Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BAZƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 11 trang )

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

CHỦ ĐỀ BAZƠ (3 tiết)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Học sinh biết được:
- Tính chất vật lý‎ và tính chất hoá học chung của bazơ và viết được các
PTHH minh họa; tính chất hoá học riêng của bazơ tan (kiềm), tính chất hóa
học riêng của bazơ không tan trong nước.
- Ứng dụng của natrihiđroxit NaOH và canxihiđroxit Ca(OH) 2; phương pháp
sản xuất NaOH từ muối ăn.
- Thang pH và ý‎ nghĩa giá trị pH của dung dịch.
2. Kĩ năng
- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không
tan.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ, tính chất riêng
của bazơ không tan.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của bazơ.
- HS vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hóa học của bazơ để giải
thích các hiện tượng trong thực tế đời sống và sản xuất.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ tan, bazơ không
tan.
- Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu (giấy quỳ tím hoặc
dung dịch phenolphtalein); nhận biết được dung dịch NaOH và dung dịch
Ca(OH)2.
- Viết các phương trình hoá học minh họa tính chất hoá học của bazơ
- Rèn kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng.
3. Thái độ
- Tự giác, trung thực, đoàn kết và có trách nhiệm khi làm thí nghiệm thực hành.
- Có ý‎ thức vận dụng kiến thức môn hóa học, tích hợp kiến thức liên môn trong


việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
4. Năng lực cần hướng tới
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tư duy tính toán hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào việc giải quyết các tình huống
trong thực tiễn.


II. Phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học
- Phương pháp: Sử dụng phương pháp trực quan; phương pháp dạy học hợp tác;
phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp vấn đáp; phương pháp thuyết
trình; phương pháp bàn tay nặn bột.
- Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật mảnh ghép; kỹ thuật giao nhiệm vụ; kỹ thuật đặt
câu hỏi, kỹ thuật bản đồ tư duy; kỹ thuật tia chớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hóa chất: Dung dịch NaOH, dung dịch Ca(OH) 2, dung dịch CuSO4, dung
dịch HCl, dung dịch H2SO4, giấy quỳ, dung dịch phenolphtalein
- Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, đèn cồn, giá thí nghiệm,
giấy lọc, phễu, cốc thủy tinh, khay nhựa.
2. Chuẩn bị của học sinh
Ôn lại tính chất hóa học của oxit và axit, kỹ năng làm thí nghiệm.
IV. Nội dung bài học
1. Tổ chức:
Lớp

Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
9A1
9A2
9A3
9A4
2. Kiểm tra bài cũ:
Tiết 1: Kết hợp trong giờ.
Tiết 2: Trình bày tính chất hóa học của bazơ? Viết phương trình hóa học
minh họa?
Tiết 3: HS làm bài tập: Cho các chất sau: CO 2, HCl, H2SO4, CuO, Mg(OH)2,
Zn, Cu, P2O5, Al2O3. Những chất nào tác dụng được với dung dịch NaOH?
Viết phương trình hóa học minh họa?
3. Hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Giáo viên đưa hình ảnh lên màn chiếu:


? Quan sát hình 1, 2, 3 và cho biết các bác nông dân và nhân viên thú y đang
làm gì?
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 4.
? Vì sao các bác nông dân lại dùng vôi để bón ruộng?
? Khi hòa tan vôi sống vào nước có phản ứng hóa học nào xảy ra?
? Sản phẩm tạo ra trong phản ứng thuộc loại hợp chất vô cơ nào?
? Bazơ có những tính chất gì? Tại sao Ca(OH)2 lại có khả năng khử chua cho
đất?
Để trả lời những câu hỏi đó hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu một chủ
đề mới: Chủ đề Bazơ
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lý của bazơ
- Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan, kết hợp với làm thí nghiệm theo


nhóm
Rút ra kiến thức.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm nghiên cứu tính chất
vật lý‎ của bazơ.
- Quan sát một số lọ đựng bazơ, nhận xét về trạng thái tồn tại, màu sắc.

