Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Dạy học và kiểm tra đánh giá chuyên đề tuần hoàn máu theo hướng phát triển năng lực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.97 KB, 36 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TAM ĐẢO
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG
SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Dạy học và kiểm tra đánh giá
chuyên đề “ Tuần hoàn máu” theo hướng phát triển
năng lực của học sinh

Tác giả sáng kiến: Đoàn Thị Phương Thùy
Mã sáng kiến: 10.56.01

Vĩnh Phúc, năm 2020


MỤC LỤC
1. LỜI GIỚI THIỆU…………………………………………………………..………..3
2. TÊN SÁNG KIẾN……………………………………………………………..……4
3. TÁC GIÁ SÁNG KIẾN………………………………………………………….......4
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN……………………………………………..4
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN…………………………………………….…4
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU………………………….……4
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN …………………………………….…….4
7.1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN………………………………………………….……...4
Phần 1: TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ………………………………………..5
Phần 2: MỘT SỐ CÂU HỎI KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC
SINH………………………………………………..………………………………...22
7.2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN ………………………………... …30
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT………….……………….….….30


9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN………….…….…..30
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN…….….30
11. DANH SÁCH TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ SÁNG
KIẾN…………………………………………………………………………………
32
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, giáo dục phổ thông nước ta đã và đang chuyển từ
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Đê thực hiện được
điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo
lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ
năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả
giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến
thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh
giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt
động dạy học và giáo dục. Trước bối cảnh đó, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực của người học là cần thiết.
Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đã
đạt được nhiều thành công. Bản thân là một giáo viên trong ngành tôi luôn nỗ lực kiên
trì đổi mới để phát huy tính tích cực, sáng tạo và nâng cao hứng thú học tập cũng như
chất lượng dạy học cho học sinh.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, đối với môn Sinh học được các nhà
biên soạn sắp xếp theo một hệ thống đi từ khái quát đến cụ thể, từng phầng, từng

chương đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong đó, đối với sinh học 11 tập trung đi
sâu vào một lĩnh vực tương đối khó nhưng khá lí thú đó là Sinh học cơ thể thực vật và
động vật. Bản thân tôi nhận thấy kiến thức phần Tuần Hoàn Máu các em đã từng được
nghe, được biết trong chương trình THCS, nội dung khá gần gũi, có nhiều phần kiến
thức liên hệ thực tế và có nhiều vấn đề cần có sự tích hợp nhiều môn để giải quyết,
giúp phát triển năng lực của học sinh. Vì vậy tôi viết sáng kiến: Dạy học và kiểm tra
đánh giá chuyên đề “ Tuần hoàn máu” theo hướng phát triển năng lực của học
sinh.

3


Nội dung sáng kiến được viết theo ý chủ quan của tác giả nên không thể tránh
khỏi các sai sót. Tác giả mong nhận được những chia sẻ, đóng góp để sáng kiến được
hoàn thiện hơn.
2. TÊN SÁNG KIẾN.
Dạy học và kiểm tra đánh giá chuyên đề “ Tuần hoàn máu” theo hướng triển năng lực
của học sinh
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN.
- Họ và tên: Đoàn Thị Phương Thùy.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Đảo – Vĩnh phúc.
- Số điện thoại: 0378679310.
E_mail:
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN.
Đoàn Thị Phương Thùy – Trường THPT Tam Đảo – Vĩnh phúc.
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
- Giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn Sinh học lớp 11 .
- Xây dựng phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hứng thú học tập.
- Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận theo hướng phát triển năng lực của
học sinh

6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU
Trong giảng dạy : tháng 11/2018 lớp 11A2 trường THPT Tam Đảo
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN.
7.1 NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Theo sách giáo khoa Sinh học 11 trung học phổ thông, nội dung phần “ Tuần hoàn
máu” được trình bày trong 3 bài khác nhau với những nội dung và tiết học riêng biệt
như sau
Bài 18: Tuần hoàn máu

4

Bài 19: Tuần hoàn máu (tt)


