Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

TIEU LUAN KINH DIEN , quan điểm của v i lênin về nhà nước chuyên chính vô sản trong tác phẩm nhà nước và cách mạng và quá trình vận dụng ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.91 KB, 39 trang )

MỞ ĐÂU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề nhà nước là một vấn đề phức tạp,nó liên quan đến sự thống
trị,phát triển của giai cấp cầm quyền, phục vụ giai cấp cầm quyền vì bản chất
giai cấp của nhà nước. Ở mỗi phương thức sản xuất khác nhau thì vai trò của
nhà nước càng được biểu hiện một cách rõ nét hơn. Tuy nhiên, trong thời kỳ quá
độ từ CNTB lên CNXH thì vai trò của nhà nước vẫn được đề cao nhưng là nhà
nước nửa nhà nước, nhà nước của mọi tầng lớp nhân dân.
Ở Việt Nam hiện nay, trải qua gần 30 năm đổi mới, chúng ta cũng đạt
được một số thành tựu bước đầu tiên trên con đường quá độ lên CNXH, thực
hiện nền chuyên chính vô sản, quyền tự do bình đẳng trên cả nước, nhà nước là
của dân, do dân và vì dân. Mọi phúc lợi, bình đẳng, dân chủ trên cả nước đang
dần được xây dựng bền vững tạo bước đệm để tiến nhanh lên CNXH đó là mục
tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.
Tuy nhiên, sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên xô và Đông Âu cuối thế
kỷ XX làm cho mọi người hoài nghi về một nhà nước chuyên chính vô sản của
thời kỳ qúa độ lên CNXH. Trước tình hình đó, để đưa đất nước phát triển đúng
mục tiêu đề ra. Đảng ta phải có tư tưởng kiên định, đồng thời có những đổi mới
tư duy để phù hợp cho quá trình phát triển trong thời kỳ quá độ mà V.I. Lênin đã đề
ra. Trong đó việc xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản là nhiệm vụ, mục tiêu
mà Đảng ta hướng tới.
Đó là một vấn đề hết sức quan trọng, có thể nói là hành trang cho sự tiếp
bước tiến lên XHCN ở nước ta, nhất là trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay. Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng ta đang tiếp tục nghiên cứu
một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn để hiểu đúng tư tưởng của V.I.Lênin về nhà nước
chuyên chính vô sản.
Với những lý do đó tôi đã chọn đề tài: “Quan điểm của V.I.Lênin về Nhà
nước chuyên chính vô sản trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng và quá
trình vận dụng ở nước ta hiện nay” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần môn:

0




Giới thiệu các tác phẩm của C.Mác-Ph.Awngghen,V.I.Leenin, Hồ Chí Minh về
xây dựng chính quyền nhà nước của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nhà nước là vấn đề quan trọng của tất cả các cuộc cách mạng, giai
cấp cầm quyền muốn giữ vị trí thống trị của mình thì phải xây dựng cho mình
một nhà nước, để phục vụ lợi ích cho giai cấp mình và trấn áp các giai cấp khác
trong xã hội.
Liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu đã có rất nhiều công trình của
các nhà khoa học công bố. Nhiều tác giả, nhiều thế hệ sinh viên trường Học viện
báo chí và tuyên truyền khi nghiên cứu tác phẩm kinh điển cũng đã quan tâm
nghiên cứu vấn đề này ở nhiều phương diện khoa học khác nhau. Điều đó cho thấy
sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học đối với vấn đề nghiên cứu. Mặc dù vậy tác
giả vẫn muốn chọn đề tài: “Quan điểm của Lênin về Nhà nước chuyên chính vô
sản trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng và vận dụng ở nước ta hiện nay” để
khai thác sâu hơn các khía cạnh của vấn đề hy vọng sẽ tìm ra được những nét mới
về nội dung và quan điểm của V.I.Lênin trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”
và góp phân xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu, làm rõ
quan điểm của V.I.Lênin về Nhà nước chuyên chính vô sản thông qua tác phẩm
Nhà nước và cách mạng, vận dụng quan điểm đó ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những nét sơ lược về tác giả V.I.Lênin và tác phẩm Nhà nước
và cách mạng
- Quan điểm của V.I.Lênin về Nhà nước chuyên chính vô sản trong tác
phẩm Nhà nước và cách mạng.
- Ý nghĩa thực tiễn của tác phẩm và vận dụng quan điểm của V.I.Lê nin

về Nhà nước chuyên chính vô sản trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng và
vận dụng ở nước ta hiện nay.
1


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Quan điểm củaV.I. Lênin về Nhà nước chuyên chính vô sản trong tác
phẩm Nhà nước và cách mạng và vận dụng ở nước ta hiện nay; Quan điểm của
V.I.Lênin Nhà nước chuyên chính vô sản trong tác phẩm Nhà nước và cách
mạng bao gồm: Lý luận về nhà nước; Chuyên chính vô sản; Nhà nước chuyên
chính vô sản; vận dụng ở nước ta hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu quan điểm của V.I.Lênin về Nhà nước chuyên
chính vô sản trong tác phẩm nhà nước và cách mạng, những quan điểm của
Đảng, Nhà nước và vận dụng quan điểm đó vào xây dựng Nhà nước chuyên
chính vô sản ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó góp phần mở rộng và nâng cao
hiểu biết của mình về lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề Nhà nước chuyên
chính vô sản.
Do trình độ có hạn và thời gian không cho phép, tiểu luận này chỉ nghiên
cứu quan điểm của V.I.Lênin Nhà nước chuyên chính vô sản trong tác phẩm nhà
nước và cách mạng và quá trình vận dụng quan điểm đó vào xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
các quan điểm, đường lối của Đảng,chính sách của nhà nước về vấn đề Nhà
nước chuyên chính vô sản, đồng thời tham khảo một số sách báo, tài liệu, công
trình khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của những nhà nghiên cứu … về
vấn đề nhà nước nói chung và việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài là phân tích và tổng hợp,
trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ chú ý sử dụng kết hợp với các phương

2


pháp khác như: phương pháp logic và lịch sử, khảo sát, thống kê, tổng kết
thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Sản phẩm nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo giúp cho chính quyền các cấp, cán bộ và các cơ quan chức năng tiến hành
tốt hơn nữa việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên
cứu giảng dạy và học tập các môn tác phẩm kinh điển của Mác- Lênin,
Ph.Ăngghen và Hồ Chí Minh về xây dựng chính quyền nhà nước.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phẩn lời nói đầu, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề
tài gồm 3 chương và 9 tiết

3


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NÉT SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1.1.

