Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học, chủ đề tuần hoàn máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.38 KB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TAM DƯƠNG II
-----oOo-----

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

DẠY HỌC THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
CHỦ ĐỀ : “TUẦN HOÀN MÁU”

Tác giả sáng kiến: Trần Thị Đông
Mã sáng kiến: 08.56.02

Vĩnh Phúc, năm 2019


MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.

LỜI GIỚI THIỆU

1



2.

TÊN SÁNG KIẾN

1

3.

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

1

4.

CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN

1

5.

LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

1

6.

NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU

2


7.

MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

2

7.1. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN

2

A. MỤC TIÊU

2

B. CHUẨN BỊ
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3
4

7.2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

23

8.

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BẢO MẬT ( NẾU CÓ )

23


9.

CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

23

ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG
KIẾN CỦA CÁ NHÂN TỔ CHỨC ĐÃ ÁP DỤNG SK
10.

23

10.1. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN
THU ĐƯỢC THEO Ý CỦA TÁC GIẢ
10.2. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ
KIẾN DO ÁP DỤNG SKKN CỦA TÁC GIẢ

24

DANH SÁCH TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA
HOẶC ÁP DỤNG THỬ SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

28

11.



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐM : động mạch
HA : Huyết áp
HTH: Hệ tuần hoàn
HS : học sinh
AM

: mao mạch

GV : giáo viên
TM : tĩnh mạch
THPT: trung học phổ thông.


1. LỜI GIỚI THIỆU
Trước sự thay đổi của xã hội và yêu cầu đổi mới giáo dục, các giáo viên hiện
nay cũng phải chuyển mình theo tinh thần của sự đổi mới, đó là đạt tới mục đích
phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học, tạo cho học sinh tư duy độc
lập để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn
Trước trọng trách đó, giáo viên cần liên tục phải đổi mới phương pháp, phát
triển năng lực chuyên môn, tu dưỡng đạo đức, tác phong nghề nghiệp và cố gắng
đưa những điều mình học hỏi được từ thực tế vào bài dạy hằng ngày, cố gắng
truyền tải kiến thức một cách dễ hiểu nhất, đồng thời xây dựng được niềm tin của
mình với học trò.
Điều quan trọng là các thầy cô cần chú ý rèn luyện phương pháp tự học của
học sinh, tăng cường học tập cá nhân, phối hợp nhóm; kết hợp đánh giá của giáo
viên và tự đánh giá của từng học sinh.

Việc đổi mới phương pháp dạy học để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo
trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu. Bởi, chỉ có đổi mới
phương pháp dạy học, chúng ta mới nâng cao được chất lượng giáo dục.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, việc chuẩn bị bài
soạn theo hướng nghiên cứu bài học là yếu tố cực kì quan trọng quyết định đến sự
thành công của phương pháp. Với lý do đó, tôi chọn đề tài viết sáng kiến kinh
nghiệm của mình là “Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học, chủ đề “Tuần
hoàn máu” nhằm xây dựng giáo án cho chủ đề dạy học tích cực, hướng tới đổi
mới phương pháp dạy học theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo
2. TÊN SÁNG KIẾN
“Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học, chủ đề “Tuần hoàn máu”
3.

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

- Họ và tên: Trần Thị Đông

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: THPT Tam Dương 2-Tam Dương-Vĩnh Phúc
-

Số

điện
thoại:
0977032005


Email:

Áp dụng trong việc dạy học bộ môn Sinh học ở bậc trung học phổ thông


4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN:
1


Bà : Trần Thị Đông giáo viên trường THPT Tam Dương 2, Tam Dương, Vĩnh
Phúc
-

5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
-

Sáng kiến được áp dụng trong việc dạy và học theo hướng nghiên cứu bài học,

phát triển năng lực của học sinh trung học phổ thông đối với bộ môn Sinh
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ
- Ngày 29/10/2018 tại trường đang công tác
7.

MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN

7.1.NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN

PHẦN NỘI DUNG
CHUYÊN ĐỀ :TUẦN HOÀN MÁU
( Dự kiến số tiết dạy:3 tiết)
A. MỤC TIÊU :
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh phải:
1. Kiến thức
- Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.

- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín,.
- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép
với hệ tuần hoàn đơn.
- Giải thích tại sao tim có khả năng đập tự động
- Nêu được trình tự và thời gian co giãn của tâm nhĩ, tâm thất
- Giải thích tại sao nhịp tim của các loài thú lại khác nhau
- Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp giảm dần trong
hệ mạch
và nêu được nguyên nhân của sự biến động đó
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm và làm việc độc lập với SGK
3. Thái độ
- Hình thành thái độ hiểu biết về kiến thức thực tế và yêu thích sinh vật .
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến huyết áp, ứng dụng
những hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống. Biết cách giữ gìn và chăm sóc sức khỏe
của bản thân.
4.Năng lực:
2


Việc tổ chức dạy học này hướng tới phát triển các năng lực sau cho học sinh
- Phát huy năng lực về tri thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học
- Rèn luyện và phát triển năng lực nghiên cứu, giải quyết vấn đề
- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo, năng lực làm việc nhóm
- Hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp
- Hình thành và phát triển năng lực phòng thí nghiệm
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Hình vẽ từ 18.1, 18.2, 18.3, 19.1, 19.2, 19.3, 19.4 SGK.

