Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM“Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề và dạy học một số kiến thức chương “chất khí” vật lý 10 THPT”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.7 KB, 22 trang )

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, con người là nhân tố chính trong việc thúc đẩy sự phát triển
của xã hội, trong đó tri thức là yếu tố quan trọng, đóng vai trò quyết định. Với
nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi giáo dục phải có những bước tiến
quan trọng nhằm đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước để đáp ứng và
đón đầu sự phát triển của đất nước trong sự hội nhập hiện nay.
Vật lý là môn khoa học cơ bản gắn liền với thực tiễn, vì vậy trong quá
trình dạy học người giáo viên có thể chia sẻ những kiến thức Vật lý nhằm giải
quyết các vấn đề thực nghiệm, giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. Thông
qua quá trình này, tạo điều kiện kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của học sinh,
từ đó giúp các em từng bước tìm hiểu và nghiên cứu Vật lý. Như Galileo Galile
đã từng nói “Chúng ta không thể dạy người ta bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ có thể
giúp họ phát hiện ra điều gì đó ngay trong chính bản thân họ”. Vì vậy, quá trình
giảng dạy Vật lý ở nhà trường phổ thông không chỉ là quá trình truyền thụ kiến
thức của thầy cho trò, mà là quá trình tương tác giữa thầy và trò nhằm đạt đến
kiến thức chân lý.
Việc cải cách giáo dục đang dần thay đổi, lấy vai trò người học làm trung
tâm, nhằm phát triển năng lực bản thân, tự giải quyết vấn đề nhằm đáp ứng nhu
cầu của xã hội. Với phương pháp dạy học mới, giáo viên sẽ định hướng cho học
sinh tự tìm hiểu kiến thức, qua đó sẽ khắc phục lối truyền thụ kiến thức một
chiều, ghi nhớ máy móc của học sinh. Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực, chủ
động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học.
Trong xu thế giáo dục hiện nay thì sự kết hợp các phương tiện dạy học,
cùng với việc hình thành và rèn luyện kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề là
một trong những yếu tố cần thiết trong quá trình dạy học. Xuất phát từ những lý
do này tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học nêu và
giải quyết vấn đề và dạy học một số kiến thức chương “Chất khí” - Vật lý
10 THPT” để giúp học sinh tìm hiểu kiến thức chương này một cách sâu sắc
hơn, cũng như việc vận dụng các kiến thức liên quan và bên cạnh đó là phát huy


1


tính tích cực học tập và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh
2. Phạm vi nghiên cứu
Tôi tiến hành thực nghiệm ba nội dung kiến thức của chương “Chất khí”
theo tiến trình dạy học đã xây dựng ở 2 lớp là lớp 10A1và lớp 10a1 trường
THPT 19 – 5 Kim Bôi, cả 2 lớp đều có 40 học sinh, kết quả học tập Vật lý của
hai lớp tương đương nhau . Và xử lý kết quả thu được bằng phương pháp thống
kê toán học.
Lớp 10A1 (Tiến hành dạy học theo tiến trình dạy học theo phương
pháp nêu và giải quyết vấn đề)
Lớp 10A7 (Tiến hành dạy chủ yếu theo phương pháp diễn giảng truyền
thống)
CHƯƠNG II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
I. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
1. Khái niệm về phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học theo
định hướng lấy học sinh làm trung tâm. Trong đó học sinh học về các chủ đề
thông qua các vấn đề có trong thực tiễn và liên quan tới nội dung môn học. Làm
việc theo nhóm, học sinh xác định những điều đã biết, những điều cần biết, và
làm thế nào để có được những thông tin cần biết trong việc giải quyết vấn đề.
(Answers.com)
Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là dạy học dựa trên các vấn đề
thực tiễn có liên quan đến người học và liên quan đến nội dung học tập đã được
quy định trong “chuẩn kiến thức, kỹ năng”. Trên cơ sở đó, người học tự chiếm
lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như lập kế hoạch, tự định hướng học tập,
hợp tác, các kỹ năng tư duy bậc cao, kỹ năng sống. (PGS.TS Nguyễn Văn Khôi)
2. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
a) Ưu điểm

- Phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập
- Người học được rèn luyện các kỹ năng cần thiết
- Người học được sớm tiếp cận những vấn đề thực tiễn

