Tải bản đầy đủ (.docx) (146 trang)

Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài vùng đông bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.29 KB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHAN MẠNH HÙNG

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN
LAO ĐỘNG TẠI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÓ
VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHAN MẠNH HÙNG

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN
LAO ĐỘNG TẠI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÓ
VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN TIẾN HÙNG

Hà Nội – 2014


MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt................................................................................................. i
Danh mục các bảng................................................................................................... ii
Danh mục các biểu................................................................................................... iv
Danh mục hình vẽ..................................................................................................... v
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI .9

1.1 Các khái niệm.................................................................................................. 9
1.1.1 Lao động.................................................................................................. 9
1.1.2 Điều kiện lao động................................................................................... 9
1.1.3 Sức khỏe................................................................................................. 10
1.1.4 Tai nạn lao động.................................................................................... 12
1.1.5 Bệnh nghề nghiệp................................................................................... 13
1.1.6 An toàn lao động.................................................................................... 13
1.1.7 Bảo hộ lao động..................................................................................... 14
1.2 Vai trò và nội dung của an toàn lao động...................................................... 16
1.2.1 Vai trò của an toàn lao động.................................................................. 16
1.2.2 Nội dung của an toàn lao động.............................................................. 17
1.3 Quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động và nội dung của quản lý nhà nƣớc về
an toàn lao động đối với công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài...........26
1.3.1 Quản lý nhà nước về an toàn lao động.................................................. 26
1.3.2 Nguyên tắc của quản lý nhà nước về an toàn lao động đối với các công
trinh xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài....................................................... 28

1.3.3 Nội dung của quản lý nhà nước về an toàn lao động đối với các công
trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài....................................................... 29
1.4 Công cụ quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đối với công trình xây dựng có

vốn đầu tƣ nƣớc ngoài....................................................................................... 31


1.4.1 Pháp luật................................................................................................ 31
1.4.2 Cơ chế chính sách.................................................................................. 32
1.4.3 Bộ máy................................................................................................... 33
1.4.4 Hạ tầng kỹ thuật..................................................................................... 33
1.5 Nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động....................33
1.5.1 Nhân tố chủ quan................................................................................... 33
1.5.2 Nhân tố khách quan............................................................................... 34
1.6 Tiêu chí đánh giá chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động............34
1.6.1 Tiêu chí định lượng................................................................................ 34
1.6.2. Tiêu chí định tính........................................................................................................ 35
CHƢƠNG 2: QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI 2 CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÙNG ĐỘNG BẮC BỘ

GIAI ĐOẠN 2009-2012.......................................................................................... 37
2.1 Tổng quan về 2 công trình xây dựng Nhà máy nhiệt điện Mông dƣơng II và
nhà máy Samsung giai đoạn II............................................................................ 37
2.1.1 Dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông dương II............................................ 37
2.1.2 Dự án xây dựng tổ hợp nhà máy số 4, nhà máy điện thoại di động
Samsung giai đoạn II, khu công nghiệp Yên phong, Bắc ninh........................39
2.2 Thực trạng an toàn lao động tại 2 công trình................................................. 40
2.2.1 An toàn xây dựng................................................................................... 40
2.2.2 An toàn cơ khí........................................................................................ 44
2.2.3 An toàn điện........................................................................................... 44

2.2.4 An toàn cháy nổ..................................................................................... 45
2.2.5 An toàn hoá chất.................................................................................... 46
2.3 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại 2 công trình...............46
2.3.1 Các nội dung quản lý nhà nước về an toàn lao động tại 2 công trình....46
2.3.2 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn lao động tại hai công
trình................................................................................................................ 52


2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại 2 công
trình..................................................................................................................... 76
2.4.1 Nhân tố chủ quan................................................................................... 76
2.4.2 Nhân tố khách quan............................................................................... 78
2.5 Đánh giá tình hình quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại 2 công trình.. .79
2.5.1 Tích cực................................................................................................. 79
2.5.2 Hạn chế bất cập..................................................................................... 82
2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế bất cập......................................................... 85
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI 2 CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI ĐẾN NĂM 2020.......87
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh
lao động.............................................................................................................. 87
3.2 Bối cảnh tác động đến quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động......................91
3.2.1 Bối cảnh quốc tế.................................................................................... 91
3.2.2 Bối cảnh trong nước............................................................................... 92
3.3 Quan điểm định hƣớng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đến năm 2020. .. 95

