Tải bản đầy đủ (.docx) (198 trang)

Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 198 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

LÊ VĂN THANH

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ SINH KHẢ DỤNG
VIÊN NÉN ACYCLOVIR KẾT DÍNH SINH HỌC
ĐƯỜNG TIÊU HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI-2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

LÊ VĂN THANH

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ SINH KHẢ DỤNG
VIÊN NÉN ACYCLOVIR KẾT DÍNH SINH HỌC
ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Chuyên ngành: Công nghệ dược phẩm và Bào chế thuốc
Mã số: 9720202



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Vũ Thị Thu Giang
2. PGS.TS. Trần Cát Đông

HÀ NỘI-2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài luận án là một phần số liệu trong đề
tài nghiên cứu có tên” Nghiên cứu bào chế hệ kết dính sinh học của acyclovir
để tăng hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa”. Kết quả đề tài này là thành quả
nghiên cứu của tập thể mà tôi là một thành viên chính. Tôi đã được chủ nhiệm
đề tài và toàn bộ các thành viên trong nhóm nghiên cứu đồng ý cho phép sử
dụng đề tài này vào trong luận án để bảo vệ lấy bằng tiến sĩ. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả

Lê Văn Thanh


LỜI CẢM ƠN
Trong những dòng đầu tiên này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất đến PGS.TS. VŨ THỊ THU GIANG người thầy luôn hết lòng
hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận
án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. TRẦN CÁT ĐÔNG đã hướng dẫn
tôi thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô GS.TS. PHẠM THỊ MINH HUỆ đã giúp

đỡ em trong thời gian làm luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, các anh chị đồng nghiệp ở bộ
môn Bào chế trường Đại Học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong suốt thời gian thực nghiệm tại bộ môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC TRUNG
ƯƠNG và VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC TP HCM đã giúp đỡ tôi hoàn
thành tiêu chuẩn cơ sở của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong VIỆN ĐÀO TẠO DƯỢC
HỌC VIỆN QUẬN Y đã hướng dẫn và tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành
luận án.
Nghiên cứu sinh

Lê Văn Thanh


1

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC

i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

v

DANH MỤC CÁC BẢNG


viii

DANH MỤC HÌNH

viii

ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. ACYCLOVIR

1
3
3

1.1.1. Công thức hoá học

3

1.1.2. Tính chất lý hóa

3

1.1.3. Dược động học

4

1.1.4. Tác dụng dược lý

5


1.1.5. Chỉ định

5

1.1.6. Chống chỉ định, thận trọng

6

1.1.7. Đường dùng

6

1.1.8. Một số biệt dược chứa acyclovir

7

1.2. HỆ KIỂM SOÁT GIẢI PHÓNG THUỐC TẠI DẠ DÀY
1.2.1. Khái niệm về hệ kiểm soát giải phóng thuốc tại dạ dày

8
8

1.2.2. Ưu, nhược điểm của hệ kiểm soát giải phóng thuốc tại dạ dày
8
1.2.3. Ứng dụng của hệ kiểm soát giải phóng thuốc tại dạ dày

9

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ kiểm soát giải phóng thuốc ở dạ dày

10
1.2.5. Một số hệ kiểm soát giải phóng thuốc ở dạ dày

11

1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HỆ KẾT DÍNH SINH HỌC
ĐƯỜNG TIÊU HÓA CHỨA ACYCLOVIR

21


2
1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài

22

1.3.2. Nghiên cứu trong nước

31

1.4. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG ĐƯỜNG UỐNG
CỦA ACYCLOVIR

32

1.4.1. Một số phương pháp định lượng acyclovir trong dịch sinh
học
1.4.2. Một số nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng acyclovir

32

36

CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

39

2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

39

2.1.1. Nguyên liệu

39

2.1.2. Thiết bị nghiên cứu

40

2.1.3. Thuốc đối chứng

41

2.1.4. Động vật thí nghiệm

41

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


42

2.2.1. Phương pháp bào chế viên nén Acyclovir kết dính sinh học

42

2.2.2. Phương pháp đánh giá chất lượng

43

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu độ ổn định viên nén Acyclovir
200mg kết dính sinh học

47

2.2.4. Phương pháp đánh giá in vivo

48

2.2.5. Phương pháp thiết kế thí nghiệm và tối ưu hoá công thức

55

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

57

3.1. XÂY DỰNG CÔNG THỨC BÀO CHẾ VIÊN NÉN
ACYCLOVIR KẾT DÍNH SINH HỌC ĐƯỜNG TIÊU HÓA


57

3.1.1. Khảo sát lựa chọn các tá dược quyết định đặc tính kết dính
sinh học, nổi và kiểm soát giải phóng dược chất

57

3.1.2. Xây dựng công thức bào chế viên nén acyclovir nổi – kết dính
sinh học

63


3
3.2. XÂY DỰNG QUI TRÌNH BÀO CHẾ VIÊN ACYCLOVIR KẾT
DÍNH SINH HỌC GIẢI PHÓNG KÉO DÀI Ở QUI MÔ 5000
VIÊN

80

3.2.1. Khảo sát các thông số kỹ thuật trong quá trình bào chế lô L01
81
3.2.2. Thẩm định các thông số kỹ thuật trong quá trình bào chế trên
các lô L02 và L03