Sơ lược về tác giả


V.I.Lênin sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk),
mất ngày 21 tháng Giêng năm 1924 ở làng Gorki Gần Moskva
V.I.Lênin tên thật là Vladimir Ilits Ulianov (Le-nin), các bí danh đã
dùng là V. Ilin, K. Tulin, Karpov và những bí danh khác. Năm 1887 V.I.Lênin tốt
nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương vàng nên được vào thẳng
bất kỳ trường Đại học nào ở nước Nga. Ông xin vào học khoa Luật của Đại học
Tổng hợp Kazan. Tại đây, V.I.Lênin tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên,
trở thành thành viên của Hội đồng hương bí mật Samarsko- Simbirskoe. Do
tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, tháng Chạp 1887, V.I. Lênin bị
đuổi học và bị phát lưu đến làng Kokushino Kazan.
Tháng 10 năm 1888, trở về Kazan gia nhập nhóm Mác- xít. V.I.Lênin có
nghị lực rất cao trong việc tự học. Chỉ trong vòng hai năm miệt mài đèn sách,
năm 1891, V.I.Lênin đã thi đỗ tất cả các môn học của chương trình 4 năm khoa
Luật trường ĐH Tổng hợp Kazan với tư cách thí sinh tự do. Sau khi tốt nghiệp
khoa luật V.I.Lênin làm trợ lý luật sư ở Samara. Tháng 8/1893, chuyển về
Peterburg. Năm 1894, trong cuốn Thế nào là những người bạn dân và học chiến
đấu chống lại những người xã hội dân chủ như thế nào? Và năm 1899, trong
cuốn Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga V.I.Lênin được thừa nhận là người
lãnh đạo của nhóm Mác- xít ở Nga.
Mùa thu 1895, V.I.Lênin thành lập ở Peterburg Hội liên hiệp đấu tranh
giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Peterburg. Ở
Mát- xcơ- va , Kiev, Iaroslav và những thành phố khác cũng thành lập các
hội liên hiệp tương tự. V.I.Lênin đã gặp Nadegiơda Konstantinovna Krupskaia
Tháng Hai 1897, V.I.Lênin bị đi đày 3 năm ở làng Shushenkoe (miền Đông

4


Sibir). Trong thời gian lưu đày V.I.Lênin đã viết xong hơn ba mươi tác phẩm,

trong đó có cuốn khá đồ sộ: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước Nga (1899)
Năm 1900, thời hạn lưu đày của V.I.Lênin kết thúc. Người lại tập hợp
những người Mác- xít cách mạng thành lập đảng. Chính quyền Nga hoàng cấm
V.I.Lênin sống ở Thủ đô và các thành phố lớn. V.I.Lênin phải ra nước ngoài
(1900), cùng với Plekhanov lập ra tờ báo Tia lửa. Năm 1903, tại Luân-đôn tiến
hành Đại hội lần thứ II Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga. V.I.Lênin phát biểu
phải xây dựng một đảng Mác- xít kiểu mới có kỷ luật nghiêm mình, có khả năng
là người tổ chức cách mạng của quần chúng. Nhóm số đông ủng hộ V.I.Lênin
gọi là những người Bolshevik, nhóm số ít chủ trương thành lập đảng đấu tranh
theo kiểu Nghị viện gọi là những người menshevik. Về những nguyên tắc tư
tưởng và tổ chức của đảng kiểu mới này V.I.Lênin đã trình bày trong cuốn Làm
gì (1902) và cuốn Một bước tiến hai bước lùi (1904).
Tháng 4 năm 1905, tại Luân-đôn tiến hành Đại hội lần thứ III Đảng Công
nhân dân chủ xã hội Nga, V.I.Lênin được bầu là chủ tịch Đại hội. Tại Đại hội
này Uỷ ban Trung ương đã được bầu ra do V.I.Lênin đứng đầu. Tháng Mười
Một 1905, V.I.Lênin bí mật trở về Peteburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng
Chạp 1907, V.I.Lênin sống ở nước ngoài tiếp tục đấu tranh bảo vệ và củng cố
đảng hoạt động bí mật. Trong cuốn Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán (1908) V.I.Lênin phê phán sự xét lại về mặt triết học chủ nghĩa Mác và
phát triển những cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác. Tháng Giêng 1912 lãnh đạo
Hội nghị lần thứ VI(Praha) toàn Nga ĐCNXHDC. Tháng Sáu 1912 từ Paris
chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự thật). Thời kỳ này, V.I.Lênin soạn
thảo xong Đề cương Mác xít về vấn đề dân tộc. Cuối Tháng Bảy 1914, bị cảnh
sát áo bắt nhưng sau đó ít lâu được trả lại tự do và đi Thuỵ Sĩ. Trong thời gian
Đại chiến thế giới lần thứ I V.I.Lênin đưa ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc
thành nội chiến cách mạng.
Ngày 16 tháng Tư V.I.Lênin đến Petrograd để trình bày Luận cương
Tháng Tư thực chất là một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành
chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu Toàn bộ chính
5



quyền về tay các Xô Viết! Hội nghị lần thứ VII toàn Nga (Tháng TƯ 1917) của
Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga (b) đã nhất trí thông qua đường lối do
V.I.Lênin đề ra. Sau cuộc khủng hoảng chính trị ở nước Nga (Tháng Bảy 1917),
V.I.Lênin buộc phải về vùng Pazzliv cách Petrograd (nay là Peterburg) 34km để
tránh sự truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi hoạt động bí mật V.I.Lênin
thường xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga. Đầu tháng Tám 1917
Đại hội lần thứ VI Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga họp bán công khai ở
Petrograd, V.I.Lênin tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Đại hội tiến hành
và thông qua đường lối phải khởi nghĩa vũ trang giành lấy chính quyền. Trong
thời gian này, V.I.Lênin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng đề ra nhiệm vụ
cho giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ
trang Đầu Tháng Mười 1917, V.I.Lênin từ Phần Lan bí mật trở về Petrograd
Ngày 23 Tháng Mười 1917 kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của V.I.Lênin đề ra
được Hội nghị Uỷ ban trung ương Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga thông
qua.
Tối ngày 6 Tháng Mười Một 1917, V.I.Lênin đến Cung điện Smolnưi trực
tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Đến rạng sáng ngày 7 Tháng Mười một 1917 , toàn
thành phố Petersbuorg nằm trong tay những người khởi nghĩa, và đến đêm ngày
7 Tháng Mười Một 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã toàn thắng. Chính
quyền đã về tay nhân dân. Tại Đại hội các Xô Viết toàn Nga lần thứ II V.I.Lênin
được bầu là Chủ tịch Hội đồng các Uỷ viên nhân dân (Hội đồng Dân uỷ). Sau
Cách mạng Tháng Mười Nga theo đề nghị của V.I.Lênin Hoà ước Brest với
nước Đức đã được ký kết (ngày 3 Tháng Ba 1918). Ngày 11 Tháng Ba 1918
V.I.Lênin cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ Xô Viết trở về Mát xcơ va
Ngày 30 Tháng Tám 1918, V.I.Lênin bị ám sát và bị thương nặng, nhưng
sau đó ít lâu sức khoẻ hồi phục, V.I.Lênin là người sáng lập Quốc tế Cộng sản
(1919). Tháng Ba năm 1919, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Nga đã
thông qua Cương lĩnh mới của Đảng, V.I.Lênin được bầu là chủ tịch Uỷ ban

soạn thảo Cương lĩnh Mùa xuân 1920, V.I.Lênin viết cuốn Bệnh ấu trĩ tả khuynh
của chủ nghĩa cộng sản trình bày những vấn đề chiến lược và sách lược của
6


