Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh yếu, kém lớp 12 bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.37 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH YẾU, KÉM
LỚP 12 BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Anh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2019


Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.............................. Error: Reference source not found
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................ Error: Reference source not found
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………2
2. Nội dung……………………………………………………………………
Error: Reference source not found
2.1. Cơ sở lí luận………………………………………………………………
Error: Reference source not found
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.........Error: Reference source not found
2.2.1. Thuận lợi................................................Error: Reference source not found
2.2.2. Khó khăn............................................... Error: Reference source not found


2.2.3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trênError: Reference source not found
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện...............Error: Reference source not found
2.3.1. Giải pháp....................................................................................................5
2.3.2. Tố chức thực hiện...................................................................................... 9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................12
2.4.1. Sau khi vận dụng đề tài vào dạy - học Error: Reference source not found
2.4.2. Kết quả khảo sát qua đề kiểm tra.......Error: Reference source not found
3. Kết luận, kiến nghị………………………………………………………… 16
3.1. Kết luận...................................................................................................... 16
3.2. Kiến nghị với các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục..................................... 16
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Phụ đạo học sinh yếu, kém nói riêng là công việc khó khăn và đòi hỏi
nhiều công sức của thầy và trò. Quá trình giảng dạy nói chung, phụ đạo học sinh
yếu, kém nói riêng phải tiến hành song song 2 nhiệm vụ: Bồi dưỡng kiến thức
và hướng dẫn học sinh bộc lộ năng lực, thể hiện kiến thức để giải quyết các đề
cụ thể. Trong quá trình ấy, khâu rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh thực sự
là khó, khổ, rất cần sự tận tâm và công phu của người thầy. Hiện nay, trong phân
môn làm văn kiểu bài nghị luận xã hội tuy không mới nhưng thực tế giảng dạy
còn gặp nhiều vướng mắc. Với chúng tôi, những người trực tiếp làm công tác
giảng dạy nói chung và phụ đạo học sinh yếu nói riêng, từ thực tiễn giảng dạy
xin mạnh dạn trao đổi những gì đã và đang làm.
Vấn đề làm văn NLXH đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong
cấu trúc đề thi tuyển sinh các cấp, đề kiểm tra các cấp. Vì vậy, rèn luyện làm văn
nghị luận xã hội là một đòi hỏi thực sự cần thiết đối với học sinh trung học nói
chung, đối với học sinh yếu, kém nói riêng.
Nghị luận xã hội là dạng bài đưa người học về gần hơn với cuộc sống,

đồng thời đòi hỏi ở người học khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Dạng
bài này khiến người viết phát huy năng lực bản thân từ tư duy, suy nghĩ, huy
động vốn hiểu biết đến năng lực trình bày một vấn đề xã hội nào đó sao cho giàu
sức thuyết phục. Chúng ta biết rằng nếu thiếu năng lực thuyết phục thì khó thành
đạt trong cuộc sống. Đây là thực tế cũng là yêu cầu khá cao, các em học sinh
vừa thích thú song cũng gặp không ít khó khăn khi giải quyết những đề bài,
những vấn đề của cuộc sống xã hội cụ thể.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi tiến hành đề tài tôi đã dựa trên tình hình giảng dạy và học tập thực tế
của giáo viên và học sinh trong các. Từ đó, đưa ra những cách thức, phương
pháp tập huấn, bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng học sinh và với mục đích
giáo dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này nhằm nghiên cứu về Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị
luận xã hội cho học sinh yếu, kém lớp 12
Để thử nghiệm đề tài tôi chọn đối tượng học sinh yếu Trường THPT Vĩnh
Lộc, Năm học 2018-2019
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Về lí thuyết
- Nghiên cứu tài liệu
- Nắm vững cấu trúc đoạn văn
- Nắm vững mục tiêu, phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện
+ Về thực tiễn
- Xác định đối tượng học sinh áp dụng đề tài (Học sinh học sinh yếu về cách viết
đoạn văn nghị luận xã hội lớp 12)
- Kiểm tra sự tiếp thu của học sinh trong quá trình thực nghiệm
- Đánh giá, đưa ra sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp
1



+ Các phương pháp khác: Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông
tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh, tổng hợp, phân loại...
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Viết về đề tài này có rất nhiều tác giả, bài viết đề cập đến nếu có chỉ dành
cho đối tượng học sinh khá giỏi còn với bài viết này tôi chỉ đi đề cập đến đối
tượng hoc yếu. Mặt khác, sáng kiến cũng đi sâu rèn các rèn các kỹ năng nhận
biết, phán đoán đề thi; kỹ năng diễn đạt cho học sinh yếu.
Vì vậy, sau quá trình thực nghiệm, tôi đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình
về vấn đề Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh yếu
lớp 12.

