Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10-10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.26 KB, 42 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT
10/10
I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ
PHẦN DỆT 10/10.
Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần Dệt 10/10 .
Tên gọi giao dịch quốc tế: 10/10 Textile Join Stock Company
Tên gọi tắt: 10/10 TESTOCO
Trụ sở chính: Ngô Văn Sở, Hà nội.
1. Quá trình hình thành và phát triển ở Công ty cổ phần Dệt 10/10.
Công ty cổ phần Dệt 10/10 là một doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cách
pháp nhân, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc
lập.
Công ty cổ phần Dệt 10/10 ra đời và phát triển trong bối cảnh của công cuộc
xây dựng và đổi mới toàn diện đất nước. Trên những bước thăng trầm lịch sử đó,
Công ty đã nỗ lực không ngừng để tạo dựng được một vị thế như ngày hôm nay.
Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp sản xuất. Trước đây Công ty có tên là
“ Xí nghiệp Dệt 10/10” do sở Công nghiệp Hà nội quản lý và được thành lập vào
ngày 10/10/1974 theo quyết định số 262 ngày 23/12/1973 của UBND Thành phố
Hà nội.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty từ khi thành lập cho đến nay
chia thành 4 đoạn:
Giai đoạn 1 : Giai đoạn chế thử từ đầu năm 1973 đến tháng 6 - 1975
Đầu năm 1973, sở công nghiệp Hà Nội do một nhóm người gồm 14 cán bộ
công nhân viên thành lập hội nghiên cứu sợi côket, sản xuất thử vải valide và vải
tuyn trên cơ sở nguyên liệu, thiết bị của Cộng hoà dân chủ Đức do Bộ công nghiệp
cung cấp. Sau một thời gian ngắn chế thử thành công, sở công nghiệp Hà Nội đề
nghị thành phố Hà Nội đầu tư thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị lao động và
chính thức thành lập xí nghiệp Dệt 10-10, trụ sở chính số 6 - Ngô Văn Sở - Thành
phố Hà Nội.
Cuối năm 1974, xí nghiệp đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng mặt bằng sản


xuất. Địa điểm sản xuất được chia thành 3 khu vực:
- Ngô Văn Sở: Văn phòng, phân xưởng may.
- Minh Khai: Chứa nguyên vật liệu, phân xưởng mắc dệt.
- Trần Quí Cáp: phân xưởng văng sấy.
Giai đoạn 2 : Từ tháng 7-1975 đến cuối năm 1985
Đây là giai đoạn bước đầu sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Nhà nước.
Ngày 1-7-1975, xí nghiệp chính thức nhận các chỉ tiêu, pháp lệnh của Nhà nước.
Trong thời gian này xí nghiệp luôn hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao, từ khâu
sản xuất đến khâu tiêu thụ, giá cả sản được Uỷ Ban vật giá Nhà nước quyết định
trên cơ sở hội nghị khách hàng.
Giai đoạn 3 : Từ đầu năm 1986 đến hết năm 1999
Trong thời gian này, nền kinh tế đất nước có chuyển biến lớn, từ cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cũng
như các xí nghiệp khác, Xí nghiệp dệt 10-10 bước sang giai đoạn tự hoạch toán
kinh doanh, và đổi tên thành Công ty Dệt 10-10.
Thời gian này, Công ty đã thay đổi một số thiết bị sản xuất mới, thay đổi
nguyên vât liệu chính, sử dụng sợi petex75D thay cho sợi poliamits. Sợi petex75D
có tính mềm mại, không bị lão hoá, không bị vàng. Sự cải tiến đó đã góp phần làm
cho sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao và đứng vững trên thị trường.
Hiện nay, Công ty đã lắp đặt một số dây chuyền sản xuất khép kín từ khâu
dệt, tẩy, nhuộm, văng sấy, cắt may, hoàn thiện từ khâu đầu đến khâu cuối. Tháng 7-
1997, Công ty đã tiến hành lắp thêm một dây chuyền công nghệ mới, nhập của
Đức, chuyên sản xuất tuyn hoa chất lượng cao, với tổng số vốn đầu tư 142.000DM.
Giai đoạn 4 : (Từ tháng 1/2000 đến nay)
Theo quyết định số 5784/QĐ-UB ngày 29-11-1999 của UBND Thành phố
Hà Nội về việc chuyển đổi Công ty Dệt 10-10, là doanh nghiệp Nhà nước thành
Công ty cổ phần.
Tên gọi : Công ty cổ phần Dệt 10-10.
Tên giao dịch quốc tế: 10/10 Textile JointStock Company, gọi tắt là 10/10
Testoco.