Mg(OH)2
Cu(OH)2
Fe(OH)3
Al(OH)3
- Làm thí nghiệm hòa tan NaOH, Cu(OH) 2 vào nước. Quan sát hiện tượng xảy
ra.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm thí nghiệm, quan sát, thảo luận nhóm, rút ra nhận xét.
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và thảo luận.


4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm; chốt kiến thức,
nhấn mạnh cho học sinh màu sắc của một số bazơ được dùng khi nhận biết các
chất.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Một số bazơ có màu đặc trưng
VD: Cu(OH)2 màu xanh lam; Mg(OH)2 màu trắng

Fe(OH)3 màu nâu đỏ; Al(OH)3 keo trắng
- Một số bazơ tan trong nước (kiềm): VD: NaOH, KOH, Ba(OH) 2 tan, Ca(OH)2
ít tan
- Nhiều bazơ không tan trong nước: VD: Cu(OH)2, Al(OH)3, Mg(OH)2...
- GV đặt câu hỏi:
? Dựa vào tính tan của bazơ trong nước có thể chia bazơ làm mấy loại? Đó là
những loại bazơ nào? Cho ví dụ minh họa?
- HS trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của bazơ.
- GV hướng dẫn HS đi nghiên cứu tính chất của từng loại bazơ trên. Giáo viên
sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột; thí nghiệm trực quan; phương pháp vấn
đáp; kỹ thuật đặt câu hỏi.
2.1. Tìm hiểu tính chất hóa học của bazơ tan (Kiềm)
- GV nêu tình huống: Dung dịch bazơ có làm đổi màu chất chỉ thị không? Nếu
có thì đổi màu như thế nào?
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện
tượng, rút ra nhận xét.
+ Thí nghiệm 1: Nhỏ 1- 2 giọt dung dịch NaOH vào giấy quỳ tím
+ Thí nghiệm 2: Nhỏ 1- 2 giọt dung dịch phenolphtalein không màu vào ống
nghiệm đựng dung dịch NaOH
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra.
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm và thảo luận.
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thí nghiệm của học sinh và chốt kiến thức.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
1. Tính chất hóa học của bazơ tan (Kiềm)
a. Dung dịch bazơ làm đổi màu chất chỉ thị:

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh
+ Dung dịch phenolphtalein không màu chuyển thành màu đỏ
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại tính chất của oxit axit tác dụng với dung
dịch kiềm để nêu tính chất của bazơ tan
- Giáo viên yêu học sinh lên bảng viết phương trình hóa học minh họa, gọi học
sinh khác nhận xét bổ xung.


b. Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo ra muối và nước.
+ Phương trình hóa học: Ca(OH)2 + CO2
2NaOH + SO2





CaCO3 + H2O
Na2SO3 + H2O



- Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại tính chất hóa học của axit tính chất axit
tác dụng với bazơ.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm để chứng minh tính
chất trên:
+ Thí nghiệm: Nhỏ dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NaOH, nhận xét
màu của dung dịch, sờ tay vào đáy ống nghiệm, nhận xét; sau đó nhỏ dung dịch
HCl vào ống nghiệm, sờ tay vào đáy ống nghiệm.
- Quan sát hiện tượng và nêu nhận xét, viết phương trình hóa học? Giải thích tại

sao dung dịch thu được lại không màu?
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, trao đổi, thảo luận rút ra nhận xét.
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm và thảo luận.
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thí nghiệm của học sinh. Gọi 2 học sinh
lên bảng viết phương trình hóa học của axit tác dụng với dung dịch bazơ.
? Tại sao dung dịch thu được lại không màu?
? Phản ứng giữa axit với bazơ được gọi là phản ứng gì?
- Giáo viên giải thích và chốt kiến thức.
c. Dung dịch bazơ tác dụng với axit tạo ra muối và nước
+ Hiện tượng: Dung dịch thu được không màu, ống nghiệm nóng lên.
+ Phương trình hóa học: NaOH + HCl





