Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh khối 12 ôn thi THPT quốc gia ở trung tâm GDNN GDTX yên lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.13 KB, 43 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung

GDNN - GDTX

Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NLXH


Nghị luận xã hội

NXB

Nhà xuất bản

SGK

Sách giáo khoa

TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

THPT QG

Trung học phổ thông Quốc gia

TV

Ti vi



BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

I. LỜI GIỚI THIỆU
Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình học các
cấp. Và môn Ngữ văn cũng được xem là công cụ để học sinh học tập, sinh hoạt
và nhận thức về xã hội, con người, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, đặc biệt là tư
tưởng nhân văn và tình cảm thẩm mĩ. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực
đến kết quả học tập các môn học khác và các môn học khác cũng góp phần giúp
học tốt môn Ngữ Văn.
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua “Đề án đổi mới chương trình, SGK
giáo dục phổ thông”, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục
tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp
ứng mục tiêu đổi mới. Trong đó có đổi mới về kì thi lớp 12. Từ năm 2015, Bộ
Giáo dục và Đào tạo tổ chức một kì thi quốc gia (gọi là kì thi THPT QG) lấy kết
quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao
đẳng. Đặc biệt sự thay đổi trong cấu trúc đề thi, tổ hợp môn thi từ năm 2017,
môn Ngữ văn là môn duy nhất thi theo hình thức tự luận và thời gian làm bài
cũng thay đổi. Trong cấu trúc đề thi, phần làm văn, câu nghị luận xã hội đã có sự
thay đổi lớn về cả hình thức và thời gian làm bài. Sự thay đổi ấy khiến cho nhiều
học sinh bỡ ngỡ bởi trước đây, các em đang quen với kĩ năng viết bài văn nghị
luận xã hội.
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội- nhân sinh như:
một tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp; một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực
của đời sống, một vấn đề về thiên nhiên, môi trường… Đề tài nghị luận xã hội
thường là những vấn đề rất gần gũi, quen thuộc, có tác dụng giáo dục đạo đức,

nhân cách thiết thực đối với học sinh.
Trong quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đặc biệt là trong cấu
trúc đề thi môn Ngữ văn, Bộ GD&ĐT đã đưa câu hỏi về nghị luận xã hội để
hoàn thiện kĩ năng cho học sinh, vốn trước đây chỉ làm nghị luận văn học.
3


Thời gian phân phối cho phần rèn kĩ năng nghị luận xã hội trong chương
trình chưa nhiều, kiến thức xã hội rộng lớn, hiểu biết của học sinh THPT, đặc
biệt là học sinh của khối GDTX về các vấn đề xã hội chưa cao, tài liệu tham
khảo còn ít. Tất cả điều đó khiến cho không ít học sinh hoang mang khi làm bài
NLXH.
Không những vậy, đối với học sinh thuộc khối GDTX, phần lớn các em
vốn đã có học lực thấp hơn so với mặt bằng chung, năng lực cảm thụ văn học
yếu, kĩ năng làm văn còn nhiều hạn chế; nên kết quả của những bài viết chưa
được cao.
Xuất phát từ những lí do trên, qua quá trình trực tiếp ôn thi THPT QG cho
học sinh khối 12, tôi đã quyết định chọn vấn đề “ Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết
đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh khối 12 ôn thi THPT Quốc gia ở
Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh
nghiệm, hy vọng sẽ góp phần cùng đồng nghiệp từng bước nâng cao chất lượng
bài làm môn Ngữ văn của học sinh trong kì thi THPT QG ở Trung tâm GDNNGDTX Yên Lạc nói riêng và khối GDTX trong toàn tỉnh nói chung.
II. TÊN SÁNG KIẾN
“Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh khối
12 ôn thi THPT Quốc gia ở Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc”
III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
-

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Oanh
Địa chỉ: Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc

Số điện thoại: 0984 852 456
Email:
IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư của sáng kiến kinh nghiệm.
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Sáng kiến được áp dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 12
và quá trình ôn thi THPT QG tại Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc.
VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC DÙNG
THỬ
Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019
4


VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái quát đề nghị luận xã xội trong đề thi môn Ngữ văn
Đề thi môn Ngữ văn năm 2019 (theo đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và
Đào tạo) vẫn tiếp nối những định hướng đổi mới đã và đang thực hiện trong mấy
năm qua, vừa giữ được sự ổn định, vừa có những điều chỉnh cho phù hợp hơn
với đối tượng, bối cảnh và thời gian làm bài thi.
Có thể nêu ngắn gọn những điểm cơ bản phần nghị luận xã hội trong cấu
trúc đề thi THPT QG năm 2019 (theo đề thi minh họa) môn Ngữ văn như sau:
Thang điểm
Nội dung
Hình thức


02 điểm
Bàn luận về một nội dung, ý nghĩa, hoặc
liên hệ với bản thân về nội dung được
rút ra từ phần đọc hiểu đã cho.
Viết đoạn văn khoảng 200 từ.