2


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh như vũ bão thì giáo dục
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu giáo dục của tất cả các quốc gia là
đào tạo con người phát triển toàn diện. Tổ chức khoa học giáo dục thế
giới UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm,
học để chung sống và học để khẳng định mình”. Việc đưa mảng nghị luận xã hội
vào chương trình Ngữ văn bậc trung học hoàn toàn phù hợp với xu hướng giáo
dục trên. “Nghị luận xã hội là phưong pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực
xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng, sai,
tốt, xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề
nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản thân”. Những đề tài và nội
dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính
giáo dục và tính thời sự cao. Đối với học sinh THPT, các bài văn nghị luận xã
hội thường mang đến cho các em những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn về
cuộc sống; có ý nghĩa hướng đạo, đặc biệt là uốn nắn nhận thức cho các em về

những vấn đề có tính hai mặt của đời sống xã hội đang tác động trực tiếp đến thế
hệ trẻ.
Từ năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa vào đề
thi môn văn kì thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh vào các trường Cao đẳng,
Đại học một câu nghị luận xã hội, chiếm tỉ lệ 30% trong tổng số đề ra. Những
vấn đề nghị luận xã hội được đưa ra cho học sinh bàn bạc từ đó đến nay đều rất
phong phú, đa dạng; đề cập đến tất cả các phương diện của đời sống. Vừa
có dạng đề về tư tưởng đạo lí lại vừa có dạng đề về các hiện tượng đời sống. Thế
nhưng thời lượng chương trình dành cho việc giảng dạy và rèn luyện kĩ năng
làm bài nghị luận xã hội trong phân phối chương trình THPT theo qui định của
Bộ Giáo dục là quá ít ỏi, ở lớp 12 cả Ban cơ bản và Ban Khoa học Xã hội nhân
văn đều chỉ có 2 tiết lí thuyết về cách làm bài nghị luận xã hội: một cho dạng bài
nghị luận về một tư tưởng đạo lí, một cho dạng bài nghị luận về một hiện tượng
đời sống. Cả năm học 12 các em chỉ có hai bài viết rèn luyện nghị luận xã hội,
còn lại thì tập trung vào nghị luận văn học. Thực tế đó khiến học sinh không có
điều kiện để rèn luyện nghị luận xã hội một cách thường xuyên dẫn tới kết quả
đạt được không cao.
Học sinh THPT đều ở độ tuổi mới lớn, chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với
thực tế đời sống đa sắc, đa chiều, vốn kiến thức xã hội còn ít ỏi. Nhiều em cách
nhìn nhận vấn đề còn ấu trĩ, thậm chí lệch lạc do đó để hiểu đúng, hiểu sâu
bản chất và bàn luận thấu đáo một vấn đề xã hội là điều không đơn giản đối với
các em.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thuận lợi
Từ khi đổi mới chương trình thay sách SGK (2006 -2007), SGK từ THCS
đến THPT được chuyển tiếp liền mạch thống nhất trong hệ thống kiến thức môn
học. Được chỉ đạo thống nhất của BGD&ĐT, Sở GD thường xuyên tổ chức các
lớp tập huấn hàng năm cho giáo viên với mục đích giúp cho giáo viên nắm vững
tinh thần đổi mới của chương trình sách giáo khoa và dạy học tốt hơn.
3



Bắt đầu từ khi đổi mới chương trình thay SGK, các bộ SGK, SGV được in
ấn kịp thời, các phương tiện truyền thông; báo, đài, internet… rộng khắp đã giúp
học sinh chủ động, hứng thú hơn trong việc học tập Ngữ văn.
Hiện nay, với sự phát triển của đời sống xã hội thì nghị luận xã hội đóng vai
trò quan trọng. Cái hay của dạng văn này là học sinh không phải học thuộc làu
làu, không phụ thuộc vào tài liệu mà được tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm
của bản thân về một vấn đề cụ thể. Vì vậy, học sinh cũng có hứng thú làm bài
nghị luận xã hội.
2.2.2. Khó khăn
Bài nghị luận xã hội đóng vai trò quan trọng, học sinh cũng được rèn luyện
nhiều nhưng kết quả bài làm của học sinh chưa thực sự tốt. Điều này có nhiều
nguyên nhân:
- Do tuổi đời học sinh còn ít nên nhận thức và sự đánh giá nhìn nhận vấn đề
xã hội của các em còn hạn chế, chưa toàn diện chưa có chiều sâu.
- Việc tìm hiểu văn nghị luận xã hội trong nhà trường còn hạn chế. Ở khối
10 phần làm văn chỉ ôn lại văn tự sự, thuyết minh. Ở khối 11 phần nghị luận xã
hội mang tính tích hợp với một số văn bản đọc hiểu. Chương trình khối 12 nghị
luận xã hội được tái hiện qua hai bài lí thuyết: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
và hiện tượng đời sống. Các bài nghị luận xã hội học sinh được viết ít. Trong
giảng dạy, giáo viên chỉ chủ yếu rèn cho học sinh kỹ năng làm văn nghị luận văn
học vì liên quan trực tiếp đến các tác phẩm trong chương trình. Vì thế học sinh
còn mơ hồ về phương pháp làm nghị luận xã hội.
Trước năm 2006, học sinh chủ yếu viết bài văn nghị luận xã hội thành một
bài văn với bố cục ba phần. Năm 2017, với yêu cầu đổi mới trong cấu trúc đề thi
của Bộ GD&ĐT, yêu cầu học sinh viết một đoạn văn nghị luận xã hội, điều này
khiến nhiều em còn lúng túng, bỡ ngỡ. Viết một bài văn nghị luận xã hội đối với
các em đã khó, nay phải viết một đoạn văn lại càng khó hơn đặc biệt là với
những em học yếu, kém.