2


- Bài học được tiếp thu vừa rộng vừa sâu, được lưu giữ lâu trong trí nhớ
người học
- Đòi hỏi giáo viên không ngừng vươn lên
b) Nhược điểm
- Khi dạy học với phương pháp này thì cần nhiều thời gian hơn so với
phương pháp dạy học truyền thống.
- Khó vận dụng ở những môn học có tính trừu tượng cao
- Khó vận dụng cho lớp đông
II. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết
vấn đề trong dạy học Vật lý ở trường THPT 19 - Kim Bôi
1. Thuận lợi
- Đông đảo GV có nhận thức đúng đắn về đổi mới PPDH. Nhiều GV đã
xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới PPDH.
Một số GV đã và đang vận dụng được các PPDH tích cực trong dạy học; kĩ năng
sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT vào việc tổ chức hoạt
động dạy học một cách khá hiệu quả.
2. Hạn chế
a) Đối với giáo viên
- Hoạt động đổi mới PPDH chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri
thức phần lớn vẫn là PPDH truyền thống, một chiều. Một bộ phận giáo viên
không tích cực đầu tư, cải tiến PPDH, không trau dồi chuyên môn nhằm nâng
cao tay nghề. Một số giáo viên mặc dù có ý thức đổi mới PPDH nhưng việc thực
hiện chỉ mang tính hình thức, đối phó chưa thực sự đem lại hiệu quả mong

muốn.
- Trong quá trình dạy học còn nặng về truyền thụ lý thuyết, chưa thật sự
được quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề thực
tiễn cho HS thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp.
b) Đối với học sinh
- Về phía học sinh còn thói quen thụ động, ghi nhớ và tái hiện một cách máy
móc, rập khuôn, chưa chủ động tìm tòi, khám phá, lười suy nghĩ, ngại phát biểu.

3


- Một bộ phận học sinh có ý thức học tập không tốt, lười học, thường xuyên
không thuộc bài, không làm bài tập, mất trật tự trong giờ học, vi phạm nội quy.
3. Nguyên nhân
- Nhận thức về sự cần thiết đổi mới PPDH, ý thức thực hiện đổi mới của một
bộ phận nhỏ cán bộ quản lí, GV còn chưa cao. Năng lực của đội ngũ GV về vận
dụng PPDH tích cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT còn hạn chế.
4. Giải pháp
Để khắc phục thực trạng này tôi đã áp dụng dạy học theo
phương pháp nêu và giải quyết vấn đề chương “Chất khí” Vật lý 10 THPT với
những biện pháp sau:
- Những biện pháp kích thích hứng thú học tập của HS trong quá trình giải
quyết vấn đề:
+ HS tự tìm hiểu kiến thức của chương và tự tiến hành làm thí nghiệm thông
qua sự hướng dẫn của GV.
+ HS hoạt động theo nhóm.
+ Sử dụng những hình ảnh trực quan, các clip về chất khí có sẵn trên internet
để HS quan sát chuyển động của các phân tử khí.
+ Sau mỗi bài học sử dụng bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan để đánh giá
kết quả của HS.

Cách thức tổ chức các hoạt động của từng giai đoạn dạy học
- GV chia lớp học thành các nhóm nhỏ tùy thuộc theo sĩ số HS của lớp

thực nghiệm. HS sẽ làm việc theo nhóm để giải quyết và đưa ra câu trả lời cho
từng yêu cầu hay câu hỏi mà GV đưa ra sau những khoảng thời gian nhất định.
- GV sẽ chấm điểm hoạt động của từng nhóm theo các tiêu chí cụ thể
để lựa chọn ra nhóm nào hoạt động tốt nhất, và các cá nhân hoạt động tích cực
nhất.
Giai đoạn nêu và phát biểu vấn đề: GV cho từng nhóm HS làm thí nghiệm để làm
nảy sinh vấn đề, từ đó phát biểu vấn đề cần giải quyết.
Giai đoạn giải quyết vấn đề: GV đưa ra các câu hỏi gợi ý để giúp HS đưa ra được giả
thuyết phù hợp nhất và đề xuất phương án tiến hành kiểm chứng giả thuyết đó. Các
nhóm HS sẽ lần lượt trình bày ý kiến của nhóm. GV nhận xét để đưa ra phương án

4


đúng nhất sau đó cho từng nhóm HS làm thí nghiệm kiểm chứng. Từng nhóm HS làm
thí nghiệm, thu thập và xử lý số liệu thu được và báo cáo kết quả lại cho GV. GV nhận
xét kết quả làm việc của các nhóm.
Giai đoạn kết luận và vận dụng: GV rút ra kết luận chung và khẳng định lại kiến
thức mới mà HS cần ghi nhớ. GV đưa ra các câu hỏi thực tế để HS vận dụng kiến thức
vừa ghi nhận để giải thích.

