Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Công tác xã hội nhóm với nhóm sinh viên làm thêm của học viện báo chí và tuyên truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.8 KB, 33 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống của mỗi con người, ai ai cũng gặp phải những khó khăn
những vấn đề phức tạp mà không thể tự mình giải quyết được. Những vấn đề mà
mọi người gặp phải rất đa dang mà không phải chỉ giải quyết bằng vật chất. Khi
những vấn đề này xảy đến, chúng ta thường rơi vào trạng thái mất bình tĩnh, không
kiểm soát được cảm xúc, lý trí nên không đưa ra được những cách giải quyết hợp
lý nhất, khi đó ta cần một người có thể đưa cho mình lời khuyên, những giải pháp
để hỗ trợ, giúp ta giải quyết được những vấn đề đó. Chính vì thế nghề công tác xã
hội đã ra đời và được xem như là nghề giúp đỡ.
Công tác xã hội là một ngành, nghề mới tại Việt Nam. Do vậy, nhận thức của
mọi người về Công tác xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, nhiều người
đồng nhất và nhầm lẫn công tác xã hội với làm từ thiện, ban ơn, ban phát hoặc
nhầm lẫn công tác xã hội với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn thể... Thứ
hai, vai trò, vị thế cũng như tính chất chuyên nghiệp của công tác xã hội ở Việt
Nam chưa được khẳng định. Do vậy, để phát triển công tác xã hội ở Việt Nam cần
có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ
sở thực hành công tác xã hội chuyên nghiệp. Bởi vì, công tác xã hội là một hệ
thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành. Công tác xã hội là trung tâm, tổng
1


hợp, kết nối và trực tiếp tham gia vào đảm bảo an sinh xã hội.Giá trị của công tác
xã hội dựa trên cơ sở tôn trọng quyền lợi, sự bình đẳng, giá trị của mỗi cá nhân,
nhóm và cộng đồng. Giá trị được thể hiện trong các nguyên tắc hoạt động cũng
như các quy điều đạo đức của công tác xã hội.
Sự hình thành và phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam cũng không nằm
ngoài quy luật hình thành và phát triển Công tác xã hội trên thế giới. Công tác xã
hội ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở tình cảm tốt đẹp giữa con người và con
người. Trải qua các giai đoạn lịch sử, tinh thần nhân đạo và lòng yêu thương đồng


loại luôn luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các chính sách xã
hội, các luật lệ xã hội. Sử dụng nhóm trong CTXH như một phương pháp giúp đỡ
tương đối mới, chỉ mới từ thập niên 1930 công tác nhóm mới được thừa nhận là
một phần của nghề CTXH. Sử dụng nhóm như một phương tiện trị liệu trong bệnh
viện, phòng khám … chỉ mới bắt đầu trong thế chiến thứ 2.
Nghề CTXH góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống
của từng cá nhân, từng nhóm nhỏ và cộng đồng những người yếu thế. Công tác xã
hội – Nghề của lòng nhân ái, là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp
khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội : người nghèo, người khuyết tật,
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già .... Sứ mạng của ngành CTXH là
nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: Những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự
bất bình đẳng.

Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, CTXH đã phát triển trở thành một nghề
chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghề CTXH mới chỉ ở bước đầu hình
thành, chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh.
Thực tế cho thấy, đa phần nhân viên làm CTXH chưa được đào tạo cơ bản. Đội
ngũ nhân viên này phát triển có tính tự phát chủ yếu là của các tổ chức đoàn thể
như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, cán
2


bộ phường, xã đôi khi là những người dân tự nguyện. Họ làm việc chủ yếu theo
kinh nghiệm, chưa được đào tạo kỹ năng khoa học xã hội, kỹ năng nghề cần thiết
về CTXH. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia
đình, nhóm và cộng đồng dân cư không cao, thiếu tính bền vững.

Thực hành công tác xã hội nhằm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Nhân viên công tác xã hội sử dụng các kỹ năng, kỹ thuật và hoạt động đa dạng phù
hợp với từng đối tượng thân chủ cụ thể. Các mô hình can thiệp trong thực hành bao

gồm các tiến trình trợ giúp thân chủ đến việc tham gia vào chícnh sách, hoạch định
và phát triển xã hội nhằm đảm bảo hệ thống an sinh xã hội toàn diện.Do vậy, thực
hành công tác xã hội là một vấn đề quan trọng trong quá trình đào tạo công tác xã
hội. Thông qua quá trình thực hành công tác xã hội, sinh viên được rèn luyện kỹ
năng, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Ngoài ra, giúp cho sinh viên
thấy được vai trò, vị trí và trách nhiệm của công tác xã hội đối với cá nhân, nhóm
và cộng đồng.
Trong xã hội hiện nay vấn đề việc làm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, được
không chỉ báo giới, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã
ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường
đang không ngừng tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích cao đẹp
của họ trong tương lai.
Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao
động. Họ có thể lực, trí lực rất dồi dào. Xét về mục đích, sinh viên đi học là mong
có kiến thức để có thể lao động và làm việc sau khi ra trường.
Hiện nay ở nước ta có khoảng gần 900.000 sinh viên ở các trường Đại học
và Cao đẳng trên cả nước, con số này không dừng lại ở đó mà nó tăng theo hàng
năm. 2/3 trong số này là các sinh viên ngoại tỉnh, đối với các Sinh viên này để có
3


thể yên tâm học hành mỗi tháng họ phải trang trải hơn 1 tháng lương của cha mẹ ở
nhà chưa kể tiền học phí. Đây cũng là mối lo chung của tất cả các sinh viên khác.
Không những thế họ luôn luôn thường trực trong đầu mình câu hỏi: “Sau này ra
trường minh sẽ làm gì và làm như thế nào?”.
Tùy vào tính chất của mỗi ngành học mà sinh viên lựa chọn việc làm thêm
phù hợp, không thể phủ nhận rằng thời gian sinh viên học ở giảng đường đại học
không dày đặc như thời gian biểu ở bậc trung học phổ thông. Bước chân vào giảng
đường, khái niệm “ học” còn được gắn với các hoạt động ở trường như: tham gia
các câu lạc bộ về kỹ năng, tham gia các chương trình xã hội, sinh viên ngày càng