phong trào cộng sản. Thời gian này, V.I.Lênin soạn thảo xong kế hoạch xây
dựng chủ nghĩa xã hội (công nghiệp hóa đất nước, hợp tác hóa gia cấp nông dân,
cách mạng văn hóa) là người sáng lập ra Kế hoạch điện khí hóa toàn Nga
(GOELRO), người đề ra chính sách kinh tế (NEP). Năm 1921 chính sách NEP
của V.I.Lênin được thông qua tại Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga. Năm
1922 V.I.Lênin ốm nặng. Trong diễn văn cuối cùng đọc tại hội nghị toàn thể Xô
Viết đại biểu thành phố Mát xcơ va (ngày 20 Tháng Mười một 1922) V.I.Lênin
tin tưởng rằng thi hành chính sách NEP nước Nga sẽ trở thành một nước xã hội
chủ nghĩa. Tháng Chạp 1922 đến Tháng Ba 1922 V.I.Lênin đọc ghi âm lại một
số bài báo quan trọng như: Những trang nhật ký, Bàn về hợp tác hóa, Bàn về
cách mạng của chúng ta, Thà ít mà tốt; Thư gửi Đại hội. Ngày 21 Tháng Tư
1924, V.I.Lênin qua đời ở làng Gorki (Mát xcơ va).
1.2. Những nét sơ lược về tác phẩm
1.2.1. Vài nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Vào thế kỷ XX, Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn cuối cùng của nó giai đoạn chủ nghĩa đế quốc với những đặc điểm kinh tế hết sức cơ bản mà
Lênin đã nhận ra trong mỗi tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc - với giai đoạn tột
cùng của Chủ nghĩa tư bản”. Sự tập trung sản xuất cao, dẫn đến hình thành các
tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của Chủ nghĩa đế quốc. Sự
thống trị của các tổ chức độc quyền, sự tác động của quy luật lợi nhuận cao làm
cho mâu thuẫn cơ bản của Chủ nghĩa đế quốc - mâu thuẫn giữa tính chất xã hội
của lực lượng sản xuất và hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa càng
thêm gay gắt, do đó mà chu kỳ khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn Đế quốc chủ
nghĩa rút ngắn lại và có tính chất phá hoại nhiều hơn. Gắn liền với khủng hoảng
là nạn thất nghịêp, đói rét, bệnh tật, “tự do kinh tế”, “tự do chính trị” của chủ
nghĩa tư bản dần bị thủ tiêu. Không thỏa õan với sự thống trị trong nước, bọn tư

bản tài chính cũng tham vọng xâm chiếm và thống trị các dân tộc, các quốc gia
khác, mà trước hết với hình thức “xuất khẩu tư bản”. Thực chất đây là phương
pháp đấu tranh để giành lại thị trường thế giới của chủ nghĩa tư bản, cuộc đấu
tranh này dẫn đến kết quả cao hơn là sự phân chia thế giới thành những khu vực
7


ảnh hưởng của các tổ chức độc quyền. Và tất nhiên việc phân chia thế giới về
mặt kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về mặt
lãnh thổ. Đó là bước xâm chiếm toàn diện hơn của các nước tư bản phát triển
với các nước chậm phát triển và lạc hậu về kinh tế.
Tình hình này làm cho mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội các nước tư
bản chủ nghĩa:
• Mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản.
• Mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền và bọn không độc quyền.
• Mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với nhau.
• Mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với nhân dân các nước bị nô dịch
ngày càng gay gắt.
Nhưng tình hình đó cũng tạo điều kiện tăng cường liên minh giữa giai cấp
công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động ở chính quốc và thuộc địa cũng
như giữa nhân dân các nước thuộc địa với nhau trong cuộc đấu tranh chống áp
bức thống trị của bọn phong kiến, tư bản với một khí thế cách mạng mới đang
dâng lên.
Cách mạng Nga 1905 kết thúc thời kỳ đình trệ tạm thời phong trào công
nhân quốc tế, kể từ sau thất bại công xã Pari và mở đầu cho cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân thế giới. Đó là phong trào công nhân Đức, Rumani, Bungari,
Mỹ, Áo, Hung
Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản thế giới tất yếu dẫn đến
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) để chia lại thị trường thế giới.
Tất nhiên, cuộc chiến tranh này cũng có ý đồ khác của bọn Đế quốc là nhân

chiến tranh để dập tắt phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ do ảnh
hưởng của cách mạng tháng 10 Nga, 28 nước với gần 1.5 tỷ tỷ người trong đó có
tới 74 triệu người bị đẩy vào chiến tranh. Cuộc chiến tranh tàn khốc ấy gây thiệt
hại lớn lao về người và của, đó làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản gay gắt
đến tột độ và thúc đẩy nhanh chóng quá trình chín muồi khủng hoảng cách mạng
trên phạm vi toàn thế giới. Đúng như Lênin đã chỉ rõ: Chủ nghĩa đế quốc là
bước đệm của cách mạng, cách mạng Vô sản có thể nổ ra và thành công trước
8


tiên ở một nước, thậm chí trong một nước mà chủ nghĩa tư bản mới chỉ ở mức
phát triển trung bình.
Khủng hoảng cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc ngày càng
trầm trọng, phong trào dân tộc sẽ làm rung chuyển chủ nghĩa đế quốc, làm suy
yếu lực lượng của nó, tạo cho giai cấp vô sản các nước tấn công vào chủ nghĩa
tư bản.
Trong khi đó bọn cơ hội công nhân của quốc tế II (Ebec-Stanh, Cauxky)
đó khụng nắm bắt tình hình cách mạng lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản,
mà cũng tìm cách ngăn cản quần chúng tiến theo con đường cách mạng. Chúng
đã xuyên tạc học thuyết Mácxít về nhà nước, phủ nhận sự tất yếu của cách mạng
bạo lực, phủ nhận sự cần thiết phải đập tan bộ máy nhà nước cũ, vô chính phủ
(đại diện là Bukharin) chống lại bất kỳ một nhà nước nào, kể cả nền chuyên
chính vô sản, bênh vực các quan điểm nửa vô chính phủ phản Mácxít trong vấn
đề nhà nước.
Lênin từ lâu đó quan tâm đến vấn đề nhà nước, trước tình hình cách mạng
thế giới và tình hình tư tưởng nội bộ phong trào công nhân. Người thấy phải
khôi phục và trình bày có hệ thống các quan điểm của nhà sáng lập ra chủ nghĩa
cộng sản khoa học về vấn đề nhà nước. Nhân tố đó phát triển hơn nữa lý luận về
nhà nước cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới, giúp giai cấp vô sản hoàn
thành nhiệm vụ của mệnh trước tình thế cách mạng đó xuất hiện ở nước Nga

cũng như nhiều nước trên thế giới .
Cuối năm 1916 đầu 1917 khi ở nước ngoài, Lênin đó khẩn trương đọc
nhiều tác phẩm, thư từ của Mác và Ăngghen, của Cauxky và Bukharin . Người
đó trích dẫn tỷ mỷ những tài liệu cần thiết cũng nhận xét, phê phán kết luận của
mình trong cuốn sổ tay với nhan đề: “Chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước”.
Tháng 4/1917 Lênin từ Thuỵ sỹ trở về Nga và bận hoạt động cách mạng,
nên Người không thể tiếp tục công trình đó và tiếp tục bổ sung tư liệu.
Sau sự kiện tháng 7/1917. Đảng Bônxêvich phải vào hoạt động bí mật.
Lênin rời Pêtôgrat đến hoạt động ở Ra-dơ-lip và Hen-xinh-po (phần lan). Tại
đây vào tháng 8 và 9/1917 dựa vào tài liệu đó chuẩn bị người viết thành công tác
phẩm của mình nhà nước và cách mạng
9


1.2.2. Kết cấu và Nội dung chính của tác phẩm
1.2.2.1.

Kết cấu của tác phẩm

Tác phẩm nhà nước và cách mạng xuất bản làn đầu thành sách năm 1918.
Ngoài lời tựa, tác phẩm gồm 6 chương và 25 tiết ( trong đó có 3 tiết của chương
II được đưa vào lần xuất bản thứ hai). Tuy nhiên, khi còn bản thảo, tác phẩm
gồm 7 chương – trong đó chương VII mới chỉ có đầu đề: kinh nghiệm các cuộc
cách mạng Nga năm 1905 và 1917.
- Chương 1: Xã hội có giai cấp và nhà nước
- Chương 2: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiêm những năm 1848-1851
- Chương 3: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm Công xã Pari 1871.
Sự phân tích của Mác.
- Chương 4: Tiếp theo. Những lời giải thích bổ sung của Ăngghen.
- Chương 5: Những cơ sở kinh tế để nhà nước tiêu vong.

