Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tiểu luận kinh tế báo chí, hoạt động kinh tế của đài phát thanh và truyền hình thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.52 KB, 27 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi quan hệ thị trường đã
được khẳng định rõ ràng và trở thành đòi hỏi trong quản lý, phát triển của
toàn bộ nền kinh tế của nước ta, thì hầu như các cơ quan báo chí còn quá lạ
lẫm với vấn đề tài chính. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay thì khác, một
nền kinh tế báo chí được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ chưa từng
có; đã có hàng trăm cơ quan báo chí đã hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự
đảm bảo được nguồn lực kinh tế - kỹ thuật cho các hoạt động nghiệp vụ
cũng như khả năng mở rộng quy mô sản phẩm. Báo chí trở thành một yếu tố
của lực lượng sản xuất, đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh
tế và sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập, hợp tác và
phát triển.
Hiện nay, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng được xếp là loại
hình đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (theo Nghị
định số 43). Theo Nghị định này thì các cơ quan báo chí từ một đơn vị hành
chính sự nghiệp thuần tuý, chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu, cơ chế tài
chính hiện hành cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập. Trước hết là sự khác biệt
giữa cơ chế tài chính của các cơ quan báo chí với cơ chế tài chính đang áp
dụng chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nói chung. Trong
khi đó hệ thống văn bản pháp quy về tài chính đối với đơn vị hành chính sự
nghiệp nói chung và của các cơ quan báo chí nói riêng chưa được đầy đủ,
toàn diện, còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vậy giải pháp nào cho sự phát triển của
Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng, trong đó có hoạt động kinh tế. Từ
khảo sát thực tiễn tại đơn vị, tác giả đã chọn đề tài "Hoạt động kinh tế của
Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Hải Phòng" cho tiểu luận của
mình. Với thời lượng cũng như nội dung còn hạn chế, tiểu luận chắc chắn
không tránh được những thiếu xót, tác giả mong nhận được sự góp ý, bổ
sung của quý thầy cô và bạn đọc. Tác giả xin chân thành cảm ơn!
0



NỘI DUNG
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ Ở ĐÀI PHÁT
THANH – TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY
1. Kinh tế báo chí
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy trong xã hội đang hình thành một
nền kinh tế báo chí. Hai yếu tố quyết định cho nền kinh tế báo chí là sản
phẩm hàng hóa báo chí truyền thông và dịch vụ quảng cáo. Xã hội càng phát
triển thì yêu cầu thông tin báo chí càng tăng lên, do đó nhu cầu về sản phẩm
hàng hóa báo chí cũng tăng lên. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu
cầu ngày càng lớn về quảng cáo nhằm đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu
dùng. Như vậy, nền kinh tế báo chí Việt Nam đang có cơ hội thuận lợi cho
sự phát triển.
Sự phát triển kinh tế báo chí dẫn đến sự tác động có tính hai mặt vào
đời sống báo chí. Thứ nhất, ở yếu tố tích cực, nó mang lại nguồn lực tài
chính quan trọng, đảm bảo cho sự tiếp tục phát triển, tăng cường cơ sở vật
chất, đổi mới thiết bị kỹ thuật công nghệ, mở mang thêm các nguồn thông
tin, tài liệu, cũng như công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm báo. Thứ hai, ở mặt tiêu cực, nó sẽ
dẫn đến hiện tượng thương mại hóa báo chí, hay là sự xuất hiện những sản
phẩm báo chí thuần túy hàng hóa, chỉ quan tâm thu lợi nhuận, không quan
tâm đến chức năng thông tin tuyên truyền hoặc coi chức năng thông tin,
tuyên truyền như vỏ bọc cho hoạt động kinh tế.
2. Đơn vị sự nghiệp có thu
Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn số
71/2006/TT-BTC thì đối tượng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính là các đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định thành lập hoạt động trong các lĩnh vực sự
nghiệp Giáo dục - Đào tạo và Dạy nghề; sự nghiệp Y tế, Đảm bảo xã hội;
1



sự nghiệp Văn hoá - Thông tin (bao gồm cả đơn vị phát thanh truyền
hình ở địa phương), sự nghiệp Thể dục - Thể thao, sự nghiệp kinh tế và
sự nghiệp khác.
- Được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo chi phí hoạt động
thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao.
- Đơn vị sự nghiệp được Nhà nước cho phép thu một số loại phí, lệ
phí, được tiến hành hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù đắp chi phí
hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức.
- Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
3. Cơ chế Tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu
a. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính
Cơ chế tự chủ tài chính (TCTC) là cơ chế quản lý nhằm tăng cường
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp có thu (SNCT)
về các mặt hoạt động tài chính, tổ chức bộ máy và sắp xếp lao động qua đó
làm tăng chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ công của đơn vị.
Khác với cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp đơn thuần, cơ chế
tự chủ của các đơn vị sự nghiệp có thu có những đặc trưng cơ bản sau:
+ Đơn vị sự nghiệp có các hoạt động dịch vụ phải đăng ký, kê khai,
nộp đủ các loại thuế và các khoản khác (nếu có), được miễn, giảm thuế
theo quy định của pháp luật.
+ Đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự
nghiệp. Tự chủ trong việc lập, chấp hành dự toán thu, chi.
+ Đơn vị sự nghiệp mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh
các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định của
Luật NSNN; được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà
nước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động dịch vụ.
+ Được chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu
nội bộ đảm bảo hoạt động thường xuyên, thực hiện nhiệm vụ được giao,