năng động đúng như tinh thần của những người trẻ. Tùy vào tính chất của mỗi
ngành học mà sinh viên lựa chọn việc làm thêm phù hợp, không thể phủ nhận rằng
thời gian sinh viên học ở giảng đường đại học không dày đặc như thời gian biểu ở
bậc trung học phổ thông. Bước chân vào giảng đường, khái niệm “ học” còn được
gắn với các hoạt động ở trường như: tham gia các câu lạc bộ về kỹ năng, tham gia
các chương trình xã hội, sinh viên ngày càng năng động đúng như tinh thần của
những người trẻ.
Đông đảo sinh viên ngày nay nói chung đã nhận thức được rằng có rất nhiều
cách thức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách thức học ở
thực tế. Đó là đi làm thêm. Việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ
lẻ mà đã trở thành một xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh
viên ngay khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường. Sinh viên đi làm thêm ngoài vì
thu nhập, họ còn mong muốn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, học hỏi thực tế
nhiều hơn . Và sở dĩ việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế là vì đối với
sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội
và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm
việc của họ sau tốt nghiệp.

4


Do đó hiện nay ngoài một buổi học trên trường nửa số thời gian còn lại sinh
viên dồn vào việc làm thêm. Ta có thể thấy bất cứ chỗ nào có việc làm là xuất hiện
sinh viên. Nhưng vấn đề đặt ra là “Sinh viên làm thêm” liệu đó có phải là giải pháp
tối ưu nhất và họ được gì mất gì khi phải vừa học vừa học vừa làm như vậy. Đây là
câu hỏi cấp bách đặt ra cho những sinh viên đi làm thêm hiện nay.
Mỗi sinh viên đi làm thêm đều có những vấn đề riêng gặp phải trong việc
kết hợp giữa việc học trên lớp và việc đi làm thêm ngoài giờ, những khó khăn
không thể tự đưa ra được hướng giải quyết. Khi đó cần có sự hỗ trợ của nhân viên
công tác xã hội. Nhân viên Công tác xã hội bằng những kiến thức, kỹ năng và

phương pháp, nguyên tắc đạo đức có vai trò trợ giúp cá nhân, nhóm đang gặp phải
những vấn đề về việc làm thêm ngoài giờ học.

I.
a.

Giới thiệu về cơ sở thực hành.
Trường học viên Báo chí và Tuyên truyền:
Địa chỉ: 36 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội.
Học viện Báo chí – Tuyên truyền là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị –

Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận
chính trị, cán bộ làm công tác tư tưởng, công tác Đảng, báo chí truyền thông và các
khoa học xã hội và nhân văn khác ở các trình độ khác nhau. Và cùng với đó, Học
viện còn có chức năng chính là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu nâng
cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ và phục vụ cho việc hoạch định đường
5


lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí và truyền
thông.
Học viện Báo chí – Tuyên truyền (thuộc Học viện Chính trị – Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh) được thành lập ngày 16-01-1962 .Tính đến năm 2013, Học
viện Báo chí – Tuyên truyền hiện có 19 khoa, 3 Ban, 7 phòng, 3 Trung tâm, 1 viện
nghiên cứu, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông và các đơn vị chức năng
khác. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện và 395 người, cán bộ nghiên cứu,
giảng dạy chiếm 70%, trong đó có 23 GS, PGS; 77 Tiến sĩ; 164 Thạc sĩ
Hoạt động chuyên môn của Nhà trường so với thời kỳ đầu đã có bước phát
triển mạnh mẽ. Các chuyên ngành được mở rộng và đào tạo liên tục theo niên
khoá. Bắt đầu từ năm 1991, Nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học

với ngành đầu tiên là Triết học, sau đó mở ra các ngành Báo chí, Xuất bản, Chính
trị học. Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò to lớn trong hoạt động
chung, góp phần bổ sung và đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy.
Học viện đã và đang hợp tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học với
nhiều trường ĐH có uy tín trên thế giới như ĐH Công nghệ Sydney (UTS), ĐH
Monash, ĐH Latrobe của Australia, …
Về công tác đào tạo, Học viện đang đào tạo 28 ngành/chuyên ngành bậc đại
học, 12 chuyên ngành bậc cao học, 2 chuyên ngành nghiên cứu sinh. Sinh viên tốt
nghiệp đại học được cấp bằng cử nhân và chứng nhận trình độ lý luận chính trị
(cao cấp hoặc trung cấp tùy theo ngành đào tạo). Năm 2013, Học viện tuyển sinh
01 chuyên ngành mới bậc đại học là Báo chí đa phương tiện.
Bên cạnh công tác đào tạo thì cơ sở vật chất cũng là yếu tố luôn được Ban
Giám đốc học viện luôn quan tâm, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu về thiết bị dạy và
học cho giảng viên và sinh viên trong trường.Khu giảng đường đạt tiêu chuẩn quốc
gia với trên 80% số phòng được trang bị máy chiếu đa năng, đủ sức phục vụ trên
6


