Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Ứng dụng chế phẩm clostat trong chăn nuôi gà isa brown đẻ trứng thương phẩm tại công ty TNHH đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công lạc vệ tiên du bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.23 KB, 68 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y

--------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM CLOSTAT TRONG CHĂN
NUÔI GÀ ISA BROWN ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI GIA CÔNG
LẠC VỆ - TIÊN DU - BẮC NINH”

LÒ THỊ THIÊN
LỚP: K59 – TYH

HÀ NỘI – 2018
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y


--------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM CLOSTAT TRONG CHĂN
NUÔI GÀ ISA BROWN ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI GIA CÔNG


LẠC VỆ - TIÊN DU - BẮC NINH”
Người thực hiện

: LÒ THỊ THIÊN

Lớp

: TYH – K59

MSV

: 598818

Khoa

: Thú y

Người hướng dẫn

: PGS.TS HUỲNH THỊ MỸ LỆ

Bộ môn

: VI SINH VẬT - TRUYỀN NHIỄM

HÀ NỘI - 2018

2

2

2


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Khoa Thú Y Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đến nay em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của
quý thầy cô, gia đình và bạn bè để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của
mình, nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc đến:
Cô PGS.TS Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trưởng Bộ môn Vi sinh vật – Truyền
nhiễm đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt
quá trình triển khai, thực tập và chỉ bảo hướng dẫn để giúp em hoàn thành tốt
đề tài nghiên cứu này.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn
Vi sinh vật - Truyền nhiễm; các thầy, cô giáo trong khoa Thú Y và các thầy, cô
giáo công tác tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, những người đã quan tâm,
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty TNHH đầu tư và phát
triển chăn nuôi gia công Lạc Vệ − Tiên Du – Bắc Ninh và toàn thể cán bộ,
công nhân viên của công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt
đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè,
những người đã luôn quan tâm, cổ vũ và động viên, giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập, rèn luyện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018


Sinh viên thực hiện

Lò Thị Thiên

3

3


MỤC LỤC

4

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU

5

5


DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC VIẾT TẮT
CFU

:


Colony forming unit (đơn vị tạo khuẩn lạc)

Cs

:

Cộng sự

CRD

:

Chronical Respiratory Disease ( Bệnh hô hấp mãn tính ở
gia cầm)
6

6


FAO

:

(Food and Agriculture Organization of the United Nations)
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

FCR

:


Feed Conversion Ratio (Hệ số chuyển đổi giữa kg thức
ăn/kg tăng trọng) hay tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng

g

:

gam

HQSDTA

:

Hiệu quả sử dụng thức ăn

IB

:

Infectious Bronchitis (Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm)

IC

:

Infectious Coryza (Bệnh viêm mũi truyền nhiễm)

LTATN


:

Lượng thức ăn thu nhận

ME

:

Metabolizable Energy (Năng lượng trao đổi)

NE

:

Necrotic Enteritis ( Bệnh viêm ruột hoại tử )

NST

:

Năng suất trứng

TB

:

Trung bình

TC


:

Tiêu chuẩn

TTTA

:

Tiêu tốn thức ăn

VNĐ

:

Việt Nam đồng

WHO

:

(World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới

7

7


Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi dẫn đến những khó
khăn về an toàn sinh học, vệ sinh phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Để
chăn nuôi đạt hiểu quả, người chăn nuôi phải nâng cao hơn nữa chất lượng chăn
nuôi, tăng cường khả năng phòng chống dịch bệnh. Dịch bệnh là nguyên nhân
chủ yếu gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi và ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng. Cùng với đó là tình trạng sử dụng kháng sinh một cách tù tiện, bừa
bãi, lạm dụng dẫn đến sự mất cân bằng trong mối quan hệ giữa các vi khuẩn có
lợi và có hại trong đường tiêu hóa gia súc, gia cầm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
chăn nuôi và nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm với con người và động vật
sử dụng, khả năng kháng kháng sinh của con người với vật nuôi.
Trước tình hình đó, thế giới đang dần từng bước hạn chế tiến tới cấm
hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh bổ sung vào trong thức ăn. Kể từ ngày
01/01/2006 các nước EU cấm hoàn toàn việc bổ sung kháng sinh trong thức
ăn chăn nuôi (Hector Cervanter, 2006). Tại Việt Nam để phục vụ cho công tác
quản lý nhà nước về sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngày 4/9/2014 bộ NN và
PTNT đã ban hành quyết định số 28/2014/QĐ/BNN về việc cấm nhập khẩu,
sản xuất, lưu thông 24 loại kháng sinh trong sản xuất và kinh doanh thức ăn
chăn nuôi. Những nghiên cứu tìm ra chế phẩm thay thế dần, khắc phục hạn
chế của kháng sinh trong chăn nuôi là cần thiết và cấp bách.
Với xu hướng hiện nay là sử dụng chế phẩm vi sinh vật bổ sung vào
thức ăn chăn nuôi để tạo ra những sản phẩm sạch đã mang lại hiệu quả tốt cho
ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và nuôi gà đẻ nói riêng. Chế phẩm sinh
học là một hỗn hợp bao gồm các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hoá như
Bacillus subtilis, những acid amin, enzym protease, amylase, những chất dinh