Sự ổn định trong cấu trúc và dạng câu hỏi của đề thi THPT QG trong 3 năm
gần đây là một yếu tố thuận lợi, học sinh sẽ không bị bỡ ngỡ, bất ngờ, từ đó sẽ
chủ động trong việc học tập và ôn luyện.
Tuy nhiên, phần nghị luận xã hội có sự tích hợp với phần đọc hiểu; nội
dung cần nghị luận chính là một trong những nội dung chính hoặc có thể là ý
nghĩa được rút ra từ văn bản đọc hiểu. Với đặc điểm như vậy, vấn đề của phần
nghị luận xã hội sẽ là nội dung mở, phạm vi kiến thức rộng, khó đoán định
trước; bởi văn bản đọc hiểu có thể là một đoạn trích thơ hoặc văn xuôi nào đó đã
được học trong chương trình, nhưng cũng có thể văn bản đọc hiểu là một văn
bản bất kì thuộc một lĩnh vực bất kì nào đó. Vì vậy, để làm tốt phần nghị luận
này, giáo viên cần phải đưa ra những nội dung ôn tập phù hợp, không chỉ cung
cấp cho học sinh những kiến thức trong chương trình, mà còn cung cấp cả
5


những kiến thức về xã hội, về môi trường xung quanh, đặc biệt là những kĩ năng
viết đoạn văn nghị luận xã hội.
1.2. Các dạng đề nghị luận xã hội ở trường phổ thông.
1.2.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Đề tài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường là quan điểm về đạo đức, lẽ
sống, về văn hóa, tín ngưỡng, phương pháp tư tưởng…Do vậy, dạng bài này
không chỉ có tác dụng giáo dục đạo đức, nhân cách thiết thực đối với học sinh
mà còn là hình thức luyện tập kĩ năng nghị luận, vận dụng tổng hợp các thao tác
lập luận vào một loại đề cụ thể. Những vấn đề nghị luận phong phú và đa dạng

như thế đòi hỏi học sinh phải huy động vốn kiến thức xã hội và những trải
nghiệm, suy ngẫm sâu sắc của bản thân để giải quyết vấn đề.
Để đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí một cách chính xác, khách quan, toàn
diện, người viết phải dựa trên những căn cứ là quan niệm đạo đức truyền thống
của dân tộc, những lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng để xem xét và giải
quyết. Trong quá trình bàn bạc, cần so sánh, mở rộng vấn đề dựa trên thực tế đời
sống, sự hiểu biết cá nhân, thử giả định nếu trái ngược lại…Khi đánh giá vấn đề
cần chú ý tính chân thực, tính thời đại và tính nhân văn.
Nghị luận về quan điểm đạo đức, lối sống:
- Về nhận thức (lí tưởng, lối sống).
- Về cách ứng xử, hành động của con người trong cuộc sống.
- Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, vị
tha, tính trung thực, dũng cảm, khiêm tốn, ích kỉ…).
- Về các quan hệ gia đình, xã hội (tình mẫu tử, tình thầy trò, tình bạn, tình
yêu...).
Ví dụ: Suy nghĩ của anh (chị) về tâm sự của nghệ sĩ Trịnh Công Sơn:
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”?
Nghị luận về một quan niệm, quan điểm về các vấn đề văn hóa, giáo
dục, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng:
Ví dụ: Anh( chị) có đồng ý với ý kiến “ Giáo dục một con người là đào
luyện cho họ có thể đối đầu với mọi hoàn cảnh” (Ri-ve)?
Nghị luận về phương pháp tư tưởng:
6


Ví dụ: Bài học anh (chị) rút ra từ ý kiến của Lê-nin: “Bằng cách phân tích
sai lầm của ngày hôm qua, chúng ta học được cách tránh sai lầm của ngày hôm
nay và ngày mai”?
1.2.2 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Kiểu bài này lấy những hiện tượng xảy ra trong đời sống, hiện tượng xã hội

đã và đang diễn ra, đáng khen, đáng chê hay chứa đựng vấn đề đáng suy nghĩ để
bàn bạc. Từ hiện tượng đời sống, người viết phải phân tích, tìm ra ý nghĩa xã hội
về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá. Đề tài để bàn bạc thường gần gũi với
đời sống, sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh như: tình trạng tai nạn giao
thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, tiêu cực trong thi cử, những tấm
gương người tốt việc tốt….
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng liên quan đến môi trường sống tự
nhiên của con người:
Ví dụ: Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng?
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng liên quan đến môi trường xã hội:
Ví dụ: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động góp phần giảm thiểu tai
nạn giao thông hiện nay?
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng tích cực đáng biểu dương hoặc
tiêu cực đáng phê phán:
Ví dụ: Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ
em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm
tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sống lành
mạnh, tốt đẹp.
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó?
1.2.3 Nghị luận tổng hợp (nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học).
Dạng bài này yêu cầu người viết phát biểu, bàn bạc về một vấn đề xã hội có
ý nghĩa nào đó được đặt ra trong tác phẩm văn học. Dạng bài này kiểm tra đồng
thời năng lực đọc hiểu văn bản văn học và năng lực làm văn nghị luận của học
sinh. Văn bản văn học có thể là những tác phẩm học sinh đã học trong chương
trình cũng có thể là một tác phẩm ngoài sách giáo khoa THPT được đề chọn dẫn.

