Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ mẫu giáo trong trường mầm non huyện tam dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.44 KB, 16 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non thì hoạt
động về lĩnh vực chuyên môn là rất quan trọng; tổ chuyên môn tổ chức thực hiện
kiểm tra các hoạt động giảng dạy của giáo viên về nội dung, phương pháp đổi mới
trong GDMN một cách sát thực nhất. Hoạt động chuyên môn của nhà trường có
chất lượng hay không phụ thuộc vào công tác chỉ đạo của người quản lý và việc
sinh hoạt ở các tổ chuyên môn. Thực tế cho thấy ở những trường có chuyên môn
mạnh đều rất quan tâm đến chất lượng các tổ chuyên môn, vì vậy tổ chức sinh
hoạt tổ chuyên môn sao cho có chất lượng, hiệu quả đây là vấn đề quan tâm của
người cán bộ quản lý của nhà trường.
Chúng ta biết rằng, sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo
gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung
sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và
giáo dục trẻ, thực hiện nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thức tiễn
được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư
phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Sinh hoạt tổ chuyên môn
nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm
non. Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Đó chính là những vấn
đề “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất lượng giáo dục trẻ...?” Để
việc sinh hoạt tổ chuyên môn đi đúng hướng, đạt được mục tiêu thì cần phải
thực hiện nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp khả
thi nhất phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, trẻ trong nhà trường.
Thực tế, ở trường mầm non nơi tôi công tác nhà trường đã chỉ đạo các tổ
chuyên môn nói chung và tổ mẫu giáo nó riêng sinh hoạt tổ chuyên môn đã đi
vào nề nếp, tổ chuyên môn đã thực hiện sinh hoạt định kỳ 2 lần/tháng với một số
nội dung cơ bản trong Chương trình Giáo dục mầm non. Tuy nhiên, việc sinh
hoạt chuyên môn mới chỉ dừng lại ở việc sinh hoạt đầy đủ về số lượng các buổi


trong tháng; nội dung sinh hoạt chuyên môn mới chỉ xoay quanh các môn học
thuộc các lĩnh vực đã cũ, chưa phong phú, chưa chú trọng đến những vấn đề đổi
mới giáo dục hiện nay; hình thức học của giáo viên mới chỉ là đọc chép, chưa có
sự thảo luận, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và đưa ra các tình huống trải nghiệm
thực tế; không gian học còn gò bó; chưa phát huy được ý thức tự giác, tích cực
học tập của giáo viên; vai trò của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn chưa cao, chưa
chủ động xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn;
1


Như chúng ta đã biết, giáo viên là người giữ vai trò quyết định với chất
lượng và sự phát triển của nhà trường, vì vậy, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên mầm non là quá trình cung cấp
những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn nghiệp vụ họ đã có sẵn nhằm nâng
cao năng lực chuyên môn, cập nhật những tri thức mới, rút kinh nghiệm từ
những bài học thực tế để đạt hiệu quả cho công tác giáo dục. Trẻ có thể phát
triển toàn diện, có nhân cách tốt hay không đều phụ thuộc vào việc chăm sóc,
giáo dục trẻ ngay từ lúc đầu. Để làm được điều đó, chúng ta cần tìm hiểu thực
trạng thực tế trình độ chuyên môn của giáo viên hiện tại để từ đó đề ra những
biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên.
2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn
của tổ mẫu giáo trong trường mầm non huyện Tam Dương
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hà
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Đạo Tú - Tam Dương - Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0963978638
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thúy Hà
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Thực hiện đề tài này tôi nghiên cứu ở lĩnh vực quản lý chỉ đạo; Sáng kiến được

áp dụng trong lĩnh vực hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn. Căn cứ vào thực
trạng chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ mẫu giáo, sáng kiến đã đề xuất
được một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên về
mọi mặt, được áp dụng, nhân rộng các trong trường mầm non.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Thời gian tiến hành từ 10/2/2018 đến 10/2/2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Vai trò của tổ chuyên môn trong quản lý dạy học ở trường mầm non
a. Quản lý giảng dạy của giáo viên trong tổ
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả
năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác
theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và
Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về chuyên đề, tiết mẫu, hội thảo, bồi dưỡng giáo
giáo viên dạy giỏi các cấp;
2


- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học
đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình;
- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn
giảng của tổ viên (kế hoạch chủ đề; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học
đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối
chương trình, viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá...);
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo
viên mới (đổi mới phương pháp dạy học; công tác đánh giá;, ứng dụng CNTT
trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá...).
- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy

định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu
trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);
- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên
(thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối
chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm
theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...);
- Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định;
- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng,
kỉ luật giáo viên... Việc này đỏi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm thật rõ về tổ
viên của mình về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy
được phân công).
b/ Quản lý chất lượng của trẻ tổ mẫu giáo
- Nắm được kết quả học tập của trẻ qua khảo sát chất lượng trẻ để có biện
pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ;
- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động ngày hội, ngày lễ,
thăm quan các di tích lịch sử ở địa phương...;
Có thể nói, chỉ đạo tốt hoạt động chuyên môn của tổ mẫu giáo trong
trường mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn tạo tiền đề vững
chắc cho trẻ mầm non vào học lớp 1 trường tiểu học; phù hợp với phương
châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: "Học bằng chơi, chơi mà học".
7.1.2. Thực trạng việc sinh hoạt chuyên môn của tổ mẫu giáo ở trường
mầm non trong thời gian qua
* Thuận lợi:
100% giáo viên yên tâm công tác, tích cực học tập nâng cao trình độ
chuyên môn, cũng như chất lượng giảng dạy; 100 % giáo viên đạt trình độ chuẩn
và trên chuẩn là 50%.
3


Công tác quản lý chỉ đạo được đổi mới, chú trọng trong việc nâng cao bồi

dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
Chất lượng giáo dục được nâng cao và có nhiều chuyển biến qua từng năm
học. Việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non có nhiều thuận lợi. Cơ sở
vật chất, thiết bị dạy học, nhà trường đã mua sắm cho các lớp, cơ sở vật chất
trường lớp từng bước đáp ứng các điều kiện cho hoạt động chuyên môn, nâng
cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Ban giám hiệuluôn quan tâm đến chất lượng hoạt động của tổ chuyên
môn; Các tổ chuyên môn hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của mình.
* Khó khăn
Nội dung sinh hoạt chuyên môn tổ mẫu giáo chưa phong phú, hình thức
còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp
dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ.
Các hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn đơn điệu, chưa được cải
tiến. chuẩn bị, các thành viên trong tổ góp ý (rất hạn chế). Sau đó lấy ý kiến của
tập thể (hầu như là nhất trí). nên hiệu quả còn thấp.
Với những thuận lợi và khó khăn của nhà trường. Là một người cán bộ
quản lý chỉ đạo chuyên môn tôi rất băn khoăn và trăn trở. Làm thế nào để chỉ
đạo các tổ chuyên môn đặc biệt là tổ mẫu giáo nâng cao chất lượng sinh hoạt
chuyên môn, qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên nhằm thực
hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi tiến hành khảo sát khảo sát chất
lượng giáo viên tổ mẫu giáo. Tổng số giáo viên 22, dự giờ và đánh giá về
chuyên môn nghiệp vụ và thu được kết quả như sau:
a. Khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên trường MN Đạo Tú
Thời gian khảo sát: Tháng 2/2018
Bảng 1: Khảo sát chất lượng giáo viên khối mẫu giáo
Tổng
TT