Trụ sở chính: Số 6 - Ngô Văn Sở - Quận Hoàn Kiếm - TP Hà Nội.
Thời gian hoạt động : 27 năm kể từ khi có giấy phép kinh doanh.
Hình thức cổ phần hoá: Bán một phần vốn và Nhà nước phát hành cổ phần.
Vốn điều lệ: 8 tỷ đồng trong đó vốn cố định là 4928 tỷ đồng.
Vốn nhà nước : chiếm 30%, tức là 2,4 tỷ đồng.
Cổ đông ngoài doanh nghiệp: Không có.
Số cổ phần phát hành : 80.000.
Mệnh giá cổ phần: 100.000.
Chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần dẫn đến cơ cấu quản
lý cũng có nhiều thay đổi cho phù hợp. Bên cạnh sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, là
sự thay đổi về chất lượng quản lý bộ máy. Cùng với sự tài trợ của Đan Mạch, Công
ty đã trang bị mỗi phòng một máy vi tính và một số máy móc thiết bị khác phục vụ
cho công tác quản lý và giao dịch. Đồng thời công ty cũng mở các lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn. Đó là những biểu hiện của
sự phát triển của công ty trong nền kinh tế thị trường. Trong thời gian này, công ty
đã có những dấu hiệu đáng mừng về kết quả kinh doanh, khẳng định hướng đi
đúng đắn của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá.
Là một công ty sản xuất hàng tiêu dùng với qui mô vừa, đến nay tổng số cán
bộ, công nhân viên của công ty là 470 người (31-12-1990). Với qui mô vốn đến
ngày 31-12-2000:
Tổng vốn kinh doanh: 8.000.000.000
Vốn cố định: 4.928.236.685
Vốn lưu động: 3.071.763.315
2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Dệt 10/10 trải qua 27 năm trưởng thành và phát triển, được
Nhà nước giao vốn cho toàn quyền sử dụng, tự quản lý điều hành sản xuất kinh
doanh, đã vươn lên là một trong những doanh nghiệp uy tín hàng đầu của ngành và
đã tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc
tế. Nhiệm vụ chính của Công ty vừa nghiên cứu tìm hiểu thị trường, vừa tự thiết kế
mẫu mới phù hợp với xu hướng tiêu dùng của xã hội, tổ chức sản xuất dựa trên nhu

cầu chung và cuối cùng là hoàn thành công tác tiêu thụ. Trong suốt những năm
qua, Công ty cổ phần Dệt 10/10 luôn phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, sử
dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn lực đầu vào để giảm chi phí sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm bằng nhiều biện pháp khác nhau đồng thời chú trọng việc tìm kiếm
và mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu. Với quan điểm sáng tạo, đổi mới, dám
nghĩ dám làm của đội ngũ CBCNV trong những năm qua đã đưa Công ty phát triển
ngày càng lớn mạnh, vừa sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vừa làm tốt công tác xã
hội đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.
Hiện nay, Công ty cổ phần Dệt 10/10 đang sản xuất và kinh doanh các loại
mặt hàng chủ yếu như dệt vải tuyn, vải rèm và màn tuyn các loại chất lượng cao
được may trên máy dệt kim đan dọc từ loại sợi tổng hợp poliete, petex, poliamit
(bây giờ công ty chủ yếu chuyển sang dùng sợi petex75D).
3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Qua công tác nghiên cứu tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường, Công ty cổ
phần Dệt 10/10 đã tiến hành đầu tư thêm trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ
yêu cầu sản xuất. Sản phẩm của Công ty được thiết kế đẹp hơn, phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng đồng thời chất lượng sản phẩm nâng cao, chính vì thế, thị
trường tiêu thụ không ngừng được mở rộng cả trong nước và trên thế giới.
Đối với thị trường trong nước, Công ty bao giờ cũng nghiên cứu, xem xét
kỹ lưỡng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng ở từng khu vực khác nhau, sau đó mới
thiết kế và tổ chức sản xuất cho phù hợp. Vì thế, sản phẩm của công ty luôn được
yêu thích. Cùng với lợi thế về giá cả, sản phẩm của Công ty đã được người tiêu
dùng Việt Nam bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, đã được tặng 8 huy
chương vàng tại Hội chợ quốc tế Hàng công nghiệp Việt Nam và một số các danh
hiệu khác, đặc biệt, sản phẩm màn tuyn được xếp hạng thứ 11/ 99 sản phẩm công
nghiệp và tiêu dùng ưa thích năm 2000, đứng thứ 4/ 5 sản phẩm ưa thích nhất theo
ngành hàng dệt và may mặc Việt Nam.
Với thị trường xuất khẩu, Công ty rất chú trọng công tác chào hàng, giới
thiệu sản phẩm, tham gia các hội chợ hay hội nghị khách hàng ở các nước khác
nhau. Hiện nay, khách hàng chính của Công ty là Công ty VESTERGAARD