2.2.3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
Đầu năm học 2018 – 2019, tôi dạy lớp 12C6, 12C7, 12C8 Trường THTP
Vĩnh Lộc., tôi tiến hành kiểm tra. Kết quả cho thấy, việc các em vận dụng kiến
thức xã hội để trình bày một vấn đề chưa tốt, số lượng bài điểm kém, yếu, điểm
trung còn nhiều, điểm khá và giỏi còn khiêm tốn.
Kết quả cụ thể như sau:
Lớp Sĩ số
Loại giỏi
Loại khá
Loại Tb
Loại yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12 C6 46
2
4,3
10
21,7
24
52,0
10
22,0
12 C7 47
3

6,4
10
21,3
24
51,0
10
21,3
12 C8 38
1
3,0
8
21,0
19
50,0
10
26,0
Từ thực trạng trên, tôi thấy đây là một vấn đề đáng được quan tâm, nghiên
cứu, trao đổi.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Chúng tôi quan niệm để làm tốt bài nghị luận xã hội về căn bản có hai yêu
cầu và cũng là điều kiện: Kiến thức và kỹ năng. Bởi lẽ, có kiến thức mà không
4


có kỹ năng thì làm sao lập luận vấn đề cho sáng rõ, ngược lại có kỹ năng mà
kiến thức không đủ đáp ứng thì bài làm sẽ hời hợt, thiếu sâu sắc, ít thuyết phục.
Làm văn rất cần tư duy khoa học, lôgic thêm nữa học sinh rất cần thể hiện niềm
say mê qua tích lũy kiến thức. Đối với học sinh việc tích lũy kiến thức văn học
là việc làm thường xuyên nhưng việc tích lũy, bồi đắp kiến thức cuộc sống,
những hiểu biết xã hội còn bị xem nhẹ. Vì vậy, hướng dẫn của người thầy là hết

sức quan trọng.
2.3.1. Giải pháp
2.3.1.1. Củng cố
* Khái niệm đoạn văn
– Hình thức: Đoạn văn là tập hợp của nhiều câu văn.Bắt đầu bằng chữ viết hoa
đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm. Không được phép xuống dòng.
- Các câu được liên kết với nhau bằng phép nối, phép thế, phép lặp,…Có câu
mở, các câu triển khai và câu kết rõ ràng.
- Nội dung: Các câu đều tập trung thể hiện vấn đề nghị luận, hệ thống luận
điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Kết cấu: Thường được kết cấu theo cách tổng – phân – hợp, diễn dịch và quy
nạp.
* Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực: chính
trị,đạo đức,xã hội… làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng, sai, tốt,
xấu của vấn đề nêu ra. Từ đó đưa ra cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng
như vận dụng nó vào đời sống.
+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
– Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ…
– Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha,
bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa
nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…
– Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
– Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
– Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp với trình độ nhận
thức của học sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại
dịch AIDS, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình trong học
đường, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào
hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt, hiện tượng lãng phí, lối sống thờ

ơ vô cảm, hiện tượng chạy theo thời thượng, thói dối trá…
Chúng ta đều thấy, các lĩnh vực xã hội làm đề tài cho bài văn nghị luận xã
hội rất đa dạng, nên kiến thức phục vụ cho bài làm của học sinh là rất phong
phú. nhưng điều quan trọng là các em phải có ý thức quan sát, tìm hiểu, ghi
chép, để vận dụng (giáo viên cần hướng dẫn để học sinh biết để ý, để tâm những
vấn đề của đời sống, xã hội)
2.3.1.2. Tích lũy
Chúng tôi định hướng cho các em huy động kiến thức từ các nguồn:
5


- Kiến thức từ sách vở: chủ yếu từ báo chí, các loại sách tham khảo về các
lĩnh vực của cuộc sống từ văn học, lịch sử, khoa học, tôn giáo, sách về gương
người tốt việc tốt …" Hạt giống tâm hồn", "Hạt giống hạnh phúc", "Suy nghĩ
của những người trẻ",….điều quan trọng cùng các em tìm và lựa chọn sách cần
thiết để học, biết cách đọc, hệ thống hóa kiến thức.
- Kiến thức từ đời sống: Hiểu biết, tích lũy hoặc từ đời sống hàng ngày
của bản thân người viết, yêu cầu các em có thói quen quan sát cuộc sống, những
hoạt động, sự việc, những vấn đề từ cuộc sống xung quanh quan trọng hơn là
biết suy nghĩ, suy xét những gì mình nghe được, quan sát được. Trên cơ sở đó,
biết lựa chọn, nắm bắt lấy bản chất vấn đề.
- Kiến thức từ trải nghiệm bản thân, đây sẽ là ví dụ minh họa sống đúng,
có sức thuyết phục nếu nó được vận dụng vào bài văn một cách tự nhiên, chân
thành.
2.3.1.3. Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội
Trong các bài văn nghị luận xã hội nói chung, đoạn văn nghị luận xã hội
nói riêng các em học sinh phải phát biểu những suy nghĩ nghiêm túc, chín chắn,
sâu sắc của mình về một hiện tượng tốt, xấu trong đời sống xã hội, về những vấn
đề của cuộc sống từ chân lý vĩnh hằng đến thời sự nóng hổi. Muốn vậy, trước
hết các em phải nhận thức đúng vấn đề mà đề bài yêu cầu nghĩa là việc xác định

