Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN hình thành và phát triển kĩ năng tự học, tự kiểm tra của học sinh trong dạy học hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 31 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ
HỌC, TỰ KIỂM TRA CỦA HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC HÓA HỌC

MÔN: HÓA HỌC


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ
_______________________________________________________

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ
HỌC, TỰ KIỂM TRA CỦA HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC HÓA HỌC

MÔN: HÓA HỌC

Người thực hiện: NGUYỄN THÚC THU
Tổ:
Tự nhiên
0389.542.985
Số điện thoại:

Năm học: 2019 - 2020



MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1
II. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 1
III. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 1
IV. Đối tượng nghiên cứu................................................................................1
V. Điểm mới của đề tài....................................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG.........................................................................................3
I. Cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề nghiên cứu..................................... 3
I.1. Cơ sở lí luận..............................................................................................3
I.2. Thực trạng của vấn đề hình thành kĩ năng tự học, tự kiểm tra của học
sinh trong dạy học hóa học ở trường phổ thông..............................................6
II. Tổ chức học sinh làm việc độc lập để hình thành kĩ năng tự học và tự
kiểm tra............................................................................................................9
III. Kết quả nghiên cứu..................................................................................19
PHẦN III. KẾT LUẬN.....................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................26


DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình
Hình 1. Mô hình tự học.........................................................................................5
Hình 2: Mối quan hệ giữa khái niệm tự học và làm việc độc lập......................... 9
Hình 3: Cấu trúc nội dung làm việc độc lập của học sinh.................................. 10
Hình 4: Biểu đồ tỉ lệ học sinh nắm vững kĩ năng môn học (hóa học)................20
Bảng
Bảng 1. Tỉ lệ % học sinh nắm vững kĩ năng môn học (Hóa học).......................19
Bảng 2: Phân tích kết quả nắm vững kĩ năng môn học của học sinh..................20
Bảng 3: Bảng phân phối T Student (T- test 2 mẫu độc lập)................................21



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển của nền kinh tế và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đã đặt
ra những yêu cầu mới cho nền giáo dục nói chung và đòi hỏi sự cải cách nghiêm
túc trong dạy học hóa học nói riêng với mục đích hình thành hoạt động nhận
thức và chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy, trong thời điểm hiện tại, vấn đề
hình thành kĩ năng tự học và tự kiểm tra đang trở nên vô cùng cấp thiết. Điều
này đòi hỏi các nhà sư phạm phải có những nghiên cứu và áp dụng các phương
pháp dạy học phù hợp để nâng cao hiệu quả quá trình học tập của học sinh. Hình
thành và phát triển ở học sinh kĩ năng tự học và tự kiểm tra sẽ góp phần hình
thành tính cách và khả năng tự giáo dục của học sinh trong suốt cuộc đời.
Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục của Việt Nam đã có nhiều
đổi mới về nội dung chương trình cũng như công nghệ dạy học. Tuy nhiên thực
tế vẫn cho thấy rằng không phải tất cả giáo viên đều thấy được sự cần thiết của
việc sử dụng các phương pháp giảng dạy làm tăng tính tích cực nhận thức, kích
thích sáng tạo và hình thành kĩ năng làm việc độc lập của học sinh. Rõ ràng, với
yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì mỗi học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp
để tồn tại và phát triển trong công việc cần phải liên tục tự nâng cao kiến thức
của chính họ. Vì vậy, tự học - tự giáo dục vừa là mục tiêu của giáo dục, vừa là
yếu tố cần thiết để phát triển nhân cách của cá nhân. Từ những yếu tố đó, tôi đã
chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Hình thành và phát triển kĩ
năng tự học, tự kiểm tra của học sinh trong dạy học hóa học”.
II. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm hình thành và phát triển ở học
sinh kĩ năng tự học, tự kiểm tra.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích các tài liệu về tâm lí học sư phạm và phương pháp giảng dạy
để hiểu về tự học và xác định cấu trúc của nó.

- Phát triển khái niệm kĩ năng tự học và tự kiểm tra trong hoạt động học
tập của học sinh trung học phổ thông.
- Giới thiệu phương pháp tổ chức học sinh làm việc độc lập với hệ thống
bài tập hóa học để hình thành kĩ năng tự học, tự kiểm tra.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của phương
pháp được đề xuất.
IV. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống bài tập hóa học để hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng tự
học và tự kiểm tra.
1


V. Điểm mới của đề tài
Xây dựng mô hình phương pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển kĩ
năng tự học và tự kiểm tra của học sinh trên bài học hóa học, cung cấp kiến thức
môn học bằng hệ thống bài tập hóa học và phương pháp tổ chức dạy học trên cơ
sở làm việc độc lập.

2


PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề nghiên cứu
I.1. Cơ sở lí luận
Ngay từ cổ đại, nhiều nhà giáo dục lỗi lạc như Socrates (470 - 399 TCN),
Khổng Tử (551 - 479 TCN) đã đề cập đến tầm quan trọng to lớn của việc phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19 nhiều nhà giáo dục lớn như J.A. Comensky
(1592 - 1670); Jean - Jacques Rousseau (1712 - 1778); J.H. Pestalozzi (1746 1827); A. Diesterweg (1790 - 1866) trong các công trình nghiên cứu của mình
về giáo dục phát triển trí tuệ đều đặc biệt nhấn mạnh: Muốn phát triển trí tuệ bắt