8

8



dưỡng sinh học ... Chỉ cần bổ sung bằng cách trộn vào thức ăn theo một tỷ lệ
nhất định nào đó để cung cấp cho gà trong quá trình nuôi dưỡng.
Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm sinh học rất tốt trong đó có chế
phẩm Clostat do công ty Kemin sản xuất. Để đánh giá chất lượng chế phẩm cũng
như để có cơ sở khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng sản phẩm, chúng tôi tiến
hành thực hiện thử nghiệm: “Ứng dụng chế phẩm Clostat trong chăn nuôi gà
Isa Brown đẻ trứng thương phẩm tại công ty TNHH đầu tư và phát triển chăn
nuôi gia công Lạc Vệ - Tiên Du - Bắc Ninh”.
1.2. Mục đích
-

Theo dõi được tình hình chăn nuôi và phòng bệnh tại trang trại công ty TNHH đầu
tư và phát triển chăn nuôi gia công ở Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh nhằm bước
đầu làm quen với thực tiễn sản xuất cũng như ứng dụng các kiến thức đã học vào
trong chăn nuôi gà.

-

Đánh giá hiệu quả của chế phẩm Clostat đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và
khả năng phòng bệnh viêm ruột hoại tử.

9

9


Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Hệ thống vi sinh vật trong đường tiêu hóa của gà
Thông thường khi gà vừa mới nở ra cho đến 24 giờ thì không có vi sinh

vật trong đường tiêu hóa, nhưng khi gà tiếp xúc với môi trường bên ngoài
như: thức ăn, nước uống, không khí… thì vi sinh vật bắt đầu xâm nhập vào hệ
tiêu hóa của gà.
Số lượng vi sinh vật như: E.coli, cầu trực khuẩn và các vi sinh vật khác
tăng lên rất nhanh trong tá tràng và manh tràng. Vài giờ sau khi ăn đã tìm thấy
vi khuẩn Lactobacillus trong đường tiêu hóa, đến 3 ngày tuổi thì số lượng vi
khuẩn này tăng lên rất nhanh.
Bình thường hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa của gà ở trạng thái cân
bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây bệnh, khi gặp các yếu tố bất lợi như
stress (vận chuyển, thay đổi thức ăn đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh, gà đẻ
đang ở giai đoạn đẻ cao…) làm giảm sức đề kháng của cơ thể, phá vỡ sự cân
bằng đó, các vi khuẩn gây bệnh tăng nhanh về số lượng và độc lực để gây
bệnh cho gà.
Ngoài yếu tố stress do tiểu khí hậu chuồng nuôi bị ô nhiễm nặng làm
cho mầm bệnh phát triển mạnh, thông qua thức ăn ,nước uống, không khí…vào
đường tiêu hóa gà và gây bệnh. Mặt khác môi trường bị ô nhiễm sẽ làm cho
nồng độ các khí độc: NH3 và H2S tăng cao trong thời gian dài sẽ làm cho sức đề
kháng của gà giảm, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại gây bệnh.
Khí Amoniac sinh ra do sự biến đổi của axit uric có trong phân gà dưới
sự tác động của vi khuẩn Bacteric trong vật liệu lót nền, nồng độ khí Amoniac
lớn hơn 20 ppm có thể kích thích niêm mạc phế quản của gà và dễ gây ra:
-

Bệnh đường hô hấp như: ND, CRD, IB…

-

Tạo cho E.coli tăng lên tới mức gây viêm túi khí.

-


Gà chậm lớn, chỉ số tiêu tốn thức ăn (FCR) tăng.
10

10


-

Viêm mắt gà.

-

Nồng độ Amoniac và H2S cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu chí kỹ thuật
cũng như chỉ tiêu kinh tế của gà đẻ. Từ những nguyên nhân gây dẫn đến hiện
tượng loạn khuẩn ở đường ruột gà, dẫn đến ỉa chảy.

 Các biện pháp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh là:
-

Vệ sinh môi trường nuôi sạch sẽ, thoáng mát về mùa hề , kín về mùa đông,
tránh gió lùa, vệ sinh thức ăn nước uống, điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm thích
hợp.

-

Không thay đổi khẩu phần ăn và phương thức cho ăn đột ngột.

-


Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách thường xuyên bổ sung các
vitamin,axit amin,khoáng …cần thiết phù hợp.

-

Sử dụng kháng sinh để điều trị.

-

Tăng cường tiêu hóa bằng cách bổ sung các men có chứa các enzym tiêu hóa
hoặc các men vi sinh có chứa Lactobacillus.

-

Sử dụng một số chế phẩm sinh học có lợi cho đường tiêu hóa, ức chế vi khuẩn
gây bệnh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu cho vi khuẩn có lợi phát triển.
2.2. Giới thiệu về probiotic
2.2.1. Định nghĩa probiotic
Probiotic có nghĩa là “vì sự sống”. Thuật ngữ probiotic được Parker đề
nghị sử dụng lần đầu tiên vào năm 1974 để chỉ “những vi sinh vật và những
chất làm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột” (Fuller,1989).Từ đó đến nay
thuật ngữ probiotic được cả thế giới sử dụng để chỉ những chế phẩm vi sinh
vật sống hữu ích khi được đưa vào cơ thể động vật qua thức ăn hoặc nước
uống tạo nên những ảnh hưởng có lợi cho động vật.
Tuy nhiên hiện nay có hai định nghĩa được cho là phản ánh khá đầy đủ
bản chất của probiotic: (i) Theo Fuller (1989), probiotic là “ chất bổ sung vi
sinh vật vào thức ăn giúp cải thiện cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hoá
theo hướng có lợi cho vật chủ”; theo tổ chức Y tế thế giới (FAO, 2001),
11