3.3.1 An toàn lao động gắn với mục tiêu xác định tính mạng, sức khỏe của
người lao động là trên hết.............................................................................. 95
3.3.2 An toàn lao động gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp và sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.................................................................... 96

3.3.3 An toàn, vệ sinh lao động phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn
diện từ trung ương đến địa phương................................................................ 97
3.3.4 Đảm bảo sự tham gia của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ
sinh lao động. Đảm bảo và nâng cao cao năng lực đội ngũ thanh tra an toàn
vệ sinh lao động.............................................................................................. 97
3.3.5 Nhà nước thống nhất quản lý an toàn - vệ sinh lao động.......................98
3.4 Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý an toàn lao động tại hai công trình trên
giai đoạn 2013-2020........................................................................................... 98


3.4.1 Giải pháp 1............................................................................................ 98
3.4.2 Giải pháp 2............................................................................................ 99
3.4.3 Giải pháp 3.......................................................................................... 100
3.4.4 Giải pháp 4.......................................................................................... 101
3.4.5 Giải pháp 5.......................................................................................... 102
3.4.6 Giải pháp 6.......................................................................................... 103
3.4.7 Giải pháp 7.......................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 109


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
Stt

Số

1

Bả

2

Bả

3


Bả

4

Bả

5

Bả

6

Bả

7

Bả

8

Bả

ii


9

Bả

10


Bản

11

Bản

12

Bản

13

Bản

14

Bản

15

Bản

16

Bản


iii



DANH MỤC CÁC BIỂU
Stt

Số hiệu

1

Biểu 2.1

2

Biểu 2.2

3

Biểu 2.3

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Stt

Số hiệu

1

Hình 1.1


2

Hình 2.1

v


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài.

Việt nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế với mục tiêu „đến năm 2020 đƣa Việt nam cơ bản trở thành một nƣớc công
nghiệp.‟ Doanh nghiệp Việt nam đang đối mặt với nhiều thách thức có tính sống
còn. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phải đƣợc đặt ra song
hành với việc đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất kinh doanh. Thời gian gần
đây, vấn đề tai nạn trong sản xuất kinh doanh có chiều hƣớng gia tăng.
Theo thông báo số 543 của Bộ Lao động thƣơng binh xã hội ngày 25 tháng 2
năm 2013 về tình hình tai nạn lao động : Năm 2011 có 5896 vụ tai nạn lao động,
năm 2012 con số này tăng thêm 14,9% tới 6777 vụ. Quy mô tăng thêm còn thể hiện
ở chỉ tiêu số nạn nhân (số ngƣời chết và số ngƣời bị thƣơng nặng). Số nạn nhân năm
2011 là 6154, năm 2012 con số này tăng thêm 13,2% (lên tới 6967 nạn nhân). Số vụ có
ngƣời chết tăng thêm 9,5% từ 504 năm 2011 vụ lên 552 vụ năm 2012. Số ngƣời chết
tăng thêm 5,6% từ 574 ngƣời năm 2011 lên 606 ngƣời năm 2012. Số ngƣời bị thƣơng
nặng cũng tăng 11,9% từ 1314 ngƣời năm 2011 lên 1470 ngƣời năm 2012

[1, tr.1-3]
Ngoài thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, miền Bắc, cụ thể là khu vực

đông bắc bộ (Hà nội, Quảng Ninh…) là khu vực có số vụ tai nạn lao động chiếm
nhiều nhất. (Hà nội có 123 vụ tai nạn lao động năm 2011 và 152 vụ năm 2012 còn
Quảng Ninh để xảy ra 484 vụ năm 2011 và 454 vụ năm 2012). Trong khi các tỉnh
còn lại nhƣ Đà Nẵng, Long An, Bình thuận, Hà Tĩnh… hầu hêt đều có số vụ TNLĐ
ở con số hàng chục. [1, tr.1-3].
Mặt khác trong các ngành nghề thì nghề xây dựng và ngành khai thác mỏ có
tỷ lệ tai nạn lao động cao nhất. Năm 2012 Có 330 vụ tai nạn lao động trong nghề
khai thác mỏ và xây dựng trong đó 24 vụ có ngƣời chết, số ngƣời chết là 50 và số
ngƣời bị thƣơng nặng là 173. Trong khi đó có những nghề có tỷ lệ TNLĐ rất thấp
nhƣ là nghề thợ cơ khí lắp ráp máy móc với 43 vụ, 15 ngƣời chết và 46 ngƣời bị