2


phù hợp với đặc điểm đơn vị, tăng cường công tác quản lý và sử dụng kinh
phí tiết kiệm có hiệu quả.
+ Cơ chế TCTC cho phép các đơn vị được quyết định kế hoạch sử
dụng lao động và xây dựng quỹ tiền lương, tạo ra cơ sở pháp lý để các đơn
vị SNCT được phép tăng thu nhập cho người lao động, hợp pháp hoá các
khoản thu nhập ngoài lương của cán bộ, viên chức. Từ đó tạo động lực
khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng
và hiệu quả công việc.
b. Đặc điểm của cơ chế TCTC
- Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính
+ Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối
với các khoản chi thường xuyên, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một
số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
+ Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định
phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
+ Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản
thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định.
- Tiền lương, tiền công và thu nhập.
+ Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước
giao, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chức và người lao động
(gọi tắt là người lao động), đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà
nước quy định;
Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực
hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở
hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với
NSNN; tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị được xác

định tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị, trong đó:

3


+ Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động,
được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động sau khi
đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Việc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện
theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho
việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị chi trả
thu nhập theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức
lương tối thiểu; khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ
nhà nước quy định (gọi tắt là tiền lương tăng thêm theo chế độ nhà nước
quy định) do đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm từ các khoản thu sự nghiệp và
các khoản khác theo quy định của Chính phủ.
- Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm
+ Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các
khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có),
đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
+ Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
+ Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định
thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động.
c. Nguồn tài chính
- Kinh phí do NSNN cấp:
+ Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng,
nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã
cân đối nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao,

trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên
chức;
+ Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
4


+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);
+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền
giao;
+ Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do
nhà nước quy định (nếu có);
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa
chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp
có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm...
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:
+ Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định
của pháp luật;
+ Thu từ hoạt động dịch vụ;
+ Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);
+ Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi
ngân hàng.
- Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp
luật.
- Nguồn khác, gồm:
+ Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ,
viên chức trong đơn vị;
+ Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước theo quy định của pháp luật.

d. Các nội dung chi
- Chi thường xuyên:
+ Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí;

5


+ Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với
NSNN, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền
vay theo quy định của pháp luật).
- Chi không thường xuyên; gồm:
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
+ Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
+ Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng theo giá hoặc
khung giá do nhà nước quy định;
+ Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo
quy định;
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
+ Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định;
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn
tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;
+ Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;
+ Các khoản chi khác theo quy định (nếu có).

6



II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA ĐÀI PHÁT
THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG
1. Tổng quan về Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng
a. Quá trình hình thành và phát triển
Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng được thành lập ngày 1
tháng 9 năm 1956, với tên gọi Đài Truyền thanh Hải Phòng. Năm 1978
được đổi tên thành Đài Phát thanh Hải Phòng. Năm 1984 phát chương trình
truyền hình màu đầu tiên trên kênh 10 VHF. Năm 1985, đổi tên thành Đài
Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng.
Hiện nay, Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng đang phát sóng:
- Kênh truyền hình địa phương THP: Kênh 28 UHF, thời lượng 24
giờ/ngày
- Kênh truyền hình Văn nghệ - Giải trí - Thể thao THP2 (Dự kiến)
- Kênh phát thanh giao thông chuyên biệt (Dự kiến tần số FM
95,8 MHz)
- Kênh phát thanh địa phương FM 93,7 MHz, thời lượng 18
giờ/ngày.
- Kênh truyền hình trả tiền THPC, thời lượng 18 giờ/ngày
- Tiếp sóng VTV1: Kênh 10 VHF; VTV2: Kênh 38 UHF; VTV3:
Kênh 8 VHF
Ngày 31/12/2013, Đài được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt
đề án sản xuất kênh chương trình Truyền hình trả tiền THPC theo Quyết
định 2616/QĐ-UBND Kênh THPC được phát sóng trên mạng Truyền hình
cáp KTS THPC của đài với thời lượng 18 giờ/ngày. Trong lộ trình Số hóa
truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng là một trong những
địa phương thực hiện số hóa sớm cùng với TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà
Nẵng và Cần Thơ. Đài cũng sẽ trở thành cổ đông của Công ty CP Truyền
dẫn, phát sóng Đồng bằng sông Hồng (gọi tắt là RTB) để thực hiện số hóa
truyền hình chuẩn tín hiệu DVB-T2 các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. Hiện tại,
7



