Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp hợp lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.57 KB, 112 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------

VI VĂN ĐIỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HỢP LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI
HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

VI VĂN ĐIỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HỢP LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI
HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN
Ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60 85 01 03

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG

Thái Nguyên - 2016




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Vi Văn Điền


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt
của các cấp Lãnh đạo, các tập thể và các cá nhân.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban
Chủ nhiệm khoa, các thầy giáo cô giáo của khoa Quản lý tài nguyên đã tạo
mọi điều kiện và giúp đỡ tôi về kiến thức và chuyên môn trong suốt hai năm
học tập và làm luận văn.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới PGS.
TS. Lê Sỹ Trung, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Lãnh đạo và tập thể
cán bộ, công chức UBND xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Vi Văn Điền


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất ........................ 4
1.1.2. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng đất ....................................... 6
1.1.3. Cơ sở pháp lý về sử dụng đất lâm nghiệp ............................................... 9
1.2. Tổng quan nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất ............................ 11
1.2.1. Tình nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 11
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 17
1.2.3. Quan điểm sử dụng đất lâm nghiệp ...................................................... 21
1.3. Nhận xét chung ........................................................................................ 22
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 24

2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24


iv
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng
đất lâm nghiệp của huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn ...................................... 24
2.3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp của huyện huyện Văn
Quan tỉnh Lạng Sơn ........................................................................................ 24
2.3.3. Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất lâm nghiệp huyện Văn Quan
tỉnh Lạng Sơn .................................................................................................. 25
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp tại
huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn ...................................................................... 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 25
2.4.1. Cách tiếp cận và phương hướng giải quyết vấn đề ............................... 25
2.4.2. Phương pháp chọn điểm ........................................................................ 26
2.4.3. Phương pháp kế thừa............................................................................. 26
2.4.4. Phương pháp điều tra nông hộ với sự tham gia của người dân (PRA) . 26
2.4.5. Phương pháp điều tra thực nghiệm ....................................................... 27
2.4.6. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 27
2.4.7. Công tác nội nghiệp .............................................................................. 27
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 31
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng
đất lâm nghiệp ................................................................................................. 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội .................................................... 31
3.1.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 32
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................... 35
3.1.3. Nhận xét và đánh giá chung .................................................................. 39
3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Văn Quan ........ 41
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Văn Quan ....................................... 41

3.2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Văn Quan ..... 46
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp huyện Văn Quan .................. 55
3.3.1. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 55


v
3.3.2. Hiệu quả xã hội ..................................................................................... 61
3.3.3. Hiệu quả môi trường ............................................................................. 66
3.3.4. Đánh giá tổng hợp các kiểu sử dụng đất ............................................... 70
3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp tại
huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn ...................................................................... 71
3.4.1. Quan điểm và định hướng chung .......................................................... 71
3.4.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp . 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 78
1. Kết luận ....................................................................................................... 78
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 80
II. Tài liệu tiếng Anh ....................................................................................... 82
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

FAO

: Tổ chức nông - lương Liên hợp Quốc

KSDĐ


: Kiểu sử dụng đất

LMU

: Đơn vị bản đồ đất đai

LN

: Lâm nghiệp

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

LUT

: Loại hình sử dụng đất

Nxb

: Nhà xuất bản

OTC

: Ô tiêu chuẩn

RĐD

: Rừng đặc dụng


RPH

: Rừng phòng hộ

RSX

: Rừng sản xuất

RTSX

: Rừng trồng sản xuất

SDĐ

: Sử dụng đất

TRSX

: Trồng rừng sản xuất

UBND

: Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn ............................................... 35

Bảng 3.2: Tình hình biến động dân số qua một số năm .................................. 37
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Văn Quan ................................. 42
Bảng 3.4: Hiện trạng đất lâm nghiệp tại huyện Văn Quan ............................. 47
Bảng 3.5: Tình hình giao đất lâm nghiệp các xã tại huyện Văn Quan ........... 48
Bảng 3.6: Thống kê diện tích đất lâm nghiệp theo các xã .............................. 50
Bảng 3.7: Một số kiểu sử dụng đất chính của huyện Văn Quan..................... 51
Bảng 3.8: KSDĐ Rừng trồng Hồi 6 năm tuổi (sản lượng quả/năm) .............. 53
Bảng 3.9: Trữ lượng KSDĐ Rừng trồng Keo và Bạch Đàn 6 năm tuổi ......... 53
Bảng 3.10: Thu nhập thuần các KSDĐ chính tại huyện Văn Quan................ 56
Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế các KSDĐ chính huyện Văn Quan ................... 58
Bảng 3.12: Công lao động và giá trị ngày công các loại hình sử dụng đất
chính tại huyện Văn Quan ............................................................... 62
Bảng 3.13: Công lao động tạo ra từ các KSDĐ chính .................................... 63
Bảng 3.14: Công lao động và thu nhập tạo ra trên 1ha RTSX ....................... 64
Bảng 3.15: Tính chất lý, hóa học phẫu diện điển hình đất lâm nghiệp tại
huyện Văn Quan .............................................................................. 68