Bài 21: Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người.
Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy nên cho học sinh thực hành rồi rút
ra kết luận. Ví dụ: cần cho học sinh đếm nhịp tim, đo huyết áp trước và sau khi chạy
tại chỗ 2 phút để học sinh thấy mối liên quan giữa nhịp tim và huyết áp. Do đó cần
phải xây dựng nội dung dạy học thành chuyên đề. Các hoạt động học được thực hiện
không những vẫn đảm bảo những yêu cầu về chuẩn kiên sthuwcs, kĩ năng, thái độ mà
điều quan trọng đã góp phần to lớn vào việc phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học.
Cụ thể : Nội dung của 3 bài được thiết kế lại, giảng dạy trong 3 tiết như sau
Tiết 1: Cấu trúc, chức năng và các dạng hệ tuần hoàn ở động vật.
Tiết 2: Hoạt động của tim ( tiết này kết hợp với tiết thực hành phần đếm nhịp tim)
Tiết 3: Hoạt động của hệ mạch ( kết hợp thực hành đo huyết áp)
Việc kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá trình học tập của học sinh kết hợp với
bài kiểm tra sau khi kết thúc chuyên đề.
Phần 1: TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I.


Mục tiêu

Sau khi học xong chuyên đề này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo, chức năng của tuần hoàn máu.
- Phân biệt được HTH hở với HTH kín.
- Nêu được ưu điểm của HTH kín so với HTH hở, HTH kép so với HTH đơn.
- Nêu được chiều hướng tiến hóa của HTH.
- Nêu được qui luật hoạt động của tim: tính tự động, tính chu kì của tim. Giải thích
được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó.
- Phân tích được mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể.
- Giải thích được tại sao lại có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật khác nhau.
- Nêu được cấu trúc của hệ mạch, khái niệm huyết áp, vận tốc máu.

5


- Phân tích được sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc hệ tuần hoàn đến huyết áp
- Mô tả được sự biến động của huyết áp trong hệ mạch.
- Phân tích được sự khác nhau về vận tốc máu ở ĐM, MM, TM và các qui luật vận
chuyển máu trong hệ mạch.
- Giải thích được nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh tim
mạch.
2. Kĩ năng
Phát triển kĩ năng
- Làm việc nhóm, giao tiếp, hợp tác, tự học, tự nghiên cứu
- Quan sát, phân tích, tổng hợp, phân loại, định nghĩa.
- Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thực hành: đếm nhịp tim và đo được huyết áp ở người.

3. Thái độ
- Hình thành cho học sinh ý thức bảo vệ trái tim và phòng chống các bệnh tim
mạch như: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não… cho bản thân.
Có ý thức bảo vệ môi trường nơi trường học và nơi công cộng. Để tạo bầu không khí
trong lành tránh ô nhiễm, phòng tránh bệnh tật
- Giáo dục cho học sinh có tình yêu thương con người, biết giúp đỡ những bệnh
nhân tim bẩm sinh, biết làm những việc có ích cho xã hội, yêu thích chương trình “
Trái tim cho em”.
- Giáo dục cho học sinh thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
4. Năng lực và các kĩ năng khoa học
4.1. Các năng lực chung
a. Năng lực tự học: Hs xác định được mục tiêu học tập của chuyên đề là
- Mô tả được cấu tạo và chức năng của HTH.
- Trình bày được hoạt động của tim và hệ mạch.
- Đề xuất được các biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.

6


b. Năng lực giải quyết vấn đề
Thu thập thông tin từ sách báo, internet…để phân tích các tác nhân ảnh hưởng đến
tim, huyết áp và đề ra các biện pháp phòng chống tim mạch.
c. Năng lực tư duy sáng tạo
Áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh tim mạch cho bản thân và những người
xung quanh.
d. Năng lực hợp tác: thông qua hoạt động nhóm
e. Năng lực giao tiếp: sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh gioa tiếp giữa
HS với HS ( thảo luận), HS với GV ( thảo luận, hỗ trợ kiến thức)
g. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
4.2 . Các kĩ năng khoa học

