Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu squalene từ vi tảo biển dị dưỡng schizochytrium mangrovei PQ6 định hướng làm nguyên liệu cho thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm và dược phẩm tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.62 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

NGUYỄN CẨM HÀ

NGHIÊN CỨU SQUALENE TỪ VI TẢO BIỂN DỊ DƯỠNG
SHIZOCHYTRIUM MANGROVEI PQ6 ĐỊNH HƯỚNG LÀM NGUYÊN
LIỆU CHO THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE,
MỸ PHẨM VÀ DƯỢC PHẨM

Chuyên ngành: Hóa sinh học
Mã số: 9 42 01 16

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội – Năm 2020


Công trình được hoàn thành tại: Viện Công nghệ sinh học, Học viện Khoa học và
Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Đặng Diễm Hồng
Viện Công nghệ Sinh học

Phản biện 1: …


Phản biện 2: …
Phản biện 3: ….

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại
Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
vào hồi … giờ …, ngày … tháng … năm 202….

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ (09 bài)
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.


9.

Nguyễn Cẩm Hà, Hoàng Thị Minh Hiền, Nguyễn Hoàng Ngân, Đặng Diễm Hồng, Đánh
giá mức độ an toàn và tác dụng của squalene tách chiết từ Schizochytrium mangrovei PQ6
đến sự tăng cholesterol của lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) ở động vật thực nghiệm.
Tạp chí Sinh học, 2019, 41(2), 39-48.
Hoang Thi Lan Anh, Nguyen Cam Ha, Le Thi Thom, Hoang Thi Huong Quynh, Pham
Van Nhat, Hoang Thi Minh Hien, Ngo Thi Hoai Thu, Dang Diem Hong, Different
fermentation strategies by Schizochytrium mangrovei strain PQ6 to produce feedstock for
exploitation of squalene and omega-3 fatty acids. Journal of Phycology, 2018, 54 (4), 550556 (SCI, Q1; IF-3,0).
Nguyễn Cẩm Hà, Hoàng Thị Minh Hiền, Đặng Diễm Hồng, Cơ chế giảm cholesterol của
squalene tách chiết từ Schizochytrium mangrovei PQ6. Báo cáo toàn văn tại Hội thảo
Khoa học công nghệ sinh học toàn quốc 2018 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội
26.10.2018, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ; 2018, 589-594.
Nguyen Cam Ha, Hoang Thi Minh Hien, Le Thi Thom, Hoang Thi Huong Quynh, Dang
Diem Hong, Optimization of fermentation conditions for squalene production by
heterotrophic marine microalgae Schizochytrium mangrovei. Academia Journal of
Biology, 2017, 39(3), 449-458.
Hoang Thi Minh Hien, Nguyen Cam Ha, Le Thi Thom, Dang Diem Hong, Squalene
promotes cholesterol homeostasis in macrophage and hepatocyte cells via activation of
liver X receptor (LXR) α and β. Biotechnology Letters, 2017, 39 (8), 1101-1107 (SCI, Q2;
IF-1,7).
Đặng Diễm Hồng, Nguyễn Cẩm Hà, Lê Thị Thơm, Lưu Thị Tâm, Hoàng Thị Lan Anh,
Ngô Thị Hoài Thu, Nhiên liệu sinh học từ vi tảo biển dị dưỡng của Việt Nam: Biodiesel và
tận thu các sản phẩm phụ (acid béo không bão hòa đa nối đôi - PUFAs, glycerol và
squalene) trong quá trình sản xuất biodiesel. Tạp chí Sinh học, 2017, 39 (1), 51-60.
Nguyen Cam Ha, Le Thi Thom, Hoang Thi Huong Quynh, Pham Van Nhat, Hoang Thi
Lan Anh and Dang Diem Hong, Extraction of squalene from Vietnam heterotrophic
marine microalga. Proceeding of The 4 the Academic conference on natural Science for

Yong Scientists, Master & PhD. Student from Asian Countries. 15-18 December, 2015 Bangkok, Thailand, 2016, 46-56.
Hoang Thi Lan Anh, Nguyen Cam Ha, Le Thi Thom, Dang Diem Hong, Optimization of
culture conditions and squalene enrichment from heterotrophic marine microalga
Schizochytrium mangrovei PQ6 for squalene production. Research Journal of
Biotechnology, 2016, 14 (2), 337-346 (SCI-E).
Nguyễn Cẩm Hà, Lê Thị Thơm, Đặng Diễm Hồng, Hoàng Minh Hiền, Nghiên cứu tác
dụng giảm lipid của squalene tách chiết từ vi tảo biển dị dưỡng Schizochytrium sp. trên tế
bào Hep G2. Tạp chí Dược liệu, 2016, 21 (4), 270 -274.


4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Việt Nam có trên 3.200 km bờ biển với một nguồn sinh vật biển nhiệt đới rất đa dạng, phong phú về thành
phần loài và giàu các hợp chất tự nhiên có thể ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, y dược.... Vi
tảo với ưu điểm chính là giàu dinh dưỡng, kích thước nhỏ (< 10 µm), dễ tiêu hóa, không độc, có tốc độ sinh trưởng
và sức chống chịu cao với điều kiện khắc nghiệt của môi trường, được coi là mắt xích đầu tiên, nguồn sinh khối sơ
cấp quan trọng trong chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái dưới nước. Ngoài ra, sinh khối vi tảo cũng chứa nhiều hợp chất có
hoạt tính sinh học quan trọng cho người và động vật như: các loại sắc tố, vitamin, khoáng chất, protein, các acid
béo không bão hòa đa nối đôi (polyunsaturated fatty acid - PUFAs)....đặc biệt là squalene.
Squalene- một tripterpene tự nhiên là tiền chất steroid của động, thực vật thường được sử dụng trong các
sản phẩm dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm và y học. Squalene được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp
mỹ phẩm với tác dụng chống khô da và làm mềm da, bảo vệ da khỏi các tác hại do ánh sáng và tia UV gây ra. Các
nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy squalene ức chế hiệu quả các tác nhân hóa học có khả năng gây ung thư ruột
kết, phổi, da ở động vật thực nghiệm. Squalene cũng là một chất chống oxy hoá tự nhiên, bảo vệ các tế bào khỏi
các gốc tự do và oxy phân tử có hoạt tính cao, có khả năng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Việc cung cấp
thực phẩm chức năng có thành phần squalene cao (khoảng 500 mg/ngày) đã được chứng minh là cần thiết cho sức
khỏe dinh dưỡng của con người, làm giảm đáng kể bệnh tim mạch và ung thư. Vì vậy, chúng cũng được dùng phổ
biến trong dược phẩm.
Cho đến nay, các nguồn sản xuất squalene được biết đến nhiều nhất là các loại dầu động, thực vật. Tuy