1


thƣơng trong cả năm 2012. [1, tr.1-3]. Nhƣ vậy nghề xây dựng là một trong những
lĩnh vực đáng đƣợc lƣu tâm nhất trong công tác quản lý an toàn lao động.
Tai nạn lao động gây ra thiệt hại về kinh tế tài chính đối với nền kinh tế, đơn vị
sử dụng lao động nói riêng và thiệt thòi lớn nhất cho bản thân và đình ngƣời lao động.
Thiệt hại này có thể đánh giá đƣợc cả về mặt định tính và định lƣợng. Xét về định
lƣợng, cũng theo báo cáo trên chi phí do tai nạn lao động xảy ra trong năm 2012 (chi
phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thƣờng cho gia đình ngƣời chết và những ngƣời bị
thƣơng,...) là 82,6 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 11 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ (kể cả
nghỉ chế độ) do TNLĐ là 85.683 ngày. [1, tr.1-3]. Xét về định tính, thiệt hại do tai nạn
lao động gây ra nhƣng chƣa báo cáo nào có thể thống kê đƣợc. Một lao động chết là
mất đi một trụ cột trong gia đình, doanh nghiệp hay một công trình phải tạm dừng công
việc và kéo theo thiệt hại cho nhiều đối tƣợng liên quan.

Đông bắc bộ Việt nam là khu vực có nhiều công trình xây dựng có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài. Nhìn chung, tại các công trình này thời gian gần đây công tác quản lý
nhà nƣớc về an toàn lao động đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể song cũng bộc lộ

một số hạn chế bất cập cần phải có sự tập trung nghiên cứu, phân tích một cách có
bài bản để tìm ra biện pháp khắc phục. Từ đó, một số vấn đề sau đƣợc đặt ra: An
toàn lao động là gì và vai trò của nó ? Quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động là gì ?
nội dung của nó ? Công cụ của quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động là gì Tình
hình an toàn lao động và hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại các
công trình xây dựng này nhƣ thế nào ? Có những điểm tích cực và hạn chế bất cập
gì ? Nguyên nhân của hạn chế bất cập ? Vấn đề quản lý nhà nƣớc về an toàn lao
động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài khu vực đông bắc bộ
nhƣ thế nào (mặt tích cực ? hạn chế, bất cập ?) Có thật cần thiết phải hoàn thiện
quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đối với các công trình xây dựng có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài không ? Nếu cần thì quan điểm định hƣớng quản lý nhà nƣớc về an
toàn lao động đối với các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đến năm
2020 nhƣ thế nào? Cuối cùng là biện pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về an toàn
lao động đối với các công trình này nhƣ thế nào?

2


Để trả lời câu hỏi trên, qua quá trình tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh
tại 2 công trình xây dựng khu vực Đông bắc bộ là công trình Nhà máy nhiệt điện
Mông dƣơng II, công trình mở rộng nhà máy Samsung giai đoạn II và quá trình học
tập nghiên cứu về an toàn lao động, tác giả lựa chọn „Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc
về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vùng
Đông bắc bộ‟ làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
2.

Tình hình nghiên cứu.

Tình hình nghiên cứu trong nƣớc:
An toàn lao động và quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tuy là vấn đề đã

đƣợc đặt ra từ lâu song việc quan tâm còn chƣa đƣợc đúng mức. Số lƣợng công
trình nghiên cứu còn rất hạn chế và chỉ dừng ở mức các bài tiểu luận, khoá luận tốt
nghiệp đại học. Ví dụ:
+

Tiểu luận vấn đề an toàn lao động trong thực tế, Sinh viên Nguyễn Thế Hảo,

ngƣời hƣớng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Thanh Việt đại học Bách khoa Đà Nẵng, 2011.
+