7



Ví dụ: Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ,
nhân vật Trương Ba nói “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo
được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
1.2.4. Đề/ câu hỏi mở và cách lập ý cho đề/ câu hỏi mở
Một trong những thay đổi của việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn là việc
tăng cường ra các đề/câu hỏi mở để kích thích sự suy nghĩ độc lập, độc đáo và
sáng tạo của học sinh. Trong đó có câu hỏi mở cho phần nghị luận xã hội.
Đề/câu hỏi mở đó là loại đề/câu hỏi chỉ nêu vấn đề cần bàn luận trong bài
văn nghị luận hoặc chỉ nêu đề tài mà không nêu mệnh lệnh gì về thao tác lập
luận (như kiểu hãy chứng minh, hãy giải thích, hãy phân tích….). Về nội dung,
người viết có thể nêu lên nhiều ý kiến, nhiều cách lập luận và lí giải khác nhau
xuất phát từ nhiều góc nhìn khác nhau, thậm chí có thể ngược nhau, miễn là có
lí, có sức thuyết phục.
Ví dụ: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là
để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em”.
Đề/câu hỏi mở chỉ nêu lên một đề tài, một vấn đề để người viết bàn luận và
làm sáng tỏ. Yêu cầu về đề tài, vấn đề cần bàn luận là yêu cầu bắt buộc mà mỗi
đề/câu hỏi phải có. Tùy vào vấn đề, đề tài mà người viết lựa chọn và quyết định
những nội dung cần triển khai và các thao tác lập luận cần sử dụng. Người viết
phải sử dụng nhiều thao tác lập luận, soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ và thể hiện
rõ chính kiến của mình: tán thành, phản đối hay vừa tán thành vừa phê phán,
phản đối.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Đặc điểm học tập của học sinh trong các GDNN - GDTX của tỉnh
Vĩnh Phúc
Học sinh trong các trung tâm GDNN - GDTX nói chung, của tỉnh Vĩnh
Phúc nói riêng thường đa dạng về độ tuổi (ngoài HS vừa tốt nghiệp trung học
cơ sở còn có những người lớn tuổi, đã đi làm), về hoàn cảnh gia đình và điều
kiện học tập, về trình độ, về hiểu biết xã hội và vốn kinh nghiệm sống. Tuy

nhiên, phần lớn HS trong các cơ sở GDTX có một số đặc điểm chung sau đây:
- HS trong các cơ sở GDTX có lòng tự trọng cao, dễ tự ái. Vì vậy trong
quá trình dạy học, GV cần phải tôn trọng, tránh xúc phạm, chê bai.
8


- HS thường có tính bảo thủ cao. Do đó cần phải tìm hiểu quan niệm, kinh
nghiệm đã có của người học để phân tích cho người học tự thấy được cái sai, cái
chưa đúng, chưa đầy đủ trong nhận thức và hiểu biết trước đây của mình
(thường thông qua ý kiến của nhóm, của lớp).
- HS thường tự ti, mặc cảm do học kém, GV cần phải thường xuyên khen
thưởng, động viên kịp thời để khuyến khích người học.
- HS không có nhiều thời gian học trên lớp cũng như ở nhà nên nội dung
dạy học phải thiết thực.
- HS thường mệt mỏi, tư tưởng dễ bị phân tán. Vì vậy, GV cần chú ý tạo
không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái; học - vui, vui - học.
Vì những đặc điểm trên mà HS GDTX chỉ học tốt nhất khi:
- Cảm thấy được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.
- Thấy ý kiến của mình được đề cao, chú ý lắng nghe.
- Được tham gia, được phát biểu, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm.
- Tự mình phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề và tự rút ra kết luận, không
bị áp đặt. HS chỉ nhớ:
+ 20% những điều được nghe.
+ 40% những điều nghe và thấy.
+ 80% những điều tự phát hiện, khám phá ra.
- Tự mình thấy được cái chưa đúng, chưa chính xác, chưa đầy đủ trong
nhận thức, kinh nghiệm trước đây của mình.
- Cảm thấy tự tin, không còn cảm giác sợ sệt, ngại ngùng, xấu hổ.
- Được động viên, khen thưởng kịp thời.
- Được học trong không khí vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái.

- Nội dung học thiết thực, phù hợp và có thể vận dụng được ngay.
- GV nhiệt tình, thông cảm, gần gũi.
- Phương pháp giảng dạy phù hợp, dễ hiểu, hấp dẫn.
- Được trực quan, được thực hành, được củng cố thường xuyên.
Tóm lại, HS trong các cơ sở GDTX có một số đặc điểm khác so với HS
phổ thông. Vì vậy, phương pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho
9


học sinh khối 12 ôn thi THPT QG không thể giống hoàn toàn với cách dạy ở
trường phổ thông chính quy. Nhìn chung, HS trong các cơ sở GDTX có nhiều
khó khăn hơn trong học tập, ngoài những khó khăn khách quan, có thật, cũng có
nhiều khó khăn do người học tự ti, mặc cảm hoặc do GV có những nhận định,
đánh giá sai lầm. HS trong các cơ sở GDTX vẫn có khả năng học tốt nếu
phương pháp giảng dạy phù hợp, nếu GV biết phát huy thế mạnh của họ và biết
giúp họ khắc phục dần những nhược điểm, hạn chế đến mức không còn là những
trở ngại đáng kể.
2.2. Thực trạng của học sinh khối 12 Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc
trong viết đoạn văn nghị luận xã hội
2.2.1. Thuận lợi
Phần văn nghị luận xã hội, các em học sinh đã học từ THCS, lên cấp THPT,
các em tiếp tục được học kiến thức và các kĩ năng làm bài, giải quyết các vấn đề
xã hội.
Đề tài của đề nghị luận xã hội thường quen thuộc, gần gũi với học sinh, có
ý nghĩa giáo dục đạo đức, nhân cách nên sẽ thuận lợi hơn cho các em khi làm
bài.
Viết văn phần nghị luận xã hội, học sinh được bày tỏ quan điểm cá nhân
(không trái với pháp luật, đạo đức), thể hiện sự hiểu biết của các em về các vấn
đề xã hội đã và đang diễn ra nên đa số các em hứng thú.
Đề thi THPT QG trong ba năm gần đây ổn định về cấu trúc đề thi, vì vậy

các em học sinh không bị động, có sự chuẩn bị ôn tập tốt hơn cho kì thi.
2.2.2. Những khó khăn
Trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn luyện thi THPT QG phần viết đoạn
văn nghị luận xã hội, qua dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy bản thân tôi và các
giáo viên khác còn gặp nhiều khó khăn như:
Sự thay đổi về hình thức bài làm của học sinh: cấp học trước và ngay ở
những năm học trước, các em thường quen với kĩ năng viết bài văn nghị luận xã
hội. Năm học này chuyển thành viết đoạn văn (200 chữ), khiến đa số học sinh
lúng túng khi làm bài. Nội dung cần giải quyết thì nhiều nhưng dung lượng có
hạn. Vì vậy khi mới ôn tập, đa số học sinh thường viết rất dài (dung lượng),
thậm chí còn có học sinh vẫn viết thành bài văn dù đề yêu cầu viết đoạn văn.
10