số giáo


Tốt
Nội dung khảo sát

viên

1

22

Số
GV

Khá

Tỷ
lệ

Trung bình

Yếu

Số Tỷ lệ Số GV
GV %

Tỷ lệ

Số GV

5


22.7

14

63.6

3

13.6

3

13.6

16

72.7

3

13.6

3

13.6

14

73


4

18.1

%

Tỷ lệ
%

Xây dựng KH chăm
sóc giáo dục trẻ
phù hợp với từng độ
tuổi

2

Tổ chức các hoạt
động đủ nội dung,
phương pháo phù
hợp với trẻ

3

Biết cách đánh giá
sự phát triển của trẻ

1

4.5


4


theo Chương trình
GDMN

4

Phối hợp tốt giữa
giáo viên, cha mẹ
và cộng đồng trong
CSGD trẻ

2

9

3

13.6

16

72

2

9

Bên cạnh việc điều tra thực trạng trường Đạo Tú tôi tiến hành khảo sát đồng

thời điều tra thực trạng vấn đề tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn khối mầu giáo
Trường mầm non Thanh Vân.
b) Thực trạng việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ
mẫu giáo của trường mầm non Thanh Vân- Huyện Tam Dương
-Vĩnh Phúc
* Thuận lợi:
15/15 giáo viên khối mẫu giáo có trình độ trên chuẩn.
- Giáo viên nhiệt tình có trình độ và tâm huyết với nghề.
- Đối với trẻ: Trẻ được học cùng một độ tuổi, vui thích được đi học, ngoan
vâng lời cô giáo.
* Khó khăn
02 viên mới ra trường nên việc lập kế hoạch tổ chức các hoạt động còn
hạn chế. Nội dung và hình thức sinh hoạt tổ còn mang còn hình thức chung chung.
Chưa chú trọng thực hành chủ yếu là lý thuyết.
Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát
biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.
Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình
cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa
phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ
động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý
kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
Từ những thực trạng trên tôi thấy mình cần tích cực tìm tòi, học hỏi để
nâng cao kiến thức cho trẻ. Tôi tiến hành khảo sát giáo viên tổ mẫu giáo với 15
giáo viên như sau:
Bảng 2: Khảo sát chất lượng giáo viên
Tổng
TT

1


số GV

15

Tốt
Nội dung khảo sát

Trung bình

Khá

Số

Tỷ lệ

GV

%

Số Tỷ lệ
GV
%

Số
GV

Tỷ lệ

Yếu
Tỷ lệ


%

Số
GV

%

Xây dựng KH chăm
sóc giáo dục trẻ phù

3

20

10

66.6

2

13.3

2

13.3

9

60


4

26.6

hợp với từng độ tuổi

2

Tổ chức các hoạt
động đủ nội dung,

5


phương pháo phù hợp
với trẻ

3

Biết cách đánh giá sự
phát triển của trẻ theo

2

13.3

2

13.3


9

60

2

13.3

3

20

3

20

7

46.6

2

13.3

Chương trình GDMN

4

Phối hợp tốt giữa giáo

viên, cha mẹ và cộng
đồng trong CSGD trẻ

7.1.3. Thực trạng các biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng
sinh hoạt chuyên môn của tổ mẫu giáo ở trường mầm non Đạo Tú và trường
Mầm non Thanh Vân
Trong những năm qua nhà trường chỉ đạo các tổ mẫu giáo sinh hoạt chuyên
môn và áp dụng một số biện pháp trọng tâm sau:
a. Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn
- Chỉ đạo tổ trưởng xây dựng kế hoạch goạt động của tổ theo năm học, lựa
chọn các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt theo từng tháng,
- Từng tháng phân công giáo viên dạy thực hành.
- Lựa chọn thời gian tổ chức sinh hoạt ít (20-25 phút)
Qua thực hiện tôi thấy rằng việc xây dựng kế hoạch hoạt động cũng như
nội dung sinh hoạt của tổ nhiều hạn chế, các nội dung trung lặp và chủ yếu là tổ
trưởng tự chọn, lý thuyết nhiều, ít thực hành... dẫn đến kết quả hoạt động của tổ
nội dung nghèo nàn, hiệu quả sinh hoạt chưa cao.
b. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ
- Bổi dưỡng thông qua hội thảo chuyên đề; hội thi: Nhà trường tổ chức các
tiết dạy mẫu cho giáo viên dự giờ và rút kinh nghiệm.
- Sinh hoạt chuyên môn qua các buổi học tập: Nhà trường tổ chức
c. Lựa chọn nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn tổ mẫu giáo
+ Về nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn: Chủ yếu lựa chọn nội dung
dễ, chủ yếu là tổ trưởng chuyên môn đề xuất nội dung, giáo viên nhất trí theo
các lĩnh vực phát triển.
+ Tổ trưởng chuyên môn tổ chức thảo luận là chủ yếu, dự thực hành 1,2 tháng
mới tổ chức 1 giờ cho tổ dự và rút kinh nghiệm.
+ Hình thức sinh hoat: Chủ yếu là tập trung, tổ trưởng triển khai, giáo
viên ghi chép.
6