180 lượt lớp/ngày. Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện gồm nhiều phòng
chức năng với hang chục nghìn đầu sách chuyên ngành và nhiều tư liệu quý hiến; 2
phòng truy cập Internet và 5 hệ thống wifi đảm bảo phục vụ nhu cầu tra cứu, học
tập tại mọi địa điểm trong toàn Học viện.
Học viện có 3 phòng hội thảo khoa học, 9 phòng máy tính phục vụ học tin
học và ngoại ngữ, 2 phòng diễn giảng phục vụ thực hành nghiệp vụ sư phạm, 1
studio phát thanh và 1 studio truyền hình phục vụ thực hành nghiệp vụ báo chí.
Hội trường Học viện với sức chứa 800 người, được trang bị hệ thống âm
thanh, ánh sáng hiện đại, phục vụ tốt việc tổ chức các sự kiện lớn của Học viện và
các hoạt động ngoại khóa của Đoàn Thanh niên, Đội Văn nghệ xung kích, các câu
lạc bộ sinh viên như: CLB Võ thuật, CLB Nhiếp ảnh, CLB Triết học,… Khi đến
Học viện Báo chí – Tuyên truyền, không khó để có thể bắt gặp hình ảnh nhiều

nhóm sinh viên đang tập hợp lại với nhau để tham gia vào các hoạt động tập hát,
múa, tập võ thuật hay chỉ đơn giản là buổi sinh hoạt định kỳ của một câu lạc bộ
nào đó trong trường. Những sinh viên Học viện Báo chí không chỉ có thành tích
học tập tốt mà còn được đánh giá cao bởi sự năng động khi tham gia các hoạt động
ngoại khóa, các công tác xã hội, cũng như các chương trình văn nghệ ở trường và
nhiều nơi khác.
b.

Ký túc xá học viên Báo chí và Tuyên truyền:
Địa chỉ: 123 – Nguyễn Phong Sắc – Cầu Giấy – Hà Nội.
Ký túc xá là nơi cung cấp nhu cầu về chỗ ngủ cho số lượng lớn sinh viên với

chi phí thấp, đảm bảo cuộc sống sinh viên ổn định cho những sinh viên gặp khó
khăn về kinh tế hay phương tiện đi lại.

7


Ký túc xá của Học viện gồm 4 nhà cao tầng có sức chứa 1.500 sinh viên, học
viên trong nước và quốc tế. Dự án xây dựng ký túc xá 15 tầng với sức chứa 1.200
sinh viên đang chuẩn bị được khởi công.
Ký túc xã học viện gồm những phòng ở cung cấp đầy đủ tiện nghi về sinh
hoạt cho mỗi sinh viên. Ngoài ra ký túc xá học viện còn có căng tin và những hàng
quán ăn cũng sân vân động, sân chơi tennis, bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, ...
phục vụ cho nhu cầu của các sinh viên sống trong ký túc.
Phòng Quản Lý KTX được thành lập tháng 9 năm 1994
- Từ 1996 đến 14/4/2009 lưu lượng sinh viên, học viên nội trú mức từ 10001.100 người.
- Từ năm 1999 – 2009 phòng được Học viện giao nhiệm vụ quản lý sinh
viên Quốc tế.
Nhằm quản lý, giám sát sinh viên, học viên trong việc đảm bảo cơ sở vật

chất của Học viện được trang bị tại KTX. Xây dựng và giữ gìn cảnh quanh môi
trường xanh, sạch, đẹp. Giáo dục sinh viên nội trú về ý thức tự học tập, nghiên cứu
góp phần và quy trình đào tạo chung của Học viện. Đảm bảo giữ vững an ninh trật
tự và an toàn cho sinh viên, học viên ở nội trú là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của Phòng Quản lý KTX, bởi vì: địa bàn khu vực KTX phức tạp, số lượng
sinh viên có nguyện vọng được vào ở nội trú năn sao đông hơn năm trước, điều đó
đòi hỏi công tác quản lý an ninh trật tự tại KTX phải được đặt lên hàng đầu. Giáo
dục sinh viên, học viên chấp hành tốt nội quy KTX, tự giác thực hiện việc tự
nghiên cứu, học tập nâng cao chất lượng đào tạo. Tuyên truyền, vận động sinh
viên, học viên thực hiện phong trào xanh, sạch, đẹp tại khu vực KTX. Thường
xuyên đông đốc kiểm tra chặt chẽ sinh viên, học viên trong công tác vệ sinh môi
trường và phòng chống dịch bệnh tại KTX.

8


II.

Đề xuất thành lập nhóm.
Để chuẩn bị cho hoạt động nhóm được diến ra tốt thì 1 khâu rất quan trọng

không thể thiếu là phải viết đề xuất nhóm. Đây là bước cuối cùng của giai đoạn
chuẩn bị. Bản kế hoạch đề xuất này sẽ nêu rõ mục tiêu, mục đích, đối tượng hưởng
lợi, phương pháp thực hiện, kết quả, những yêu cầu hỗ trợ…trong qúa trình hoạt
động nhóm.
Trong qúa trình thực hành với nhóm sinh viên đi làm thêm tại ký túc xá học
viện Báo chí và Tuyên truyền đã nhận thấy một vấn đề nổi cộm của các trẻ ở đây
và cần thiết phải sử dụng công tác xã hội nhóm. Và dưới đây là đề xuất nhóm:
Loại hình nhóm: Nhóm can thiệp – Sử dụng nhóm hỗ trợ trong loại hình
nhóm can thiệp.