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Trữ lượng KSDĐ Rừng trồng Keo và Bạch Đàn tại vùng 3 .......... 54
Hình 3.2: Trữ lượng KSDĐ Rừng trồng Keo và Bạch Đàn tại vùng 2 .......... 54
Hình 3.3: Trữ lượng KSDĐ Rừng trồng Keo và Bạch Đàn tại vùng 1 .......... 54
Hình 3.4: Thu nhập thuần các KSDĐ tại 3 vùng nghiên cứu ......................... 57
Hình 3.5: Hiệu quả kinh tế các KSDĐ chính tại vùng 3 ................................. 59
Hình 3.6: Hiệu quả kinh tế các KSDĐ chính tại vùng 2 ................................. 59
Hình 3.7: Hiệu quả kinh tế các KSDĐ chính tại vùng 1 ................................. 60
Hình 3.8: Công lao động tạo ra từ các KSDĐ chính ...................................... 63
Hình 3.9: Thu nhập tạo ra từ các KSDĐ chính tại 3 vùng nghiên cứu ........... 64
Hình 3.10: Phẫu diện điển hình đất rừng trồng tại huyện Văn Quan ............. 67



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là địa bàn phân bố của con người, là
nơi phát triển xây dựng các cơ sở kinh tế - văn hoá - xã hội. Đặc biệt đất là tài
liệu không có gì thay thế được trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Hầu
hết các các địa phương ở nước ta đều xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở
phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm cơ sở
cho sự phát triển của các ngành khác.
Trong nông - lâm nghiệp đất có vị trí hết sức quan trọng, đất không chỉ
là chỗ đứng, chỗ dựa của lao động như các ngành khác mà còn cung cấp
nước, thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của cây trồng tạo thức
ăn cho chăn nuôi phát triển. Với ý nghĩa đó trong nông - lâm nghiệp đất là tư
liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, là cơ sở tự nhiên sinh ra mọi của cải vật chất
cho xã hội.
Việt Nam là một đất nước có địa hình tương đối đa dạng và phức tạp, 3/4
diện tích là đồi núi, dân số chủ yếu lao động bằng nghề nông nghiệp, trong đó
phần lớn diện tích được quy hoạch là đất lâm nghiệp bao gồm đất có rừng và
đất trống đồi núi trọc. Tài nguyên rừng ở Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng
từ năm 1943 đến năm 1995 do các nguyên nhân như: chiến tranh, nhu cầu lâm
sản ngày càng tăng, việc chuyển đổi sang đất nông nghiệp như là kết quả tất
yếu của sự gia tăng dân số và đặc biệt là việc khai thác lạm dụng vốn rừng. Từ
14,3 triệu ha rừng tự nhiên (độ che phủ 43%) năm 1943 giảm xuống đến mức
thấp nhất là 9,2 triệu ha (độ che phủ 27,8%) năm 1990 và tăng lên 12,3 triệu ha
(độ che phủ 36,7%) năm 2004 (Trần Văn Con, 2006), [4]. Ngày 28/7/2014 theo
Quyết định số 3322/BNNPTNT- TCLN [21] công bố hiện trạng tài nguyên
rừng năm 2014 diện tích rừng toàn quốc là 13,5 triệu ha (độ che phủ 39,7% nếu
tính cả cây cao su và đặc sản độ che phủ là 40,08%). Mất rừng, độ che phủ

giảm, đất đai bị thoái hóa do xói mòn rửa trôi, hiện tượng sạt lở đất tại các vùng