88

3.3. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN BÁN THÀNH PHẨM VÀ VIÊN
NÉN ACYCLOVIR BÀO CHẾ


96

3.3.1. Tiêu chuẩn bột kép trước khi dập viên

96

3.3.2. Tiêu chuẩn viên nén acyclovir kết dính sinh học

97

3.4. BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA VIÊN NÉN
ACYCLOVIR KẾT DÍNH SINH HỌC ĐƯỜNG TIÊU HÓA

98

3.4.1. Nghiên cứu độ ổn định của thuốc bảo quản trong lọ chất dẻo
HDPE
3.4.2. Nghiên cứu độ ổn định của thuốc bảo quản trong vỉ nhôm

98
103

3.5. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KẾT DÍNH SINH HỌC VÀ SINH
KHẢ DỤNG VIÊN NÉN ACYC LOVIR KẾT DÍNH SINH
HỌC ĐƯỜNG TIÊU HÓA

109

3.5.1. Nghiên cứu đưa chất cản quang vào thành phần viên
acyclovir kết dính sinh học


109

3.5.2. Khả năng kết dính sinh học in vivo của viên nén acyclovir
bào chế trên chó

110

3.5.3. Đánh giá sinh khả dụng viên nén acyclovir kết dính sinh học
đường tiêu hóa

111

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

133

4.1. VỀ HỆ THUỐC KẾT DÍNH SINH HỌC ĐƯỜNG TIÊU HÓA
CHỨA ACYCLOVIR

133

4.2. BÀO CHẾ VIÊN NÉN ACYCLOVIR KẾT DÍNH SINH HỌC
134


4
4.2.1. Về phương pháp bào chế viên nén

134


4.2.2. Xây dựng công thức bào chế viên nén acyclovir kết dính sinh
học

136

4.2.3. Nghiên cứu nâng qui mô bào chế viên nén acyclovir 200mg
138
4.2.4. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng viên nén
acyclovir 200mg kết dính sinh học giải phóng kéo dài 12 giờ
139
4.2.5. Nghiên cứu độ ổn định
4.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT DÍNH SINH HỌC

143
144

4.4. ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG VIÊN NÉN ACYCLOVIR KẾT
DÍNH SINH HỌC

145

4.4.1. Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng acyclovir
trong huyết tương bằng phương pháp HPLC

145

4.4.2. Nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng in vivo viên nén acyclvir
kết dính sinh học đường tiêu hóa trên chó


147

KẾT LUẬN

149

KIẾN NGHỊ

150

TÀI LIỆU THAM KHẢO


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
TT Phần viết tắt
1 ACV
2 AUC
3

BDDS

4
5
6
7

BK
CAEMs

CT
Cb

8 Cmax
9
10
11
12

DĐH
EC
EDV
EtOH

13 FDDS
14 GPDC
15 GRDF
16 GPKD
17 HPC
18 HPLC
19 HPMC
20 HQC
21 HSV
22 IC50
23 KSGP
24 KDSH
25 kl/tt
26 LLOQ
27 LQC


Phần viết đầy đủ
Acyclovir

Diện tích dưới đường cong
Bioadhesive drug delivery systems
(hệ thuốc kết dính sinh học)
Biểu kiến
Chitosan alginate ethylcellulose
Công thức
Carbopol

Maximum plasma concentration. (Nồng độ
thuốc tối đa trong huyết tương)
Dược động học
Ethycellulose

Virus Epstein-Barr
Ethanol tuyệt đối

Floating drug delivery systems
( hệ thuốc nổi ở dạ dày)
Giải phóng dược chất

Gastroretentive Dosage Forms. (hệ kiểm
soát thuốc giải phóng thuốc tại dạ dày)
Giải phóng kéo dài
Hydroxy propyl cellulose
High-performance liquid chromatography.
(Sắc ký lỏng hiệu năng cao)
Hydroxy propyl methyl cellulose

High quality control. (Mẫu kiểm chứng nồng
độ cao)
Virus Herpes simplex
Half maximal inhibitory concentration.
(Nồng độ ức chế 50%)
Kiểm soát giải phóng
Kết dính sinh học
Khối lượng/thể tích
Lower limit of quantitation. (Giới hạn định
lượng dưới)
Low quality control. (Mẫu kiểm chứng nồng