III.Thiết kế tiến trình dạy học chương “Chất khí” - Vật lý 10 THPT theo
phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Tiến trình dạy học bài “Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt”
theo phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Hoạt động của GV


Hoạt động của HS

Câu trả lời mong đợi

GV cho HS tìm hiểu một số khái niệm: HS tìm hiểu và ghi nhớ.
- Cho HS tìm hiểu thế
nào là khối khí xác định
và các thông số trạng
thái của chất khí?
+ Các phân tử chất khí

- HS suy nghĩ đưa

luôn chuyển động hỗn

ra câu trả lời.

- Dùng một bình kín để

loạn không ngừng,

nhốt một khối khí xác

làm sao có được một

định.

khối khí xác định?

- Ghi nhận lại.


+ Thế nào là một khối
khí (lượng khí) xác

- Khối khí xác định là

định?

khối khí có khối lượng,

+ Làm sao để xác định

hay số phân tử khí là

được trạng thái của một

xác định, không đổi.

khối khí.
- Kết luận lại các thông

- Khối khí xác định có

số trạng thái của chất

thể tích, áp suất, nhiệt

khí bao gồm áp suất p,

độ xác định.


5


thể tích V và nhiệt độ tuyệt đối T. Chú ý:

Nghe và phát biểu

lại

T(K) = t0C + 273.
Giai đoạn nêu và phát biểu vấn đề: HS làm thí nghiệm theo nhóm theo yêu
cầu của GV và phát hiện vấn đề.
- Cho

HS làm thí

nghiệm để làm nảy
sinh vấn đề: nén khí
trong bơm tiêm đã bịt - Làm thí nghiệm theo
chặt đầu và cho HS nhóm và cử đại diện lần
nhận xét sự biến đổi lượt trình bày ý kiến của
của các thông số trạng nhóm mình.
thái trong quá trình làm
thí nghiệm.
- GV gợi ý để HS

phát biểu thành vấn đề
và nhận xét các ý kiến
của các nhóm.

+ Khối khí đang khảo

- Nhiệt độ của khối khí

sát là khối khí nào?

trong bơm tiêm không

+ Trong khi làm thí

thay đổi. Khi nén khí

nghiệm thì thông số

trong bơm tiêm thì thấy

trạng thái nào của khối

thể tích khí giảm, cảm

khí không thay đổi,

giác nén bơm tiêm khó

thông số nào thay đổi

khăn, có thể là do áp suất

và thay đổi thế nào?


khí trong bơm tiêm tăng.

+ Cho HS nhận xét sự

- Thể tích khí giảm

thay đổi giữa áp suất Ghi nhận lại

nhưng áp suất khí lại

và thể tích

tăng.

6


- GV phát biểu lại vấn

đề: “Trong một quá
trình biến

đổi trạng

thái của một khối khí,
khi giữ nhiệt độ T của
một khối khí không
đổi, thì p có tăng tỷ lệ
nghịch với V không?”
- GV gợi ý, hướng dẫn

HS đề xuất giả thuyết.

p tỷ lệ nghịch với V:

+ p và V tỷ lệ nghịch

- HS thảo luận theo

 p.V = const

với nhau, vậy có biểu

nhóm, trình bày giả

Phương án: Giữ nhiệt độ

thức toán học nào biểu

thuyết của

của một khối khí không

thị mối quan hệ này

nhóm.