- Máy chiếu.
- Phiếu học tập
Phiếu học tập số 1 : Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
Hệ tuần hoàn hở
Đại diện
Cấu tạo
Đường đi của
máu
Đặc điểm

Đáp án PHT số 1: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
Đại diện
Cấu tạo
Đường
của máu
Đặc điểm

đi

Phiếu học tập số 2 : Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
Đại diện
Cấu tạo tim
Số vòng tuần hoàn
Áp lực

của
3


chảy


trong

động

mạch

Đáp án PHT số 2: Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
Đại diện
Cấu tạo tim
Số
vòng
hoàn
Áp lực của
chảy
trong
mạch
2. Học sinh
- Nghiên cứu trước nội dung bài 18, 19, 21 SGK Sinh học 11
- Trình bày nội dung của các phần bài học đã được phân công trên giấy A1 theo sơ
đồ tư duy
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I.
Hoạt động 1 : Hoạt động khởi động ( 10 phút)
1. Mục đích:
- Tạo không khí vui vẻ thoải mái cho học sinh
- Làm bộc lộ những hiểu biết thực tế của học sinh về tuần hoàn và các kiểu tuần
hoàn của sinh vật ở dưới nước và trên cạn
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân có
liên quan đến cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về kiến thức liên

quan đến bài học
2. Nội dung:
- Học sinh quan sát clip về miêu tả hệ tuần hoàn ở động vật
- Học sinh quan sát thí nghiệm cắt rời tim ếch và cơ đùi ếch
- Giáo viên vào bài: Vậy hệ tuần hoàn là gì? có cấu tạo và hoạt động ra sao? Động
vật có các dạng hệ tuần hoàn nào? Tại sao tim có thể hoạt động độc lập khi rời
khỏi cơ thể mà các bộ phận khác không thể? Để hiểu rõ được vấn đề này, chúng ta
vào bài học ngày hôm nay
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
- Hs quan sát được thí nghiệm, nêu kết quả thí nghiệm
4


4. Kĩ thuật tổ chức
- GV yêu cầu HS quan sát video và tranh hình 18.1 - 18.4, trả lời câu hỏi:
- GV tiến hành thí nghiệm mổ ếch rồi cắt rời tim để học sinh quan sát
- GV nêu câu hỏi cho HS : Hệ tuần hoàn là gì ? Hệ tuần hoàn gồm những bộ phận
nào ? Tại sao tim có thể hoạt động độc lập khi rời khỏi cơ thể mà các bộ phận khác
không thể?
- HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi : Hệ tuần hoàn vận chuyển máu đi nuôi cơ
thể cấu tạo gồm tim và hệ mạch
- HS : khi tim được cắt rời khỏi cơ thể vẫn co bóp một lúc rồi ngừng hẳn → tim có
khả năng hoạt động tự động.
- GV nhận xét, bổ sung → kết luận: Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan có chức năng tuần
hoàn máu trong cơ thể của hầu hết các động vật. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất
dinh dưỡng, ôxy, cacbon điôxít, hormone, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ
thể để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH,
và để duy trì cân bằng nội môi. Vậy hệ tuần hoàn có cấu tạo và hoạt động ra sao?
Động vật có các dạng hệ tuần hoàn nào? Thế nào là tính tự động của tim? Để hiểu

rõ được vấn đề này, chúng ta vào bài học ngày hôm nay
II. Hoạt động 2 : Hoạt động hình thành kiến thức
1. Mục đích:
- Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.
- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín,.
- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép
với hệ tuần hoàn đơn.
- Giải thích tại sao tim có khả năng co bóp tự động
- Nêu được trình tự và thời gian co giãn của tâm nhĩ, tâm thất
- Giải thích tại sao nhịp tim của các loài thú lại khác nhau
- Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp giảm dần trong
hệ mạch
và nêu được nguyên nhân của sự biến động đó
- Có khả năng đếm được nhịp tim, đo được huyết áp và thân nhiệt của người
2. Nội dung: Kiến thức mà học sinh cần hình thành
I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
1. Cấu tạo chung:
- Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận sau :
+ Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô
+ Tim: là một cái máy bơm hút và đẩy máu đi trong hệ mạch
+ Hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch, mao mạch, tĩnh mạch
2. Chức năng của hệ tuần hoàn
5


Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt
động sống của cơ thể.
II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
1. Hệ tuần hoàn hở
- Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp

- Đặc điểm :
+ Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây
máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và
trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.
+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
2. Hệ tuần hoàn kín:
- Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
- Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có
phổi).
- Đặc điểm :
+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua
mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao
mạch.
+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy
nhanh.
III. Hoạt động của Tim:
1. Tính tự động của tim:
Cơ tim có khả năng hoạt động tự động nhờ các nút dẫn truyền: nút xoang
nhĩ → phát nhịp tự động, xung truyền tới 2 TN → nút nhĩ thất → bó His → mạng
Puôckin → TT co.
2. Chu kì hoạt động của tim:
Tim hoạt động theo chu kì: Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co TN 0,1s → pha co TT
0,3s → Thời gian dãn chung 0,4s
IV. Hoạt động của Hệ mạch:
1. Cấu trúc của hệ mạch:
- ĐM chủ phân nhánh nhỏ dần → tiểu ĐM.
- Tiểu TM → tập trung lớn dần thành TM chủ.
- MM nối giữa ĐM và TM.
- Tổng tiết diện các đoạn mạch: lớn nhất ở MM; giảm dần ở ĐM và TM.
2. Huyết áp:

- Áp lực của máu tác dụng lên thành mạch gọi là Huyết áp.
- Nguyên nhân: do tâm thất co, đẩy máu vào hệ mạch.
- Có hai trị số:
+ Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu): tim co.
-

6


Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương): khi tim dãn.
- HA phụ thuộc:
+ Lực co tim.
+ Nhịp tim.
+ Khối lượng máu.
+ Độ quánh của máu
+ Sự đàn hồi của mạch máu
3.Vận tốc máu:
- Là tốc độ máu chảy trong một giây.
- Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và sự
chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch.
- Mối tương quan giữa huyết áp, vận tốc máu và tiết diện hệ mạch: tỉ lệ nghịch.
V. Hoạt động trải nghiệm:
- Thực hành đo : thân nhiệt, nhịp tim và huyết áp
- Hoàn thành báo cáo thực hành
3. Dự kiến sản phẩm của HS
3.1. Nội dung I. Cấu tạo và chức năng của HTH
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời về cấu tạo và chức năng của HTH
3.2. Nội dung II. Các dạng HTH
- HS hoạt động nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1 và 2
- HS trả lời được các câu lệnh trong SGK