Tiểu luận đánh giá hành vi thực hiện an toàn lao động, sinh viên Phan Thị

Huệ, ngƣời hƣớng dẫn thạc sỹ Trần thị Thúy Ngọc khoa Kinh tế đại học kinh tế Đà
Nẵng, 2008.
+

Tiểu luận, thực trạng công tác bảo hộ lao động tại tổng công ty Gang thép

Thái nguyên, Nhóm sinh viện khóa B10, đại học công đoàn, 2005.
Trong những năm gần đây chỉ có một số bài báo khoa học, công trình nghiên
cứu đề cập tới một số khía cạnh của vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đối với ngƣời lao
động nói chung chứ chƣa có đề tài nghiên cứu hay tài liệu nào cụ thể về công tác quản
lý nhà nƣớc về an toàn lao động. Ví dụ: "Quản lý nƣớc về lao động ở Việt Nam hiện
nay" của Vũ Minh Tiến, (2010). Luận văn thạc sĩ với đề tài "Pháp luật về an toàn lao
động, vệ sinh lao động", của Trần Trọng Đào, (2001). Số chuyên đề tháng 3/2011, sức
khỏe ngƣời lao động của Bộ Y tế phối hợp báo Sức khỏe và Đời sống.
Cục Quản lý môi trƣờng: "Tình hình và xu hƣớng bệnh nghề nghiệp trong giai đoạn

2006-2010, định hƣớng giai đoạn 2011- 2015"
Nguyên nhân của vấn đề này là :


3


+

Hầu hết doanh nghiệp Việt nam giao nhiệm vụ an toàn lao động cho một bộ

phận, 2,3 cán bộ thuộc phòng tổ chức lao động tiền lƣơng hoặc phòng tổ chức theo
dõi thực hiện dẫn đến tính chuyên nghiệp chƣa cao.
+

Công tác đào tạo an toàn lao động và quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động

tại các trƣờng đại học, viện nghiên cứu chƣa nhiều. Đây là một lĩnh vực mới phát
triển từ bộ phận của ngành quản trị nhân lực – kinh tế lao động. Cụ thể là đến nay
mới chỉ có 2 trƣờng đại học đào tạo an toàn lao động với tƣ cách là một ngành học
cấp bậc đại học đó là đại học Công đoàn Hà nội và đại học Bán công Tôn Đức
Thắng. Chỉ có một trƣờng đào tạo lĩnh vực này với tƣ cách là ngành đào tạo trình
độ thạc sỹ từ năm 2011 đó là đại học công đoàn. Chƣa có trƣờng nào đào tạo ngành
này ở cấp bậc tiến sỹ. Chỉ dừng ở mức các bài tiểu luận môn học và luận văn tốt
nghiệp đại học. [16, tr. 47], [39, khoa sau đại học].
+

Trong các trƣờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp khác, An

toàn lao động chỉ xuất hiện với tƣ cách nhƣ là một môn học trong khối các trƣờng
đại học kĩ thuật, môn tổ chức lao động khoa học là một bộ phận trong hệ thống môn
học quản trị nguồn nhân lực trong khối các trƣờng đại học kinh tế. Chính vì vậy
chƣa có luận án tiến sỹ an toàn lao động và quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động.

+

Trong các tạp chí chuyên ngành kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh… rất

ít tác giả viết về an toàn lao động và quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động. Mà hầu
hết chỉ giới hạn là các bài báo đƣa tin tới ngƣời đọc về các vụ tai nạn lao động tại
nơi này, nơi khác.Từ năm 1991 nƣớc ta mới đề cập nội dung an toàn lao động trong
pháp lệnh về bảo hộ lao động trong khi trên thế giới vấn đề này đã có lịch sử hàng
trăm năm (Tiêu chuẩn OSHA đã có từ 1926).
Hiện nay số đầu sách về an toàn lao động còn rất khiêm tốn và hầu nhƣ
không có sách tham khảo mà chỉ có một số giáo trình của một số trƣờng đại học,
cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Ví dụ :
+

Giáo trình an toàn lao động, vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, nhà

xuất bản giáo dục, Phó Giáo sƣ tiến sĩ Nguyễn Thế Đạt.