buộc người học phải phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo để tự mình giành
lấy tri thức. Muốn vậy phải tăng cường khuyến khích người học tự khám phá, tự
tìm tòi và suy nghĩ trong quá trình học tập.
Nhà giáo dục Nhật Bản Tsunesaburo Makiguchi trong tác phẩm “Giáo dục
cho cuộc sống sáng tạo” đã nhấn mạnh rằng: chuyển giao kiến thức đơn giản
không bao giờ là mục tiêu của giáo dục. Giáo dục cần được xem xét là một quá
trình giáo dục độc lập mà động lực của nó là khuyến khích người học tạo ra các
giá trị cho hạnh phúc của bản thân và xã hội. Kết quả của quá trình giáo dục phụ
thuộc vào sự nỗ lực của học sinh. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi các giáo viên phải
hướng dẫn hiệu quả học sinh trong quá trình giáo dục, không chỉ đơn giản là
truyền tải kiến thức [6].
Từ những nền tảng nghiên cứu này, các nhà giáo dục học thế kỷ 20 đã
không ngừng nghiên cứu và bổ sung những lý thuyết mới mẻ, cụ thể hơn về vai
trò của tự học và cách thức hình thành kĩ năng tự học cho người học.
Ở các nước châu Âu, hướng chính của việc cải thiện hệ thống giáo dục là
cải thiện việc quản lí quá trình học tập. Trong nhiều tổ chức giáo dục đại học và
ở các trường phổ thông, học sinh được giảm tải ở các giờ học và sẽ sử dụng thời
gian rảnh dành cho việc tự học [8], [9], [11], [13].
Ở Việt Nam, vấn đề tự học thực sự được phát động nghiên cứu nghiêm
túc, rộng rãi từ khi nền giáo dục cách mạng ra đời (1945), mà chủ tịch Hồ Chí
Minh vừa là người khởi xướng, vừa là tấm gương về tinh thần và phương pháp
tự học. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định phương pháp dạy và học có hiệu quả
nhất là phải có tính sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, đòi hỏi cả
người dạy và người học phải áp dụng vào thực tế một cách linh hoạt. Phải lấy tự
học làm nòng cốt, phải nâng cao hướng dẫn việc tự học, phát huy tích cực, chủ
3


động của người học. Có thể nói tự học là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh về
phương pháp học tập. Những lời chỉ dẫn quý báu và những bài học kinh nghiệm

sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ và thành công của Người cho
đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn là một trong những nhà nghiên cứu về tự học
nổi bật nhất. Hàng loạt cuốn sách, công trình nghiên cứu của ông đã ra đời để
thuyết phục giáo viên ở các cấp học, bậc học thay đổi cách dạy của mình nhằm
phát triển khả năng tự học cho học sinh ở mức độ tối đa, như: “Xã hội học tập học suốt đời và các kĩ năng tự học” [3], “Quá trình dạy tự học” [1], “Học và dạy
cách học” [2]. Trong tác phẩm: “Học và dạy cách học” ông đã đề cập đến vai trò
của người học, người dạy, mô hình tự học. Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng
“Cốt lõi của học là tự học. Hễ có học là có tự học, vì không ai có thể học hộ
người khác được. Nhiệm vụ của chúng ta là biến quá trình dạy học thành quá
trình tự học, tức là khéo léo kết hợp quá trình dạy học của thầy với quá trình tự
học của trò thành một quá trình thống nhất biện chứng” [2, tr.60-66].
Bàn về khái niệm tự học, V.S. Bezrukova cho rằng: “Tự học là quá trình
một người trực tiếp nhận được kinh nghiệm của các thế hệ thông qua mong
muốn của bản thân và phương tiện do mình lựa chọn [10, tr.15]. Theo T.E.
Kirikovich [12], tự học được hiểu là quá trình tiếp thu kinh nghiệm của hoạt
động cá nhân, được nhận thức và điều khiển bởi học sinh theo hướng phát triển
năng lực và nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Theo kết quả nghiên cứu của tôi, tự học là hoạt động học tập và nhận
thức có hệ thống, có mục đích rõ rệt của học sinh nhằm giải quyết các nhiệm vụ
nhận thức một cách độc lập bằng các phương tiện được lựa chọn độc lập với
mục đích hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng của cá nhân dưới sự điều
chỉnh của giáo viên. Trong cấu trúc của tự học gồm ba thành phần cơ bản sau:
1) Thành phần động lực - đó chính là nhu cầu bên trong của mỗi học sinh
trong việc chiếm lĩnh kiến thức mới và hiểu sự cần thiết của việc hoàn thiện kiến
thức thông qua quá trình nhận thức có hệ thống.
2) Thành phần nhận thức - là những kiến thức, kĩ năng về môn học được
cá nhân lĩnh hội và khả năng áp dụng kiến thức đó trong việc giải quyết các vấn
đề nhận thức.
3) Thành phần tổ chức - bao gồm tổ chức quá trình tự học dựa trên cơ sở

làm việc với các nguồn thông tin (tài liệu giấy, thông tin tìm kiếm trên mạng,
v.v...), lập kế hoạch hoạt động, tự kiểm tra, tự đánh giá và tự phân tích kết quả
của công việc.
4


Hình 1. Mô hình tự học
Như vậy, tự học còn giúp học sinh liên kết các kiến thức liên quan để
hướng đến những cách giải quyết vấn đề một cách độc đáo, đến sự sáng tạo và
tự hoàn thiện cá nhân trên cơ sở tự kiểm tra.
Đối với học sinh trung học phổ thông, việc đánh giá bản thân bởi những
người khác, bạn bè, phụ huynh và giáo viên vô cùng quan trọng. Vì lí do này,
trước khi đưa kết quả công việc của mình cho mọi người xem xét, học sinh
thường tìm cách tự mình phân tích kết quả, để không cảm thấy thất vọng với
đánh giá của người khác. Như vậy, học sinh đã thể hiện được kĩ năng tự kiểm tra
đối với hoạt động học tập của mình. Do đó, giáo viên cần tiến hành công việc có
mục đích rõ ràng để hình thành và phát triển kĩ năng tự kiểm tra của học sinh
trong các hoạt động học tập.
Ở Nga, vấn đề tự kiểm tra được trình bày nhiều trong các tài liệu về
phương pháp tâm lí - sư phạm. Ở Việt Nam, có khá ít công trình khoa học dành
cho việc hình thành kĩ năng tự kiểm tra của học sinh trung học phổ thông. Hình
thành kĩ năng tự kiểm tra ở học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam là nhiệm
vụ quan trọng của giáo viên, bởi vì sự chuyển từ đánh giá sang tự đánh giá, từ
kiểm tra sang tự kiểm tra cho phép học sinh chuyển từ đối tượng của quá trình
5