3.3. Nội dung III. Hoạt động của tim
HS làm việc theo nhóm và đưa ra tính tự động của tim nhờ hệ dẫn truyền tim, phân
tích được chu kì hoạt động của tim, khái niệm nhịp tim Trả lời các câu lệnh SGK
+

3.4. Nội dung IV. Hoạt động của hệ mạch
HS làm việc theo nhóm và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ
mạch. Huyết áp tối thiểu và tối đa là như thế nào?
Khái niệm vận tốc máu, phân tích hình vẽ 19.4 SGK
Trả lời các câu lệnh SGK
3.5. Nội dung V. Hoạt động trải nghiệm
- HS hoạt động cá nhân, làm theo sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành báo
cáo thực hành
4. Kĩ Thuật tổ chức
4.1. Cấu tạo và chức năng của HTH (10 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 18.1 - 18.4, trả lời câu hỏi:
1. Hệ tuần hoàn ở động vật có cấu tạo như thế nào ?
2. Chức năng của hệ tuần hoàn ?
- HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
7


GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
4.2. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật.(0,5 tiết)
Hệ tuần hoàn hở
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.1, quan sát hình 18.1 trả lời câu
hỏi: 1. Hệ tuần hở có ở động vật nào?
2. Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở?
3. Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hở hình 18.1.
- HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
Hệ tuần hoàn kín
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.2, quan sát hình 18.2, 18.3, 18.4 trả lời
câu hỏi:
1. Hệ tuần kín có ở động vật nào?
2. Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín?
3. Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu ?
- Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần kín, hệ tuần hoàn
đơn và kép hình 18.2, 18.3, 18.4.
- HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh → trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
Giáo viên chia lớp thành các nhóm từ 2 đến 3 học sinh. Yêu cầu:
- Nghiên cứu sách giáo khoa trong 5 phút.
- Hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập trong 5 phút
- Gọi bất kì thành viên của bất kì nhóm nào báo cáo kết quả, các nhóm khác nghe
và nhận xét. Giáo viên đưa ra đáp án phiếu học tập, yêu cầu các nhóm chấm chéo
kết qủa hoạt động của nhau.
Nhận xét đánh giá chung về hoạt động của các nhóm.
4.3. III. Hoạt động của tim (0,5 tiết)
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm hoạt động độc lập (5 phút )
+ Nhóm 1: tính tự động của tim
+ Nhóm 2: chu kì tim
+ Nhóm 3: cấu tạo của hệ mạch và huyết áp
+ Nhóm 4 : vận tốc máu
- Giáo viên đưa ra yêu cầu cho từng nhóm, tìm hiểu kiến thức trên những câu hỏi
gợi ý của giáo viên
- Hết thời gian hoạt động, đại diện từng nhóm lên trình bày( thời gian tối đa cho
mỗi nhóm là 5 phút), GV phát vấn cho nhóm , yêu cầu trả lời ( cả lớp cùng lắng
nghe để bổ sung ý kiến )
* Nhóm 1

-

8


GV yêu cầu HS quan sát hình 19. 1 kết hợp nghiên cứu phần III.1 SGK để trả
lời các câu hỏi:
1. Hệ dẫn truyền của tim gồm những thành phần nào? Vai trò của các thành phần
đó?
2. Hoạt động tuần tự của hệ dẫn truyền đưa đến kết quả gì?
* Nhóm 2
- GV yêu cầu HS quan sát hình 19.2 , tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
1. Tại sao tim lại co bóp theo chu kì ?
2. Mỗi chu kì tim bao gồm những hoạt động nào?
3. Phân tích các số liệu trong bảng 19.1 và thực hiện lệnh trong mục III.2 SGK GV
nêu vấn đề : Tim người không chỉ làm việc suốt đời mà còn làm việc với cường độ
kinh ngạc. Mỗi ngày (24 giờ), tim sản ra một công với một cần cẩu nâng vật nặng
5 tấn lên tầng 5 của một tòa nhà. Vậy tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt
mỏi ?
4.4. IV. Hoạt động của hệ mạch (0,5 tiết)
* Nhóm 3:
- GV chiếu hình ảnh cấu tạo của hệ mạch, yêu cầu H/S quan sát hình vẽ kết hợp
nghiên cứu SGK, vẽ sơ đồ cấu trúc hệ mạch và mối quan hệ giữa các loại mạch.
(?) Cấu tạo của các loại mạch phù hợp với chức năng của chúng như thế nào?
- Động mạch: thành dày, nhiều cơ và mô liên kết → tính đàn hồi cao → chịu
áp lực lớn, có khả năng co, dãn để điều chỉnh dòng máu.
- Mao mạch: thành rất mỏng, chỉ gồm một lớp biểu mô → dễ dàng thực hiện trao
đổi chất với tế bào.
- Tĩnh mạch: lòng mạch rộng, thành mỏng hơn thành động mạch, có van tổ chim
chỉ cho máu chuyển một chiều về tim, không chuyển ngược chiều trở lại).

GV yêu cầu HS nghiên cứu IV.2 SGK, tìm thông tin để trả lời các câu hỏi sau:
1. Huyết áp là gì? Do đâu mà có?
2.

Thế nào là huyết áp tâm thu? huyết áp tâm thu còn được gọi là gì?

3.

Thế nào là huyết áp tâm trương? huyết áp tâm trương còn được gọi là gì?

4.

