Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh hạn chế môn tiếng việt lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.42 KB, 17 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Trong công cuộc đổi mới, sự nghịêp giáo dục và đào tạo luôn là nòng cốt
tất yếu của một đất nước. Xã hội có phồn vinh được hay không phần lớn dựa
vào nền tảng của tri thức. Tri thức thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp
hóa- hiện đại hóa đất nước, nhằm đưa đất nước ngày càng giàu mạnh, sánh vai
cùng các cường quốc năm châu trên thế giới. Ở nước ta, nền giáo dục phổ thông
được Đảng và nhà nước chú trọng và ưu tiên hàng đầu đặc biệt là bậc học Tiểu
học, bởi lẽ đây là bậc học quan trọng nhất, là xuất phát điểm vững chắc cho mọi
nền tri thức. Do đó, đối với từng nhà trường bậc tiểu học, vấn đề nâng cao chất
lượng giáo dục đại trà được đặt ra như một trong những chỉ tiêu thi đua cho giáo
viên và học sinh phấn đấu vươn lên.
Như chúng ta đã biết, trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, mỗi nhà trường
đều phải làm tốt công tác giáo dục đại trà nhằm góp phần đào tạo nhân tài cho
đất nước. Ở bậc Tiểu học, tư duy của các em chưa sâu rộng, còn non, tuổi hiếu
động, tiếp thu nhanh nhưng lại rất nhanh quên, các em phải lĩnh hội, chiếm lĩnh
với khối lượng kiến thức rộng: Toán, Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lý, Khoa học…
Mặt khác, trong hệ thống các môn học ở tiểu học, Tiếng Việt là môn học quan
trọng nhất, tuy rất gần gũi nhưng đây cũng là môn học khó đối với học sinh. Câu
hỏi đặt ra là: Số đông học sinh học Tiếng Việt không tốt như các môn học còn
lại thì có ảnh hưởng gì đến việc nâng cao chất lượng đại trà hay không? Và câu
trẻ lời là “có”. Vậy nên muốn nâng cao chất lượng đại trà thì cần phải nâng cao
chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Việt. Đánh giá công tác nâng cao chất
lượng đại trà là đánh giá sự tiến bộ, sự phát triển của mỗi nhà trường, mỗi đơn vị
giáo dục. Vì vậy đây cũng là lý do khiến chúng tôi chọn đề tài này để làm cẩm
nang trong quá trình công tác của bản thân và cũng để góp phần nâng cao hiệu
quả trong công tác nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh hạn chế
môn Tiếng Việt ở các nhà trường. Từ đó, tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề
tài:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà


và bồi dưỡng học sinh hạn chế môn Tiếng Việt lớp 4”.
Đề tài này thành công, ít nhiều chắc sẽ giúp tôi tự tin, vững bước trong sự
nghiệp giáo dục, đào tạo mà mình đã chọn. Đồng thời cũng rất mong được
1


cáccấp giáo dục và nhà trường, đồng nghiệp giúp đỡ chúng tôi trong quá trình
áp dụng đề tài.
2. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà
và bồi dưỡng học sinh hạn chế môn Tiếng Việt lớp 4”.
3. Tác giả sáng kiến:
Tên tôi: Nguyễn Thị Vân

Chức vụ: Giáo viên

Tên tôi: Nguyễn Thị Thúy

Chức vụ: Giáo viên

Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Nhân Đạo- Sông Lô- Vĩnh
Phúc.
Số điện thoại: 0977482112 - 0396672094
Email:
Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Tiến hành nghiên cứu sáng kiến ở Trường Tiểu học Nhân Đạo.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 4.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong môn Tiếng Việt lớp 4 trong

trường Tiểu học.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 06/09/2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1.Cơ sở lý luận
Xuất phát từ thực tế dạy học, từ lý do chọn đề tài cho thấy để đạt hiệu quả
trong công tác nâng cao chất lương đại trà ở nhà trường tiểu học thì ngoài việc
trang bị cho các em kiến thức cơ bản chúng ta cần tăng cường công tác phụ đạo,
bồi dưỡng kiến thức cho học sinh nhằm góp phần khắc sâu kiến thức và đòi hỏi
các em phải tư duy nhiều hơn, sâu hơn, hiểu biết sâu sắc hơn.
Ở bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, học sinh có tiếp thu kiến
thức tốt hay không thì nền tảng gốc rễ vẫn là ở tiểu học. Ở Tiểu học, các em sẽ
trang bị cho mình tất cả các kiến thức, có đủ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo (nhanh
2


