Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG VÀ TẬP HỒ SƠ CHUYÊN ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2 ĐẦY ĐỦ HỒ SƠ LƯU TÀI LIỆU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.97 KB, 35 trang )

TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.
-------------------------------

CHUYÊN ĐỀ
NỘI DUNG VÀ TẬP HỒ SƠ CHUYÊN ĐỀ
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG
NGHIÊN CỨU BÀI HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2
ĐẦY ĐỦ HỒ SƠ LƯU TÀI LIỆU
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG.

NĂM 2016


LỜI NÓI ĐẦU
Sinh hoạt chuyên môn theo hướng “nghiên cứu bài học” Là
đổi mới phương pháp dạy học cũng là một trong các nội dung đổi mới
Sinh hoạt tổ chuyên môn (SHTCM).
- Tiết dạy là công trình tập thể
- Các bước đổi mới SHTCM theo nghiên cứu bài học:
1. Chuẩn bị bài dạy nghiên cứu
2. Tiến hành dạy minh họa và dự giờ.
3. Suy ngẫm và thảo luận bài học.
4. Rút kinh nghiệm và vận dụng vào các bài giảng sau.
1.1 Cách quan sát của GV đi dự giờ
- Gv chọn cho mình chỗ ngồi dự giờ phù hợp, tốt nhất là ngồi hai bên
để tiện quan sát học sinh
- Người dự có thể mang theo máy ghi hình, quay phim chụp ảnh học
sinh
- Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội, quan sát hành vi học tập của
học sinh trong giờ học
1.2. Lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận


- Chú ý trả lời hệ thống câu hỏi:
+HS học như thế nào?
+Lớp dạy đang gặp khó khăn gì?
+Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú
cho HS không?
+Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không?
+Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?...


1.3. Không có một mẫu giáo án nào là chuẩn nhất, chỉ có giáo án
phù hợp với khả năng của học sinh trong từng lớp.
- SHCM theo nghiên cứu bài học không tập trung vào đánh giá
giờ học, xếp loại giờ dạy như trước đây mà hướng đến khuyến khích
GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn
và kịp thời có biện pháp khắc phục. Không chỉ tạo cơ hội cho mọi cá
thể được tham gia vào quá trình học tập mà cách làm này còn giúp GV
chủ động điều chỉnh cách dạy “hợp gu” với đối tượng HS lớp mình,
trường mình hơn.
- GV có quyền và mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu, nội dung và thời
lượng bài học sao cho sát với thực tế.
- Nên tìm ra giáo án phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình,
đừng hướng đến những cái cao siêu trong khi khả năng lĩnh hội của
học sinh còn hạn chế.
2. Mục tiêu chung:
- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình
học tập, Giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh,
đặc biệt những học sinh khó khăn về học.
- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ
năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các
phương pháp, kĩ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo

luận,chia sẻ khi dự giờ.
- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: Cải thiện
mối quan hệ giữu Ban giám hiệu với giáo viên; giáo viên với giáo
viên, giáo viên với học sinh, cán bộ quản lí/giáo viên/học sinh với các


nhân viên trong nhà trường; giữa học sinh với học sinh. Tạo môi
trường làm việc, dạy học và dân chủ, cải thiện cho tất cả mọi người.
3. Mục tiêu cụ thể.
1.Thông qua các quy trình nghiên cứu bài học, giúp giáo viên tìm các
giải pháp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập của
học sinh. Người dự giờ tập chung phân tích hoạt động học của HS,
phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải, tìm các giải pháp
nhằm nâng cao kết quả học tập, mạnh dạn đưa ra những thay đổi, điều
chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp.
2. Giáo viên nắm được cách thức tiến hành, phân tích nguyên nhân ,
kết quả . Tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực chuyên môn, tiềm
năng sáng tạo. Thông qua việc dạy và dự giờ minh họa mỗi GV tự rút
ra bài học kinh nghiệm để vận dụng trong quá trình dạy học của mình.
3. Giúp GV chủ động điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với
đối tượng HS
4. Xây dựng vững chắc hơn khối đoàn kết trong tổ chuyên môn.
- Tổ chức một tiết dạy minh họa (nên GV “có sao làm vậy” không cần
dạy trước, luyện tập trước cho HS theo kiểu đối phó.)
- GV đến dự giờ, tập trung vào cả hai hoạt động giảng dạy của
thầy và quan sát hoạt động của trò (sử dụng các phương tiện để quan
sát, ghi chép, quay phim…)
- Tổ chức SHCM, trình chiếu lại quá trình quan sát, ghi chép.
- Bàn bạc thảo luận mọi hoạt động giảng dạy GV và học tập của