Huyết áp phụ thuộc vào những yếu tố nào?

GV cũng có thể giảng giải và cung cấp thêm số liệu về huyết áp bình thường của
người, về các bệnh cao, thấp huyết áp…
* Nhóm 4
- GV chiếu hình 19.4, yêu cầu HS trả lời câu hỏi
1. Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?
2. So sánh tổng tiết diện của các loại mạch?
3. Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch?
-

9


5. Hoạt động trải nghiệm (0,5 tiết)
- GV chia nhóm thực hiện, phát dụng cụ cho từng nhóm
- GV hướng dẫn, làm mẫu cho HS quan sát
- HS tiến hành đo các chỉ số theo hướng dẫn của GV

+ Cách đếm nhịp tim : Để đo nhịp tim, bạn chỉ cần kiểm tra mạch đập bằng cách
đặt ngón trỏ và ngón giữa vào cổ lệch về phía bên khí quản của bạn. Để kiểm tra
nhịp đập ở cổ tay, bạn đặt hai ngón tay ngay cổ tay bên dưới ngón cái.
Khi đã tìm thấy nhịp đập, bạn hãy bắt đầu đếm số lần đập của mạch trong vòng 15
giây. Sau đó, bạn nhân kết quả đếm được cho 4, kết quả chính là nhịp tim trong
một phút của bạn.
+ Cách đo huyết áp : Lưu ý: Cởi áo bó ở phần cánh tay bạn.
trước hết, cách quấn vòng bít ở cổ tay: chú ý không quấn vòng bít lên cổ tay áo,
cần xắn tay áo lên và bắt đầu quấn:
- Nên tiến hành đo ở cổ tay bênh trái vì tay trái gần tim hơn sẽ cho kết quả chính
xác hơn. (tuy nhiên bạn vẫn có thể đo ở bên tay phải hoặc bên tay trái song huyết
áp giữa hai tay có thể khác nhau vid vậy mà giá trị đo cũng có thể khác nhau. )
- Quấn vòng bít sao cho ngón tay cái song song với màn hình hiển thị của máy.
- Mép vòng bít cách cổ tay từ 1 đến 2 cm.

Tư thế khi tiến hành đo máy đo huyết áp cổ tay Omron:
Tư thế đo quyết định rất nhiều đến kết quả đo. Khi bạn sử dụng máy đo huyết áp
cổ tay cổ tay Omron thì bạn không nên để quá cao so với tim cũng như không nên
để quá thấp so với tim, nên nhớ luôn luôn để máy đo huyết áp ngang tim. Trước
khi đo, bạn cần:
- Ngồi trên ghế, đặt chân xuống nền nhà phằng. Không vắt chân chữ ngũ, ngồi ngả
nghiêng, cử động hay nói chuyện trong quá trình đo.

10


Tư thế đo của máy đo huyết áp cổ tay
Omron + Cách đo thân nhiệt :

Cặp nhiệt độ thủy ngân này có chứa thủy ngân bên trong. Đây là một chất có thể

giãn nở khi gặp nhiệt độ, vì thế thủy ngân được ứng dụng để đo nhiệt độ của cơ
thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thủy ngân tới sức khỏe là không tốt nên bạn cần
nắm rõ kiến thức căn bản khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân.
Nhiệt kế có thước đo và ghi lại các chỉ số, khi nhiệt độ thay đổi, cột thủy ngân ở
giữa sẽ nâng lên hay hạ xuống phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể cần đo. Cách đo nhiệt
kế thủy ngân sẽ cho biết nhiệt độ cơ thể một cách chính xác.
1. Lau sạch nhiệt kế trước khi dùng
Trước khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, bạn cần phải lau sạch để đảm bảo nhiệt kế
không bị nhiễm trùng. Bạn nên dùng một miếng bông gòn, thấm cồn và lau sạch
đầu nhiệt kế, tức là vùng kim loại sẽ tiếp xúc với cơ thể bạn khi đo.
Sau khi lau sạch, bạn có thể đo nhiệt độ bằng cách cầm cán của nhiệt kế và lắc thật
mạnh. Động tác này sẽ giúp cột thủy ngân xuống đến mức thấp nhất trong nhiệt kế,
vì thế khi đo nhiệt độ, cột thủy ngân có thể giãn nở và đo chính xác hơn.
2. Vị trí cặp nhiệt độ thủy ngân
Bạn có thể sử dụng nhiệt kế thủy ngân ở 3 vùng trên cơ thể:
Dưới nách: đo nhiệt độ bằng cách kẹp nhiệt kế vào nách là cách phổ biến nhất
Dưới lưỡi: thường dùng cho người lớn và thanh thiếu niên
Ở hậu môn: vùng này cho biết nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, thường được dùng
cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
11


Sau khi xác định được vùng cơ thể mà bạn muốn đo, bạn sẽ đặt đầu nhiệt kế tại đó
và chờ trong khoảng 5 – 7 phút, thời gian cần thiết để cột thủy ngân dâng cao lên
và xác định nhiệt độ chính xác. Bạn không nên xê dịch nhiệt kế trong thời gian chờ
đợi vì có thể làm sai lệch kết quả.
Sau khi chờ xong, bạn sẽ lấy nhiệt kế ra, đọc chỉ số nhiệt độ trên dụng cụ, là nơi
mà cột thủy ngân dâng lên. Khi cơ thể bạn vượt quá 37 0C, bạn có thể đang bị bệnh
sốt. Bạn nên đi khám ngay khi nhiệt độ cao hơn 390C.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng sau


Trước
khi
chạy tại chỗ
Ngay sau khi
chạy tại chỗ
Sau khi nghỉ
chạy 5 phút
? Nhận xét kết quả đo chỉ tiêu sinh lý ở từng thời điểm khác nhau của cả
nhóm
? Giải thích tại sao kết quả đó lại thay đổi khi hoạt động và sau khi nghỉ
ngơi một thời gian?
III. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (15 phút)
1. Mục đích:
-HS thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học ở phần trên để giải
quyết câu hỏi liên quan đến thực tiễn về các dạng hệ tuần hoàn ở động vật, hoạt
động của tim mạch ở động vật
2. Nội dung:
Vấn đề 1: Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ TH hở? HTH của cá,
lưỡng cư, bò sát chim và thú được gọi là HTH kín
Vấn đề 2: Trình bày chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn?
Vấn đề 3:
Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết
giảm?
Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm?
Vấn đề 4:
Nghiên cứu hình 19.3 và bảng19.2 SGK
Mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến
động đó.
Tại sao ở người huyết áp được đo ở cánh tay?