nhiên, việc khai thác quá mức làm ảnh hưởng đến sự bảo tồn nguồn lợi cá biển trong tự nhiên, cũng như sự phụ
thuộc vào thổ nhưỡng, mùa vụ của các loại cây trồng có dầu dẫn đến nguồn khai thác squalene đang bị giảm sút.
Trong khi đó, hiện nay nhu cầu về squalene trong các ngành công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm đang ngày càng
tăng. Do vậy, việc tìm kiếm và phát triển các nguồn nguyên liệu mới thay thế nguồn truyền thống để tách chiết
squalene là rất cần thiết và đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong đó, vi
sinh vật nói chung và vi tảo biển nói riêng là một nguồn tiềm năng cho sản xuất squalene trên quy mô lớn. Gần đây,
một số các loài vi tảo biển dị dưỡng (VTBDD) như thraustochytrids được xem như là các nhà máy tế bào tiềm năng
để sản xuất các chất có giá trị cao trong đó có squalene. Tuy nhiên, việc nghiên cứu squalene ở Việt Nam mới được
bắt đầu từ 2012, kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp cơ sở khoa học ban đầu về hàm lượng
squalene từ một số chủng vi tảo, chưa có được các phương pháp tối ưu cho tách chiết, làm giàu và tinh sạch
squalene; chưa có được điều kiện nuôi trồng tối ưu vi tảo tiềm năng có sức sản xuất sinh khối có hàm lượng
squalene cao; chưa có được quy trình công nghệ tạo chế phẩm squalene có hoạt tính sinh học bảo đảm an toàn cho
sử dụng theo định hướng làm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm và dược phẩm ở Việt Nam. Chính vì vậy, với
mục tiêu lớn là cung cấp được các sản phẩm giàu squalene phục vụ cho sức khỏe cộng đồng từ nguồn tài nguyên
thiên nhiên sẵn có trong nước trong đó có vi tảo, chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài “Nghiên cứu squalene từ vi
tảo biển dị dưỡng Schizochytrium mangrovei PQ6 định hướng làm nguyên liệu cho thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ
phẩm và dược phẩm”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Sàng lọc và xác định được điều kiện nuôi trồng thích hợp của chủng Schizochytirum mangrovei PQ6 của
Việt Nam tiềm năng lựa chọn được cho sản xuất squalene.
- Xác định điều kiện thích hợp cho tách chiết, làm sạch squalene từ sinh khối chủng S. mangrovei PQ6 lựa
chọn được; đánh giá độ an toàn và tác dụng sinh học, dược lý của squalene tách chiết được theo định hướng làm
nguyên liệu cho thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm và dược phẩm.
3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án
- Sàng lọc được chủng/loài vi tảo biển của Việt Nam tiềm năng cho sản xuất squalene từ một số chủng vi
tảo biển Việt Nam
- Tối ưu điều kiện nuôi cấy để thu được sinh khối tảo có hàm lượng squalene cao ở chủng tiềm năng lựa
chọn được ở quy mô bình tam giác; bình lên men 30 Lít.
- Tối ưu điều kiện tách chiết, làm giàu và tinh sạch squalene từ sinh khối chủng vi tảo biển lựa chọn được;
xây dựng quy trình tách chiết và tinh sạch squalene; xác định độ sạch và cấu trúc của squalene tách chiết được.



5
- Đánh giá tính an toàn của squalene bao gồm độc tính cấp và bán trường diễn, tác dụng sinh dược trên mô
hình in vivo (mô hình động vật thực nghiệm).
- Bước đầu nghiên cứu cơ chế tác dụng giảm cholesterol của squalene trên mô hình in vitro (mô hình tế
bào).
Chương 1. Tổng quan
Squalene (2,6,10,15,19,23-hexanmethyltetracosa 2,6,10,14,18,22 -hexane) là một hydrocacbon hợp chất
béo không bão hòa (C30H50), với 6 liên kết đôi, chứa 6 đơn vị isoprene để cung cấp bộ khung cho tổng hợp
cholesterol, acid mật và steroid. Squalene đóng vai trò quan trọng trong hoạt động miễn dịch, chống oxy hóa, giảm
cholesterol, bảo vệ tim mạch và giải độc gan, làm nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe hay
được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp mỹ phẩm như là một chất có tác dụng giữ ẩm và làm mềm da. Ngoài ra,
nó còn có hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh và ứng dụng tốt trong dược phẩm như hoạt tính chống phát triển
khối u rất rõ rệt trên các mô hình động vật thực nghiệm.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy vi tảo là nguồn thay thế tiềm năng cho việc sản xuất squalene. Trong tất
cả các nhóm vi tảo, VTBDD Schizochytrium được xem như là các nhà máy tế bào tiềm năng cho sản xuất các chất
có giá trị cao trong đó có squalene. Theo công bố mới nhất của Martins và cộng sự (2018) cho thấy loài
Aurantiochytrium sp. sau 48 h nuôi cấy dưới điều kiện độ mặn 1,5%, nồng độ glucose ban đầu 3%, ở 26°C đã cho
sản lượng squalene cao nhất là 7,3 g/100 g.
Ở Việt Nam, chủng VTBDD S. mangrovei PQ6 được phân lập tại huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang từ
2006-2008 là một chủng vi tảo tiềm năng, dễ nuôi trồng trong các hệ thống bình lên men có thể tích 5, 10, 30 và
150 lít, lượng sinh khối tươi (SKT) đạt 70-100 g/L tương đương với sinh khối khô (SKK) là 20-30 g/L, hàm lượng
lipid có thể lên tới 50-70 % SKK. Vì vậy, loài vi tảo biển này được xem là tiềm năng cho sản xuất sinh khối và các
chất chuyển hóa như là PUFAs và squalene trên quy mô lớn.
Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu
2.1.1. Mẫu vật
- 40 chủng VTBDD trong đó có 31 chủng thuộc chi Schizochytrium, 8 chủng thuộc chi Thraustochytrium
phân lập từ các vùng bờ biển và rừng ngập mặn ở Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và

Bình Định năm 2013-2014, chủng S. mangrovei PQ6 phân lập ở Huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang năm 20062008 được sử dụng cho nghiên cứu.
2.1.2. Các bộ kit sinh phẩm: Kit tinh sạch sản phẩm PCR (Genjet Purification, Thermo ScientificTM (EU)), kit tách
chiết ARN tổng số RNAiso Plus (Takara, Tokyo, Nhật Bản), kit tổng hợp cDNA (RevertAid First Strand cDNA Thermo Fisher Scientific Inc., Singapore) đã được sử dụng trong nghiên cứu. Trình tự các cặp mồi nhân các gen
(CYP7A1, LDL-R, ABCA-1, LXRα, ABCA-1, ABCG-1, ApoE, LXRß GADPH) do Phòng Công nghệ tảo, Viện
Công nghệ sinh học thiết kế.
2.1.3. Động vật thí nghiệm: Chuột cống trắng, chuột nhắt trắng do Ban động vật thí nghiệm - Học Viện Quân Y
cung cấp.
2.1.4. Các dòng tế bào: Dòng tế bào gan người HepG2 và tế bào đại thực bào từ chuột RAW264.7 có nguồn gốc từ
ngân hàng Tế bào sống, trường Đại Học Seoul, Hàn Quốc và do GS. TS. Sung-Joon Lee, Trường Đại học Korea,
Hàn Quốc tặng.
2.1.5. Hóa chất: Các hóa chất sử dụng là các hóa chất thông dụng trong phòng thí nghiệm, đạt độ tinh khiết cần
thiết cho các nghiên cứu.
2.1.6. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm: Sử dụng các máy móc và thiết bị thông dụng trong phòng thí nghiệm.
2.1.7. Môi trường nuôi cấy
- Môi trường giữ giống và cấy chuyển chi Schizochytrium: ký hiệu GPY bao gồm glucose (2 g/L),
polypepton (1 g/L), cao nấm men (0,5 g/L), muối biển nhân tạo (17,5 g/L), agar (15 g/L).
- Các chủng tảo thuộc chi Schizochytrium được nuôi trong các bình tam giác 1.000 mL chứa 300 mL môi
trường M1, chế độ lắc 200 vòng/phút ở 25-28oC.


6
- Chủng tảo thuộc chi Thraustochytrium được nuôi trên môi trường Bajpai cải tiến, chế độ lắc 200 vòng/
phút ở 25-28oC.
- Môi trường nuôi trồng Schizochytrium spp. trong bình lên men 30L gồm Môi trường M12 cho lên men
theo mẻ (9% glucose, 1% cao nấm men, muối biển nhân tạo 17,5 g/L); Môi trường sử dụng để nhân giống cấp 1
(CNT1), giống cấp 2 (CNT2), cho lên men theo mẻ (CNT3) có bổ sung cơ chất gồm: Môi trường CNT1 (%):
glucose - 3, cao nấm men -0,4, monosodium glutamate- 6,42, NaCl - 1,25, MgSO4 - 0,4, KCl - 0,05, CaCl2 - 0,01,
NaHCO3 - 0,05, KH2PO4 - 0,4, hỗn hợp vitamin - 0,14 (vitamin B1 - 45 g/L, vitamin B6 - 45 g/L và vitamin B12 0,25 g/L) và vi lượng - 0,8; Môi trường CNT2 (%) gồm: glucose - 8,57, cao nấm men - 0,64, monosodium
glutamate - 6,42, NaCl - 2, KH2PO4 - 0,64, MgSO4 - 2,29, CaCl2 - 0,03, NaHCO3 - 0,03, Na2SO4 - 0,03, hỗn hợp
vitamin - 0,14, và vi lượng - 0,2; Môi trường CNT3 (%) gồm: glucose- 7,5, cao nấm men - 1,2, monosodium

