Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Những quan điểm triết học của socrates trong triết học hy lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.86 KB, 19 trang )

A. MỞ ĐẦU
Hy Lạp cổ đại có một nền triết học rất rực rỡ. Trước Socrates, nền triết học
này bao gồm hai khuynh hướng chính: một, những người phát biểu về thế giới
tự nhiên; và hai, các nhà tư biện về thần thánh.
Các triết gia trước Socrates chưa có một nghiên cứu cụ thể nào liên quan
đến con người và coi con người là đối tượng của Triết học. Socrates là một trong
những tư tưởng gia Hy Lạp cổ đại đầu tiên kêu gọi giới học giả và các nhà lãnh
đạo quốc gia đương thời, những người quá chú tâm đến các công trình nghiên
cứu thế giới tự nhiên, nên quan tâm nhiều hơn đến bản chất của con người. Ông
xem con người là một con vật có lý trí, xã hội tính, có xác và hồn là một tổng thể
thống nhất, ông tin có thượng đế là thần minh thấu suốt những điều tốt điều xấu
và vì thế ông là người đầu tiên đề ra chuẩn mực đạo đức cho triết học về con
người.
Đối với Socratess, con người là đối tượng đáng được quan tâm hơn cả và
bất cứ điều gì ảnh hưởng đến con người đều có tầm quan trọng quyết định. Tri
thức về thế giới tự nhiên bên ngoài, nếu không có ý nghĩa thiết thực đối với cuộc
sống con người, chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Mọi tri thức có liên quan đến
bản chất và cuộc sống của con người đều đáng được sở hữu và cần phải được
tích luỹ. Hơn nữa, theo cách nói của Socratess, “cuộc sống vô minh thì không
đáng để sống.”
Những quan điểm triết học của Socrates rất sâu sắc và thấm đẫm tính nhân
văn; Trong triết học của ông về vấn đề con người, đạo đức con người có nhiều
điểm tương đồng với Triết học nhân sinh quan của Phật giáo. Đó là điểm thú vị
chứng tỏ sự sao lưu tư tưởng giữa hai nền văn hóa Đông – Tây, đồng thời nó
cũng chứng tỏ vấn đề con người, bản chất con người là một trong những vấn đề
trọng tâm hàng đầu, là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Triết học.

1


B. NỘI DUNG


1- Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại
1.1 Về tự nhiên
Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là quốc
gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng
(Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee. Hy
Lạp được chia làm ba khu vực. Bắc , Nam và Trung bộ.
Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành
phố lớn như Athen. Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng
lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo
Ban Căng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát
triển. Các đảo trên biển Êgiê (Egée) là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn
bán giữa Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển Tiểu Á là
đầu mối giao thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông. Với điều kiện tự
nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm
hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần
phong phú đa dạng. Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ.
1.2. Về kinh tế
Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển
cả và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư
duy bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế.
Thế kỷ VIII – VI TCN, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp
cổ đại là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Lúc
bấy giờ đồ sắt được dùng phổ biến, năng xuất lao động tăng nhánh, sản phẩm
dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố. Sự phát triển này đã kéo theo phân
công lao động trong nông nghiệp, giữa nghành trồng trọt và ngành chăn nuôi.
Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét. Sự
phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII BC là
2



lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận. Engels
đã nhận xét: “Phải có những khả năng của chế độ nô lệ mới xây dựng được một
quy mô phân công lao động lớn lao hơn trong công nghiệp và nông nghiệp, mới
xây dựng được đất nước Hy Lạp giàu có. Nếu không có chế độ nô lệ thì cũng
không có quốc gia Hy Lạp, không có khoa học và công nghiệp Hy Lạp”.
1.3. Về chính trị - xã hội
Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị - xã hội, xã hội phân
hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ. Lao động bị phân hóa
thành lao động chân tay và lao động trí óc. Đất nước bị chia phân thành nhiều
nước nhỏ. Mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm. Trong đó, Sparte và
Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nồng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại.
Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có điều
kiện địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp
cổ đại, và là cái nôi của triết học Châu Âu. Tương ứng với sự phát triển kinh tế,
văn hóa là thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Athen.
Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự phát
triển nông nghiệp. Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối. Chính
vì thế Sparte đã xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức
rất tàn khốc đối với nô lệ.
Do sự tránh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành
cuộc chiến tránh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất
bại của thành Athen. Cuộc chiến tàn khốc đã lưu lại sự suy yếu nghiêm trọng về
kinh tế, chính trị và quân sự của đất nước Hy Lạp. Chiến tránh, nghèo đói đã nảy
sinh các cuộc nỗi dậy của tầng lớp nô lệ. Nhưng lại thất bại vì họ xuất phát từ
nhiều bộ lạc khác nhau, không có ngôn ngữ chung, không có quyền hạn, không
được tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị. Chớp lấy thời cơ, Vua Philíp
ở phía Bắc Hy Lạp đã đem quân xâm chiếm toàn bộ bán đảo Hy Lạp thế kỷ thứ
II BC, Hy Lạp một lần nữa bị rơi vào tay của đế quốc La Mã. Tuy đế quốc La
Mã chinh phục được Hy Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp chinh phục về văn hóa.
3