12


Vấn đề 5:
Tại sao nói tăng huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng? Cần phải làm gì để huyết
áp ổn định?
Vấn đề 6:
Làm sao để có một trái tim khỏe mạnh?
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
HS có thể đưa ra câu trả lời nhưng chưa chính xác, giáo viên hướng dẫn và giúp
học sinh điều chỉnh
4. Kĩ thuật tổ chức
- GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời độc lập, hoặc chia thành nhóm nhỏ tùy
theo số vấn đề đưa ra cho học sinh
- HS làm việc cá nhân, hoặc hoạt động nhóm
- Giáo viên gọi HS hoặc đại diện nhóm trả lời
- GV nhận xét :
Vấn đề 1:
Ở hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú, hệ tuần hoàn có đặc điểm:
+ Máu được lưu thông trong mạch kín từ động mạch đến mao mạch, tĩnh mạch rồi
về tim.
+ Máu trao đổi chất với tế bào qua mao mạch.
+ Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy
nhanh.
=> Hệ tuần hoàn
kín Vấn đề 2:
- Từ chưa có hệ tuần hoàn (ĐV đơn bào) => có hệ tuần hoàn hở (giun, chân khớp,
thân mềm) => hệ tuần hoàn kín (ĐV có xương sống)
- Từ tuần hoàn đơn (ở cá) => tuần hoàn kép (lưỡng cư, bò sát, chim và thú)
- Từ chỗ chưa phân hoá, chỉ là phần phình lên của mạch máu (ở giun đốt, chân

khớp) => có cấu tạo phức tạp và hoàn chỉnh hơn: tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn (ở
cá), => tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nhiều (ở lưỡng cư) => tim 4 ngăn
có vách hụt, 2 vòng tuần hoàn, máu pha ít hơn (bò sát) => tim 4 ngăn hoàn toàn,
máu không pha trộn (ở chim và thú)
Vấn đề 3:
-Tim đập nhanh, mạnh sẽ bơm 1 lượng máu lớn lên ĐM, gây ra áp lực mạnh lên
ĐM làm huyết áp tăng lên.
-Tim đập chậm, yếu thì lượng máu bơm lên ĐM ít, gây áp lực yếu lên ĐM
-Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm áp lực tác dụng lên thành mạch
giảm làm huyết áp giảm.
Vấn đề 4:
-Trong hệ mạch, từ ĐM chủ đến TM chủ thì huyết áp giảm dần.
13


Giải thích sự biến động của huyết áp:
+ Do sự ma sát giữa máu với thành mạch và sự ma sát của các phần tử máu với
nhau khi máu chảy trong mạch.
- Cánh tay là nơi hệ mạch gần tim nhất khi đo cánh tay người không phải chịu một
áp lực nào, hơn nữa cánh tay có cấu trúc mạch bên dễ đo và đo chính xác
Vấn đề 5:
-Tim: gây dày thành tâm thất trái, loạn tim, suy tim, hẹp ĐM vành, gây thiếu máu
trong tim, nhồi máu cơ tim.
- Não: mạch máu dễ bị vỡ, đặc biệt là ở não xuất huyết não, dễ đến tử vong hoặc
bại liệt.
-Thận: tăng huyết áp ở ĐM thận lâu ngày gây tổn thương cầu thận, suy thận
- Để có huyết áp ổn định không sử dụng chất kích thích, tập thể dục thường xuyên,
chế độ ăn khoa học, hợp lý….
Vấn đề 6 :
-Trà và cà phê 3 cốc mỗi ngày

- Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
- Tránh mỡ động vật, chọn dầu thực vật tốt nhất là dầu oliu
- Chế độ ăn giảm thịt
- Bổ sung trái cây
- Học cách giảm thiểu stress
IV. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, mở rộng (10 phút)
1. Mục đích:
- Học sinh làm được các bài tập vận dụng nâng cao
- Khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực, thường xuyên vận dụng
những điều đã học về tuần hoàn ở động vật để giải quyết được các vấn đề trong
cuộc sống
2. Nội dung:
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Động vật chưa có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ
thể là:
A. Côn trùng, chim.
B. Côn trùng, bò sát.
C. Động vật đơn bào, cá.
D. Động vật đơn bào, thủy tức, giun dẹp.
Câu 2: Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Côn trùng, lưỡng cư, bò sát.
B. Giáp xác, sâu bọ, ruột khoang.
C. Sứa, giun tròn, giun đất.
D. Côn trùng, thân mềm.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với hệ tuần hoàn hở?
A. Có ở các loài động vật thuộc nhóm thân mềm, côn trùng, ruột khoang.
B. Máu chảy với áp lực thấp.
C. Máu tiếp xúc trực tiếp với tế bào.
+