Đối tượng học sinh Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc, phần lớn là những
em có điểm đầu vào thấp, lực học yếu, nhiều em ý thức chưa tốt, còn mải chơi...
vì thế các em chưa thực sự quan tâm đến những vấn đề thời sự, xã hội nên việc
giải quyết vấn đề mà đề yêu cầu còn khó khăn. Nhiều em không biết lựa chọn và
đưa dẫn chứng phù hợp. Mặt khác, nhiều em nhận thức còn chậm, kĩ năng sống
còn hạn chế nên việc nhận thức đề chưa chuẩn xác, các em còn hiểu sai vấn đề,
không xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
Để đánh giá đúng khả năng và mức độ về kiến thức, kĩ năng của học sinh
về viết đoạn văn nghị luận xã hội, đầu năm học tôi đã khảo sát học sinh của 2
lớp tôi trực tiếng giảng dạy thông qua đề theo cấu trúc 2 điểm của Bộ GD&ĐT.
Kết quả khảo sát thu được như sau:
Điểm
Lớp
Từ 0,5 Từ 1,0 Từ 1,5 < 0,5
<1,0
<1,5

2,0
10
15
5
1
12A2
31
(32,3%)
(48,4%)
(16,1%)
(3,2%)
11
12
4
1
12A3
28
(39,3%)
(42,8%)
(14,3%)
(3,6%)
Số liệu thống kê trên cho thấy phần lớn học sinh của 2 lớp 12A2, 12A3 tôi
trực tiếp giảng dạy còn rất yếu kém trong viết đoạn văn nghị luận xã hội. Chính
vì vậy, trong quá trình giảng dạy và ôn thi cho học sinh tôi đã áp dụng một số
kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội mà bản thân đúc rút
được trong thực tế giảng dạy, với hy vọng giúp các em đạt kết quả cao trong kì
thi THPT QG.
Số lượng
HS


11


CHƯƠNG II:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH ÔN THI THPT QG

Để có thể thực hiện tốt các tiết ôn tập, hướng dẫn học sinh viết đoạn văn
nghị luận xã hội thì giáo viên phải có một sự chuẩn bị chu đáo bằng cả tình yêu,
nhiệt huyết, sự say mê với nghề. Nó không chỉ đòi hỏi chuẩn kiến thức và kĩ
năng mà mỗi tiết học còn thật sự là một khám phá mới với bao điều thú vị với
học trò, để học sinh thấy hứng thú, cần thiết. Muốn đạt được điều đó, theo tôi
cần phải trang bị cho học sinh những nội dung kiến thức và kĩ năng làm bài sau:
1. Hướng dẫn học sinh ôn tập khái quát về đoạn văn
* Về nội dung:
Đoạn văn là một phần của văn bản, mỗi đoạn văn diễn đạt một hoặc một
số nội dung hoàn chỉnh ở một mức độ nào đó, có sự logic về ngữ nghĩa, có thể
nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng.
Tuy nhiên, đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ cần bám sát yêu cầu của đề
và dựa trên nội dung/ thông điệp ở phần đọc hiểu.
* Về hình thức:
Đoạn văn phải có một hình thức hoàn chỉnh, có dấu hiệu mở đoạn và kết
thúc đoạn: được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến dấu chấm xuống
dòng.
- Kết cấu đoạn văn: viết theo lối song hành, móc xích, diễn dịch, quy nạp,
tổng – phân – hợp …
- Liên kết trong đoạn văn: đảm bảo liên kết về hình thức và nội dung (sử
dụng các phép liên kết).
* Cấu trúc một đoạn văn:
- Một đoạn văn cũng gồm kết cấu ba phần: phần mở đoạn, phần triển khai

hay còn gọi là phần phát triển đoạn và phần kết thúc đoạn.
12


- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề:
+ Từ ngữ chủ đề : là các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối
tượng được biểu đạt.
+ Câu chủ đề: là câu nêu lên ý chính của toàn đoạn, mang nội dung khái
quát, ý nghĩa ngắn gọn. Thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
- Các câu trong đoạn:
+ Có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn
+ Trình bày theo các phép diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng –
phân – hợp ...
2. Hướng dẫn học sinh phân tích đề
Phân tích đề là bước quan trọng đầu tiên nhằm chỉ ra những yêu cầu về nội
dung, hình thức, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề bài. Học sinh
cần đọc kỹ, gạch chân các từ then chốt, xác định yêu cầu đề bài để làm rõ các
vấn đề cụ thể:
* Về nội dung:
Trước một đề văn, học sinh phải nhận thức được đề, tìm hiểu và phân tích
đề dựa trên 4 câu hỏi sau để xác định hướng đi đúng đắn cho bài viết:
- Thứ nhất: Đề bài đã cho thuộc dạng đề bài nào? (Nghị luận về một tư
tưởng tư tưởng đạo lí hay nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống?). Hình
thức yêu cầu? (Viết đoạn văn 200 chữ).
- Thứ hai: Phải xác định được đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? (Nội dung
nghị luận là gì?). Đây là yêu cầu quan trọng nhất, đòi hỏi người viết phải bày tỏ
quan điểm cá nhân rõ ràng: Phải đánh giá và nêu thái độ của người viết trước
vấn đề đang bàn luận. Cần nêu ra những bài học nhận thức sau khi bàn luận. Từ
đó, đề xuất những giải pháp thiết thực và khả thi cho bản thân mình và tất cả
mọi người.