nhẹn, hoạt bát ) trong tầm hiểu biết của mình. Qua thực tế chứng minh hầu hết
các em học tốt ở bậc tiểu học thì ở bậc học tiếp theo các em vẫn luôn đạt được
kết quả cao. Vì vậy để tạo ra nguồn nhân tài cho đất nước thì nền móng chính là
cái gốc rễ mà bậc Tiểu học chính là gốc rễ ấy. Trong thời gian công tác của
mình, bản thân tôi thấy rõ ràng, song song với quá trình dạy và học nhằm nâng
cao chất lượng đại trà chính là công tác phụ đạo, bồi dưỡng học sinh học tập tốt
hơn môn Tiếng Việt. Bởi lẽ đây là môn học khó, mang tính khái quát hóa, trừu
tượng hóa và có sự sâu rộng của kiến thức. Môn Tiếng Việt cũng là môn học cơ
sở cho tất cả các môn học khác trong nhà trường, học và hiểu được Tiếng Việt,
học sinh có thể dễ dàng tiếp thu và học tốt các môn còn lại.
Chính với các lý do và cơ sở khoa học lý luận trên mà đề tài “ Nâng cao
chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh hạn chế môn Tiếng Việt lớp 4” cần
được nghiên cứu – áp dụng phổ biến trong không chỉ nhà trường Tiểu học Nhân
Đạo mà còn ở tất cả các trường tiểu học hiện nay.
7.2. Khả năng áp dụng sáng kiến:

7.2.1. Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả:
- Trong thời gian công tác tại trường Tiểu học Nhân Đạo, chúng tôi đã điều
tra nghiên cứu và thử áp dụng thực tế, đã được các đồng nghiệp trong trường
đồng tình ủng hộ. Kết quả cho thấy học sinh ngày càng nắm vững kiến thức môn
Tiếng Việt và hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học khác trong chương
trình, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
7.2.2. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành:
- Đề tài có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng giáo viên và học
sinh khối 4 trong các nhà trường Tiểu học. Đồng thời có thể vận dụng cho đối
tượng học sinh lớp 5 củng cố, nâng cao kiến thức.
7.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh hạn
chế môn Tiếng Việt lớp 4”.
a. Nâng cao nhận thức giáo viên:
Mỗi giáo viên cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trước học
sinh, trước cha mẹ học sinh và toàn xã hội, luôn tự mình rèn luyện phong cách,
phẩm chất, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nắm chắc kiến thức cơ bản của lớp
học, cấp học, phải thực sự có năng lực, biết ứng xử kịp thời trong việc giải quyết

3


tình huống, linh hoạt vận dụng đổi mới phương pháp dạy học trong mỗi tiết học,

b. Nâng cao chất lượng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động
họccủahọc sinh:
Để nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh hạn chế môn Tiếng
Việt thì đối tượng quan trọng số 1 phải là người giáo viên, người trực tiếp trang
bị cho các em kiến thức cũng như phải chịu trách nhiệm của mình trước kết quả
của các em. Người thầy cần có kiến thức và khả năng tổng hợp kiến thức cần
phải có phương pháp, kinh nghiệm trong dạy học. Yếu tố quan trọng tiếp đến