Engels đã nhận xét “không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì
không có Châu Âu hiện đại được”. Vì điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao
đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông trở nên
thường xuyên. Chính vì thế tầm nhìn của họ cũng được mở rộng, những thành
tựu văn hóa của Ai Cập, Babilon đã làm cho người Hy Lạp ngạc nhiên. Tất cả
các lĩnh vực, những yếu tố của nước bạn đều được người Hy Lạp đón nhận,
“Những người Hy Lạp mãi mãi là đứa trẻ nếu không hiểu biết gì về Ai Cập”.
Trong thời đại này Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng
xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ
sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại.
Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng văn học thần thoại rất
phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh
cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tránh kiên cường chống lại những
lực lượng tự nhiên, xã hội của người Hy Lạp cổ đại.
Về nghệ thuật, đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có
giá trị.
Về luật pháp, đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá
nghiêm tại thành bang Athen.
Về khoa học tự nhiên, những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý…
được các nhà khoa học tên tuổi như Thalés, Pythago, Heraclite sớm phát
hiện ra. Và đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô
cùng đồ sộ và sâu sắc.
2. Đặc trưng cơ bản của triết học cổ Hy Lạp
Đỉnh cao của nền văn minh cổ đại đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại, và
cũng là điểm xuất phát của lịch sử thế giới. Nhìn chung triết học Hy Lạp có
những đặc trưng sau:
-Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô
thống trị.


4


- Có sự phân chia và các sự đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái,
duy vật - duy tâm, biện chứng - siêu hình, vô thần - hữu thần.
- Gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các
lĩnh vực khác nhau, nhằm xây dựng một bức tránh về thế giới như một hình ảnh
chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện lại xảy ra trong nó.
- Đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác, ngây thơ.
- Coi trọng vấn đề về con người.
Triết học cổ Hy Lạp mang tính duy vật tự phát và biện chứng sơ khai. Tách
ra khỏi yếu tố thần linh thống trị con người từ xưa, đỉnh cao của triết học cổ Hy
Lạp là triết gia Socrates. Ông đã đề cập đến thân phận con người. Đa phần các
triết gia có xu hướng hướng ngoại thì Socrates quay về hướng nội, ông đã đề cập
đến đạo đức con người.
3. Triết học của Socrates (469 – 399)
3.1-Tiểu sử của Socrates
Socrates xuất thân trong một gia đình khá giả ở Athen. Cha làm nghề điêu
khắc, mẹ là nữ hộ sinh. Ông hướng về chính thể chủ nô quý tộc chống lại chủ nô
dân chủ. Năm 399 TCN, ông bị chủ nô dân chủ kết án tử hình về tội “coi thường
luật pháp, chống lại chế độ bầu cử dân chủ”. Đối với ông chỉ có văn nói sống
động, và văn viết đã bị khô cứng. Vì vậy cuộc đời ông không để lại một tác
phẩm nào. Chỉ biết được ông qua đệ tử của ông.
3.2- Khái quát về triết học của Socrates.
Triết học của ông khác với các nhà triết học trước đó. Các nhà triết học
trước nghiên cứu về giới tự nhiên. Nhưng ông dành phần lớn vào việc
nghiên cứu về con người, về đạo đức, về nhân sinh quan. Triết học không
gì khác hơn là sự nhận thức của con người về chính mình, “con người hãy
nhận thức chính mình”. Bắt đầu từ ông, đề tài con người trở thành một

trong những chủ đề trong tâm của triết học phương Tây. Vì vậy, quan điểm
triết học của ông bàn đến vấn đề con người trong đời sống xã hội mà trước
hết là hành vi đạo đức.
5


Xuất phát từ “đạo đức học duy lý”, ông cho rằng, “Hiểu biết là cơ sở của
điều thiện, ngu dốt là cội nguồn của cái ác, và chỉ có cái thiện phổ biến mới là
cơ sở của đạo đức, mới là cơ sở của đức hạnh. Ai tuân theo cái thiện phổ biến
thì người đó mới có đạo đức. Và muốn theo cái thiện phổ biến thì phải hiểu
được nó, muốn hiểu được nó phải thông qua các cuộc tránh luận, tọa đàm, luận
chiến tìm ra chân lý theo cách thức mà về sau được gọi là “phương pháp
Socrates”. Trở nên thấp kém hơn bản thân mình không phải là cái gì khác hơn
ngoài sự ngu dốt, trở nên cao cả hơn bản thân mình không phải cái gì khác
ngoài sự thông thái”.
Phương pháp của Socrates trải qua 4 giai đoạn :
Một là “mỉa mai”, tức là nêu ra những câu hỏi mẹo, mang tính châm biếm,
mỉa mai nhằm làm cho đối phương sa vào mâu thuẫn.
Hai là “đỡ đẻ tinh thần”, giúp cho đối phương thấy được con đường để tự
mình khám phá ra chân lý.
Ba là “qui nạp”, tức là xuất phát từ cái riêng lẻ khái quát thành những cái
phổ biến, từ những hành vi đạo đức riêng lẻ tìm ra cái thiện phổ biến của mọi
hành vi đạo đức.
Phương pháp cuối cùng là “định nghĩa”, là chỉ ra hành vi thế nào đạo đức,
quan hệ thế nào là đúng mực. Phương pháp này đối với ông chỉ có những người
có tri thức như giai cấp quý tộc và các triết gia mới là những người có đạo đức.
Bốn bước này quan hệ chặt chẽ với nhau trên bước đường tìm kiếm tri thức chân
thật, bản chất giúp con người sống đúng với tư cách và phận sự, của nó trong đời
sống xã hội.
Sự đóng góp của ông thay đổi từ nguyên lý vũ trụ sang nguyên lý nhân