FRANDSEN của Đan Mạch. Bên cạnh đó, Công ty thường xuyên tổ chức xuất
khẩu sang các nước Châu Phi và vùng Trung Cận Đông là thị trường đông dân và
đặc biệt môi trường có nhiều ruồi muỗi vàng cho nên nhu cầu về màn tuyn là rất
lớn. Trong thời gian tới, Công ty vẫn tiếp tục tìm kiếm thị trường mới, Công ty
luôn sẵn sàng hợp tác cùng bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện
đại, khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất và chất
lượng sản phẩm.
4. Một số chỉ tiêu Tài chính của Công ty trong những năm gần đây.
Đơn vị : Đồng
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So với
năm 1999
1. Giá trị sản xuất:
2.Tổng doanh thu thuần:
3. Thuế GTGT đầu ra:
4. Nộp ngân sách:
5. Lợi nhuận:
6. Thu nhập bình quân
(đồng/người/tháng)
37.306.000.000
35.296.528.215.000
1.351.000.000
154.240.631.000
1.351.000
40.100.000.000
37.400.000.000
1.625.000.000
591.000.000
10.240.000.000
1.050.000
+7,49%

+5.6%
-56.25%
+563,89%
-22,27%
5. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh.
5.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý:
Bộ máy quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của công ty được bố trí theo
trực tuyến bao gồm:
1- Hội đồng quản trị (Ban giám đốc):
Cơ cấu của Hội đồng quản trị bao gồm:
- Một chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm giám đốc Công ty.
- Một phó chủ tịch hội đồng quản trị.
- Hai Phó giám đốc Công ty: Một PGĐ phụ trách sản xuất, một PGĐ
phụ trách kinh doanh.
Hội đồng quản trị có chức năng giám sát và điều hành mọi hoạt động sản
xuất, kinh doanh của công ty .
2. Phòng kế hoạch:
Có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn. Đôn
đốc các bộ phận sản xuất và phòng chức năng thực hiện tốt các công việc đó; Điều độ
sản xuất kịp thời, phối hợp với các bộ phận kỹ thuật chất lượng, tổ chức lao động, vật tư
để đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ các yêu cầu của sản xuất; Xây dựng chiến lược phát
triển mặt hàng mới, đầu tư công nghệ mới để không ngừng mở rộng, phát triển sản
xuất; Tiếp nhận các yêu cầu đặt hàng của đối tác nước ngoài, tính toán trả lời và phối
hợp với các bộ phận để thực hiện tốt kế hoạch đó; Quản lý phương tiện vận chuyển nội
bộ Công ty phục vụ cho công tác điều độ sản xuất, lập kế hoạch gia công sản phẩm bên
ngoài Công ty khi năng lực sản xuất của Công ty không đáp ứng được kế hoạch; Tổ
chức công tác thống kê tổng hợp từ phòng đến các phân xưởng sản xuất phục vụ cho
chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
3. Phòng kỹ thuật- cơ điện
- Xây dựng bổ sung, hoàn thiện qui trình kỹ thuật, qui trình công nghệ cho