học tập thành chủ thể của quá trình học tập.
Phương pháp tự kiểm tra được hình thành ở học sinh trung học phổ thông,
bảo đảm cho học sinh thích nghi nhanh chóng khi bước vào giảng đường đại

học. Trong nghiên cứu của tôi, tự kiểm tra rất quan trọng bởi vì nó là một thành
phần cấu trúc của tự học, một phần không thể tách rời trong quá trình giáo dục
học sinh.
I.2. Thực trạng của vấn đề hình thành kĩ năng tự học, tự kiểm tra của học
sinh trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
Để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và đánh giá thực trạng của vấn đề
nghiên cứu tôi đã thực hiện một khảo sát tại trường THPT Cờ Đỏ, THPT Thái
Hòa, THPT Tây Hiếu, THPT 1-5 và một số trường THPT khác trên địa bàn tỉnh
Nghệ An. Tổng số người tham gia là 560 học sinh và 30 giáo viên với hình thức
trả lời phiếu khảo sát.
* Kết quả khảo sát đối với học sinh:
Câu 1: Để chuẩn bị cho một bài học hóa học, em thường:
Số lượng
Tỷ lệ %
Học bài cũ và nghiên cứu
trước bài mới theo nội dung
370
66,1
hướng dẫn của giáo viên
Học thuộc lòng bài cũ
184
32,8
Không chuẩn bị gì cả
6
1,1
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về việc học tập của học sinh trung học phổ thông:

Số lượng
44
190

326

Tỷ lệ %
7,9
33,9
58,2

Số lượng
118
246
174
22

Tỷ lệ %
21,1
43,9
31,1
3,9

Số lượng
291
202
51
16

Tỷ lệ %
52
36,1
9,1
2,8


Chỉ cần học trên lớp là đủ
Chủ yếu tự nghiên cứu tài liệu
Cần tự học dưới sự hướng dẫn
của giáo viên
Câu 3: Thái độ của học sinh đối với các giờ bài tập hóa học:
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
Câu 4: Sự cần thiết của tự học:
Rất cần thiết
Cần thiết
Bình thường
Không cần thiết

6


Câu 5: Lý do cần phải tự học:
Giúp hiểu bài trên lớp sâu sắc
hơn
Giúp nhớ bài lâu hơn
Kích thích tính tích cực trong
học tập
Rèn luyện khả năng tư duy

Số lượng
224


Tỷ lệ %
40

212
66

37,9
11,8

58

10,3

Số lượng
210

Tỷ lệ %
37,5

90

16,1

260

46,4

Số lượng
97
330


Tỷ lệ %
17,3
58,9

133

23,8

Câu 6: Khó khăn mà em gặp phải khi tự học:
Chưa có phương pháp học tập
hợp lí
Chưa có biện pháp để kiểm tra
kiến thức mình tự học
Thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho
việc tự học
Câu 7: Cách thức tự học của học sinh:

Chỉ học bài khi cần thiết
Học theo nội dung câu hỏi, bài
tập của giáo viên
Chỉ học phần quan trọng

Câu 8: Theo em để học tập môn hóa học có hiệu quả cần phải:
Số lượng
Có nhiều thời gian để tự học
51
Có tài liệu tham khảo
112
Làm nhiều bài tập

101
Tự học với sự hướng dẫn của
296
giáo viên
* Kết quả điều tra đối với giáo viên:

Tỷ lệ %
9,1
20
18
52,9

Câu 1: Sự cần thiết sử dụng thêm hệ thống bài tập để nâng cao kết quả học tập của học sinh:

Rất cần thiết
Cần thiết
Bình thường
Không cần thiết

Số lượng
24
5
1
0

Tỷ lệ %
80
16,7
3,3
0

7


Câu 2: Mức độ sử dụng thêm hệ thống bài tập:

Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
Câu 3: Hình thức thiết kế hệ thống bài tập:

Bài học
Chương
Chuyên đề
Câu 4: Cách thức sử dụng hệ thống bài tập:

Học sinh tự giải sau khi học
xong bài học
Giáo viên giải bài mẫu, học
sinh về nhà làm bài tập tương
tự
Giáo viên giải bài mẫu, học
sinh về nhà làm bài tập tương
tự có kèm theo đáp số

Số lượng
5
22
3
0


Tỷ lệ %
16,7
73,3
10
0

Số lượng
3
15
12

Tỷ lệ %
10
50
40

Số lượng
2

Tỷ lệ %
6,7

25

83,3

3

10


Câu 5: Những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong khi sử dụng bài tập hóa học:

Không đủ thời gian
Trình độ học sinh không đều
Chưa có hệ thống bài tập chất
lượng hỗ trợ học sinh tự học

Số lượng
5
3
22

Tỷ lệ %
16,7
10
73,3

Câu 6: Mức độ cần thiết của việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học tổ chức học sinh tự học:

Rất cần thiết
Cần thiết
Bình thường
Không cần thiết

Số lượng
24
6
0
0


Tỷ lệ %
80
20
0
0

8


Câu 7: Hoạt động tổ chức học sinh tự học có vai trò như thế nào đối với việc tiếp thu kiến thức của học sinh:

Có vai trò rất quan trọng
Không quan trọng, học sinh tự
biết cách học phù hợp
Tùy thuộc vào nội
dung
chương trình