2
núi thường xuyên xảy ra, sông hồ bị bồi lấp, môi trường bị ô nhiễm nghiêm
trọng, khí hậu biến đổi, hạn hán lũ lụt gia tăng, ảnh hưởng lớn đến đời sống và
sức khỏe của con người... Vì vậy, việc phục hồi độ che phủ của thảm thực vật
rừng đã và đang được Chính phủ Việt Nam đưa vào hàng ưu tiên cao và việc
sử dụng đất một cách hợp lý, khoa học là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của toàn
quốc gia. Với những nỗ lực lớn lao đó thì độ che phủ rừng của Việt Nam đã
tăng lên không ngừng từ năm 1995 đến nay.
Văn Quan là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn. Theo
đánh giá hiện trạng sử dụng đất của huyện Văn Quan tính đến năm 2015 thì
tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 54.756,13 ha. Trong đó diện tích đất
Nông nghiệp là 45.577,94 ha, tổng diện tích đất có rừng của huyện là
24.004,58 ha, chiếm 65,29%, tổng diện tích tự nhiên. Tỷ lệ che phủ của rừng
năm 2015 đạt 48,2%. Trong đó: Đất rừng sản xuất là 27.829,57 ha; đất rừng
phòng hộ là 7.846,19 ha; đất rừng đặc dụng là 1.089,22 ha (UBND huyện Văn
Quan, 2013), [27].
Hiện nay, huyện đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 nhưng chủ
yếu đưa ra quy hoạch sử dụng đất thổ cư. Trong đó, rừng là nguồn tài nguyên
chiếm ưu thế, đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích trong cơ cấu sử dụng
đất của toàn huyện, tuy nhiên việc lập quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp
nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng hiệu quả chưa cao, thiếu tính bền vững.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp hợp lý sử dụng đất lâm nghiệp
tại huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất

lâm nghiệp chính trên địa bàn huyện Văn Quan.
- Đề xuất các giải pháp hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Lâm nghiệp.


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin số liệu, tài liệu điều tra trung
thực, chính xác đảm bảo độ tin cậy, phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất
trên địa bàn nghiên cứu. Việc phân tích xử lý số liệu phải dựa trên cơ sở khoa
học, có tính định lượng bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp.
- Đánh giá những lợi thế và hạn chế của điều kiện tự nhiên - kinh tế xã
hội tác động đến các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
- Xác định được hiệu quả các loại hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa
bàn nghiên cứu.
- Các giải pháp đề xuất phải phù hợp về mặt khoa học và phải có tính
thực thi xuất phát từ kết quả nghiên cứu.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả
kinh tế sử dụng đất Lâm nghiệp huyện Văn Quan.
- Cung cấp một cách nhìn tổng quát đến chi tiết của quá trình sử dụng đất
lâm nghiệp. Nhận biết được hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử
dụng đất lâm nghiệp. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về
kinh tế, xã hội và môi trường trong sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện
Văn Quan.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất
1.1.1.1. Hiệu quả
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Khi nhận thức của con người
còn hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, khi
nhận thức của con người phát triển cao hơn, người ta thấy rõ sự khác nhau giữa
hiệu quả và kết quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như
yêu cầu của công việc mang lại.
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra là kết quả mà con người chờ
đợi hướng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có
nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi
nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động
được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian. (Dẫn theo Trần Thị Mận, 2011), [10].
1.1.1.2. Sử dụng đất
Sử dụng đất (Land use) là mục đích tác động vào đất đai nhằm đạt kết
quả mong muốn. Trên thực tế có nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau trong đó
có các kiểu sử dụng đất chủ yếu như cây trồng hàng năm, lâu năm, trồng
rừng, đồng cỏ,… Ngoài ra còn có sử dụng đất đa mục đích với hai hay nhiều
kiểu sử dụng đất chủ yếu trên cùng một diện tích đất. Kiểu sử dụng đất có thể
là hiện tại nhưng cũng có thể trong tương lai, nhất là khi các điều kiện kinh tế
xã hội, cơ sở hạ tầng, tiến bộ khoa học công nghệ thay đổi. Trong mỗi kiểu sử
dụng đất nông lâm nghiệp thường gắn với các cây trồng cụ thể. (Đỗ Đình
Sâm, và cộng sự, 2005), [22].