11


probiotic là “ các vi sinh vật sống khi được đưa vào cơ thể qua đường tiêu hoá
với một số lượng đủ sẽ đem lại sức khoẻ tốt cho vật chủ”.
2.2.2. Vai trò của probiotic
Từ khi kháng sinh được cấm sử dụng như chất kích thích sinh trưởng
trong thức ăn chăn nuôi, ở một số nước thuộc khối liên minh châu Âu,
probiotic được coi là một trong những nguồn thay thế có triển vọng nhất vì có
những đặc tính ưu viêt, Patterson (2003) đã tổng kết các ảnh hưởng có lợi của
probiotic gồm tác dụng thay đổi cấu trúc quần thể vi sinh vật đường ruột theo
hướng có lợi cho vật chủ; tăng cường khả năng miễn dịch, giảm phản ứng
viêm, ngăn ngừa khả năng xâm nhập và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây
bệnh, tăng sản xuất các axit béo bay hơi, tăng cường quá trình sinh tổng hợp
các vitamin nhóm B, tăng hấp thu chất khoáng, giảm cholesterol trong máu,
tăng năng suất vật nuôi và giảm hàm lượng amoniac và urê trong chất thải.
Ngoài ra probiotic an toàn với động vật và thân thiện với môi trường.
Vì là chất bổ sung vi sinh vật sống hữu ích, việc sử dụng probiotic sẽ không
tạo ra chất tồn dư trong các sản phẩm chăn nuôi có lợi cho sức khoẻ người
tiêu dùng.
2.2.3. Cơ chế tác động của probiotic
Có rất nhiều giải thích khác nhau về cơ chế tác động nhưng phần lớn
các tài liệu về probiotic đề cập đến ba tác dụng gồm đối kháng vi khuẩn, cạnh
tranh loại trừ và điều chỉnh miễn dịch (Steiner, 2006).
Các vi sinh vật probiotic sản sinh các chất kìm hãm vi khuẩn như
lactoferrin lysozym, hydrogen peroxide cũng như một số axit hữu cơ khác.
Các chất này gây tác động bất lợi lên vi sinh vật có hại chủ yếu là do sự giảm
thấp pH trong ruột (Martin Král, 2012).
Canh tranh loại trừ là đặc tính đấu tranh sinh tồn điển hình của các vi
sinh vật. Hình thức cạnh tranh loại trừ thường thấy ở các vi sinh vật đường

ruột là cạnh tranh vị trí bám dính. Các vi sinh vật probiotic cư ngụ và nhân lên
12

12


trong ruột, khoá chặt các vị trí thụ cảm và ngăn cản sự bám dính của các vi
sinh vật khác như E.coli, Salmonella,... Một số nấm men probiotic
saccharomyces serevisiae , S.boulardii không chỉ cạnh tranh vị trí bám dính
của các vi khuẩn khác mà còn gắn kết các vi khuẩn có roi (phần lớn là các vi
khuẩn có hại) thông qua các cơ quan cảm thụ mannose đẩy chúng ra khỏi vị
trí bám dính ở niêm mạc ruột (Czerurucka and Rampal, 2002).
Tuy nhiên cạnh tranh dinh dưỡng là cạnh tranh khốc liệt nhất vì sự sinh
sôi với số lượng lớn của một loài vi sinh vật nào đó là nguồn đe doạ nghiêm
trọng đối với các loài khác về nguồn cơ chất cho phát triển.
Ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất ở động vật có vú. Giữa hệ vi sinh
vật ruột và hệ thống miễn dịch có sự tương tác đặc thù. Năng lực miễn dịch
dịch thể và miễn dịch tế bào của hệ thống miễn dịch ruột bị ảnh hưởng rất lớn
bởi sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột (Cebra, 1999). Thông qua
tương tác với hệ thống miễn dịch ruột, các probiotic có thể điều chỉnh cả miễn
dịch thụ động và chủ động hoặc cả hai. Tác động điều chỉnh miễn dịch đặc
hiệu của probiotic phụ thuộc vào chủng giống hoặc các loại vi khuẩn
probiotic (Dugas et al., 1999). Tuy nhiên cơ chế của probiotic với chức năng
miễn dịch vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ.
Từ ba cơ chế chung nói trên sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho vật nuôi
của chúng ta hiện nay như:
 Bảo vệ niêm mạc đường tiêu hoá giúp tăng khả năng thu nhận thức ăn cho con
vật, giảm thức ăn dư thừa từ đó giảm đi mùi hôi tác động tới môi trường.
 Tác động đối kháng và tác động diệt khuẩn nhờ tiết ra chất bacterin giúp làm
giảm các vi khuẩn có hại trong đường ruột.

 Luôn giữ được trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật tại đường ruột.