HS, từ đó phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải để có cách
tháo gỡ kịp thời. (Các em học tập như thế nào, có hứng thú và đạt kết


quả cao hay không? Suy nghĩ của cả nhóm là bằng mọi cách phải tìm
ra được nguyên nhân vì sao HS chưa tích cực tham gia vào hoạt động
học và học chưa đạt kết quả như ý muốn… Trên cơ sở đó cùng đưa ra
biện pháp hữu hiệu có thể chỉnh sửa cách dạy, xén gọt bớt nội dung
sao cho phù hợp với từng con người riêng lẻ, rút ra kinh nghiệm cho
quá trình giảng dạy.)
- Sau tiết dạy không đánh giá xếp loại khá, giỏi hay trung bình
theo các tiêu chí đã được định sẵn như trước đây mà chỉ đánh giá khả
năng lĩnh hội tri thức của HS trong lớp mà thôi. Tuy nhiên thước đo
thành công hay thất bại tiết dạy là ở thái độ, hành vi, phản úng của
học sinh trong giờ dạy đó và đây là nguyên tắc đầu tiên khi tiến
hành nghiên cứu bài học.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
NỘI DUNG VÀ TẬP HỒ SƠ CHUYÊN ĐỀ
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG
NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2
ĐẦY ĐỦ HỒ SƠ LƯU TÀI LIỆU
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG.
Chân trọng cảm ơn!


NỘI DUNG

1.KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI:
2.THIẾT KẾ BÀI DẠY THỰC HÀNH:
+ Đạo đức “LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC” – lớp 2 tuần
26.
+ Đạo đức “Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 1)– lớp 2 tuần 27.

3.CÁC BIÊN BẢN CHUYÊN ĐỀ:
+ BIÊN BẢN TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ
+ BIÊN BẢN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
4.NỘI DUNG THỐNG NHẤT SAU CHUYÊN ĐỀ:


PGD THỊ XÃ ........
TRƯỜNG TH .........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

Năm học: 2015 - 2016
.........., ngày 25 tháng 3 năm 2016
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”
TỔ CHUYÊN MÔN 2+3.
Tên chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nhiên cứu bài học:
Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 2 theo Chuẩn
KTKN môn học và phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh khi
tiếp nhận kiến thức.
1.Mục tiêu:

- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá
trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học
sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập.
- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn,
kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng
các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi,
thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo
môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi
người.
2. Triển khai thực hiện chuyên đề theo từng bước:


2.1. Thống nhất thời gian: Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2016
2.2. Địa điểm: Phòng học lớp 2B. Thành phần: Toàn thể giáo viên
trong tổ.
2.3.Tên bài dạy:
+ Đạo đức “LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC ” – lớp 2 tuần
26.
+ Đạo đức “Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 1).– lớp 2 tuần 27.
2.4. Chọn lớp học sinh dạy: Lớp 2B.
2.5. Tổ chuyên môn nhất trí phân công nhóm soạn bài: Khối 2 của tổ
chuyên môn. Giáo viên trong nhóm soạn giáo án của bài học nghiên cứu
cân trao đổi với các thành viên trong khối, tổ chuyên môn để chỉnh sửa lại
giáo án cho thật hoàn thiện, cụ thể, dễ hiểu để giúp người dạy thực hiện
tốt nhất.
2.6. Người dạy minh họa: Đồng chí ............... - giáo viên dạy lớp 2B
thuộc khối 2. Người dạy cần trao đổi với các thành viên để hiểu sâu
sắc các nội dung, nhập tâm khi giảng bài tự tin, thoải mái nhất có thể.

2.7. Tổ chuyên môn đề nghị Ban giám hiệu phân công người hỗ trợ
thiết bị: Đ/C ........ - phụ trách thiết bị.
2.8. Người viết biên bản: Đ/C ...... và Đ/C: ......... Người viết biên bản
cần ghi chi tiết, cụ thể nội dung cuộc họp phân công, ý kiến tham gia
của các thành viên sau khi dự giờ nghiên cứu bài học.
2.9. Cách bố trí dự giờ, phương tiện dự giờ:
+ Giáo viên ngồi dự giờ đối diện với học sinh ngồi học hoặc ngồi hai
bên phòng học sao cho quan sát được tất cả các học sinh thuận tiện
nhất.