Với các nội dung và hình thức trên, tôi thấy rằng việc lựa chọn nội dung
sinh hoạt chưa xuất phát từ yêu cầu của giáo viên, giáo viên không đề xuất bồi
dưỡng những nội dung khó, mới, còn nặng về lý thuyết; Hình thức sinh hoạt
đơn điệu, giáo viên ít tham gia ý kiến cho các nội dung thảo luận dẫn đến hiệu
quả sinh hoạt tổ chuyên môn chưa cao. Công tác bồi dưỡng còn nặng về lý
thuyết, giáo viên thảo luận nhiều về lý thuyết, thực hành ít, bản thân tôi do kiêm
nhiệm nhiều việc nên không trực tiếp dự giờ, rút kinh nghiệm cho từng giáo
viên mà chủ yếu giao cho tổ trưởng chuyên môn.
d. Bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn của tổ mẫu giáo
- Thực tế cho thấy một buổi sinh hoạt chuyên môn thành công hay không
phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và chuyên môn của người điều hành.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đánh giá và tổ chức giải quyết, quản lí
những việc liên quan đến chuyên môn theo phạm vi, nhiệm vụ và chức năng của
mình một cách nhanh chóng, chính xác và khách quan.
- Người tổ trưởng luôn tiên phong, đi đầu trong việc nắm vững các
phương pháp dạy học có một chút quyết đoán trong lựa chọn hình thức tổ chức
dạy một bài khó trong chương trình để giáo viên trong tổ thừa nhận và đồng
lòng thực hiện.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Xuất phát từ việc áp dụng các biện pháp trên đạt kết quả chưa cao dẫn đến
việc hiệu quả sinh hoạt chuyên môn của tổ mẫu giáo còn thấp; giáo viên tổ chức
các các hoạt động cho trẻ chưa phù hợp, kết quả thấp, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân
và tìm cách cải tiến, bổ sung một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh
hoạt chuyên môn của tổ mẫu giáo ở trường mầm non như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn tổ mẫu giáo
Hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên
môn một cách cụ thể đó là:
- Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường, kế hoạch chuyên môn của

Phó hiệu trưởng để xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp, gắn
với nhiệm vụ chung của toàn trường.
- Kế hoạch cần đưa ra các nội dung chính sau:
+ Đặc điểm tình hình (thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức...).
+ Các mục tiêu, nhiệm vụ và tiêu chí cơ bản.
+ Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ.
7


+ Các điều kiện thực hiện các biện pháp.
+ Xác định lịch trình thực hiện và cách thức kiểm tra, đánh giá.
+ Những ý kiến đề xuất.
+ Kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn cần phải có sự kiểm duyệt của lãnh
đạo nhà trường trước khi triển khai.
Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên
môn tổ mẫu giáo
a.Đổi mới về nội dung sinh hoạt
Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn lựa chọn nội dung sinh hoạt bám sát vào
các lĩnh vực phát triển, khả năng của giáo viên và lựa chọn nội dung sinh hoạt là
những đề tài mà đa số giáo viên cho là khó trong quá trình thực hiện, cụ thể tổ
trưởng cho giáo viên đề xuất bồi dưỡng những nội dung mà đa số giáo viên
trong khối yêu cầu; tiếp theo các khối đề xuất bồi dưỡng nội dung của giáo viên
trong khối đề nghị tổ chuyên môn bồi dưỡng. Với hình thức bồi dưỡng như vậy
tôi thấy rằng các nội dung bồi dưỡng rất cụ thể, thống nhất và sát với nhu cầu
bồi dưỡng của giáo viên vì đây là những vấn đề khó cần được tháo gỡ và những
nội dung này đều do các tổ viên đề xuất với phương châm“ Giáo viên yếu mặt
nào bồi dưỡng về mặt đó”; đồng thời tôi cho giáo viên, khối và tổ chuyên môn
lựa chọn và thống nhất nội dung, thời gian bồi dưỡng cụ thể trong từng tuần,
tháng.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn ( tổ Nhà trẻ và mẫu giáo), kiểm tra chéo các nội

dung sinh hoạt: Việc triển khai nội dung sinh hoạt và ghi chép như thế nào, các
nội dung có phù hợp với giáo viên không ? các nội dung có bám sát các lĩnh vực
của trẻ và lấy trẻ làm trung tâm chưa..., từ đó tổ trưởng tự điều chỉnh nội dung,
cách thức bồi dưỡng cho phù hợp với nhận thức, trình độ của giáo viên.
b.Đổi mới về hình thức sinh hoat:
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn linh hoạt phù hợp với từng nội
dung theo các hình thức như: Sinh hoạt theo nhóm nhỏ, sinh hoạt theo khối
chuyên môn và theo tổ cụ thể
* Sinh hoạt chuyên môn thông qua các buổi học tập
- Học tập trung cả tổ: Trước hết bản thân tôi trực tiếp nghiên cứu sâu bài
giảng với đầy đủ mục tiêu, nội dung để hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn triển
khai tới toàn thể giáo viên. Học theo hướng tích cực hóa hoạt động của tổ viên
(tổ trưởng nêu vấn đề, tổ viên trao đổi, thảo luận, thống nhất, kết luận về nội
dung buổi học).
8


