi đề xuất
kiểm tra; Tập trung tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường theo văn bản chỉ đạo của cấp
trên, kế hoạch định kỳ, kế hoạch kiểm tra chuyên đề đã được Cục QLTT phê duyệt và

kiểm tra theo đề xuất của cán bộ quản lý địa bàn đề xuất kiểm tra khi phát hiện thấy
các dấu hiệu vi phạm hay hành vi vi phạm của các thương nhân kinh doanh trên địa
bàn quản lý. Việc thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm phải theo đúng quy trình, quy định
của pháp luật và theo quy chế ngành.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về chống
buôn bán hàng giả; nâng cao chất lượng cán bộ, công chức theo đúng vị trí việc làm và
đáp ứng được các yêu cầu trong tình hình mới như trình độ chuyên môn, lý luận chính
trị, đạo đức nghề nghiệp. Đào tạo, bồi dưỡng việc sử dụng công nghệ thông tin áp
dụng vào công việc chống buôn bán hàng giả trên mạng...
- Công tác đánh giá, dự báo tình hình thị trường liên quan đến hoạt động
chống
buôn bán hàng giả trong tình hình kinh tế mở cửa và hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Dự báo trước được các phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng buôn bán hàng
giả để chủ động có các giải pháp phòng chống và ngăn chặn.
-

Công tác tham mưu, kiến nghị, đề xuất đối với các cấp, ngành, lĩnh vực liên

quan đến công tác chống buôn bán hàng giả về ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn
bản, chương trình, kế hoạch sát với thực tế và phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt là
trong công tác chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử lý
của lực lượng QLTT về buôn bán hàng giả.
- Công tác tuyên truyền chống buôn bán hàng giả nhằm nâng cao hiểu biết, ý
thức trách nhiệm của các thương nhân kinh doanh, người tiêu dùng và các cơ quan
chức năng về tác hại của việc buôn bán và sử dụng hàng giả. Đồng thời tuyên truyền


13



người dân tích cực tham gia tố giác các đối tượng buôn bán hàng giả trên địa bàn. Đây
được coi là nội dung chính đối với công tác chống buôn bán hàng giả của lực lượng
quản lý thị trường nhằm nâng cao ý thức và nhận thức của người dân. Qua đó, sẽ giảm
được tình trạng buôn bán hàng giả trên thị trường một cách tích cực và hiệu quả.
-

Trang bị cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu, điều kiện làm việc đối các phòng, các

Đội QLTT và cán bộ, công chức trong toàn lực lượng nhằm đáp ứng yêu cầu và tính
chất của công việc. Tính chất công việc ngày càng cần đến các trang thiết bị đặc biệt,
chuyên dụng để phục vụ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả.
- Công tác phối hợp chống buôn bán hàng giả: Phối hợp với các cơ quan
chức
năng có liên quan trong quá trình kiểm tra, xử lý về buôn bán hàng giả; sự hợp tác với
các Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, các Hiệp hội làng nghề và người tiêu
dùng.Việc phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức càng chặt chẽ và thường xuyên sẽ
mang lại hiệu quả đối với công tác chống buôn bán hàng giả.
Thứ ba,về thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác chống buôn
bán hàng giả của Quản lý thị trường.
Việc thanh tra, kiểm tra và giám sát được lên kế hoạch từ đầu năm và có nội
dung cụ thể đối với từng đơn vị như: thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của
pháp luật cũng như quy chế của ngành đối với hoạt động công vụ; kiểm tra, giám sát
việc thực hiện văn bản chỉ đạo, chỉ tiêu kế hoạch giao hàng năm, kế hoạch kiểm tra
định kỳ và chuyên đề đã được Cục QLTT cấp tỉnh phê quyệt; việc thực hiện quy trình
kiểm tra, xử lý vi phạm, hồ sơ, ấn chỉ của vụ việc kiểm tra sau khi đã được hoàn thiện.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát đối với các đơn vị trực thuộc để
kịp thời phát hiện các sai sót, uốn nắn nhắc nhở, tổ chức rút kinh nghiệp và xử lý theo
quy định đối với những tập thể, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật cũng như
quy chế của ngành.
1.2.4. Tiêu chí đánh giá đối với công tác chống buôn bán hàng giả

Hiểu quả công tác chống buôn bán hàng giả của lực lượng QLTT được đo lường
quan hệ thống các tiêu chí như sau:
Thứ nhất, Hệ thống tiêu chí phản ánh việc lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng các
kế hoạch, phương án, văn bản chỉ đạo về công tác chống buôn bán hàng giả như: Số

14


lượng các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện về chống buôn bán hàng giả; chất lượng
của văn bản được ban hành phải đảm bảo được tính kịp thời, đầy đủ và toàn diện.
Thứ hai, Hệ thống các tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác chống
buôn bán hàng giả. Cụ thể như sau:
- Về tổ chức lực lượng: Số lượng cán bộ, công chức tăng hoặc giảm hàng
năm;
số lượng công chức luân chuyển, điều động; số lượng các đơn vị được sát nhập...; cơ
cấu số lượng lao động tại các Phòng, Đội QLTT trực thuộc.
- Về kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động buôn bán hàng giả:Số lượng
các
vụ việc được kiểm tra, xử lý; số tiền phạt vi phạm hành chính; trị giá hàng hóa tịch thu,
tiêu hủy... đối với các hành vi vi phạm về buôn bán hàng giả.
-

Về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ: Số lượt tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng

về chuyên môn nghiệp vụ; số cán bộ, công chức được cử tham gia các lớp đào tạo, bồi
dưỡng... Những kết quả đạt được từ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về
chống buôn bán hàng giả.
- Về công tác đánh giá, dự báo tình hình: Dựa trên kết quả kiểm tra, xử lý vi
phạm và tình hình, diễn biến của thị trường đưa ra các đánh giá, dự báo tình hình trong
thời gian tới, từ đó ban hành các phương án, kế hoạch, chỉ tiêu kiểm tra hàng năm cần

thực hiện; đánh giá các tác động của thị trường, dự báo nhu cầu của người tiêu dùng,
số lượng các mặt hàng bị làm giả có nhu cầu tăng, giảm qua các năm...
- Về công tác tham mưu đối với hoạt động chống buôn bán hàng giả: Số
lượng
các văn bản chỉ đạo được ban hành của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh...; số lượng
các văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung và thay thế các nghị định, thông tư còn hạn chế,
bất cập và khó áp dụng trong quá trình thực hiện.
-

Về công tác tuyên truyền đối với hoạt động chống buôn bán hàng giả: Số

lượng các tin bài, phóng sự về chống buôn bán hàng giả; các đợt tuyên truyền thông
qua hội nghị, hội thảo; các cuộc vận động ký cam kết không buôn bán giả, hàng kém
chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm...đối với các cơ sở sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn.
- Về trang thiết bị, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc đối với công tác
chống
buôn bán hàng giả: Số lượng các máy móc, trang thiết thị được đầu tư mua sắm, các


×