glutamate- 6,42, NaCl - 0,25, KH2PO4- 0,96, MgSO4- 1,2, CaCl2- 0,12, NaHCO3- 0,12, KCl-0,08, hỗn hợp vitamin
- 0,4.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nhóm phương pháp xác định chủng/loài; đặc điểm sinh học; điều kiện nuôi trồng tối ưu của chủng/loài
tiềm năng cho sản xuất squalene cao
2.2.1.1. Phương pháp xác định sinh trưởng qua mật độ tế bào và sinh khối khô: sử dụng buồng đếm Burker - Turk
(Đức), sấy sinh khối tảo ở 105oC đến khối lượng không đổi (Dang Diem Hong và cs, 2011)
2.2.1.2. Phương pháp chụp ảnh hình thái: chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số Canon IXY 7.0 của Nhật Bản dưới kính
hiển vi quang học Olympus CX21.
2.2.1.3. Phương pháp xác định hàm lượng lipid tổng số trong sinh khối tảo: theo phương pháp của Bligh và Dyer
(1959) với một số cải tiến.
2.2.1.4. Phương pháp nhuộm lipid bằng Nile Red (Doan và Obbard, 2010).
2.2.1.5. Phương pháp xác định đường khử bằng DNSA: theo Miller (1959).
2.2.1.6. Phương pháp xác định sơ bộ hàm lượng squalene: định lượng squalene bằng phương pháp so màu
(Rothblat và cs, 1962).
2.2.1.7. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu điều kiện nuôi trồng tối ưu của chủng/loài tiềm năng thuộc chi
Schizochytrium cho sản xuất squalene cao
Cấp độ bình tam giác
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ cao nấm men, nồng độ glucose ban đầu, nồng độ terbinafie
(TBNF): sử dụng bình tam giác 250 mL chứa 100 mL môi trường M1, lắc 200 vòng/phút trong 5 ngày để nghiên
cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy (15oC, 20oC, 25oC, 30oC), nồng độ glucose ban đầu (15, 30, 40, 60 và 90 g/L),
cao nấm men (0,5, 1, 1,5, 2, 3, 4%); và TBNF (0, 0,1, 1, 10, 100, 150, 200 µg/mL) trong khi các thành phần khác
vẫn giữ nguyên như trong môi trường cơ bản.
Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp vitamin (B1, B6, B12): Tảo nuôi trong bình tam giác 250 mL chứa 100
mL môi trường CNT3 có bổ sung 0; 0,2; 0,4; 0,6% hỗn hợp vitamin (vitamin B1- 45 g/L, vitamin B6- 45 g/L và
B12- 0,25 g/L). Sau 24, 48, 72, 96, 120, 144, 168 h nuôi, tiến hành thu, đếm mật độ tế bào (MĐTB), xác định sinh
khối tươi (SKT), SKK, và squalene.
Cấp độ bình lên men 30 L
Nghiên cứu ảnh hưởng của glucose:
- Giống cấp 1: S. mangrovei PQ6 được nuôi cấy trên môi trường thạch GPY, sau đó được cấy chuyển sang

các bình nuôi 1 L có chứa 300 mL môi trường M1, lắc ở 200 v/p, nhiệt độ nuôi 28C trong thời gian 96 h.
- 2% giống cấp 1 được bổ sung vào bình lên men 30 L chứa 15 L môi trường M12 với nồng độ glucose thay
đổi từ 3, 6, 9, 12, 22%. Sau 24, 48, 72, 96 và 120 h lên men, tiến hành thu mẫu, chụp ảnh hình thái tế bào, đếm
MĐTB, xác định SKT, SKK, hàm lượng lipid và squalene.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nitơ: 2% giống cấp 1 được bổ sung vào bình lên men 30 L chứa 15 L môi
trường M12 với nguồn nitơ là 1% cao nấm men hoặc kết hợp 1,2% cao nấm men (Y) và 6,42% monosodium
glutamate (YM). Sau 24, 48, 72, 96 và 120 h lên men, tiến hành thu, chụp ảnh hình thái tế bào, đếm MĐTB, xác
định SKT, SKK, hàm lượng đường dư và squalene.
Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình lên men theo mẻ có bổ sung cơ chất (fed-batch):


7
- Giống cấp 1: Khuẩn lạc S. mangrovei PQ6 được cấy chuyển sang bình nuôi 500 mL có chứa 200 mL môi
trường CNT1, nuôi lắc ở 28oC, 200 v/p trong 24 h.
- Giống cấp 2: 1% giống cấp 1 được bổ sung vào bình tam giác 2 L có chứa 1 L môi trường CNT2, nuôi lắc
ở 28oC, 200 v/p trong 24 h.
- 2% giống cấp 2 được bổ sung vào bình lên men 30 L có chứa 15 L môi trường CNT3. Tại thời điểm 48 h,
bổ sung glucose đến nồng độ 22%. Sau 12, 24, 36, 48, 60, 72, 84, 96 và 108 h, thu mẫu, đếm MĐTB, xác định
SKT, SKK, hàm lượng đường dư và squalene.
Nghiên cứu ảnh hưởng của vitamin trong lên men theo mẻ có bổ sung cơ chất
- Giống cấp 1: Khuẩn lạc S. mangrovei PQ6 được cấy chuyển sang bình nuôi 500 mL có chứa 200 mL môi
trường CNT1, nuôi lắc ở 28oC, 200 v/p trong 24 h.
- Giống cấp 2: 1% giống cấp 1 được bổ sung vào bình tam giác 2 L có chứa 1 L môi trường CNT2, có hoặc
không có bổ sung 0,14% hỗn hợp vitamin, nuôi lắc ở 28oC, 200 v/p trong 24 h.
- 2% giống cấp 2 được bổ sung vào bình lên men 30 L có chứa 15 L môi trường CNT3 có hoặc không có bổ
sung 0,4% hỗn hợp vitamin. Sau 12, 24, 36, 48 h xác định hàm lượng đường dư trong môi trường nuôi. Khi hàm
lượng đường dư nhỏ hơn 2% thì bổ sung glucose để đạt nồng độ 22%. Sau khi bổ sung glucose 12, 24, 36, 48, 60,
72, 84, 96, và 108 h tiến hành thu mẫu, đếm MĐTB, xác định SKT, SKK, hàm lượng đường dư và squalene.
2.2.2. Nhóm phương pháp xác định điều kiện tách chiết và tinh sạch squalene từ S. mangrovei PQ6
2.2.2.1. Phương pháp xác định điều kiện tách chiết và tinh sạch lượng nhỏ squalene từ sinh khối S. mangrovei PQ6