vấn đề phải trúng, vì thế khâu tìm hiểu đề hết sức quan trọng. Theo chúng tôi kỹ
năng cần thiết, rèn luyện đầu tiên là kĩ năng nhận diện phân tích đề.
2.3.1.3.1. Kỹ năng nhận diện phân tích đề, tìm ý.
Xác định được vấn đề nghị luận là thành công bước đầu đối với bài văn,
đoạn văn nói chung và đoạn văn nghị luận nói riêng. Song, cũng không phải học
sinh nào cũng có thể xác định được đặc biệt là đối với học sinh yếu lại càng khó
xác định được vấn đề nghị luận.
* Đọc kỹ đề và tìm hiểu
Theo như đề thi mẫu: Phần nghị luận xã hội chủ yếu được lấy từ bài đọc
hiểu( hoặc có thể không) và yêu cầu học sinh viết một đoạn văn nghị luận xã hội
khoảng 200 chữ.
Nếu đề nghị luận xã hội nằm trong phần đọc hiểu thì trước hết các em phải
tiến hành tìm hiểu các nội dung sau:
- Đọc kỹ bài đọc hiểu, nắm được nội dung cốt lõi của đoạn văn bản - Xác định
xem phần đọc hiểu bàn về vấn đề gì? – nhất là phải xác định được vấn đề đó
thuộc tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.
- Xác định được các thao tác lập luận
- Xác định hệ thống dẫn chứng tiêu biểu.
- Xác định đoạn văn sẽ viết theo kiểu nào? Diễn dich, quy nạp, hay tổng- phânhợp… Giáo viên nên định hướng cho học sinh viết đoạn văn theo Tổng – Phân
– Hợp
Đọc đoạn đọc hiểu sau:
“Leo lên đỉnh núi không phải là để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức
tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo
lên đỉnh cao là để các em có thể nhình ngắm thế giới chứ không phải để thế giới
6


nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris
chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã
đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập,

sáng tạo, và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là đề
đem lại lợi ích cho 6,8 tỉ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát
hiện ra sự thật thú vị và vĩ đại mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại,
đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản
thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em
nhận ra các em chẳn có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đêu như thế” .
(Trích bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của
thầy Hiệu trưởng Dvid McCullough)
Câu nghị luận xã hội được cho là: hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc
hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhình ngắm thế giới chứ không phải
để thế giới nhận ra các em”.
Như vậy, phần nghị luận xã hội là một ý trong phần đọc hiểu. Vậy phải
đọc kỹ phần đọc hiểu để hiểu được câu trên nằm trong một chỉnh thể mà ở đó
tác giả đã dạy chúng ta về cách cảm nhận thế giới và thái độ ứng xử văn hóa
trước thế giới trước cuộc đời.
2.3.1.3.2. Rèn luyện kỹ năng diễn đạt
Bên cạnh việc hiểu đề, xác định đươc vấn đề nghị luận thì việc diễn đạt
thành lời văn cũng rất khó đối với các em học yếu. Chính vì vậy, việc rèn kỹ
năng diễn đạt cho các em là khâu hết sức quan trọng đối với những học sinh học
yếu.
Đối với bài, đoạn văn nghị luận xã hội việc vận dụng phối hợp linh hoạt
các thao tác lập luận để giải thích, phân tích, bình luận vấn đề, làm cho vấn đề
được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau cũng rất quan trọng.
- Lưu ý: Số dòng, số câu cho từng phần:
+ Mở đoạn: 2-3 câu (có khi chỉ cần 1 câu nếu viết tốt)
+ Thân đoạn: - Giải thích – khoảng 4 dòng
- Bàn luận - khoảng 12 dòng
- Mở rộng vấn đề – 4 dòng
- Bài học – khoảng 5 dòng

+ Kết đoạn – khoảng 2 dòng (hoặc có khi gộp luôn vào chỗ bài học)
* Xây dựng phần mở đoạn
- Phần mở đoạn viết khoảng 1-3 câu, thể hiện cái nhìn tổng quát, khái quát được
nội dung vấn đề cần nghị luận mà đề bài yêu cầu.
- Nên viết theo hướng: nêu khái quát nội dung và dẫn câu nói vào (hoặc trích
cụm từ khóa)
Ví dụ theo đề trên ta viết như sau: “Thành công luôn là khát khao của mỗi
người trên hành trình chinh phục những ước mơ và khát vọng- nhưng khi lên
đến đỉnh của thành công , điều quan trọng nhất vẫn là để “ngắm nhìn thế giới”
chứ không phải để cho ai đó nhận ra mình.”
* Xây dựng phần thân đoạn
7


a. Đối với đề nghị luận về tư tưởng đạo lý
- Phải giải thích được cụm từ khóa, giải thích được cả câu (cần ngắn gọn, đơn
giản)
- Bàn luận;
+ Đặt ra các câu hỏi : Vì sao lại khẳng định như vậy?, Có ý nghĩa như thế nào?,
+ Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến.
+ Dẫn chứng xác thực, phù hợp.
+ Đưa ra phản đề, phê phán mặt trái của ý kiến.
b. Đối với đề nghị luận về hiện tượng đời sống:
- Giải thích, phân tích, chứng minh biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả
của sự việc hiện tượng .( Trình bày ngắn gọn, cô đọng)
- Bình luận, đánh giá về hiện tượng: nêu thái độ đối với hiện tượng. Đánh giá
hiện tượng tốt, xấu, lợi, hại như thế nào? Phương hướng, hành động….
* Xây dựng phần kết đoạn
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
- Có thể trình bày bài học nhận thức hành động, liên hệ bản thân ở phần kết