13

13


 Từ đó làm tăng chuyển hoá protein và các chất dinh dưỡng trong thức ăn, sẽ
giúp làm giảm sản sinh các sản phẩm khí trung gian gây mùi như H2S, NH3
làm giảm mùi hôi của chuồng nuôi.
2.2.3.1. Tác dụng trên biểu mô ruột
Vi sinh vật của probiotic có khả năng bám dính tốt tế bào biểu mô ruột,
cạnh tranh nơi cư trú với các vi sinh vật bệnh và cạnh tranh dinh dưỡng. Do
đó chúng có khả năng giảm kích thích bài tiết và những hậu quả do phản ứng
viêm của sự lây nhiễm vi khuẩn, cũng như đẩy mạnh sự tạo ra các phân tử
phòng vệ thuộc hàng rào niêm mạc ruột.
2.2.3.2. Tác dụng đến hệ vi sinh vật đường ruột
Probiotic có khả năng điều chỉnh thành phần của vi khuẩn đường ruột.
Sự sống sót của vi khuẩn phụ thuộc vào bản chất của vi khuẩn. Khi tập trung ở
ruột, vi sinh vật trong probiotic tạo nên sự cân bằng tạm thời, sự thay đổi này
được nhận thấy một vài ngày sau khi bắt đầu tiêu thụ sản phẩm có chứa
probiotic. Mức độ tác dụng phụ thuộc vào liều lượng của giống vi khuẩn. Kết
quả chỉ ra rằng nếu bổ sung thường xuyên, vi khuẩn định cư một cách tạm thời
trong ruột, mooti khi chấm dứt sự tiêu thụ thì số lượng vi khuẩn probiotic sẽ
giảm xuống. Vi khuẩn có thể làm giảm pH của bộ phận tiêu hoá và có thể theo
cách đó sẽ gây cản trở cho hoạt động tiết ra enzym của sinh vật đường ruột.
Probiotic cư trú ở ruột với những vi khuẩn có lợi và loại trừ các vi
khuẩn có độc lực như: E.coli, Salmonella và Clostridium ở những vị trí lông
nhung của ruột non, nơi mà vi khuẩn có hại sẽ phá hủy lông nhung. Probiotic
tăng cường sức đề kháng bằng cách bảo vệ lông nhung biểu mô ruột, làm tăng

chiều cao của lông nhung và tăng chiều sâu của các khe nằm giữa lông nhung.
Theo cách đó sẽ gia tăng được diện tích bề mặt hấp thu chất dinh dưỡng. Vì
vậy, con vật sẽ gia tăng hiệu quả hấp thu thức ăn.
Các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu thực phẩm ở Norwich (vương
quốc Anh) cho rằng probiotic có thể tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn sống ở ruột
14

14


gia cầm, do đó giúp loại bỏ mối đe doạ sự ngộ độc thực phẩm vi khuẩn từ
chuỗi thức ăn.
2.2.3.2.1. Cơ chế kháng khuẩn của vi sinh vật probiotic
Vi sinh vật probiotic làm giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh để ngăn
chặn các mầm bệnh bằng cách tiết ra các chất kháng khuẩn ức chế cả vi khuẩn
Gram dương và Gram âm. Các chất kháng khuẩn gồm các axit hữu cơ như:
axit lactic, axit axetic... . Sản phẩm tiết của vi khuẩn trong probiotic là
Bacteriocin nhóm peptide hay protein được tổng hợp nhờ ribosome có hoạt
tính kháng vi sinh vật. Những chất này có thể làm giảm không chỉ những vi
sinh vật mang mầm bệnh mà còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của vi khuẩn
và sự tạo ra các độc tố. Điều này được thực hiện bằng cách giảm pH ruột
thông qua sự tạo ra các axit béo chuỗi ngắn dễ bay hơi chủ yếu là acetate,
propionate, butyrate và đặc biệt là lactic.
Bacteriocin class I (như nisin của Lactococcus lactis), gắn vào lớp lipid
II, ngăn cản sự vẩn chuyển của các tiểu đơn vị peptidoglycan từ tế bào đến
vách tế bào, do đó ngăn cản tổng hợp vách tế bào hoặc bám vào lớp lipid II,
các phân tử nisin tạo lỗ xuyên màng tế bào dẫn đến tiêu bào.
Bacteriocin class II (đại diện là sakacin của Lactobacillus sake) là các
peptide lưỡng tính có khả năng xuyên màng tế bào tạo kênh, lỗ trên màng.
Lớp III (còn gọi là bacteriolysin như lysostaphin), protein không bền

nhiệt, tác động trực tiếp lên vách tế bào đích.
2.2.3.2.2. Cơ chế tăng cường miễn dịch và các hoạt tính khác.

Probiotic như là phương tiện để phân phát các phân tử kháng viêm cho
đường ruột. Đẩy mạnh sự báo hiệu cho tế bào chủ để làm giảm đáp ứng viêm.
Tạo đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng. Vi khuẩn probiotic có khả năng
huy động các tế bào miễn dịch, hoạt hoá các đáp ứng miễn dịch thích hợp nhờ