Nhóm hỗ trợ - Là loại hình hoạt động nhóm đặt trọng tâm vào việc xây dựng
môi trường hỗ trợ, tương hỗ lẫn nhau giữa các thành viên. Hình thức sinh hoạt chủ
yếu là giúp các thành viên chia sẻ, cảm thông và trao đổi kinh nghiệm ứng phó với
các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. Sử dụng các chiến lược can thiệp hỗ trợ
nhằm trợ giúp các thành viên đối phó được với các sự kiện căng thẳng trong cuộc
sông và để nâng cao khả năng ứng phó của thân chủ. Vì vậy, những thân chủ này
sau khi tham gia nhóm có thể điều chỉnh một cách có hiệu qủa với các sự kiện căng
thẳng có thể gặp phải trong tương lai.
Đối tượng của nhóm: Là nhóm gồm 7 sinh viên của học viện Báo chí và
Tuyên truyền đang ở ký túc xã học viện mà đang gặp những khó khăn trong cuộc
sông sinh hoạt hằng ngày, giữa học và việc làm thêm.
Mục đích của nhóm: Sử dụng loại hình nhóm hỗ trợ nhằm cung cấp cho các
bạn sinh viên những cách giải quyết, đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết
những khó khăn cũng như nhu cầu của các thành viên trong nhóm. Tạo môi trường
làm quen cho những thành viên trong nhóm cùng chia sẻ về những khó khăn trong
9


công việc và trong học tập để từ đó các thành viên hiều nhau hơn và dễ dàng giúp
đỡ nhau trong những khó khăn cuộc sống. Chỉ ra những tích cực cũng như hạn chế
của việc làm thêm trong sinh viên, giúp sinh viên có sự định hướng nghề nghiệp
đúng đắn, hình thành tư duy chủ động trong việc giải quyết vấn đề, áp dụng kiến
thức đã học vào thực tiễn.
Lý do thành lập nhóm: Trong quá trình thành lập nhóm, chúng tôi nhận thấy
nhóm thân chủ có rất nhiều vấn đề cần có sự trợ giúp của nhân viên CTXH. Sinh
viên đi làm thêm sẽ gặp những khó khăn nhất định như việc điều phối thời gian
giữa việc học và thời gian đi làm thêm, về sức khỏe, về phương tiện đi lại, ... Từ
đó, sinh viên cần sự trợ giúp từ nhưng nhân viên CTXH để giải quyết những vấn
đề xung quanh.
Lãnh đạo nhóm: Người lãnh đao nhóm cần có khả năng lãnh đạo, điều hành

nhóm tốt, có khả năng kết nối các thành viên trong nhóm lại với nhau. Nhóm đã đề
cứ bạn Liên – XHH-K33 làm nhóm trưởng.
Quá trình đánh giá và tuyển thành viên nhóm: Nhóm được tuyển chọn gồm
7 sinh viên học tại học viên Báo chí và Tuyên truyền và cùng đăng ký nội trú tại ký
túc học viện. Nhóm những sinh viên này được tuyển chọn với cùng những đặc
điểm chung như: đi làm thêm sau giờ học, gặp chung một vấn đề khó khăn xuất
phát từ việc làm thêm ngoài giờ học.
Mặt khác chúng tôi dựa vào độ tuổi, sở thích của các sinh viên để có thể
chọn nhóm viên từ độ tuổi 19 – 20 tuổi. Ngoài ra để chọn được các thành viên cần
có sự hỗ trợ ban lãnh đạo nhà trường và quảnh lý KTX.
Số thành viên nhóm: Nhóm có 7 thành viên, độ tuổi từ 19 – 20 tuổi, gồm 3
nam và 4 nữ.

10


Nhóm sẽ gặp gỡ buổi đầu tại phòng KTX của một thành viên trong nhóm
(Phòng E2-202). Nhóm sẽ hoạt đông vào mỗi tối thứ 4 và thứ 7 hàng tuần (trừ tuần
nghỉ lễ).
Các thành viên tương lai của nhóm được chuẩn bị trước khi tham gia vào
nhóm:
-

Cách làm việc nhóm như thế nào cho đạt hiệu quả.

-

Khi làm việc nhóm cần chú ý những điều gì.

-


Những kỹ năng cũng như kiến thức cần thiết để làm việc nhóm.

-

Tìm hiểu trước về những vấn đề mà nhóm sẽ hướng đến.

Những quy định cần thiết lập: Nhóm cần nhưng quy định về thời gian hoạt
động, quy định về cách thức hoạt động nhóm, nguyên tắc cần có trong nhóm,...
Kiểm soát rủi ro: Trước khi hoạt động nhóm các nhân viên CTXH phải viết
kế hoạch lường trước được những vấn đề sẽ xảy ra trong quá trình làm việc, những
rủi ro và những khó khăn sẽ gặp phải. Từ đó mới có thể kiểm soát được những khó
khăn, rủi ro có thể xảy ra, linh hoạt trong xử lý vấn đề.
Cách thức đánh giá kế hoạch:
-

Đánh giá qua việc có thực hiện được những mục đích và mục tiêu của
nhóm đề ra hay không.

-

Những điều đã đạt được và chưa đạt được của nhóm.

-

Nhóm đã làm được những gì trong các hoạt đông và còn vấn đề nào
nhóm chưa làm được.
11



-

Rút ra kinh nghiệm cho nhóm nhân viên CTXH cũng như cho bản thân
mình.

Cách thức theo dõi kế hoạch:
-

Theo dõi bằng cách trực tiếp tham gia vào kế hoạch đã đặt ra.

-

Quan sát những thay đổi của nhóm thân chủ qua từng giai đoạn của tiến
trình, những thay đổi dù nhỏ nhặt những vẫn cần thiết phải ghi nhớ, lưu
lại trong tiến trình.

Kết quả mong đợi: Giải quyết được những vấn đề, khó khăn của nhóm thân
chủ đồng thời cũng giúp đỡ nhóm thân chủ trong cuộc sống.

Cơ sở lý luận.

III.
1.

Các khái niệm cơ bản.
a.

Công tác xã hội:

Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động

nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay
khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các
điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5).
CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho
cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện
cuộc sống (Zastrow, 1999:..).
Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004): Định
nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP. Nó không phải

12


là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống
thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình.
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế
Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã
hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và
giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái
và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội.
CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ.
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài
hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã
hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội
lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã
hội tiên tiến.
Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011) thống
nhất một định nghĩa về CTXH như sau: Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia
vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay
đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất
lượng sống của con người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và

lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với với môi
trường sống.
Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm
trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và
tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách,
nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và
phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Công tác xã hội hướng tới tạo ra “thay đổi” tích cực trong xã hội, nhằm nâng
13


cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những nhóm người yếu
thế. Công tác xã hội thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tăng cường các mối tương tác hài
hoà giữa cá nhân, gia đình và xã hội hướng tới tiến bộ và công bằng xã hội.
Hoạt động nghề nghiệp Công tác xã hội hướng tới 2 mục đích cơ bản sau:
Một là, nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình và
cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn.
Hai là, cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng
thực hiện các chức năng, vai trò của họ có hiệu quả.
b.