đoạn.
Ví dụ: Đối với dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí các bước cần phải tiến
hành:
+ Giải thích vấn đề làm cơ sở nghị luận, phân tích các khía cạnh biểu hiện của
vấn đề.
+ Vận dụng kiến thức đã tích lũy để chứng minh.
+ Bình luận mở rộng (tạo ra những phản đề).
+ Rút ra những bài học, khẳng định ý nghĩa thiết thực của vấn đề với bản thân
và thế hệ trẻ.
Việc rèn luyện kỹ năng viết bài là khâu công phu đòi hỏi người thầy sự tận
tâm, lòng kiên trì, bền bỉ. Giáo viên rất cần phải tỉ mỉ, chăm chút trong quá trình
chấm bài từ chỉ lỗi đến sửa lỗi cho các em; chấm trả bài tay đôi giữa giáo viên
và học sinh là cách làm rất hiệu quả tuy mất nhiều thời gian. Nhưng cách thức
này rất phù hợp và hiệu quả đối với các học sinh yếu, kém. Từ cách lập luận,
trình bày các ý chính, đến ý nhỏ; sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng; đến cách sử
dụng dẫn chứng sao cho hiệu quả và "nghệ thuật".
Qua thực tế giảng dạy, ở kiểu bài nghị luận xã hội, các em lúng túng vận
dụng các kĩ năng vào từng bài cụ thể.
Việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh khi làm bài nghị luận xã hội còn phải
chú ý từ rèn chính tả đến lựa chọn ngôn từ đặt câu sao cho phù hợp, chính xác
với kiểu bài. Có em rất "giản đơn" trong cách lập luận, viết câu, song có em lại
thích thể hiện bằng lối diễn đạt cầu kỳ, uyên bác, hoặc đôi khi rơi vào sáo ngữ.
Giáo viên phải kịp thời nắm bắt, điều chỉnh lối viết bất cập này. Biện pháp cụ
thể giáo viên sửa trên bài, học sinh tham khảo bài viết của nhau tự rút kinh
nghiệm; tham khảo bài viết hay của học sinh đội tuyển các khóa trước… tất cả
đều tỏ ra rất có tác dụng đối với các em.
Tôi nhận thấy, học sinh làm bài nghị luận xã hội, hay nghị luận văn học
các em rất ngại dù biết là cần thiết. Nên điều quan trọng là người thầy phải luôn
8



có ý thức tạo hứng thú viết bài cho các em. Điều đó phải được thể hiện từ cách
thức ra đề, cách chấm chữa bài đều tác động không nhỏ đến hiệu quả làm bài
của các em. Nuôi dưỡng cho các em mong muốn, khát vọng muốn được thể hiện
mình qua từng bài viết đó là điều vô cùng quan trọng và có ý nghĩa.
2.3.2. Tổ chức thực hiện
2.3.3.1. Vận dụng hướng dẫn một số đề bài cụ thể
Đề số 1:
Đọc đoạn trích sau:
“ 2.10.1971
Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ
là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự
nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá. Thế là thế nào? Cách đây ít lâu
mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng
đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo…Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những
ngày như thế! Hay chẳng bao giờ nữa.! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao
lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sach,
gầy xác đi vì mộng mị hão huyền. 28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được
nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có
dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình. Mình đã bắt đầu sống có trách nhiệm
từ đâu, từ lúc nào?
Có lẽ từ 9.3.1971, tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng
nước.
... Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: kia
là ngôi sao Hôm yêu dấu…nhưng khác hơn một chút. Bây giờ ta đọc trong ngôi
sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu…Ta như
thấy trong màu kỳ diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.”
(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn
Thạc)
Câu nghị luận xã hội là: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ)

trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo
vệ Tổ Quốc.
Để học sinh làm tốt câu nghị luận xã hội, giáo viên hướng dẫn thực hiện
các bước sau:
* Đọc kỹ đề và tìm hiểu
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ phần Đọc hiểu – Xác định được vấn đề cần nghị
luận: “ Trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ Quốc”
- Xác định các thao tác lập luận được vận dụng: giải thích, phân tích, chứng
minh, bình luận.
- Xác định đoạn văn viết theo hướng Tổng – Phân - Hợp
* Xây dựng phần mở đoạn
- Nêu khái quát nội dung- dẫn câu nói vào, nêu tinh thần chung của đoạn trích
hoặc trích cụm từ khóa.Với đề bài trên có thể viết mở đoạn: “ Bảo vệ Tổ Quốc là
trách nhiệm của tất cả mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Mỗi người
9


phải nêu cao trách nhiệm, có ý thức bảo vệ Tổ Quốc dù trong bất cứ hoàn cảnh
nào”.
* Xây dựng thân đoạn
- Giải thích:
+Tuổi trẻ là những người độ tuổi thanh thiếu niên.
+ Tuổi trẻ cần xác định ý thức trách nhiệm bảo vệ tổ Quốc.
- Bàn luận :
+ Thế hệ trẻ cần xác định tư tưởng tình cảm, lý tưởng sống….
+ Yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ quốc gia, bảo vệ tinh hoa văn hóa, truyền thống của dân tộc…
+ Tích cực lao động ,học tập để khẳng định bản thân phục vụ đất nước, sẵn sàng
lên đường khi Tổ Quốc cần.
+ Quan tâm đến tình hình chng của đất nước, tỉnh táo chống lại luận điệu xuyên