15

15


một cơ chất phức tạp bắt đầu bằng sự tương tác giữa các tế bào probiotic và tế
bào của hệ miễn dịch.
Một nhóm nhà khoa học vừa công bố tác dụng của vi sinh vật probiotic
ảnh hưởng đến hoạt động của các gene của các tế bào ruột. Đây là kết quả đầu
tiên về cơ chế thay đổi các phản ứng miễn dịch của probiotic. Nghiên cứu
được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học của Viện dinh dưỡng và thực
phẩm (TYFN) thuộc trường Đại học Maastricht và Đại học Radboud (Hà
Lan) và trung tâm nghiên cứu Hà Lan NIZO.
Trong nhóm các tình nguyện viên, một số được bổ sung probiotic sống
Lactobacillus plantarum , một số khác tiếp thu các tế bào vô hoạt của chúng r
probiotic này. Các phân tích biểu hiện gene các tế bào của tá tràng đã được
tiến hành và cho thấy hiệu quả của probiotic sống đối với các hoạt động của tế
bào. Các hoạt động này kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể.
Các loại vi khuẩn được sử dụng như nguồn probiotic rất phong phú
như: Bacillus, Eurococcus, Lactobacillus,Lactococcus, Streptococcus nhưng
Lactobacillus và Bifidobacterium thường được sử dụng để sản xuất probiotic
cho người. Bacillus, Eurococcus và nấm men Sacharomyces được sử dụng để

tạo ra chế phẩm probiotic dùng trong chăn nuôi (Simon và cs, 2000). Một vài
năm gần đây loài Lactobacillus được quan tâm nghiên cứu như nguồn vi
khuẩn hữu ích cho vật nuôi (Gusils và cs, 1999).
2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu sử dụng probiotic như là nguồn thức ăn bổ sung trong
chăn nuôi được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới và bắt đầu được
quan tâm từ những năm 80 của thế kỷ XX (Patterson và cs, 2003), các nghiên
cứu sử dụng trong chăn nuôi có rất nhiều nhưng kết quả rất khác nhau. Những
nghiên cứu quan sát thấy ảnh hưởng tích cực của việc bổ sung probiotic trong
thứ ăn cho lợn: Taidani và cs (1996) tiến hành thí nghiệm trên lợn thịt cho
16

16


thấy tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, phòng chống tiêu chảy của
lợn con cai sữa được cải thiện rõ khi được bổ sung Bacillus cerus; Herich và
cs (Đức, 2002) thông báo việc bổ sung probiotic làm tăng khả năng tỷ lệ tiêu
hóa các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ
hiệu quả rõ rệt của việc bổ sung các chế phẩm probiotic trên lợn. Munoz và cs
(Tây Ban Nha, 1995) không quan sát thấy ảnh hưởng tích cực của probiotic
(Lactobacillus) bổ sung trong khẩu phần lợn cái và đực thiến ở giai đoạn lợn
choai và vỗ béo. Galassi và cs (Hà Lan, 2002) không thấy có sự khác biệt về
tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, hiệu quả sử dụng năng lượng ở các nhóm lợn thí
nghiệm và đối chứng được và không được bổ sung probiotic.
Các kết quả nghiên cứu trên gia cầm cũng không thống nhất. Có nhiều
nghiên cứu cho thấy tác dụng tích cực trên cả gà Broiler và gà đẻ khi được bổ
sung probiotic (Takahashi, 1997); Van der Wielen, P.W.J, J.S.Biesterveld…
(2000). Bổ sung chế phẩm Bacillus cerus vào thức ăn đã cải thiện hiệu quả

chuyển hóa thức ăn, tăng cường khả năng miễn dịch của gà con trong điều
kiện vệ sinh kém; Shoeb và cs (1997) thấy tốc độ sinh trưởng của gà Broiler
(tăng từ 4,88 – 6,12) và hiệu quả chuyển hóa thức ăn được cải thiện rõ rệt khi
được ăn thức ăn có bổ sung vi khuẩn Lactic sống (2002); Mekum và cs (Thái
Lan, 2003) không thấy có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của hai nhóm gà
thịt được ăn thức ăn có bổ sung kháng sinh và probiotic nhưng hiệu quả
chuyển hóa thức ăn ở nhóm gà có bổ sung probiotic cao hơn. Ở một nghiên
cứu khác trên gà đẻ các tác giả cho biết nhóm gà được ăn thức ăn có bổ sung
probiotic có năng suất trứng và hiệu quả chuyển hóa cao hơn rõ rệt. Những
nghiên cứu quan sát thấy những đáp ứng tích cực trên gà thịt và gà đẻ có thể
kể đến như sau: Panda và cs (Tây Ban Nha, 2003); Dalout và cs (Mỹ, 2003);
Kma và cs (Ấn Độ, 2003)… Tuy nhiên có nhiều công trình nghiên cứu không
chứng minh được hiệu quả của việc bổ sung probiotic trên gà đẻ và gà thịt:
Gadban và cs (Bulgari, 2001) đã không quan sát thấy có sự sai khác rõ rệt về
17

17


sinh trưởng, sức tiêu thụ thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn ở các nhóm gà
thịt được bổ sung probiotic và kháng sinh (Zn-baccitracin) so với đối chứng;
Lima và cs (Bồ Đào Nha, 2002) không quan sát thấy có sai khác thống kê
giữa các nhóm gà thịt được bổ sung probiotic, kháng sinh, enzym và đối
chứng; Corea và cs (Bồ Đào Nha, 2002) đã thông báo không thấy ảnh hưởng
rõ của việc bổ sung probiotic và kháng sinh đến tiêu hóa vật chất khô, nitơ và
năng lượng ở gà thịt.
Có rất nhiều ý kiến khi giải thích sự khác biệt của các kết quả nghiên
cứu, nhưng ý kiến được nhiều nhà khoa học thống nhất là các chế phẩm
probiotic tạo nên các đáp ứng tích cực ở vật nuôi chỉ khỉ các chế phẩm có đầy
đủ các đặc tính của probiotic, thiếu một hoặc nhiều đặc tính của probiotic có