Số lượng
27
1

Tỷ lệ %
90
3,3

2

6,7


Kết quả khảo sát cho thấy rằng, hầu hết giáo viên và học sinh đều hiểu và
nhận thức đúng vai trò của tự học đối với quá trình học tập nhằm chiếm lĩnh các
kiến thức một cách chủ động. Đa số giáo viên đều nhận thức được tầm quan
trọng của bài tập hóa học trong quá trình dạy học, tuy nhiên việc xây dựng và sử
dụng bài tập để tổ chức cho học sinh tự học hầu như chưa được chú ý. Đó chính
là cơ sở lý luận quan trọng của đề tài.
II. Tổ chức học sinh làm việc độc lập để hình thành kĩ năng tự học và tự
kiểm tra
Làm việc độc lập là quá trình học sinh thực hiện các hoạt động dưới sự
hướng dẫn của giáo viên hoặc dưới bản hướng dẫn gồm các nhiệm vụ học tập
đa dạng với mục đích nắm vững kiến thức, phát triển kĩ năng, lĩnh hội được kinh
nghiệm hoạt động sáng tạo và trau dồi nhân cách, hành vi của bản thân.
Làm việc độc lập đóng vai trò là một thành phần của tự học. Quá trình tự
học được thực hiện trong quá trình làm việc độc lập của học sinh. Nếu tự học
được coi là mục tiêu và kết quả của hoạt động, thì làm việc độc lập là phương
tiện để đạt được kết quả này.

Hình 2: Mối quan hệ giữa khái niệm tự học và làm việc độc lập
9


Nội dung của làm việc độc lập trong điều kiện hình thành kĩ năng tự học
và tự kiểm tra được phản ánh qua sơ đồ sau:

Hình 3: Cấu trúc nội dung làm việc độc lập của học sinh
Phần A bao gồm các nhiệm vụ liên quan đến sự hình thành ban đầu của
kiến thức mới hoặc nhớ lại tài liệu học tập lí thuyết ở mức độ tái hiện (định
nghĩa, sơ đồ, phân loại). Đây là những kiến thức cần được nắm vững, vì vậy
nhiệm vụ này là bắt buộc đối với mỗi học sinh. Phần B và C bao gồm các nhiệm

vụ ở các mức độ khó khác nhau. Học sinh được lựa chọn bài tập theo khả năng
của mình, cũng như lựa chọn phương pháp để giải chúng.
Phương pháp này bao gồm các thành phần sau:
1. Kiểm tra ban đầu mức độ lĩnh hội kiến thức môn học và kĩ năng tự học.
Cách làm này cho phép xác định một số đặc điểm cá nhân về sự phát triển của
học sinh để có thể phân thành các nhóm.
2. Tổ chức hoạt động của học sinh để nắm vững và củng cố kiến thức.
3. Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức từ tài liệu học tập và hình thành kĩ năng.
4. Tìm ra nguyên nhân thất bại nếu hầu hết học sinh gặp khó khăn trong
việc nắm vững tài liệu học tập.
10


5. Tổ chức công tác khắc phục.
6. Kiểm tra kết quả của việc khắc phục.
Để cụ thể hóa quá trình tổ chức làm việc độc lập cho học sinh, dưới đây
chúng tôi xây dựng các nhiệm vụ và bài tập được sử dụng trong bài giảng axit
sunfuric thuộc chương trình lớp 10. Bắt đầu bài học, giáo viên yêu cầu học sinh
đọc bài khóa sách giáo khoa hoặc giáo viên chuẩn bị bảng tóm tắt nội dung cơ
bản của bài học và treo lên bảng để học sinh theo dõi. Sau khi nghiên cứu những
lý thuyết cơ bản, học sinh độc lập thực hiện các bài tập:
1. Hoàn thành bảng sau:
Tính chất

Axit sunfuric

Công thức phân tử
Loại liên kết hóa học
Trạng thái
Màu sắc

Tỉ trọng
Độ tan trong nước
2. Cho các chất: natri clorua, natri cacbonat, natri hiđroxit, oxit silic, oxit
kẽm, kẽm, đồng (II) hiđroxit, đồng. Chất nào trong các chất trên tác dụng được
với axit sunfuric loãng. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3. Cân bằng các phương trình phản ứng sau, cho biết vai trò của các chất
tham gia phản ứng:
a) H2SO4 đặc + HI → I2 + H2S + H2O
b) H2SO4 đặc + HBr → Br2 + SO2 + H2O
c) H2SO4 đặc + Zn → ZnSO4 + H2S + H2O
d) H2SO4 đặc + Fe3O4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
e) H2SO4 đặc + C → CO2 + SO2 + H2O
4. Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than. Viết
phương trình phản ứng về sự hóa than của glucozơ và saccarozơ khi tác dụng
với axit sunfuric đặc.
5. Có hiện tượng gì xảy ra, nếu để ống nghiệm đựng đầy axit sunfuric đặc
trong không khí một vài ngày? Giải thích.
6. Hòa tan hoàn toàn 15,35 gam hỗn hợp gồm Zn, Fe trong lượng dư dung
11


dịch axit H2SO4 đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Tính khối lượng mỗi
kim loại trong hỗn hợp.
Sau khi học sinh hoàn thành quá trình làm việc độc lập của mình, giáo
viên tổ chức cho học sinh thảo luận với các câu hỏi sau:
* Axit sunfuric có những tính chất vật lý gì?
* Có thể sử dụng axit sunfuric đặc để làm khô những khí nào trong các
khí sau đây: NH3, O2, CO2, H2S?
* Làm thế nào để pha loãng axit sunfuric đặc? Giải thích.
* Trên một đĩa cân đặt cốc đựng axit sunfuric đặc, trên đĩa cân khác đặt