- Chương 6: Bọn cơ hội chủ nghĩa tầm thường hóa chủ nghĩa Mác
- Chương 7: Kinh nghiệm các cuộc cách mạng Nga năm 1905 và 1917
1.2.2.2. Nội dung chính của tác phẩm
Nhìn tổng thể toàn bộ tác phẩm, ta thấy các chương, tiết và những nội dung
của nó được trình bày – thống nhất giữa các lợi ích và logíc trong sự phân tích. Kết
cấu như vậy V.I.Lênin đã làm rõ được yêu cầu của tác phẩm cần đạt tới:
- Một là: Làm cho người đọc thấy được học thuyết của Mác về nhà nước
là một học thuyết hoàn chỉnh được xây dựng gắn với thực tiễn cách mạng của
giai cấp vô sản, một học thuyết sáng tạo, luôn vận động và phát triển.
- Tác phẩm thực hiện được nhiệm vụ luận chiến chống lại mọi kẻ thù
của chủ nghĩa Mác đang xuyên tạc bản chất cách mạng và khoa học của nó
Trong tác phẩm, V.I.Lênin thường trích ra những quan điểm, tư tưởng của
C.Mác và Ph.Ăngghen ề nhà nước và cách mạng – chủ yếu ở 2 tác phẩm
“Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tưu hữu và của nhà nước”, tác phẩm do
Ph.Ăngghen viết năm 1884 và “ Phê phán cương lĩnh Gô ta” của C.Mác viết
năm 1875 và một số tác phẩm khác.

10


Chương 2
QUAN ĐIỂM CỦA V.I. LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC CHUYÊN CHÍNH
VÔ SẢN TRONG TÁC PHẨM NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG
2.1. Lý luận về nhà nước
2.1.1. Nguồn gốc của nhà nước
Bản thân nhà nước với sự xuất hiện của nó đã là vấn đề trung tâm của
chính trị, nó trở thành một trong những dấu hiệu đặc trưng, căn bản nhất để nhận
diện xã hội chính trị đã ra đời như thế nào trong lịch sử.
Trong tác phẩm “nhà nước và cách mạng” V.I.Lênin đã trích dẫn tác phẩm
“ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ph.Ăngghen

và nhấn mạnh rằng Ph.Ăngghen đã có sự phân tích rất sâu sắc và đầy thuyết
phục về nguồn gốc của Nhà nước.
Sau khi Ph.Ăngghen phân tích một cách chi tiết, đây đủ về chế độ xã hội
thời tiền sử với những quan hệ sản xuất – xã hội cụ thể đặc biệt là sự nảy sinh,
phát triển trong quan hệ gia đình, huyết thống đã chỉ ra logic phát triển tất yếu
cho sự ra đời của nhà nước thay thế cho thị tộc, bộ lạc đã trở nên lỗi thời. Theo
đó ở thời đại dã man diễn ra hai cuộc phân công lao động xã hội. Cuộc phân
công lao động xã hôi lân thứ nhất là tách chăn nuôi ra thành một lĩnh vực riêng,
kết quả của sự phân công này là tạo ra một bộ phận xã hội có nhiều của cải hơn
bộ phạn còn lại trong xã hội. Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai là tách
thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp, kết quả của sự phân công lao động lần này
của cải tăng lên nhanh chóng , nhưng với tư cách là của cải của cá nhân từ đó
trao đổi phát triển, xuất hiện sự phân biệt giữa kẻ giàu và người nghèo. Đó là
những nhân tố cơ bản đưa đến sự sụp đổ của chế độ thị tộc, đó cũng là lưỡi dao
sắc bén được sản sinh ra từ bên trong lòng xã hội thị tộc, tự nó chọc thủng cái
kết cấu bền vững của xã hội ấy.
Qua hai cuộc phân công lao động xã hội đó tạo cơ sở cho việc xác lập một
hoạt động quan trọng, hoạt động trao đổi của những người du mục, học có nhiều
của cải hơn bộ phận còn lại trong xã hội, sẽ trao đổi những sản phẩm mà học có
11


với những bộ phận còn lại trong xã hội. Đến khi tách thủ công nghiệp ra khỏi
nông nghiệp thì những sản phẩm riêng biệt làm ra ngày càng nhiều thì trao đổi
cũng trở thành tất yếu trong xã hội.
Thời đại văn minh đã củng cố và phát triển tất cả các hình thức phân công
trước đó , đồng thời thời đại văn minh bổ sung vào một cuộc phân công lao động
xã hội lần thứ ba một sự phân công đặc trưng có ý nghĩa quyết định: Tách
thường nghiệp ra thành một lĩnh vực hoạt động riêng biệt. Sư phân công này sản
sinh ra một giai cấp không còn tham gia sản xuất nữa, mà chỉ làm công việc trao

đổi sản phẩm. Đó chính là những thương nhân. Ở đây lần đầu tiên xuất hiện một
giai cấp tuy không tham gia sản xuất nhưng lại chiếm toàn quyền lãnh thổ sản
xuất và bắt những người sản xuất phụ thuộc mình về mặt kinh tế, nó tự đứng ra
làm kẻ trung gian. Cứ thế phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất, sự ra
đời của tiền tệ và sự chuyển hóa ruộng đất thành hàng hóa ....vv...Thì giai cấp ấy
giai cấp năm nhiều của cải, tiền có quyền thống trị với sản xuất.
Những yếu tố mới phát sinh mà chế độ thị tộc tỏ ra bất lực, không thể giải
quyết được. Điều kiện tiên quyết của chế độ thị tộc là ở chỗ các thành viên của
một thị tộc một bộ lạc là phải cùng nhau sinh sống trên một lãnh thổ chuirc có
mình học cư trú , điều kiện này đã bị phá vỡ khi thương nghiệp ra đời sự đảo lộn
của điều kiện sản xuất, sự thay đổi về cơ cấu xã hội, sinh ra những nhu cầu mới,
những lợi ích mới, không những xã lạ với chế độ về mọi phương diện , nhu cầu
đó đòi hỏi phải có những cơ quan mới , nhưng cơ quan đó phải được hình thành
bên ngoài tổ chức thị tộc, bên cạnh tổ chức thị tộc, do đó đối lập với thị tộc. Nó
đứng ra giải quyết những xung đột ở mức gay gắt giữa người giàu và kẻ nghèo,
giữa chủ nợ và con nợ. Nó phân chia thành kẻ giàu và đi bóc lột và những người
nghèo khổ bị bóc lột. Nó tồn tại trong cuộc đấu tranh không ngừng và công khai
giữa các giai cấp đó với nhau, hoặc là tồn tại dưới sự thống trị như một lực
lượng thứ ba, một lực lượng tựa hồ như đứng trên các giai cấp đang đấu tranh
với nhau, dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy. Cơ quan ấy
chính là nhà nước, Ph.Ăngghen kết luận “ Tổ chức thị tộc đã lỗi thời. Nó đã bị