quá trình sản xuất đối với các loại sản phẩm, vận hành thiết bị, tổ chức kiểm tra
việc thực hiện các qui trình đó; Xây dựng chương trình tiến bộ kỹ thuật hàng năm
và phối hợp các bộ phận thực hiện tốt chương trình đã đặt ra; Xây dựng và bổ sung
hoàn thiện các định mức kỹ thuật, xác định mức tiêu hao vật tư và đề xuất các giải
pháp để giảm định mức tiêu hao vật tư; Lập kế hoạch dự phòng sửa chữa máy móc
thiết bị định kỳ, tham gia cùng phân xưởng để khắc phục các sự cố kỹ thuật xẩy ra
trong quá trình sản xuất; Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng vận hành của
các loại thiết bị máy móc trong Công ty; Nghiên cứu các biện pháp để đảm bảo
môi trường sản xuất, môi trường làm việc trong các phân xưởng và toàn Công ty;
Tổ chức độ phận chế thử sản phẩm để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,
đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mã, bao bì, theo dõi quản lý phòng thí nghiệm phục vụ
công tác nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh, làm thường trực công tác
sáng kiến của công ty; Gia công phụ tùng chi tiết, sửa chữa thiết bị máy móc, bảo
dưỡng phụ tùng chi tiết kho vật tư; Quản lý trạm nước, trạm điện của Công ty;
Thực hiện chức năng xây dựng cơ bản, sửa chữa cải tạo nhà xưởng trong Công ty.
4. Phòng quản lý chất lượng
Có nhiệm vụ nghiên cứu soạn thảo các văn bản liên quan tới hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO để ban hành thực hiện trong Công ty; Theo dõi và thực
hiện các văn bản nội qui, qui trình và quản lý chất lượng, đề xuất bổ sung thay đổi để
ngày càng hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng; Lưu trữ các văn bản, tài liệu liên
quan tới hệ thống ISO trong máy tính và bảo quản các tài liệu đó. Bên cạnh đó phòng
còn có nhiệm vụ tổ chức công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, thực hiện quy trình
công nghệ, đánh giá việc thực hiện chất lượng ở các công đoạn sản xuất. Ngoài ra còn
tổ chức kiểm tra chất lượng các loại vật tư, hàng hoá mua ngoài gia công theo tiêu
chuẩn của và qui định của Công ty.
5. Phòng kinh doanh.
Thực hiện chức năng tổ chức cung ứng vật tư nguyên liệu kịp thời đảm bảo chất
lượng, số lượng, chủng loại với giá cả hợp lý nhất theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh;
Tổ chức việc bán hàng tại Công ty, tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và nhanh chóng
thu hồi công nợ, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để quản lý tiền hàng không thất thoát.

Đồng thời tổ chức công tác bốc vác nội bộ Công ty, tổ chức công tác quản lý kho tàng,
bảo quản tốt vật tư hàng hoá không để hư hỏng mất mát; Thực hiện chức năng xuất nhập
khẩu trực tiếp các loại vật tư, sản phẩm của Công ty; Quan hệ với bạn hàng để không
ngừng phát triển mạng lưới tiêt thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
6. Phòng tổ chức - bảo vệ:
Thực hiện việc xây dựng các qui chế, nội qui về khen thưởng, kỷ luật lao động,
kỷ luật sản xuất áp dụng trong toàn Công ty và theo dõi việc thực hiện các quy định đó;
Xây dựng kế hoạch tiền lương, xây dựng các phương án trả lương theo sản phẩm, làm
tốt công tác định mức lao động để thúc đẩy sản xuất và tiết kiệm quỹ lương. Bên cạnh
đó phòng còn có nhiệm vụ sắp xếp nhân lực theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, xây
dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của sản xuất; thực
hiện chức năng động viên thi đua sản xuất, xây dựng, tổ chức việc khen thưởng; Tổ
chức công tác bảo vệ Công ty đảm bảo an toàn về người, tài sản thiết bị, phương tiện đi
lại không để hỏng hóc thất
thoát; Duy trì kỷ luật lao động, nội qui sản xuất, thời gian làm việc theo qui định của
Công ty; Kiểm tra công tác an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ, đề xuất các biện
pháp khắc phục; Quản lý hồ sơ nhân sự, thực hiện bảo hiểm xã hội, tính toán kiểm tra
việc chấm công lao động để thanh toán lương hàng tháng.
7. Phòng tài vụ:
Có chức năng thực hiện nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng chế độ chính
sách của Nhà nước trong toàn bộ các khâu sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời
theo dõi kiểm tra việc thực hiện các qui định về thể lệ chế độ chi tiêu, quản lý chặt chẽ
tiền hàng không để thất thoát, tham ô lãng phí; Theo dõi các khoản công nợ đảm bảo
cân đối thu chi để phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả; Theo dõi kiểm tra việc
kiểm kê định kỳ hàng năm để quản lý tiền hàng chặt và phục vụ công tác quyết toán
tài chính; Tính toán và xây dựng giá thành.
8. Phòng hành chính- y tế:
Tiếp nhận, sao lưu, gửi công văn, đón tiếp khách, hội họp, tổ chức nhà ăn
cho công nhân tổ chức khám chữa bệnh, theo dõi sức khoẻ cho cán bộ và công