thể là nguyên nhân của các đáp ứng âm tính. Sander, M.E and Klaenhammer,
T.R (2003); Sneat H.A.S.P.N.S. Mair, E.E Shrpe, J.G.Holt(ed) (1996).
2.2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Khái niệm “Probiotic” mới xuất hiện trong các ấn phẩm chuyên môn ở
Việt Nam và những nghiên cứu sản xuất, sử dụng các chế phẩm vi sinh như
những probiotic trong chăn nuôi chỉ được đặc biệt quan tâm trong những năm
gần đây.
Trước đây, ở nước ta việc nghiên cứu probiotic phục vụ cho đời sống
nói chung và chăn nuôi nói riêng cũng đã được tiến hành, song đó là những
nghiên cứu còn nhỏ lẻ và chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, ít có căn cứ khoa
học nên những kết quả nghiên cứu không được cụ thể hoá bằng các chế phẩm
có chất lượng được đưa ra thị trường và được người chăn nuôi chấp nhận.
Có thể kể đến chế phẩm Subtilis (Nguyễn Như Viên, 1979) được sản
xuất bằng việc nuôi cấy vi khuẩn Bacilus subtilis trên môi trưởng đậu tương.
Chế phẩm “Ultra- Levure” (Tổ vi sinh vật - Viện thú y, 1979) được sản
xuất từ giống nấm men Saccharomyces bouladii.

18

18


Phan Thanh Phượng và cộng sự (1981) đã sử dụng các chủng vi khuẩn
L. acidophylus, L. bulgaricus, Streptococcus lactis nuôi cấy trên môi trường
máu động vật tươi và nhũ thanh để sản xuất chế phẩm Biolactyl.
Chế phẩm Subcolac của Vũ Văn Ngữ và cộng sự (1976, 1982,1992) là
dung dịch treo gồm 3 loại vi khuẩn là L. acidophylus, Bac. Subtilis, E.coli.
Chế phẩm Biolactyl của Nguyễn Thị Khanh và cộng sự (1991) được
sản xuất trên môi trường đậu tương với chủng L. acidophylus.
Trần Thị Hạnh và Đặng Xuân Bình (2002) đã chế tạo và thử nghiệm 3

loại chế phẩm là E. coli sữa, Cl.perfringens toxid dùng cho lợn nái và
Bacterin E.B.C dùng cho lợn con đã có tác dụng rõ rệt trong việc làm giảm tỷ
lệ mắc bệnh phân trắng do E. coli và Cl. Perfringens.
Tuy nhiên những sản phẩm này cũng chỉ hạn chế trong việc thực
nghiệm ở một số cơ sở chăn nuôi mà không được triển khai sử dụng rộng rãi
trong thực tế sản xuất và hầu như không thấy sự có mặt trên thị trường.
Phạm Ngọc Lan và Lê Thanh Bình (2003) đã phân lập được 2 chủng kí
hiệu CH 123 và CH156 từ 789 chủng vi khuẩn lactic trong ruột gà. Các tác giả
đã xác định được chúng có những tính chất probiotic gần giống với loài
Lactobacillus agllis, Lac. Sallvarius như đề kháng với 40% axit mật, sinh trưởng
được ở môi trường pH = 4,0 và nồng độ muối 6,0% có hoạt tính kháng với
Salmonella và E. coli và có khả năng sử dụng như nguồn probiotic ứng dụng
trong chăn nuôi. Nguyễn Thị Hồng Hà và cs (2003) ở Viện cơ điện nông nghiệp
và công nghệ sau thu hoạch đã sử dụng 2 chủng vi khuẩn Bifidobacterium
bifidum và Lactobacillus acidophylus để sản xuất chế phẩm probiotic, bước đầu
đã nghiên cứu bằng công nghệ xấy phun. Chế phẩm 6 tháng vẫn có vi khuẩn
sống ở mức 106 CFU/g và có khả năng ức chế Salmonella.
Lê Tấn Hưng và Võ Thị Hồng Hạnh và cs (2003) ở Viện sinh học nhiệt
đới đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm BIO I và BIO II. Chế phẩm BIO II có các
vi khuẩn thuộc giống Lactobacillus, Bacillus và nấm Saccharomycess phối hợp
19

19


thêm các enzym dùng rộng rãi trong sử lý nước để nuôi cá nhung chế phẩm BIO
I dùng trong chăn nuôi hiệu quả không cao (Trần Đình Từ, 2003).
Ngày nay cũng có khá nhiều sản phẩm có tính Probiotic dùng trong
chăn nuôi với các tên thương mại khác nhau được một số công ty sản xuất và
bán ra trên thị trường.

Nhìn chung các nghiên cứu phân lập, xác định tính sinh học của các
chủng vi khuẩn hữu ích ở nước ta đang được nhiều tác giả quan tâm. Các kết
quả tuy rất khả quan nhưng mới chỉ là bước đầu, những nghiên cứu ứng dụng
trong hoạt động sản xuất vẫn chưa thực sự được người chăn nuôi quan tâm, sử
dụng rộng rãi.
2.3. Giới thiệu về chế phẩm Clostat
 Thành phần: Bacillus subtilis PB6, đường Lactose và muối propionate.
 Đặc điểm: là chế phẩm dạng bột chứa chủng vi khuẩn Bacillus subtilis với

hàm lượng vi sinh tổng số: 4 x 10 11 (CFU/kg), được phân lập từ đường ruột
của gà khoẻ mạnh sống sót sau một ổ dịch viêm ruột hoại tử ( Clostridium
spp.).