6

TT Phần viết tắt
28 MKLDLK
29 MQC
30 MT
31 MRT
32 NaCMC
33 PCa
34 PVP
35 RSD
36 SD
37 SEM

Phần viết đầy đủ
độ thấp)
Mất khối lượng do làm khô

Medium quality control. (Mẫu kiểm chứng
nồng độ trung bình)
Môi trường
Mean Residence Time. (Thời gian lưu trú
thuốc trung bình)
Natri carboxymethyl cellulose
Polycarbophyl
Polyvinyl pyrrolidone
Relative standard deviation. (Độ lệch chuẩn
tương đối)
Standard deviation. (Độ lệch chuẩn)
Scaning electron microscope. (kính hiển vi

38 SKD
39 T1/2

điện tử quét).
Sinh khả dụng
Half-life. (Thời gian bán thải)
Time to reach the maximum plasma

40 Tmax

concentration. (Thời gian đạt nồng độ thuốc
tối đa trong huyết) tương

41
42
43
44

45
46
47

TKHH
TCCS
BP
USP
VCH
VKN
VZV

Tinh khiết hóa học
Tiêu chuẩn cơ sở
Bristish Pharmacopoeia. (Dược điển Anh)
United States Pharmacopeia. (Dược điển Mỹ)
Vi cầu hóa
Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương

Virus Varicella- zoster


7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang


1.1.

Độ tan của acyclovir ở 37 oC trong các môi trường pH khác nhau

4

1.2.

Hệ số thấm biểu kiến của acyclovir qua màng tế bào Caco-2

4

1.3.

Một số biệt dược chứa acyclovir

7

1.4.

Phân loại polyme kết dính sinh học

18

1.5.

Một số phương pháp phân tích acyclovir trong huyết tương

33


1.6.

Một số công trình nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh
học của một số chế phẩm acyclovir

36

2.1.

Các nguyên liệu sử dụng trong luận án

39

2.2.

Điều kiện bảo quản và khoảng thời gian lấy mẫu

47

2.3.

Nồng độ các mẫu acyclovir trong huyết tương

52

3.1.

Công thức cho 1 viên khảo sát


57

3.2.

Khả năng giải phóng dược chất của các mẫu viên nén khảo sát

58

3.3.

Khả năng hút nước và kết dính sinh học của các mẫu viên khảo sát
60

3.4.

Khả năng nổi của các mẫu viên khảo sát.

61

3.5.

Các biến độc lập

63

3.6.

Các biến phụ thuộc

64


3.7.

Các công thức thực nghiệm

64

3.8.

Tốc độ chảy, chỉ số nén và hàm ẩm của các khối bột kép

65

3.9.

Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu viên

66

3.10. Khả năng giải phóng dược chất và kết dính sinh học của các mẫu viên
67
3.11. Khả năng nổi và khả năng hút nước của các mẫu viên bào chế

68

3.12. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc

71



8
3.13. Kết quả luyện mạng neuron nhân tạo

72

3.14. Khả năng giải phóng dược chất và kết dính sinh học của mẫu viên
bào chế theo công thức tối ưu và dự đoán

79

3.15. Kết quả đánh giá hàm lượng acyclovir trong mẫu bột kép khảo sát ở
lô L01

82

3.16. Phân tán hàm lượng acyclovir sau trộn tá dược trơn của lô L01

83

3.17. Một số đặc tính của bột kép lô L01

83

3.18. Khối lượng và độ cứng của viên ở các tốc độ dập khác nhau

84

3.19. Khối lượng và độ cứng của viên khảo sát trên lô L01

85


3.20. Hàm lượng của các viên nén acyclovir khảo sát trên lô L01

86

3.21. Kết quả thử hòa tan các viên nén khảo sát trên lô L01

87

3.22. Lực kết dính sinh học, khả năng nổi, khả năng trương nở của viên
trên lô L01
3.23. Hàm lượng acyclovir trong mẫu bột kép của 3 lô sau trộn bột kép

87
88

3.24. Hàm lượng acyclovir trong mẫu bột kép của 3 lô sau trộn tá dược trơn
89
3.25. Một số đặc tính của ba lô bột kép sau khi trộn tá dược trơn

89

3.26. Độ trơn chảy của các mẫu bột kép của 3 lô

91

3.27. Khối lượng viên nén acyclovir khảo sát trên 3 lô

92


3.28. Độ cứng của các viên nén khảo sát trên 3 lô

93

3.29. Hàm lượng dược chất trong viên nén của 3 lô khảo sát

94

3.30. Độ hòa tan của 3 lô viên nén acyclovir bào chế

95

3.31. Lực kết dính sinh học, khả năng nổi, trương nở của viên nén
cyclovir khảo sát trên 3 lô bào chế
3.32. Đề xuất một số chỉ tiêu chất lượng bột kép trước khi dập viên