- Thứ ba: Thao tác cần sử dụng để giải quyết vấn đề?
13


- Thứ tư: Phạm vi tư liệu? (Lấy ở đâu? Trong văn học hay ngoài đời sống?
Nên lựa chọn dẫn chứng nào?)
Đối với dạng “đề nổi” – đề hỏi trực tiếp, học sinh có thể dễ dàng nhận ra
phạm vi nội dung và phương pháp lập luận. Đối với dạng “đề chìm” – đề hỏi
gián tiếp, nội dung nghị luận được rút ra từ một ý kiến, một câu chuyện hay câu
nói... nào đó, học sinh phải tự mày mò, định hướng nội dung kiến thức, tìm
hướng đi cho bài viết.
Ví dụ:
+ Dạng “đề nổi” – đề hỏi trực tiếp: Viết 1 đoạn văn 200 chữ về sự hi sinh
thầm lặng của mẹ trong cuộc sống ngày hôm nay (đề nổi) . Học sinh dễ dàng xác
định phạm vi nội dung: Thế nào là sự hi sinh thầm lặng ? Biểu hiện của sự hi
sinh thầm lặng ? Tác dụng ? Phê phán những người con bất hiếu, bài học rút ra
cho bản thân, …
+ Dạng “đề chìm” – đề hỏi gián tiếp: Viết 1 đoạn văn 200 chữ trình bày suy
nghĩ của anh chị về ý nghĩa câu chuyện được trích dẫn ở phần đọc hiểu :
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi
môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay,
chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run
run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:
Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó
của ông.

(Theo Tuốc- ghê- nhép)
14


̶ Với đề bài này, cần hiểu ý nghĩa câu chuyện, xác định vấn đề nghị luận
˃
và thao tác lập luận chủ yếu :
+ Có thể trình bày về giá trị của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc
sống.
+ Có thể trình bày bài học về một thái độ, cách ứng xử, ý thức cho và nhận
của con người trong cuộc sống
+ Có thể trình bày lời chia sẻ với những số phận bất hạnh…
- Hoặc đôi khi đề bài trích dẫn một câu văn trong đề đọc hiểu và yêu cầu
học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ.
* Về hình thức:
- Thứ nhất: Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày
trong 1 đoạn văn (không được ngắt xuống dòng), dung lượng an toàn khoảng 2/3
tờ giấy thi (khoảng trên dưới 20 dòng viết tay), có thể nhiều hơn 1 vài dòng cũng
không bị trừ điểm. Đoạn văn cần diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, đặt câu.
- Thứ hai: Đoạn văn phải đảm bảo bố cục ba phần: Đặt vấn đề – Giải quyết
vấn đề – Kết thúc vấn đề.
- Thứ ba: Đoạn văn sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích – Phân tích –
Chứng minh – Bình luận – Bác bỏ – Bình luận mở rộng. Diễn đạt phải trong
sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
3. Hướng dẫn học sinh tìm ý, lập ý
Khi đọc đề bài, điều trước tiên là các em học sinh dùng bút (nên dùng bút
chì) gạch dưới những từ ngữ quan trọng có trong đề bài để trên cơ sở đó bám sát
yêu cầu của đề trong quá trình làm bài và tránh được lạc đề. Hiểu rõ và đúng
nghĩa các từ này, có như vậy học sinh mới có thể hiểu đúng đề. Sau khi nắm

vững yêu cầu của đề, các em tập trung cho công việc tìm ý và lập ý chi tiết:
- Xác định sẽ viết những nội dung cụ thể gì (ý chính)? Đối với dạng nghị
luận này, cần xem xét vấn đề từ nhiều góc độ. Cách đơn giản là thử đặt ra và trả
lời những câu hỏi như: Nó là gì? Nó như thế nào? Vì sao lại như thế? Điều đó
15


đúng hay sai, hay vừa đúng vừa sai? Nó được thể hiện như thế nào?(trong văn
học, trong cuộc sống)? Điều đó có ý nghĩa gì với cuộc sống, với con người, với
bản thân?...
- Ghi ra giấy nháp những ý chính của đoạn văn (theo hệ thống các thao tác
lập luận).
- Việc tìm ý và lập ý chi tiết cho đoạn văn sẽ giúp các em học sinh hình
dung được những ý chính cần viết, tránh tình trạng viết lan man dài dòng, không
trọng tâm.
Trong quá trình tìm ý và lập ý, học sinh chú ý đến thời gian, không nên mất
quá nhiều thời gian vào bước này. Thông thường với đề nghị luận xã hội chiếm
2 điểm trong tổng bài thi 120 phút, học sinh sẽ dành khoảng từ 20 phút đến 25
phút để hoàn thành; như vậy bước tìm hiểu đề, tìm ý chỉ nên dành tối đa từ 5
phút đến 7 phút.
4. Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội
Sau khi tìm được những ý chính cho đoạn văn, chúng ta tiến hành viết đoạn
văn nghị luận:
– Câu mở đầu:
+ Câu mở đầu có nhiệm vụ dẫn dắt vấn đề.
+ Đối với đoạn văn trong đề đọc hiểu, nên dẫn dắt từ nội dung/ câu nói của
văn bản được trích dẫn.
– Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cách đơn
giản nhất là trình bày theo kiểu diễn dịch:
+ Tức là câu chủ đề nằm ở đầu đoạn (thường là lời bày tỏ ý kiến đánh giá,

nhận xét câu nói/ vấn đề).
+ Các câu sau triển khai ý, làm rõ ý của câu mở đầu (ý kiến đánh giá, nhận
xét câu nói/ vấn đề).
– Viết các câu nối tiếp câu mở đầu :
16