+ Phương tiện: Giáo viên dự giờ ghi lại diễn biến các hoạt động học
tập của học sinh bằng hình thức ghi chép hoặc quay camera, chụp
ảnh...
- GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: không làm ảnh hưởng đến việc
học tập của học sinh; không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa
2.10. Toàn thể giáo viên trong tổ dự giờ sinh hoạt chuyên đề theo
nghiên cứu bài học cần chọn chỗ ngồi thuận lợi để quan sát được học
sinh (không bỏ sót em nào) và ghi chép lại quan sát đó một cách cụ
thể, chi tiết từ đó có nhận định chính xác và tìm ra nguyên nhân cũng
như giải pháp khắc phục hợp lí nhất.
Trên đây là kế hoạch tổ chức Sinh hoạt tổ chuyên môn theo
nghiên cứu bài học của tổ chuyên môn 2+3. Tập thể giáo viên tổ
chuyên môn cùng thực hiện kế hoạch này.
Kế hoạch được xây dựng qua thảo luận và thống nhất của các
thành viên trong tổ. Vì vậy giáo viên trong tổ cần thực hiện nghiêm
túc, trách nhiệm để các chuyên đề đạt được kết quả cao. Rất mong
nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường để kế
hoạch được thực hiện thành công tốt đẹp.
TỔ TRƯỞNG CM

BGH DUYỆT
(Kí ghi rõ họ tên)
.................
2.THIẾT KẾ BÀI DẠY THỰC HÀNH:


GIÁO ÁN LỚP 2
MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ
SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ
Sinh hoạt chuyên môn dựa theo theo “Nghiên cứu bài học” Môn
Đạo đức lớp 2.
Giáo viên: .................
Đơn vị: Tổ chuyên môn 2+3.
MÔN: ĐẠO ĐỨC TUẦN 26
BÀI: LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC
I.
Mục tiêu:
- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
- Biết cư sử phù hợp khi đến nhà bạn bè, người quen.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Đạo đức 2.
- Tranh minh hoạ BT.
- Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Tiết trước chúng ta học bài gì?

- Lịch sự khi nhận và gọi
điện thoại.
- Gọi 2 em lên xử lý theo tình huống - 2HS lên nói theo tình
sau.
huống
HS 1: Bạn Ninh gọi điện thoại cho
- Dưới lớp lắng nghe,
ông ngoại để hỏi thăm sức khoẻ.
nhận xét bạn trả lời.
HS 2: Một người gọi nhầm số máy
nhà Linh.
- GV nhận xét, đánh giá HS.
2. Bài mới:


a. Giới thiệu bài:
- Tiết trước các em đã được học cách
giao tiếp khi nhận và gọi điện thoại,
hôm nay cô sẽ giúp các em tìm hiểu về
cách giáo tiếp khi đến nhà người khác.
Bài học hôm nay là: Lịch sự khi đến nhà
người khác.
-2 em đọc đề bài trên
- Cho HS nhắc lại tên bài học.
bảng
b. Hoạt động 1: Thảo luận, phân tích
truyện.
Mục tiêu: HS bước đầu biết được thế
nào là lịch sự khi đến chơi nhà bạn.
Cách tiến hành:

1. GV kể chuyện “Đến nhà bạn chơi”
kết hợp với sử dụng tranh minh hoạ.
2. Thảo luận lớp:
- Mẹ bạn Toàn đã nhắc nhở Dũng điều
gì ?
- Sau khi được nhắc nhở, bạn Dũng đã
có thái độ, cử chỉ như thế nào ?
- Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra
điều gì?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
3. GV kết luận:
Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà
người khác: gõ cửa hoặc bấm chuông,
lễ phép chào hỏi chủ nhà.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo
nhóm.

-HS lắng nghe câu
chuyện.
-HS thảo luận theo cặp và
trả lời các câu hỏi.
+ 1 em hỏi, 1 em trả lời.
+ Các nhóm dưới lớp lắng
nghe, bổ sung nhóm bạn.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS nhắc lại kết luận.