minh đã làm nên một bước chuyển mới trong nền triết học. Cho nên, triết học
Hy Lạp mới lấy ông làm tiêu chí để phân kỳ, nó là thẩm định những giá trị của
tư tưởng Socrates đối với sự phát triển trong lịch sử.
Ông là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, ông không để lại
cho đời một tác phẩm nào, vì ông chỉ thường xuyên đàm luận mà không viết.
6


Ngày nay chúng ta sở dĩ biết được được về Socrates là do các học trò của ông và
những tư tưởng khác .
Năm 399 trước Công nguyên ông bị kết án tử hình vì tội hoạt động chống
chế độ dân chủ, chủ trương thay tôn giáo đương thời bằng một tôn giáo mới làm
giảm hiệu lực của nước nha, là hư hỏng thánh niên. Ông đã từ chối việc cứu ông
ra nước ngoài và đã uống thuốc độc tự tử trong tù.
3.3. Triết học nhân bản của Socrates
Socrates dành phần lớn công sức nghiên cứu triết học về nhân bản, về con
người và về đạo đức, ông đã nói với các học trò rằng không nên đặt vấn đề
nghiên cứu tự nhiên, vì giới tự nhiên đã được thần thánh an bài cả rồi, nếu cố
công phá khám phá giới tự nhiên là xúc phạm đến thần thánh, thần thánh ở khắp
mọi nơi, có sức mạnh kỳ diệu, sáng tạo ra thế giới, có thể nhìn thấy tất cả, nhưng
không thích con người phát hiện ra mình.
Do vậy Socrates cho rằng triết học không có gì khác hơn là sự nhận thức
của con người về chính bản thân mình “con người hãy nhận thức chính
mình”, từ đây con người trở thành một trong những chủ đề trọng tâm nghiên
cứu về triết học.
* Quan niệm “hãy tự nhận thức chính mình” của Socrates
Nếu một người tự nhận thức được chính mình thì đó chính là động cơ, là
bước đệm, là tiền để để từ đó con người có thể nhận thức được giới tự nhiên. Là
động lực chủ yếu và trực tiếp để con người có thể tự hoàn thiện chính mình,
hướng đến một đức hạnh cao quý. Ngược lại, con người không biết rõ mình,

không hiểu mình là nguyên nhân của sự ngu dốt, những dục vọng gây nên những
lỗi lầm không đáng có. Những tên tội phạm hay những kẻ tội đồ, những người
mông muội hay ngu dốt đề do xuất phát điểm không hiểu được chính bản thân
mình. Không hiểu được mình thì sẽ không thể làm gì khác hơn.
Một người tự ý thức được phải hiểu chính mình, từ đó hiểu được bản thân
mình một cách tự giác tích cực thì sẽ đạt được tri thức, hạnh phúc và mọi thành
công trong cuộc sống. Ngược lại, thì người đó chỉ liên tục phạm hết sai lầm này
7


đến sai lầm khác, tội lỗi này đến tội lỗi khác, và cuộc sống của người đó sẽ hoàn
toàn bị chính anh ta hủy hoại. Hầu hết mọi người đều cho rằng tự biết rõ chính
mình, rằng “không ai gần gũi ta hơn chính bản thân bản thân ta.” Tuy nhiên, tự
tin không có nghĩa là tự biết mình. Socratess đã đặt ra câu hỏi: “ Phải chăng bạn
cho rằng bạn tự biết mình, đơn giản chỉ vì bạn sở hữu cái tên của mình?”. Ông
cũng chỉ ra rằng, nếu chỉ muốn biết về con ngựa, chúng ta phải nắm được tuổi
đời , sức vóc và tình trạng sức khoẻ của nó, từ đó mới có thể xác định được mức
độ nhanh nhẹn và khả năng làm việc của nó. Nguyên lý này cũng áp dụng đúng
với con người để hiểu chính mình, con người trên cõi đời. Quá trình tìm hiểu
bản thân đòi hỏi không ít nỗ lực. Nói cho cùng, tự biết mình là mọt lẽ thiện
trong đời.
Trong đền thờ thần Apollon ở Delphes đã có câu châm ngôn: “Ngươi tự biết
ngươi”. Socrates đã lấy câu châm ngôn ấy mà triển khai sâu rộng về mọi mặt,
mọi hoạt động trong cuộc đời của Socrates, đối với bản thân, cũng như đối với
người khác chỉ có một điều duy nhất, nhìn và dẫn cho người ta thấy, làm cho
người ta thấy chính bản thân của mỗi người. Hướng về cái nhìn chính ta, nhìn về
con người của ta. Con người do ngu muội, giả dối, thù hận, dục vọng mà mà
quên mất chính mình. Sự quên lãng đó Socrates cho rằng; người ta chỉ làm chỉ
nghĩ theo bên ngoài, tức là theo dư luận, thành kiến, tình cảm nhất thời, theo
ham muốn, tiền tài giàu sang quyền lực … người lười suy nghĩ không thật sự

