Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NGUỒN GỐC CÂY CHÈ, PHÂN LOẠI VÀ SỰ PHÂN BỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.11 KB, 5 trang )

4
NGUỒN GỐC CÂY CHÈ, PHÂN LOẠI VÀ SỰ PHÂN
BỐ
1.1 Nguồn gốc cây chè
Năm 1753, Carl Von Linnaeus, nhà thực vật học Thụy Điển
nổi tiếng, lần đầu tiên trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu trên
một số loại chè cổ ở Trung Quốc và định tên khoa học cây chè là
Thea Sinensis rồi phân thành 2 loại: Thea bohea (chè đen) và
Thea viridis (chè xanh). Nhiều công trình nghiên cứu và khảo sát
trước đây cho rằng: Nguồn gốc của cây chè là vùng cao nguyên
Vân Nam – Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm. Theo các
tài liệu của Trung Quốc thì cách đây khoảng 4000 năm, người
Trung Quốc đã biết dùng chè làm dược liệu và sau đó mới dùng
để uống. Cũng theo các tài liệu này thì vùng biên giới Tây Bắc
nước ta cũng nằm trong vùng nguyên sản của giống cây chè tự
nhiên trên thế giới.Năm 1823, Robert Bruce, một học giả người
Anh, lần đầu tiên phát hiện một số cây chè hoang dã trong dãy
núi Sadiya ở vùng Atxam (Ấn Độ) cao tới 17 đến 20m, thuộc loài
thân gỗ lớn, khác hẳn cây chè thân bụi của Linaeus thu thập ở
vùng Trung Quốc nói trên. Tiếp sau đó các nhà học giả Anh như
Samuel Bildon (1878), John H.Blake (1903), E.A.Brown và
5
Ibbetson (1912) đưa ra thuyết: Ấn Độ là vùng nguyên sản của cây
chè trên thế giới, vì trong kho tàng cổ thụ Trung Quốc không có
ghi nhận gì về các cây chè cổ thụ, trong đất nước Trung Quốc
chưa tìm thấy những cây chè cổ thụ lớn như ở Ấn Độ, và giống
chè Trung Quốc cũng như Nhật Bản hiện nay là nhập từ Ấn Độ.
Năm 1918, Cohen Stuart (Java), một nhà phân loại thực vật Hà
Lan đã đi thu thập mẫu tiêu bản chè tại Vân Nam, Bắc Việt Nam
và Bắc Mianma. Kết quả đã tìm thấy những cây chè thân gỗ lớn ở
khu vực miền núi phía Nam và phía Tây Vân Nam.


Tuy có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc cây chè,
nhưng vùng phân bố chè nguyên sản và vùng chè dại nằm đều
nằm ở khu vực núi cao, có điều kiện sinh thái lý tưởng. Thực vậy,
vùng Vân Nam (Trung Quốc) hay vùng Atxam (Ấn Độ) đều có
độ cao trên 1500m so với mặt nước biển. Còn tại Việt Nam cũng
đã tìm thấy chè dại tại Suối Giàng (Yên Bái), Thông Nguyên, Cao
Bồ (Hà Giang), Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Từ những nghiên cứu trên
có thể đi đến kết luận là cây chè có nguồn gốc từ Châu Á.
1.2 Phân loại
Để phân loại cây chè, người ta dựa trên các cơ sở:
6
Cơ quan sinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của
tán, hình dạng và kích thước của loại lá, số đôi gân lá...
Cơ quan sinh trưởng: độ lớn cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí
phân nhánh của đầu và nhị cái.
Đặc điểm sinh hoá: chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin.
Trong những thập kỷ qua đã có nhiều tác giả phân loại về chè,
đó là Cohen Stuart 1916, Wight và Barua 1939, Kitamura 1950m
Sealy 1958. Trong đó cách phân loại Cohen Stuart được nhiều
người biết đến và sử dụng. Theo nhà thực vật học người Hà Lan
Cohen Stuart 1919, tác giả dựa vào đặc điểm hình thái, sinh lý,
không gian phân bố, đối chiếu với nguồn gốc để chia chè thành 4
loại , đó là:
− Chè Trung Quốc lá nhỏ: thuộc loại cây bụi, mọc chậm có
nhiều thân mọc từ dưới lên, lá nhỏ cứng, đọt chè nhỏ, diện tích lá
bé thích hợp với những loại chè đòi hỏi ngoại hình đẹp.
− Chè Trung Quốc lá to: thuộc loại thân gỗ nhỏ, lá trung bình,
năng suất khá, đọt chè từ nhỏ đến trung bình được sử dụng cho
chế biến chè xanh và chè đen.
7