quả cân để thăng bằng. Sau một thời gian cân có ở trạng thái thăng bằng không?
Giải thích.
* Axit sunfuric đặc phản ứng với những chất nào trong các chất sau: Cu,
CuSO4.5H2O, Mg, FeO, Fe(OH)2, Fe2O3, Fe(OH)3, S, P. Viết các phương trình
phản ứng xảy ra.
Như vậy, trong phần đầu của bài học, mỗi học sinh phải nỗ lực tự nghiên
cứu và độc lập giải quyết các bài tập cụ thể. Kết hợp giữa nghiên cứu sách giáo
khoa với vận dụng những kiến thức đã được học về axit ở các lớp dưới, học sinh
điền vào bảng những kiến thức chung của axit sunfuric. Những bài tập trong
phần này không quá phức tạp so với những kiến thức đã có của học sinh. Vì vậy
tổ chức cho học sinh làm việc độc lập là lựa chọn phù hợp. Nếu không sẽ xảy ra
tình trạng một số học sinh không tích cực suy nghĩ và thụ động chờ sự giải quyết
của các bạn khác hoặc sự truyền thụ một chiều của giáo viên. Quá trình làm việc
độc lập này rèn luyện cho học sinh ý thức tự giác và phát triển được kĩ năng tự
nghiên cứu tài liệu để giải quyết vấn đề được giao.
Sau khi kết thúc quá trình làm việc độc lập, giáo viên tổ chức cho học sinh
thảo luận các câu hỏi theo các nhóm. Những câu hỏi và bài tập trong phần thảo
luận có tính cụ thể hơn nhằm tạo điều kiện cho học sinh tập trung chú ý vào các
nội dung quan trọng nhất của bài học, đó là: những tính chất vật lý của axit
sunfuric, kỹ thuật pha loãng axit sunfuric đặc trong phòng thí nghiệm, lưu ý tính
oxi hóa mạnh và tính háo nước của axit sunfuric đặc. Nên nhớ rằng, giáo viên
trong quá trình này đóng vai trò là người tổ chức, xây dựng các bài tập và giải
đáp những vướng mắc của học sinh, còn học sinh luôn phải tự lực để nắm giữ
kiến thức cho riêng mình.
Hệ thống bài tập hóa học để hình thành kĩ năng tự học, tự kiểm tra có thể được
phân loại theo mục đích hình thành các kĩ năng khác nhau cho học sinh. Dưới
đây là hệ thống bài tập theo chủ đề Oxi - lưu huỳnh (chương trình lớp 10) và
Nitơ - photpho (chương trình lớp 11).
12



Chủ đề: Oxi - lưu huỳnh
1. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá các kĩ năng, góp phần
nắm vững kiến thức hệ thống.
Bài tập 1: Hoàn thành các phương trình trong sơ đồ phản ứng sau:
FeS2

Fe2(SO4)3
SO2

S

SO3

H2SO4

SO2

FeSO4
HCl

H2S

S

FeSO4

Bài tập 2: Viết các phương trình phản ứng chứng minh SO 2, SO3 là các
oxit axit.
Bài tập 3: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, trình bày phương pháp hóa

học nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: H 2SO4, Na2SO4,
HCl, Na2CO3?
Bài tập 4: Không dùng thêm bất kì thuốc thử nào, trình bày phương pháp
hóa học nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaCl, Na 2CO3,
Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2?
Bài tập 5: Chỉ dùng quỳ tím, trình bày phương pháp hóa học nhận biết các
dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2
2. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá các kĩ năng tiếp thu,
chuyển giao và tích hợp kiến thức một cách độc lập.
Bài tập 1: Xác định sự khác nhau giữa lưu huỳnh tà phương S α và lưu
huỳnh đơn tà Sβ. Dự đoán về sự thay đổi khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy
khi giữ lưu huỳnh đơn tà Sβ lâu ngày ở nhiệt độ phòng?
Bài tập 2: Có bao nhiêu phương pháp điều chế khí hiđro sufua từ các chất
sau: Fe, S, HCl. Viết các phương trình phản ứng điều chế.
Bài tập 3: Giải thích tại sao khi để dung dịch H 2S trong không khí vài
ngày lại xuất hiện kết tủa màu vàng?
Bài tập 4: Dẫn khí SO2 vào bình đựng dung dịch KMnO4 thì thấy màu tím
của dung dịch nhạt dần rồi mất màu. Viết phương trình phản ứng xảy ra và cho
biết vai trò của SO2 trong phản ứng này.
Bài tập 5: Những khí nào trong các khí sau có thể được làm khô bằng axit
sunfuric đặc NH3, O2, CO2, H2S? Giải thích.
Bài tập 6: Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than
(được gọi là sự hóa than). Viết các phương trình phản ứng về sự hóa than của
glucozơ và saccarozơ khi tác dụng với axit sunfuric đặc.
13


Bài tập 7: Oxi và ozon đều là chất có tính oxi hóa. Viết phương trình phản
ứng hóa học để chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi?
3. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá kĩ năng hợp tác

Bài tập 1: Cho các chất: Mg, H2, Hg, Cl2, HNO3, HCl, Al, O2, Fe, H2O,
F2, KClO3, H2SO4 đặc. Thảo luận nhóm và đưa ra kết luận chất nào trong số các
chất này phản ứng được với lưu huỳnh. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
và cho biết vai trò của lưu huỳnh trong các phản ứng.
Bài tập 2: Thảo luận nhóm và dự đoán hiện tượng xảy ra khi H 2S được
dẫn vào các dung dịch muối: KCl, NaNO3, FeCl2, Pb(NO3)2, CuSO4. Giải thích
và viết các phương trình phản ứng.
Bài tập 3: Thảo luận nhóm và đưa ra kết luận chất nào trong số các chất
sau phản ứng được với hiđro sunfua: HNO 3, FeCl3, ZnCl2, H2SO4 đặc, Cl2, Cu,
O2. Viết các phương trình phản ứng và cho biết vai trò của hiđro sunfua trong
các phản ứng.
Bài tập 4: Lưu huỳnh đioxit là một khí độc và là một trong những khí chủ
yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá,
thép. Tính chất nào của lưu huỳnh đioxit gây ra hiện tượng này. Thảo luận và
viết phương trình phản ứng để chứng minh.
Bài tập 5: Cho các chất: natri clorua, kali cacbonat, kali hiđroxit, silic
đioxit, kẽm oxit, đồng(II) hiđroxit, đồng. Những chất nào trong số các chất này
phản ứng với axit sunfuric loãng. Thảo luận và viết các phương trình phản ứng.
Bài tập 6: Chất nào trong các chất sau đây phản ứng với axit sunfuric đặc:
Cu, CuSO4.5H2O, Zn, FeO, Fe(OH)2, Fe2O3, Fe(OH)3, S, C? Thảo luận và viết
các phương trình phản ứng.
4. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá kĩ năng giao tiếp.
Bài tập 1: Chuẩn bị và trình bày báo cáo về chủ đề : Nguyên nhân và hậu
quả của sự suy giảm tầng ozon.
Bài tập 2: Chuẩn bị và trình bày báo cáo về chủ đề “Ozon - chất gây ô
nhiễm hay là chất bảo vệ”.
5. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá kĩ năng giải quyết
vấn đề
Bài tập 1: Thủy ngân rất độc, làm thế nào để thu hồi thủy ngân rơi vãi?
Giải thích.