suy nghĩ, người chỉ chăm chú những thứ bên ngoài bản thân, chỉ nhìn thoáng
qua chính bản thân mình. Bởi vì theo thường tình người ta còn cạnh tránh giết
hại, giành giựt các thứ bên ngoài. Nếu con người nhìn trở về bản thân mình, biết
suy nghĩ sâu xa, suy nghĩ độc lập, không bị dục vọng tình cảm yêu ghét tác động
sẽ thấy được ánh sáng ngời chiếu bên trong con người mình. Ánh sáng Socrates
nói đây là ánh sáng chí thiện, là cái “lý trí trong sáng” là tình yêu thương. Ánh
sáng bên trong con người là ánh sáng nội tại, tạo hóa sinh ra, ai cũng có ánh
sáng nội tại vẫn hằng hữu trong con người, nhưng người ta bị những thứ phù
phiếm bên ngoài thu hút, lao tâm khổ trí để chạy theo cái xung quánh.
8


Ánh sáng nội tại là ánh sáng từ chính bản thân con người, nó soi rõ nội tâm
con người, thấu hiểu được bản chất của chính con người. Khi con người bỏ quên
ánh sáng nội tại, chưa tìm được ánh sáng nội tại, thì người ta chưa đích thực
sống với chính và người đó không bao giờ có đạo đức, có phẩm hạnh cao quý.
Socrates đã nói rằng: “Ánh sáng nội tại trong con người ví như ánh sáng mặt
trời, có thể toả khắp nơi. Không một thứ nào bên ngoài con người như tiền tài
dánh vọng, nhà cao cửa rộng lại tỏa rạng hơn nó”. Chính vì những quan điểm
đó mà Socrates đã trọn đời đi lang thang truyền dạy, và cũng chính vì nó mà
Socrates sẵn lòng hy sinh mạng sống của mình.
Socrates cho rằng con người bỏ đi ánh sáng tâm linh thì thế nhân chỉ là con
rối giữa cuộc đời mà không còn là con người đích thực của họ. Họ không còn là
chính mình mà chỉ là con rối. Các hoạt động của họ là những hoạt động vô thức,
làm mà không biết mình làm gì, nói mà không biết mình nói gì, tất cả mọi thứ
đều trở nên vô nghĩa một các khủng khiếp và đáng thương. Con người dù là kẻ
giàu hay người nghèo cũng trở thành những nô lệ, không ai còn là mình, không
có thứ gì liên quan đến đạo đức, nhân phẩm tồn tại trong xã hội ấy.
Sự hướng thiện, yêu mến cái thiện là đức tính tự nhiên của con người được tạo
hóa ban tặng. Ngoài ra, tạo hóa còn ban tặng con người ý chí hành thiện, ban

cho con người lý trí thẳng ngay để phân biệt điều tốt điều xấu, đấy là “lý trí
trong sáng”. Đi kèm với “lý trí trong sáng” trong mỗi người là lòng yêu thương,
đấy là tình yêu thương. Ba điều trên là ánh sáng nội tại, ai cũng có. Người sống
trên đời tốt đẹp và hoàn thiện là do ánh sáng ấy mà nên. Con người lúc nào cũng
có mơ ước được sống trong một thế giới giàu tình yêu thương và thái bình ấm
no, nhưng chỉ khi nào con người tìm được thứ “ánh sáng nội tại” thì thế giới con
người mơ ước mới tồn tại thật sự. Đó mới thực sự là xã hội mà con người cần
sống và đáng sống, ở đó thứ “ánh sáng nội tại” bao trùm và chiếu sáng tất cả.
Con người trở về với điều thiện, với đức hạnh. Ở đó mối quan hệ giữa con người
với nhau được xây dựng dựa trên cơ sở đạo đức loài người, dựa trên những tri
thức, những hiểu biết về chính mình của con người.
9