- Phương pháp tách chiết lipid không xà phòng hóa (KXPH) từ lipid tổng số: theo phương pháp của Lewis và cs
(2001). Lipid KXPH được sử dụng để chạy sắc ký lớp mỏng (TLC).
- Tối ưu điều kiện tách chiết lipid tổng số từ sinh khối S. mangrovei PQ6: nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi
khác nhau (n-hexane, chloroform, petroleum ether; nhiệt độ (0, 30, 50 và 80C); thời gian phản ứng (1, 3, 4, 5 giờ);
điều kiện khuấy trộn (không khuấy trộn, khuấy trộn liên tục, gián đoạn); số lần chiết (1, 2, 3 lần); tỷ lệ sinh
khối/dung môi (1:8, 1:10, 1:12), nhiệt độ sấy sinh khối (60, 70, 80, 90C) và độ ẩm sinh khối 3, 30, 50, 80%).
- Tối ưu điều kiện tách chiết lipid KXPH từ lipid tổng số: nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ hỗn hợp dung môi nhexane: chloroform là 1:1; 2:1; 3:1; 4:1 và 5:1 trong khi các bước còn lại trong quy trình vẫn được giữ nguyên.
- Tách chiết, tinh sạch và làm giàu squalene bằng phương pháp dung môi như mô tả trong báo cáo của Choo và
cộng sự (2005).
2.2.2.2. Phương pháp xây dựng quy trình tách chiết và làm sạch squalene ở quy mô pilot từ sinh khối tảo S.
mangrovei PQ6
- Tách chiết squalene thô từ sinh khối tế bào theo phương pháp của Lu và cộng sự (2003). Nghiên cứu ảnh
hưởng của dung môi (ethanol và methanol), độ ẩm sinh khối (20% đến 100%) lên tách chiết và hàm lượng
squalene.
- Tách chiết squalene thô từ dịch tế bào theo công bố của Pora và cộng sự (2015), tinh sạch squalene thô
bằng sắc ký cột.
2.2.2.3. Phương pháp xác định hàm lượng và độ tinh sạch của squalene bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp
(HPLC) (Định Thị Ngọc và cs., 2013)
2.2.2.4. Phương pháp xác định cấu trúc của squalene: bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) sử dụng máy
Bruker Avance-500 MHz spectrometer (Poucher và cộng sự, 1993).
2.2.3. Nhóm phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng của squalene tách chiết từ S. mangrovei PQ6
Phương pháp xác định chỉ tiêu cảm quan theo TCVN 2627-1993
Phương pháp xác định chỉ tiêu hóa lý: độ ẩm theo TCVN 6120:2007; trị số acid, xà phòng hóa, peroxyt, Iod theo
TCVN 6127:2010; TCVN 6126:2007; TCVN 6121:2010 và TCVN 6122: 2010, tương ứng.
Phương pháp xác định chỉ tiêu vi sinh vật
Phương pháp xác định chỉ tiêu kim loại
2.2.4. Nhóm phương pháp đánh giá tính an toàn và tác dụng dược lý của squalene tách chiết từ S. mangrovei
PQ6 trên động vật thực nghiệm (in vivo) và mô hình tế bào (in vitro)
2.2.4.1. Nhóm phương pháp đánh giá tính an toàn và tác dụng dược lý của squalene tách chiết từ S. mangrovei
PQ6 trên mô hình in vivo



8
- Nghiên cứu độc tính cấp của squalene theo phương pháp của Litchfield - Wincoxon (Đỗ Trung Đàm, 2014), quy
định của Bộ Y tế Việt Nam (2018), hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (2002) và Tổ
chức Y tế thế giới (2000).
- Đánh giá độc tính bán trường diễn: qui định của Bộ Y tế Việt Nam (2018), hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD) (2000) và Tổ chức Y tế thế giới (2000).
- Tác dụng làm tăng HDL-C của squalene trên chuột nhắt trắng được tiến hành đánh giá theo phương pháp được
mô tả bởi Clara Gaba´s-Rivera và cộng sự (Đỗ Trung Đàm, 2006).
2.2.4.2. Nhóm phương pháp đánh giá bước đầu nghiên cứu cơ chế tác dụng giảm lipid của squalene tách chiết từ
S. mangrovei PQ6 trên mô hình in vitro
- Tế bào HepG2 và RAW264.7 được nuôi cấy trên môi trường DMEM/high glucose có chứa 10% FBS, 100 U/mL
penicillin, và 0,1 mg/mL streptomycin trong tủ nuôi cấy vô trùng ở 37C, 5% CO2.
- Độc tính của squalene tách chiết từ S. mangrovei PQ6 trên tế bào HepG2 được phân tích theo phương pháp MTT.
- Nhuộm lipid bằng Oil red O (ORO) theo phương pháp của Hoang và cộng sự (2012).
- Tách chiết lipid nội bào.
- Hàm lượng cholesterol và triglyceride nội bào được xác định bằng phương pháp enzyme
- Tách chiết RNA tổng số (theo kit RNAiso PlusTakara - Tokyo, Nhật Bản), tổng hợp cDNA (theo kit RevertAid
First Strand cDNA - Thermo Fisher, Scientific Ins., Singapore). Các cDNA sau đó được sử dụng như khuôn mẫu
cho phản ứng qPCR. Glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase được sử dụng để chuẩn hóa số liệu.
2.2.5. Thống kê phân tích số liệu
Số liệu được trình bày bằng số trung bình ± sai số chuẩn. Sự sai khác được coi là có ý nghĩa thống kê ở
mức P <0,05, số liệu được xử lý thống kê theo phương pháp Student’s t-test, so sánh bằng Anova test sử dụng phần
mềm SPSS 16.0.
2.2.6. Địa điểm tiến hành các thí nghiệm trong nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Sàng lọc chủng vi tảo biển dị dưỡng có tiềm năng sản xuất squalene
Dựa trên khả năng sinh trưởng, tích lũy lipid và squalene, đã lựa chọn được chủng S. mangrovei PQ6 từ 40
chủng thuộc chi Schizochytrium và Thraustochytrium. Lượng sinh khối khô, hàm lượng lipid và squalene của

chủng PQ6 đạt cao nhất tương ứng là (12,38 ± 0,72) g/L, (39,61 ± 0,12)% SKK, (102,01 ± 1,04) mg/g SKK. Trong
các nghiên cứu trước đây, chủng PQ6 đã được nghiên cứu khá kỹ về đặc điểm sinh học và khả năng nuôi trồng trên
quy mô lớn. Đây cũng là chủng tiềm năng để sản xuất các PUFAs trong đó có DHA (Đinh Thị Ngọc Mai và cs,
2013; Hoang và cs, 2014).
3.2. Ảnh hưởng của điều kiện nuôi trồng S. mangrovei PQ6 lên sinh trưởng và hàm lượng squalene
3.2.1. Tối ưu điều kiện nuôi trồng S. mangrovei PQ6 cho sản xuất squalene ở cấp độ bình tam giác
3.2.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng và hàm lượng squalene ở cấp độ bình tam giác
Trong dải nhiệt độ từ 15-35oC, chủng PQ6 đã cho thấy sinh trưởng và hàm lượng squalene đạt cao nhất khi
nuôi ở 28oC là (13,47 ± 0,53) g/L và (61,42 ± 1,24) mg/g SKK sau 4 và 5 ngày nuôi, tương ứng. Khi so sánh với
công bố của Lewis và cs (2001), Nakazawa và cs (2012), nhiệt độ thích hợp cho chủng PQ6 sinh trưởng và tổng
hợp squalene có cao hơn. Đặc điểm của chủng, điều kiện tự nhiên và khí hậu có thể là nguyên nhân dẫn đến sự sai
khác này.
3.2.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ cao nấm men lên sinh trưởng và hàm lượng squalene ở cấp độ bình tam giác
Trong khoảng nồng độ cao nấm men từ 0,5-4%, SKK và hàm lượng squalene của chủng PQ6 đạt gần tương
đương ở nồng độ 1 và 1,5%. Ở nồng độ này, SKK và hàm lượng squalene của chủng PQ6 tương ứng đạt (13,56 ±
0,28) mg/g SKK và (61,02 ± 1,36) mg/g SKK sau 5 ngày nuôi. Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2010) trên chủng
Aurantiochytrium sp. đã cho thấy, sinh trưởng của chủng này tăng khi tăng nồng độ cao nấm men từ 0,5 đến 3 g/L.
Hàm lượng và sản lượng squalene cao nhất đạt 0,21 mg/g và 1,62 mg/L sau 36 h nuôi khi sử dụng 6 g/L cao nấm
men. Như vậy, hàm lượng squalene của chủng PQ6 cao hơn so với công bố của tác giả trên.
3.2.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ glucose ban đầu lên sinh trưởng và hàm lượng squalene ở cấp độ bình tam giác
Khi tăng nồng độ glucose từ 1,5- 9%, sinh trưởng của chủng này đạt cực đại ở nồng độ glucose 4% sau 5
ngày nuôi cấy là (13,06 ± 0,39) g/L. Hàm lượng lipid, hàm lượng và sản lượng squalene cao nhất đạt được ở 9%


9
glucose sau 6 và 5 ngày nuôi tương ứng là (51,02 ± 1,54% SKK), (62,89 ± 2,59) mg/g SKK và (640,94 ±10,04)
mg/L. Khi chủng này được nuôi trồng trong bình tam giác ở điều kiện tối ưu, hàm lượng squalene chiếm 6,3%
SKK đã được xác định bằng phương pháp TLC và HPLC. Giá trị này cao hơn hàng trăm lần so với các chủng
thraustochytrids đã được thông báo trước đây (0,002-0,150% SKK) (Jiang và cs, 2004; Li và cs, 2009; Chen và cs,
2010; Lewis và cs, 2001; Fan và cs, 2010).