tạc, âm mưu và hành động thù địch chống phá Đảng và Nhà nước.
+ Phê phán những hành vi ích kỷ , cá nhân, thiếu trách nhiệm với Tổ Quốc.
*Bước 4: Xây dựng kết đoạn
- Liên hệ bản thân, bài học nhận thức hành động: Tuổi trẻ xây dựng lý tưởng
sống…, ý thức sâu sắc trách nhiệm với Tổ Quốc.
*Bước 5: Viết đoạn văn
- Khi viết đoạn văn nghị luận phải đáp ứng được cả yêu cầu về hình thức và nội
dung:
+ Về hình thức : Đoạn văn phải được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi dòng cho
đến dấu chấm kết thúc. Dung lượng đoạn văn khoảng 200 chữ - không thừa quá
nhiều so với yêu cầu đề bài.
+Về nội dung : Đoạn văn phải đáp ứng được các nội dung đã trình bày ở các
bước như trên theo hướng dẫn.
Đề số 2:
Đọc đoạn văn bản về nữ sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị đánh hội đồng: “Một nữ
sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị các bạn trong lớp dồn vào góc tường và đánh túi bụi,
nhiều học sinh khác trong đó có cả học sinh nam đã lấy ghế nhựa đập vào đầu
cô bé. Thế nhưng không một ai can ngăn dù nạn nhân khóc thét van xin…”
(Theo Quỳnh Trân- Tri thức trẻ, ngày 10-3-2015)
Câu nghị luận xã hội: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ)
thể hiện quan điểm “Nói không với bạo lực học đường”
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài theo các bước sau:
*Bước 1 : Đọc kỹ đề và tìm hiểu
- Đọc kỹ đoạn văn bản ở phần Đọc hiểu – xác định vấn đề nghị luận là: “Nói
không với bạo lực học đường”
- Nghị luận về hiện tượng đời sống.
- Xác định thao tác lập luận : giải thích, phân tích, bình luận…
- Tìm hệ thống dẫn chứng :
- Xác định đoạn văn viết theo Tổng – Phân – Hợp
* Bước 2 : Xây dựng phần mở đoạn

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận : “ Nói không với bạo lực học đường”
10


Theo đề ra , có thể viết như sau: “Tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề
nhức nhối được cả xã hội quan tâm. Vụ nữ sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị đánh khiến
dư luận xã hội bức xúc. Mọi người hãy lên tiếng nói không với bạo lực học
đường”
*Bước 3 : Xây dựng phần thân đoạn
- Làm rõ thực trạng:
+ Tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng và phức tạp, xảy ra ở tất cả các
cấp học, nhiều mức độ….khiến dư luận xã hội quan tâm.
+ Nói không với bạo lực học đường : là muốn nói đến thái độ của mỗi người đối
với tình trạng bạo lực. hãy quan tâm, ngăn chặn và đấu tranh cho môi trường
học đường thực sự trở thành ngôi nhà chung ấm áp, than thiện, an toàn cho tất cả
các thành viên.
- Bàn luận:
+ Bày tỏ thái độ đồng tình với vấn đề được nêu: “Nói không với bạo lực học
đường” (Thực tế rất nhiều vụ bạo lực học đường: Vụ đánh hội đồng ở cần Thơ.
Cô giáo Thường Tín cho 43 học sinh tát một học sinh…)
+ Tình trạng này để lại hậu quả đáng lo ngại cả về sức khỏe và tinh thần của con
người
+ Biện pháp: Bản thân mỗi người phải có ý thức, cần nghiêm khắc xử lý với
những hình phạt đích đáng, tuyên truyền động viên mọi người…
- Bài học bản thân : Ngăn chặn, tố giác những hành vi bạo lực…
*Bước 4: Xây dựng phần kết đoạn
- Bài học bản thân : Ngăn chặn, tố giác những hành vi bạo lực…
*Bước 5: Viết đoạn văn
- Khi viết đoạn văn nghị luận phải đáp ứng được cả yêu cầu về hình thức và nội
dung:

+ Về hình thức: Đoạn văn phải được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng
cho đến dấu chấm kết thúc. Dung lượng đoạn văn khoản 200 chữ - không thừa
quá nhiều so với yêu cầu đề bài.
+Về nội dung : Đoạn văn phải đáp ứng được các nội dung đã trình bày ở các
bước như trên đã hướng dẫn.
Đề số 3:
Đọc mẩu chuyện sau:
“Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến
gấp nhiều lần. Đang bò, kiến gặp phải một vết nứt trên nền xi măng. Nó dừng
lại trong giây lát, đặt chiếc lá ngang vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên
chiếc lá. Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành
trình”.
Câu nghị luận xã hội: Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh/ chị về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua các bước:
*Bước 1: Đọc kỹ đề và tìm hiểu
- Đọc kỹ câu chuyện ở phần Đọc hiểu, nắm được nội dung câu chuyện – Xác
định vấn đề cần nghị luận: Cuộc sống nhiều khó khăn thử thách đòi hỏi mỗi
người phải có ý chí, nghị lực, sự dũng cảm, niềm tin để vượt qua.
11


- Xác định thao tác lập luận : giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Tìm các dẫn chứng tiêu biểu.
- Xác định loại đoạn văn :Tổng- Phân – Hợp
* Bước 2: Xây dựng phần mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận trong câu chuyện: Cuộc sống nhiều khó khăn
thử thách đòi hỏi mỗi người phải có ý chí, nghị lực, sự dũng cảm, niềm tin để
vượt qua. Câu chuyện đã nêu lên bài học sâu sắc về cách sống, cách ứng phó của
con người trước khó khăn thử thách.