Mục tiêu: HS biết được một số cách cư
xử khi đến chơi nhà người khác.

Cách tiến hành:
- HS chia nhóm nhận
1. GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm
phiếu
một bộ phiếu làm bằng những miếng bìa
nhỏ. Trong đó, mỗi phiếu ghi một hành
động, việc làm khi đến nhà người khác
và yêu cầu các nhóm thảo luận dán theo
hai cột: Những việc làm đúng và những
việc không đúng.
Gợi ý nội dung phiếu:
- Hẹn hoặc gọi điện thoại trước khi đến
chơi.
- Gõ cửa hoặc bấm chuông trước khi
vào nhà.
- Lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà.
- Nói năng lễ phép, rõ ràng.
- Tự mở cửa vào nhà.
- Tự do chạy nhảy, đi lại khắp nơi trong
nhà.
- Cười nói, đùa nghịch làm ồn.
- Xin phép chủ nhà khi muốn xem hoặc
sử dụng các đồ vật trong nhà.
- Ra về mà không chào hỏi.
-Các nhóm thảo luận xử lí
- Tự mở đài, mở ti vi.
tình huống
- Tự do hái quả trong vườn.
-Đại diện một vài lên
2. Các nhóm làm việc.

bảng nhóm trình bày.
GV đến từng nhóm lắng nghe ý kiến -Các nhóm dưới lớp lắng
HS.
nghe, bổ sung nhóm bạn.
-HS phát biểu.
3. Đại diện từng nhóm trình bày.


Yêu cầu dưới lớp theo dõi nhóm bạn.
4. Trao đổi, tranh luận giữa các nhóm.

-Cả lớp lắng nghe và nhắc
lại kết luận.

5. HS liên hệ về cách ứng xử của mình
khi đến nhà người khác.
- GV kết luận về cách cư xử khi đến nhà
người khác.
d. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của
mình về các ý kiến có liên quan đến cư
xử khi đến nhà người khác.
Cách tiến hành:
1. GV lần lượt nêu từng ý kiến và yêu
cầu HS bày tỏ thái độ, ghi vào phiếu học
tập theo hai cột: tán thành và không tán
thành và giải thích vì sao không tán
thành ý kiến đó.
Nội dung các ý kiến:
a) Mọi người cần cư xử lịch sự khi đến

nhà người khác.
b) Cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè,
họ hàng, hàng xóm là không cần thiết.
c) Chỉ cần cư xử lịch sự khi đến nhà
giàu.
d) Cư xử lịch sự khi đến nhà người
khác là tự trọng và tôn trọng chủ nhà.
2. Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS giải
thích lí do sự đánh giá của mình.
3. GV kết luận:
- Ý kiến a, d là đúng;
- Ý kiến b, c là sai vì đến nhà ai cũng
cần phải cư xử lịch sự.

-Theo dõi.
-HS thực hiện yêu cầu
vào phiếu học tập.

-HS giải thích lí do của
mình.
-Cả lớp nghe.

- HS lắng nghe.


3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hiện những điều
đã học.
- Chuẩn bị bài sau.


Môn: Đạo đức (Tiết 2)

Tuần: 25
Đạo đức

Bài 13: Giúp đỡ người khuyết tật(tiết 1)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh biết: mọi người đều cần phải giúp đỡ, quan tâm,
chia sẻ đối với những người khuyết tật, không nên xa lánh, phân
biệt, đối xử.
Biết được một số việc nên làm để giúp đỡ người khuyết tật
và những việc không nên làm đối với người khuyết tật.
2. Kĩ năng:
Học sinhcó kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn, kĩ năng quan
sát, kĩ năng thảo luân nhóm, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin…
khi quan sát, trải nghiệm một tình huống cụ thể.


Học sinhcó kĩ năng bày tỏ, quan điểm thái độ của mình
trước các ý kiến: đồng tình hay không đồng tình.
3. Thái độ:
Học sinhcó thái độ cảm thông, chia sẻ với người khuyết
tật; có ý thức giúp đỡ người khuyết tật, không phân biệt đối xử với
họ.
Bồi dưỡng lòng yêu thương con người.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Vở bài tập Đạo đức lớp 2, phiếu học tập, que chỉ, phấn…

2. Học sinh:
Thẻ màu xanh, đỏ; bút viết, vở bài tập Đạo đức lớp 2…
C. Hoạt động dạy – học chủ yếu
ND và TG
Ổn định tổ
chức lớp.
(1 phút)
I.Kiểm tra
bài cũ.(3
phút)

Hoạt động của giáo viên
- Ổn định tổ chức lớp.
- Giới thiệu đại biếu.