- Học theo nhóm nhỏ: Tôi đã phân loại các nhóm học tập theo năng lực của
giáo viên bao gồm nhóm giáo viên khá giỏi, nhóm giáo viên còn hạn chế để giáo
viên có thể tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Sau đó phân công giáo viên giỏi
kèm giáo viên yếu, giáo viên có kinh nghiệm kèm giáo viên cao tuổi.
* Sinh hoạt chuyên môn thông qua dự giờ
Chỉ đạo cho tổ trưởng phân công luân phiên cho giáo viên dạy thực hành:
100% giáo viên trong tổ đều được dạy; tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán
tư vấn, dự giờ rút kinh nghiệm cho giáo viên trước khi dạy cho cả tổ dự.
Khi dự giờ, tôi đã đề nghị giáo viên bên cạnh việc quan sát cách tổ chức
lớp học, các hành động, ngôn ngữ, cử chỉ của giáo viên cần tập trung vào việc
quan sát thực tế học tập của trẻ, quan sát cử chỉ, thái độ, nét mặt, hoạt động của
trẻ. Thảo luận, rút kinh nghiệm sau dự giờ dạy: Các ý kiến đóng góp, trao đổi
cần tập trung vào việc nhận xét các hoạt động học tập của trẻ: Hoạt động nào

hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả? Câu hỏi nào hay? Tình huống nào tốt?...
* Sinh hoạt chuyên môn thông qua hội thảo chuyên đề
Với hình thức này, tôi đã tổ chức hội thảo chuyên đề theo hai hướng:
Tổ chức cho giáo viên thảo luận, thống nhất nội dung, ghi chép các nội
dung chi tiết, cụ thể và dễ hiểu sau đó tổ chức cho giáo viên dự thực hành rút
kinh nghiệm cho giáo viên về nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động.
Xây dựng tiết mẫu cho 100% giáo viên học tập rút kinh nghiệm, sau đó
mỗi giáo viên tự thực hiện tiết dạy theo nội dung chyên đề phù hợp chương trình
độ tuổi, khả năng nhận thức của trẻ dưới hình thức thi đua.
Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các chuyên đề tại trường, tôi đã tham
mưu với Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia 02 Hội
nghị, hội thảo chuyên đề: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm cấp
huyện và 01 cấp tỉnh giúp cho giáo viên được giao lưu, học hỏi, mở rộng kiến
thức, nâng cao tay nghề.
Biện pháp 3. Phát huy vai trò của tổ trưởng và các thành viên trong tổ
Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn tổ chức các buổi họp và sinh hoạt chuyên
môn theo hướng tích cực hóa hoạt động của tổ viên: Tổ trưởng nêu vấn đề, tổ
viên trao đổi, thảo luận, thống nhất đề xuất các biện pháp, hình thức để thực hiện
các nội dung.
Xây dựng nội dung thảo luận cho từng nội dung và gửi cho các thành viên
trong tổ nghiên cứu và chuẩn bị mỗ thành viên một ý kiến tại buổi sinh hoạt
chuyên môn.
9


Tổ trưởng chuyên môn là cầu nối giữa lãnh đạo nhà trường và giáo viên
nên cần có sự hiểu biết nhất định về quan hệ quản lý trong nhà trường.
Tổ trưởng là người quán xuyến toàn bộ công việc của tổ, nắm bắt những
công việc đã làm để nhận xét, đánh giá được về những mặt mạnh, mặt yếu, rút ra
những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo của tổ. Sau đó, tổ trưởng đưa ra dự