phải là lòng nhiệt tình, hăng say, cống hiến của người thầy, tất cả vì sự nghiệp,
hết lòng vì học sinh thân yêu.
Học sinh là cốt lõi của quá trình học tập. Hiện nay, cùng với đổi mới
phương pháp dạy học, giáo dục đang lấy học sinh làm trung tâm của mọi hoạt
động học tập. Năng lực học tập của mỗi học sinh thể hiện không giống nhau và
không đồng nhất ở tất cả các thời điểm khác nhau. Bởi vậy, trong quá trình dạy
học, người thầy cần phát hiện và phân loại sự nhận thức của học sinh. Ngoài
kiến thức cơ bản không thể thiếu thì học sinh phải được hoạt động tích cực dưới
sự đánh giá thường xuyên của giáo viên. Phương pháp chính là kiểm tra nhận
thức của các em thông qua bài tập học hằng ngày, các bài kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó là quá trình bồi dưỡng, phụ đạo kiến thức
cho học sinh.Thông qua từng tiết học, từng bài dạy giáo viên cần truyền thụ đủ,
có khắc sâu các kiến thức cơ bản cần ghi nhớ cho học sinh. Đồng thời khơi dậy
trí thông minh, khả năng cảm thụ của các em bằng cách quan tâm hơn đến ý
thức tự lập, óc sáng tạo của học sinh. Hàng ngày, hàng tuần luôn có kế hoạch bồi
dưỡng thêm vào các giờ học bổ sung, giờ tự học buổi chiều để củng cố kiến thức
và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Bởi xuất phát từ tâm lý trẻ em là dễ nhớ
nhưng chóng quên, thường hay học vẹt nên vấn đề bồi dưỡng trong công tác phụ
đạo phải thường xuyên, liên tục và mang tính lâu dài.
c. Xây dựng nền nếp tốt:
Đây là nhiệm vụ chính của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Bởi vì với cấp
Tiểu học, giáo viên chủ nhiệm là giáo viên dạy nhiều tiết nhất trong lớp của
mình. Các thầy cô có nhiều thời gian gần gũi với học sinh, hướng dẫn xây dựng
những biểu hiện tốt, tích cực và uốn nắn những hành vi, việc làm chưa tốt của
học sinh. Tuy nhiên, việc xây dựng nền nếp tốt không chỉ là trách nhiệm của
giáo viên chủ nhiệm mà là công việc của tất cả giáo viên tham gia giảng dạy học
4


sinh (Bao gồm các giáo viên chuyên ngành, giáo viên văn hoá không chủ nhiệm

lớp, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội,…). Các thầy cô cũng cần thấy rõ trách
nhiệm của mình, tìm hiểu, phối hợp chặt chẽ với giáo viênchủ nhiệm để xây
dựng nền nếp tốt trong từng giờ học, trong từng tiết HĐGDNGLL.
d. Giúp học sinh hoàn thành chương trình các môn học:
Sau khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm cần phân lớp theo từng đối tượng
học sinh. Mỗi tiết lên lớp, giáo viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy, có hệ
thống câu hỏi ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất phù hợp với từng đối tượng. Đặc biệt
đối với học sinh tiếp thu chậm, giáo viên cần dành nhiều thời gian và có sự
quan tâm chu đáo hơn, giúp các em nắm được chuẩn kiến thức kĩ năng các môn
học và hoạt động giáo dục.
Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá: Giáo viên thực hiện
nghiêm túc những quy định về kiểm tra, đánh giá học sinh của Bộ Giáo dục và
đào tạo (Thông tư 22). Giáo viên soát bài làm của học sinh thường xuyên, có
nhận xét những ưu điểm, hạn chế và biện pháp hỗ trợ để học sinh đạt được mục
tiêu của từng bài, từng tuần, từng tháng của môn học mà giáo viên trực tiếp đảm
nhiệm.
Phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh: Bên cạnh vai trò quyết định là
giáo viên và vai trò quan trọng là học sinh thì thành phần không thể thiếu được
đối với chất lượng học tập và giáo dục của học sinh là gia đình. Giáo viên cần
yêu cầu phụ huynh kiểm soát hành vi học tập của con em mình tại nhà như theo
dõi việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, phụ huynh phải hết sức
chăm lo đến tinh thần và thái độ học của các em. Phải thường xuyên trao đổi
những khó khăn của học sinh, cùng giáo viên bàn biện pháp tốt nhất để các em
học tập tốt.
e. Hệ thống kiến thức nhằm bồi dưỡng cho học sinh trong quá trình
học tập môn Tiếng Việt ở khối 4
Trong các nhà trường tiểu học, song song với việc dạy học các môn học
như dạy học môn Toán, khám phá khoa học, tìm hiểu lịch sử, địa lý và một số
môn học khác cho học sinh thì việc nâng cao chất lượng đại trà môn Tiếng Việt
nói chung và nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh hạn chế môn Tiếng Việt nói

riêng là một yêu cầu quan trọng cần thiết trong quá trình giáo dục.
Để việc dạy nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh hạn chế
môn Tiếng Việt có hiệu quả, người giáo viên phải nắm được toàn bộ hệ thống
nội dung chương trình, những kiến thức và kỹ năng cơ bản, cũng như cấu trúc
5