- GVnêu câu hỏi:
Câu 1: Chúng ta phải cư xử như
thế nào khi đến nhà người khác?
Câu 2: Vì sao chúng ta phải cư xử
lịch sự khi đến nhà người khác?
- GV yêu cầu HS trả lời từng câu
hỏi.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung
(nếu có).
- GV nhận xét cá nhân, nhận xét
chung và khen thưởng.
II.Bài mới: - GV đưa một số hình ảnh về
những người khuyết tật, đàm thoại
1.Giới thiệu và yêu cầu HS nhận xét về những
bài mới:(2 người trong tranh.

phút)
- GV giải nghĩa: Người khuyết tật

Hoạt động của
học sinh
- HS lắng nghe.
- HS vỗ tay.
- HS lắng nghe.

HS trả lời.
- HS nhận xét, bổ
sung.
- HS lắng nghe
- HS quan sát, đưa
ra nhận xét của
mình.


là những người bị thiếu hụt, - HS lắng nghe.
khiếm khuyết một phần cơ thể
hay trí tuệ.
- Hỏi: Khi bị thiếu hụt một phần cơ - Họ gặp rất nhiều
thể họ có gặp khó khăn trong cuộc khó khăn trong
cuộc sống.
sống không?
-GV nhắc lại và dẫn dắt vào bài
- HS lắng nghe
mới: Khi người khuyết tật thiếu
hụt, khiếm khuyết một phần cơ
thể, họ sẽ gặp những khó khăn nào

trong cuộc sống? Họ cần được
giúp đỡ như thế nào vàchúng mình
có thể làm gì để giúp đỡ người
khuyết tật? Cô trò mình cùng nhau
đi tìm hiểu những vấn đề này
thông qua bài học ngày hôm nay: - HS đọc tên bài
Bài 13: Giúp đỡ người khuyết
tật(tiết 1)
2.Dạy bài
mới:(29
phút)

-GV ghi tên bài, gọi HS đoc tên bài.
2.1.Hoạt động 1: Quan sát tranh
và trả lời câu hỏi:
*Mục đích:Giúp HS hiểu về người
HS quan sát
khuyết tật và sự cần thiết phải giúp tranh.
đỡ họ.

2.1. Hoạt
động 1:
Quan sát
tranh và trả - GV đưa tranh trong vở bài tập
lời câu hỏi: Đạo đức yêu cầu HS quan sát.
(8phút)
-Hỏi: Bức tranh trên vẽ gì?
-Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- Hỏi: Việc làm của các bạn trong


- HS trả lời (Bức
tranh vẽ các bạn
HS đang đẩy xe,
cầm cặp sách cho
một bạn bị khuyết


tranh giúp được gì cho bạn khuyết
tật?
-GV: Các bạn khuyết tật cũng khao
khát được cắp cặp tới trường để học
tập, vui chơi, hòa đồng với bạn bè.
Nếu có mặt ở đó con sẽ làm gì?
- GV chốt: Chúng ta cần giúp đỡ
các bạn khuyết tật để các bạn có thể
thực hiện quyền được học tập.
-Thái độ của các bạn đối với bạn
khuyết tật trong tranh được miêu tả
như thế nào?
- GV chốt: Khi giúp đỡ các bạn,
chúng ta cần chú ý quan tâm, chia
sẻ với thái độ niềm nở, vui vẻ.
-Chuyển ý: Qua bài tập vừa rồi các
con đều biết giúp đỡ bạn nhỏ
khuyết tật ngồi xe lăn. Đó là hành
động đáng quý, đáng khen. Nhưng
các con biết không? Xung quanh
chúng ta còn rất nhiều người khuyết
tật khác như người khiếm thính,
khiếm thị…Chúng ta cần làm gì để

giúp đỡ họ? Cô trò mình cùng
chuyển sang hoạt động 2 nhé!