RTB đã phủ sóng thử nghiệm tại Hà Nội từ tháng 5/2015, dự kiến tháng
10/2015 sẽ phủ sóng Hải Phòng và cuối năm 2016 phủ sóng toàn bộ Đồng
bằng Sông Hồng và vùng lân cận trên 2 kênh tần số 47, 48 UHF.
Chương trình Truyền hình Hải Phòng THP được phát trên hệ thống
truyền hình cáp VTVCab, HTVC, SCTV, HanoiCab,...Truyền hình Kỹ
thuật số VTC, AVG, K+, RTB...VIPTV, MyTV, Next TV,... và được giới
thiệu lịch phát sóng trên các báo Hải Phòng, An ninh Hải Phòng, Tạp chí
truyền hình VTV, Thanh niên, Tuổi trẻ, Quảng Ninh, Hà Nội cuối tuần và
Truyền hình Việt Nam.
Trong thời gian hoạt động, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng
đã đạt được những khen thưởng của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn:
- 1 Huân chương Kháng chiến hạng Ba;
- 4 Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba
- 1 Huân chương Độc lập hạng Ba.
- Chi hội Nhà báo và các Ban biên tập Kinh tế, Văn xã, Xưởng phim
truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng lần lượt được Thủ
tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
b. Chức năng, nhiệm vụ
Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng là cơ quan thông tin đại
chúng của Đảng bộ, chính quyền thành phố Hải Phòng, là diễn đàn của cán
bộ, đảng viên nhân dân thành phố Hải Phòng, đồng thời cũng là cơ quan
báo chí của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có nhiệm vụ thông
tin đầy đủ chính xác, kịp thời các sự kiện diễn ra trên địa bàn thành phố Hải
Phòng; tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính
quyền địa phương tới đông đảo các tầng lớp nhân dân; Cổ động các điển
hình tiên tiến, quảng bá hình ảnh tốt đẹp của mảnh đất con người thành phố
Hải Phòng, đấu tranh với các quan điểm, luận điệu xuyên tạc, lệch lạc, các

hành vi sai trái của các phần tử tiêu cực, góp phần cổ vũ biểu dương cái
8


mới, cái tốt, đấu tranh với cái xấu, cái lạc hậu, định hướng dư luận xã hội,
góp phần xây dựng thành phố Hải Phòng và nước Việt Nam ngày càng giàu
mạnh, văn minh. Báo chí Phát thanh và Truyền hình thành phố Hải Phòng
còn có chức năng giải trí, khai sáng, phục vụ đời sống tinh thần và góp
phần nâng cao dân trí, cho nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng là đơn vị sự nghiệp có thu
trực thuộc UBND thành phố Hải Phòng; được thụ hưởng một phần kinh phí
do ngân sách cấp. Đồng thời có trách nhiệm tự tạo nguồn thu, trang trải cho
hoạt động, đầu tư cho phát triển, cải thiện đời sống cán bộ viên chức trong
cơ quan.
c. Hiện trạng của Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng
Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng có bộ máy được tổ chức
như sau là:
1 - Ban Thư ký Biên tập
2 - Ban biên tập Thời sự
3 - Ban biên tập chuyên đề Kinh tế
4 - Ban biên tập chuyên đề Văn hóa xã hội
5 - Ban biên tập Văn nghệ
6 - Ban biên tập Hộp thư Bạn nghe đài và xem truyền hình
7 - Ban biên tập Chương trình Quốc tế
8 - Phòng Phóng viên ghi hình
9 - Phòng Tư liệu
10 - Phòng Thông tin Quảng cáo
11 - Phòng Kỹ thuật sản xuất Chương trình
12- Phòng Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng
13 - Phòng Kỹ thuật trung tâm

14 - Phòng Hành chính tổng hợp
15 - Phòng Kế hoạch Tài vụ
16 - Xưởng phim Truyền hình - HFS
9


17 - Trung tâm Dịch vụ kĩ thuật.
18 - Phòng Kế hoạch dự án
19 - Ban biên tập Truyền hình Cáp
20- Công ty CP Việt Nam Tinh Hoa (Đối tác liên kết)
Hiện nay, Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng đang phát sóng:
- Kênh truyền hình địa phương THP: Kênh 28 UHF, thời lượng 24
giờ/ngày
- Kênh truyền hình Văn nghệ - Giải trí - Thể thao THP2 (Dự kiến)
- Kênh phát thanh giao thông chuyên biệt (Dự kiến tần số FM
95,8 MHz)
- Kênh phát thanh địa phương FM 93,7 MHz, thời lượng 18
giờ/ngày.
- Kênh truyền hình trả tiền THPC, thời lượng 18 giờ/ngày
- Tiếp sóng VTV1: Kênh 10 VHF; VTV2: Kênh 38 UHF; VTV3:
Kênh 8 VHF
Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng sản xuất các chuyên đề,
chuyên mục, sân chơi...phủ sóng tới 100% địa bàn dân cư trong tỉnh. Khai
thác tốt các dịch vụ truyền dẫn như: truyền hình cáp, MyTV với nhiều
chương trình hay và hấp dẫn, các bản tin thời sự được cập nhật vào các
khung giờ hợp lý đã tạo ra tính toàn diện và sắc thái mới trong công tác
thông tin, tuyên truyền trên sóng Phát thanh và truyền hình Hải Phòng.
Để tăng tính hấp dẫn, Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng đã
khai thác tốt phim trường lớn và xe truyền hình lưu động, cùng với trang
thiết bị kỹ thuật số, hệ thống phi tuyến vào sản xuất các chương trình, mở

thêm nhiều chuyên mục, chuyên đề hấp dẫn.
Chương trình phát thanh được phát trên sóng FM với tổng thời lượng
18h/ngày cùng với hệ thống 126 đài truyền thanh ở 100% xã, phường, thị trấn
trong thành phố đã thực hiện tốt việc tiếp âm đài 3 cấp.