của một bộ đề thi. Đồng thời khi giảng dạy người giáo viên phải luôn luôn lựa
chọn phương pháp phù hợp với đặc trưng của phân môn và bộ môn. Cụ thể khi
nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng bồi dưỡng học sinh hạn chế môn Tiếng
Việt lớp 4 có hiệu quả, giáo viên cần phải ôn tập và truyền đạt khắc sâu cho học
sinh những nội dung sau:
** Luyện từ và câu
Để học sinh cảm thụ được văn học tốt, biết được câu văn, đoạn văn hay cả
bài trôi chảy mạch lạc, người giáo viên cần giúp cho học sin nắm vững lý thuyết
và làm thành thạo các bài tập luyện từ và câu. Chính vì vậy trong quá trình nâng
cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh hạn chế môn Tiếng Việt lớp 4, giáo
viên cần khắc sâu cho học sinh những kiến thức của môn này. Cụ thể là:
 Từ - Từ loại.
 Tiếng:
- Mỗi tiếng thường gồm có 3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh
- Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
- Tiếng cấu tạo nên từ.
Ví dụ:
Tiếng

Âm đầu

Vần


Thanh

thành

th

anh

huyền



b

e

sắc

an

ngang

an
 2. Từ:
- Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.

- Từ do tiếng tạo thành. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.

 Nghĩa của từ
Từ có nghĩa đen và nghĩa bóng:

- Nghĩa đen: là nghĩa gốc vốn có, nghĩa chính của từ.
Ví dụ: Bò ăn cỏ (ăn: hành động đưa một vật vào miệng nhai và nuốt)

6


- Nghĩa bóng: là nghĩa phụ được hiểu rộng từ nghĩa đen.
Ví dụ: Mấy ông quan tham ghê thật, dám “ăn” cả tấn hàng sắt thép, xi măng. (ăn
ở đây được hiểu là tham nhũng biển thủ của cải, vật chất…)
 Từ đơn: là từ do một tiếng tạo thành.
Ví dụ: sông, biển, gạo, ….
 Từ phức: là từ do 2 hay nhiều tiếng tạo thành.
Ví dụ: xe đạp, sông núi, ruộng đồng,…
Từ phức được chia thành hai loại: từ ghép và từ láy
* Từ ghép: là từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau.
- Phân loại từ ghép: có 2 loại
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp ví dụ: bánh trái, sông núi, bãi bờ,…
+ Từ ghép có ý nghĩa phân loại ví dụ: xe lửa, bánh chưng, cây xoan,…
* Từ láy: là những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau
ví dụ: xa xa, biêng biếc, sôi nổi,...
- Ý nghĩa của từ láy:
+ Từ láy làm cho ý nghĩa của từ gốc giảm nhẹ hoặc mạnh thêm.
+ Từ láy còn có ý nghĩa gợi hình ảnh (từ tượng hình) hoặc âm thanh (từ tượng
thanh).
Ví dụ: rào rào, lè tè….
- Phân loại từ láy:
+ Căn cứ vào bộ phận lặp lại:
• Láy tiếng. Ví dụ: gâu gâu, xanh xanh, xinh xinh,….
• Láy âm đầu. Ví dụ: hăm hở, mơ màng, lạnh lùng,…
• Láy vần: Ví dụ: lom khom, lim dim,….

• Láy cả âm đầu và vần. Ví dụ: ngoan ngoãn, ….
+ Căn cứ vào cách lặp lại
• Láy đôi. Ví dụ: lim dim, hả hê, đo đỏ,…
• Láy ba. Ví dụ: lơ tơ mơ, ….

7


• Láy tư: Ví dụ: hớt ha hớt hải, ….
 Từ đồng nghĩa: là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau được.
Ví dụ: heo - lợn.
- Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, khi dùng ta phải lựa chọn cho phù
hợp với sắc thái của câu nói, câu viết.
Ví dụ: chết - hy sinh, ăn - xơi - chén.
 Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau:
Ví dụ: no - đói, giàu - nghèo, mạnh - yếu.
 . Phân loại từ:
 Danh từ: là từ chỉ sự vật (người, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
Ví dụ: sông, mưa, cuộc sống,…
Danh từ thường giữ chức vụ chủ ngữ trong câu:
- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật.
+ Chỉ sự vật cụ thể (người, loài vật…) là danh từ cụ thể.
+ Chỉ sự vật trừu tượng ( không cảm nhận trực tiếp bằng giác quan) là danh từ
trừu tượng.
- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật, danh từ riêng luôn luôn được viết
hoa.
- Mẹo xác định danh từ: nếu một từ nào đó đứng sau từ chỉ số lượng: những,
các, …. hoặc đứng trước các từ: ấy, kia, này, …. thì từ đó là danh từ.
 Động từ: Là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật.