4


+

Giáo trình an toàn lao động, Khoa công nghệ động lực, Đại học công

nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Xuất bản 2009.
+

Giáo trình an toàn lao động và môi trƣờng công nghiệp – trƣờng đại học


sƣ phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, 2006, thạc sỹ Hoàng Trí….vv.
Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc:
Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các luận văn, luận án về an toàn lao động
của các tác giả nƣớc ngoài trên website :
/>+

Mieram Kosteric, „review, assessment and prioritization for an

occupational health and safety managment system in a Veterinary teaching hospital
using the ansi/ aiha Z10 standard‟ Colorado University, spring 2011.
Đây là luận văn nghiên cứu đánh giá về hệ thống quản lý an toàn sức khỏe
nghề nghiệp ở Bệnh viện huấn luyên thú y Veterinary sử dụng tiêu chuẩn Mĩ Z10.
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện bởi nhóm tác giả và cộng sự thuộc đại học Colorado

State University (CSU) tập trung nghiên cứu giai đoạn đầu của hệ thống quản lý an
toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS) đó là đánh giá rủi ro. Thông qua bản điều tra
và câu hỏi phòng vấn nhân viên tác giả liệt kê các rủi ro, đánh giá và đƣa ra các
biện pháp kiểm soát chúng.
+

Julie Sorensen (2009), changing risk perceptions and safety related

behaviors among NewYork farmers, University of Umea
Đây là luận văn nghiên cứu về sự thay đổi trong nhận thức rủi ro và ý thức về an
toàn lao động của những ngƣời nông dân NewYork.
+

Linda Shenk (2011), Practices and outcomes of toxicological

risk assessment.…….

Đây là luận văn nghiên cứu về thực hành và kết quả của đánh giá rủi ro các
chất độc hóa học. Trong đó tác giả nghiên cứu về giới hạn tác động nghề nghiệp
( quy định OEL ) đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ sức
khỏe của ngƣời lao động từ tác dụng phụ của phơi nhiễm hóa học .

5


Bên cạnh đó số lƣợng các trƣờng đại học trên thế giới đào tạo ngành này
cũng rất phong phú.
Ví dụ đƣợc tìm thấy trên website : />The university of QueenSland (australia)

Duke University (USA and Singapore)
University of British Columbia (Canada)
Middlesex University (India).......
Có thể nói rằng đến nay tại Việt nam chƣa có công trình nào công bố về an
toàn lao động và quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động trƣờng hợp nghiên cứu tại
các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Vì vậy đề tài „hoàn thiện quản
lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài vùng đông bắc bộ‟ là mới và có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :

Mục đích nghiên cứu là đề xuất quan điểm định hƣớng và khuyến nghị nhằm
hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đối với các công trình xây dựng
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đến năm 2020.
+
Hệ thống hóa lý luận về an toàn lao động và quản lý nhà nƣớc về toàn lao
động


+

Nghiên cứu tình hình an toàn lao động tại 2 công trình : Nhà máy Nhiệt

điện Mông dƣơng II, Mở rộng nhà máy Samsung giai đoạn II và quản lý nhà nƣớc
về an toàn lao động đối với các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
(trƣờng hợp nghiên cứu điểm tại 2 công trình).
+

Chỉ ra các mặt tích cực, hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về an toàn lao

động tại ba công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
+

Nghiên cứu quan điểm định hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về an

toàn lao động đối với các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
+

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động

đối với các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

6


4.

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi


nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu :
Quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại một số công trình xây dựng có vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài vùng Đông Bắc Bộ
Phạm vi nghiên cứu :
Về không gian : Quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động là lĩnh vực rất rộng bao
hàm nhiều khu vực : kinh tế nhà nƣớc, kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân, kinh tế tƣ bản
nhà nƣớc và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài….song do khuôn khổ luận văn

thạc sỹ , tác giả chỉ nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động ở khu vực
công trƣờng xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. (cụ thể là 2 công trình xây dựng:
Nhà máy Samsung mở rộng giai đoạn II tại khu công nghiệp Yên phong, Bắc ninh
và nhà máy BOT nhiệt điện Mông dƣơng II Quảng Ninh.)
Về thời gian nghiên cứu từ 2009 đến 2013 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.