10


Trang Websie của Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng
tuy ra đời không lâu nhưng đã phát huy được tính năng
của một tờ báo mạng với những thông tin về các chương trình phát thanh
và truyền hình hàng ngày, cập nhật, quảng bá hình ảnh thành phố Hải
Phòng thông qua các chương trình phát thanh và truyền hình trực tuyến
được đông đảo khán, thính giả trong và ngoài nước yêu mến.
Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng cũng như Xưởng phim HFS
hàng năm sản xuất rất nhiều chương trình đặc sắc:
Sân chơi truyền hình
Sắc màu Hoa phượng, Siêu thị sao, Sắc màu tuổi thơ, Con đường
chinh phục (Do HFS sản xuất và chuyển giao bản quyền cho Đài Khánh
Hòa và Kiên Giang), Vượt lên chính mình (Hợp tác với HTV), Vietnam
Idol mùa thứ nhất (Hợp tác với HTV)
Phim truyền hình
HFS đã sản xuất nhiều bộ phim tài liệu, phim truyền hình đặc sắc
như: Cái Vừng, Chuyện tình Đảo cát, Nước mắt của biển, Mụ Lẫm,...và
gần đây Bộ phim sử thi về thành phố Hải Phòng Con mắt bão đã gây được
ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả truyền hình.
Hiện tại HFS đang phối hợp với Công ty CP Việt Nam Tinh Hoa,
Công ty truyền thông iGen MEDIA sản xuất bộ phim sử thi "Phật hoàng
Trần Nhân Tông" dài 45 tập tại trường quay phim cổ trang Yên Tử Studio
(tỉnh Quảng Ninh).

Chương trình Văn hóa - Văn nghệ
Các chương trình đặc sắc khác như Hải Phòng Thành phố tôi yêu,
chuyên mục Văn hóa, Xã hội, Kinh tế đâm màu sắc Thành phố Cảng và
chương trình Ơi! Hải Phòng được phát sóng trên VTV4 dành cho đồng
bào người Hải Phòng ở xa tổ quốc đón xem
2. Thực trạng hoạt động kinh tế của Đài Phát thanh-Truyền
hình Hải Phòng

11


a. Các nguồn thu
Hiện nay, Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng được xếp là loại
hình đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (theo Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ). Theo đó, Phát
thanh và truyền hình thành phố Hải Phòng có hai nguồn tài chính gồm:
- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm: Kinh phí bảo đảm hoạt
động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị (sau khi
đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực
tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí
thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
- Nguồn thu sự nghiệp: Thu quảng cáo và dịch vụ PTTH.
Các nguồn tài chính của Đài Phát thanh và truyền hình Hải
Phòng
Đơn vị: triệu
đồng
T

Nội dung


T


m 2012


m 2013

N
ăm


m 2015

2014
1
2

Ngân sách cấp

11.

12.

1

13.

Thu sự nghiệp


200
13.

400
15.

2.400
1

300
14.

200
24.

800
28.

4.500
2

200
27.

400

200

6.900


500

(quảng cáo)
3
Tổng số

BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO
Áp dụng từ ngày 01/01/2016
ĐƠN GIÁ QUẢNG CÁO TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (THP)
(Đơn vị tính: VNĐ/TVC)
12


Chươn
Giá quảng cáo
g trình
ã giờ
10
15
20
30
Quảng
QC
giây
giây
giây
giây
cáo
Giải trí,
0h0

1.50
1.80
2.25
3.00
bóng đá,văn
0
0 - 5h45
0.000
0.000
0.000
0.000
nghệ,...
5h4
Sau thời
1.50
1.80
2.25
3.00
1
5 - 5h50 sự sáng
0.000
0.000
0.000
0.000
5h5
Đầu
2.00
2.40
3.00
4.00

2
0 - 6h00 phim sáng 6h
0.000
0.000
0.000
0.000
6h2
Giữa
2.50
3.00
3.75
5.00
3
0 - 6h30 phim sáng 6h
0.000
0.000
0.000
0.000
9hĐầu
3.00
3.60
4.50
6.00
4
9h05 phim sáng 9h
0.000
0.000
0.000
0.000
9h1

Giữa
4.00
4.80
6.00
8.00
5
5-9h25 phim sáng 9h
0.000
0.000
0.000
0.000
11h4
Đầu
8.00
9.60
12.0
16.0
6 5 -12h00 phim trưa
0.000
0.000
00.000
00.000
12h
Giữa
10.0
12.0
15.0
20.0
7 20-12h55 phim trưa
00.000

00.000
00.000
00.000
Đầu
14h
2.50
3.00
3.75
5.00
phim chiều
1 30 -15h00
0.000
0.000
0.000
0.000
15h
Giữa
15h
4.00
4.80
6.00
8.00
phim chiều
2 15 -15h45
0.000
0.000
0.000
0.000
15h
Đầu

17h
6.00
7.20
9.00
12.0
phim chiều
3 30 -17h40
0.000
0.000
0.000
00.000
17h30
Giữa
17h
9.00
10.8
13.5
18.0
phim chiều
4
45-17h55
0.000
00.000
00.000
00.000
17h30
18h
Sau thời
9.00
10.8