Ví dụ: đá, chạy, buồn, nhớ….
- Động từ “bị”, “được” chỉ trạng thái hấp thụ.
- Động từ “có” chỉ trạng thái tồn tại hoặc sở hữu.
- Động từ “là” dùng trong câu giới thiệu, nhận xét về một người hay sự vật.
- Động từ giữ chức vụ vị ngữ trong câu.
- Mẹo xác định động từ:
+ Các từ nào đi với: hãy, đừng, chớ… đứng trước thì đó là động từ.
8


+ Những động từ chỉ cảm xúc yêu, ghét, xúc động cũng được đi sau các từ: rất,
hơi, lắm.
 Tính từ: là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt
động, trạng thái,…
- Có loại tính từ chỉ tính chất chung không xác định mức độ.
- Có loại tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc gợi tả hình ảnh, cảm xúc.
- Mẹo xác định tính từ: một từ nào đó kết hợp được với các từ chỉ mức độ: rất,
quá, lắm, hơi… thì thường là tính từ.
- Khi băn khoăn một từ nào đấy là động từ hay tính từ thì nên cho thử kết hợp
với: hãy, đừng, chớ.
 . Câu
 Bộ phận chính của câu:
Câu có hai bộ phận chính: chủ ngữ và vị ngữ
- Chủ ngữ: là bộ phận chính thứ nhất của câu, thường đứng trước vị ngữ.
+ Chủ ngữ có thể do một từ hoặc nhiều từ tạo thành.
+ Một câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ đứng kế tiếp nhau.
Ví dụ: Long, Hải và Hà đang giải toán.
+ Để tìm chủ ngữ, người ta thường đặt câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?
- Vị ngữ: là bộ phận chính thứ hai. Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ nhưng cũng
có khi vị ngữ đứng trước chủ ngữ.

+ Vị ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả, nhận xét về người,
sự việc được nêu ở chủ ngữ.
+ Vị ngữ có thể do một từ thường là do nhiều từ tạo thành.
+ Khi viết giữa chủ ngữ và vị ngữ không có gì ngăn cách.
+ Để tìm vị ngữ, người ta thường đặt câu hỏi: … làm gì?; …..như thế nào?; ….
là gì?
 Bộ phận phụ của câu: Trạng ngữ
- Là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục
đích, … của sự vật được nêu trong câu.
- Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?, …
9


 Câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm.

 Câu kể:
Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để kể:
- Kể, tả, hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
- Nêu lên ý hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
Ví dụ: Hôm nay, Thắng đi về thăm quê.

 Câu hỏi:
Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về nhữnh điều chưa biết.
- Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có câu để tự hỏi mình.
- Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, cái gì, nào, sao,…) Khi viết cuối câu hỏi
có dấu chấm hỏi (?).
Ví dụ: - Cháu tên gì?
- Nhiều khi câu hỏi được dùng để thể hiện:
+ Thái độ khen, chê.
+ Sự khẳng định, phủ định

- Khi hỏi chuyện người khác, cần giữ phép lịch sự:
+ Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi.
Ví dụ: Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì được cụ không?
+ Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.

 Câu khiến
Câu khiến (câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn…
của người nói, người viết với người khác.
Ví dụ: Em hãy học bài đi!
- Khi nói, cần nhấn mạnh những chỗ nhằm biểu thị mức độ khác nhau.
- Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!), hoặc dấu chấm (.).
Muốn đặt câu khiến, có thể dùng các cách sau:
- Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải, … vào trước động từ.
- Thêm từ lên, hoặc đi, thôi, nào, … vào cuối câu.
10


- Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.
Ví dụ: - Các bạn hãy theo tôi!
- Ban tổ chức đề nghị mọi người giữ trật tự!
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị.
- Khi nêu yêu cầu, đề nghị, phải giữ phép lịch sự.
- Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự, cần có cách xưng hô cho phù hợp
và thêm vào trước động từ các từ làm ơn, giùm, giúp.

 Câu cảm:
Câu cảm (Câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, thán
phục, đau xót, …) của người nói.
- Trong câu cảm thán thường có các từ ngữ: ôi, chao, trời; quá, lắm, thật, ..
Ví dụ: Trời nắng quá!