14


D. Có hệ mạch nối là các mao mạch.
Câu 4: Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là:
A. Tim là nơi máu trao đổi O2 và CO2 để trở thành máu giàu O2.
B. Tim là nơi chứa và dự trữ máu trước khi đi đến các mô.
C. Tim hoạt động như một cái bơm và đẩy máu đi trong hệ tuần hoàn.
D. Tim chỉ là trạm trung gian để máu đi qua và đảm bảo cho máu đi nuôi cơ thể
giàu O2.
Câu 5: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao
đổi chất.
B. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
C. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng
D. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
Câu 6: Hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở vì:
A. Máu xuất phát từ tim qua hệ thống động mạch trộn lẫn với nước mô đến tế bào
B. Tim chưa cấu tạo hoàn chỉnh nên máu chảy dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy
chậm.
C. Có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu trộn lẫn với dịch mô, đi vào khoang cơ
thể, máu chảy với áp lực thấp và chảy chậm
D. Chưa có tim để đẩy máu đi đến các tế bào mà chỉ có xoang tim.
Câu 7: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
A. Qua thành động mạch và mao mạch.
B. Qua thành mao mạch
C. Qua thành động mạch và tĩnh mạch
D. Qua thành tĩnh mạch và mao
mạch.
Câu 8: Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở?

A. Tim → động mạch → tĩnh mạch → khoang cơ thể.
B. Tim → khoang cơ thể → động mạch → tĩnh mạch.
C. Tim → động mạch → khoang cơ thể → tĩnh mạch.
D. Tim → tĩnh mạch → khoang cơ thể → động mạch.
Câu 9: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 10: Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được gọi là hệ tuần
hoàn kín vì
A. Là hệ tuần hoàn đơn theo 1 chiều liên tục từ tim qua động mạch tới mao mạch
qua tĩnh mạch về tim
B. Máu đi theo 1 chiều liên tục và trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
15


C. Là hệ tuần hoàn kép gồm 2 vòng tuần hoàn (vòng nhỏ và vòng cơ thể). D.
Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (qua động mạch, tĩnh mạch và mao
mạch để về tim) dưới áp lực cao hoặc trung bình, máu chảy nhanh Câu 11:
Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có
A. máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch,
tĩnh mạch về tim)
B. máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi
chất.
C. máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
D. tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa
Câu 12: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha máu?
A. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.
B. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.

C. Vì chúng là động vật biến nhiệt.
D. Vì tim chỉ có 2 ngăn.
Câu 13: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận:
A. hồng cầu.
B. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.
C. bạch cầu.
D. máu và nước mô.
Câu 14: Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép (có 2 vòng tuần hoàn)?
A. Lưỡng cư, bò sát, sâu bọ.
B. Cá, thú, giun đất.
C. Chim, thú, sâu bọ, ếch nhái.
D. Lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Câu 15: Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn
hở?
A. vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.
B. vì tốc độ máu chảy chậm.
C. vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.
D. vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không
có mạch nối.
Câu 16: Các tế bào của cơ thể đa bào bậc cao, trao đổi chất và trao đổi khí với môi
trường bên trong, xảy ra qua:
A. màng tế bào một cách trực tiếp.
B. dịch mô bao quanh tế bào.
C. máu và dịch mô bào quanh tế bào.
D. dịch bạch huyết
Câu 17: Mao mạch là
A. những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi
tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào
B. những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến
hành trao đổi chất giữa máu với tế bào

C. những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu
hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu với tế bào
16


D. những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến
hành trao đổi chất giữa máu với tế bào.
Câu 18: Huyết áp là gì?
A. Là áp lực máu khi tác dụng lên thành mạch.
B. Là tốc độ của máu khi di chuyển trong hệ mạch.
C. Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu của máu giữa các hệ thống mạch.
D. Là khối lượng máu khi di chuyển trong hệ mạch.
Câu 19: Huyết áp cực tiểu xuất hiện ứng với kì nào trong chu kì hoạt động
của tim?
A. Kì tim giãn.
B. Giữa hai kì co tâm nhĩ và co tâm thất.
C. Kì co tâm nhĩ.
D. Kì co tâm thất.
Câu 20: Nói hoạt động của cơ tim tuân theo quy luật "tất cả hoặc không có gì"
nghĩa là:
A. Cơ tim co bóp suốt đời cho đến khi chết.
B. Khi cơ tim co bóp sẽ đưa tất cả máu trong hai tâm thất vào hệ động mạch; khi
tim nghỉ tâm thất không chứa lượng máu nào.
C. Khi kích thích tim với cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp,
nhưng khi được kích thích vừa tới ngưỡng, cơ tim đáp ứng bằng cách co tối đa.
D. Khi tim còn đập thì cơ thể tồn tại, nếu tim ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết đi.
Câu 21: Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ
A. năng lượng co tim.
B. sự va đẩy của các tế bào máu.
C. dòng máu chảy liên tục.

D. co bóp của mạch.
Câu 22: Huyết áp cao nhất trong .... và máu chảy chậm nhất trong.....
A. các động mạch... các mao mạch.
B. các động mạch... các tĩnh mạch.
C. các tĩnh mạch... các động mạch.
D. các tĩnh mạch... các động mạch.
Câu 23: Huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch là do
A. Sự đàn hồi của mạch máu khác nhau nên làm thay đổi huyết áp.
B. Càng xa tim áp lực của máu càng giảm nên huyết áp giảm dần
C. Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch có vận tốc
trao đổi máu nhanh nhất nên huyết áp giảm dần.
D. Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch, từ động mạch chủ đến các
động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch.
Câu 24: Vận tốc máu di chuyển trong mạch phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?
A. Lượng máu đẩy vào động mạch một lần của kỳ co tâm thất nhiều hay ít
B. Tim đập mạnh hay đập yếu
C. Độ quánh của máu (độ đặc)
D. Tiết diện mạch và độ chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch
17