Công tác xã hội nhóm.

Công tác xã hội nhóm là phương pháp công tác xã hội nhằm giúp tăng
cường, củng cô chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và
khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân, có nghĩa là:
-

Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng có liên quan đến tâm lý nhóm.


-

Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến
vấn đề.

-

Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch
hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ,
niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã
hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết
vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu.

Các mục tiêu của công tác xã hội với nhóm:
-

Đánh giá (thẩm định) cá nhân: về nhu cầu/khả năng/hành vi qua việc tự
đánh giá của nhóm viên, đanh giá cùa tác viên (NVXH), đánh giá của bạn

14


bè trong nhóm (nhóm trẻ em/người lớn phạm pháp, nhóm cha mẹ nuôi,
trẻ em đường phố).
-

Duy trì và hỗ trợ cá nhân: hỗ trợ cá nhân đương đầu với những khó khăn
của cá nhân hay khó khăn trước hoàn cảnh xã hội (nhóm người khuyết
tật, nhóm phụ huynh khuỵết tật).


-

Thay đổi cá nhân : nhiều loại từ hành vi cho đến phát triển nhân cách :
kiểm soát xã hội (nhóm vi phạm luật pháp nhằm tránh tái phạm trong
tương lai; xã hội hoá.

-

Cung cấp thông tin, giáo dục (nhóm giáo dục sức khỏe, nhóm kỹ năng
làm cha mẹ, nhóm tình nguyện viên).

-

Giải trí ( vui chơi để đền bù sự mất mát trong cuộc sống ).

-

Môi trường trung gian giữa cá nhân và hệ thống xã hội: nhóm bệnh nhân
và bệnh viện.

-

Thay đổi nhóm và/ hoặc hỗ trợ : nhóm gia đình -cải thiện vấn đề truyền
thông, nhóm trẻ phạm pháp-hướng hành vi tiêu cực sang những họat
động tích.

-

Thay đổi môi trường : phát triển cộng đồng – nhóm ở cơ sở cải thiện chất
lượng cuộc sống, nhóm đòi hỏi phương tiện cho con em phụ huynh lao

động …

-

Thay đổi xã hội : Tăng nhận thức của cá nhân và tái phân phối quyền lực
(nhóm chính quyền địa phương).

c.

Việc làm thêm.

15


Làm thêm: Là một định nghĩa mô tả một công việc không chính thức, không
thường xuyên bên cạnh một công việc chính thức và ổn định.
Theo ông Đinh Văn Hường, chủ nhiệm Khoa Báo chí ở một trường tại Hà
Nội: “Việc làm thêm đối với sinh viên theo quan niệm của tôi có nghĩa là sự tham
gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn
vị, các hộ gia đình với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích
luỹ kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống…”.
Anh Quách Minh Cường, quản lý nhân sự công ty TV Plus lại cho rằng:
“Việc làm thêm theo quan điểm của tôi chỉ đơn giản chính là các bạn sinh viên chủ
động tham gia các hoạt động xã hội ở các tổ chức trong và ngoài trường để tích luỹ
kinh nghiệm cho bản thân”.
Và theo bạn Linh Hương, cộng tác viên Ban Tuyên huấn – Văn phòng Đoàn
tại một trường Đại học ở Hà Nội: “…với riêng tôi, được làm cộng tác viên Ban
tuyên huấn, được viết các bài báo cho Bản tin cũng là một cách làm thêm, vừa có
dịp nâng cao các kỹ năng viết lách, vừa biết cách tổ chức và hoạt động của một tờ
báo, lại có một khoản tiền nho nhỏ để tiêu pha” .

Trên đây là một vài quan niệm về việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay,
từ đó, có thể rút ra quan niệm chung về việc làm thêm như sau: “Việc làm thêm đối
với sinh viên có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại
các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình mà không bị pháp luật ngăn
cấm, không làm ảnh hưởng nhiều đến học tập… với mục đích có thêm thu nhập
hoặc với mục tiêu học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc
sống…” .
2.

Các thuyết ứng dụng.

a.

Thuyết hệ thống:
16


Theo Parson nhóm là hệ thống xã hội với những thanh viện lệ thuộchỗ
tương cố gắng duy trì trật tự và sự can bằng như một thể thống nhất. Nhóm phải
vận động tài nguyên để đáp ứng nhu cầu. Nhóm có 4 nhiệm vụ chính : (1) hội nhập
– đảm bảo rằng các nhóm viên hoà hợp với nhau; (2) thích nghi – đảm bảo rằng
nhóm thay đổi để ứng phó với nhu cầu đòi hỏi của môi trường; (3) duy trì – đảm
bảo rằng nhóm xác định và duy trì được mục đích cơ bản, bản sắc, và phương cách
của nó; (4) đạt mục tiêu – đảm bảo rằng nhóm theo đuổi và hoàn thành trách
nhiệm. Nhóm phải hoàn tất 4 công việc này để duy trì được sự quân bình, đây là
công việc dành cho tác viên và nhóm viên của nhóm.
Theo Robert Bales, Thì nhóm phải giải quyết 2 vấn để để tự bảo tồn, đó là
vấn đề liên quan tới công việc và vấn đề liên quan tới cảm xúc tức bầu không khí
nhóm. Parson nhấn mạnh tới sự hài hoà và quân bình, trong khi đó Bales nhấn
mạnh tới sự căng thẳng và xung đột. Nhóm có khuynh hướng vacillate giữa sự