NaCl + H2O

H2SO4 + 2KOH
K2SO4 + 2H2O
+ Phản ứng giữa axit và bazơ được gọi là phản ứng trung hòa.
- Giáo viên giới thiệu tính chất dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối.
d. Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối (học ở bài muối)
2.2. Tìm hiểu tính chất hóa học của bazơ không tan
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất axit tác dụng với bazơ và viết phương
trình hóa học với bazơ không tan?
- Gọi học sinh lên bảng viết phương trình hóa học, học sinh khác nhận xét.

2. Tính chất hóa học của bazơ không tan.
a. Bazơ không tan tác dụng với axit tạo ra muối và nước
+ Phương trình hóa học: Cu(OH)2 + 2HCl





CuCl2

+ 2H2O

2Al(OH)3 + 3H2SO4
Al2(SO4)3 + 6H2O
- Giáo viên nêu tình huống: Bazơ không tan có bị nhiệt phân hủy không? Nếu
có sản phẩm tạo ra là gì?


1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm:
+ Điều chế Cu(OH)2, lọc, sau đó làm thí nghiệm
+ Đốt nóng một ít Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn.
- Quan sát hiện tượng, nêu nhận xét.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm thí nghiệm, quan sát và nêu hiện tượng, viết phương trình hóa
học.
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và thảo luận.
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét kết quả, giới thiệu cho học sinh: Tương tự như Cu(OH) 2,

các bazơ khác như Fe(OH)3; Al(OH)3... cũng bị nhiệt phân huỷ.
- Giáo viên chốt lại kiến thức.
b. Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit và nước
+ Thí nghiệm: Đốt nóng một ít bazơ không tan như Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn
+ Hiện tượng: Cu(OH)2 màu xanh lơ chuyển dần thành chất rắn CuO màu đen và nước.
+ PTHH: Cu(OH)2

t0



CuO

+ H2 O



t0

Mg(OH)2
MgO + H2O
- Giáo viên đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời
? Bazơ tan và bazơ không tan có tính chất hóa học nào chung?
? Tính chất nào chỉ có với bazơ tan, tính chất nào chỉ có với bazơ không tan?
- Giáo viên nhấn mạnh lại tính chất hóa học của bazơ và chốt kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số bazơ quan trọng
- GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp bàn tay nặn bột kết
hợp với kỹ thuật mảnh ghép.
- GV chia học sinh trong lớp thành 4 nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo phiếu
học tập (được ghi trên bảng phụ)

Vòng 1: Hình thành các nhóm chuyên sâu
- Nhóm 1, nhóm 3: Tìm hiểu về Natri hiđroxit
+ Tính chất vật lí
+ Ứng dụng
+ Sản xuất Natri hiđroxit
- Nhóm 2, nhóm 4: Tìm hiểu về Canxi hiđroxit
+ Pha chế dung dịch Canxi hiđroxit
+ Ứng dụng
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đã được phân công.
- GV đi đến các nhóm để giám sát hoạt động của các nhóm, hướng dẫn học sinh
hoạt động nhóm và làm những thí nghiệm kiểm chứng về các tính chất vật lí và
tính chất hóa học.
Vòng 2: Hình thành nhóm mảnh ghép:


- Nhóm mảnh ghép 1 (nhóm 1, nhóm 2): Thảo luận về tính chất vật lí và ứng
dụng của Natri hiđroxit và cách pha chế dd Canxi hiđroxit, ứng dụng của Canxi
hiđroxit. Chuẩn bị nội dung chia sẻ về tính chất vật lí, ứng dụng, sản xuất Natri
hiđroxit ở nhóm mảnh ghép 1.
- Nhóm mảnh ghép 2 (nhóm 3, nhóm 4): Thảo luận về tính chất vật lí và ứng
dụng của Natri hiđroxit và cách pha chế dd Canxi hiđroxit, ứng dụng của Canxi
hiđroxit. Chuẩn bị nội dung chia sẻ về cách pha chế dd Canxi hiđroxit, ứng
dụng của Canxi hiđroxit ở nhóm mảnh ghép 2.
- Các nhóm trao đổi thảo luận về nội dung bài học được phân công, hoàn thành
phiếu học tập.
- Giáo viên cho các nhóm treo sản phẩm là nội dung các câu trả lời theo yêu cầu
của phiếu học tập; các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Giáo viên nhận xét kết quả của các nhóm.
- Giáo viên tổng kết và đưa ra kiến thức chuẩn.
*Nhóm mảnh ghép 1

III. MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG
A. Natri hiđroxit (NaOH)
1. Tính chất vật lí
+ Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và
toả nhiệt.
+ Dung dịch Natri hiđroxit có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da (xút ăn
da)
2. Tính chất hoá học: (Tự học)
- Natri hiđroxit có đầy đủ tính chất hoá học của bazơ tan (Kiềm)
3. Ứng dụng của NaOH
- NaOH có nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong công nghiệp. Nó
được dùng trong:
+ Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt
+ Sản xuất tơ nhân tạo
+ Sản xuất giấy
+ Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất)
+ Chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hoá chất khác
4. Sản xuất natri hiđroxit
+ Điện phân dung dịch NaCl bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn
đp , mn



+ Phương trình hóa học: 2NaCl + 2H2O
2NaOH + H2 + Cl2
* Nhóm mảnh ghép 2:
B. Canxi hiđroxit: Ca(OH)2
1. Pha chế dung dịch canxi hiđroxit (Nước vôi trong)
- Hòa tan một ít vôi tôi Ca(OH) 2 vào nước ta được một chất lỏng màu trắng có
tên là vôi nước hoặc vôi sữa.

- Lọc vôi nước, ta được dung dịch Ca(OH)2 bão hòa.
- Ca(OH)2 là chất ít tan trong nước.


2. Tính chất hoá học: (Tự học)
- Dung dịch Canxi hiđroxit có đầy đủ tính chất hoá học của bazơ tan (Kiềm)
3. Ứng dụng
- Canxi hiđroxit có nhiều ứng dụng, nó được dùng để:
+ Làm vật liệu trong xây dựng
+ Khử chua đất trồng trọt
+ Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết
động vật...
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức đã học về nhà tự học
phần tính chất hóa học của NaOH và Ca(OH)2
- GV yêu cầu học sinh liên hệ thực tế:
? Những khi có dịch bệnh người ta thường làm như thế nào để khử trùng?
Hoạt động 4: Tìm hiểu về thang pH
- GV đặt câu hỏi:
? Khi học môn Công nghệ lớp 7, để xác định độ chua của đất em làm thế nào?
? Trong hóa học dùng thang pH để làm gì?
- GV không dùng bảng màu trong SGK (Vì SGK in không đúng với màu thực tế)
- Học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời, giáo viên nhận xét đánh giá đưa ra
kiến thức chuẩn.
IV. THANG pH
- Dùng thang pH để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch
+ Nếu pH = 7 thì dung dịch là trung tính. Nước tinh khiết có pH = 7
+ Nếu pH > 7 thì dung dịch có tính bazơ. pH càng lớn, độ bazơ của dung dịch càng lớn.
+ Nếu pH < 7 thì dung dịch có tính axit. pH càng nhỏ, độ axit của dung dịch càng lớn
- GV liên hệ đến pH của một số dung dịch bazơ thường gặp
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- GV cho học sinh trả lời câu hỏi và làm các bài tập:
1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa
học của ba chất kiềm để minh họa?
Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học của
những bazơ để minh họa?
Câu 2: Cho các thí nghiệm sau:
1) Cho Na2O tác dụng với nước
2) Điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn
3) Điện phân dung dịch NaCl bão hòa không có màng ngăn
4) Điện phân nóng chảy NaCl
Hãy cho biết thí nghiệm nào dùng để điều chế NaOH hiện nay?
A. (1), (2)
B. (2)
C. (3)
D. (1), (3)
Câu 3: Có các chất sau: Zn, Zn(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, CuSO4, NaCl, HCl
Hãy chọn chất thích hợp điền vào mỗi sơ đồ phản ứng sau và lập phương trình
hóa học:


t0



a) .............
Fe2O3 + H2O
b) H2SO4 + ........
→ Na2SO4 + H2O
c) H2SO4 + ......... → ZnSO4 + H2O

d) NaOH + .......... → NaCl
+ H2O
e) ............ + CO2
→ Na2CO3 + H2O
Câu 4: Cho hình vẽ 1.14, 1.15 mô tả tác dụng
của bazơ với chất chỉ thị màu.
Nêu và nhận xét hiện tượng xảy ra?
Người ta thường dùng tính chất này để làm gì?

2. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Cho các bazơ sau: Ba(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, Cu(OH)2. Hãy cho biết
những bazơ nào:
a. Tác dụng được với dung dịch H2SO4 ?
b. Tác dụng được với CO2 ?
c. Bị nhiệt phân hủy?
d. Đổi màu quỳ tím thành xanh?
Viết các phương trình hóa học (nếu có)
Câu 2: Dẫn từ từ đến hết 6,72 lít khí CO 2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
Tính khối lượng kết tủa thu được?
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học, phân biệt các dung dịch không màu đựng
trong các lọ mất nhãn sau: NaCl, Ba(OH) 2, H2SO4, NaOH. Viết các phương
trình hóa học xảy ra?
Câu 4: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau, viết phương trình phản ứng (mỗi mũi
tên ứng với một phương trình phản ứng, ghi rõ điều kiện xảy ra)?
Ca(OH)2
→

(1)




CaCO3

(2)



CaO

(3)



Ca(OH)2

(4)



CaSO3

(5)



SO2

(6)

H2SO3

Câu 5: Cho 15,5 gam natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung
dịch bazơ.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ
thu được?
b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng
để trung hòa dung dịch bazơ nói trên?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


Câu 1: Quan sát hình ảnh và vận dụng kiến thức đã học hãy giải thích:
a, Vì sao người nông dân bón vôi bột vào vùng đất bị chua?
b, Vì sao người ta thường quét vôi lên các thân cây ăn quả như cây chanh, bưởi?
Câu 2: Tại sao trong xây dựng sau khi quét vôi lên tường thì vôi lại khô và
cứng lại?
Câu 3: Tại sao khi ta bị ong hoặc kiến đốt, bôi vôi vào thì đỡ đau?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Câu 1: Để khử chua cho đất, người nông dân thường dùng vôi bột để bón
ruộng. Cách làm vôi bột như sau: Để những cục vôi sống vào chỗ râm mát trong
vài ngày, vôi sống sẽ dần bở tơi ra thành bột mịn. Hãy cho biết vôi bột gồm có
những chất gì? Hãy giải thích và viết phương trình hóa học tạo ra những chất
đó?

Thạch nhũ trong hang Sửng Sốt - Vịnh Hạ Long
Câu 2: Một học sinh say mê hóa học, trong chuyến du lịch Vịnh Hạ Long có đem về
một lọ nước nhỏ từ trên động xuống. Bạn học sinh đã tiến hành làm các thí nghiệm
như sau:
a) Đun sôi
b) Cho tác dụng với dung dịch HCl
c) Tác dụng với dung dịch NaOH.



Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)?
V. Kết thúc bài học: Củng cố, hướng dẫn về nhà
- Giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã học trong chủ đề, khắc sâu những
kiến thức trọng tâm của chủ đề.
- Học sinh về nhà làm bài tập ở hoạt động 4 vận dụng và hoạt động 5 tìm tòi
mở rộng.
- Đọc và chuẩn bị trước bài: Tính chất của muối.



×