2.2.Hoạt
động 2:
Thảo luận

2.2:Hoạt động 2: Thảo luận
nhóm.
*Mục đích:Giúp HS kể được
những việc nên làm/không nên làm
đối với người khuyết tật.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao
nhiệm vụ: Nhóm 1,3 kể về những
việc nên làm đối với người khuyết
tật. Nhóm 2,4 kể tên những việc

tật trên đường tới
trường).
- HS nhận xét, bổ
sung.
-

HS trả lời.

HS trả lời
(Xách cặp, đẩy
xe, trò chuyện với
bạn…)
- HS nghe


Chăm
chú
nói chuyện với
bạn, nét mặt vui
vẻ…
nghe

HS

lắng


nhóm
(8 phút)

không nên làm đối với người
khuyết tật. Thời gian thảo luận 3
phút. Saukhi thảo luận viết kết quả
thảo luận vào phiếu học tập.
- GV gõ thước ra hiệu thời gian bắt
đầu.
- GV đi quan sát, giúp đỡ (nếu cần)
- Yêu cầu đai diện 2 nhóm lên báo
cáo.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đưa đáp án và yêu cầu HS đọc lại.
- Liên hệ: Trong những việc làm
nói trên có nhắc tới việc mua tăm
tre ủng hộ người mù. Đó là hoạt

động các con được tham gia ở đâu?
Lớp mình có những bạn nào đã
mua tăm ủng hộ người mù?
-Hỏi: Ngoài việc mua tăm có bạn
nào đã làm những việc khác để
giúp đỡ người khuyết tật? Hãy
chia sẻ với cô và cả lớp?
-Hỏi: Khi làm những việc đó con
cảm thấy như thế nào? Tại sao?
-GV đưa một số hình ảnh mọi
người giúp đỡ người khuyết tật,
yêu cầu HS nêu nội dung của từng
tranh.
-Chuyển ý: Có rất nhiều việc làm
khác nhau để giúp đỡ người
khuyết tật và cũng có rất nhiều
tấm lòng hảo tâm sẵn sàng giúp đỡ
họ phải không các con. Trước một
việc làm, các con cần biết bày tỏ ý
kiến của mình: đồng tình hay
không không đồng tình? Tại sao?

HS
nghe,
nhận nhiệm vụ.

HS
luận.

thảo


Đại diện 2
nhóm báo cáo.
Nhận xét, bổ
sung.
HS đọc lại.
HS trả lời
theo ý của mình.

HS giơ tay
và kể việc làm
của mình và trả
lời câu hỏi.

- HS trả lời
-

HS

trả

lời


Cô trò mình sẽ cùng xem các bạn
có ý kiến với các tình huống cụ thể
như thế nào qua hoạt động 3 nhé
2.3.Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến:
- Yêu cầu HS đọc các ý kiến
- Gọi một HS lên làm quản trò:

2.3. Hoạt Với ý kiến đồng tình lớp giơ thẻ
động
3: màu xanh, với ý kiến không đồng
Bày tỏ ý tình lớp giơ thẻ màu đỏ.
- GV đưa đáp án đúng sau mỗi ý
kiến
kiến
(7 phút)
- GV nhận xét, khen ngợi.
- GV hỏi:
+ Vì sao con không đồng tình với
ý kiến” Chỉ giúp đỡ người khuyết
tật là thương binh”?
+ “Thương binh” là người như thế
nào? Con đã gặp các bác thương
binh ở đâu?
-GVgiảng giải:
+ Thương binh là người bị thương
do chiến đấu hoặc phục vụ cho
chiến đấu trong chiến tranh.
+ Quyền trẻ em là những lợi ích
trẻ em được hưởng như quyền được
học hành, vui chơi và tham gia hoạt
động xã hội.
-GV chốt ý: Giúp đỡ người khuyết
tật là việc mọi người nên làm để
góp phần làm giảm bớt đi những
khó khăn, thiệt thòi cho họ.
-Liên hệ với HS khuyết tật của
trường mình và việc HS giúp đỡ

một số bạn khuyết tật trong
trường.

từng tranh.

HS
nghe.

-

lắng

HS đọc.

Một HS làm
quản trò. Dưới
lớp giơ thẻ màu
sau mỗi ý kiến.

HS trả lời
theo ý hiểu của
mình
HS
lắng
nghe.
- HS lắng nghe.
- HStrả lời câu hỏi
hoặc thực hiện
yêu cầu của GV.