12


sự phân công và hậu quả của sự phân công ấy, tức là sự phân chia cả xã hội
thành giai cấp. Nó đã bị nhà nước thay thế”.
Trong tác phẩm nhà nước và cách mạng V.I.Lênin đã viện dẫn và phân
tích kết luận của Ph.Ăngghen “ Nhà nước không phải phải là một thế lực từ bên
ngoài gán ghép vào xã hội. Nó cũng không phải là cái hiện thực của ý niệm đạo

đức, hình ảnh và hiện thực của lý tính như Hêghen khẳng định. Nó là sản phẩm
của xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định; nó là sự thừa nhận rằng xã
hội đó bị hãm trong một sự mâu thuẫn với bản thân nó, không sao giải quyết
được, rằng xã hội đó đã bị phân chia thành những cực đối lập không thể điều
hòa, mà xã hội đó không đủ thoát ra được. Nhưng muốn cho những đối kháng,
những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không đi đến chỗ tiêu
diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô hiệu quả,
thì cần phải có một lực lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm
dịu xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự. Và lực lượng đó,
cái lực lượng nảy sinh ra từ xã hội, nhưng lại tự đặt mình lên trên xã hội và ngày
càng trở nên xã lạ với xã hội, chính là nhà nước”[V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến
bộ, Mátxcơva, 1976, t.33, tr. 8-9]
V.I. Lênin nhận xét rằng tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác về vai trò
lịch sử và ý nghĩa của nhà nước, đã được diễn đạt một cách hoàn toàn rõ ràng, từ
các luận điểm của Ph.Ăngghen đã viện dẫn V.I.Lênin thâu tóm thành hai luận
điểm quan trọng :“Nhà nước là biểu hiện và sản phấm của những mâu thuẫn giai
cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và trừng nào mà về mặt
khách quan những mâu thuẫn của giai cấp không thể điều hòa được thì Nhà
nước xuất hiện”[ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t.33, tr.9].
Và “Sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu tuẫn giai cấp là không
thể điều hòa được”.
Đây là quan điểm căn bản của V.I.Lênin về nguồn gốc căn bản của nhà
nước có thể nói đây là sự kế thừa và khái quát một cách cô đọng, súc tích hơn
của V.I.Lênin đối với chủ nghĩa Mác. Luận điểm này cho đến nay vẫn được coi
là luận điểm gốc , điển hình và khoa học về nguồn gốc của Nhà nước. Do đó
13


luận điểm này cũng là cơ sở để chúng ta nhận thức, phê phán các quan điểm sai
trái về nguồn gốc của Nhà nước như quan điểm tôn giáo về nguồn gốc của Nhà

nước cũng chỉ là sản phẩm phản ánh ý niệm từ bên ngoài, sản phẩm từ bên ngoài
áp đặt vào xã hội, sản phẩm làm theo ý chúa, sản phẩm của chúa. Hay quan
điểm của các học giả tư sản cho rằng nhà nước ra đời là sản phẩm cuar một khế
ước được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có
nhà nước, nguồn gốc của nhà nước là khế ước xã hội.
2.1.2. Bản chất và đặc trưng của nhà nước
2.1.2.1. Bản chất của nhà nước
Từ chỗ khẳng định tính chính xác khoa học và lôgíc chặt chẽ về nguồn
gốc nhà nước, tức Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp,
V.I.Lênnin đã chỉ ra bản chất của Nhà nước là mang bản chất giai cấp sâu sắc.
V.I.Lênin đã viện dẫn quan điểm của Mác: “Nhà nước là một cơ quan
thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này với một giai cấp
khác”.
[ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t.33, tr.10]. Theo đó
V.I.Lênin cho rằng “Nhà nước là cơ quan thống trị của một giai cấp nhất định,
giai cấp này không thể điều hòa được đối với đối phương (với giai cấp chống lại
nó) và “Nhà nước là một bộ máy đặc biệt phục vụ cho giai cấp này đàn áp giai
cấp khác”.
Chính từ luận điểm căn bản và hết sức trọng yếu này V.I.Lênin đã chỉ ra
sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác của các tư tưởng tư sản, tiểu thị dân. Họ đã xuyên
tạc chủ nghĩa Mác về bản chất giai cấp của Nhà nước. Họ cho rằng thiết lập nhà
nước tức là kiến tập một “trật tự” mà “trật tự” này là hợp pháp hóa và củng cố sự
áp bức giai cấp bằng cách làm dịu xung đột giai cấp. Vì vậy theo họ “trật tự” ấy
chính là điều hòa giai cấp chứ không phải là sự áp bức của một giai cấp này đối
với một giai cấp khác.
V.I.Lênin chỉ ra sự xuyên tạc ấy bằng cách khẳng định luận điểm của Mác
rằng “Nếu có thể điều hòa được giai cấp thì Nhà nước không thể xuất hiện và
cũng không thể đứng vững được” .
14



Thực ra đây là cuộc luận chiến rất quyết liệt trong bảo vệ tính chính xác ,
khoa học của chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước.
Các lý luận gia của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại cố tình xuyên tạc,
làm khúc xạ đi, chệch đi điểm mấu chốt, quan trọng nhất là về nguồn gốc, bản
chất của nhà nước là có ý định sâu xa. Bởi vì nguồn gốc kinh tế xã hội cho sự ra
đời của nhà nước, bản chất giai cấp sâu sắc của nhà nước. Là những điểm tựa,
những điểm xuất phát tiền đề quan trọng liên quan đến hàng loạt các vấn đề lý
luận nền tảng tiếp theo là vấn đề chuyên chính vô sản, vấn đề bạo lực cách
mạng, vấn đề xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa , vấn đề có phá bỏ, đập tan
nhà nước tư sản đi hay không... Bởi vậy với những lập luận xác đáng của mình,
trong tác phẩm này V.I.Lênin đã khẳng định lại tính chính xác, tính khoa học của
chủ nghĩa Mác, đồng thời đã vạch rõ, sự sai trái, sự xuyên tạc, cố tình làm lệch
lạc chủ nghĩa Mác của bọn chủ nghĩa cơ hội, xét lại.
2.1.2.2. Đặc trưng của nhà nước
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước”. Chính Ph.Ăngghen đã khái quát hai đặc trưng cơ bản của Nhà nước:
Đặc trưng thứ nhất đó là quản lý dân cư theo lãnh thổ.
Đặc trưng thứ hai của Nhà nước là sự thiết lập một quyền lực công cộng
Với đặc trưng thứ nhất nhà nước ra đời đã quản lý dân cư theo lãnh thổ
tức là “địa vị vẫn còn đó, nhưng những con người đã trở nên di động” điều này
khác hẳn với tổ chức thị tộc trước kia. Những liên minh thị tộc cũ do quan hệ
dòng máu tạo thành và các thành viên phải gắn kết với một địa vực nhất định
Nhà nước ra đời lấy điểm phân chia đại vực làm điểm xuất phát, nhưng
những công dân mà nhà nước quản lý thì không kể họ thuộc thị tộc nào và bộ lạc
nào. Đặc trưng thứ hai của nhà nước là đặc trưng nổi bật chỉ gắn liền với nó
được Ph.Ăngghen phân tích rất sâu sắc.
Theo Ph.Ăngghen khi nhà nước ra đời nó gắn liền với sự xác lập một
quyền lực công, quyền lực nhà nước, đó là đặc trưng nổi bật có ý nghĩa quyết
định , đặc trưng không thể có trong thị tộc với tính chất nhân dân tự tổ chức ra