96
97

3.33. Đề xuất một số chỉ tiêu chất lượng viên nén acyclovir kết dính sinh
học đường tiêu hóa
3.34. % acyclovir còn lại của các viên nén bảo quản ở điều kiện thực

97
98


9
3.35. % acyclovir còn lại của các viên nén bảo quản ở điều kiện lão hóa
cấp tốc


99

3.36. Độ hòa tan của viên nén acyclovir bảo quản ở điều kiện thực
Bảng

Tên bảng

99
Trang

3.37. Độ hòa tan của viên nén acyclovir bảo quản ở điều kiện lão hóa cấp tốc
100
3.38. Thời gian tiềm tàng, lực kết dính sinh học, khả năng trương nở của
viên nén acyclovir bảo quản ở điều kiện thực

101

3.39. Thời gian tiềm tàng, lực kết dính sinh học, khả năng trương nở của
viên nén acyclovir theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc

102

3.40. % acyclovir còn lại của viên nén bảo quản trong vỉ ở điều kiện thực
103
3.41. % acyclovir còn lại của các viên nén bảo quản trong vỉ ở điều kiện
lão hóa cấp tốc
3.42. Độ hòa tan của viên nén acyclovir theo dõi ở điều kiện thực,

104

105

3.43. Độ hòa tan của viên nén acyclovir theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc,
106
3.44. Thời gian tiềm tàng, lực kết dính sinh học, khả năng trương nở của
viên nén acyclovir theo dõi ở điều kiện thực

107

3.45. Thời gian tiềm tàng, lực kết dính sinh học, khả năng trương nở của
viên nén acyclovir theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc

108

3.46. Một số chỉ tiêu chất lượng của mẫu viên acyclovir kết dính sinh học
chứa và không chứa bari sulfat
3.47. Kết quả đánh giá tính tương thích của hệ thống HPLC (n = 6)

110
113

3.48. Ảnh hưởng của mẫu trắng tại thời điểm trùng thời gian lưu (t R ) của
acyclovir
3.49. Kết quả xác định giới hạn định lượng dưới (LLOQ)

114
115


10

3.50. Kết quả khảo sát đường chuẩn

116

3.51. Kết quả khảo sát độ đúng, độ lặp lại trong ngày

117

3.52. Kết quả khảo sát độ đúng, độ lặp lại khác ngày

117

3.53. Kết quả khảo sát tỷ lệ thu hồi của acyclovir

119

3.54. Kết quả độ ổn định dung dịch chuẩn gốc thời gian ngắn ở nhiệt độ phòng
119
3.55. Kết quả độ ổn định của mẫu huyết tương sau 3 chu kỳ đông - rã
Bảng

Tên bảng

120
Trang

3.56. Kết quả độ ổn định của mẫu huyết tương ở nhiệt độ phòng trong
thời gian ngắn

121


3.57. Kết quả độ ổn định dài ngày của mẫu huyết tương

122

3.58. Kết quả độ ổn định của mẫu sau xử lý trong auto-sampler

123

3.59. Kết quả khảo sát độ đúng, độ chính xác của phương pháp khi pha
loãng 2 lần

124

3.60. Kết quả khảo sát độ đúng, độ chính xác của phương pháp khi pha
loãng 4 lần
3.61. Kết quả đánh giá chất lượng thuốc thử và thuốc đối chứng

124
125

3.62. Nồng độ acyclovir (µg/mL) trong huyết tương chó sau khi uống liều
đơn viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa

126

3.63. Nồng độ acyclovir (µg/mL) trong huyết tương chó sau khi uống
liều đơn viên nén Zovirax

127


3.64. Thông số dược động học của thuốc kết dính sinh học đường tiêu hóa
129
3.65. Thông số dược động học của thuốc Zovirax

129

3.66. Bảng ANOVA phân tích các thông số dược động học của thuốc thử
và thuốc đối chứng

130

3.67. Kết quả so sánh giá trị Tmax của 2 thuốc bằng kiểm định phi tham số
Wilcoxon

132


11


12

DANH MỤC HÌNH

1.1.

Phân loại hệ kiểm soát giải phóng thuốc ở dạ dày

11


1.2.

Cơ chế nổi

13

1.3.

Cơ chế giải phóng dược chất của hệ tạo khí

14

1.4.

Quá trình kết dính sinh học

16

1.5.

Chất kết dính lỏng lan rộng trên bề mặt tế bào mô

17

2.1.

Sơ đồ quy trình bào chế bằng phương pháp dập thẳng

42


2.2.

Thiết bị đánh giá lực kết dính sinh học chế tạo từ cân Roberval

46

2.3.

Thử nghiệm in vivo trên chó

49

3.1.