3.2.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ terbinafine lên sinh trưởng và hàm lượng squalene ở cấp độ bình tam giác
TBNF là một chất ức chế enzyme squalene monooxygenase trong con đường sinh tổng hợp sterol. Enzyme
này có vai trò xúc tác quá trình oxy hóa squalene thành 2,3 oxidosqualene trong sự có mặt của phân tử ôxy và
NADH (Ono 2002; Ryder và cs, 1992). Việc bổ sung TBNF từ 0,1 lên 200 µg/mL vào môi trường làm giảm đáng
kể MĐTB và lượng SKK sau 5 ngày nuôi. Tuy nhiên, hàm lượng lipid và squalene lại tăng lên đáng kể. Hàm lượng
squalene thay đổi không đáng kể khi tăng nồng độ TBNF lên 10 lần (0,1-1 µg/mL). Khi tăng nồng độ TBNF lên
1000 lần (100 g/mL), hàm lượng squalene đạt cực đại (97,34 ± 1,97) mg/g SKK sau 5 ngày nuôi.
3.2.1.5. Ảnh hưởng của nồng độ hỗn hợp vitamin lên sinh trưởng và hàm lượng squalene ở cấp độ bình tam giác
Nghiên cứu của Pora và cộng sự (2014) cho thấy các vitamin như B1, B6 và B12 có tác dụng làm tăng sản
xuất squalene trong nuôi cấy tảo Schizochytrium. Khi nghiên cứu ảnh hưởng tổ hợp các vitamin này với nồng độ 00,6% lên quá trình tổng hợp squalene của chủng PQ6 đã cho thấy, sinh trưởng và hàm lượng squalene của chủng
này đạt cao nhất khi bổ sung tổ hợp vitamin ở nồng độ 0,4 và 0,6%. Do không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nồng
độ này, nên nồng độ 0,4% được lựa chọn cho các thí nghiệm nghiên cứu tiếp theo. Sau 6 ngày nuôi cấy, SKK và
hàm lượng squalene của chủng PQ6 đạt được cao nhất khi bổ sung 0,4% tổ hợp vitamin tương ứng là (39,98 ±
0,35) g/L và (76, 16 ± 2,34) mg/g SKK (tăng 34,43% so với đối chứng không bổ sung vitamin).
3.2.2. Tối ưu điều kiện nuôi trồng chủng S. mangrovei PQ6 ở bình lên men 30 lít để thu sinh khối tảo giàu
squalene
3.2.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ glucose lên sinh trưởng và tích lũy squalene của chủng S. mangrovei PQ6 nuôi
trồng theo mẻ trong hệ thống bình lên men 30 L
Nồng độ glucose ban đầu có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và khả năng tích lũy squalene của loài A.
mangrovei (tên trước đây là S. mangrovei) đã được chứng minh trong các nghiên cứu của Fan và cs (2010),
Nakazawa và cộng sự (2012). Kết quả đạt được khi nuôi chủng PQ6 ở bình lên men 30 L với nồng độ glucose từ 322% đã cho thấy MĐTB, SKK và sản lượng squalene của chủng PQ6 tăng mạnh khi nồng độ glucose tăng từ 3 đến
9%. Với nồng độ glucose ban đầu là 9% cho lượng SKK và lượng squalene đạt giá trị cao nhất. Lượng SKK và
squalene đạt giá trị cực đại tương ứng là (35,5 ± 0,1) g/L và (1,1 ± 0,1) g/L. Kích thước tế bào đồng đều ở nồng độ
6% - 9% glucose và lớn hơn so với nồng độ cao là 12% và 22% glucose. Do vậy, nồng độ glucose ban đầu là 9%
được lựa chọn để nuôi trồng chủng PQ6 bằng hệ thống lên men 30 L theo mẻ.
3.2.2.2. Ảnh hưởng của nguồn nitơ lên sinh trưởng và tích lũy squalene của chủng S. mangrovei PQ6 nuôi trồng
theo mẻ trong hệ thống lên men 30 L
Khi kết hợp cả hai nguồn nitơ là cao nấm men và monosodium glutamate, MĐTB, SKK và sản lượng
squalene đạt cực đại, tương ứng là (3,3 x 108) tế bào/mL, 46,7 g/L và 1,6 g/L sau 72 h nuôi cấy. Hàm lượng
squalene không có sự thay đổi đáng kể khi sử dụng nguồn nitơ là cao nấm men hoặc kết hợp cả cao nấm men và

monosodium glutamate. Tuy nhiên, khi kết hợp hai nguồn nitơ nói trên thì sản lượng squalene đạt giá trị cao nhất
sau 72 h (1605,5 mg/L), trong khi đó sử dụng cao nấm men chỉ đạt 1195,2 mg/L. Điều này có thể là do tăng lượng
sinh khối trong môi trường khi kết hợp cả hai nguồn nitơ. Vì vậy, nguồn nitơ trong thí nghiệm của chúng tôi chỉ có
tác dụng làm tăng tốc độ sinh trưởng của tảo dẫn đến tăng sản lượng squalene chứ không làm tăng sự tích lũy
squalene. Điều này cũng tương tự như mô tả của Chen và cộng sự (2010).
3.2.2.3. Ảnh hưởng của lên men theo mẻ có bổ sung cơ chất lên sinh trưởng và tích lũy squalene của chủng S.
mangrovei PQ6
Pora và cộng sự (2014) đã thông báo hàm lượng squalene của một số loài thraustochytrid có thể tăng từ 510 lần khi nuôi cấy theo mẻ có bổ sung cơ chất là glucose lên tới 22% (fed-batch). Đối với chủng PQ6, nuôi theo
kiểu fed-batch cũng làm tăng sinh trưởng và tích lũy squalene. MĐTB và SKK đạt cực đại tại thời điểm 108 h sau
khi bổ sung glucose (392,53 ± 1,91) × 106 TB/mL và (100,41 ± 1,43) g/L, tương ứng. Sản lượng squalene cao nhất
đạt được là (4592,53 ± 0,3) mg/L ở 84 h, tăng 2-3 lần so với lên men theo mẻ.
3.2.2.4. Ảnh hưởng của tổ hợp vitamin lên sinh trưởng và tích lũy squalene của chủng S. mangrovei PQ6


10
Việc bổ sung 0,4% tổ hợp vitamin vào môi trường nuôi cũng đã làm tăng sinh khối và hàm lượng squalene
của chủng PQ6 khi nuôi theo kiểu fed-batch. SKK cao nhất đạt (105,25 ± 0,75) g/L sau 96 h. Hàm lượng và sản
lượng squalene đạt cực đại tương ứng là (91,53  2,45) mg/g SKK và (6928,6  14,6) mg/L sau 48 h, cao gấp 2-3
lần so với kiểu fed-batch không bổ sung vitamin và cao gấp 4-6 lần so với lên men theo mẻ. Sản lượng squalene
của chủng PQ6 đạt được cao hơn so với các chủng Schizochytrium sp., Schizochytrium sp. ATCC 20888 và
Aurantiochytrium sp. ATCC PRA 276 trong nghiên cứu của Pora và cộng sự (2014).
Nile Red là thuốc nhuộm huỳnh quang được sử dụng để phát hiện các hạt lipid trung tính trong tế bào nhân
sơ và tế bào nhân chuẩn (Cooksey và cs, 1987). Vì squalene nằm trong phần lipid không xà phòng hóa nên có thể quan
sát định tính sự tích lũy squalene thông qua nhuộm Nile Red (Hình 3.13).