thảo kế hoạch hoạt động của tổ mình (dựa trên kế hoạch của nhà trường, của bộ
phận chuyên môn, đoàn thể...).
- Trong quá trình sinh hoạt, tổ trưởng yêu cầu các tổ viên chú ý lắng nghe, ghi
chép vào sổ công tác những nội dung công việc cần phải làm, sau đó tham gia ý kiến
xây dựng (yêu cầu ít nhất mỗi tổ viên phải tham gia một ý kiến, tránh tình trạng làm
việc riêng trong lúc họp). Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tổ trưởng kết luận,
lấy ý kiến thống nhất và đưa vào thành nghị quyết của tổ để thực hiện.
- Trong quá trình tổ trưởng nhận xét, đánh giá phải hợp tình hợp lý, tôn
trọng nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Tổ trưởng khi phân công chuyên môn (ngay từ đầu năm học hoặc mỗi
lần thay đổi về chuyên môn) phải nghiên cứu, xem xét năng lực, chuyên môn,
hoàn cảnh của từng thành viên để bố trí sắp xếp phù hợp. Phải biết khơi dậy
lòng nhiệt tình, biết khích lệ động viên các thành viên để hoàn thành nhiệm vụ.
- Tổ trưởng phải là người đóng vai trò trung tâm, xây dựng mối đoàn kết,
thương yêu nhau, tôn trọng nhau, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau, biết lắng nghe
ý kiến góp ý của tổ viên.
Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá sinh hoạt chuyên môn tổ mẫu giáo
Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng trong công tác quản lý, nó giúp cho
người quản lý nắm được tình hình công việc một cách kịp thời. Thấy được
những ưu khuyết điểm trong quá trình thực hiện, qua đó uốn nắn động viên hay
sửa chữa những sai sót trong công tác soạn giảng của người giáo viên. Trong
việc chỉ đạo chuyên đề ở các lớp áp dụng các hình thức kiểm tra sau:
Kiểm tra xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ các nội dung, hình thức sinh
hoạt; cách bố trí thời gian sinh hoat.
Kiểm tra hồ sơ sổ sách: Kiểm tra hồ sơ 1 lần/ tháng.
Kiểm tra việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mỗi tuần/ giờ/ giáo viên.
Kiểm tra chuyên đề 2 lần/ năm/ lớp
Tôi tổ chức kiểm tra việc sinh hoạt chuyên môn của tổ 1lần/ tháng và công
tác kiểm tra luôn đi đôi với việc động viên khen thưởng. Ban giám hiệu nhà
trường yêu cầu các nhóm lớp thông qua hoạt động chuyên môn tổ, khối rút kinh

10


nghiệm lại các nội dung đã làm được, những vấn đề chưa làm được và tìm ra các
nguyên nhân hạn chế của nhà trường, giáo viên, đồng thời có những biện pháp
khen thưởng động viên kịp thời những giáo viên và trẻ có nhiều cố gắng trong
quá trình thực hiện.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Hệ thống cơ sở lí luận về thực hiện việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt
chuyên môn của tổ mẫu giáo ở trường mầm non Đạo Tú.
- Khảo sát đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện sinh hoạt chuyên
môn của tổ mẫu giáo của giáo viên ở trường mầm non Đạo Tú và trường mầm
non Thanh Vân.
- Đề xuất một số biện pháp mới và cải tiến một số biện pháp cũ để nâng
cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ mẫu giáo của giáo viên ở trường
mầm non Đạo Tú và trường mầm non Thanh Vân.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác
giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo
ý kiến của tác giả
Để thấy được hiệu quả của việc chỉ đạo nâng cao chất lượng dinh hoạt
chuyên môn tổ mẫu giáo, Tôi đã đưa ra các biện pháp trên vào áp dụng trên
thưc tế và thấy được hiệu quả. Căn cứ vào khảo sát đầu năm, tôi khảo sát cuối
năm như sau:
Khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên, tổ chuyên môn
Thời gian khảo sát: Tháng 02/2019
Bảng 3: Khảo sát chất lượng giáo viên - MN Đạo Tú
Tổng
TT