Ánh sáng nội tại chính là luân lý đạo đức và tinh thần sáng suốt. Cho nên
Socrates kêu gọi con người trở về sống với nội tại, tức là trở về đạo đức, luân
lý. Xã hội thái bình theo Socrates cũng là một xã hội đạo đức luân lý ngự trị
điều hành.
Con người trở về sống áng sáng tâm linh nội tại đó là khi một người tự biết
về mình, một người đạo đức, nhân cách thánh cao, nói những lời đúng đắn.
Người ta biết rõ rằng đạo đức thì chân thật bền lâu, hòa bình an ninh, đem lại
hạnh phúc, còn những thứ vật chất phù hoa chỉ là tạm bợ, nay còn mai mất, nó
nguyên nhân dẫn đến tội ác, đem đến khổ đau. Nếu có “lý trí trong sáng” trở về
mình, tự hiểu mình sống có đạo đức thì xã hội ngày càng tốt đẹp. Đó là kết quả
của suy nghĩ, tư duy. Với “lý trí trong sáng” đưa ta tới tư tưởng thích nghi, hoà
hợp với chí thiện, đây là luận đề hoà hợp trong triết lý của Socrates.
“Lý trí trong sáng” không bao gồm những tư tưởng ích kỷ, hại người, những
ý nghĩ ám muội, những âm mưu gian xảo. Đó là phần lý trí rối rắm của những
tâm hồn tà gian ác độc, rời bỏ chí thiện và tình yêu thương. Trong xã hội đời
thường của Hy Lạp trên 2500 năm trước - thời Socrates, và thực tại thế giới

ngày nay ta thấy đại đa số người ta lười tư duy sáng tạo. Con người hay suy nghĩ
theo lý trí rối rắm, những khiếm khuyết tệ hại đó làm cho thế giới loạn lạc, loài
người suy đồi. Do vậy muốn bỏ đi lý trí rối rắm đó để xây dựng một con người
đích thực thì phải qua ba việc:
a. Tự mình thánh tẩy mình
Khi Socrates đặt câu hỏi với người đối thoại, ông luôn khơi gợi cho con
người ấy trở về quán xét mình. Người ấy thấy mọi điểm tựa, mọi điều ham thích
mà họ lao tâm tìm kiếm… đều hoàn toàn sụp đổ, khiến người ta sững sờ. Bây
giờ người ấy đột nhiên đứng trước một con người mới cũng lại là chính họ. Do
họ mới khám phá ra điều này vô cùng lợi ích xây dựng con người tự do, đích
thực là chính mình. Tình trang ấy là tự thánh tẩy mình.
b. Sự tự định đoạt độc lập tự chủ
Sau khi con người tự thánh tẩy, thì con người có một tinh thần và trí thông
minh mới mẻ, nhờ nhìn và nhận định sự việc không hoặc ít sai lầm, nhận thức
10


sáng suốt hơn. Bởi thế trí thông minh loại bỏ cả những thành kiến, định kiến trở
thành vô tư hơn. Nhờ có tinh thần sáng suốt nên con người tự định đoạt việc làm
của mình một cách độc lập và tự chủ, không hoặc ít lệ thuộc bởi tác nhân khác.
c. Xây dựng con người có đức hạnh vì đức hạnh là tri thức, là hạnh phúc
Theo Socratess, đức hạnh không chỉ là tri thức, bản thân nó cũng đồng nghĩa với
hạnh phúc. Bởi lẽ, hành vi đạo đức cũng chính là hành vi mang đến những điều
tốt đẹp cho người thực hiện nó. Hạnh phúc kết thành quả từ đó. Con người tàn
ác xấu xa, dù quyền lực lóe mắt thiên hạ, dù tiền bạc chất như núi cũng luôn là
kẻ khổ sở, vì là kẻ phạm tội trước ánh sáng tâm linh nội tại của chính mình. Trái
lại người sống hòa hợp với ánh sáng tâm linh với cái chí thiện và tình yêu
thương, thì luôn luôn được thư thái, dù gặp những nghịch cảnh của cuộc đời
cũng không ảnh hưởng đến tâm hồn thư thái của họ. Nếu bị cư xử việc bất công,
người đạo đức vẫn sẵn sàng gánh chịu. Cũng như Socrates cam chịu án tử hình

dù án ấy bất công. Một việc làm bị người khác hay một xã hội hiểu lầm …. Tất
cả những trường hợp như thế, người đạo đức vẫn xem là những cơ hội để họ có
hành vi cao cả, xây đắp thêm hình tượng con người chân chính.
Bởi thế Socrates nói: “Đức hạnh không có lúc chấm dứt, nó luôn luôn tạo
tác nên”. Nên trước lúc chết ông nói với Criton: “Các con chỉ chôn cái thể
phách của thầy thôi”.
3.4. Phương pháp để “con người nhận thức chính mình” của Socrates.
Phương pháp của ông chủ yếu là thể hiện qua đạo đức của con người. Đạo
đức học của ông mang tính chất duy lý, ông thừa nhận đạo đức và tri thức thống
nhất là một “ Mỗi điều thiện đó là tri thức và mỗi điều ác đó là sự dốt nát”, mỗi
hành vi vô đạo đức đều là kết quả của sự dốt nát của chúng ta. Ông cho rằng cai
thiện phổ biến là cơ sở của đạo đức, là tiêu chuẩn của đức hạnh, muốn tuân thủ
theo cái thiện thì phải nắm bắt được nó, hiểu nó, để phát hiện được cái phổ biến,
phải có phương pháp tìm ra chân lý thông qua các cuộc tránh luận. Theo
Socrates có 4 phương pháp:

11


Một là “mỉa mai” đây là một thủ pháp phản biện rằng cách nêu lên những
câu hỏi sao cho người đối thoại tự thấy mâu thuẩn với ý kiến của mình, từ đó
mới thừa nhận sai lầm trong ý kiến đưa ra, thấy được sự thiếu xót ngu dốt của
mình.
Hai là “ đỡ đẻ “ đây là thủ pháp đi liền với thủ pháp thứ nhất, và được thực
hiện sau khi tiến hành thủ pháp “ mỉa mai”, bởi vì sau khi làm cho đối phương
tránh luận thấy được cái sai của mình thì cần phải giúp đỡ họ tìm ra lối thoát
bằng cách đạt tới tri thức đúng trừ bỏ quan điểm sai.
Ba là “ quy nạp” mục đích của yếu tố này là từ những cái riêng lẻ khái quát
lên thành cái chung, có ý nghĩa phổ biến, nghĩa là từ những hành vi đạo đức cụ
thể, riêng lẻ phải phân tích, so sánh để tìm ra cái thiện phổ biến của mọi hành vi

đạo đức.
Bốn là “xác định “, chủ yếu chỉ ra những hành vi đạo đức thuộc loại nào,
chúng có phụ thuộc và quan hệ với nhau như thế nào.
Socrates đưa nhiều ví dụ để chứng minh: nếu không hiểu được cái chung cái
phổ biến, thì người ta không thể nào phân biệt cái chính nghĩa và cái phi nghĩa,
cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu ….
Socrates tìm cách khám phá ra các chân lý chung cho con người trong các
cuộc đàm thoại, theo ông để có cuộc đàm thoại được, những người tham gia
cuộc đàm thoại phải có “ngôn ngữ chung” nhất định, ngôn ngữ đó mang tính
khách quan, nhờ đó con người mới khám phá ra chân lý một cách đích thực mà
ai cũng phải thừa nhận. Theo ông ý thức của con người trong cuộc đàm thoại,
ngoài yếu tố chủ quan, còn có một nội dung khách quan, có tri thức phổ biến
mang tính tổng quát. Đó là những tri thức chung mà mỗi con người chúng ta có
được bằng nỗ lực của mình. Socrates cho rằng tri thức chung đó là chân lý khách
quan thu được trong các cuộc đàm thoại mà ai cũng phải thừa nhận. Nên ý kiến
chủ quan của mỗi người không phải là tiêu chuẩn của chân lý. Theo ông khám
phá ra chân lý đích thực về bản chất sự vật tức là phải hiểu nó có khái niệm. Nếu

12


không có khái niem xem như không có tri thức. Một vấn đề được lý luận rõ
ràng, có lô gíc dễ thuyết phục.
4. Những nét tương đồng giữa những tư tưởng triết học của Socrates
với quan điểm nhân sinh quan của Phật giáo
4.1. Quan điểm “hãy tự nhận thức chính mình mình”
Socrates có quan điểm: Nếu thấu hiểu hậu quả thực sự của trộm cắp, dối trá, lừa
đảo, thù hằn và các hành vi tội lỗi khác; nếu biết được chúng sẽ gây tổn hại như
thế nào cho bản thân họ, chẳng hạn như sự sa đoạ về mặt tinh thần và sự thoái
hoá về mặt nhân cách, chắc chắn con người sẽ tự giác né tránh chúng. Thiếu

nhận thức đúng đắn chính là lý do duy nhất khiến một số người không thể kiềm
chế được chính mình trước những cám dỗ tội lỗi; bởi lẽ bất cứ người nào biết
điều gì là đúng đắn tất sẽ thực hiện điều đó.
Vì vậy, ta có thế thấy, cả Socrates và Phật giáo đều cho rằng: Bất cứ ai biết điều
gì là đúng đắn tất sẽ thực hiện điều đó. Hành vi sai trái chỉ xuất phát từ sự vô
minh. Một người có hành động không đúng bởi vì, và chỉ vì, anh ta không biết
cái gì là đúng đắn. Không có một người tỉnh táo và lành mạnh nào lại chủ tâm
làm tổn hại bản thân mình. Nếu anh ta thực sự làm một điều như vậy, đơn giản
chỉ vì phạm phải sai lầm nào đó trong quá trình hành động, hoàn toàn không
phải do cố ý. Không ai chủ định chọn lựa điều sai trái, bởi lẽ hành vị tội lỗi luôn
mang đến tai hoạ cho bản thân họ và người khác.
Qua triết lý “hãy tự biết mình” của Socrates cho chúng ta thấy rằng tư tưởng
của Socrates đã tương quan rất nhiều với tư tưởng của Phật Giáo. Điển hình với
những câu: “Trong môi trường ta sống mà quên mất con người của ta. Người ta
quên mà không biết rằng mình quên cái ta thật sự”. hay “Ánh sáng nội tại trong
con người ví như ánh sáng mặt trời, có thể toả khắp nơi. Không một thứ nào
bên ngoài con người như tiền tài dánh vọng, nhà cao cửa rộng lại tỏa rạng hơn
nó”v.v…
Như vậy với những ý tưởng này thì trong Phật Giáo chúng ta cũng thường
bắt gặp qua những lời dạy của Đức Phật qua các kinh sách: “Mọi việc làm hành
13


động ta cần phải tự chủ, vì tự chủ sẽ giúp ta sáng suốt khi làm bất cứ điều gì,
nhìn nhận một cách chính xác không đưa đến việc sai lầm. Đức phật đã khẳng
định: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là người thừa tự nghiệp” hay “Hãy tự
mình làm hòn đảo nương tựa cho chính mình, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”
cho nên Đức Phật đã bác bỏ tất cả các vấn đề siêu hình không có khả năng đưa
đến sự giải thoát khổ đau mà con người phải đối mặt gánh chịu hằng ngày trong
cuộc sống.