vthích nghi với môi trường bên ngoài và quan tâm tới sự hội nhập bên trong. Bales
gọi đây là sự quân bình năng động. Nghiên cứu sự quân bình năng động này và
thấy rằng để giải quyết vấn đề liên quan tới công việc các nhóm viên cho ý kiến,
cung cấp thông tinyêu cầu các đề nghị hoặc đưa ra các nghị định. Để giải quyết
vấn đề về cảm xúc các nhóm viên bày tỏ sự đồng ý, không đồng ý, bày tỏ sự căng
thẳng hay giải toả sự căng thẳng, bày tỏ sự đoàn kết hay xung đột. Qua mối tương
tác này các thành viên nhóm giải quyết vấn đề trao đổi, lượng giá, kiểm soát, lấy
quyết định, giảm căng thẳng và hội nhập.
b.

Thuyết học hỏi
Thuyết gây nhiều tranh cải trong CTXH nhóm nhất. Điều cơ bản của lý

thuyết này là nhấn mạnh đến hành vi cá nhân hơn là hành vi nhóm. Theo lý thuyết
này hành vi của nhóm có thể được giải thích bằng 1 trong 3 phương pháp học
tập.Theo lối tiếp cận cổ điển, hành vi có liên quan tới stimulus. Thí dụ như một
nhân viên đáp ứng bằng một lời phê tiêu cực mỗi khi một nhóm viên quay qua nói
17


với một nhóm viên khác trong lúc nhân viên và các nhóm viên khác đang nói. Sau
nhiều lần như vậy chỉ cần nhóm viên tái hiện hành vi quay qua mà không nói
chuyện cũng đủ cho người nhân viên nhận xét tiêu cực.
Phương pháp thứ hai thông thường hơn gọi là điều kiện hoạt động. Hành vi
của nhóm viên và tác viên được điều hành bởi kết quả của hành động của họ.Nếu
một nhóm viên có mội hành vi nào đó và nhóm viên B đáp ứng một cách tích cực
thì nhóm viên A có thể sẽ tiếp tục hành vi đó. Tương tự nếu các thành viên nhận
được phản hồi tiêu cực từ nhóm viên về một hành vi nào đó thì tác viên có thể sẽ
không cư xử như thế trong tương lai.
Mô hình thứ ba là lý thuyết học hỏi xã hội. Nếu nhóm viên và tác viên chờ

đợi điều kiện hoạt động hay cổ điển diễn ra thì những hành vi trong nhóm được
học hỏi rất chậm chạp. Bandura cho rằng hầu heat việc học hỏi diễn ra qua sự quan
sát và ca ngợi hay củng cố vicarious hay trừng phạt. Thí dụ, khi một nhóm viên
được khen ngợi vì một hành vi nào đó thì tác viên và nhóm viên khác sẽ tái tạo
hành vi đó sau này hy vọng là sẽ nhận được sự khen thưởng tương tự. Khi một
nhóm viên thể hiện một hành vi nào đó mà xã hội không quan tâm hay trừng phạt
thì những nhóm viên khác sẽ học là không cư xử như thế vì hành vi đó đem lại kết
quả tiêu cực.
c.

Thuyết trao đổi xã hội:
Thuyết nay nhấn mạnh đến hành vi cá nhân của các thành viên trong nhóm.

Phát xuất từ những học thuyết trò chơi, phân tích kinh tế , tâm lý động vật. Các nhà
lý thuyết trao đổi xã hội cho rằng khi người ta tương tác trongnhóm , mỗi người
đều cố gắng hành xử để gia tăng tối đa sự khen thưởng và giảm thiểu tối đa sự
trừng phạt. Các thành viên trong nhóm bắt đầu tương tác vì những sự trao đổi xã
hội này đem lại cho họ điều gì đó có giá trị, như sự tán thành chẳng hạn. Theo các

18


nhà lý thuyết trao đổi xã hội thì thường người ta không thể nhận được gì nếu người
ta không cho, có moat sự trao đổi ngầm trong mọi mối quan hệ giữa con người.
Trong lý thuyết trao đổi xã hội, hành vi nhóm được phân tích bằng cách
quan sát cách mà những cá nhân thành viên tìm kiếm sự khen thưởng trong khi ứng
phó với sự tương tác diễn ra trong nhóm. Đối với một cá nhân trong một nhóm,
quuyết định diễn tả hành vi dựa vào sự cân nhắc, so sánh giữa sự khen thưởng và
trừng phạt có thể có từ hành vi đó. Các thành viên trong nhóm cư xử để gia tăng
những hiệu quả tích cực và làm giảm những kết quả tiêu cực. Lý thuyết trao đổi xã

hội cũng nhấn mạnh đến cái cách mà các thành viên nhóm ảnh hưởng lẫn nhau
trong các tương tác xã hội. Kết quả của bất kỳ sự tương tác xã hội nào cũng đều
dựa trên quyền lực xã hội và sự lệ thuộc xã hội trong mối tương tác đặc biệt.

Tiến trình công tác xã hội nhóm.

IV.
1.

Thông tin chung về nhóm.

Nhóm có 7 thành viên, với độ tuổi từ 19 – 20 tuổi. Đang học tập tại học viện
Báo chí và Tuyên truyền và ở nội trú tại KTX của học viện.
Ngày đầu tiên gặp mặt các thành viên trong nhóm là một buổi tối tháng tư,
sau khi đã liên hệ với các thành viên nhóm và hẹn cho buổi gặp mặt này. Tật cả các
thành viên đến rất đúng giờ, trên khuôn mặt mỗi người đều mang vẻ tươi vui
nhưng cũng không giấu nổi sự hồi hộp và bỡ ngỡ ban đầu khi gặp mặt. Có những
thành viên tới buổi gặp ngay sau khi kết thúc công việc làm thêm nên khuôn mặt
lại pha chút mệt mỏi nhưng tất cả cũng không làm giảm đi không khí vui vẻ của
buổi gặp mặt.
a. Thông tin nhóm:


Vũ Thị Loan – CTXH-K34.
19


Hiện đang là nhân viên làm thêm của shop quần áo May Boutique – 233 Cầu
Giấy.