*Bước 3: Xây dựng phần thân đoạn
- Ý nghĩa câu chuyện :
+ Chiếc lá và vết nứt : biểu tượng cho khó khăn , vất vả, biến cố có thể xảy ra
với con người.
+ Hành động của con kiến: Dừng lại suy nghĩ trong giây lát, đặt ngang chiếc
lá…biểu tượng cho con người biết chấp nhận khó khăn thử thách, dũng cảm, có
niềm tin và sự sáng tạo vượt qua khó khăn thử thách. Con người phải có ý chí
nghị lực…
- Bàn luận:
+ Cuộc sống vốn không ít khó khăn thử thách xảy đến với con người ở bất cứ
lúc nào. Trong hoàn cảnh ấy con người phải có bản lĩnh, linh hoạt để ứng phó….
+ Khó khăn thử thách chính là điều kiện để tôi luyện ý chí , bản lĩnh của mỗi
người giúp họ trưởng thành hơn.
Dẫn chứng cụ thể : Nguyễn Ngọc Ký, những thương binh tàn mà không phế….
+ Phê phán nhũng người thiếu ý chí nghi lực dễ dàng đầu hàng hoàn cảnh, số
phận…
*Bước 4 : Xây dựng phần kết đoạn
- Bài học nhận thức và hành động : Cần rèn luyện bản lĩnh, ý chí vượt khó khăn
thử thách… Câu chuyện là bài học có ý nghĩa sâu sắc đối với mỗi người trong
cuộc sống.
*Bước 5: Viết đoạn văn
- Khi viết đoạn văn nghị luận phải đáp ứng được cả yêu cầu về hình thức và nội
dung:
+ Về hình thức: Đoạn văn phải được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi dòng cho
đến dấu chấm kết thúc. Viết khoảng 200 chữ - không thừa quá nhiều so với yêu
cầu.
+ Về nội dung : Đoạn văn phải đáp ứng được các nội dung đã trình bày ở các
bước như trên đã hướng dẫn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi giảng dạy bài học của giáo án thực nghiệm, tôi đã kiểm chứng và

thấy được hiệu quả khả quan của đề tài:
2.4.1. Sau khi vận dụng đề tài vào dạy - học
2.4.1.1. Đối với giờ học
Với cách làm này tôi nhận thấy qua bài học:
- Đảm bảo kết quả cần đạt của bài học. Đảm bảo được sự tương tác giữa
giáo viên và học sinh, học sinh và giáo viên, học sinh và học sinh.
12


- Giờ học sôi nổi, mới lạ, lôi cuốn được sự chú ý theo dõi tiếp nhận kiến
thức của học sinh yếu trong lớp.
- Đa số học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức và các kỹ năng làm bài.
2.4.1.2.Đối với học sinh
Từ sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh rất hào hứng, nhiệt tình tham gia phát
biểu ý kiến, tranh luận về các vấn đề đặt ra trong đoạn văn, đồng thời nắm một
cách chắc chắn về kiến thức, kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội của các em
học yếu.
2.4.1.3. Đối với bản thân và đồng nghiệp
Nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài trong việc rèn luyện, phụ đạo
học sinh yếu từ phát triển kỹ năng đến hoàn thiện kiến thức. Chúng tôi viết sáng
kiến kinh nghiệm này mong được bày tỏ một số suy nghĩ để trao đổi cùng đồng
nghiệp. Điều tôi muốn khẳng định trong việc dạy văn nói chung, rèn luyện kỹ
năng làm văn cho học sinh nói riêng người thầy luôn luôn phải ý thức khơi dậy
và nhen lên ở các em học sinh tình yêu, trách nhiệm đối với môn học.
2.4.2. Kết quả khảo sát qua đề kiểm tra
Để kiểm nghiệm chính xác hơn, chúng tôi đã kiểm tra bằng một đề cụ thể
áp dụng cho các đối tượng
2.4.2.1. Đề kiểm tra
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Ngày 13.12.2016, với lòng dũng cảm, trách nhiệm và tình người sâu

sắc, các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) và
người dân địa phương đã cứu giúp và bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các cháu học
sinh trong khi lũ về nhanh, gây ngập lụt nghiêm trọng tại trường.
Trong cơn mưa lũ lên nhanh và nguy hiểm, các cô giáo phải kê bàn, ghế
lên cao rồi cho các em ngồi trên. Các cô ngâm mình dưới nước để giữ bàn ghế.
Sau đó, vì nước đã ngập quá đầu nên mọi người đứng lên bàn ghế kê sẵn. Mỗi
cô có 4 cháu ôm vào cổ. Các cô giữ tay thật chắc để không em nào buông tay.
Trong lúc nguy khốn, các cô cho các cháu học sinh còn mắc kẹt đu lên ba bệ
cửa sổ của phòng học và ngồi lên đầu tủ đựng hồ sơ của trường cao gần 2m.
Mỗi cô “phụ trách” một cửa sổ và trông coi chiếc tủ. Do đu bám trên cửa sổ
quá lâu lại thêm sợ hãi, ít nhất bốn học sinh đã rơi xuống nước lũ. Trong đó,
cháu Đỗ Khánh Thương (5 tuổi) rơi chìm dưới nước may mắn được cô giáo
Thái Thị Tuyết Hồng phát hiện, lặn ngụp cứu sống. Các cô đã bảo vệ an toàn
tuyệt đối cho các cháu với suy nghĩ “thà cô chết chứ không để trò chết”.
Hành động của các cô đã được cư dân mạng chia sẻ với tốc độ chóng
mặt như một lời cảm ơn. Ngày 15.12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
đã gửi thư khen ngợi hành động dũng cảm của các cô giáo Trường Mầm non xã
An Hiệp (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) .
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc các cô dầm mình
dưới nước lũ suốt nhiều giờ, nỗ lực tìm mọi cách đảm bảo an toàn tuyệt đối tính
mạng cho các cháu là hành động thật phi thường mà chỉ có tấm lòng người mẹ
mới có thể làm như thế. Các cô đã tạo nên một hình ảnh rất đẹp của người giáo
viên nhân dân”.
(Theo Vương Trần, Baomoi.com.vn, 15/12/2016)
13


Từ hành động của các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp trong văn
bản đọc hiểu. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về sức mạnh của lòng dũng cảm.