Hình 3.13. Hình thái tế bào chủng PQ6 ở các giai đoạn nuôi cấy của quá
trình lên men fed-batch. A- Trước thời điểm bổ sung glucose; B- Sau khi bổ
sung glucose lên 22%. (a) Kính hiển vi quang học; (b) Nile red; (c) Kính hiển vi
điện tử truyền qua. L- thể lipid; Mi- ty thể; N- nhân; V- không bào. Thanh kích
thước: a-b=10 m; c=2 m


3.3. Xây dựng quy trình tách chiết và tinh sạch squalene từ S. mangrovei PQ6
3.3.1. Tối ưu điều kiện tách chiết và tinh sạch lượng nhỏ squalene từ S. mangrovei PQ6
3.3.1.1. Tách chiết lipid tổng số từ sinh khối S. mangrovei PQ6
Các điều kiện thích hợp cho quá trình tách chiết lipid tổng số của S. mangrovei PQ6 là sinh khối ban đầu
sấy ở 80oC đến độ ẩm 3%, sử dụng dung môi n-hexane, nhiệt độ tách chiết 70-75oC, khuấy liên tục trong thời gian
4 giờ, chiết 1 lần với tỷ lệ sinh khối: dung môi là 1:8 (w/v).
3.3.1.2. Tách chiết lipid không xà phòng hóa- lipid KXPH từ lipid tổng số
Trong các tỷ lệ khảo sát của tỷ lệ hỗn hợp dung môi n-hexane: chloroform là 1:1, 2:1, 3:1, 4:1 và 5:1, hàm
lượng squalene trong lipid KXPH ở tỷ lệ 2:1 đạt cao nhất là (8,1 ± 0,14)%.
3.3.1.3. Tinh sạch và định lượng squalene bằng sắc ký mỏng và sắc kỷ lỏng cao áp
Kết quả chỉ ra trên Hình 3.15 A cho thấy mẫu lipid KXPH tách chiết từ chủng PQ6 xuất hiện băng tương
đồng với squalene chuẩn. Định lượng bằng HPLC, hàm lượng squalene khoảng (50,10 ± 0,03) mg/g SKK.
Squalene tách chiết được có độ tinh sạch cao (98,6%) (Hình 3.15 B). Hàm lượng squalene thu được bằng
phương pháp này cao hơn Aurantiochytrium limacinum 9F-4a (0,6 mg/g SKK), 4W-1b (0,5 mg/g SKK),
Schizochytrium limacinum SR21 (0,2 mg/g) nhưng lại thấp hơn A. limacinum SR21 (171,1 mg/g SKK) (Nakazawa
và cộng sự (2012).
A
B

Hình 3.15. Sắc ký lớp mỏng mẫu lipid không xà phòng hóa (A) và sắc kí
đồ squalene tinh sạch từ sinh khối chủng PQ6 (B)
(A: giếng 1: squalene chuẩn - 2 mg; giếng 2, 3, 4, 5, 6, 7: lipid KXPH tách từ
sinh khối chủng PQ6)


11
3.3.1.4. Tách chiết, tinh sạch và làm giàu squalene bằng phương pháp dung môi
Do hàm lượng squalene thu được sau khi sử dụng phương pháp TLC và HPLC thấp nên đã tiến hành làm
giàu squalene theo mô tả của Choo và cộng sự (2005) bằng phương pháp dung môi. Hàm lượng squalene đã tăng

1,7 lần (từ 61,76 ± 0,12 lên 104,99 ± 0,34 mg/g SKK). Squalene thu được có độ tinh sạch cao (>98%) và qua phân
tích cấu trúc bằng bằng 1H NMR 1H (500 MHz, CDCl3) có thể khẳng định chất tách chiết được là squalene.
3.3.2. Xây dựng quy trình tách chiết và tinh sạch squalene ở quy mô pilot từ S. mangrovei PQ6
3.3.2.1. Ảnh hưởng của các tác nhân lên hiệu quả tách chiết squalene từ sinh khối S. mangrovei PQ6
Ảnh hưởng của dung môi: Hỗn hợp KOH/ ethanol cho kết quả tốt nhất với hàm lượng squalene thô đạt (123
± 11) mg/g SKK, trong đó hàm lượng squalene thực tế là (0,32 ± 0,04) mg/mg squalene thô.
Ảnh hưởng của độ ẩm sinh khối: độ ẩm của sinh khối không ảnh hưởng đến hàm lượng squalene tách chiết.
Hàm lượng squalene thô và thực tế tách chiết được từ sinh khối có độ ẩm 20 và 100% tương ứng là (128 ± 31)
mg/g SKK và (0,30 ± 0,02) mg/mg squalene thô; (126 ± 14) mg/g SKK và (0,32 ± 0,03) mg/mg squalene thô.
3.3.2.2. Tách chiết squalene từ dịch tế bào chủng S. mangrovei PQ6 sau quá trình nuôi cấy lên men theo mẻ có bổ
sung cơ chất
Môi trường kiềm và nhiệt độ cao có thể phá vỡ màng tế bào các loài thuộc chi thraustochytrids (Pora và cs,
2014). Dịch tế bào chủng PQ6 có mật độ tương đương với 250-300 g/L được chỉnh pH đến 10 bằng KOH 45%,
được khuấy ở 60oC, 150 vòng/phút trong 6 h. Kết quả thu được cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể về hàm
lượng squalene khi tách chiết từ dịch lên men ((0,29 ± 0,02) mg/mg squalene thô) và từ sinh khối khô ((0,28 ±
0,03) mg/mg squalene thô). Vì vậy, để hướng tới việc sản xuất squalene theo quy mô công nghiệp, phương pháp
tách chiết squalene trực tiếp từ dịch chiết lên men đã được lựa chọn.
3.3.2.3. Điều kiện tinh chế squalene bằng phương pháp pháp sắc ký cột
Các phân đoạn squalene thu được sau khi qua cột sắc ký với hệ dung môi rửa giải n-hexane, squalene thu
được sau khi qua cột có độ tinh sạch cao (chiếm 90-95% khi so sánh phần trăm diện tích peak). Bên cạnh đó, hiệu
suất thu hồi đạt khoảng 50-60%. Kết quả nghiên cứu của Watanabe và cộng sự (2013) cũng cho thấy n-hexane đã
cho phép thu squalene có độ tinh sạch cao và hiệu suất thu hồi có thể đạt tới 70-80%. Do vậy, dung môi rửa giải
cho sắc ký cột để tinh chế squalene là n-hexane đã được lựa chọn.
3.3.2.4. Xây dựng quy trình tách chiết và làm sạch nguyên liệu squalene từ sinh khối tảo S. mangrovei PQ6

Hình 3.26. Quy trình tách chiết squalene từ S. mangrovei PQ6
Dựa vào các nghiên cứu tách chiết và tinh chế squalene có tính ổn định và lặp lại cao, quy trình tách chiết và làm
sạch nguyên liệu squalene từ dịch lên men sau quá trình lên men có bổ sung cơ chất của chủng PQ6 đã được xây
dựng (Hình 3.26). Sử dụng quy trình này, đã tách chiết được squalene tinh khiết ở dạng dịch lỏng không màu,
không mùi với độ tinh sạch đạt 90-95%.

3.3.3. Tách chiết và tinh chế lượng lớn squalene từ S. mangrovei PQ6
Với quy trình đã xây dựng ở trên (Hình 3.26), từ 46 L dịch lên men (khoảng (3,9 ± 0,1) kg SKK) đã tách
chiết được (1,08 ± 0,29) kg squalene thô, tinh chế được khoảng 131 mL squalene tinh khiết ở dạng dịch lỏng không


12
màu, không mùi, có hàm lượng squalene là (305,23 ± 2,34) g (Hình 3.27). Kết quả phân tích sắc ký HPLC cho thấy
squalene thu được có độ tinh sạch cao (chiếm từ 90-95%; Hình 3.28) và không bị tạp nhiễm.
Phân tích phổ 1H NMR (500 MHz, CDCl3), phân tích khối phổ 13C NMR (125 MHz, 140 CDCl3) (Hình
3.29) và so sánh với squalene chuẩn (Pouchert và Behnke, 1993), có thể khẳng định đã tách được squalene từ
VTBDD S. mangrovei PQ6.
3.3.4. Phân tích các chỉ tiêu về cảm quan, hóa lý, vi sinh vật và kim loại của squalene tách chiết từ S. mangrovei
PQ6
Kết quả phân tích chất lượng squalene tách chiết được tại Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Quacert),
Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH và CN đã cho thấy squalene đạt yêu cầu chất lượng để làm
nguyên liệu cho định hướng sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm và dược phẩm: dạng lỏng, không màu,
không mùi; chỉ số acid- 0,524 mgKOH/g; chỉ số peroxyt- 4,2 Meq O2/kg, không có chứa dư lượng urê, các chỉ tiêu
về kim loại nặng đều nằm trong giới hạn cho phép.
B
A