5
1.1.1.3. Hiệu quả sử dụng đất
Riêng đối với ngành lâm nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và

hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu
quả về mặt hiện vật là khối lượng lâm sản khai thác được để ổn định kinh tế
xã hội của đất nước.
Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện
pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi
thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong
những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất lâm nghiệp với các ngành khác
của nền kinh tế quốc dân, cũng như cần gắn sản xuất trong nước với thị
trường quốc tế....
Sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên
thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà
hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh mà còn là mong muốn của người
dân - những người trực tiếp tham gia sản xuất.
1.1.1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng: vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng
đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà
phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội
và hiệu quả môi trường. (Nguyễn Chử Quân, 2010), [15].
1.1.1.5. Đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai là quá trình xác định tiềm năng của đất cho một hay
nhiều mục đích sử dụng được lựa chọn. Phân loại đất (Land classification) đôi
khi được hiểu đồng nghĩa với đánh giá đất đai nhưng có tính chuyên sâu hơn,
chủ yếu là phân loại đất đai thành các nhóm. Cũng có thể hiểu đánh giá đất đai
là một bộ phận của phân loại đất đai trong đó cơ sở phân loại là xác định mức
độ thích hợp của việc sử dụng đất. (Đỗ Đình Sâm, và cộng sự, 2005), [22].


6
1.1.1.6. Kiểu sử dụng đất (KSDĐ)

Kiểu sử dụng đất là một loại hoặc một nhóm cây trồng được sản xuất
trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật hiện hành. (Dẫn theo Phan Thanh
Lâm, 2003), [7].
KSDĐ là một dạng sử dụng đất (SDĐ) được mô tả chi tiết hơn so với
loại hình sử dụng đất. Trong đánh giá đất đai một cách định lượng, dạng SDĐ
nào cũng chứa những KSDĐ, KSDĐ thực ra không phải là một đơn vị phân
loại rõ ràng trong SDĐ đai, nhưng nó chỉ ra được một sự SDĐ xác định thấp
hơn loại hình sử dụng đất.
1.1.2. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng đất
Ngày nay, mọi hoạt động sản xuất của con người đều hướng đến mục
tiêu là kinh tế. Tuy nhiên, để sản xuất đạt được hiệu quả thì nhất thiết không
chỉ đạt mục tiêu về kinh tế mà đồng thời phải tạo ra nhiều kết quả liên quan
đến đời sống xã hội và môi trường của con người (Nguyễn Thị Vân, 1991),
[29]. Những kết quả đó có thể là:
- Cải thiện điều kiện sống và làm việc của con người, nâng cao thu nhập;
- Nâng cao đời sống tinh thần cho người dân;
- Cải tạo môi trường sinh thái, tạo ra một sự phát triển bền vững trong sử
dụng đất.
Bên cạnh đó, cần chú ý kết hợp hiệu quả lâu dài với hiệu quả trung gian
và hiệu quả trước mắt. Mọi giải pháp kinh tế - xã hội đều phải chú ý kết hợp
giữa lợi ích lâu dài, lấy lợi ích lâu dài làm trọng tâm, đồng thời không xem
nhẹ lợi ích trước mắt.
Căn cứ vào những mục tiêu có thể đạt được người ta chia hiệu quả thành 3 loại:
1.1.2.1. Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể
là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động
theo các ngành sản xuất khác nhau.
Theo Samuel - Nordhuas “Hiệu quả là không lãng phí”.



7
Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau, Rusteruyer, Simmerman)
„hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sách mức độ tiết kiệm chi phí trong 1 đơn vị
kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất
trong một thời kỳ góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội”.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền
sản xuất hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau,
Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề: (Dẫn theo Lê Anh Thắng,
2011), [24].
- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo
quy luật “tiết kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết
hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ
các lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết
quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra
là phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về
phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ
giữa hai đại lượng đó.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh
tế sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối
lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao
động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội” (Lê
Anh Thắng, 2011), [24].
1.1.2.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã



8
hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ
mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, 2004), [1].
Hiệu quả xã hội hiện nay phải thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống
nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa
phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về việc ăn mặc và
nhu cầu sống khác nhau. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hóa
của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn (Dẫn theo Lê Anh Thắng,
2011), [24].
Hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp
(Nguyễn Duy Tính, 1995), [25].
1.1.2.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, ngày nay đang
được chú trọng quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này
có ý nghĩa là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, mọi
giải pháp về quản lý... được coi là có hiệu quả khi chúng không gây tổn hại
hay có những tác động xấu đến môi trường đất, môi trường nước và môi
trường không khí cũng như không làm ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa
dạng sinh học. Có được điều đó mới đảm bảo cho một sự phát triển bền vững
của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia cũng như cả cộng đồng quốc tế.
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải bảo
vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hóa đất bảo vệ môi
trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%)
đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (Lê Anh Thắng, 2011), [24];
trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo
chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp
với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác



9
động của hoạt động sản xuất, quản lý của con người thì hệ thống cây trồng sẽ
tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Hiệu quả môi trường
được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm hiệu quả hóa học môi trường,
hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường.
Trong lâm nghiệp, có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nhưng chưa có tài liệu hay nghiên cứu nào đưa ra khung chuẩn các chỉ tiêu và
phương pháp đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất lâm nghiệp nói chung
cũng như đất rừng trồng sản xuất nói riêng. Vì vậy, đề tài đã đưa ra một số chỉ
tiêu đánh giá có khả năng thực hiện được.
1.1.3. Cơ sở pháp lý về sử dụng đất lâm nghiệp
Có nhiều khái niệm về đất lâm nghiệp, theo luật đất đai hiện hành thì
Đất lâm nghiệp thuộc nhóm đất nông nghiệp, là đất có rừng hoặc không có
rừng được quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp.
Luật bảo vệ và phát triển rừng, công bố theo pháp lệnh số 58/L-CTHĐNN, ngày 19/8/1991 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt
Nam. Hiện nay Quốc Hội đã thông qua Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi
số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004. Luật quy định về quản lý, bảo
vệ, phát triển, sử dụng rừng; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, Trong đó, có
quy định nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng sản xuất…(Luật bảo vệ và phát
triển rừng, 1991,2004), [8].
Nghị định 01/1995/NĐ-CP, ngày 04/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ
Quy định về giao khoán đất và sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước. Nghị định có đưa ra các
loại đất được giao khoán trong đất lâm nghiệp có đất rừng trồng sản xuất
(Nghị định 01/1995/NĐ-CP, 1995), [11].
Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg, ngày 21/12/1998 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp về rừng



10
và đất Lâm nghiệp. Quyết định này nhằm quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà
nước của các cấp có thẩm quyền đối với rừng và đất lâm nghiệp, góp phần
ngăn chặn những hành vi hủy hoại tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, tạo điều
kiện để mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ và phát
triển rừng (Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg, 1998), [17].
Nghị định số 163/1999/NĐ-CP, ngày 16/11/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng
đất và cho thuê đất lâm nghiệp trong đó có rừng sản xuất (Nghị định số
163/1999/NĐ-CP,1999), [12].
Luật đất đai năm 2013.
Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg, ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng và rừng sản xuất) (Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg, 2005), [3].
Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng. Quy chế này quy
định về việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ và rừng sản xuất, bao gồm diện tích có rừng và diện tích
không có rừng đã được Nhà nước giao, cho thuê hoặc quy hoạch cho lâm
nghiệp (Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, 2006), [19].
Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn
2007 - 2015. Quyết định đưa ra mục tiêu phát triển rừng sản xuất đến năm
2015 là trồng 2 triệu ha rừng sản xuất, bình quân mỗi năm trồng 250 nghìn ha
(bao gồm cả diện tích trồng lại rừng sau khai thác); Giải quyết việc làm, tăng
thu nhập nhằm ổn định đời sống cho đồng bào miền núi; Thúc đẩy hình thành
thị trường nghề rừng phát triển ổn định lâu dài (Quyết định số 147/2007/QĐTTg, 2007), [20].



11
1.2. Tổng quan nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
1.2.1. Tình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Nghiên cứu về đánh giá đất đai
* Đánh giá đất đai của FAO
Muốn sản xuất khối lượng lương thực lớn cho nhân loại, Liên Hợp Quốc
cần phải quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý nhất. Để
thực hiện được mục tiêu đó Liên Hợp Quốc đã nhận thức được tầm quan
trọng của công tác đánh giá đất đai. Ngay từ những năm 1970, các nhà khoa
học đất của nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu nhằm xây dựng
một phương pháp đánh giá đất đai có tính khoa học cao, đồng thời khắc phục
được tình trạng không thống nhất về phương pháp. Đến năm 1972, tổ chức
Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) đã phác thảo đề cương
đánh giá đất đai và công bố năm 1973. Hai năm sau tại hội nghị về đánh giá
đất đai ở Rome, dự thảo đó được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này
biên soạn, bổ sung và công bố tài liệu chính thức đầu tiên về phương pháp
đánh giá đất đai năm 1976. Tài liệu này được coi như cẩm nang cho nhiều
nước trên thế giới nghiên cứu vận dụng, thử nghiệm và được coi là phương
tiện tốt nhất để đánh giá đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
(FAO, 1985), [30].
Bên cạnh những tài liệu tổng quát của FAO (1990), [31] về đánh giá đất
đai, một số hướng dẫn cụ thể khác về đánh giá đất đai cho từng đối tượng
chuyên biệt cũng được FAO ấn hành như:
- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp nhờ mưa.
- Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp có tưới (Land Evaluation for
Rainfed Agriculture, 1985).
- Đánh giá đất đai cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh (Land Evaluation
for Extensive Grazing, 1989).