4.2. Quan điểm “trở về sống với ánh sáng tâm linh nội tại”
Socracte cho rằng: “Con người trở về sống với ánh sáng tâm linh nội
tại của mình thì con người có đạo đức, nhân cách thánh cao, nói những lời
đúng đắn”. Với triết lý nhà Phật không dừng ở đây mà còn tiến xa hơn nữa. Đức
phật đã dạy: “Muốn diệt được những tâm tán loạn, vọng chấp, thì không gì bằng
là ta hãy trở về sống với bản tâm thánh tịnh sẳn có của mình”. Nếu ta trở về với
chính mình thì, việc làm và lời nói chúng ta đúng đắn, có một nhân cách thánh
cao, hơn nữa trở về chính mình là một phướng pháp giúp chúng ta đoạn trừ vọng
chấp, luôn rạng lọc tâm ý trong sạch, nếu chúng ta hằng sống với tánh ấy thì đây
là con đường giúp chúng ta đạt được quả vị an lạc giải thoát. Đức phật cho rằng
con người sỡ dĩ trôi lăn trong vòng sánh tử là cũng chính luôn chạy theo dục lạc
thế gian (Tham ái), cứ lấy khổ mà làm vui, cho tất cả dục lạc điều là sở đắc của
chính mình. Mà quên đi viên ngọc quý ở trong ta. Do đó Đức Phật đã đưa ra
phương pháp trở về chính mình là cho chúng ta thấy rằng con đường an lạc và
hạnh phúc chính ngay nơi bản tâm chúng ta không tìm đâu khác mà có được.
4.3. Quan điểm về hậu quả khi “không trở về với ánh sáng tâm linh”
Socrates đã nói rằng con người không trở về với ánh sáng tâm linh
thì: “Hầu hết thế nhân chỉ là con rối giữa cuộc đời mà không còn là con người
đích thực của họ. Người ta nói mà không biết những gì mình nói, làm mà không
biết rõ việc mình làm. Tất cả là trống rỗng và dối gạt. Một con người không tự
chủ, một con rối giữa đời. Họ không phải là con người độc lập mà phải gọi họ
đích thực là nô lệ. Dù cho giàu có đến mấy cũng là một người nô lệ. Nô lệ của
14


dục vọng, của ham muốn….và họ không còn tự mình định đoạt công việc và số
phận của mình”.
Qua những triết lý của Socrates ta thấy rằng rất tương đồng với tư tưởng
triết lý Phật Giáo. Đức Phật Ngài nói đại ý: “Sỡ dĩ con người trôi lăn trong vòng
sinh tử là cũng từ nơi ta không tự chủ được chính mình luôn chạy theo dục vọng

tìm cầu, những thứ phù hoa ảo ảnh, họ không biết rằng đây là những sợi dây
trói buộc đưa ta đến khổ đau”. Con người khổ đau vì con người không có nhận
thức chuẩn mực về thực tại và trước thực tại. “Nguồn gốc của mọi đau khổ là do
vô minh”. Đức Phật ngài đã lặp lại nhiều lần trong câu nói quan trọng đó. “Cái
khổ của con lừa, con lạc đà chở nặng, cái khổ của kẻ trôi lăn trong lục đạo
chưa gọi là khổ. Ngu si không nhận thức được thực tại, không biết được hướng
đi mới thật là khổ”.
Tất cả những nghiệp nhân xấu ác và vụng của con người đều bắt nguồn từ
vô minh, từ chổ không nhận thức được chân tướng hiện hữu thực tại. Hiểu sai
lạc đi đến biến kế sở chấp. Màn vô minh dục vọng và tư kiến đã khiến cho trí tuệ
con người yếu kém, vô năng, chấp trước. Biến có nghĩa là cùng khắp tất cả, kiến
chấp nghĩa là nhận thức và suy tưởng sai lầm, rồi bảo thủ những nhận thức và
suy tưởng sai lầm ấy. Vì vậy ta không nắm được thực tại chính mình, mà ta chỉ
tạo trong nhận thức những hình bóng sai lạc méo mó về thực tại và điều đó cũng
đưa ta vào nẻo khổ đau. Những ý tưởng của Socrates chỉ đưa cho con người đến
chỗ hạnh phúc và an lạc thực tại trong cuộc đời này. Còn đối với triết lý Phật
Giáo, Đức Phật đã dẫn con người đi xa hơn, đạt đến sự an lạc cứu cánh trong đời
hiện tại và cả tương lai.