đổi, thay đổi thể tích của

không?


khối khí để khảo sát sự

Giả thuyết: “Khi một

thay đổi của áp suất theo

khối khí thay đổi trạng

thể tích, và kiểm tra tính

thái, với T không đổi

đúng đắn của biểu thức:

thì p tỷ lệ nghịch với V

p.V = const

và pV = const ”
-

- HS phối hợp theo nhóm - Dùng bình kín chứa

GV hướng dẫn HS lập

tìm ra

khí.

phương án kiểm chứng


phương án kiểm

- Dùng một xilanh chứa

giả thuyết

chứng giả thuyết,

một khối khí xác định,

+ Làm thế nào để có

và trình bày ý kiến

trong xi lanh có một pit-

một khối khí xác định?

của nhóm.

tông có thể di chuyển để

+ Làm thế nào để có

thay đổi thể tích và áp

thể thay đổi thể tích và

suất của khối khí. Có thể


áp suất của khối khí

giữ cố định vị trí của

mà nhiệt độ vẫn không

pit-tông bằng cách dùng

đổi ?

chốt.

7


+ Làm thế nào để đo

- Nối áp kế với xilanh

được áp suất của khối

- Dùng xilanh có gắn

khí trong xilanh?

thang đo độ cao h của

+ Làm thế nào để đo


khối khí khi biết tiết diện

được thể tích của khối

S của xilanh có thể đo

khí?

được V = hS . (xilanh
đồng tiết diện)
- Tiến hành thí nghiệm
+ Kéo pit-tông lên, dùng

+ Tiến hành thế nào?

nút cao su bịt lại để nhốt

Lưu ý: Kéo pit-tông từ

1 lượng khí xác định vào

từ để không làm thay

trong xilanh.

đổi nhiệt độ của khối - Các nhóm tiến hành

Đo p1 , h1

khí.


làm thí nghiệm, thu thập

+ Nén pit-tông lại rồi

số liệu, và so sánh kết

vặn khóa giữ nguyên vị

quả với các nhóm khác.

trí của pit-tông. Đo p2, h2

Rút ra kết luận.

+ Kéo pit-tông lên rồi

Lần V=s.h p

p.V

1
- GV cho các nhóm HS
làm thí nghiệm kiểm
chứng giả thuyế

vặn khóa giữ nguyên vị
trí của pit-tông. Đo p3, h3
+ Ghi số liệu vào bảng,


2

nhận xét sự tăng giảm

3

của V và p, tính pV

Giai đoạn kết luận và vận dụng: HS rút ra kết luận và GV khẳng định lại nội
dung kiến thức mới.
- GV khẳng định lại

sự đúng đắn của giả

- Ghi nhớ

thuyết và rút ra kết
luận cho HS: “Trong
quá trình biến đổi
trạng thái của một khối

8


khí xác định, khi
T = const thì p và V tỉ
lệ nghịch

với nhau


hay pV = const ”
- GV thông báo cho

HS đây là định luật
Bôi-lơ - Ma-ri-ốt
- GV cho HS vẽ đồ thị
biểu diễn mối quan hệ
giữa p và V trong các
hệ trục tọa độ (p,V),
(p,T), (V,T) và lưu ý - Vẽ đồ thị
cho hs đặc điểm của
các đồ thị.
- GV cho HS tìm hiểu

một số ví dụ của quá Ghi nhận
trình đẳng nhiệt trong
đời sống: bơm xe đạp, - Thảo luận hoặc làm
trò chơi ống thụt,…

việc cá nhân để giải

GV cho HS giải thích

thích.

một số clip thí nghiệm,

+ Trả lời: Khi chiếc ống

giải thích một số hiện


đựng nước nổ thì áp suất

tượng trong tự nhiên

nước nhanh chóng giảm

hay trong cuộc sống.

xuống.

+ Câu hỏi: Tại sao một

Khi bình đựng khí nổ,

chiếc bình đựng khí

thể tích khí tăng nhanh

nén khi nổ sẽ nguy

chóng, áp suất giảm nên

hiểm, còn một chiếc

các mảnh vỡ sẽ thu được

ống đựng nước dưới

vận tốc lớn và gây ra sức


áp suất lớn khi nổ

cộng phá lớn.

9


không nguy hiểm?