- Khi nói, cần có giọng phù hợp với cảm xúc.
- Khi viết cuối câu thường có dấu chấm than (!).
* Khi dạy các kiểu câu này giáo viên cần phải cho học sinh nắm rõ mục đích sử
dụng của từng câu, dấu câu đi kèm trong từng ngữ cảnh khác nhau. Coi trọng
việc rèn luyện kỹ năng đặt câu và việc sử dụng câu theo mục đích nói.
 Câu đơn:
Câu đơn: là câu gồm có một chủ ngữ và một vị ngữ.
Ví dụ: Ngày mai, chúng em / đi cắm trại.
 Câu ghép:
Câu ghép là câu có nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu
tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt
chẽ với ý của những câu khác.
Ví dụ: Mùa xuân đã về, trăm hoa đua nở.
- Khi dạy về câu ghép giáo viên phải cho học sinh phân tích kỹ từng câu,
đưa câu vào những ngữ cảnh khác nhau để tránh xảy ra sai sót.
 Liên kết câu:
a) Liên kết câu bằng cách lập lại từ ngữ: Trong bài văn, đoạn văn, các câu
phải liên kết chặt chẽ với nhau.
11


Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy
những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.
b) Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ: Khi các câu trong đoạn văn
cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ
ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở trong câu đứng trước để
tạo mối quan hệ giữa các câu và tránh lặp lại từ nhiều lần.
Ví dụ: Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Nàng bảo chồng: Thế này thì vợ chồng
chết mất thôi.
 . Dấu câu

- Giáo viên cần yêu cầu học sinh nắm vững tác dụng của từng dấu câu, vị
trí và cách đặt của từng loại dấu câu.
- Giáo viên cần rèn cho học sinh cách đặt câu và sử dụng dấu câu cho
chính xác, đúng mục đích. Từ đó giúp các em có kỹ năng sử dụng dấu câu tốt
cho việc viết văn.
 . Cảm thụ văn học
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là một yêu cầu cần
thiết trong việc giảng dạy môn Tiếng việt ở Tiểu học. Có năng lực cảm thụ văn
học tốt các em sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp của văn thơ trong sáng và sinh
động. Đồng thời giáo dục nhân cách cho học sinh để phát triển toàn diện.
Để học sinh cảm thụ văn học được tốt thì khi dạy bài tập đọc, giáo viên
cần chú ý giúp cho học sinh nắm chắc nội dung, ý nghĩa của bài. Khi dạy mỗi
bài đều có liên hệ, mở rộng thực tế sinh động. Ngoài ra ở mỗi bài văn, thơ, ca
dao, tục ngữ, nếu có biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hoá,… Người giáo viên
cần gợi ý để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn bản làm nổi bật
nội dung. Đây cũng là một cách khơi dậy khả năng cảm thụ văn học có hiệu quả
ngay từ lớp 4.
Khi tiến hành dạy bài cảm thụ văn học, giáo viên cần tiến hành từng bước
theo nội dung từ dễ đến khó, từ yêu cầu nhận biết phát hiện những biện pháp
nghệ thuật đến yêu cầu tìm hiểu đánh giá hay nhận xét về giá trị của chúng trong
việc biểu đạt nội dung. Giáo viên giúp các em làm quen từ những bài tập đọc đòi
hỏi kỹ năng đơn giản đến những bài mang tính tổng hợp. Điều quan trọng là
phương pháp hướng dẫn học sinh phải mang tính gợi mở sáng tạo, tôn trọng sự
cảm thụ hồn nhiên, ngây thơ của tuổi nhỏ.
12