Hình 2.1. Chế phẩm Clostat của Kemin.
(Nguồn: /> Tác dụng:

20

20


-

Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm ruột hoại tử Clostridium
perfringen, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, làm phân khô, xốp và
giảm mùi hôi.

-

Bổ sung vi khuẩn có lợi và phát triển vi khuẩn có lợi khác trong ruột như

Lactobacillus, Biphidobacterium…

-

Giúp ăn nhiều, giảm FCR, duy trì sức khỏe và sức sản xuất của chúng.

-

Vi khuẩn ở thể vùi có khả năng tồn tại trong những điều kiện bảo quản khắc
nghiệt.

 Liều lượng: Pha trong nước uống với tỷ lệ 100gr/ 1000 lít nước, trộn trong

thức ăn chăn nuôi từ 100gr đến 250gr/ tấn thức ăn.
2.3. Giới thiệu về giống gà Isa Brown được nuôi tại trại
Gà Isa Brown là giống gà chuyên trứng cao sản của Mỹ, giống gà này
là giống gà lai, hình thành do việc lai tạo giữa giống gà Rohde Đỏ và Rohde
Trắng do công ty Hubbard ISA của Mỹ vì thế nó còn có tên gọi là gà
Hubbard. Gà này nằm trong dòng gà ISA của hãng Hubbard - ISA. Đây là
giống gà hướng trứng được nuôi phổ biến trên thế giới. Chúng là gà xuất khẩu
của Hoa Kỳ. Ở Việt Nam chúng được xếp vào gà nhóm siêu trứng cho năng
suất cao.
Gà mái lúc bắt đầu đẻ có khối lượng 1,6 – 1,7 kg/con, tỷ lệ đẻ cao
93,9%, khoảng 144 ngày đạt tỷ lệ đẻ 50%, đến 76 tuần tuổi sản lượng trứng
đạt 329 quả/mái, khối lượng trứng trung bình 62,7g/quả, vỏ trứng màu nâu,
tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 1,5 – 1,6 kg. Chu kỳ đẻ kéo dài có thể
trên 12 tháng, giai đoạn đẻ cao cũng có thể kéo dài từ 32 – 45 tuần tuổi với tỷ
lệ 85 – 90% là đặc điểm khác hơn hẳn so với các giống gà khác. Tỷ lệ nuôi
sống từ 1 ngày đến 20 tuần tuổi là 98% và từ 20 tuần tuổi đến 78 tuần tuổi là
93,3%. Sản lượng trứng từ 20 – 72 tuần tuổi là 303 quả/năm. Khối lượng

trứng cũng thay đổi qua các tuần tuổi, vào tuần tuổi thứ 24 là 56g/quả, tuần
tuổi thứ 35 là 62g/quả và tuần 72 tuần tuổi là 65g/quả.
21

21


.
Hình 2.2. Đàn gà Isa Brown nuôi ở trại.
Gà bắt đầu đẻ bói vào tuần thứ 19, đẻ 50% vào tuần thứ 21, tỷ lệ đạt
đỉnh cao 93% tuần thứ 26 – 33 và tuần 76 là 73% (Võ Bá Thọ, 1996).
2.5. Một số bệnh thường gặp ở gà đẻ
2.5.1. Hội chứng giảm đẻ
Hội chứng giảm đẻ - EDS (Egg Drop Syndrome) được phát hiện năm
1976. Bệnh do một loại virut thuộc nhóm Adenovirus gây ra. Đặc trưng của
bệnh là gà đang đẻ bình thường tự nhiên giảm đẻ đột ngột 10 – 30% và kéo
dài liên tục. Mặc dù vẫn ăn uống bình thường và không chết. Thình thoảng có
tiêu chảy và thiếu máu màu nhợt nhạt. Hình dạng trứng ngắn lại, vỏ mỏng,
sần sùi và chuyển từ màu nâu sang trắng.
Hiện nay, đối với Hội chứng giảm đẻ ở gà người ta vẫn chưa tìm ra
thuốc đặc trị. Vì vậy, phòng bệnh vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ

22

22


đàn gà tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh. Trong công tác phòng bệnh, theo Lê
Hồng Mận và cs (2002) cần nghiêm túc thực hiện các bước sau:
-


Bước 1: thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ,
phun thuốc sát trùng định kỳ 2 lần/ tuần để tiêu diệt mầm bệnh trong và ngoài
môi trường. Đảm bảo chuồng nuôi phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

-

Bước 2: Tiêm phòng cho đàn gà khi chúng đạt 15 – 16 tuần tuổi để phòng 3 bệnh
Newcastle, Viêm phế quản truyền nhiễm và Hội chứng giảm đẻ.

-

Bước 3: thường xuyên bổ sung vitamin và kháng sinh vào trong nước uống
theo chỉ định giúp tăng khả năng hấp thu khoáng, cung cấp vitamin, kích thích
buồng trứng phát triển, tằn tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở, kéo dài chu kỳ đẻ và giai đoạn
gà đẻ đỉnh cao.
2.5.2. Bệnh cúm gia cầm
Theo Alexander DJ. (1993), Nguyễn Bá Hiên và cs (2012), bệnh cúm
gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm type A thuộc họ
Orthomyxoviridae gây ra.