-GV khen ngợi.
III.Củng -GV cho HS xem phim“Cuộc gặp
cố, dặn dò gỡ may mắn”
-GV hỏi:
(6 phút) + Vì sao bà cụ bị ngã?
+ Bà đã được ai giúp đỡ?
+ Nếu không có anh thanh niên, bà
cụ sẽ ra sao?
+ Khi giúp bà, anh thanh niên có
thái độ gì?
+ Nếu là con, con sẽ làm gì khi gặp
bà cụ?
-GV chốt: Nhờ có anh thanh niên
mà bà cụ bị mù lòa đã trở về nhà
an toàn. Không những anh đã giúp
được bà cụ mà ngay cả bản thân
anh cũng nhận được món quà quý
giá đó là tìm thấy niềm tin, biết
quý trọng sự sống và có thêm nghị
lực sống phải không nào?
Cô mong rằng qua bài học ngày
hôm nay chúng ta luôn biết giúp
đỡ,quan tâm, cảm thông với người
khuyết tật để họ luôn cảm thấy vui
vẻ, có thêm nghị lực và niềm tin
vào cuộc sống nhé!
-Nhận xét giờ học.
-Dặn dò:
+ Sưu tầm tranh ảnh, những câu

chuyện về giúp đỡ người khuyết
tật.
+ Chuẩn bị bài:” Giúp đỡ người
khuyết tật” (tiết 2).
- Kết thúc tiết học

- HS xem phim.
- HS trả lời theo ý
hiểu.

- HS lắng ng

- HS lắng nghe.


BAN GIÁM HIỆU
(Kí , duyệt)

3.CÁC BIÊN BẢN CHUYÊN ĐỀ:
PGD THỊ XÃ …………..
TRƯỜNG TH …………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

Năm học: 2015 - 2016
BIÊN BẢN TRIỂN KHAI



SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
TỔ CHUYÊN MÔN 2 +3.
Tên chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 2 theo Chuẩn
KTKN môn học và phát huy tính tích cực tự giác và sáng tạo của
học sinh khi tiếp nhận kiến thức.
Đơn vị: Tổ chuyên môn 2+3, trường tiểu học ………..
I. KIỂM DIỆN
- Có mặt: …………………- Vắng: ………
II. NỘI DUNG:
* Đ/C ……… (Tổ trưởng) chủ toạ: Báo cáo triển khai kế hoạch
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Sau khi nghe Đ/C tổ trưởng triển khai thực hiện chuyên đề sinh
hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, tổ chuyên môn thảo
luận và thống nhất theo từng bước:
1.Mục tiêu:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………
2.1. Thống nhất thời gian: …………
2.2. Địa điểm: ……….
2.3.Tên bài dạy: ………
2.4. Chọn lớp học sinh dạy: ……….


2.5. Tổ chuyên môn nhất trí phân công nhóm soạn bài:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
………………………………………………
2.6. Người dạy minh họa:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………
2.7. Tổ chuyên môn phân công người hỗ trợ thiết bị:
…………………………………………………………………………
……….
2.8. Người viết biên bản:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………
2.9. Cách bố trí dự giờ, phương tiện dự giờ:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………
………………………………………………
2.10. Thành phần tham dự:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………
THƯ KÍ

TỔ TRƯỞNG

Chữ kí của các thành viên.

PGD THỊ XÃ …………
TRƯỜNG TH …………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

Năm học: 2015 - 2016

BIÊN BẢN THỰC HIỆN
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
TỔ CHUYÊN MÔN 2+3.


Tên chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 2 theo Chuẩn
KTKN môn học và phát huy tính tích cực tự giác và sáng tạo của
học sinh khi tiếp nhận kiến thức.

Đơn vị: Tổ chuyên môn 2+3, trường tiểu học ……...
1. Thời gian - Địa điểm – Thành phần sinh hoạt:
1.1. Thống nhất: Thứ hai ngày … tháng … năm 2016
Địa điểm: Phòng tổ chuyên môn 2+3. Thành phần: …………….
Vắng: ..................
1.2. Thực hiện: Thứ hai ngày ….. tháng … năm 2016
Địa điểm: ..................... Thành phần: ...............................
Vắng: ..................................
2. Giáo viên thực
hiện: ................................................................................................
3. Nội dung:
3.1. Nội dung chia sẻ sau bài giảng: (ghi lại một cách tóm tắt nội dung
chia sẻ)
+.Đ/C:......................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
...............................


×