+ Giải thích thí nghiệm:

+

do quả bóng bay đã được

Clip

(hoặc

thí

làm

nghiệm
cho

HS

cột chặt nên khối khí


xem): bỏ một quả bóng

trong quả bóng là không

bay nhỏ đã được bơm

đổi. Khi nén xilanh thì

không khí và cột chặt

thể tích khí trong xilanh

lại vào trong 1 xilanh;

(bên ngoài quả bóng

gắn

bay) giảm, áp suất tăng,

pit-tông

vào

xilanh. Trong khi nén

tác dụng lực lên quả

pit- tông lại dùng tay


bóng bay làm nó xẹp

bịt đầu kia của xilanh,

xuống.

thì thấy quả bóng xẹp
xuống và ngược lại.
Tiến trình dạy học bài “Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ” theo
phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Câu trả lời mong đợi

Giai đoạn làm nảy sinh vấn đề và phát biểu vấn đề: GV cho HS làm thí
nghiệm theo nhóm và phát biểu vấn đề.
-

GV cho HS làm thí

nghiệm: bỏ lần lượt 1 - Làm thí nghiệm theo - Khi bỏ bình kín vào
bình kín chứa không khí nhóm, vận dụng kiến nước lạnh thì thể tích
vào chậu nước lạnh, và thức cũ để phát hiện ra bình không đổi, nhiệt độ
chậu nước nóng; yêu vấn đề.

khí trong bình giảm, áp


cầu HS nhận xét về sự

suất giảm.

thay đổi của các thông

- Tương tự khi bỏ bình

số trạng thái của khối

kín vào nước nóng thì

khí trong bình.

thể tích bình không đổi,

(Có thể HS sẽ không

nhiệt độ khí tăng, áp

nhận ra sự thay đổi của

suất tăng.

áp suất, GV gợi ý cho

10


HS sử dụng kiến thức cũ

về Thuyết động học
phân tử để lý giải)
- GV phát biểu thành

vấn đề: “Áp suất có tăng Ghi nhận
tỷ lệ thuận với nhiệt độ
trong khi giữ thể tích
của khối khí không đổi
không?”
Giai đoạn giải quyết vấn đề: GV hướng dẫn các nhóm HS đề xuất giả thuyết,
phương án thí nghiệm kiểm chứng
- GV hướng dẫn HS đề
xuất giả thuyết: p tăng

- p tỷ lệ thuận với T:

tỷ lệ thuận với V, vậy có

hay

biểu thức nào biểu thị - HS thảo luận theo
mối quan hệ này không? nhóm, đưa ra giả thuyết.
Giả thuyết: khi giữ thể

đổi của T và kiểm tra

trình biến đổi trạng thái

tính đúng đắn của biều


thì p tỷ lệ thuận với T

thức

P
= const
T

không co giãn (có thể là

kế phương án thí

bình thủy tinh) để chứa
- Ghi nhận

khí.
- Nhúng bình kín vào

không đổi?

-

P
= const
T

- Dùng một bình kín

GV hướng dẫn HS thiết


-Làm sao để V khối khí

khối khí không đổi, thay
khối khí theo sự thay

không đổi trong quá

nghiệm kiểm chứng

Phương án: giữ V của
đổi T để khảo sát p của

tích của một khối khí

hay

P
= const
T

bình nước nóng hoặc
nước lạnh, và dùng nhiệt

Làm sao để thay đổi

kế đo nhiệt độ của các

11



nhiệt độ khối khí?

bình nước khi có sự cân
bằng nhiệt giữa nước và
không khí trong bình
kín.

- Đo nhiệt độ, áp suất

- Dùng áp kế gắn vào

khối khí bằng cách nào?

bình.
- Tiến hành thí nghiệm

T
- Lắp đặt dụng cụ thế

+ Dùng tay kéo pit-tông

nào, tiến hành ra sao?

lên, sau đó dùng nút cao
su bịt lại để nhốt 1
lượng khí xác định vào
hảo luận theo nhóm

trong xilanh. Lúc này đo
được áp suất p1 , và

nhiệt độ lượng khí trong
xilanh bằng nhiệt độ
phòng T1 (đo bằng nhiệt
kế)
+ Nhúng xilanh vào
bình nước lạnh, đo được
nhiệt đô T2 và áp suất p2
+ Nhúng xilanh vào
nước nóng, đo được
nhiệt độ T3 và áp suất p3
+ Ghi số liệu vào bảng,

GV cho HS làm thí

Lần

nghiệm kiểm chứng và

1

nhận xét sự thay đổi

rút ra nhận xét.