5.
+

Phƣơng pháp nghiên cứu :
Phƣơng pháp tổng quát : duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Xuyên

suốt luận văn, xuất phát từ cơ sở lý luận về an toàn lao động, tác giả đã đối chiếu
thực trạng an toàn lao động, thực trạng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại 2
công trình xây dựng kể trên để thấy đƣợc mặt tích cực, hạn chế bất cập, từ đó phân
tích quan điểm định hƣớng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đến năm 2020, đề
xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại các
công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
+ Phƣơng pháp cụ thể :
Thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa. Số liệu, tƣ
liệu chủ yếu là số liệu thứ cấp, kết hợp phân tích các số liệu thống kê, đối chiếu so

sánh, sử dụng bảng biểu, đồ thị xử lý kết quả số liệu, tƣ liệu sơ cấp qua phỏng vấn
điều tra.
Khảo sát, phỏng vấn và lấy phiếu điều tra. Tác giả phỏng vấn và lấy phiếu
khảo sát của 10 ngƣời. Trong số 10 ngƣời này có đầy đủ các đối tƣợng về độ tuổi,
thâm niên công tác, giới tính, chức vụ, trình độ học vấn, công tác cả trong lĩnh vực

7


quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động và quản lý an toàn lao động tại doanh nghiệp
cũng nhƣ lãnh đạo doanh nghiệp. Cụ thể là một cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, ba
cán bộ quản lý an toàn lao động tại doanh nghiệp, một cán bộ quản lý thi công xây
dựng, một công nhân thi công xây dựng, hai cán bộ sở lao động thƣơng binh xã hội,
một cán bộ chuyên viên liên đoàn lao động thành phố, một cán bộ chuyên viên
phòng lao động thƣơng binh xã hội huyện.
6.

Đóng góp của luận văn

Luận văn đã tổng hợp và hệ thống đầy đủ, khoa học về cơ sở lý luận của
quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đối với các công trình xây dựng có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài.
Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại các công trình
xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vùng Đông Bắc bộ
Luận văn đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà
nƣớc về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
vùng Đông bắc bộ giai đoạn 2013 gợi mở cho hoàn thiện hơn công tác quản lý nhà
nƣớc về an toàn lao động tại Việt Nam.
7.


Kết cấu luận văn :

Ngoài lời cam đoan, lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục viết tăt, phụ lục
và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Lý luận quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đối với các công
trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại
các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vùng Đông Bắc bộ
Chƣơng 3: Quan điểm định hƣớng và khuyến nghị nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nƣớc về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
vùng Đông bắc bộ giai đoạn 2013 - 2020.

8


CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI

1.1 Các khái niệm
1.1.1 Lao động.
Lao động của con ngƣời là sự cố gắng cả bên trong và bên ngoài thông qua
một giá trị nào đó tạo nên những sản phẩm tinh thần, động lực và những giá trị vật
chất của cuộc sống con ngƣời. [8, tr.5]
1.1.2 Điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên và kĩ thuật,
kinh tế và xã hội, đƣợc biểu hiện thông qua các công cụ và phƣơng tiện lao động,
quá trình công nghệ, môi trƣờng lao động và sự sắp xếp bố trí tác động qua lại của
chúng trong mối quan hệ với con ngƣời, tạo nên một điều kiện nhất định cho con
ngƣời trong quá trình lao động. [14, tr.5]

“Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội, kỹ thuật
đƣợc thể hiện bằng các công cụ, phƣơng tiện lao động, đối tƣợng lao động, môi
trƣờng lao động, quy trình công nghệ ở trong một không gian nhất định và việc bố
trí sắp xếp, tác động qua lại giữa các yếu tố đó với con ngƣời, tạo nên một điều kiện
nhất định cho con ngƣời trong quá trình lao động. Điều kiện lao động cùng với sự
xuất hiện lao động của con ngƣời và đƣợc phát triển cùng với sự phát triển của kinh
tế - xã hội và khoa học kỹ thuật. Điều kiện lao động còn phụ thuộc vào điều kiện địa
lý tự nhiên của từng nơi và mối quan hệ của con ngƣời trong xã hội”[21, tr. 807]
Khái niệm điều kiện lao động tại nơi làm việc đã đƣợc nói đến nhiều trong các
công trình khoa học. Với nhiều cách diễn giải khác nhau, song tác giả đồng tình với
cách định nghĩa của phó giáo sƣ tiến sý Đỗ Minh Cƣơng nhƣ sau: “ Điều kiện lao
động tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trƣờng lao động (các yếu tố vệ
sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ) có tác động lên trạng thái chức năng
của cơ thể con ngƣời, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái

9


sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng nhƣ về lâu
dài” [6, tr.8]
Điều kiện lao động chịu sự tác động của một số các nhân tố nhƣ nhân tố tự
nhiên, thiên nhiên, kể cả các nhân tố địa lý, địa chất, thổ nhƣỡng, từ trƣờng, các
nhân tố kỹ thuật và tổ chức trong đó các phƣơng tiện, đối tƣợng và sản phẩm của
lao động, các nhân tố tâm lý – xã hội, kinh tế - chính trị, các quy phạm pháp luật.
Khi làm việc trong những điều kiện lao động không thuận lợi của doanh
nghiệp, ngƣời lao động thƣờng phải gánh chịu một số hậu quả do ảnh hƣởng của
các yếu tố điều kiện lao động gây ra.
Việc đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiến hành đồng thời
trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố nói trên và sự ảnh hƣởng, tác
động của chúng đến ngƣời lao động nhƣ thế nào? Từ đó mới có thể có đƣợc những

kết luận chính xác về điều kiện lao động ở cơ sở đó và có các biện pháp phù hợp
nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ ngƣời lao động
1.1.3 Sức khỏe.
Sức khỏe là trạng thái thoải mái đầy đủ về thể chất, tâm hồn và xã hội chứ
không chỉ bó hẹp vào nghĩa là có bệnh hay thƣơng tật, đây là một quyền cơ bản của
con ngƣời. Khả năng vƣơn lên đến một sức khỏe cao nhất có thể đạt đƣợc là mục
tiêu xã hội quan trọng liên quan đến toàn thế giới và đòi hỏi sự tham gia của nhiều
tổ chức xã hội khác nhau chứ không đơn thuần là lực của ngành kinh tế [5, tr.23]
Theo tổ chức Y tế thế giới “Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái về thể chất,
tinh thần và xã hội, chứ không chỉ không có bệnh hay thƣơng tật”. Nhƣ vậy, chúng
ta có thể hiểu sức khoẻ gồm 3 mặt: Sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần và sức
khoẻ xã hội.
Sức khoẻ thể chất
Sức khoẻ thể chất đƣợc thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và thoải
mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái, càng chứng tỏ con ngƣời khoẻ mạnh.
Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất là:

10


Sức lực: Khả năng hoạt động của cơ bắp mạnh, có sức đẩy, sức kéo, sức nâng
cao…do đó làm công việc chân tay một cách thoải mái nhƣ mang vác, điều khiển
máy móc, sử dụng công cụ…
Sự nhanh nhẹn: Khả năng phản ứng của chân tay nhanh nhạy, đi lại, chạy
nhảy, làm các thao tác kỹ thuật một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Sự dẻo dai: Làm việc hoặc hoạt động chân tay tƣơng đối lâu và liên tục mà
không cảm thấy mệt mỏi.
Khả năng chống đỡ đƣợc các yếu tố gây bệnh: ít ốm đau hoặc nếu có bệnh
cũng nhanh khỏi và chóng hồi phục.
Khả năng chịu đựng đƣợc những điều kiện khắc nghiệt của môi trƣờng: Chịu

nóng, lạnh, hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Cơ sở của các điểm vừa nêu chính là trạng thái thăng bằng của mỗi hệ thống và
sự thăng bằng của 4 hệ thống: Tiếp xúc, vận động, nội tạng và điều khiển của cơ thể.

Sức khoẻ tinh thần
Sức khoẻ tinh thần là hiện thân của sự thoả mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình
cảm và tinh thần. Nó đƣợc thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc
vui tƣơi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan niệm sống
tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối
sống không lành mạnh.
Có thể nói, sức khoẻ tinh thần là nguồn lực để sống khoẻ mạnh, là nền tảng
cho chất lƣợng cuộc sống, giúp cá nhân có thể ứng phó một cách tự tin và hiệu quả
với mọi thử thách, nguy cơ trong cuộc sống. Sức khoẻ tinh thần cho ta khí thế để
sống năng động, để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra trong cuộc sống và tƣơng tác với
ngƣời khác với sự tôn trọng và công bằng.
Sức khoẻ tinh thần chính là sự biểu hiện nếp sống lành mạnh, văn minh và có
đạo đức. Cơ sở của sức khoẻ tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động
tinh thần giữa lý trí và tình cảm.