Đồ thị giải phóng dược chất theo thời gian của các mẫu viên

58

3.2.

Lực kết dính sinh học của các mẫu viên bào chế với lượng polyme
khác nhau

60

3.3.

Đồ thị giải phóng dược chất theo thời gian của các mẫu viên


62

3.4.

Mức độ cải thiện (%) về khả năng trương nở, kết dính sinh học, giải
phóng dược chất sau 8h của 17 công thức viên nén so với viên nén CT1
70

3.5.

Mặt đáp ảnh hưởng của Cb 934P và NaHCO 3 đến lực KDSH của
viên ACV 200mg

3.6.

Mặt đáp ảnh hưởng của Cb 934P và HPMC K100M đến lực KDSH
của viên ACV 200mg (khối lượng NaHCO3 là 100mg)

3.7.

74

Mặt đáp ảnh hưởng của HPMC K100M và NaHCO 3 đến % ACV
giải phóng sau 8 giờ (khối lượng Cb 934P là 70mg)

3.9.

73

Mặt đáp ảnh hưởng của Cb 934P và HPMC K100M đến % ACV

giải phóng sau 4 giờ(khối lượng NaHCO3 là 100mg)

3.8.

72

75

Mặt đáp ảnh hưởng của Cb 934P và NaHCO3 tới khả năng nổi của
viên ACV 200mg (khối lượng HPMC K100M là 25mg)

76

3.10. Mặt đáp ảnh hưởng của HPMC K100M và NaHCO3 tới khả năng
nổi của viên ACV 200mg (khối lượng Cb 934P là 70mg)

77


13

Hình

Tên hình

Trang

3.11. Đồ thị giải phóng dược chất của mẫu viên bào chế theo công thức
tối ưu và dự đoán


79

3.12. Hình ảnh viên bào chế theo công thức tối ưu trong dung dịch HCl
0,1M
3.13. Sơ đồ lấy mẫu phân tầng (cỡ mẫu: 10)

80
81

3.14. Đường hồi qui giá trị trung bình và cận biểu diễn sự biến đổi %
acyclovir trong viên nén của 3 lô theo thời gian khi bảo quản ở điều
kiện thực
3.15. Kết quả chụp X quang khả năng kết dính sinh học trên chó.

103
111

3.16. Sắc ký đồ mẫu huyết tương trắng có pha chuẩn acyclovir ở nồng độ
2,5 µg/mL
3.17. Sắc ký đồ mẫu huyết tương trắng

112
110

3.18. Sắc ký đồ mẫu huyết tương trắng có pha chuẩn acyclovir ở nồng độ
giới hạn định lượng dưới (0,1 µg/mL)

114

3.19. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ acyclovir trong

huyết tương và diện tích pic.

113

3.20. Độ hòa tan của thuốc thử và thuốc đối chứng

125

3.21. Đường cong nồng độ - thời gian trung bình của 2 thuốc

127


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Acyclovir (ACV) là một dẫn chất tổng hợp của acid nucleosid - guanosin
có tác dụng mạnh và chọn lọc trên các virus gây bệnh ở người bao gồm
Herpes simplex loại 1 và loại 2, Varicella- zoster, Epstein-Barr và Cytomegalo.
Ngoài ra dược chất này còn có tác dụng ức chế virus viêm gan B. ACV ức chế
chọn lọc quá trình sinh tổng hợp DNA của virus khi chúng xâm nhập vào tế
bào [1, 2]. Hiện nay, ACV vẫn là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị
các bệnh kể trên. Nhu cầu về sử dụng các dạng thuốc chứa ACV là rất lớn,
nhất là những đợt có dịch bệnh. Hơn nữa trong nhiều trường hợp ACV phải
được dùng thời gian dài, ví dụ điều trị để miễn dịch không tái phát Herpes
simplex phải dùng thuốc 6 tháng hoặc dài hơn. Tuy nhiên, thuốc có độ tan
trong cả nước lẫn dầu đều hạn chế, lại có tính thấm kém [3], thời gian bán thải
ngắn (2 - 3 giờ), nếu dùng dạng thuốc qui ước thì phải uống nhiều lần trong
ngày (4-6 lần), gây nhiều phiền phức cho bệnh nhân. Trong điều trị, nhiều
dạng bào chế của ACV không thể duy trì nồng độ thuốc mong muốn tại nơi
tác dụng nên hiệu quả điều trị không cao. Hơn nữa, ACV được hấp thu chậm