15


lực lượng vũ trang của mình, thủ lĩnh quân sự của thị tộc, bộ lạc có quyền hành
trực tiếp đối với mỗi thành viên của cộng đồng.
Đến khi xuất hiện nhà nước thì quyền lực công đặc biệt đó là cần thiết, vì
từ khi có sự phân chia xã hội thành giai cấp thì không thể có vũ trang tực hoạt
động của dân cư được nữa. Lúc này trong phạm vi một Nhà nước đã tồn tại ít
nhất là hai giai cấp đối kháng trở lên, cùng những tầng lớp dân cư khác nữa, vì
vậy để có thể bắt tất cả những công dân phục tùng thì một đội cảnh binh trở nên
cần thiết.
Quyền lực công đó đều tồn tại trong mỗi nhà nước, nó không chỉ gồm
những người được vũ trang mà còn gồm những công cụ vật chất phụ thêm nữa,
như nhà từ và đủ các loại cơ quan cưỡng bức mà tổ chức xã hội thị tộc không hề
biết được việc thiết lập một quyền lực công đã trở thành một yêu cầu bức thiết
đối với Nhà nước vì lúc này không còn trực tiếp là dân cư tổ chức thành lực
lượng vũ trang nữa.Và “để duy trì quyền lực công cộng đó cần phải có sự đóng
góp của công dân, đó là thuế má”. Sự phân tích đầy tính thuyết phục về vấn đề
này của Ph.Ăngghen được V.I.Lênin trích dẫn và phân tích ở luận điểm “Nắm
được quyền lực công cộng và quyền thu thuế, bọn quan lại với tư cách là những
cơ quan của xã hội, được đặt lên trên xã hội .
V.I.Lênin đã dẫn lại những luận điểm ấy trong tác phẩm “Nhà nước và
cách mạng”. Ông phân tích rất cặn kẽ khẳng định rằng: “Quân đội thường trực
và cảnh sát là những công cụ vũ lực chủ yếu của Quyền lực Nhà nước”.
V.I.Lênin chỉ rõ rằng: “ xã hội được phân chia thành những giai cấp
không thể điều hòa được.. sự vũ trang “tự động” ấy của những giai cấp ấy sẽ dẫn
tới một cuộc xung đột vũ trang giữa họ với nhau. Nhà nước hình thành một lực
lượng đặc biệt , tức là những đội vũ trang đặc biệt được tạo ra và mỗi cuộc cách
mạng, khi phá hủy bộ máy Nhà nước, đã chỉ ra cho ta thấy cuộc đấu tranh giai

cấp lộ liễu, đã chỉ ra hết sức rõ ràng cho ta thấy giai cấp thống trị cố dựng lại
những đội vũ trang đặc biệt phục vụ nó, còn giai cấp bị áp bức cố tạo ra một tố
chức có thể phục vụ những người bị bóc lột, chứ không phục vụ bọn bóc lột”.

16


Từ đó V.I.Lênin đã vạch ra sai lầm của các học giả tư sản bằng cách đặt
ra câu hỏi. Tại sao lại nảy sinh ra sự cần thiết phải có những đội vũ trang đặc
biệt. Các học giả tư sản lúng túng trả lời một cách ngụy biện rằng là do đời sống
xã hội ngày càng phong phú và phức tạp , ngày càng có nhiều chức năng...
V.I.Lênin phê bình thẳng thắn, câu trả lời đó có vẻ khoa học nhưng nó chỉ ru ngủ
tốt những kẻ phàm tục thôi. Thực chất nó đã xóa nhòa mất điều chủ yếu và căn
bản là: xã hội phân chia những giai cấp đối địch không thể điều hòa được.
2.1.3. Một phương diện khác của lý luận về Nhà nước đó là “ sự tiêu
vong” của Nhà nước
Vấn đề này được Ph.Ăngghen phân tích rất sâu sắc: “..Đến một giai đoạn
kinh tế phát triển nhất định...cái xã hội biết tổ chức nền sản xuất theo phương
thức mới, trên cơ sở một sự liên hiệp tự do và bình đẳng giữa những người sản
xuất, sẽ đem toàn thể bộ máy Nhà nước xét vào nơi dành riêng cho nó lúc ấy vào
viện bảo tàng đồ cổ, bên cạnh cái xã kéo sợi và cái rìu bằng đồng”.
V.I.Lênin đã viện dẫn đoạn nghị luận này của Ph.Ăngghen về sự tiêu vong
của Nhà nước rất nổi tiếng và thường được trích dẫn luôn. Những lời nói đó đã
làm nổi bật ngay thực chất của sự xuyên tạc thường ngày của bọn cơ hội chủ
nghĩa đối với chủ nghĩa Mác; Tiếp đến V.I.Lênin trích đoạn nghị luận nổi tiếng
của của Ph.Ăngghen về “công thức tiêu vong” của Nhà nước trong tác phẩm
“Chống Đuy rinh”, theo đó hoạt động đầu tiên trong đó Nhà nước thực sự là đại
diện của toàn thể xã hội.. chiếm hữu các tư liệu sản xuất cũng đồng thời là hoạt
động độc lập cuối cùng của nó với tư cách là Nhà nước. Lúc đó... sự can thiệp
của Nhà nước vào xã hội trở nên thừa và biến dần đi, việc cai trị người nhường

cho việc chỉ đạo các quá trình sản xuất. Nhà nước không thể bị xóa bỏ bằng ý
chí chủ quan, nó chỉ có thể tiêu vong và tự tiêu vong.
Các chế độ Nhà nước được sinh ra từ chế độ tư hữu và đối kháng giai cấp
mà đỉnh cao là Nhà nước dựa trên trình độ sản xuất hóa cao độ của lực lượng
sản xuất, Nhà nước này lọt lòng trong cách mạng vô sản và chính nó là hình
thức lịch sử đặc thù có những cơ sở kinh tế - chính trị - xã hội để đi tới sự tiêu
vong. Nhà nước là một phạm trù lịch sử do đó nó được sinh ra trong những điều
17


kiện kinh tế xã hội nhất định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện kinh tế xã hội
đó không còn tồn tại nữa.
2.2. Chuyên chính vô sản
Vấn đề chuyên chính vô sản là vấn đề quan trọng trong thực tiễn,
chuyên chính vô sản là một trong những tư tưởng đặc biệt quan trọng nhất
của chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước ”[ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ,
Mátxcơva, 1976, t.33, tr.30] và điểm cao của vai trò cách mạng của giai cấp vô
sản trong lịch sử là bước quá độ đưa loài người từ xã hội có giai cấp bóc lột
đến xã hội không còn giai cấp, thực sự công bằng và bình đẳng giữa người
với người.
V.I.Lênin đó trích dẫn một đoạn trong bức thư C.Mác gửi Vai-đơ-mai- e
(năm 1852) để nhấn mạnh tính tất yếu của chuyên chính vô sản, sự tồn tại của
các giai cấp gắn liền trong sự phát triển của sản xuất, đấu tranh giai cấp tất nhiên
đưa đến chuyên chính vô sản và sự chuyên chính đó chỉ là bước quá độ thủ tiêu
giai cấp và tiến lên xã hội không có giai cấp .
V.I.Lênin khái quát đầy đủ những đặc trưng cơ bản của chuyên chính vô
sản: “sự thống trị của giai cấp công nhân không chia sẻ với ai, trực tiếp dựa vào
lực lượng vũ trang của quần chúng dưới sự Lãnh đạo của Đảng Cộng Sản” đó là
nhất nguyên V.I.Lênin cho rằng: chuyên chính vô sản là quá trình vận động,
tham gia đông đảo của nhân dân và thể hiện tính nhân dân sâu sắc.