Ma Văn Hóa – CTXH-K34.

Hiện đang là nhân viên làm thêm tại quán GAME – số 26 ngõ 105 Nguyễn
Phong Sắc.


Hoàng Thị Liên – XHH-K33.

Hiện đang là nhân viên bán hoa tại quán Hoa Nghệ Thuật Phương Anh – 25
Nguyễn Phong Sắc.


Hoàng Kim Văn - KTCT K34.

Hiện đang làm Shipper giao, chuyển hàng cho các cửa hàng (không địa chỉ)


Trần Thanh Hằng - PTTH-K33.

Hiện đang là nhân viên tại quán nước Aroi - Số 3 Trần Thái Tông.


Nguyễn Tuấn Bình - PTTH-K34.

Hiện đang là nhân viên làm thêm của shop quần áo nam Playboy – 13 Cầu
Giấy.


Bạch Thị Minh Phương - CTXH-K34.


Hiện đang là nhân viên Sailing Coffee – 233 Tô Hiệu.
b. Đặc điểm xã hội của nhóm:
- Đều trong lứa tuổi 19-20 tuổi.
- Đều làm sinh viên tại trường học

viện Báo chí và Tuyên truyền và đăng ký

nội trú tại KTX của học viện.
- Đều có công việc làm thêm sau giờ học trên giảng đường.
c. Các vấn đề xã hội tồn tại trong nhóm:

20


Các thành viên trong nhóm đều là những sinh viên đi làm thêm nên việc cân
bằng thời gian giữa việc học và công việc làm thêm là một vấn đề cần quan tâm và
gây ảnh hưởng lớn đến bản thân mỗi thân chủ.
Công việc làm thêm ít nhiều làm ảnh hưởng đển thể chất, tinh thần của mỗi
thành viên từ đó có thể dẫn đến stress, thiếu ngủ,... dẫn đến việc học trên lớp không
đạt hiệu quả cao, gây thiếu tập trung, việc tiếp thu bài học kém hơn dẫn đến việc
học giảm sút.
2. Nguồn lực hỗ trợ.
ST
T
1

Tên các nguồn
lực hỗ trợ
Nhà trường


2

Ban quản lý KTX Cung cấp về hoàn cảnh gia
đình của nhóm thân chủ
khi đăng ký vào KTX.
Cho phép nhóm nhân viên
CTXH thực hiện kế hoạch
tại ký túc.
Giáo viên chủ
Cung cấp về tình trạng học
nhiệm lớp
tập trên lớp của nhóm thân
chủ, về sự tiến bộ hay
giảm sút trong học tập.

3

4

Bạn bè nhóm
thân chủ

Lợi ích nhóm đạt được

Nhược điểm

Biết được thông tin về quê
quán, hoàn cảnh gia đình,
lớp học, ... củanmỗi thành

viên nhóm.

Thông tin có được trên
hồ sơ là xétvề mặt lý
thuyết, chưa cung cấp
được về hoàn cảnh cuộc
sống hiện tại cảu nhóm
thân chủ.
Ban quản lý không thể
nắm rõ được từng thông
tin của nhóm thân chủ
mà phải xem xét trên
giấy tờ nên việc thu nhập
thông tin còn khó khăn.
Giáo viên chủ nhiệm
không thường xuyên đến
lớp và việc lớp có nhiều
sinh viên nên chưa thể
nắm rõ tình trạng học tập
của nhóm thân chủ.
Bạn bè chỉ có thể cung
cấp cho nhân viên CTXH
về một mặt vấn đề của
thân chủ và chưa có hết
thông tin về cuộc sống
của thân chủ.

Cung cấp thông tin về tính
cách, sở thích, ưu điểm và
nhược điểm của thân chủ.

Đồng thời cũng nắm bắt
được cuộc sống, công việc
hiện tại của thân chủ.

21


3.

Kế hoạch giải quyết vấn đề.

B
Thời gian
uổ
i
1 19h-20h30
Thứ 4
20/04/16

2

19h-21h
Thứ 7
23/04/16

3

Thứ 4
27/04/16


Kế hoạch thực hiện

Mục đích

Nguồn lực
hỗ trợ

- Hẹn gặp nhóm thân
chủ tại phòng E2-202.
- Giới thiệu các thành
viên trong nhóm.
- Làm rõ mục đích hỗ
trợ của nhóm nhân viên
xã hội.
- Xây dựng mục tiêu,
định hướng phát triển
nhóm.
- Thỏa thuận công việc
của nhóm.
- Tạo một buổi trò
chuyện thân mật giữa
các thành viên về công
việc mà họ đang làm.
- Thu nhập thông tin
chung về các vấn đề
của nhóm bằng cách
phát bảng hỏi cho từng
thành viên.
- Xác định vấn đề của
nhóm, vấn đề trước mắt

cần giải quyết.

- Làm quen gặp mặt
nhóm thân chủ, tạo
dựng niềm tin, sự tin
tưởng nơi thân chủ.
- Giúp nhóm thân chủ
hiểu rõ được mục đích
của việc hỗ trợ.

Nhóm
nhân viên
CTXH.
Chị Liên
phòng E2202.

- Phân loại vấn đề của
nhóm.
- Nhân viên CTXH đến
từng nơi làm việc của
thành viên để tìm hiểu.
- Tổng kết vấn đề, lên
kế hoạch.