Bài tập 2: Có thể tồn tại đồng thời khí hiđro sunfua và khí lưu huỳnh
đioxit trong một bình chứa được không? Giải thích.
14


Bài tập 3: Tại sao lại nguy hiểm khi đổ nước vào axit sunfuric đặc? Chỉ ra
cách pha loãng axit sunfuric đặc an toàn.
Bài tập 4: Một ly axit sunfuric đặc được đặt trên một đĩa cân, trên đĩa kia
đặt một cốc nước và cân ở trạng thái cân bằng. Sau vài ngày để trong không khí
cân có ở trạng thái cân bằng không? Giải thích.
Bài tập 5: Giải thích tại sao để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp lại
sử dụng axit sunfuric đặc 98% để hấp thụ SO 3 mà không cho SO3 tác dụng với
nước?
Bài tập 6: Điều gì sẽ xảy ra nếu một bình đựng đầy axit sunfuric đặc được
để trong không khí vài ngày?
6. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá kĩ năng phản xạ
Nói có hoặc không với các tuyên bố sau:
1. Tôi biết công thức tính số mol, khối lượng, thể tích v.v...
2. Tôi có thể xác định khối lượng của dung dịch, công thức phân tử của
một chất, số oxi hóa của các nguyên tố v.v...
Bài tập 1: Đun nóng một hỗn hợp gồm 10,08 gam bột sắt và 4,8 gam bột
lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan
hoàn toàn hỗn hợp X bằng lượng dư axit clohiđric thu được hỗn hợp khí Y. Tính
thể tích mỗi khí (đktc) trong hỗn hợp Y.
Bài tập 2: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí hiđro sunfua (đktc) vào dung
dịch chứa 10 gam NaOH. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Bài tập 3: Đốt cháy hoàn toàn 1,36 gam hợp chất X, thu được 0,72 gam
nước và 0,896 lít khí SO2 (đktc).
a) Xác định công thức phân tử của hợp chất X.
b) Dẫn toàn bộ lượng hợp chất X nói trên đi qua dung dịch axit sunfuric

đặc thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện. Giải thích hiện tượng này, viết phương
trình phản ứng và tính khối lượng kết tủa thu được.
Bài tập 4: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí SO 2 (đktc) vào 200 ml dung dịch
NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành.
Bài tập 5: Hòa tan hoàn toàn 15,35 gam hỗn hợp kẽm và sắt trong lượng
dư axit sunfuric đặc, thu được 6,72 lít khí SO 2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim
loại trong hỗn hợp.
Bài tập 6: Xác định công thức của oleum X, biết rằng sau khi hòa tan 3,38
gam X vào nước, cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 0,2M để trung hòa dung
dịch thu được.
1
5


Chủ đề: Nitơ - photpho
1. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá các kĩ năng, góp phần
nắm vững kiến thức hệ thống.
Bài tập 1: Hoàn thành các phương trình trong sơ đồ phản ứng sau:
a)

N2

NH3

NH4Cl

NO

NO2


Mg3N2

b)

NH

NH4Cl

3

NH3

NO2

Fe(OH)2

2

Ca3(PO4)2

P

NO
3

2

NH4HSO4
NH3


Cu(OH)2

HNO3

KNO3

Fe(NO3)3

PO

c)

2

AgNO

HNO3

N2

NO

NO

NH4NO3

5

Ca3P2
H3PO4


[Cu(NH3)4](OH)2

KNO2

Fe2O3

H PO
3

PH3

4

H3PO4

Ca3(PO4)2

Bài tập 2: Viết công thức cấu tạo của axit nitric, cho biết số oxi hóa của
nguyên tố nitơ và dự đoán tính chất hóa học của axit nitric.
Bài tập 3: Hai dung dịch HNO 3 và H3PO4 được đựng trong hai ống
nghiệm. Làm thế nào để xác định các chất này? Viết các phương trình phản ứng.
Bài tập 4: Cho FeS tác dụng với dung dịch axit nitric thu được dung dịch
X và khí Y không màu, hóa nâu trong không khí. Chia dung dịch X thành hai
phần. Phần một cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thu được kết tủa X1 màu
trắng. Phần hai cho tác dụng với dung dịch amoniac thu được kết tủa X 2. Nung
X2 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn X 3. Xác định X, X1, X2, X3, Y và viết các
phương trình phản ứng.
2. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá các kĩ năng tiếp thu,
chuyển giao và tích hợp kiến thức một cách độc lập.

Bài tập 1: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, X tạo được hợp
chất khí với hiđro là XH3, trong đó X có số oxi hóa thấp nhất là âm. Xác định vị
trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn.
Bài tập 2: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi nhỏ từ từ dung dịch
amoniac vào các dung dịch sau: CuSO4, Al2(SO4)3, FeSO4, ZnCl2.
Bài tập 3: Trình bày tính chất vật lí của photpho đỏ và photpho trắng.
Trong điều kiện nào photpho đỏ chuyển thành photpho trắng và ngược lại?
16


Bài tập 4: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết vai trò
của axit nitric trong các phản ứng:
+ NO2
+ ?
Cu
+ HNO3 đặc
 ?
Zn
+ HNO3 loãng  ?
+ NH4NO3
+ ?
S
+ HNO3 đặc
+ NO2
+ ?
 ?
FeO
+ HNO3 đặc
+ NO2
+ ?