Chuyên chính vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, thông qua
đường lối chính trị, sách lược đấu tranh của Đảng. Bên cạnh đó tính nhân dân có
tính chất triệt để nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân.
Theo V.I.Lênin thì chuyên chính vô sản có hai chức năng cơ bản là xây và
chống, sáng tạo và phá huỷ. Dưới chủ nghĩa xã hội cuộc đấu tranh giai cấp vẫn
tiếp tục nhưng có những nội dung và những hình thức mới.
Chuyên chính vô sản là hình thức linh hoạt và sáng tạo, nó tồn tại trong
suốt thời kỳ quá độ để thực hiện vai trò định hướng tư tưởng tiến lên chủ nghĩa
xã hội, chuyên chính vô sản xây dựng xã hội mới là thời kỳ tiếp tục đấu tranh
giai cấp là hoàn toàn thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội.
18


Theo V.I.Lênin chuyên chính vô sản có những thuộc tính cơ bản, chuyên
chính vô sản là nhà nước nửa nhà nước - nhà nước kiểu mới, nhà nước tự tiêu
vong, nhà nước không còn là lực lượng đặc biệt để trấn áp đa số nhân dân lao
động, mà để trấn áp thiểu số bọn bóc lột, mở rộng dân chủ nhân dân trên mọi
lĩnh vực kinh tế chính trị, xã hội.
Chuyên chính vô sản là nền dân chủ cao nhất trong lịch sử, thấy rõ được
tính chất quần chúng, sáng tạo và tính nhân đạo trong nền chuyên chính vô sản
của giai cấp vô sản.
Tóm lại, có thể thấy rằng chuyên chính vô sản là một nền chuyên chính
mà ở đó nền dân chủ được đảm bảo cho tất cả các giai cấp, các tầng lớp,là nền
tảng là tiền đề cho sự tiến tới chế độ tốt đẹp, chế độ Xã hội chủ nghĩa.
2.3 Nhà nước chuyên chính vô sản
Từ những vấn đề đó nêu trên, ta đã hiểu về bản chất và chức năng của
chuyên chính vô sản, một nền chuyên chính phục vụ lợi ích của đại đa số nhân
dân với sự lãnh đạo của giai cấp trung tâm là giai cấp công nhân. Trong giai
đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân muốn hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của mình, vai trò trung tâm của mình thì giai cấp công nhân phải

xây dựng nền tảng tư tưởng, định hướng cho quá trình đi lên Chủ nghĩa xã hội
thì phải xây dựng được thành công nhà nước chuyên chính vô sản. V.I.Lênin
trích trong “Thanh niên Đảng Cộng Sản” của C.Mác-Ph.Ănghen định nghĩa về
nhà nước chuyên chính vô sản như sau: “nhà nước tức là giai cấp vô sản được tổ
chức thành giai cấp thống trị” [ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva,
1976, t.33, tr.30]
Định nghĩa này đó toát lên tính chất giai cấp của nhà nước mới, toát lên
thuộc tính cơ bản nhất của chuyên chính vô sản. Chuyên chính vô sản là sự lãnh
đạo hay sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản, sự thống trị đó không chia
sẻ với ai và trực tiếp dựa vào lực lượng vũ trang của quần chúng. Trong thực tế
giai cấp vô sản lãnh đạo quần chúng thông qua đội tiên phong của giai cấp mình,
thông qua đường lối chính trị, chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng và
bằng chính cả tính gương mẫu mọi mặt của từng đảng viên, chính vì thế
19


V.I.Lênin mới mệnh danh cho Đảng vô sản là “Người thầy, Người dẫn đường,
Người lãnh đạo của nhân dân lao động” [ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ,
Mátxcơva, 1976, t.33, tr.33]. Chính việc lôi kéo được đông đảo quần chúng nhân
dân lao động, giai cấp vô sản mới trở thành lãnh tụ cách mạng, mới đem lại cho
cách mạng tính chất nhân dân, tính chất triệt để thực sự. Khi nghiên cứu vấn đề
này V.I.Lênin đó liên hệ với quy luật cách mạng bạo lực. Người cho rằng đến
thời kỳ quá độ chủ nghĩa con đường bạo lực cách mạng để giành chính quyền,
đập tan bộ máy nhà nước tư sản là không thể tránh khỏi với một cuộc cách mạng
triệt để thực sự nhân dân, việc đập tan nhà nước quan liêu cũ “là điều kiện tiên
quyết định của bất cứ cuộc cách mạng nhân dân nào” [ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb
Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t.33, tr.48]
Cách mạng nhân dân phải lôi quấn được tối đa nhân dân tham gia một
cách tích cực. Họ đã để lại trên tiến trình cách mạng dấu vết, những yêu sách
của họ, dấu vết những cố gắng nhằm xây dựng một xã hội mới thay cho xã hội

cũ đang bị phá huỷ dần. V.I.Lênin cho rằng nhà nước chuyên chính vô sản là
“nhà nước tự tiêu vong” và sẽ tiêu vong, nhưng không phải vì thế mà phủ nhận
bạo lực cách mạng. V.I.Lênin nói “thành ngữ “nhà nước tiêu vong” là một thành
ngữ chọn rất đạt vì nó nói lên được cả tính chất tuần tự, lẫn tính chất tự phát của
quá trình” [ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t.33, tr.110. Đó
cho thấy để đạt đến mục đích nhà nước tiêu vong là một quá trình lâu dài không
phải một sớm một chiều như nhận định của những nhà vô chính phủ, sau nữa
cần đặc biệt lưu ý đến tính chất phong phú của sự phát triển là để đi đến không
còn quyền uy chính trị, không còn nhà nước, việc đầu tiên của cách mạng không
những giai cấp vô sản không xoá bỏ quyền uy, xoá bỏ nhà nước nói chung mà
chính lại thiết lập quyền uy, thiết lập nhà nước chuyên chính của mình và suốt
thời kỳ quá độ quyền uy đó. Nhà nước đó phải được tăng cường: “từ nay cho
đến giai đoạn cao của Chủ nghĩa cộng sản xuất hiện, những người cộng sản yêu
cầu xã hội và Nhà nước kiểm soát thật nghiêm ngặt mức độ lao động, mức độ
tiêu dùng. Nhưng việc kiểm soát ấy phải bắt đầu bằng việc tước đoạt bọn tư bản,