13.5
18.0
T
55 - 19h00 sự quốc tế
0.000
00.000
00.000
00.000
19h
Sau thời
10.0
12.0
15.0
20.0
TV 40 - 19h45 sự VTV
00.000
00.000
00.000
00.000
20h
Sau thời
8.00
9.60
12.0
16.0
1
10 - 20h30 sự HP, Dự báo 0.000
0.000
00.000
00.000

thời tiết,
Thờ
i gian

13


2
3
4
5

T1

T2

T3

Chuyên đề
21h
Đầu
00 - 21h10 phim tối
21h
Giữa
20 -22h10 phim tối
23hĐầu
23h10
phim 23h
23h
Giữa

20-23h30 phim 23h
Sân
chơi, bóng
đá,văn nghệ,
sáng ca nhạc,
, chiều
truyền hình
trực tiếp,
truyền hình
thực tế
Đầu sân
chơi, bóng đá,
văn nghệ, ca
20h nhạc,
15 –20h40
truyền
hình
trựctiếp,truyền
hình thực tế
Giữa
sân chơi, bóng
đá, văn nghệ,
20h ca nhạc,
40 - 20h50
truyền
hình trực tiếp,
truyền hình
thực tế

12.0

00.000
15.0
00.000
4.00
0.000
3.50
0.000

14.4
00.000
18.0
00.000
4.80
0.000
4.20
0.000

18.0
00.000
22.5
00.000
6.00
0.000
5.25
0.000

24.0
00.000
30.0
00.000

8.00
0.000
7.00
0.000

4.00
0.000

4.80
0.000

6.00
0.000

8.00
0.000

6.50
0.000

7.80
0.000

9.75
0.000

13.0
00.000

7.50

0.000

9.00
0.000

11.2
50.000

15.0
00.000

- Khách hàng có yêu cầu chọn vị trí ưu tiên trong chương trình quảng
cáo: Vị trí 1,2,3 đầu và cuối: Cộng (+) 6% đơn giá 30 giây
- Quảng cáo có thời lượng dưới 10 giây được tính theo giá quảng cáo
10 giây.
- Giá quảng cáo được tính theo mức chuẩn 10”, 15”, 20”, 30”, các
TVC có thời lượng trên mức chuẩn được tính như sau: 40”=(30+10);
45”=(30+15); 50”=(30+20); 60”=(30+30)….
14


ĐƠN GIÁ THÔNG BÁO NHẮN TIN:
Phát sóng sau thời sự trưa (11h10-11h20); sau chương
trình măng non (18h15- 18h40)
Nội dung

Đơn giá cho 30 giây
(tương đương 90 từ)/01 lần phát sóng

Thông báo


3.000.000

Cảm tạ, tin buồn

2.000.000

Nhắn tin

800.000

Thời lượng 30 giây là một đơn vị tính tiền. Thời lượng 01 giây đến
15 giây = 1/2 đơn vị tính tiền. Từ giây thứ 16 đến 30 giây = một đơn vị
tính tiền.
ĐƠN GIÁ QUẢNG CÁO KEY LOGO,
POP UP, PANEL, HÌNH GẠT, CHẠY CHỮ
Thời lượng 5”: 700.000 đ/01 lần phát sóng đối với các khung giờ
PHÓNG SỰ TỰ GIỚi THIỆU
Gồm các chương trình phát sóng giới thiệu về công nghệ, quy trình
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, về khả năng tài chính, quản lý, đầu tư…của
doanh nghiệp hoặc giới thiệu sơ lược về tính năng tác dụng của sản phẩm
có thời lượng dưới 03 phút tính theo đơn giá quảng cáo TVC, từ 03 phút trở
lên phát sóng ngoài chương trình phim và giải trí:
- Phát sóng vào buổi sáng, chiều (từ 6h sáng đến 18h30) đơn giá 6
triệu đồng/phút
- Phát sóng buổi tối từ 18h30 trở đi đơn giá 12 triệu đồng/ phút;
Khách hàng ký hợp đồng phát sóng Phóng sự tự giới thiệu được áp
dụng theo giảm giá chung, nhưng không được cộng doanh số vào doanh số
của hợp đồng nguyên tắc quảng cáo dài hạn; đối với những hợp đồng
phóng sự tự giới thiệu có tính chất đặc biệt thì mức ưu đãi về giá và giảm

giá do Giám đốc Đài quyết định, mức giảm tối đa không quá 50% đơn giá.
ĐƠN GIÁ QUẢNG CÁO TRÊN
SÓNG PHÁT THANH ( FM 93,7 MHz )
1. Đơn giá thông báo: 1.000.000 đ/30 giây/ 01 lần phát sóng đối với
các khung giờ.
15


2. Đơn giá nhắn tin, cảm tạ, tin buồn: 800.000 đ/30 giây/01 lần phát
sóng đối với các khung giờ
3. Đơn giá quảng cáo sản phẩm: 3.000.000 đ/30 giây/01 lần phát
sóng đối với các khung giờ sau:
K
Thời điểm Quảng
K
Thời điểm Quảng cáo
ý hiệu
cáo
ý hiệu
F
Sau thời sự sáng
F
Trước/sau giải trí chiều
M S1 6h45)
M C (15h- 15h30)
Trước/sau giải trí
Trước thời sự buổi tối
F
F
sáng (7h30-8h)

(19h40)
MS
M T1
F
Sau thời sự trưa
F
M TR (11h30)
M T2
Nhịp cầu âm nhạc,
F Tạp chí chủ nhật, Tạp chí
F
M TT âm nhạc, Các vấn đề xã hội M 365
(11h30)