Câu 25: Tại sao người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp?
A. Có lực co bóp của tim mạnh nên bị cao huyết áp.
B. Có nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp.
C. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém dễ gây thiếu máu nên thường bị cao
huyết áp.
D. Tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao.
Câu 26 : Ở người trưởng thành, thời gian của một chu kì co tim là
A. 0,8 giây
B. 1 giây

C. 1,5 giây
D. 1,2 giây
Câu 27: Nhịp tim của thú có khối lượng nhỏ (mèo, chuột.. ) nhanh hơn thú có khối
lượng cơ thể lớn (voi, trâu..) vì:
A. Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn, nhiệt lượng mất vào môi trường xung
quanh càng nhiều, chuyển hóa tăng lên, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu
ôxi cho quá trình chuyển hóa.
B. Động vật càng nhỏ hiệu quả trao đổi chất càng thấp, tim đập nhanh hơn để
đáp ứng đủ nhu cầu ôxi cho quá trình chuyển hóa.
C. Động vật nhỏ, một hoạt động nhỏ của cơ thể cũng ảnh hưởng đến tim làm chúng
đập nhanh hơn.
D. Động vật càng nhỏ càng dễ bị tác động trực tiếp của điều kiện nhiệt độ,
ánh sáng,..từ môi trường.
Câu 28: Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do:
A. Tim có nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện.
B. Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.
C. Hệ dẫn truyền tim, hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất bó His và
mạng Puôckin.
D. Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp.
Câu 29: Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Trường hợp nào sau đây sẽ
làm tăng huyết áp?
A. Mất nhiều máu.
B. Mất nhiều nước.
C. Nghỉ ngơi.
D. Chạy xa 1000m.
Câu 30: Nếu mỗi chu kì tim luôn giữ ổn định 0,8 giây thì một người có tuổi đời 40
tuổi thì tim làm việc bao nhiêu thời gian?
A. 10 năm.
B. 20 năm.
C. 40 năm.

D. 5 năm.
Câu 31: Chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:
A. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 80mmHg.
B. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 90mmHg.
C. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 60mmHg.
D. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 70mmHg.
Câu 32: Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp thay đổi như
thế nào trong hệ mạch?
18


A. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giữ ổn định tĩnh mạch và mao mạch.
B. Huyết áp cao nhất ở tĩnh mạch, động mạch và thấp nhất nhất ở tĩnh mạch.
C. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở tĩnh mạch và thấp nhất ở mao
mạch.
D. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh
mạch
Câu 33: Khi nói về sự biến đổi của vận tốc dòng máu trong hệ mạch, kết luận
nào sau đây đúng?
A. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở tĩnh mạch và thấp nhất ở
mao mạch.
B. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ và duy trì ổn định ở tĩnh mạch,
mao mạch.
C. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch, giảm mạnh ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh
mạch.
D. Vận tốc máu cao nhất ở tĩnh mạch, thấp nhất ở động mạch và có giá trị trung
bình ở mao mạch.
Câu 34: Mao mạch có đường kính rất nhỏ nhưng tổng tiết diện rất lớn vì
A. mao mạch có số lượng lớn.
B. mao mạch có huyết áp thấp.

C. mao mạch có vận tốc máu chậm.
D. mao mạch nằm ở xa tim.
Câu 35: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết
áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp
cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp
cao dễ làm vỡ mạch
D. Vì thành mạch dày lên, tính hồi kém đặc biệt là các mạch ơt não, khi huyết áp
cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 36: Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?
A. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân
tử máu với nhau khi vận chuyển
B. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.
D. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
Câu 37: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?
A. Vì áp lực co bóp của tim giảm.
B. Vì mao mạch thường ở xa tim.
C. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn.
D. Vì số lượng mao mạch lớn hơn.
19


ĐÁP ÁN :
Câu

1


Đáp án

D

D

Câu

21

22

Đáp án

A

A

Câu hỏi tự luận:
Câu 1. Hệ tuần hoàn kín xuất hiện từ giun đốt. Theo em chân khớp (xuất hiện
sau giun đốt trong quá trình tiến hoá) có hệ tuần hoàn kín hay hở? Giải
thích? Trả lời
- Côn trùng có hệ tuần hoàn hở.
- Do côn trùng tiến hành trao đổi khí qua hệ thống ống khí. Các ống khí phân
nhánh trực tiếp đến từng tế bào. Do đó côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn để
cung cấp O2 cho tế bào và thải CO2 ra khỏi cơ thể.
Câu 2 (đề thi 2008 - 2009): Giải thích tại sao hệ tuần hoàn hở thích hợp cho
ĐV có kích thước cơ thể nhỏ và hoạt động chậm?. Vì sao các ĐV có xương
sống kích thước cơ thể lớn cần phải có hệ tuần hoàn kín?
* Tại sao côn trùng có khả năng hoạt động tích cực nhưng lại có HTH hở?

TL:
- Những ĐV có kích thước cơ thể nhỏ, hoạt động chậm tốn ít NL, nhu cầu cung
cấp chất dinh dưỡng và đào thải thấp
- HTH hở chưa có cấu tạo hoàn hảo, vận tốc vận chuyển máu chậm, dòng máu có
áp lực thấp, không điều hoà được do đó khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và
chất đào thải kém, chỉ đáp ứng được cho những cơ thể sinh vật có nhu cầu cung
cấp và đào thải thấp
- Những ĐV có kích thước cơ thể lớn, hoạt động mạnh tốn nhiều NL, nhu cầu cung
cấp chất dinh dưỡng và đào thải cao
- HTH kín có cấu tạo hoàn hảo, vận tốc vận chuyển máu nhanh, dòng máu lưu
thông liên tục trong mạch với áp lực cao, có thể điều hoà được do đó khả năng vận
chuyển chất dinh dưỡng và chất đào thải tốt, đáp ứng được cho những cơ thể sinh
vật có nhu cầu cung cấp và đào thải cao
* Côn trùng có khả năng hoạt động tích cực nhưng lại có HTH hở vì: côn trùng
không sử dụng tuần hoàn hở để cung cấp oxi cho tế bào và thải CO 2 ra khỏi cơ thể.
Côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí
Câu 3: Cùng là động vật có xương sống nhưng vì sao ở cá tồn tại hệ tuần đơn
trong khi chim, thú tồn tại hệ tuần hoàn kép?
20