Hình 3.27. Ảnh minh họa sản
phẩm squalene thô (A), squalene
tinh sạch và hỗn hợp acid béo
(B) tách từ dịch lên men theo mẻ
có bổ sung cơ chất từ sinh khối
tảo chủng PQ6

Hình 3.28. Sắc ký đồ HPLC của squalene
chuẩn (A) và squalene (B) tinh sạch từ

sinh khối S. mangrovei PQ6

Hình 3.29. Phổ 1H (A) và 13C (B)
NMR của squalene tinh sạch từ
sinh khối S. mangrovei PQ6

3.4. Tính an toàn và tác dụng dược lý của squalene tách chiết từ S. mangrovei PQ6 trên mô hình động vật
thực nghiệm (in vivo) và mô hình tế bào (in vitro)
3.4.1. Độc tính cấp của squalene trên mô hình động vật thực nghiệm
Chưa xác định được LD50 của squalene theo đường uống trên chuột nhắt trắng với mức liều cao nhất là 50
mL/kg KLCT (tương đương 58,25 g/kg KLCT) sau 178 h. Kết quả thu được của chúng tôi cũng hoàn toàn phù hợp
với kết quả nghiên cứu của CTFA (1971) là không xác định được ảnh hưởng gây độc và gây chết trên chuột được
cho uống squalene với liều cao nhất là 50 mL/kg thể trọng trong vòng 7 ngày. Do đó, squalene tách chiết từ S.
mangrovei PQ6 là không độc.
3.4.2. Độc tính bán trường diễn của squalene trên mô hình động vật thực nghiệm
3.4.2.1. Ảnh hưởng của squalene lên tình trạng chung và sự thay đổi thể trọng của chuột cống trắng khi dùng dài
ngày


13
Squalene với các mức liều 400 mg/kg KLCT/24 h và 1.200 mg/kg KLCT/24 h chưa thấy gây ra các thay
đổi lên sự phát triển thể trọng của chuột, chuột hoạt động bình thường, lông mượt, da niêm mạc và ăn uống bình
thường, phân thành khuôn sau 30 và 60 ngày thí nghiệm.
3.4.2.2. Ảnh hưởng của squalene đối với một số chỉ tiêu huyết học và sinh hóa của chuột
Squalene với các mức liều 400 mg/kg KLCT/24 h và 1.200 mg/kg KLCT/24 h không làm thay đổi các chỉ
tiêu huyết học và sinh hóa máu sau 30 ngày và 60 ngày nghiên cứu. Tuy nhiên, tại thời điểm sau 60 ngày, chỉ số HDL-C
tăng cao hơn so với thời điểm ban đầu.
3.4.2.3. Đánh giá mức độ tổn thương chức năng gan, thận chuột khi dùng squalene dài ngày
Sau 60 ngày cho chuột uống liên tục squalene ở liều 1.200 mg/kg KLCT/ngày không làm thay đổi hoạt độ
các enzyme AST và ALT, các chỉ số bilirubin toàn phần, albumin huyết tương và cholesterol toàn phần, không gây

tổn thương tế bào gan và không ảnh hưởng đến chức năng gan, không ảnh hưởng lên chức năng thận của chuột
trong nghiên cứu.
Kết quả giải phẫu mô bệnh gan, thận, lách cũng cho thấy không xuất hiện bất cứ tổn thương nào ở các cơ
quan này ở chuột được uống với liều 400 và 1.200 mg/kg KLCT/ngày sau 60 ngày dùng liên tục.
3.4.3. Tác dụng dược lý của squalene trên chuột nhắt trắng thí nghiệm
Để làm rõ hơn tác dụng của squalene khi làm tăng chỉ số HDL-C trong máu chuột, khối lượng cơ thể, cân
nặng gan, và các chỉ số lipid máu chuột nhắt trắng thí nghiệm đã được đánh giá. Với liều 600 mg/kg/ngày và liều
1.200 mg/kg/ngày, uống liên tục trong 60 ngày, squalene có tác dụng làm tăng hàm HDL-C và tỷ lệ HDLC/cholesterol toàn phần trong máu, làm giảm hàm lượng LDL-C và VLDL-C trong máu và không ảnh hưởng đến
các chỉ số cholesterol toàn phần và TG máu, cân nặng gan và sự phát triển cân nặng cơ thể. Kết quả thu được tương
tự với các nghiên cứu của Pallavi và cộng sự (2013), Gabas-Rivena và cộng sự (2014).
3.5. Bước đầu nghiên cứu cơ chế tác dụng giảm lipid của squalene tách chiết từ S. mangrovei PQ6 trên mô
hình in vitro
3.5.1. Đánh giá độc tính của squalene trên các dòng tế bào
Kết quả đánh giá độc tính của squalene trên 2 dòng tế bào HepG2 và RAW264.7 đã cho thấy squalene
không gây độc ở tất cả các nồng độ thử nghiệm. Khoảng 95 đến 100% tế bào vẫn sinh trưởng bình thường sau khi
bổ sung squalene trong 72 h.
3.5.2. Tác dụng giảm lipid của squalene lên tế bào gan và tế bào đại thụ thể
3.5.2.1. Tối ưu hóa thời gian và nồng độ ủ squalene lên sự thay đổi hàm lượng lipid trong tế bào gan HepG2
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của thời gian ủ và nồng độ squalene lên sự thay đổi nồng độ lipid trên dòng
tế bào HepG2 bị rối loạn chuyển hóa đã cho thấy, hàm lượng TG trong tế bào HepG2 được ủ với acid oleic (OA)
và acid palmitic (PA) đều tăng 85% so với đối chứng không được ủ với acid. Sau 72 h ủ với squalene ở các nồng
độ 20, 50 và 100 M, sự tích lũy lipid nội bào của HepG2 giảm 20% so với đối chứng. Do đó, nồng độ 50 và 100
M squalene được sử dụng để xử lý tế bào trong các thí nghiệm tiếp theo trong thời gian 72 h.
3.5.2.2. Tác dụng của squalene lên sự thay đổi hàm lượng lipid nội bào trong tế bào gan HepG2 và RAW64.7
Ủ tế bào HepG2 với 100 M squalene đã làm giảm cholesterol và trigyceride từ 100% trong tế bào đối
chứng xuống tương ứng 80% (P < 0,05) và 65% (P <0,01). Tương tự, hàm lượng cholesterol và trigyceride trong
tế bào RAW264.7 giảm từ 100% ở đối chứng xuống còn 86% (P<0,05) và 52% (P<0,01) khi ủ với 100 M
squalene. Như vậy, squalene có tác dụng giảm cholesterol và TG trong tế bào gan HepG2 và tế bào đại thực bào
RAW264.7.
3.5.3. Cơ chế phân tử tác dụng giảm cholesterol của squalene tách chiết từ S. mangrovei PQ6

- Mức độ biểu hiện gen LDL-R, CYP7A1 và LXRα trong tế bào HepG2 được ủ squalene tăng có ý nghĩa thống kê
so với đối chứng tương ứng lên 150%, 60% và 160%.
- Khi ủ tế bào RAW264.7 với 50 và 100 M squalene đã làm tăng khả năng kích hoạt thụ thể LXRα tương ứng lên
60% và 70% (P<0,05) và thụ thể LXRβ tăng hơn 30% so với đối chứng. Như vậy, squalene có tác dụng kích hoạt
thụ thể LXRs. Hàm lượng cholesterol trong tế bào được ủ với 50 và 100 µM squalene giảm 10% và 14% so với đối
chứng (P<0,05). Nồng độ cholesterol trong môi trường nuôi tế bào được ủ với squalene cao hơn 20% so với đối
chứng (P<0,05).
- Ở nồng độ 100 M, squalene làm tăng mức độ biểu hiện gen (46%) và protein (42%) của ABCA1 ở tế bào
RAW264.7 so với đối chứng (P > 0,05). Ngoài ra, mức độ biểu hiện của gen tham gia vào quá trình vận chuyển
cholesterol ngược, điều khiển bởi thụ thể LXR là ABCG1 và ApoE tăng lên tương ứng là 38% và 112%. Như vậy,