số giáo

Tốt
Nội dung khảo sát

viên

1

22

Khá

Trung bình

Số Tỷ lệ
GV %

Số Tỷ lệ Số GV
G
%
V

Tỷ lệ

5

22.7


14

63.6

3

13.6

6

27

14

63.6

2

18

%

Yếu
Số GV Tỷ lệ
%

Xây dựng KH chăm
sóc giáo dục trẻ
phù hợp với từng độ
tuổi


2

Tổ chức các hoạt
động đủ nội dung,
phương pháo phù

11


hợp với trẻ

3

Biết cách đánh giá
sự phát triển của trẻ
theo Chương trình

6

27

14

63.6

2

18


8

36.3

11

50

3

13.6

GDMN

4

Phối hợp tốt giữa
giáo viên, cha mẹ
và cộng đồng trong
CSGD trẻ

Bảng 4: .Khảo sát chất lượng giáo viên - MN Thanh Vân
Tổng
TT

số giáo

Tốt
Nội dung khảo sát


viên

1

Trung bình

Khá

Số Tỷ lệ
GV %

Số Tỷ lệ Số GV
G
%
V

Tỷ lệ

Yếu
Số GV Tỷ lệ

%

%

Xây dựng KH chăm
sóc giáo dục trẻ
phù hợp với từng độ

3


20

10

66.6

2

13.3

2

13.3

10

66.6

3

20

4

26.6

9

60


2

13.3

5

33.3

7

46.6

3

20

tuổi

2

Tổ chức các hoạt
động đủ nội dung,
phương pháo phù

15
3

hợp với trẻ
Biết cách đánh giá sự

phát triển của trẻ
theo
Chương trình GDMN

4

Phối hợp tốt giữa
giáo viên, cha mẹ và
cộng đồng trong
CSGD trẻ

Biểu 5: Biểu đối chứng
Của biểu 1 và biểu 3-KQ khảo sát giáo viên trường MN Đạo Tú
Nội dung
khảo sát

Kết quả

Trước khi áp
dụng
Tỷ lệ %

Xây dựng KH Tốt
chăm sóc giáo dục
trẻ phù hợp với Khá
từng độ tuổi

TB

Sau khi áp dụng

Tỷ lệ %

Cấp độ so sánh

0

22.7

Tăng 22.7%

22.7

63.6

Tăng 40.9%

63.6

13.6

Giảm 50%
12


Yếu

13.6

0


Giảm 13.6%

Tổ chức các hoạt Tốt
động đủ nội dung,
phương pháo phù Khá
hợp với trẻ
TB

0

27

Tăng 27%

13.6

63.6

Tăng 50%

72.7

18

Giảm 54.7%

Yếu

13.6


0

Giảm 13.6%
Tăng 22.5%

Biết cách đánh giá

Tốt

4.5

27

sự phát triển của

Khá

13.6

63.6

Tăng 50%

TB

73

18

Giảm 55%


Yếu

18.1

0

Giảm 18.1%

Tốt

9

36.3

Tăng 27.3%

Khá

13.6

50

Tăng 36.4%

TB

72

13.6


Giảm 58.4%

Yếu

9

0

trẻ theo
Chương trình
GDMN
Phối hợp tốt giữa
giáo viên, cha mẹ
và cộng đồng
trong CSGD trẻ

Giảm 9%

Biểu 6: Biểu đối chứng
So sánh biểu 2 và biểu 4-KQ khảo sát giáo viên trường MN Thanh Vân
Nội dung
khảo sát

Kết quả
Tốt

Xây dựng KH
chăm sóc giáo dục Khá
trẻ phù hợp với

TB
từng độ tuổi

Yếu

Trước khi áp
dụng

Sau khi áp
dụng

0

20

20

66.6

Tăng 46.6%

66.6

13.3

Giảm 53.3%

13.3

0


Giảm 13.3%

Cấp độ so sánh
Tăng 10%

Tổ chức các hoạt Tốt
động đủ nội dung,
phương pháo phù Khá
hợp với trẻ
TB

0

13.3

Tăng 13.3%

13.3

66.6

Tăng 53.3%

60

20

Giảm 40%


Yếu

26.6

0

Giảm 26.6%

Biết cách đánh giá

Tốt

6.6

26.6

Tăng 20%

sự phát triển của

Khá

20

60

Tăng 40%

TB


60

13.3

Giảm 46.7%

Yếu

13.3

0

Giảm 13.3%

Tốt

6.6

33.3

Tăng 26.7%

Khá

20

46.6

Tăng 26.6%


TB

60

20

Giảm 40%

Yếu

13.3

0

Giảm 13.3%

trẻ theo
Chương trình
GDMN
Phối hợp tốt giữa
giáo viên, cha mẹ
và cộng đồng
trong CSGD trẻ