và không hoàn toàn (sinh khả dụng đường uống từ 10 đến 20%), chủ yếu ở
phần đầu đường tiêu hóa [1]. Vì vậy, việc kéo dài thời gian lưu trú và kiểm
soát giải phóng thuốc ở vùng hấp thu tối ưu trên đường tiêu hóa là một trong
những biện pháp cải thiện hấp thu và sinh khả dụng (SKD) đường uống của
ACV.
Hệ kiểm soát giải phóng thuốc kết dính sinh học (KDSH) có khả năng
lưu giữ thuốc trên bề mặt niêm mạc tại vùng hấp thu tối ưu nhờ đó góp phần
cải thiện hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa [4], [5], [6]. Nghiên cứu phát triển
dạng thuốc KDSH và giải phóng kéo dài 12 giờ chứa ACV nhằm nâng cao hiệu
quả điều trị, giảm tác dụng không mong muốn, góp phần tạo ra dạng thuốc
mới nhằm phát triển ngành công nghiệp Dược trong nước. Hiện nay tình hình


2
nghiên cứu, sản xuất lưu hành ở trong nước và ngoài nước chưa có các thuốc
acyclovir có dạng bào chế hiện đại như kết dính sinh học, nổi, giải phóng kéo
dài.
Chính vì vậy luận án “Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng viên nén
acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa” được tiến hành theo các mục
tiêu sau:
1. Xây dựng được công thức và qui trình bào chế viên nén acyclovir 200 mg
kết dính sinh học tại dạ dày ở qui mô phòng thí nghiệm.
2. Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở và bước đầu đánh giá được độ ổn định
của viên nén acyclovir kết dính sinh học đã bào chế.
3. Đánh giá được sinh khả dụng viên nghiên cứu trên chó thí nghiệm.
Để giải quyết 3 mục tiêu đề ra, đề tài luận án thực hiện các nội dung
sau:
1. Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nén acyclovir 200 mg kết
dính sinh học đường tiêu hóa.
2. Nghiên cứu xây dựng qui trình bào chế viên nén acyclovir 200 mg kết

dính sinh học đường tiêu hóa với qui mô 5000 viên.
3. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá độ ổn định của viên
nén acyclovir 200 mg kết dính sinh học đường tiêu hóa.
4. Xây dựng và thẩm định phương pháp HPLC để định lượng nồng độ
acyclovir trong huyết tương.
5. Đánh giá kết dính sinh học và sinh khả dụng của viên nén acyclovir 200
mg KDSH đã bào chế trên chó thí nghiệm.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG
QUAN
1.1. ACYCLOVIR
1.1.1. Công thức hoá học

- Công thức phân tử: C18H11N503
- Khối lượng phân tử: 225,2
- Tên khoa học: 2-amino-9[(2-hydroxy ethoxy)-methyl]-1,9-dihydro-6Hpurin-6-on [1].
1.1.2. Tính chất lý hóa

Acyclovir có các tính chất lý hóa sau [1], [3]:
- Dạng bột kết tinh màu trắng, ít tan trong nước, rất ít tan trong alcol,
tan tự do trong các dung môi dimethyl sulfoxid, tan được trong dung dịch
kiềm và acid loãng. Độ tan của ACV trong nước từ 1,2 đến 1,6 mg/ml ở nhiệt
độ 22 - 25 oC và 2,5 mg/ml ở 37 oC và phụ thuộc vào pH môi trường (bảng
1.1).
- Rất bền vững, trong môi trường kiềm ổn định hơn trong môi trường acid.
- Nhiệt độ nóng chảy khoảng 230 oC, sau đó bị phân hủy.
- Acyclovir có 2 hằng số phân ly: pKa1 = 2,41 ± 0,27; pKa2 = 9,06 ± 0,88.

- Theo phân loại sinh dược học, ACV thuộc nhóm 3 có tính thấm kém [3].


4
Bảng 1.1. Độ tan của acyclovir ở 37 oC trong các môi trường pH khác nhau
STT
1
2
3
4
5

pH
1,2
4,5
5,8
6,8
7,4

Độ tan (mg/ml)
> 3,5
~ 2,6
~ 2,3
~ 2,4
~ 2,5

* Nguồn Arnal J và cộng sự (2008) [3]
Bảng 1.2. Hệ số thấm biểu kiến của acyclovir qua màng tế bào Caco-2
ST


pH

Hệ số thấm biểu kiến (Papp, 10-6 cm/s)

T
1
2
3
4
5
6

7,4
7,4
7,4
6,8
6,5 và

0,12
0,25
0,43
1,08
1,26
2,00

7,4
* Nguồn Arnal J và cộng sự (2008) [3]
1.1.3. Dược động học

- SKD theo đường uống thấp và không ổn định, khoảng 20%. Thức ăn

không làm ảnh hưởng đến hấp thu thuốc [1], [2], [7]. ACV được hấp thu chủ
yếu theo cơ chế khuếch tán thụ động, hấp thu chậm và không hoàn toàn [3].
-Thời gian đạt Cmax sau khi uống là 1,5 – 2 giờ [1].
- Phân bố: ACV phân bố trong dịch cơ thể và các cơ quan như não,
thận, phổi, ruột, gan, lách, cơ, tử cung, niêm mạc, dịch âm đạo, nước mắt,
thủy tinh dịch, dịch não tủy. Nồng độ trong dịch não tủy đạt tới 50% nồng độ
huyết tương. Liên kết protein thấp, khoảng 20% (9 - 33%). Thuốc qua được
nhau thai và phân bố trong sữa mẹ. Hấp thu ACV qua da sau khi bôi thường
rất ít, tuy nhiên khả năng hấp thu dược chất có thể tăng lên khi thay đổi thành
phần công thức thuốc [1], [2].