12
- Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (Land Evaluation for
Devenlopment, 1990).
- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử
dụng đất (Land Eveluation and Farming System Anaylyis for Land Use
Planning, 1990).
Như vậy, theo FAO mục tiêu chính của việc đánh giá đất đai là đánh giá
khả năng thích nghi của các dạng đất đai khác nhau đối với các loại hình sử
dụng đất riêng biệt đã lựa chọn.
Nguyên tắc đánh giá đất đai của FAO là đánh giá đất đai phải gắn với
loại hình sử dụng đất xác định, có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được với đầu
tư cần thiết. Đánh giá đất liên quan chặt chẽ tới các yếu tố môi trường tự
nhiên của đất và các điều kiện kinh tế, xã hội (FAO, 1985), [30].
Tiến trình tổng quát trong đánh giá đất của FAO gồm các bước sau:
- Lựa chọn và mô tả các loại hình sử dụng đất phù hợp với chính sách,
mục tiêu phát triển, điều kiện về sinh thái tự nhiên, tập quán sử dụng đất và
các hạn chế sử dụng đất đặc biệt của khu vực nghiên cứu.
- Xác định yêu cầu sử dụng đất của mỗi loại hình sử dụng đất đã được
lựa chọn.
- Mô tả tính chất và chất lượng của các đơn vị đất đai, những yếu tố có
tác động trực tiếp đến khả năng thực hiện các loại sử dụng đất được lựa chọn.
- So sánh giữa yêu cầu sử dụng đất của mỗi LUT với chất lượng đất đai
của từng đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất gồm khả năng thích
hợp trong điều kiện hiện tại và khả năng thích hợp trong tương lai.
- Phân tích những tác động môi trường có thể xảy ra các vấn đề kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện các loại sử dụng đất được đánh giá. Qua đó
đưa ra phân loại cuối cùng của khả năng thích hợp đất đai.
Tuỳ theo mục tiêu, quá trình đánh giá phân hạng đất có thể tiến hành
theo phương pháp hai bước hoặc phương pháp song song.



13
- Phương pháp 2 bước: gồm có đánh giá đất tự nhiên và phân tích kinh tế
- xã hội.
- Phương pháp song song: Các bước đánh giá đất tự nhiên cùng đồng
thời với phân tích kinh tế - xã hội. Phương pháp này thường được đề nghị để
đánh giá đất chi tiết và bán chi tiết.
Trên thực tế hai phương pháp này khác nhau không rõ ràng nên khi áp
dụng cần lựa chọn phương pháp thích hợp, tuỳ thuộc và điều kiện cụ thể.
- Phân hạng định tính: Kết quả được trình bày trong phạm vi tính chất
mà không có sự đánh giá riêng biệt ở đầu vào và đầu ra.
- Phân hạng định lượng: Kết quả được trình bày bằng số. Nếu kết quả
chỉ đề cập đến số lượng đầu tư chi phí ở đầu vào và khối lượng sản xuất ở đầu
ra thì đó là phân hạng định lượng thông thường, còn nếu kết quả đề cấp tới
chi phí, giá thành ở đầu vào và giá cả, lợi nhuận ở đầu ra thì đó là phân hạng
thích hợp kinh tế.
Trong đánh giá đất đai thì cần sử dụng cả hai phương pháp phân hạng
thích hợp trên.
Theo FAO, phân hạng thích hợp đất đai đựơc phân chia thành 4 cấp
(FAO, 1985), [30]:
Bậc (order) Lớp (class) Lớp phụ (subclass) Đơn vị đất (unit)
Trong bậc thích hợp chia làm 2 cấp: Bậc thích hợp (suitability order) và
bậc không thích hợp (not suitability order), Trong một số trường hợp có dùng
thêm pha thích hợp có điều kiện (conditionally suitable).
Trong bậc thích hợp thường chia làm 3 lớp:
+ Thích hợp cao (S1)
+ Thích hợp trung bình (S2)
+ Kém thích hợp (S3)
Trong bậc không thích hợp được chia làm 2 lớp:
+ Không thích hợp hiện tại (N1)