2

giữa p và T, và kiểm tra

3


biểu thức

P

T

p/T

P
= const
T

12


Giai đoạn kết luận và vận dụng: GV kết luận lại nội dung kiến thức mới cho
HS và đưa ra các câu hỏi thực tế để HS vận dụng kiến thức vừa học để giải
thích.
- GV kết luận lại kiến
thức mới:

- Ghi nhận

“Trong quá

trình biến đổi trạng thái
của một lượng khí xác
định, khi thể tích không
đổi thì áp suất và nhiệt
độ ỷ lệ thuận với nhau,

hay

P
= const
T

- GV thông báo đây là
nội dung định luật Saclơ
- GV cho HS vẽ đồ thị
biểu diễn quá trình đẳng
tích

trên

- Vẽ đồ thị

đồ thị

(p,T), (p,V), (V,T).
- GV cho HS tìm hiểu
và giải thích một số ví
dụ về quá trình đẳng
tích trong tự nhiên và
đời sống, giải thích hiện
tượng trong clip thí
nghiệm.
Câu hỏi 1: Tại sao khi

- Giải thích cá nhân
hoặc theo nhóm.

- Trả lời câu hỏi 1: Khi

đặt bình gas ở nơi có

đặt bình gas ở nơi có nhiệt

nhiệt độ cao sẽ rất nguy

độ cao thì áp suất khí trong

hiểm?

bình gas tăng dễ gây nổ.

13


Tiến trình dạy học bài “Phương trình trạng thái của khí lý tưởng.
Quá trình đẳng áp” theo phương pháp dạy học nêu và giải
Hoạt động của GV

Hoạt động của GV

Câu trả lời mong đợi

GV phân biệt cho HS sự khác biệt giữa khí thực và khí lý tưởng
GV thông báo
Khí lý tưởng tuân theo - Ghi nhận
đúng các định luật về
chất khí.

Khí thực chỉ tuân theo
gần đúng các định luật về
chất khí.

Phát biểu ý kiến

Giai đoạn làm nảy sinh vấn đề và phát biểu vấn đề: GV đặt vấn đề
- GV đặt vấn đề:

- Có thể tìm được

Nếu cả 3 thông số trạng Suy nghĩ và thảo
thái đều thay đổi ta có tìm luận.
được mối liên hệ tổng quát
cho cả 3 thông số trạng
thái không?”
Giai đoạn giải quyết vấn đề: GV hướng dẫn HS suy luận bằng lý thuyết để tìm
ra giả thuyết, từ đó tìm phương án kiểm chứng giả thuyết
- GV gợi ý để HS sử dụng - Suy nghĩ, thảo luận
kiến thức cũ để tìm ra giả

theo nhóm.

thuyết: làm cách nào để
biết được mối quan hệ
tổng quát giữa các thông

- Tìm phương trình biểu diễn

số trạng thái đặc trưng cho


mối quan hệ giữa các thông

hai trạng thái khác nhau?

số trạng thái của hai trạng

+ Trạng thái của một

thái bất kỳ.

14


lượng khí được biểu diễn

- Biểu diễn bằng 1 điểm.

như thế nào trên một hệ

- Có nhiều cách biến đổi

trục tọa độ.

trạng thái khác nhau.

+ Trạng thái 1 (p1,V1,T1)

- Cho khối khí biến đổi trạng


biến đổi sang trạng thái 2

thái quá quá trình đẳng nhiệt

(p2,V2,T 2) như thế nào?

và đẳng tích.

Có bao nhêu cách biến

Cách 1:

đổi?

1 → 1' : p1V1 = p1' .V2  p1' =

+ Có thể cho khối khí biến
1' → 2 :

đổi trạng thái thông qua

p1.V1
(a)
V2

p1' p2
p .T
=
 p1' = 2 1 (b)
T1 T2

T2

những quá trình đã biết
được không?

từ (a) và (b) 

- GV hướng dẫn cho HS

p1.V1 p2 .V2
=
T1
T2

biểu diễn các quá trình
biến đổi đó theo 2 cách để

Cách 2:

tìm ra biểu thức tổng quát.