Ví dụ: Đề bài như sau:
"…Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"
(Mẹ - Trần Quốc Minh)
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ
trên? Vì sao? (Bài 4, đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 4 - Năm học 2006 - 2007).
Để làm được bài tập về cảm thụ văn học đạt kết quả tốt, cần hướng dẫn
học sinh đầy đủ những việc sau:
a. Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (Phải trả lời được điều gì?
Cần nêu bật được ý gì?...).
b. Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích được nêu trong đề
bài. (Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập để tìm hiểu, ví dụ: Cách dùng từ đặt
câu; cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc
như: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, … đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý
nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc.)
c. Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 5 - 7 dòng) hướng vào yêu
cầu của đề bài.(Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu "mở đoạn" để dẫn dắt
người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó cần nêu rõ các ý theo yêu
cầu của đề bài; cuối cùng, có thể "kết đoạn" bằng một câu ngắn gọn "gói" lại
nội dung cảm thụ)
d. Tiến hành viết đoạn văn:
Theo em, hình ảnh "ngọn gió" trong câu "Mẹ là ngọn gió của con suốt
đời" đã góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên. Hình ảnh đó cho
ta thấy người mẹ giống như ngọn gió thổi cho con mát, ru cho con ngủ và đi vào
giấc mơ. Ngọn gió ấy thổi cho con mát suốt cả cuộc đời, như là mẹ đã luôn làm
việc cực nhọc để nuôi con khôn lớn, mong con sung sướng và hạnh phúc. Sự so
sánh đẹp đẽ và sâu sắc đó cho ta thấy thấm thía hơn về tình mẹ con, làm cho
đoan thơ hay hơn.
13



 . Viết văn.
Đối với công tác nâng cao chất lượng học sinh đại trà và bồi dưỡng học
sinh hạn chế môn Tiếng Việt thì viết văn đối với học sinh là một yêu cầu hết sức
quan trọng. Để giúp học sinh viết văn được hay, khi dạy giáo viên cần:
- Giúp cho học sinh nắm chắc các thể loại văn, yêu cầu về nội dung, kỹ
năng cũng như cấu tạo của từng thể loại đó.
- Giáo viên cần rèn cho học sinh cách xây dựng dàn ý là bước rất cần thiết
trước khi viết bài.
- Để học sinh viết văn được tốt, giáo viên nên dạy kỹ các tiết chính tả, làm
kỹ các bài tập. Ngoài ra giáo viên cần giúp các em thực hiện tốt các bài tập
Luyện từ và câu kết hợp với rèn kỹ năng đặt câu, viết đoạn văn sinh động, giàu
hình ảnh. Đó chính là tiền đề để viết được một bài văn trôi chảy, mạch lạc, hình
ảnh phong phú, giàu cảm xúc và bố cục một bài văn sẽ chính xác và chặt chẽ
hơn.
Tiểu kết: Để nâng cao đựơc chất lượng đại trà và việc bồi dưỡng bồi dưỡng
học sinh hạn chế môn Tiếng Việt có hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn
bị kỹ giáo án đối với từng bài dạy và từng bài tập. Khi giảng dạy giáo viên cần
nghiên cứu phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, dễ hiểu để học sinh nắm
bắt được cách làm bài tập. Với mỗi chủ đề, chủ điểm thì giáo viên cần trực tiếp
ra các dạng bài tập để học sinh dễ nhớ và vận dụng để học sinh làm quen, khắc
sâu được kiến thức. Thường xuyên cho học sinh ôn tập nhiều lần các dạng bài
tập để học sinh nhớ và vận dụng khi làm bài.
8. Những thông tin cần được bảo mật(nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
* Đối với nhà trường:
- Nhà trường, Ban Giám hiệu thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực chất
kết quả dạy và học của giáo viên và học sinh hàng tháng để tham gia góp ý,
động viên kịp thời sự phấn đấu vươn lên của giáo viên và học sinh từng khối

lớp.
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề để nâng cao trình độ
cho giáo viên và giáo viên có điều kiện thời gian học hỏi, trau dồi nâng cao kiến
thức.

14


- Thường xuyên sưu tầm tài liệu, sách tham khảo để tạo điều kiện cho
giáo viên bồi dưỡng đội tuyển.
- Cần quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai rộng rãi trong nhà trường để
các thầy cô giáo thực hiện tốt trong việc nâng cao chất lượng toàn diện cho học
sinh.
- Địa phương tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng cơ sở vật chất
trường lớp hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học.
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên gần gũi chuyện trò với học sinh, trả lời những câu hỏi, thắc
mắc của các em, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình
huống xảy ra giữa các em học sinh trong lớp.
- Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân của mỗi học sinh, tăng
cường tổ chức hoạt động nhóm nhiều hơn.
- Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự
chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ các em.
- Huy động được sự tham gia của cha mẹ các em, của các tổ chức, các lực
lượng xã hội trong việc giáo dục học sinh.
- Mỗi giáo viên cần dạy theo đối tượng học sinh nhất là học sinh có năng
khiếu và chú trọng công tác phụ đạo học sinh hạn chế.
- Cần phải gần gũi với học sinh để tìm hiểu đặc điểm riêng của từng em,
động viên khuyến khích các em trong học tập.
* Đối với học sinh:

- Các em phải chịu khó học tập, cần tích cực trao đổi trong nhóm, lớp,
thầy cô về phương pháp và kĩ năng học để năng cao nhận thức bản thân.
* Đối với phụ huynh:
- Cha mẹ luôn coi trọng học sinh và tích cực tham gia vào các hoạt động
giáo dục học sinh ở nhà trường
- Cần chú ý hơn nữa tới việc học của con mình, từ đó phối hợp chặt chẽ
với nhà trường, với giáo viên để hiệu quả giáo dục đạt cao nhất.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến :
10. 1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả:
15


- Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng có hiệu quả ở trường Tiểu học
Nhân Đạo. Thể hiện như sau:
Năm học 2019- 2020, sau khi áp dụng thử sáng kiến, chúng tôi rất hài
lòng và phấn khởi với kết quả học tập của học sinh trong lớp mình được phân
công giảng dạy. Ngay từ đầu năm học chất lượng khảo sát đầu năm tuy đạt kết
quả tốt nhưng vẫn còn thấp. Với sự tâm huyết với nghề, tìm tòi phương pháp
giảng dạy phù hợp, bản thân chúng tôi đã dần dần đưa môn Tiếng Việt từng
bước lên với kết quả đáng kể. Kết quả khảo sát trong đợt thi kiểm tra do BGH
Nhà trường tổ chức lớp đạt 100% từ trung bình trở lên.
Bảng tổng hợp kết quả môn Tiếng Việt kì I năm học 2019 – 2020:
HTXS
Lớp

HTT

HT

Chưa HT


Môn
TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

4A1

Tiếng Việt

26

83,9%

4

12,9%


1

3,2%

0

0

4A2

Tiếng Việt

10

33,3%

9

30 %

11

36,7%

0

0

+ Số học sinh tham gia Trạng nguyên Tiếng Việt kì thi Hương ( cấp
Huyện) của khối 4 là 31 em.

+ Số học sinh tham gia Trạng nguyên Tiếng Việt kì thi Hội ( cấp Tỉnh) của
khối 4 là 26 em.
+ Số học sinh tham gia Trạng nguyên Toàn Tài kì thi cấp Huyện của khối
4 là 15 em.
+ Số học sinh tham gia Trạng nguyên Tiếng Toàn Tài cấp Tỉnh của khối 4
là 7 em.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ
chức, cá nhân:
Sáng kiến kinh nghiện đã được được áp dụng trong nhà trường - Trường
Tiểu học Nhân Đạo và thu được kết quả tốt. Từ đó được sự đồng tình ủng hộ và
tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành và áp dụng sáng kiến từ lý thuyết đến
thực tế đã làm.
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà

16


và bồi dưỡng học sinh hạn chế môn Tiếng Việt lớp 4” là kết quả đúc rút kinh
nghiệm từ thực tế công tác của chúng tôi trong trường tiểu học Nhân Đạo và
tham khảo kinh nghiệm dạy học của đồng nghiệp không chỉ trong mà còn ngoài
nhà trường. Vì vậy, những giải pháp của chúng tôi mang tính thực tiễn cao.
Mong rằng có thể trở thành một tài liệu hữu ích giúp cho đồng nghiệp sử dụng
trong quá trình công tác vì sự nghiệp trồng người..
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến
hoặc áp dụng thử sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số
TT

Tên tổ chức/cá
nhân


Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

1

Nguyễn Thị Vân

Giáo viên dạy lớp 4A1

Dạy học môn Tiếng
Việt lớp 4

2

Nguyễn Thị Thúy

Giáo viên dạy lớp 4A2

Dạy học môn Tiếng
Việt lớp 4

3

Học sinh

Trường Tiểu học Nhân ĐạoSông Lô.


Nhân Đạo, ngày….tháng 6 năm 2020

Nhân Đạo,ngày….tháng 6 năm2020

Khối 4.

Nhân Đạo,ngày 18 tháng 6 năm 2020

HIỆU TRƯỞNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KẾT

CÁC TÁC GIẢ

(Ký tên, đóng dấu)

CẤP TRƯỜNG

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

Nguyễn Thị Vân
Nguyễn Chí Cao

Nguyễn Chí Cao
Nguyễn Thị Thúy

17




×