15


C-KẾT LUẬN
Triết lý Hy Lạp cổ đại là những viên gạch đầu tiên xây nên toàn bộ ngôi nhà
văn minh của Châu Âu ngày nay. Ta có thể thấy cả bề mặt và bề trái của Châu
Âu ngày nay qua nền triết học Hy Lạp cổ đại. Một trong những triết gia đã đóng
góp vào kho tàng triết học ấy nổi bậc và ngời sáng là Socrates, triết gia đã sống
và chết không phải cho riêng mình. Socratess chính là một nhà hiền triết, một
công dân mẫu mực của thành Athena, Hy Lạp cổ đại. Ông là nhà tư tưởng nằm
giữa giai đoạn bóng tối và giai đoạn ánh sáng của nền triết học Hy Lạp cổ đại.

Socratess còn được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ
thống những câu hỏi đối thoại. Ông có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh
với quan điểm: "Hãy tự biết lấy chính mình", "Tôi chỉ biết mỗi một điều duy
nhất là tôi không biết gì cả". Ông bị chính quyền khi đó kết tội làm bại hoại tư
tưởng của thanh niên do không thừa nhận hệ thống các vị thần cũ được thành
Athena thừa nhận và bảo hộ và truyền bá các vị thần mới. Vì thế ông bị tuyên
phạt tự tử bằng thuốc độc, mặc dù vậy ông vẫn có thể thoát khỏi án tử hình này
nếu như ông công nhận những cáo trạng và sai lầm của mình, hoặc là rời bỏ
Athena. Nhưng với quan điểm "Thà rằng chịu lỗi, hơn là lại gây ra tội lỗi.", ông
kiên quyết ở lại, đối diện với cái chết một cách hiên ngang. Theo ông sự thật còn
quan trọng hơn với cả sự sống.
Nền triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng,
bản hợp xướng của triết học phương Tây. Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên
tiềm tàng của triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học
phương tây sau này và Socrates là một trong những người nghệ sĩ vĩ đại chơi
trong dàn nhạc đó. Dù thời gian có qua đi, nhưng những đóng góp của Socrates
nói riêng và Triêt học Hy Lạp cổ đại nói riêng đối với nền Triết học nhân loại
vẫn còn nguyên giá trị.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây, nxb, Tổng Hợp
TP.HCM, 2006.
2-Hà Thúc Minh-Minh Chi. Đại Cương Triết Học Phương Đông. Trường
ĐHTHTPHCM. 1994.
2-Nguyễn Ngọc Thu – Bùi Văn Mưa, Giáo Trình Đại Cương Lịch Sử Triết
Học, nxb, Tổng Hợp TP.HCM, 2002.
3-Hà Thiên Sơn, Lịch Sử Triết Học, nxb, Trẻ, 2004.

5-Platon. Biện minh cho Socrates, Tuyển tập, t.1. M.1982
6-Phạm Kim Khánh dịch, Đức Phật và Phật Pháp, nxb. Tôn Giáo, 1998.
7- Kinh Tương Ưng I, HT. Thích Minh Châu, nxb.Viện nghin cứu Phật học
Việt Nam, 1996.
8-Nguyễn Hòa, Triết Học Cổ Hy Lạp Giản Yếu, Nxb. Thánh Niên, 2002.
9- Thích Trí Huệ, Các Trường Phái Triết Học Hy Lạp cổ đại, cuộc đời và cái
chết của triết gia Socrates, Hoa linh thoại, tham luận, 2004.

17


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
B. NỘI DUNG......................................................................................................2
1- Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại................................................2
1.1 Về tự nhiên....................................................................................................2
1.2. Về kinh tế......................................................................................................2
1.3. Về chính trị - xã hội......................................................................................3
2. Đặc trưng cơ bản của triết học cổ Hy Lạp....................................................4
3. Triết học của Socrates (469 – 399)..................................................................5
3.1-Tiểu sử của Socrates......................................................................................5
3.2- Khái quát về triết học của Socrates............................................................5
3.3. Triết học nhân bản của Socrates.................................................................7
3.4. Phương pháp để “con người nhận thức chính mình” của Socrates.......11
4. Những nét tương đồng giữa những tư tưởng triết học của Socrates với
quan điểm nhân sinh quan của Phật giáo.......................................................13
4.1. Quan điểm “hãy tự nhận thức chính mình mình”..................................13
4.2. Quan điểm “trở về sống với ánh sáng tâm linh nội tại”.........................14
4.3. Quan điểm về hậu quả khi “không trở về với ánh sáng tâm linh”........14
C-KẾT LUẬN....................................................................................................16

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................17

18


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TRIẾT HỌC

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
TRIẾT HỌC NHÂN BẢN CỦA SOCRATES VÀ SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA NÓ
VỚI QUAN ĐIỂM NHÂN SINH QUAN TRONG PHẬT GIÁO

Học viên

: Nguyễn Thị Minh Trang

Lớp

: Cao học Triết học K20

HÀ NỘI - 2015

19



×