20


bằng việc công nhận kiểm soát bọn tư bản và kiểm soát này không phải do nhà
nước của bọn quan lại thi hành mà do Nhà nước công nhận vũ trang thi hành”
[ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t.33, tr.112]
V.I.Lênin cho rằng, trong quá trình đấu tranh, thực hiện bạo lực cách
mạng đập tan bộ máy Nhà nước tư sản và thay vào đó bằng một nhà nước, nhà
nước mà các nhà kinh điển gọi bằng nhiều từ khác nhau: nhà nước chuyên chính
vô sản, nhà nước vô sản, nhà nước nửa nhà nước ”[ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb
Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t.33, tr.23]
Theo V.I.Lênin, khi đó giành được chính quyền, đập tan nhà nước tư sản
thì giai cấp công nhân bắt đầu xây dựng một nhà nước mới và tiếp tục hoàn
thiện nhà nước đó, quân đội thường trực của giai cấp tư sản bị bác bỏ để thay

bằng quân đội nhân dân: “nếu người ta đề nghị với bọn cầm đầu “chủ nghĩa
Mác” hiện nay, tức là thứ chủ nghĩa bị chế biến theo khẩu vị của bọn cơ hội chủ
nghĩa” ”[ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t.33, tr.80]
V.I.Lênin đó nói lên bản chất của giai cấp mới là lực lượng giai cấp vô
sản, nói nhà nước chuyên chính vô sản để nhấn mạnh đến rằng nó là một lực
lượng “đặc biệt” để trấn áp giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản “Nhà nước là
lực lượng đặc biệt để chấn áp” ”[ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva,
1976, t.33, tr.23]
Đến đây ta có thể hiểu sâu sắc thêm khái niệm “thống trị” của giai cấp vô
sản trong thời kỳ chuyên chính vô sản, nó bao gồm hai chức năng của chuyên
chính vô sản trong quá trình tiêu diệt hoàn toàn giai cấp tư sản, Người viết: “giai
cấp vô sản chỉ có thể bị lật đổ khi nào giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị
đủ sức chấn áp sự phản kháng không thể tránh khỏi bởi sự tuyệt vọng của giai
cấp tư sản, đủ sức tổ chức hết thảy quần chúng lao động và bị bóc lột và xây
dựng một chế độ kinh tế mới” [ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva,
1976, t.33, tr.62]. V.I.Lênin không đề cập nhiều đến mối quan hệ hai chức năng
trên của chuyên chính vô sản, nhưng qua việc phân tích cơ sở kinh tế để nhà
nước tiêu vong, đó toát lên tính chất quyết định và cơ bản cả của công cuộc xây
dựng và sáng tạo chế độ mới để đưa xã hội tiến tới không còn giai cấp .
21


Trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh giai cấp vẫn
còn tiếp tục trong thời kỳ này và V.I.Lênin đó có sự nhìn nhận khác nhau của
chuyên chính vô sản trong bước quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa công
sản: “Bước chuyển từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa cộng sản, cố nhiên không
thể đem lại nhiều hình thức chính trị khác nhau nhưng thực chất của hình thức
ấy cố nhiên sẽ chỉ là một, tức là chuyên chính vô sản” [ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb
Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t.33, tr.44]


22


Chương 3
Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA
V.I.LÊNIN VÊ NHÀ NƯỚC CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN TRONG TÁC
PHẨM “NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG” HIỆN NAY
3.1. Ý nghĩa thực tiễn quan điểm của V.I.Lênin về nhà nước chuyên
chính vô sản trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng
Quan điểm của V.I.Lênin về nhà nước chuyên chính vô sản có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với công cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm lật đổ
sự thống trị của giai cấp tư sản đối với giai cấp tư sản, xây dựng cho mình một
nhà nước chuyên chính của những người cộng sản. Thực tiễn đã được chứng
minh qua cách mạng nước Nga.
Nước Nga của trước khi chưa có cách mạng tháng 10 năm 1917. Nước
Nga của chế độ chuyên chế Sa hoàng là nơi tập trung tất cả những mâu thuẫn
của chủ nghĩa đế quốc thế giới, là trung tâm của phong trào cách mạng thế giới
từ đầu thế kỷ XX trở đi. Trong tình hình như vậy, giai cấp vô sản và chính Đảng
của nó đã lợi dụng những nhược điểm của chủ nghĩa tư bản để phá vỡ mặt trận
đế quốc chủ nghĩa lật đổ chế độ Sa hoàng và thành lập Xô viết đại biểu.
Chính trong lúc giai cấp vô sản đứng trước nhiệm vụ trực tiếp là giành lấy
chính quyền nhà nước, chính trong đên trước cách mạng Tháng mười, V.I.Lênin
dựa vào những kinh nghiệm của cách mạng thế giới, đặc biệt dựa vào việc
nghiên cứu chính quyền Xô viết trong hai lần cách mạng,đã viết tác phẩm Nhà
nước và cách mạng làm cương lĩnh trong cuộc đấu tranh thành lập nhà nước vô
sản , vũ trang về mặt lý luận cho giai cấp vô sản và quần chúng lao động, làm
cho những hành động khởi nghĩa vũ trang có sự chỉ đạo lý luận Mácxít, bảo đảm
cho sự thắng lợi của chuyện chính vô sản.
Thắng lợi của cách mạng Tháng mười Nga năm 1917 và sự ra đời của nhà
nước Xô viết Nhà nước đầu tiên của giai cấp vô sản đã chứng minh rõ quan

điểm của V.I.Lênin về Nhà nước chuyên chính vô sản.

23


Việt Nam trong thời kỳ 1930 -1931 cũng đã hình thành những Xô Viết.
Trong các tháng 9 và 10 – 1930, trước khí thế cách mạng của quần chúng, bộ
máy chính quyền địch ở nhiều nơi tan rã. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng,
Ban Chấp hành Nông hội ở thôn, xã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở
nông thôn, thực hiện chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với quần chúng lao động,
làm chức năng, nhiệm vụ của một chính quyền nhà nước dưới hình thức các uỷ
ban tự quản theo kiểu Xô viết.
Tại Nghệ An, Xô viết ra đời tháng 9/1930. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành
cuối năm 1930 đầu năm 1931, thực hiện nhiều chính sách tiến bộ:
Về chính trị, thực hiện rộng rãi các quyền tự do, dân chủ cho nhân
dân. Quần chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ,
tòa án nhân dân được thành lập.
Về kinh tế, chia ruộng đất công, tiền, lúa công cho dân cày nghèo, bãi
bỏ các thứ thuế vô lý; chú trọng đắp đê phòng lụt, tư sửa cầu cống, đường giao
thông; tổ chức giúp đỡ nhau sản xuất.
Về văn hóa- xã hội: mở các lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn xã
hội, xây dựng nếp sống mới…
Xô viết Nghệ - Tĩnh là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt
Nam, một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tiền đề cho việc xây
dựng nhà nước Việt Nam sau này.
3.2. Đặc điểm nhà nước chuyên chính vô sản Việt nam
3.2.1 Nhà nước chuyên chính vô sản Việt nam là kết quả của quá trình
đấu tranh giai cấp và dân tộc lâu dài của nhân dân ta, là xu hướng phát triển
tự nhiên của nhà nước chuyên chính công nông
Nhà nước của ta ngày nay là kết quả của quá trình đấu tranh giai cấp và

dân tộc. Song lúc đầu nhà nước ta chưa phải là nhà nước chuyên chính vô sản,
thực chất là chuyên chính công nông dưới hình thức cộng hoà dân chủ nhân dân
từ chuyên chính công nông sang chuyên chính vô sản. Ở nước ta không phải qua
một cuộc cách mạng chính trị nào khác mà gắn liền với quá trình diễn biến từ

24


×