Sau thời sự tối (20h00)

Ca nhạc tối (20h-22h)

4. Đơn giá quảng cáo sản phẩm: 4.000.000 đ/30 giây/01 lần phát
sóng đối với các khung giờ sau:
FM GTS

Giao thông trực tiếp sáng (6h30 – 7h30)

FM GTC

Giao thông trực tiếp chiều (17h -18h00)

5. Khách hàng được đăng ký quảng cáo ngoài khung giờ cơ bản trên
nếu có nhu cầu.

Thời lượng 30 giây là một đơn vị tính tiền. Thời lượng 01 giây đến
15 giây = 1/2 đơn vị tính tiền. Từ giây thứ 16 đến 30 giây = một đơn vị
tính tiền.
Với cơ chế tự chủ, Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng đã đa
dạng hoá các hoạt động sự nghiệp, mở rộng các nguồn thu; đơn vị đã xây
dựng Quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường công tác quản lý trong nội bộ,
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự
nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi, do vậy nhiều đơn vị đã
16


tiết kiệm chi thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự
nghiệp.
b. Các khoản chi
Theo tinh thần Nghị định 43, các khoản chi hoạt động thường xuyên
của Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng gồm:
- Chi cho người lao động: Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ
cấp lương, các khoản trích nộp theo lương theo quy định.
- Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông
tin liên lạc, công tác phí, hội nghị...
- Chi nghiệp vụ chuyên môn: Là các khoản chi liên quan đến hoạt
động sản xuất các chương trình truyền hình, chi mua bản quyền các chương
trình truyền hình...
- Chi hoạt động thu quảng cáo, dịch vụ và các khoản thu khác.
- Chi mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất.
Ngoài ra Đài còn chi đầu tư phát triển, gồm: chi đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản, chi thực hiện các
dự án đầu tư theo quy định; Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp
có thẩm quyền giao; các khoản chi khác (nếu có).
3. Hiệu quả đạt được trong hoạt động kinh tế của Đài Phát thanh

và truyền hình Hải Phòng
a. Những thành công
- Nội dung chương trình ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng
ngày càng được nâng cao. Cùng với việc ngày càng nâng cao thời lượng,
Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng đặc biệt coi trọng việc nâng cao
chất lượng nội dung các chương trình phát thanh, truyền hình. Sắp xếp
ngày càng hợp lý kết cấu chương trình, nâng cao chất lượng chương trình
thời sự, giảm số lượng chuyên mục, chuyên đề, tăng cường hình thức Tạp
chí Truyền hình, giao lưu, toạ đàm, sân chơi giải trí Truyền hình.

17


- Thực hiện có hiệu quả chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự
nghiệp có thu theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Khi được
giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính Đài PT-TH Phát thanh và
truyền hình Hải Phòng đã chủ động sử dụng kinh phí NSNN giao hiệu quả
hơn để thực hiện nhiệm vụ; đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn
nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện tăng
nguồn thu.
Do được tự chủ trong việc chi trả thu nhập cho người lao động gắn
với kết quả công việc, nên Phát thanh và truyền hình Hải Phòng đã thu hút
được những cán bộ, phóng viên có năng lực làm việc có hiệu quả ở vị trí
công việc, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đơn vị.
- Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo và xã hội hoá sản xuất các
chương trình. Với phương châm tiết kiệm chi tiêu và trong sản xuất các
chương trình truyền hình, Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng đã tăng
cường xã hội hóa về nguồn nhân lực và phương tiện kỹ thuật, huy động sự
đóng góp năng lực chất xám ngoài xã hội trong việc sản xuất các chương
trình góp phần làm cho chương trình truyền hình ngày càng hấp dẫn bổ ích,

làm tăng yếu tố đại chúng.
b. Những tồn tại, hạn chế
- Tuy có sự đổi mới, nhưng vẫn còn một số chương trình chưa thực
sự hay và hấp dẫn; chưa có nhiều tin bài mang tính phát hiện, tính định
hướng cao, tin bài chống tiêu cực chưa nhiều; Các hoạt động chuyên môn
mang tính định kỳ như Liên hoan tiếng hát truyền hình, các lễ hội, sự
kiện... chưa được duy trì đều đặn. Chưa hình thành được sắc thái riêng,
chưa xây dựng được các chương trình mang tính "thương hiệu" nổi trội của
Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng.
Ngân sách chi hoạt động thường xuyên hàng năm còn hạn hẹp nên
ảnh hưởng rất lớn tới việc đầu tư phục vụ mua sắm trang thiết bị, tăng thời
lượng tự sản xuất, nâng cao chất lượng chương trình.
18


- Hoạt động quảng cáo và các hình thức xã hội hóa sản xuất các
chương trình truyền hình chậm đổi mới. Do sự phân công chưa thực sự
khoa học nên có tình trạng các phòng chuyên môn vừa phải lo thực hiện
sản xuất các chương trình, vừa phải tìm đối tác xã hội hóa chương trình mà
đơn vị mình được giao dẫn đến tình trạng chồng chéo, hiệu quả công việc
không cao do không chuyên nghiệp hóa các nội dung công việc.
- Hạn chế về năng lực cạnh tranh: với cơ chế cạnh tranh hiện nay đã
gây áp lực cho Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng trong việc giữ
người tài vì cơ chế tiền lương chưa thực sự hấp dẫn để giữ họ ở lại, toàn
tâm toàn ý với Đài.