TL
Vì:
- Ở cá:
+ Cá sống trong môi trường nước nên thân thể được môi trường nước đệm đỡ
+ Nhiệt độ nước tương đương thân nhiệt của cá nên giảm nhu cầu năng, nhu cầu
oxi thấp => có hệ tuần hoàn đơn
- Ở chim, thú:
+ Thú là những động vật hằng nhiệt lại sống trong môi trường nhiều tác động và
hoạt động nhiều nên cần nhiều năng lượng hơn

+ Nhu cầu năng lượng cao nên cần nhều oxi, máu được oxi hoá từ các cơ quan trao
đổi khí => tim
+ Từ tim, máu được phân phối khắp cơ thể => tuần hoàn kép giúp tăng áp lực máu
và tốc độ dòng chảy
Vì thế, ở cá chỉ cần tồn tại 1 hê tuần hoàn đơn là đủ trong khi chim, thú cần tồn tại
hệ tuần hoàn kép mới cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxi cho cơ thể
Câu 4 (đề 2007 - 2008): Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao
có không khí nghèo O2. Hãy cho biết trong cơ thể người đó xảy ra những thay
đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp và tuần hoàn?
TL:
Những thay đổi xảy ra:
- Nhịp thở tăng nhanh và mạnh hơn, tăng khả năng trao đổi O2, CO2, tăng dung tích
trao đổi khí ở phổi....
- Tim đập nhanh hơn, tăng tốc độ tuần hoàn máu
- Tuỷ xương sản xuất thêm hồng cầu đưa vào máu làm tăg khả năng vận chuyển O2
của máu.
Câu 5: Tại sao khi tiêm chủng thì thường tiêm vào tĩnh mạch?
Giải thích tại sao ở cơ tim không có hiện tượng bị co cứng dù nó bị kích thích
ở tần số cao?
TL
Tiêm tĩnh mạch vì:
+ Động mạch có áp lực mạnh khi rút kim tiêm thường gây phụt máu.
+ Động mạch nằm sâu trong thịt nên khó tìm thấy.
+ Tĩnh mạch có lòng rộng nên dễ luồn kim tiêm
+ Tĩnh mạch nằm cạn nên dễ tìm thấy
Ở cơ tim không có hiện tượng bị co cứng dù nó bị kích thích ở tần số cao là do:
- Khi kích thích cơ tim bằng dòng điện cảm ứng, ta thấy hai trường hợp sau đây:
+ Nếu kích thích vào giai đoạn cơ tim đang co( tâm thu) thì mặc dù cường độ kích
thích mạnh trên ngưỡng, cơ tim cũng không co thêm nữa, cơ tim ở giai đoạn trơ
tuyệt đối.

21


Nếu kích thích vào giai đoạn cơ tim đang giãn( tâm trương) thì tim sẽ đáp ứng
bằng một lần co bóp phụ gọi là ngoại tâm thu. Sau đó tim giãn ra và nghỉ lâu hơn
bình thường gọi là hiện tượng nghỉ bù.
- Như vậy: Cơ tim có tính trơ là tính không đáp ứng với kích thích. Các giai đoạn
trơ này lặp đi lặp lại một cách đều đặn nên tính trơ có chu kỳ. Do thời gian trơ khá
dài, những kích thích dù có tần số cao cũng không gây co cơ tim liên tiếp chồng
lên nhau, tức là không gây ra được co cứng mà co dãn nhịp nhàng nên đảm bảo
chức năng bơm máu liên tục của tim.
Câu 6: Hãy giải thích sự thay đổi HA và vận tốc máu trong các trường hợp
sau:
- Đang hoạt động cơ bắp
- Sau khi nín thở quá lâu
- Trong không khí có nhiều CO
- Tuyến trên thận tiết ít anđosteron
TL
- Đang hoạt động cơ bắp: tăng HA và vận tốc máu do tăng tiêu thụ Oxi ở cơ và
tăng thải CO2 vào máu
- Sau khi nín thở quá lâu: nồng độ oxi trong máu giảm và CO2 tăng => tim đập
nhanh, mạnh => tăng HA và vận tốc máu
- Trong không khí có nhiều CO: CO sẽ gắn với Hb (HbCO rất bền) làm giảm nồng
độ oxi trong máu => tăng HA và vận tốc máu
- Tuyến trên thận tiết ít anđosteron: làm giảm tái hấp thụ Na+ cùng với nước =>
giảm lượng máu tuần hoàn => HA và vận tốc máu giảm.
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Đưa ra được đáp án chính xác với mỗi câu
4. Kĩ thuật tổ chức
- Giáo viên đưa câu hỏi vào cuối giờ học.

- HS làm việc cá nhân, trả lời tại lớp nếu còn thời gian.
- Nếu hết thời gian học sinh trình bày vào vở bài tập, GV kiểm tra vở và bài làm
HS vào buổi học sau.
+

7.2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
-

Trong quá trình thực hiện, sáng kiến của tôi đã được áp dụng tại trường THPT

Tam Dương II, cụ thể là học sinh khối 11 của trường và cho kết quả khả quan. Học
sinh rất hứng thú với phương pháp học mới, tự chủ hơn trong việc hình thành kiến
thức. Trong các giờ dạy nghiên cứu bài học, học sinh hình thành và phát triển kĩ
22


×