- Tìm hiểu cụ thể, rõ
ràng hơn về công việc
của từng thân chủ,
những vấn đề riệng mà
họ gặp phải
- Từ đó tổng kết các

vấn đề của thân chủ và
lên kế hoạch để giải
quyết vấn đề chung,

- Hiểu rõ được về công Nhóm
việc của nhóm thân
nhân viên
chủ, những vấn đề,
CTXH.
khó khăn mà họ gặp
phải trong công việc.

Nhóm
nhân viên
CTXH.
Bạn bè,
đồng
nghiệp
của các
thành viên
nhóm.
22


riêng cho thân chủ.

Quản lý
nơi thân
chủ làm
việc.


4

Thứ 4
04/05/16

- Thực hiện kế hoạch
giải quyết vấn đề của
nhóm thân chủ.

- Giải quyết những vấn Nhóm
đề khó khăn mà nhóm nhân viên
thân chủ gặp phải.
CTXH.

5

Thứ 7
07/05/16

- Lượng giá.
- Tổng kết vấn đề, dựa
vào kết quả đã đạt được
sau khi thực hiện kế
hoạch.
- Chia tay, kết thúc quá
trình hỗ trợ.
- Theo dõi nhóm thân
chủ sau khi kết thúc quá
trình hỗ trợ để khi

nhóm thân chủ có vấn
đề, khó khăn gặp phải
thì nhân viên CTXH kịp
thời đưa ra cách giải
quyết.

- Lượng giá, tổng kết
vấn đề đề đưa ra
những tồn tại, hạn chế
trong quá trình thực
hiện.

4.

Nhóm
nhân viên
CTXH.

Các hoạt động hỗ trợ nhóm.
 Họp nhóm buổi đầu làm quen.

Buổi đâu làm quen gặp mặt nhóm thân chủ, tạo dựng niềm tin, sự tin tưởng
nơi thân chủ. Giúp nhóm thân chủ hiểu rõ được mục đích của việc hỗ trợ. Hướng
đi của hoạt động. Phải nhận được sự thống nhất của các thành viên trong nhóm để
bắt đầu hoạt động một cách dễ dàng hơn.
Việc tạo dựng mối quan hệ cũng giúp các nhóm thân chủ làm quen và hiểu
rõ nhau hơn, tạo không khí thân thiện dễ dàng trò chuyện, cởi mở chia sẻ về những
vấn đề của cuộc sống về sở thích, âm nhạc, phim ảnh,... Từ đó tạo nên sự thấu hiểu
nhau hơn.


23


Buổi gặp đầu tiên, nhóm thân chủ và nhóm sinh viên chúng tôi đã có cuộc
trò chuyện thân mật trong bầu không khí vui tươi, cơi mở. Chúng tôi cùng bàn về
những bài hát âm nhạc, những bộ phim yêu thích, những nhóm nhạc,... Rồi cùng
bàn về cuộc sống hàng ngày, về việc học tập trên lớp, về việc làm thêm trên lớp.
Mọi người cùng nói về những môn học khó, những điều xảy ra tại trường học cũng
như công việc, ...
Sau khi tạo đượckhông khí thân thiện, cởi mở, nhóm sinh viên chúng tôi
cũng làm rõ được mục đích và xây dựng mục tiêu cho hoạt động, đồng thời phân
công hoạt động cho mỗi người.
Mục đích:
-

Tiếp cận nhóm thân chủ là sinh viên học viện Báo chí và tuyên truyền
đang đi làm thêm để tìm hiểu công việc các thân chủ. Điểm mạnh, điểm

-

yếu và nhu cầu việc làm của họ.
Giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để nhóm thân chủ chia sẻ kinh nghiệm

-

giữa việc học và việc đi làm, hạn chế những vấp váp.
Tạo môi trường tốt nhất giúp sinh viên chủ động hơn về công việc, hạn
chế các tác động bên ngoài, làm chủ được thời gian và công sức của

-


mình.
Nhóm là nơi sẻ chia, động viên, giúp đỡ nhau trong học tập, công việc
cũng như cuôc sống.

Dự đoán những khó khăn, cản trở:
-

Thời gian đi làm của các thành viên là khác nhạu nên việc tập hợp được

-

đủ các thành viên là rất khó.
Các thành viên chưa thể thân thiết ngay từ buổi đầu này.
Việc thu thập thông tin cũng khó vì mọi người đều là người trưởng thành,
và có những thông tin của công việc không thể nói, hay không muốn nói
ra.


Phát bảng hỏi.
24


Nhóm sinh viên thực hiện hoạt động phát bảng hỏi cho mỗi thân chủ trong
nhóm:
Mẫu bảng hỏi:
I. Thông tin cơ sở:
Họ và tên/ Năm sinh/ Quê quán.
Lớp/ Ngành học/ Sinh viên năm thứ mấy.
1. Chi phí hàng tháng (VNĐ)

Trong đó gồm các chi phí:
− Nhà ở.
− Đi lại.
− Tiền ăn.
− Tiền học chính khóa.
− Tiền học thêm.
− Vui chơi giải trí.
− Các khoản khác.
2. Kinh phí để trang trải cho cuộc sống và học tập này là từ:
− Gia đình.
− Đi làm thêm.
II. Thông tin chính
1. Bạn đã từng đi làm thêm chưa?
2. Bạn đã đi làm thêm vào năm thứ mấy?
Năm 1/Năm /Năm 3
3. Lý do khiến bạn đi làm thêm là gì?
Hoàn cảnh gia đình khó khăn / Muốn tự lập / Có nhiều kinh nghiệm /Tự tin
hơn/Nâng cao kĩ năng giao tiếp/ Ý kiến khác:……………………….
4. Những yêu cầu của bạn về một công việc làm thêm
Lương cao/ Chủ động về thời gian/ Đúng chuyên ngành mình học/ Giúp nâng cao
khả năng giao tiếp, năng động, sáng tạọ/Ý kiến khác…………………………….
25


×