14
+ Không thích hợp vĩnh viễn (N2)
Trong lớp phụ chia ra các đơn vị đất thích hợp
Như vậy, theo phương pháp đánh giá của FAO vừa có thể phân hạng đất
đai ở mức độ khái quát vừa phân hạng được ở mức độ chi tiết cho một vùng
cây chuyên canh.
* Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)
Ở Liên Xô cũ, đánh giá đất đai bắt đầu xuất hiện từ trước thế kỷ XIX,
cho đến những năm 60 của thế kỷ này thì việc phân hạng và đánh giá đất đai
mới được quan tâm và tiến hành trên cả nước theo phương pháp phân loại đất
theo phát sinh.
Cơ sở của phương pháp này là theo học thuyết phát sinh đất của nhà bác
học Nga Docutraep (1846 - 1903) đưa ra năm 1883, bao gồm 3 bước:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính
chất tự nhiên).
- Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (yếu tố được xem xét kết hợp
với yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình …).
- Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của
đất đai). Đây là phương pháp quan tâm chủ yếu đến khía cạnh tự nhiên của
đất đai, chưa xem xét đầy đủ đến khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng
đất đai.
Quan điểm đánh giá đất của Docutraep áp dụng phương pháp cho điểm
các yếu tố đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất. Dựa
trên quan điểm khoa học của ông, các học trò của ông đã bổ sung hoàn thiện
dần phương pháp này và phương pháp đánh giá đất của ông đã được thừa
nhận và phổ biến rộng rãi ra các nước đặc biệt là những nước xã hội chủ
nghĩa trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên phương pháp này còn có một số hạn chế như quá đề cao khả

năng tự nhiên của đất hay không có khả năng dung hoà quy luật tối thiểu với


15
phương pháp tổng hợp các yếu tố riêng biệt… Mặt khác phương pháp đánh
giá đất đai cho điểm cụ thể chỉ đánh giá được đất đai hiện trạng mà không
đánh giá được đất đai trong tương lai, tính linh động kém vì các chỉ tiêu đánh
giá đất đai ở các vùng cây trồng khác nhau là khác nhau do đó không thể
chuyển đổi việc đánh giá đất đai giữa các vùng với nhau.
1.2.1.2. Nghiên cứu về sử dụng đất nông lâm nghiệp
Từ những thế kỷ trước, khoa học về đất đã được các nước phát triển bắt
đầu quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trên lĩnh vực này liên
tục phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng. Những thành tựu về phân loại
đất và xây dựng bản đồ đất đã được sử dụng làm cơ sở quan trọng cho việc
tăng năng suất và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả. Mô hình sử dụng đất
đầu tiên là du canh, đất được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn
(Conklin H, C, 1957). Gần đây, du canh vẫn còn được vận dụng trên các rừng
Vân sam ở Bắc Âu (Cox K, và Atlinss, 1979; Ruddle K, và Manshard W,,
1981). Loại hình quảng canh và du canh trên toàn thế giới chiếm tới 45% diện
tích đất nông nghiệp (FAO, 1980…). Du canh còn đang được xem xét như
một góc nhìn để quản lý tài nguyên rừng, trong đó có đất đai được luân canh
nhằm khai thác năng lượng và vốn dinh dưỡng của hệ thực vật - đất của hiện
trường canh tác (Dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002), [5]. Tuy nhiên, du canh
không được nhiều Chính phủ và cơ quan quốc tế coi trọng bởi sự phí phạm về
sức người, tài nguyên đất đai, nguyên nhân chính gây nên xói mòn và thoái
hoá đất, dẫn đến tình trạng sa mạc hoá xảy ra nghiêm trọng.
Phương thức Taungya được ra đời sau phương thức du canh ở vùng
nhiệt đới (Blanford H.R, 1958). Đây là phương thức được Pankle U, đề xuất
năm 1806, theo đó đã trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày vào rừng Tếch
(Tectona grandis) chưa khép tán. Sau này, hệ thống Taungya cải tiến dần và

được coi như là một hệ thống sử dụng đất có hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi
trường sinh thái trên thế giới (Nair P,K,R, 1987).


×