14
tác dụng giảm cholesterol và tăng HDL-C của squalene có thể là do squalene điều hòa biểu hiện các gen tham gia
vào quá trình vận chuyển và thoái hóa cholesterol như LDL-R, CYP7A1, thụ thể LXR và các gen đích của thụ thể
LXR.
3.5.4. Tác dụng giảm triglyceride của squalene tách chiết từ S. mangrovei PQ6

Hình 3.39. Sơ đồ tóm tắt bước đầu nghiên cứu cơ chế phân tử tác dụng giảm
cholesterol và tác dụng giảm lipid của squalene tách chiết từ S. mangrovei PQ6
Ghi chú: LDL-R: The low - Density Lipoprotein Reccetor; CYP7A1: cholesterol 7ahydroxylase; LXR: liver X receptor; ABC: ATP-binding cassette transporter
member 1; ApoE : apoliprotein; Insig-2a: insulin induced gene 2-a; SREBP-1c:
sterol regulatory element-binding protein 1c; FAS: Fatty acid synthase; FATP4:
fatty acid transport protein 4; SCD-1: stearoyl-Coenzyme A desaturase 1; CPT-1:
Carnitine palmitoyltransferase ; ACOX: acyl-CoA oxidase; LPL: lipoprotein lipase; MCAD:
medium-chain acyl CoA dehydrogenase; HMGCS2- hydroxymethylglutaryl CoA synthase 2

Hàm lượng TG nội bào tăng từ 51 g/mg protein ở đối chứng lên gần 70 g/mg protein trong tế bào
HepG2 được ủ với T0901317. Ngược lại, tế bào được ủ với 100 µM squalene đã làm giảm nồng độ TG xuống 17%
so với đối chứng. Kết quả nhuộm ORO cũng cho kết quả tương tự.

Như vậy, không giống như các chất kích hoạt thụ thể LXR bằng phương pháp tổng hợp hóa học, squalene
tách chiết từ S. mangrovei PQ6 có thể kích hoạt một cách chọn lọc các gen đích của LXR mà không gây ra sự tổng
hợp lipid trong tế bào gan. Từ kết quả trên, sơ đồ cơ chế tác dụng giảm cholesterol và tác dụng giảm triglycerid của
squalene đã được đưa ra (Hình 3.39).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Lựa chọn được chủng Schizochytrium mangrovei PQ6 trong số 32 chủng Schizochytrium spp. và 8 chủng
Thraustochytrium spp. từ Bộ sưu tập giống của Phòng Công nghệ Tảo, Viện Công nghệ Sinh học có khả năng tổng
hợp squalene cao nhất (đạt 102,01 mg/g sinh khối khô).
2. Điều kiện thích hợp cho sinh trưởng và tích lũy squalene của chủng S. mangrovei PQ6 khi nuôi ở bình tam giác
là 28oC, nồng độ glucose 3%, cao nấm men 1% và bổ sung tebinafine với nồng độ 100 g/mL.


15
3. Điều kiện thích hợp cho sinh trưởng và tích lũy squalene của chủng S. mangrovei PQ6 khi nuôi ở bình lên men
30 lít tự tạo là lên men theo mẻ có bổ sung cơ chất; môi trường nuôi cấy được bổ sung 0,4% hỗn hợp vitamin
(vitamin B1 - 45 g/L, vitamin B6 - 45 g/L và vitamin B12 - 0,25 g/L) với nguồn nitơ là 1,2% cao nấm men và 6,42%
monosodium glutamate; thời gian tối ưu để bổ sung glucose là tại thời điểm 36 giờ và tiến hành thu sinh khối tảo
sau 48 giờ bổ sung glucose, mật độ tế bào tảo đạt (369,35 ±7,94) x 106 tế bào/mL; sinh khối khô đạt (75,41± 1,35)
g/L, hàm lượng squalene đạt (93,53 ± 2,45) mg/g sinh khối khô và sản lượng squalene đạt (6928,6± 14,6) mg/L.
4. Đã xây dựng được quy trình tách chiết và tinh sạch squalene ở quy mô nhỏ và quy mô pilot từ sinh khối chủng S.
mangrovei PQ6. Từ 46 L dịch lên men (tương đương 3,9 ± 0,1 kg sinh khối khô), squalene tinh khiết có hàm lượng
(305,23±2,34)g với độ tinh sạch đạt 90-95%, đảm bảo yêu cầu chất lượng theo định hướng làm nguyên liệu cho
thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm và dược phẩm.
5. Những thử nghiệm độc tính cấp và bán trường diễn trên mô hình động vật thực nghiệm cho thấy squalene tách
chiết từ S. mangrovei PQ6 là không độc. Sau 60 ngày sử dụng liên tục, chuột đuợc uống squalene với liều 400 và
1.200 mg/kg khối lượng cơ thể chuột/ngày đảm bảo an toàn, không làm thay đổi các chỉ tiêu huyết học, sinh hoá,
không gây tổn thương tế bào và chức năng gan, thận và lách của chuột thực nghiệm so với công thức đối chứng.
6. Trên mô hình in vivo và in vitro đã cho thấy squalene có tác dụng tăng lipoprotein có tỷ trọng cao gắn với
cholesterol và tỷ lệ HDL-cholesterol/cholesterol toàn phần trong máu; có tác dụng giảm cholesterol và tryglyceride

nội bào, làm giảm cholesterol gắn với lipoprotein tỷ trọng thấp và rất thấp trong máu mà không gây ảnh hưởng đến
sự phát triển cân nặng cơ thể và gan, cholesterol toàn phần và tryglyceride máu.
Trên mô hình tế bào, bước đầu đã xác định được cơ chế tác dụng giảm cholesterol của squalene là điều hòa
biểu hiện của các gen mã hóa cho protein, enzyme tham gia vào quá trình vận chuyển (như thụ thể LDL- low
density lipoprotein - receptor, LDL-R; thụ thể trong gan - Liver - X receptor, LXRs) và thoái hóa cholesterol
(CYP7A1- enzyme cholesterol 7 alpha - hydroxylase). Ngoài ra, squalene có tác dụng giảm tryglyceride trong máu.
KIẾN NGHỊ
1.
Cần tiếp tục nghiên cứu về cơ chế tác dụng giảm cholesterol và tryglyceride của squalene là do tăng cường
mức độ biểu hiện của gen mã hóa cho protein Insig-2a dẫn đến ức chế quá trình vận chuyển SREBP-1c vào
trong nhân tế bào.
2.
Nghiên cứu mức độ biểu hiện của các gen tham gia vào quá trình hấp thu acid béo trong tế bào gan, giảm
điều hòa biểu hiện các gen tham gia vào quá trình tổng hợp tryglyceride, tăng điều hòa biểu hiện các gen
tham gia vào quá trình beta-ôxy hóa và hấp thu acid béo, quá trình ketosis và vận chuyển ngược cholesterol
thông qua việc kích hoạt thụ thể PPARα.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách bài bản, có hệ thống về: sàng lọc; nuôi
trồng chủng tiềm năng Schizochytrium mangrovei PQ6 có hàm lượng squalene cao (sản lượng squalene đạt được
sau quá trình lên men theo mẻ có bổ sung cơ chất là 6,9 g/L); lựa chọn được điều kiện thích hợp cho tách chiết, làm
sạch squalene từ chủng PQ6 có độ tinh sạch đạt 90-95%; squalene tách chiết được là an toàn, có tác dụng làm giảm
cholesterol tổng số và làm tăng hàm lượng lipoptrotein có tỷ trọng cao gắn với cholesterol ở mô hình động vật thực
nghiệm, định hướng làm nguyên liệu cho thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm và dược phẩm.
- Lần đầu tiên ở Việt Nam đã chứng minh được squalene tách chiết từ S. mangrovei PQ6 có tác dụng giảm
cholesterol do tăng điều hòa biểu hiện của các gen tham gia vào quá trình hấp thu, vận chuyển, lưu thông
cholesterol từ các mô ngoại biên đến tế bào gan; bước đầu nghiên cứu cơ chế tác dụng giảm triglyceride của
squalene.




×