 Nguyên nhân gây bệnh:

+ Qua đường hô hấp: Con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh.
+ Qua đường tiêu hóa: Phân, thức ăn, nước uống bị nhiễm, dụng cụ
chăn nuôi bị nhiễm.
 Triệu chứng:
+ Ở thể ác tính, gà chết đột ngột, chết nhiều. Gà thường sốt cao, ủ rũ, bỏ
ăn uống, đứng tụ thành từng đám, lông xù và xơ xác, vùng da không có lông
và da chân xung huyết màu thâm tím.

+ Gà chảy nhiều nước mũi, dịch mũi nhày màu xám, khó thở, vươn cổ
để thở, thở khò khè.
+ Con vật chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt, nhắm mắt. Gà bị sưng phù
đầu, mào tích sung màu tím sẫm. Con vật có thể bị co giật, vận động xoay tròn.

23

23


 Bệnh tích:
+ Tiêu hóa: Xuất huyết điểm ở miệng, niêm mạc ruột, dạ dày cơ, đôi khi
xuất huyết dạ dày tuyến, hạch sưng to.
+ Hô hấp: Viêm niêm mạc khí quản, khí quản phù chứa nhiều dịch nhày,
dịch nhày có thể đông đặc như phomat, phổi bị sưng to.
+ Gan, lách, thận sưng to có điểm hoại tử màu vàng hoặc xám. Xuất
huyết hoại tử tuyến tụy, tuyến tụy màu vàng có các vệt sẫm màu.
2.5.3. Bệnh Newcastle
Nguyễn Bá Hiên và cs (2012), bệnh do virus thuộc họ Paramyxoviridae
gây ra, là virus có nhân, có vỏ bọc, có khả năng gây ngưng kết hồng cầu.
Bệnh truyền lây qua đường tiêu hóa, có thể lây qua đường hô hấp. Bệnh lây
lan nhanh, mạnh, tỷ lệ ốm và chết cao.
 Triệu chứng:
+ Thể cấp tính: Gà bỏ ăn, lông xù, xã cánh như khoác áo tơi. Trên nền
chuồng xuất hiện nhiều bãi phân trắng như phân cò, gà sốt cao 42,5 - 43ºC.
Gà hắt hơi vảy mỏ liên tục, thường kêu thành tiếng toác toác.
Gà khó thở, phải vươn cổ há mỏ để thở.
Thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, sờ tay vào diều như sờ
vào túi bột. Cầm chân gà dốc ngược sẽ chảy ra một chất nước nhớt, mùi chua
khắm từ miệng chảy ra.

Gà bị tiêu chảy, lúc đầu đặc có thể lẫn máu, màu nâu sẫm, sau loãng dần
màu trắng xám, niêm mạc hậu môn có những tia máu đỏ.
+ Thể mạn tính: Xuất hiện ở cuối ổ dịch, gà đi giật lùi, đi vòng tròn, vặn
đầu ra sau, mỏ nhiều lần nhưng không trúng thức ăn. Khi bị kích thích bởi
tiếng động hay va chạm thì gà ngã lăn ra lên cơn co giật.
 Bệnh tích:

24

24


Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết thành những chấm màu đỏ to tròn
bằng đầu đinh ghim. Khi nặng thì hiện tượng xuất huyết không thành điểm
mà thành dải ở đầu và cuối dạ dày tuyến. Dạ dày cơ cũng có hiện tượng xuất
huyết. Các mảng Payer ở niêm mạc ruột non cũng xuất huyết.
2.5.4. Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gia cầm (CRD)
Do virus thuộc họ Mycoplasma gallisepticum gây ra. Bệnh truyền lây
chủ yếu qua đường hô hấp.
 Triệu chứng:

Bệnh thường xuất hiện khi gà được 4 – 8 tuần tuổi với các triệu chứng:
Gà có biểu hiện sưng mặt, sưng mí mắt, viêm kết mạc, chảy nước mắt, sưng
khớp, què. Gà có biểu hiện khó thở và ho do bị chảy nước mũi.
 Bệnh tích:

Khí quản, phế quản chứa dịch viêm. Trong túi khí chứa chất bã đậu màu
trắng đục. Phổi viêm, trong phổi có các vùng cứng, đôi khi hình thành u hạt.
2.5.5. Hội chứng tiêu chảy ở gà
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2015), Hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói

chung và ở gia cầm nói riêng có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do thức
ăn nước uống, thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, vi khuẩn, virus, kí sinh trùng
cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy cho gà.
Bình thường trong đường tiêu hóa của gà đã có một lượng lớn vi
khuẩn: E. coli, Salmonella… Ký sinh trùng: giun đũa, giun kim… Nhưng
chúng không gây bệnh. Khi các yếu tố thức ăn, nước uống thay đổi đột ngột
hoặc không đảm bảo vệ sinh, môi trường sống bị thay đổi, thời tiết khí hậu
thay đổi, làm giảm sức đề kháng của cơ thể đó là điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn phát triển cả về số lượng và chất lượng và độc lực gây bệnh tiêu chảy
cho vật chủ nó lý sinh.
Theo Nguyễn Thị Liên Hương và cs (2009); Nguyễn Thị Nga và cs
(2004), J, M, (1999), bệnh Tiêu chảy do E. coli là bệnh phổ biến trên gà thịt,
25

25


×