+ Dựa vào các ý chính vừa ghi trên giấy nháp, chúng ta tiến hành viết đoạn
văn.
+ Các câu nối tiếp lần lượt sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích – Phân
tích – Chứng minh – Bình luận – Bác bỏ – Bình luận mở rộng.
+ Lưu ý cách diễn đạt và lỗi chính tả.
– Viết câu kết của đoạn văn :
+ Câu kết của đoạn có nhiệm vụ kết thúc vấn đề.
+ Dù đoạn văn dài hay ngắn thì câu kết cũng giữ vai trò quan trọng, để lại
ấn tượng cho người đọc.
+ Câu kết có thể nêu cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn đề (nêu bài học
chung), hoặc tóm lược vấn đề vừa trình bày.
– Lưu ý:
+ Cần trình bày quan điểm cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo
đức và pháp luật.
+ Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) .
Tóm lại:
– Để tìm được ý cho đoạn văn, cần xem xét vấn đề ở nhiều góc độ. Cách
đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời các câu hỏi:
+ Nó (vấn đề) là gì? Nó (câu nói) như thế nào?
+ Tại sao lại như thế?
+ Điều đó đúng hay sai, hay vừa đúng vừa sai?
+ Nó được thể hiện như thế nào (trong văn học, trong cuộc sống)?

+ Điều đó có ý nghĩa gì đối với cuộc sống, với con người, bản thân…?
17


+ Cần phải làm gì để thực thi/hạn chế vấn đề/câu nói?
– Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi trên, có thể hình dung một đoạn văn
nghị luận cần được triển khai theo ba bước:
+ Thứ nhất: Giải thích.
. Trước tiên, cần giải thích nghĩa cụ thể của một số từ ngữ, khái niệm còn
ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.
. Sau đó giải thích ý nghĩa cả câu nói.
+ Thứ hai: Phân tích và chứng minh.
. Lí giải vấn đề, làm sáng tỏ vấn đề.
. Dẫn ra các ví dụ về những con người và sự việc cụ thể trong đời sống, xã
hội, lịch sử…
+ Thứ ba: Bình luận, đánh giá, mở rộng.
. Khẳng định lại chân lí (bình luận, đánh giá).
. Mở rộng và nâng cao vấn đề: Phê phán những hiện tượng đi ngược lại
chân lí; Liên hệ bản thân để rút ra bài học.
*Cấu trúc đoạn 200 chữ theo yêu cầu đề thi:
– Câu mở đoạn: Giới thiệu vấn đề (khoảng 2 – 4 dòng).
– Các câu phát triển đoạn: (12 – 16 dòng).
Vận dụng các thao tác:
+ Giải thích (Câu nói nêu lên vấn đề gì?)
+ Lí giải (Vì sao lại nói như thế?)
+ Dẫn chứng (Họ đã làm thế nào?)
+ Bình luận (Vấn đề đúng hay sai hay vừa đúng vừa sai?)
18



+ Bác bỏ (Hiện tượng trái ngược cần phê phán là gì?)
– Câu kết đoạn: Rút ra bài học. (Bản thân và mọi người cần phải làm gì?)
(2 – 4 dòng)
– Trong đoạn văn nghị luận xã hội, bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải, đánh
giá vấn đề là điều cần thiết thì khâu chứng minh cũng rất quan trọng. Để đoạn
văn nghị luận xã hội hấp dẫn, sinh động, cần có hệ thống dẫn chứng thích hợp.
Yêu cầu dẫn chứng:
+ Đó phải là những dẫn chứng lấy ra từ đời sống thực tế, càng xác thực,
càng cụ thể càng có sức thuyết phục cao.
+ Hạn chế lấy dẫn chứng từ tác phẩm văn học.
+ Khi đưa dẫn chứng vào bài viết, không kể lan man mà nên thuật lại một
cách ngắn gọn, nhấn mạnh vào khía cạnh ứng dụng của dẫn chứng đối với vấn
đề đang chứng minh. Đưa dẫn chứng phải kèm theo thái độ, quan điểm đánh giá
rõ ràng.
– Khi liên hệ thực tế để rút ra bài học: cần bày tỏ thái độ chân thành,
nghiêm túc, tránh cách nói sáo mòn, gượng ép, giả tạo, “công thức”.
4.1. Viết đoạn văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
a. Mở đoạn: Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (trích dẫn nếu đề đưa
ra ý kiến, nhận định) (1-2 dòng).
b. Thân đoạn:
* Giải thích(2-3 dòng)
- Các khái niệm, các từ then chốt. Các vế.
- Giải thích cả vấn đề nghị luận.
* Bàn luận về ý kiến
- Khẳng định ý kiến nêu ra ở đề bài là đúng - sai, tốt - xấu, tích cực - tiêu
cực, vừa đúng - vừa sai. (1 dòng)
- Phân tích, chứng minh vì sao? (Nêu tác dụng hoặc tác hại của vấn đề).
Nêu những biểu hiện về vấn đề trong thực tế để chứng minh (7-9 dòng)
19