 ?
C
+ HNO3 đặc
+ NO2
+ ?
 ?
Al
+ HNO3 loãng
+ N2O
+ ?
 ?
P
+ HNO3 đặc
+ NO2
+ ?
?

+ HNO3 loãng
?
+ NO
+ ?
H2S

+ NO
+ ?
HNO3 loãng
?
Fe(OH) +
2




Bài tập 5: Từ NH3 và O2 (các điều kiện khác có đủ). Viết các phương trình
phản ứng điều chế axit nitric.
3. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá kĩ năng hợp tác
Bài tập 1: Thảo luận nhóm và cho biết sản phẩm thu được khi tiến hành
nhiệt phân các muối sau: Mg(NO3)2, NaNO3, Hg(NO3)2, KNO3, Cu(NO3)2,
AgNO3. Viết các phương trình phản ứng nhiệt phân.
Bài tập 2: Hòa tan hỗn hợp FeS 2 và FeCO3 trong dung dịch axit nitric đặc,
nóng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí gồm NO2 và CO 2. Cho dung dịch A
tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được kết tủa trắng và dung dịch B.
Khi cho dung dịch B tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được kết tủa
màu nâu đỏ. Thảo luận nhóm và viết các phương trình phản ứng.
Bài tập 3: Các muối amoni dễ bị phân hủy bởi nhiệt. Thảo luận nhóm, xác
định sản phẩm thu được và viết các phương trình phản ứng khi tiến hành nhiệt
phân các muối sau: NH4Cl, NH4NO3, NH4NO2, (NH4)2CO3.
Bài tập 4: Axit nitric là chất oxi hóa mạnh, nó oxi hóa được hầu hết các
kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim (C, S, P, v.v…), cũng như nhiều hợp chất
(H2S, FeO, HI, v.v…). Thảo luận nhóm và xác định sản phẩm thu được khi cho
axit nitric tác dụng với kim loại, phi kim và hợp chất. Viết các phương trình
phản ứng minh họa.
Bài tập 5: Chuẩn bị 2 cốc thủy tinh. Cốc 1 đựng dung dịch axit sunfuric
loãng, cốc 2 đựng dung dịch natri nitrat. Bỏ vào trong mỗi cốc một mẩu nhỏ của
lá đồng. Quan sát thấy trong cả 2 cốc không có hiện tượng gì xảy ra. Đổ dung
dịch trong cốc 2 vào cốc 1 rồi đun nóng nhẹ, nhận thấy mẩu đồng bị hòa tan và
thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Thảo luận nhóm, giải thích
hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
4. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá kĩ năng giao tiếp.
Bài tập 1: Chuẩn bị và trình bày báo cáo về “Chu trình của nitơ trong
17



tự nhiên”.
Bài tập 2: Chuẩn bị và trình bày báo cáo về hiện tượng “Mưa axit”.
Bài tập 3: Viết báo cáo về chủ đề “Phân bón hóa học”.
Bài tập 4: Chuẩn bị và trình bày báo cáo về “Vai trò sinh học của
photpho”.
5. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá kĩ năng giải quyết
vấn đề
Bài tập 1: Giải thích tại sao để điều chế một lượng nhỏ axit nitric trong
phòng thí nghiệm cần sử dụng axit sunfuric đặc và natri nitrat ở dạng rắn. Viết
phương trình phản ứng.
Bài tập 2: Tại sao ở điều kiện thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học? Khi
nào nitơ trở nên hoạt động hơn?
6. Bài tập với mục đích hình thành và đánh giá kĩ năng phản xạ
Nói có hoặc không với các tuyên bố sau:
1. Tôi biết công thức tính số mol, khối lượng, thể tích v.v...
2. Tôi có thể xác định khối lượng của dung dịch, công thức phân tử của
một chất, số oxi hóa của các nguyên tố v.v...
Bài tập 1: Hòa tan hoàn toàn 6,3 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al bằng
lượng dư axit nitric loãng, thu được 1,68 lít khí N 2O (đktc) là sản phẩm khử duy
nhất. Tính khối lượng Mg và Al trong hỗn hợp.
Bài tập 2: Hòa tan 2,88 gam Cu trong 500 ml dung dịch NaNO 3 0,2M và
H2SO4 0,4M, thu được V lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Tính V.
Bài tập 3: Cho một mẩu photpho vào 52,5 gam dung dịch HNO 3 60%, thu
được H3PO4 và NO2. Để trung hòa dung dịch thu được cần dùng 0,4 lít dung dịch
NaOH 1M. Tính khối lượng mẩu photpho và thể tích khí NO 2 thoát ra (đktc).
Bài tập 4: Cho 6 gam hỗn hợp hai kim loại Fe và Cu (Cu chiếm 60% về
khối lượng) tác dụng với axit nitric loãng, thu được 3,76 gam chất rắn A, dung
dịch B và khí NO. Tính khối lượng muối trong dung dịch B.

Bài tập 5: Trộn 100 ml dung dịch NaNO2 3M với 100 ml dung dịch
NH4Cl 2M. Đun nóng hỗn hợp đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính thể tích
khí N2 thu được (đktc).
Bài tập 6: Dẫn khí amoniac đi qua ống sứ đựng 3,2 gam CuO được đun
nóng. Sau phản ứng thu được chất rắn A và hỗn hợp khí. Chất rắn A phản ứng
vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl 1M. Tính thể tích khí N 2 (đktc) trong hỗn hợp
khí.
Bài tập 7: Nhiệt phân 43 gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và Mg(NO3)2 đến khối
18


lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn. Tính thành phần % khối lượng mỗi
muối trong hỗn hợp
Bài tập 8: Để m gam sắt trong không khí, sau một thời gian thu được 9,84
gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp
rắn trên bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 2,016 lít khí NO (đktc) là sản
phẩm khử duy nhất. Tính m.
Bài tập 9: Tính khối lượng muối thu được khi cho dung dịch chứa 16,8
gam NaOH tác dụng với dung dịch chứa 17,15 gam H3PO4.
III. Kết quả nghiên cứu
Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính hiệu quả của
phương pháp mà đề tài đã nghiên cứu trùng với thời gian mà các sở giáo dục
trên khắp cả nước cho học sinh tạm nghỉ học do dịch bệnh viêm phổi Corona, vì
vậy tôi đã vận dụng đề tài trong việc hình thành kĩ năng tự học, tự kiểm tra của
học sinh ở nhà. Quá trình được thực hiện thông qua mạng xã hội, lập nhóm theo
lớp và các nhóm nhỏ trong một lớp để các em thảo luận. Số học sinh được tiến
hành thực nghiệm là 163 học sinh của trường THPT Cờ Đỏ, trong đó lớp 10A2
(41 học sinh), lớp 10C4 (41 học sinh), lớp 10C5 (40 học sinh), lớp 10C6 (41 học
sinh). Nội dung thực nghiệm là bài tập chủ đề Oxi - lưu huỳnh đã được trình bày
ở trên.

Tiến hành đánh giá học sinh trước thực nghiệm và sau thực nghiệm theo
10 kĩ năng, kết quả được thể hiện trong các bảng và biểu đồ sau:
Bảng 1. Tỉ lệ % học sinh nắm vững kĩ năng môn học (Hóa học)
% nắm vững kĩ năng
TT
Kĩ năng
Sau thực Trước thực
nghiệm
nghiệm
1 Cân bằng phương trình phản ứng
75
52
2 Dự đoán sản phẩm hình thành trong phản ứng
83
64
hóa học
3 Nhận biết các chất
67
56
4 Giải thích hiện tượng hóa học
74
45
5 Xác định số oxi hóa và tính oxi hóa - khử của
89
65
các chất
6 Tính tỉ lệ mol và xác định muối tạo thành
83
69
7 Xác định công thức phân tử của một chất

74
60
8 Viết công thức cấu tạo của một chất
71
65
9 Áp dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
76
66
10 Tính số mol, thể tích và khối lượng các chất
59
38
19


1
0.9
0.8
0.7
0.6
0.5
0.4

Sau thực nghiệm

Trước thực nghiệm

0.3
0.2
0.1
0


Hình 4: Biểu đồ tỉ lệ học sinh nắm vững kĩ năng môn học (hóa học)
Kết quả thực nghiệm được xử lý theo phép kiểm định thống kê T Student:
Bảng 2: Phân tích kết quả nắm vững kĩ năng môn học của học sinh
TT

Sau thực
nghiệm

Trước thực
nghiệm

xi
75
83
67
74
89
83
74
71
76
59
751
75,1

yi
52
64
56

45
65
69
60
65
66
38
580
58

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng
Trung
bình

Vậy:



(




(

)

-0,1
7,9
-8,1
-1,1
13,9
7,9
-1,1
-4,1
0,9
-16,1



( −

)

-6
6
-2
-13
7
11
2

7
8
-20

2

)

0,01
62,41
65,61
1,21
193,21
62,41
1,21
16,81
0,81
259,21
662,9

( −

2

)

36
36
4
169

49
121
4
49
64
400
932

= 75,1 - 58 = 17,1.

∑( −

2

) + ∑(



662,9 + 932

2

)

=√

=




= 4,21

( − 1)

(10 − 1)10




=|

|=

17,1
= 4,06
4,21

Bậc tự do df = 2n - 2= 18.
20


Tra bảng phân phối T Student được kết quả tα = 2,10 với α = 0,05 và df = 18.

DF
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
60
120


Bảng 3: Bảng phân phối T Student (T- test 2 mẫu độc lập)
A= 0 . 2

0 . 10
0 . 05
0 . 02
0 . 01
0 . 002
3.078
6.314
12.706 31.821 63.656 318.289
1.886
2.920
4.303
6.965
9.925
22.328
1.638
2.353
3.182
4.541
5.841
10.214
1.533
2.132
2.776
3.747
4.604
7.173
1.476
2.015
2.571
3.365

4.032
5.894
1.440
1.943
2.447
3.143
3.707
5.208
1.415
1.895
2.365
2.998
3.499
4.785
1.397
1.860
2.306
2.896
3.355
4.501
1.383
1.833
2.262
2.821
3.250
4.297
1.372
1.812
2.228
2.764

3.169
4.144
1.363
1.796
2.201
2.718
3.106
4.025
1.356
1.782
2.179
2.681
3.055
3.930
1.350
1.771
2.160
2.650
3.012
3.852
1.345
1.761
2.145
2.624
2.977
3.787
1.341
1.753
2.131
2.602

2.947
3.733
1.337
1.746
2.120
2.583
2.921
3.686
1.333
1.740
2.110
2.567
2.898
3.646
1.330
1.734
2.101
2.552
2.878
3.610
1.328
1.729
2.093
2.539
2.861
3.579
1.325
1.725
2.086
2.528

2.845
3.552
1.323
1.721
2.080
2.518
2.831
3.527
1.321
1.717
2.074
2.508
2.819
3.505
1.319
1.714
2.069
2.500
2.807
3.485
1.318
1.711
2.064
2.492
2.797
3.467
1.316
1.708
2.060
2.485

2.787
3.450
1.315
1.706
2.056
2.479
2.779
3.435
1.314
1.703
2.052
2.473
2.771
3.421
1.313
1.701
2.048
2.467
2.763
3.408
1.311
1.699
2.045
2.462
2.756
3.396
1.310
1.697
2.042
2.457

2.750
3.385
1.296
1.671
2.000
2.390
2.660
3.232
1.289
1.658
1.980
2.358
2.617
3.160
1.960
2.326
2.576
3.091
ta = 1.282 1.645

0 . 001
636.578
31.600
12.924
8.610
6.869
5.959
5.408
5.041
4.781

4.587
4.437
4.318
4.221
4.140
4.073
4.015
3.965
3.922
3.883
3.850
3.819
3.792
3.768
3.745
3.725
3.707
3.689
3.674
3.660
3.646
3.460
3.373
3.291
21


×