− Chè Shan: thuộc loại thân gỗ vừa, lá to, đọt dài, có nhiều
lông tuyết vì thế khi chế biến cần lưu ý cường độ và thời gian vò
để giữ lại tối đa tuyết của đọt tạo sự hấp dẫn tự nhiên cho sản
phẩm.
− Chè Ấn Độ: thuộc loại thân gỗ lớn, lá to, bóng láng, sinh
trưởng mạnh ở những vùng nhiệt đới, đọt to, hàm lượng tanin cao
thích hơp cho chế biến chè đen theo phương pháp truyền thống
Orthodox và phương pháp CTC (Crushing – Tearing – Curling).
1.3 Sự phân bố của cây chè
Cũng như nhiều loại cây trồng khác, cây chè phân bố trên
phạm vi khá rộng. Đầu tiên chè chỉ sống hoang dại trên các Cao
Nguyên vùng Đông Nam Châu Á. Về sau, người ta đã tìm hiểu
được đặc tính và công dụng của nó nên đã đưa về trồng trên các
nương, đồi, vườn tược. Đến nay, ngành trồng chè đã có gần 5.000
năm lịch sử và đã được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới,
từ 30 độ vĩ nam (Natan – Nam Phi) đến 45 độ vĩ bắc (Gruzia –
Liên Xô). Nhưng chè tốt nhất và được trồng nhiều nhất là từ 32
độ vĩ bắc đến 6 độ vĩ nam và hình thành 3 vùng lớn: vùng ôn đới,
vùng á nhiệt đới và vùng nhiệt đới. Trong đó, vùng nhiệt đới chè
sinh trưởng tốt nhất và có nhiều triển vọng cho sản lượng cao
8
nhất. Từ những vùng chè nguyên sản, chè được nhân rộng ra các
vùng có điều kiện tự nhiên rất khác nhau: Chè được trồng ở Nhật
Bản năm 805 – 814, Indonesia 1684, Liên Xô 1833, Srilanca
1837 – 1840, Ấn Độ 1834 – 1840 và Tasmania (Châu Đại
Dương) năm 1940.
Ở Việt Nam, cây chè có từ lâu đời trên các vùng núi cao phía
Tây Bắc với những cây chè nguyên thủy ở Suối Giàng (Yên Bái),
Thông Nguyên, Cao Bồ, Lũng Phìn (Hà Giang), Chồ Lồng, Tả
Xùa (Sơn La), Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Cây chè được trồng với

quy mô đồn điền đầu tiên ở Phú Thọ vào năm 1890. Sau đó,chè
được phân bố trên phạm vi cả nước, trải dài trên 15 vĩ độ bắc, đã
hình thành những vùng chè tập trung như: Vùng Tây Bắc ( gồm
Sơn La, Lai Châu), Vùng Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn (gồm Hà
Giang, Tuyên Quang, yên Bái, Lào Cai), vùng Trung du Bắc Bộ
(gồm Phú Thọ, Nam Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Bắc
Giang, Thái Nguyên), vùng Bắc Trung Bộ (gồm Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh), vùng Tây Nguyên (gồm Gia Lai, Kontum,
Lâm Đồng).
Sự hình thành các vùng chè tập trung trên mang tính tự nhiên
,song còn hạn chế trong phân vùng phát triển, chưa khai thác tốt
được các lợi thế về tự nhiên của từng vùng, trong đó vùng Trung

×