1 → 2' :

+ Cách 1: Trạng thái 1 biến Một số nhóm thực
đổi đẳng nhiệt qua trạng hiện theo cách 1, các

p1 p2 '
p .T '
= '  p2 ' = 1 2 ( c )
T1 T2

T1

2' → 2 : p2' V1 = p2 .V2  p2' =

thái 1’ (p1’,V1’,T1’), trạng nhóm còn lại làm theo
từ (c) và (d) 

thái 1’ biến đổi đẳng tích cách 2

p2 .V2
(d )
V1

p1.V1 p2 .V2
=
T1
T2

qua trạng thái 2.
+ Cách 2: Trạng thái 1 biến
đổi đẳng tích qua trạng thái

- Có thể đúng, cần chứng

2’ (p2’,V2’,T2’), trạng thái

minh bằng thí nghiệm.

2’ biến đổi đẳng nhiệt qua


- Phương án: giữ áp suất của

trạng thái 2.

khối khí không đổi, thay đổi

GV kết luận lại kết quả thu

nhiệt độ của khối khí và khảo

được về mối quan hệ giữa

sát sự thay đổi của thể tích

các thông số trạng thái

theo nhiệt độ.

theo 2 cách: trong quá

15


trình biến đổi trạng thái bất
kỳ thì

+ Dùng một xilanh kín, có
pit- tông có thể di chuyển

p1.V1 p2 .V2

=
hay
T1
T2

được, khi áp suất khí trong

pV
= const
T

xilanh bằng với áp suất khí
quyển thì pit- tông sẽ tự di

- GV đưa ra hệ quả của

chuyển tới vị trí cân bằng (ta

biểu thức trên: Nếu trong

không cần điều chỉnh pit-

biểu thức trên p1=p2 thì

tông)

V
= const
T


Đây có phải là phương

+ Nhúng xilanh vào nước
Ghi nhận

lạnh hoặc nước nóng (nhiệt

trình của quá trình đẳng áp

độ của nước nóng và nước

không?

lạnh khác với nhiệt độ

- Kiểm chứng biểu thức

phòng). Pit-tông sẽ di chuyển

V
= const bằng cách nào?
T

để giữ cho áp suất
luôn cân bằng với áp suất khí

+ Làm thế nào để giữ áp

quyển (có thể gắn áp kế vào


suất của khối khí xác định

xilanh để điều chỉnh xilanh

là không đổi?

để áp kế chỉ đúng 1 giá trị)
+ Dùng nhiệt kế
+ Gắn vào xilanh một thước
đo độ cao của không khí
trong xilanh, tiết diện S của

+ Làm thế nào để thay

xilanh đã biết V = hS

đổinhiệt độ của xilanh ?

Tiến hành thí nghiệm
-

Suy nghĩ và tìm

cách chứng minh

+ Xilanh chứa một lượng khí
xác định. Ta đo được áp suất,
thể tích và nhiệt độ khí lúc đó
p1, V1, T1
+


Nhúng xilanh vào nước

nóng, pit-tông dịch chuyển,

16


+ Đo nhiệt độ của khối khi

p2=p1, đo được V2, T2.

bằng cách nào?

+ Nhúng xilanh vào nước

+ Đo thể tích của khối khí - Thảo luận nhóm và lạnh, pit-tông dịch chuyển,
bằng cách nào?

đưa ra ý kiến

p3=p 1,đo được V3, T3

+ Tiến hành thí nghiệm thế

+ Ghi số liệu vào bảng, nhận

nào?

xét


- GV cho HS tiến hành làm
thí nghiệm
GV cho HS vẽ đồ thị đường
đẳng áp trong các hệ tọa độ - Các nhóm tiến hành
(p,V), (V,T), (p,T) và nhận làm thí nghiệm, xử lý
kết quả và rút ra kết

xét.

luận
- Vẽ đồ thị và nhận

Giai đoạn kết luận vấn đề và vận dụng: GV kết luận lại nội dung kiến thức
HS cần nắm, và đưa ra một vài vận dụng cho HS.
- GV kết luận lại nội dung kiến thức: trong quá trình biến đổi trạng thái bất kỳ - Ghi nhận lại
của khí lý tưởng thì
p.V
= const
T