5
-Chuyển hóa và thải trừ:
+Phần lớn thuốc được đào thải qua thận dưới dạng không biến đổi. 9carboxy methoxy methyl guanin là chất chuyển hóa đáng kể của ACV, chiếm
khoảng 14% tổng lượng thuốc thấy trong nước tiểu [1].
+ Thời gian bán thải: Ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, thời
gian bán thải của ACV khoảng 2-3 giờ, ở trẻ sơ sinh là 4 giờ, còn ở bệnh nhân
suy thận mạn T1/2 = 19,5 giờ [1], [2].
1.1.4. Tác dụng dược lý

- ACV là một chất tương tự nucleosid, có tác dụng chọn lọc trên tế bào
nhiễm virus Herpes. ACV có tác dụng kháng lại HSV typ 1 và typ 2, VZV,
EBV, Cytomegalo [1, 2]. ACV có nồng độ ức chế tối đa 50% đối với các HSV
(IC50) < 1 g/ml [8], [9].
- Để có tác dụng, acyclovir phải được phosphoryl hóa, lần 1 do thymidin
kynase đặc hiệu của HSV tạo thành dẫn xuất monophosphat, lần thứ 2 và thứ
3 do các enzym của tế bào vật chủ để tạo thành dẫn xuất diphosphat và
triphosphat. Ái lực của thymidin kynase ở HSV mạnh khoảng hơn 20 lần so
với enzym của tế bào vật chủ nên ACV được hoạt hóa hầu như chọn lọc trong

các tế bào nhiễm HSV. Acyclovir triphosphat ức chế tổng hợp ADN virus và
sự nhân lên của virus mà không ảnh hưởng gì đến chuyển hóa của tế bào bình
thường [1], [2].
1.1.5. Chỉ định

ACV được chỉ định điều trị trong các trường hợp s au:
- Điều trị khởi đầu và dự phòng nhiễm HSV typ 1 và typ 2 ở da, niêm
mạc, thần kinh và sinh dục, viêm não do HSV [1], [2], [10].
- Điều trị nhiễm Herpes zoster cấp tính ở mắt, phổi, thần kinh [1],[2],
[11].
- Điều trị khởi đầu và tái phát herpes sinh dục [1], [2].


6
- Dự phòng và điều trị nhiễm virus ở người suy giảm miễn dịch, cấy
ghép cơ quan, bệnh thủy đậu [1], [2].
1.1.6. Chống chỉ định, thận trọng

- Chống chỉ định cho những bệnh nhân mẫn cảm với thuốc [1], [2].
- Thận trọng với bệnh nhân suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú [1], [2].
- Tiêm truyền tĩnh mạch chậm để tránh kết tủa của acyclovir trong thận
[1], [2].
Tác dụng không mong muốn
ACV có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:
- Có thể gặp buồn nôn, tiêu chảy, nôn, đau bụng, nổi ban, các phản ứng
về thần kinh như chóng mặt, ảo giác, buồn ngủ [1], [2].
- Đường tiêm truyền tĩnh mạch có thể gặp các phản ứng như: viêm, viêm
tĩnh mạch ở vị trí tiêm [1], [2].
- Kem bôi: Có khi gặp cảm giác nóng bỏng hay nhói nhẹ ở vị trí bôi kèm
theo ban đỏ nhẹ [1], [2].

1.1.7. Đường dùng

ACV được dùng trong điều trị các trường hợp bệnh do HSV qua các
đường khác nhau như tra mắt, bôi tại chỗ, uống hoặc tiêm tĩnh mạch trong cả
phòng và điều trị bệnh herpes. Dạng thuốc tiêm tĩnh mạch được sử dụng để
điều trị viêm não do HSV ở cả người bình thường và những người suy giảm
miễn dịch, các trường hợp nhiễm HSV hoặc VZV ở thần kinh trung ương, nội
tạng hoặc bệnh herpes nặng ở các niêm mạc [1].
Tuy nhiên, sử dụng ACV trong điều trị gặp một số hạn chế như hấp thu
ACV qua đường tiêu hóa chậm, phụ thuộc vào liều, không ổn định và hoàn
toàn. Khoảng 80% liều uống bị thải trừ qua phân [3]. Mặc dù vậy đường uống
vẫn được chỉ định nhiều hơn đường tiêm do ngăn ngừa được nguy cơ gây
viêm, viêm tĩnh mạch ở vị trí tiêm, tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây ra kết tủa
ACV ở thận. Trường hợp bôi tại chỗ, hấp thu thuốc rất chậm. Một số nghiên