III. GIẢI PHÁP CHO ĐÀI PHÁT THANH- TRUYỀN HÌNH
HẢI PHÒNG
Trong thời kỳ hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, như đã
đề cập, sự phát triển kinh tế báo chí là một tất yếu khách quan trong nền

19


kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, sự
phát triển này dẫn đến sự tác động có tính hai mặt vào đời sống báo chí.
Một mặt, ở yếu tố tích cực, nó mang lại nguồn lực tài chính quan trọng,
đảm bảo cho sự tiếp tục phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách bao cấp
của Nhà nước. Mặt khác, nó dẫn đến hiện tượng thương mại hóa báo chí,
hay là sự xuất hiện những sản phẩm báo chí thuần túy hàng hóa, chỉ quan
tâm thu lợi nhuận, xem nhẹ chức năng thông tin, tuyên truyền. Chính vì
vậy, để tạo cho báo chí vừa hoạt động kinh tế một cách có hiệu quả, hạn
chế những tiêu cực đòi hỏi Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng phải
không ngừng cải thiện, nâng cao trình độ, năng lực phục vụ, đổi mới cả về
nội dung và hình thức, tăng cường phát triển kinh tế báo chí để không
ngừng phát triển.
1. Tăng cường đổi mới nội dung, chất lượng các chương trình
truyền hình
Có thể thấy, chất lượng nội dung là khâu then chốt để thu hút được
nguồn thu cho các tác phẩm báo chí, đặc biệt là tác phẩm báo chí truyền
hình, chính vì vậy, đầu tư cho nâng cao chất lượng các chương trình chính
là hương đi chiến lược ưu tiên hàng đầu cho việc thu hút được các nguồn
thu, đảm bảo hoạt động của đơn vị.
2. Chú trọng phát triển chất lượng nguồn nhân lực
- Tổ chức cán bộ, trong việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, tuyển
dụng, sử dụng, sắp xếp cán bộ phóng viên, viên chức và người lao động
theo đúng quy trình, quy định, đảm bảo phù hợp với trình độ chuyên môn;
tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và
trình độ lý luân chính trị, trình độ quản lý Nhà nước cho đội ngũ cán bộ,
phóng viên, viên chức và người lao động hiện có nhằm thực hiện tốt nhiệm
vụ được giao theo lộ trình phát triển.

- Tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước về
kinh nghiệm và cách thức làm báo hiện đại.
20


- Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài ở các ngành, các địa phương
trong và ngoài tỉnh, hình thành mạng lưới cộng tác viên rộng khắp tham
gia xây dựng và sản xuất chương trình.
- Phát triển Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ phát thanh, truyền hình
nhằm đáp ứng nguồn tài chính phục vụ các hoạt động của cơ quan đồng
thời phù hợp với lộ trình quy hoạch dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt
Nam đến năm 2020.
3. Đổi mới nội dung và chất lượng chương trình
Không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng nội dung chương trình,
đảm bảo thông tin nhanh, nhạy, chính xác, tính định hướng cao; phản ánh
đầy đủ, kịp thời, sâu sắc các sự kiện diễn ra trên địa bàn thành phố Hải
Phòng. Đặc biệt cần tập trung đổi mới hình thức thể hiện sản xuất và phát
sóng trực tiếp 06 bản tin thời sự trong ngày, không ngừng nâng cao chất
lượng và nội dung chương trình.
Tăng cường sản xuất các phóng sự chuyên đề, phim tài liệu, khoa
giáo, các cuộc giao lưu tọa đàm, đối thoại trực tiếp tại trường quay. Đổi
mới và nâng cao chất lượng các chương trình sân chơi giải trí. Tăng thời
lượng các chương trình tự sản xuất, các chương trình khai thác, liên doanh
sản xuất; giảm dần các chương trình mua bản quyền.
Từng bước xây dựng chương trình mang sắc thái riêng của vùng quê
hương Quan họ, tiến tới xây dựng thương hiệu của phát thanh, truyền hình
và báo điện tử của Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng sánh kịp, đủ sức
cạnh tranh với các Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương trong khu
vực.
4. Mở rộng diện phủ sóng, thu hút khán giả

- Triển khai Truyền hình Hải Phòng vào truyền hình cáp, truyền hình
số mặt đất phủ sóng toàn quốc. Ngày 31/12/2013, Đài được Ủy ban nhân
dân Thành phố phê duyệt đề án sản xuất kênh chương trình Truyền hình trả
tiền THPC theo Quyết định 2616/QĐ-UBND Kênh THPC được phát sóng
21