Qua kết quả khảo sát kết quả đầu năm và cuối năm học và qua bảng đối
chứng và qua việc áp dụng sáng kiến tôi thấy rằng năng lực quản lý cũng như
13


trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên đã được nâng lên rõ rệt và đạt kết

quả như sau:
- 100% giáo viên nắm được hệ thống kiến thức về nội dung, phương hình
thức tổ chức hoạt động cho trẻ linh hoạt hấp dẫn trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm
trung tâm. 98% giờ dạy của giáo viên xếp loại khá, tốt.
100% giờ dạy của giáo viên có đủ đồ dùng, giáo viên không dạy chay, các giờ
dạy đã linh hoạt hấp dẫn trẻ hơn, trẻ hứng thú, tích cực chủ động tham gia vào
các hoạt động.
So với năm học trước thì cách tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ mẫu
giáo còn hạn chế, hiệu quả thấp thì hiện nay chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
cũng như chất lượng giảng dạy của giáo viên đã được nâng lên, các hoạt động
linh hoạt, hấp dẫn trẻ hơn. Trẻ chủ động tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt
động. Trong sinh hoạt tổ chuyên môn đã có nhiều thay đổi, sinh hoạt có nề nếp
và tạo ra niềm say mê hứng thú trong mọi hoạt động, kích thích mọi người tự
giác rèn luyện, có ý trí vươn lên trong các hoạt động từ trình độ chuyên môn,
phương pháp giảng dạy, chất lượng trẻ.
Là một người làm công tác quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và học. Tôi thấy
đề tài có ý nghĩa to lớn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Qua tất cả các hoạt
động trẻ được phát triển thành một con người mới, phù hợp với thế kỷ mới, văn
minh và hiện đại. Không những vậy, tôi đã suy nghĩ, học hỏi và tham khảo tài liệu
để tìm ra các phương pháp, biện pháp mới để chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề
qua đó để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Để đảm bảo tính ứng dụng,
tính hiệu quả của đề tài cùng với ý thức chăm lo, giáo dục trẻ ngay từ lúc còn
nhỏ, tôi nghĩ rằng đây không chỉ là trách nhiệm, của mỗi cán bộ quản lý, giáo
viên, mà cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bậc phụ huynh và cả cộng
đồng để chúng ta thực hiện tốt mục tiêu: “ Tất cả vì tương lai con em chúng ta”.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ
chức, cá nhân:
* Phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn
Tổ trưởng đã xây dựng được kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụ thể, khoa
học theo năm, tháng, tuần sát thực với chất lượng đội ngũ. Phát huy tối đa vai

trò và trách nhiệm của mình, điều hành và tổ chức thực hiện tốt các buổi sinh
hoạt chuyên môn. Chủ động, tích cực phối hợp cùng tổ viên tham gia các hoạt
động đạt hiệu quả.
* Về nội dung sinh hoạt chuyên môn
14


- Nội dung sinh hoạt chuyên môn đa dạng, phong phú theo nhiều lĩnh vực
hoạt động khác nhau và theo các chuyên đề, những nội dung mới, khó.
- Tổng số buổi sinh hoạt chuyên môn trong một năm học là 18 buổi.
- Nhà trường tổ chức được 2 hội thảo chuyên đề cấp trường: Chuyên đề
Phát triển vận động và chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm. Cử được 3 lượt cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán tham dự hội thảo
chuyên đề cấp huyện, cấp tỉnh.
- Xây dựng được 10 tiết mẫu theo các chủ đề cho 100% giáo viên học tập.
*Về kiến thức, kĩ năng sư phạm của giáo viên
Với việc đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn, nhận thức,
khả năng và trình độ của giáo viên đã có bước chuyển biến rõ rệt:
- Giáo viên nắm chắc nội dung, phương pháp các lĩnh vực hoạt động.
- Tích cực, chủ động trong công tác tự học, tự bồi dưỡng.
- Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, dạy học lấy trẻ làm trung tâm
và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy.
- Kỹ năng sư phạm của giáo viên trở nên thuần thục hơn, nhẹ nhàng, uyển
chuyển và linh hoạt hơn đặc biệt là trong việc xử lý các tình huống.
11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu
Số Tên tổ chức/cá
TT
nhân


Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

1

Tổ mẫu giáo - Khu Phố xã Đạo Tú- Tam
Trường MN
Dương- Vĩnh phúc
Đạo Tú

Cấp huyện - Quản lý chỉ đạo

2

Tổ mẫu giáo Trường MN
Thanh Vân

Cấp huyện - Quản lý chỉ đạo

Xã Thanh Vân- Tam
Dương- Vĩnh phúc

Đạo Tú, ngày 26 tháng 02 năm 2019
Thủ trưởng đơn vị

Đạo Tú, ngày 20 tháng 02 năm 2019
Tác giả sáng kiến


Nguyễn Thị Thúy Hà
15


16



×