7
cứu cho thấy các thuốc bôi ngoài da chứa ACV cần kết hợp thêm chất tăng
thấm [12]. Không đường dùng nào ở trên có hiệu quả trong giảm nguy cơ tái
phát herpes sinh dục. Trường hợp mắc herpes sinh dục thường phải điều trị
bằng ACV trong một thời gian dài [13].
1.1.8. Một số biệt dược chứa acyclovir

Các dạng bào chế của ACV khá đa dạng nhưng có mặt trên thị trường cả
trong nước cũng như trên thế giới hầu hết vẫn là các dạng bào chế qui ước.
Bảng 1.3. Một số biệt dược chứa acyclovir
STT

Biệt dược


Dạng bào chế

1

Herpevir

2

Vitrazolin LL Kem
Viên nén
Viên phân tán
Hỗn dịch
Zovirax
Kem
Mỡ tra mắt
Bột pha tiêm
Viên nén
Zoraxin
Kem
Viên nén
Acyclovir
Kem
Stada
Viên nén
Vacrax
Kem
Hutevir
Viên nén
Acyclovir
Viên nén

Nockwoo
Herpex
Viên nén

3

4
5
6
7
8
9

Viên nén

Hàm lượng

Nhà sản xuất

200 mg

SanofiSynthelabo VN

5%, tuýp 5g
200, 400 và 800 mg
200, 400 và 800 mg
250 mg/5ml, chai
5%,
tuýp
125ml

ml2 g
3%, tuýp 4,5 g
200 mg/5ml
200, 400 và 800 mg
5%, tuýp 2g và 10g
200 và 800 mg
5%, tuýp 2g, 5g
200 mg
5%, tuýp 5g
200 mg
200 mg

Công ty DPTW Huế

Glaxo SmithKline

Valor Pharmaceuticals
Stada –VN
Samchully Pharm
Hutecs Korea
Sinil
Pharmaceuticals
Pharmaceutical

Torrent Pharmaceuticals
200 mg
Như vậy, cho đến nay trên thị trường vẫn chưa có các dạng bào chế hiện

đại chứa acyclovir.



8
1.2. HỆ KIỂM SOÁT GIẢI PHÓNG THUỐC TẠI DẠ DÀY
1.2.1. Khái niệm về hệ kiểm soát giải phóng thuốc tại dạ dày

Hệ kiểm soát giải phóng thuốc ở dạ dày (Gastroretentive Dosage Forms GRDF) là dạng bào chế có thể lưu giữ thuốc tại dạ dày trong một khoảng thời
gian dài với nhiều cơ chế khác nhau, giải phóng dược chất một cách có kiểm
soát, và thuận lợi cho quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể.
1.2.2. Ưu, nhược điểm của hệ kiểm soát giải phóng thuốc tại dạ

dày
1.2.2.1. Ưu điểm
Hệ kiểm soát giải phóng thuốc ở dạ dày có những ưu điểm sau [14],
[15]:
- GRDF là dạng bào chế được thiết kế với mục đích kéo dài thời gian lưu
của thuốc tại dạ dày do đó tăng sự hấp thu dược chất ở phần trên của đường
tiêu hóa nhằm nâng cao SKD của thuốc. Ví dụ: Furosemid được bào chế dưới
dạng hệ nổi có SKD tăng đáng kể (42,9%) so với dạng viên nén quy ước
(Lasix® (33,4%)).
- Dược chất được giải phóng kéo dài tại đường tiêu hóa, vì vậy duy trì
nồng độ thuốc trong máu trong vùng điều trị, giảm được dao động nồng độ
máu của thuốc (tránh được hiện tượng đỉnh – đáy), do đó giảm thiểu tác dụng
phụ.
- Giảm số lần dùng thuốc trong ngày và bệnh nhân dễ tuân thủ liệu pháp
điều trị.
- Dạng bào chế này đặc biệt có hiệu quả với các dược chất không tan
hoặc ít tan vì với các hoạt chất này, khi kéo dài thời gian vận chuyển thuốc
qua đường tiêu hóa sẽ giúp gia tăng đáng kể sự hấp thu thuốc.
- Thông qua giải phóng thuốc tại đúng vị trí mong muốn có tác dụng,
GRDF làm tăng hiệu quả điều trị các bệnh như ung thư dạ dày, viêm loét dạ



×