- Mở rộng (2-3 dòng)
Phê phán cái xấu/ tiêu cực và bênh vực ca ngợi cái tốt /tích cực (vấn đề gần
gũi, quan hệ tương đương)
* Bài học (2-3 dòng)
- Nhận thức: cần có nhận thức đúng đắn về vấn đề ra sao?
- Hành động: cần noi theo, làm gì?
c. Kết đoạn: (2-3 dòng)
- Tóm lại...
- Liên hệ.
Ví dụ: (Theo đề thi minh họa THPT QG năm 2017)
Văn bản đọc hiểu:
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…

Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh
20



(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng,
1974, tr.35-36)
Đề: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về sức mạnh niềm tin trong cuộc sống được gợi ra từ đoạn trích ở phần
Đọc hiểu?
Hướng dẫn:
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai bài
viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm sáng tỏ các nội dung chính sau:
1. Giải thích:
- Niềm tin: sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trong cuộc
sống dựa trên cơ sở hiện thực nhất định.
- Sức mạnh niềm tin trong cuộc sống là sức mạnh tinh thần, giúp con
người làm được những điều mong ước, hoàn thành những dự định.
- Sức mạnh niềm tin từ đoạn trích là sức mạnh về hạnh phúc có thật ở
trên đời, về quả ngọt sau bao nỗi đắng cay và niềm tin vào mơ ước ở tương lai.
2. Phân tích, bình luận:
a.Vì sao cần có sức mạnh niềm tin trong cuộc đời:
- Cuộc sống bao gồm cả hai yếu tố vật chất lẫn tinh thần, tâm hồn và thể
xác, tuy rằng vật chất quyết định ý thức nhưng ý thức, tinh thần phải thoải mái
mới làm nên những điều tuyệt vời khác.
- Có niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở.
- Vì cuộc đời không bao giờ lường hết cho ta những hiểm nguy, cuộc
sống của chúng ta luôn trực chờ sự tổn thương nên cần có niềm tin để vượt qua.
- Có hai cách để hạnh phúc, một là tránh những khó khăn đến với mình,
hai là thay đổi thái độ của bản thân đối với những rắc rối đó. Cách thứ nhất
không nằm trong tầm kiểm soát thì luôn luôn có cách thứ hai. Chính thái độ,
niềm tin của chúng ta mới là yếu tố quyết định cuộc sống.
b. Biểu hiện của sức mạnh niềm tin trong cuộc đời:
- Luôn lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước bất kì khó khăn, thử thách

nào.
21


- Có ý chí, nghị lực để đối mặt và vượt qua những khó khăn.
- Tỉnh táo để tìm những lời giải cho những bài toán mà cuộc sống đặt ra
cho chúng ta. Không rối rắm, mất niềm tin.
- Biết truyền niềm tin, niềm lạc quan cho người khác và cho cộng đồng.
c. Mở rộng:
- Niềm tin là sức mạnh để vượt qua những thử thách nhưng không phải
chỉ cần niềm tin là đủ. Niềm tin ấy phải dựa trên những thực lực thực tế. Tin
vào điều gì đó trống rỗng sẽ càng làm chúng ta ảo tưởng vào bản thân mà thôi.
3. Bài học hành động và liên hệ bản thân:
- Em có những niềm tin vào bản thân, gia đình và xã hội như thế nào. Em
đã và đang làm gì để thực hiện hóa niềm tin ấy.
- Liên hệ bản thân.
Lưu ý:
+ Bài viết chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
+ Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.
4.2. Viết đoạn văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
a. Mở đoạn: Giới thiệu sự việc, hiện tượng. (1-2 dòng)
b. Thân đoạn:
* Giải thích. (2-3 dòng)
* Bàn luận:
- Nhận xét hiện tượng: Đánh giá hiện tượng tốt, xấu, lợi, haị…(1 dòng)
- Phân tích hiện trạng (Đang diễn ra như thế nào?) Dẫn chứng? (3-4 dòng)
- Nguyên nhân: Khách quan- chủ quan (2-3 dòng)
- Hậu quả/ tác dụng (2-3 dòng)
- Giải pháp (2-3 dòng)
* Bài học: (2-3 dòng)

- Nhận thức
22


- Hành động
c. Kết đoạn: Tóm lại hiện tượng, liên hệ bản thân. (2-3 dòng)
Ví dụ:
Văn bản đọc hiểu:
Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ. Đó là lời Giáo sư Ngô Bảo
Châu, khi kể về một câu chuyện lúc ông học cấp hai. Thầy giáo phát hiện áo
mưa của mình xếp trên bàn đã bị cuộn thành quả bóng dưới chân bạn Huy. Khi
thầy truy hỏi, chỉ có bạn Huy nhận lỗi. Ông thầy thốt lên: “Tôi rất buồn, vì
nhiều người khác không dám nhận lỗi”. Khi đó, Ngô Bảo Châu rất xấu hổ vì
làm sai mà không dám nhận. Về sau, ông và vợ mình đều rút ra bài học: muốn
thành người tử tế, phải biết xấu hổ.
Tại sao con người cần biết xấu hổ khi làm điều sai, việc xấu, hay nói cách
khác, khi phạm lỗi? Câu hỏi này rất quan trọng, vì cách xử sự của một người
đối với sự xấu hổ sẽ biểu hiện nhân cách người đó…
Trong quá trình đấu tranh giữa thiện - ác, xấu - tốt trong một con người,
sự xấu hổ khi làm điều sai quấy có vai trò đặc biệt. Con người không là thần
thánh, nên ai cũng từng lầm lỗi, lớn nhỏ, nặng nhẹ. Sự xấu hổ là cái mà xã hội
văn minh gọi là “lương tâm cắn rứt”. Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lỳ đi
thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy
sẽ dần dần biến mất.
Muốn con người trở nên tử tế, hãy dạy cho người đó biết xấu hổ khi làm
điều xấu, điều ác. Nhờ biết xấu hổ, người ta sẽ ngần ngại khi phạm lỗi. Nhưng
ngay đối với những người đang làm điều sai quấy, cho dù chưa thể chấm dứt
ngay hành vi sai trái, sự xấu hổ, cái lương tâm cắn rứt ấy sẽ là lực cản để người
ta không dấn sâu hơn vào tội lỗi, và giúp người ta trở lại làm người tử tế vào
một lúc nào đó, khi có một cơ hội nào đó.