trên mạng Truyền hình cáp KTS THPC của đài với thời lượng 18
giờ/ngày. Trong lộ trình Số hóa truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình
Hải Phòng là một trong những địa phương thực hiện số hóa sớm cùng với
TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ. Đài cũng sẽ trở thành cổ
đông của Công ty CP Truyền dẫn, phát sóng Đồng bằng sông Hồng (gọi tắt
là RTB) để thực hiện số hóa truyền hình chuẩn tín hiệu DVB-T2 các tỉnh
Đồng bằng Bắc Bộ. Hiện tại, RTB đã phủ sóng thử nghiệm tại Hà Nội từ
tháng 5/2015, dự kiến tháng 10/2015 sẽ phủ sóng Hải Phòng và cuối năm
2016 phủ sóng toàn bộ Đồng bằng Sông Hồng và vùng lân cận trên 2 kênh
tần số 47, 48 UHF.
- Phát triển kênh truyền hình Hải Phòng trực tuyến trên trang thông
tin điện tử của Đài, kênh MyTV phủ sóng toàn quốc hướng tới công chúng
cả nước. . Chương trình Truyền hình Hải Phòng THP được phát trên hệ
thống truyền hình cáp VTVCab, HTVC, SCTV, HanoiCab,...Truyền hình
Kỹ thuật số VTC, AVG, K+, RTB...VIPTV, MyTV, Next TV,... và được giới
thiệu lịch phát sóng trên các báo Hải Phòng, An ninh Hải Phòng, Tạp chí
truyền hình VTV, Thanh niên, Tuổi trẻ, Quảng Ninh, Hà Nội cuối tuần và
Truyền hình Việt Nam.
5. Tăng cường thu hút quảng cáo và xã hội hóa các chương trình
truyền hình
- Đẩy mạnh phát triển quảng cáo, đa dạng hoá các hình thức tài trợ,
mở rộng liên doanh liên kết, thực hiện nhiều loại hình dịch vụ.
- Rà soát lại tất cả các hợp đồng quảng cáo, gặp gỡ, trao đổi với các

đối tác. Tổ chức hội nghị khách hàng nhằm trực tiếp bàn bạc tháo gỡ khó
khăn, ổn định nguồn thu.
- Đẩy mạnh việc quảng bá tiếp thị mời gọi quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng, điều chỉnh chính sách giá cả, có hình thức
giảm giá, hoa hồng và thanh toán hợp lý để thu hút quảng cáo.

22


- Đẩy mạnh ký kết các hợp đồng làm phim dịch vụ, tăng cường tận
thu các nguồn kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền từ các cơ quan,
đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, địa phương trong và ngoài tỉnh.
- Tiết kiệm chi hành chính và mua sắm tài sản công chưa cần thiết.
Quản lý, điều hành nguồn tài chính hàng năm đảm bảo sự ổn định các hoạt
động của cơ quan theo kế hoạch.
- Rà soát, xây dựng lại quy chế chi tiêu nội cho công bằng hợp lý.
6. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hoạt động
báo chí, phát thanh, truyền hình
- Từng bước đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật.
Đẩy mạnh áp dụng các quy trình, công nghệ tiên tiến, nâng cao hiệu suất
lao động, nâng cao chất lượng chương trình.
- Tập trung đầu tư nâng cấp trang bị phương tiện, công nghệ làm báo
hiện đại, nâng cao khả năng xử lý thông tin và kỹ năng làm báo. Ưu tiên
thực hiện các dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật đã được UBND
thành phố phê duyệt để đáp ứng sự thiếu và xuống cấp của trang thiết bị cũ.
- Xây dựng Trung tâm Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng tiên
tiến, hiện đại, xứng tầm khu vực và thành phố lớn, phấn đấu đến năm 2017
đưa vào khai thác, sử dụng.

23



KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hiện nay, cùng với cuộc cách mạng công nghệ thông
tin, xu hướng tòa soạn hội tụ cũng như sự phát triển đa dạng, sôi động của
nền kinh tế thị trường không những tác động mạnh mẽ, toàn diện đến hoạt
động kinh tế, đời sống xã hội mà còn tác động to lớn đến hoạt động báo chí.
Báo chí tham gia các hoạt động kinh tế là một tất yếu khách quan, nó trở
thành một yếu tố của lực lượng sản xuất, kinh tế báo chí trở thành động lực
phát triển cho báo chí nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Từ thực tế hoạt động tự chủ tài chính của Đài Phát thanh và Truyền
hình Hải Phòng đã tạo điều kiện cho Đài chủ động sử dụng nguồn lực tài
chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động
phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh
vực trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực hiệu quả, đồng thời mở rộng các hoạt
động dịch vụ, tăng nguồn thu. Cơ chế tự chủ tạo điều kiện cho Đài thực
hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng
tạo, của người lao động; nâng cao kỹ năng quản lý, chất lượng hoạt động
sự nghiệp; bước đầu rà soát lại chức năng nhiệm vụ của cơ quan hành chính
đối với đơn vị sự nghiệp, từng bước giảm sự can thiệp của cơ quan quản lý
cấp trên; yêu cầu về công khai, minh bạch trong tổ chức sắp xếp công việc,
nhân sự, chi tiêu tài chính được thực hiện, tạo không khí đoàn kết, phấn
khởi trong nội bộ đơn vị.
Qua việc nghiên cứu và phân tích thực trạng kinh tế của Đài Phát
thanh và Truyền hình Hải Phòng cho những đánh giá rất khách quan về cơ
chế tự chủ tài chính ở Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng hiện nay.
Cơ chế tự chủ tài chính đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong công tác
quản lý ở một đơn vị sự nghiệp có thu như Đài Phát thanh và Truyền hình
Hải Phòng hiện nay. Tuy nhiên với những tồn tại, hạn chế như trên, để thực
hiện được các mục tiêu của quá trình đổi mới, phát huy những mặt tích cực

24


×