11


Sức khoẻ xã hội
Sự hoà nhập của cá nhân với cộng đồng đƣợc gọi là sức khoẻ xã hội nhƣ câu
nói của Mác : “ Bản chất con ngƣời không phải là một cái trừu tƣợng cố hữu, cá
nhân, riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ngƣời là tổng hòa các
mối quan hệ xã hội”. Sức khoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ
chằng chịt, phức tạp giữa thành viên: gia đình, nhà trƣờng, bạn bè, xóm làng, nơi
công cộng, cơ quan. Nó thể hiện ở sự đƣợc chấp nhận và tán thành của xã hội. Càng
hoà nhập với mọi ngƣời, đƣợc mọi ngƣời đồng cảm, yêu mến càng có sức khoẻ xã

hội tốt và ngƣợc lại. Cơ sở của sức khoẻ xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và
quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những ngƣời khác; là
sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
1.1.4 Tai nạn lao động.
Theo bộ luật lao động của nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“ Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thƣơng cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể ngƣời lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động, gắn liền
với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động [4, tr. 49].
Ngƣời bị tai nạn lao động phải đƣợc cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
Ngƣời sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động
theo quy định của pháp luật. [4, tr.49]
Những trƣờng hợp sau đƣợc coi là tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra đối với ngƣời
lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại
địa điểm hợp lý (trên tuyến đƣờng đi và về thƣờng xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do
những nguyên nhân khách quan nhƣ thiên tai, hỏa hoạn và các trƣờng hợp rủi ro khác
gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động.

Tai nạn lao động đƣợc chia làm 3 loại: tai nạn lao động chết ngƣời, tai nạn lao
động nặng, tai nạn lao động nhẹ.
Tai nạn lao động chết ngƣời là tai nạn mà ngƣời bị nạn chết ngay tại nơi xảy
ra tai nạn hoặc chết trên đƣờng đi cấp cứu , chết trong thời gian cấp cứu, chết trong

12


thời gian điều trị, chết do tái phát của chính vết thƣơng do tai naj lao động gây ra
(theo kết luận tại biên bản khám nghiệm pháp y).
Tai nạn lao động nặng là tai nạn mà ngƣời bị nạn bị ít nhất một trong những
chấn đƣợc quy định tại phụ lục số 01 ban hành kèm thông tƣ này. [3, tr. 2]
1.1.5 Bệnh nghề nghiệp.

“ Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với ngƣời lao động” [4, tr. 49]
Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trƣng nghề
nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại
thƣờng xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu.Tổng cộng đến nay đã có 25
bệnh nghề nghiệp đƣợc bảo hiểm ở nƣớc ta.
1.1.6 An toàn lao động.
Là hoạt động nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực nghiệm nhằm cải
thiện điều kiện lao động và đảm bảo an toàn lao động mang tính khoa học kỹ thuật
cũng nhƣ khoa học về xã hội. [7, tr.5]. Ở Việt nam, khái niệm an toàn lao động
thƣờng đi liền với Vệ sinh lao động.
Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hƣởng của những yếu tố có
hại trong lao động sản xuất đối với sức khỏe của ngƣời lao động, các biểu hiện
nhằm cải thiện điều kiện lao động, nâng cao khả năng lao động và phòng ngừa các
bệnh nghề nghiệp cho ngƣời lao động trong điều kiện sản xuất nhằm tạo ra môi
trƣờng hợp lý, không ảnh hƣởng xấu tới ngƣời lao động, không bệnh tật và tinh
thần lành mạnh. [30, tr.16]


Việt nam khái niệm an toàn lao động đƣợc đặt trong khái niệm bảo hộ lao

động. Công tác bảo hộ lao động là công tác thông qua các biện pháp vê khoa học kỹ
thuật, tô chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong
sản xuất, tạo nên điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng đƣợc cải thiện tốt hơn,
ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế đau ốm và giảm sức khoẻ
cũng nhƣ những thiệt hại khác đối với ngƣời lao động, nhằm đảm bảo an toàn, bảo

13



×