(Trích Tử tế à, tử tế ơi, hãy quay lại với người Việt! Trương Trọng Nghĩa,
Báo Người đô thị).
Đề: Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc
sống?
23


Hướng dẫn:
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai bài
viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm sáng tỏ các nội dung chính sau:
- Việc tử tế là những việc làm đúng đắn, tích cực, tốt đẹp, có ý nghĩa nhân
văn sâu sắc.
- Việc tử tế đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc chính đáng cho những
người sống xung quanh mình và cho chính mình.
- Việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây
dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp, văn minh.
Lưu ý:
+ Bài viết chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
+ Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.
5. Hướng dẫn học sinh cách chọn lọc và đưa dẫn chứng
Trong đoạn văn nghị luận xã hội, bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải và đánh
giá, khâu chứng minh cũng rất quan trọng. Nó chứng tỏ mức độ hiểu và sự chủ
động trong cách xử lí vấn đề của người viết. Mỗi ý kiến, đánh giá đều có thể gắn
với thực tiễn đời sống để chứng minh tính thực tế, chân xác của nó.
Để đoạn văn nghị luận xã hội trở nên sinh động, hấp dẫn, rất cần có hệ
thống dẫn chứng thích hợp. Đó phải là những dẫn chứng từ thực tế đời sống,
mang tính thời sự, cập nhật, đảm bảo chính xác và phổ quát. Đó có thể là sự
việc, con người, những câu nói nổi tiếng. Để cập nhật, học sinh nên xem một số
chương trình TV như: Bản tin thời sự, chuyển động 24h, báo điện tử...

Khi đưa dẫn chứng không nên kể lể dài dòng mà nên thuật lại một cách
ngắn gọn, nhấn mạnh vào khía cạnh ứng dụng của dẫn chứng đối với ý cần trình
bày. Đưa dẫn chứng cần đúng lúc, đúng chố và có tính mục đích. Đưa dẫn chứng
nên kèm thái độ, quan điểm, đánh giá rõ ràng trên cơ sở lập trường nhân văn và
tinh thần vì sự tiến bộ chung.
Vì có thể mức độ cập nhật thông tin của học sinh còn hạn chế, vì vậy bên
cạnh việc các em tự thu thập thông tin, tôi cũng thường xuyên cung cấp cho các
24


em một số dẫn chứng, một số câu chuyện về các nhân vật nổi tiếng, những sự
kiện nóng xảy ra: như câu chuyện về đam mê, nghị lực theo đuổi ước mơ của
vận động viên, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên- cô gái vàng của thể thao Việt
Nam, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh… Hay những nhân vật trên thế giới như câu
chuyện về tỉ phú Bill Gate, về nhà khoa học, bác học Edison, danh họa
Picasso…
6. Hướng dẫn học sinh phần liên hệ thực tế
Liên hệ thực tiễn với tư cách là học sinh THPT là phần không thể thiếu
trong đoạn văn nghị luận xã hội. Tuy nhiên, cần lưu ý các em liên hệ với thái độ
chân thành và nghiêm túc, tránh nói sáo mòn, gượng ép và giả tạo.
Để phần liên hệ thực tiễn được chuẩn xác và hiệu quả, các em học sinh
cần phải hiểu rõ và làm sáng tỏ được nội dung cần nghị luận, lấy đó làm cơ sở
và vận dụng vào thực tiễn bản thân, những người xung quanh và đặc biệt là lứa
tuổi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Liên hệ thực tiễn đúng cũng chính
là minh chứng cho việc học sinh hiểu vấn đề, biết vận dụng từ lý thuyết vào thực
tiễn, do đó điểm bài viết cũng đạt hiệu quả cao hơn.
7. Hướng dẫn học sinh luyện viết đoạn văn thường xuyên
Để đảm bảo viết được đoạn văn nghị luận xã hội đúng và hay, học sinh
không chỉ đảm bảo các bước, các yêu cầu trên mà còn phải thường xuyên luyện
viết đoạn văn. Giáo viên giao đề hàng tuần để các em viết, chấm chữa, trả bài và

rút kinh nghiệm cho học sinh.
Trong các chuyên đề luyện tập và ôn thi, bên cạnh việc củng cố kiến thức
văn học, giáo viên cũng đan xen những bài tập nhỏ phần nghị luận xã hội để
giúp học sinh rèn kĩ năng viết, trau dồi kiến thức xã hội.
8. Hướng dẫn học sinh những chú ý khi làm bài
Đối với đề bài văn nghị luận xã hội lấy kiến thức, thông tin và cả những
kinh nghiệm có trong cuộc sống để minh chứng cho lý lẽ của mình. Do vậy đòi
hỏi HS cần có một kiến thức sống khá phong phú; có sự tinh tế và nhạy bén
trong nhận định một vấn đề. Để làm tốt, HS phải thường xuyên thu nhận thông
tin hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ghi chép lại những
thông tin cần thiết làm tài liệu cho riêng mình (chú ý phải ghi nguồn xuất xứ
thông tin để chú thích khi trích dẫn vào bài làm). Tất nhiên khi đưa dẫn chứng
25


×