- Khi áp suất được giữ
không đổi thì thể tích và
nhiệt độ tỷ lệ thuận với

17


nhau hay


V
= const
T

- GV cho HS vận dụng để
giải thích một số câu hỏi,thí
nghiệm

Nhúng quả bóng bàn vào

+ Câu hỏi: Làm sao để quả
bòng bàn bị bẹp phồng lên
như cũ?
+ Thí nghiệm: lấy một vỏ

nước nóng. Nhiệt độ khí
Vận dụng kiến thức

trong bóng tăng, thể tích tăng

để giải thích

làm quả bóng phồng lên.
- Khi đun nóng khí trong lon

lon bia đem đun nóng, sau

bia bị nóng lên, úp nhanh lon

đó úp nhanh miệng lon bia


bia vào chậu nước đá (coi

vào một chậu nước đá, thì

như khối khí trong lon bia là

thấy lon bia bị bẹp.

không đổi) nhiệt độ khí trong
lon bia giảm, nên thể tích
giảm dẫn đến lon bia bị méo.

18


IV. Kết quả đạt được
Trước khi áp dụng sáng kiến: Kết quả học kỳ I môn Vật lý lớp 10a1 và 10a7
trường THPT 19- 5 năm học 2019- 2020
Lớp

10A1

10A7

Giỏi

Khá

Yếu


Kém

5

15

16

4

0

12,5 %

37,5 %

40 %

10 %

0,00 %

4

16

14

6


0

10 %

40 %

35 %

15 %

0,00 %

TB

Sau khi áp dụng sáng kiến: Kết quả học kỳ II môn Vật lý lớp 10a1 và 10a7
trường THPT 19- 5 năm học 2019- 2020
Lớp

10A1

10A7

Giỏi

Khá

Yếu

Kém


20

16

4

0

0

50 %

40 %

10 %

%

0,00 %

7

20

12

1

0


17,5 %

50 %

2,5 %

0,00 %

TB

30 %

Đánh giá chung sau quá trình áp dụng sáng kiến
Kết quả đạt được
- Nhìn chung HS đều tích cực khi được học theo phương pháp dạy học
nêu và giải quyết vấn đề.
- HS được rèn luyện thêm về kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm thí
nghiệm và một số kỹ năng khác như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày
quan điểm và ý kiến cá nhân của mình...
HS học tập hiệu quả và hứng thú hơn.
Khó khăn
Dụng cụ thí nghiệm chưa đạt độ chính xác cao, nên gây khó khăn trong quá trình
HS làm thí nghiệm kiểm chứng.
HS chưa có thói quen tự giải quyết vấn đề nên vẫn còn một số HS lười suy nghĩ.
Khả năng diễn đạt của HS còn chưa tốt.

19



CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học nêu và giải
quyết vấn đề và áp dụng phương pháp này vào việc xây dựng tiến trình dạy học
kiến thức chương “Chất khí” - Vật lý 10 THPT. Trong phạm vi giới hạn của đề
tài, sau khi tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm tôi đã thu được được một số
kết quả sau:
- Góp phần khẳng định khả năng vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải
quyết vấn đề trong dạy học Vật lý ở trường THPT 19- 5 Kim Bôi.
- Thiết kế được tiến trình tổ chức dạy học một số kiến thức của chương “Chất
khí” Vật lý 10 THPT theo phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy học Vật lý theo phương pháp nêu và giải quyết
vấn đề; những thuận lợi, khó khăn của phương pháp này thông qua một số giáo
viên dạy Vật lý ở một số trường phổ thông; những ý kiến đề xuất hướng khắc
phục những hạn chế của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Thông qua những kết quả trên, tôi nhận thấy rằng sáng kiến đã góp phần phát
huy tính tích cực học tập và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh của học sinh
trường THPT 19- 5 Kim Bôi.
- Do điều kiện thực nghiệm có nhiều hạn chế nên kết quả đạt được chưa cao.
Vì thế tôi đưa ra kiến nghị:
- Cần đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV theo những phương
pháp dạy học mới nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục của đất nước.
- Việc dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề cần được diễn ra liên
tục và thường xuyên để hình thành thói quen tự lực giải quyết vấn đề học tập
cũng như trong cuộc sống trong bản thân HS.
- Tăng cường và cải tiến các trang thiết bị, đồ dùng dạy học ở các trường THPT
nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Kim Loan

20



XÁC NHẬN CỦA BẢN GIÁM HIỆU

21


22



×