Hướng dẫn chấm
NLXH Từ văn bản đọc hiểu, anh(chị) hãy viết một đoạn văn ngắn
2.0
(khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Trình bày suy nghĩ của anh/chị
về sức mạnh của lòng dũng cảm.
* Yêu cầu về kỹ năng: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận
0.25
200 từ, xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề
nghị luận thành đoạn văn; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; khuyến khích sáng tạo;
đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều
cách song cần đảm bảo một số ý chính sau:
– Giải thích
0,25
Giải thích được : Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn.
Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn
nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế
lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa.
– Bàn luận
0,5
+ Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời
đại(dẫn chứng thực tế từ câu chuyện trên và mở rộng dẫn
chứng)
+ Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Việt Nam ( h/s lấy dẫn chứng)
+ Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng
chống tội phạm ( h/s nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến
sĩ cảnh sát, bộ đội…)
+ Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn( các cô

giáo Trường Mầm Non An Hiệp cứu trẻ mùa lũ..)
- Mở rộng, liên hệ thực tế:
0,5
+ Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các
chiến sĩ cảnh sát biển. đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ
quyền của dân tộc.
+ Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành
động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những
người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám
đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động:
0,5
+ Liên hệ bản thân đã dung cảm trong những việc gì…
+ Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm,
phát huy truyền thống quý báu của dân tộc
- Đánh giá chung: Lòng dũng cảm có một sức mạnh cực kì lớn.
Nó là động lực thúc đẩy sự phát triển của con người. Hãy rèn
luyện để có được lòng dũng cảm ấy ngay từ hôm nay. Hãy sống
14


hết mình để có một tương lai tươi sáng hơn…
2.4.2.2. Bảng đối chiếu
*Trước khi áp dụng SKKN
Lớp Sĩ số
Loại giỏi
Loại khá
Loại Tb
Loại yếu
SL

%
SL
%
SL
%
SL
%
12 C6 46
2
4,3
10
21,7
24
52,2
10
22,0
12 C7 47
3
6,4
12
25,5
24
51,0
10
21,3
12 C8 38
1
3,0
8
21,1

19
50,0
10
26,3
*Sau khi áp dụng SKKN
Lớp Sĩ số
Loại giỏi
Loại khá
Loại Tb
Loại yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12 C6 46
3
6,5
12
26,1
29
63,1
2
4,3
12 C7 47
4
8,5

14
29,8
27
57,4
2
4,3
12 C8 38
2
5,3
10
26,2
24
63,2
2
5,3
Như vậy, từ bảng so sánh kết quả bài làm của học sinh hai lớp trước và sau
khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm để viết đoạn văn nghị luận xã hội, chúng tôi
thấy học sinh đã biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội. Các em đã có những
kỹ năng cần thiết để làm câu nghị luận xã hội viết một đoạn văn, cùng với những
kiến thức đọc hiểu và nghị luận văn học có thể làm tốt các bài thi.

15


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua nhiều năm làm giảng dạy và đặc biệt là công tác phụ đạo học sinh
yếu, bản thân tôi nhận thấy vai trò của người thầy trong việc định hướng, hướng
dẫn các em ở phân môn làm văn nói chung và ở kiểu bài nghị luận xã hội nói
riêng. Muốn bài viết đạt được cái đích: đúng, hay, sáng tạo người dạy phải định

hướng rõ cho các em:
- Tinh thần làm văn nghị luận xã hội luôn yêu cầu phát huy tính chủ thể
của học sinh. Đối với các vấn đề cần nghị luận đề bài đưa ra, các em phải thể
hiện được cách nghĩ chân thực, tự nhiên vừa phù hợp đạo lý, lẽ phải, vừa phù
hợp với vốn sống và bản lĩnh cá nhân.
- Người viết bài văn nghị luận xã hội phải xuất phát từ hiểu biết của bản
thân, với tư cách của chính mình để bàn luận, đưa ra chính kiến một cách thuyết
phục thông qua hệ thống lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng).
- Văn nghị luận là văn của lí lẽ nhưng nó không bao giờ chỉ thuần túy là
nói lí bởi trong lí có tình. Điều cần thiết là người viết phải thể hiện được: tư duy
nghị luận rõ ràng, sắc sảo, kiến thức xã hội phong phú, bên cạnh đó từ giọng văn
lại phải toát lên nhiệt huyết, tình cảm. Tình cảm của người viết đối với vấn đề
được bàn luận, đối với con người cuộc sống, xã hội.
3.2. Kiến nghị
Các phương pháp, kinh nghiệm dạy học hay cần phổ biến, nhân rộng để
nâng cao chất lượng dạy học.
Trên đây là ý kiến của tôi về Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận
xã hội cho học sinh yếu, kém lớp 12 một cách làm tạo được hiệu quả khả quan
trong quá trình giảng dạy của chúng tôi hiện nay. Vì thời gian và kinh nghiệm
dạy học chưa nhiều nên cách làm này của tôi chắc hẳn còn khiếm khuyết, tôi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành từ các đồng nghiệp, các cấp lãnh
đạo để đề tài nghiên cứu được tốt hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2019
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Nguyễn Ngọc Anh


16


17


Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Hùng, Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ. NXB Đại học quốc
gia HN, 2017.
2. Nguyễn Quang Ninh, 150 bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn. NXB
Giáo dục Việt Nam, 1997.
3. Nguyễn Phước Bảo Khôi (chủ biên), Bí quyết viết đoạn văn nghị luận xã hội
theo hướng đề thi mới. NXB Đại học sư phạm TPHCM, 2017.
4. Thiều Thị Huệ. Ôn thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn. NXB
Giáo dục Việt Nam, 2017.


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Ngọc Anh
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Lộc
TT Tên đề tài SKKN
1
2
3
4

Cấp đánh

giá xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại




×