nhân viên.
5.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
* Hiện nay nhà máy có 5 phân xưởng sản xuất:
- Phân xưởng dệt: Chức năng chính là dệt từ sợi sang vải tuyn, rèm.
Bao gồm các tổ : Tổ quản lý, tổ mắc sợi, tổ dệt.
-Phân xưởng văng sấy: Chức năng là tẩy trắng, nhuộm xanh, và sấy khô vải.
Phân xưởng bao gồm các tổ: Tổ nhuộm và 3 tổ văng sấy.
-Phân xưởng cắt: Chức năng chính là cắt vải tuyn, rèm theo kích cỡ qui định.
Gồm hai tổ cắt.
-Phân xưởng may 1 và phân xưởng may 2: Chức năng chủ yếu là may thành
phẩm (màn hoặc rèm). Bao gồm tổ may, tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm may may
(KCS) và tổ đóng gói.
Sơ đồ 19. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, SẢN XUẤT
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
Phòng kế hoạch
Phòng quản
lý chất
lượng
Phòng
kinh
doanh
Phòng
T i và ụ
Phòng
Tổ chức bảo vệ
Phòng h nh chính y tà ế
Phòng
Kỹ
Thuật

Phân xưởng dệt
Phân xưởng văng sấy
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may 1
Phân xưởng may 2
Ban kiểm soát
Phó giám đốc
sản xuất
Phó giám đốc
kinh doanh
Giám đốc
*Quy trình công nghệ sản xuất:
- Công đoạn mắc sợi: Sợi được đưa vào Cacbobin. Cacbobin mắc xong
chuyển sang bộ phận dệt.
-Công đoạn dệt: Sợi được dệt thành vải tuyn khổ 1,8m sau đó vải được
chuyển sang bộ phận tẩy trắng hoặc nhuộm mầu và văng sắy.
- Công đoạn văng sấy: Vải tuyn được đưa vào văng sấy có nhiệm vụ định
hình và kéo khổ vải từ 1,6m đến 1,8m. Sản phẩm của giai đoạn này là vải tuyn và
chuyển sang công đoạn cắt may.
- Công đoạn cắt may: thực hiện hoàn chỉnh ra thành phẩm. Màn thành phẩm
được chuyển qua bộ phận KCS và đóng gói.
Sợi petex75D
Mắc sợi
Dệt vải
Tẩy trắng, nhuộm m uà
Văng sấy
Đóng gói
KCS
May
May m nà

Cắt m nà
Sơ đồ 20. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN PHẨM
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN, CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ
BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
1. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán.
Phương thức tổ chức bộ máy kế toán:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty, bộ
máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Hình thức sổ kế
toán đang được áp dụng hiện nay là hình thức NKCT với hệ thống sổ sách kế toán
tương đối đầy đủ. Các phần hành kế toán chủ yếu là ghi chép thủ công, các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh liên tục và khá phức tạp. Mặc dù chỉ có 6 cán bộ kế toán
nhưng các công việc vẫn diễn ra trôi chảy và đáp ứng nhu cầu quản lý.
Theo hình thức NKCT, toàn bộ công việc kế toán từ việc ghi sổ chi tiết đến
tổng hợp báo cáo kiểm tra kế toán đều được thực hiện tại phòng Tài vụ của Công
ty. Trong các phân xưởng không bố trí các nhân viên kế toán, chỉ có nhân viên
thống kê, làm nhiệm vụ thống kê, ghi chép ban đầu những thông tin kinh tế dưới
phân xưởng, cuối tháng lập báo cáo theo số lượng và gửi về văn phòng kế toán để
tiến hành công tác hạch toán.
Đối với Công ty, hình thức sổ kế toán Nhật ký- Chứng từ là hoàn toàn phù
hợp với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý cũng như trình độ
nghiệp vụ của các nhân viên kế toán trong Công ty. Có thể khái quát chế độ kế toán
đang áp dụng tại Công ty như sau:
- Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 kết thúc 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ
- Phương pháp kế toán TSCĐ:
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo nguyên giá TSCĐ.
+ Phương pháp khấu hao áp dụng: Theo QĐ 1062/BTC
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: Chi tiết từng kho nguyên vật liệu
+ Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ: Tính giá bình quân

gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài vụ:
Về nhân sự, phòng Tài vụ có 6 cán bộ kế toán đảm nhiệm các công việc kế
toán khác nhau.
- Phó phòng tài vụ (quyền trưởng phòng): là kế toán trưởng, có nhiệm vụ chỉ
đạo chung công việc kế toán, tài chính trong phòng, phân tích và cung cấp thông
tin về tài chính, kế toán cho lãnh đạo Công ty để chỉ đạo kịp thời hoạt động sản
xuất, kinh doanh của Công ty. Ngoài ra KTT còn kiêm kế toán tổng hợp và tính giá
thành.
- Kế toán tài sản cố định và kế toán tiêu thụ thành phẩm: có nhiệm vụ tính
trích khấu hao tài sản cố định, theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm về
mặt giá trị và khối lượng, tính doanh thu bán hàng, các khoản phải thu.
-Kế toán vật tư: có nhiệm vụ mở sổ theo dõi vật liệu theo từng nhóm, từng
loại, từng thứ cả về hiện vật lẫn giá trị, đồng thời theo dõi tình hình biến động
(nhập - xuất - tồn) của các loại công cụ, dụng cụ. Cuối kỳ, phải tiến hành tính giá
vật liệu, công cụ, dụng cụ theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm: có nhiệm vụ tính ra tổng tiền lương và các
khoản mang tính chất tiền lương phải trả cho công nhân viên (bao gồm tiền lương,
tiền công, tiền thưởng...) và phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Đồng thời, tiến
hành tính và trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Hàng tháng,
kế toán lập "Bảng thanh toán lương" cho từng đội, từng tổ, từng phân xưởng sản
xuất để cuối tháng doanh nghiệp tiến hành trả lương.
- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, các
khoản phải thu, phải trả của công ty, tình hình thanh toán với ngân sách.
- Thủ quĩ: theo dõi các nghiệp vụ thu chi tiền mặt và bảo quản chứng từ thu chi
ban đầu, cung cấp cho kế toán thanh toán vào sổ quĩ hàng ngày để báo cáo quỹ.
Sơ đồ 21. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

Kế toán trưởng
(KT tổng hợp v tính giá th nh)à à
Kế toán
TSCĐ v tiêu thà ụ.
Kế toán thanh
toán
Kế toán tiền lương
Kế toán vật tư
Thủ quĩ
3. Tổ chức sổ sách chứng từ áp dụng tại công ty
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty là sổ Nhật ký- chứng từ với hệ
thống sổ sách tương đối đầy đủ. Do vậy các loại sổ tổng hợp mà công ty sử dụng
chủ yếu là các sổ Nhật ký chứng từ và các bảng kê.
Hình thức này tỏ ra rất phù hợp với đặc điểm về loại hình sản xuất của Công
ty là phức tạp, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đa dạng, số lượng tài
khoản sử dụng phong phú cùng với yêu cầu về trình độ quản lý và kế toán cao.
Hình thức sổ Nhật ký chứng từ bao gồm:
- Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết về TSCĐ, vật liệu, thanh toán với người mua,
người bán, chi phí kinh doanh, sổ chi tiết doanh thu bán hàng, bảng tính và phân bổ
khấu hao, Bảng tính lương và bảo hiểm xã hội.
* Sổ kế toán:
+ NK- CT số: 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10.
+ Bảng kê số: 1, 2, 3, 4, 5, 9, 11.
+ Sổ Cái:
+ Sổ chi tiết một số TK thuế phải nộp, TSCĐ, vật liệu, thanh toán với người
mua, người bán, sổ chi tiết tiêu thụ,...
+ Các bảng phân bổ
...
Sơ đồ 22. TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN VÀ GHI SỔ KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY

Chứng từ gốc v các bà ảng phân bổ
Sổ Cái
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng kê
Báo cáo t i chính à
Sổ tổng hợp nợ có các t i khoà ản
Sổ số dư
Về chứng từ, Công ty áp dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống các
chứng từ kế toán thống nhất do Bộ Tài Chính ban hành.
Loại 1: Lao động tiền lương
Loại 2: Hàng tồn kho
Loại 3: Bán hàng
Loại 4: Tiền tệ
Loại 5: TSCĐ
Tuy nhiên, đây chỉ là những chứng từ Công ty đã đăng ký sử dụng. Trong
thực tế, Công ty không sử dụng hết các loại chứng từ này. Với nguyên tắc thống
nhất, đặc thù và hiệu quả, Công ty đã xây dựng một hệ thống tài khoản kế toán phù
hợp với đặc điểm sản xuất và quy mô của doanh nghiệp. Đó chính là Hệ thống tài
khoản thống nhất do Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết định số 1141 QĐ/ TC/
CĐKT ngày 1/ 11/ 1995. Một số tài khoản được Công ty mở chi tiết cho phù hợp
với nội dung kinh tế của từng phần hành kế toán. Hệ thống chứng từ chính là căn

×