a. Quan sát: quan sát hình ảnh liên quan đến HTH, quan sát video
b. Đo lường: đếm nhịp tim, đo huyết áp
c. Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: phân loại được các dạng HTH.
d. Tìm mối liên hệ: liên hệ giữa các thành phần trong HTH, liên hệ giữa các yếu tố môi
trường với hoạt động của HTH.
e. Xác định được các biến và đối chứng:
- Đối chứng: đếm nhịp tim, đo huyết áp trước khi chạy tại chỗ 2 phút
- Xác định biến: đếm nhịp tim, đo huyết áp ngay sau khi chạy tại chỗ 2 phút và sau khi
nghỉ chạy 5 phút.
g. Thực hành thí nghiệm: đếm nhịp tim và đo huyết áp ở người.
II. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên
- Các đoạn video về quá trình mổ tim ếch và qúa trình ghép tim ở người, các bệnh tim
mạch ở người
- Sơ đồ : HTH kín, HTH hở, HTH của cá, lưỡng cư, bò sát, thú, hệ dẫn truyền tim,
nhịp tim của thú, biến động huyết áp trong hệ mạch, biến động của vận tốc máu

7


- Máy chiếu đa năng, trình chiếu powerpoint, máy vi tính, sách giáo khoa sinh học 11
cơ bản, Giấy A0, giấy màu, các mảnh giấy màu nhỏ, bút dạ, ....
- Dụng cụ đo huyết áp, ống nghe, đồng hồ
- Các phiếu học tập, phiếu trò chơi
Phiếu học tập số 1: Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.

 Cấu tạo
Cấu tạo

Thành phần


Chức năng

 Chức năng của HTH

Đáp án phiếu học tập số 1
Cấu

Thành

tạo
Dịch

phần
Máu

tuần

dịch mô

Chức năng
và Hoà tan các chất dinh dưỡng và các chất khí → vận chuyển

hoàn
Tim

các chất từ cơ quan này sang cơ quan khác đáp ứng cho các
hoạt động sống của cơ thể.
Hút và đẩy máu trong hệ mạch→ máu được tuần hoàn liên
tục trong hệ mạch

Dẫn máu từ tim đến các mao mạch và các tế bào

Hệ

Động

thống

mạch
Mao mạch Dẫn máu từ tim động mạch với tĩnh mạch

mạch
máu

Tĩnh mạch Dẫn máu từ tim mao mạch về tim

* Chức năng chung của hệ tuần hoàn.
- Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxi cho tế bào hoạt động.
- Đưa các chất thải đến thận, phổi để thải ra ngoài.
→Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt
động sống của cơ thể.

8


PHT 2: So sánh HTH đơn với HTH kép.
Nội dung
HTH đơn
Đại diện
Cấu tạo tim

Số vòng tuần hoàn
Áp lực, vận tốc máu
Đặc điểm của máu

HTH kép

đi nuôi cơ thể

Đáp án PHT số 2:
Nội dung
Đại diện
Cấu tạo tim
Số vòng tuần hoàn
Áp lực, vận tốc

HTH đơn

2 ngăn
1 vòng
Máu chảy chậm với áp lực

HTH kép
Lưỡng cư, bò sát, chim, thú
3 hoặc 4 ngăn
2 vòng
Máu chảy nhanh với áp lực cao

máu
trung bình
Đặc điểm của máu Máu đi nuôi cơ thể là máu Ở lưỡng cư, bò sát: tim chỉ có 3

đi nuôi cơ thể

đỏ tươi. Máu sau khi trao ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất) nên
đổi khí không trở về tim có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và
mà trực tiếp đi nuôi cơ thể

máu nghèo O2 => máu đi nuôi cơ
thể là máu pha.
Ở chim, thú: tim có 4 ngăn (2 tâm
nhĩ và 2 tâm thất) nên máu đi nuôi
cơ thể hoàn toàn là máu giàu O2.

PHT số 3: cấu trúc hệ dẫn truyền tim
Các thành phần của hệ dẫn truyền tim

Chức năng

Đáp án PHT số 3
Các thành phần của hệ dẫn truyền Chức năng
tim
Nút xoang nhĩ

9

có khả năng tự phát xung điện, truyền xung điện
đến nút nhĩ thất và cơ tâm nhĩ


Nút nhĩ thất


nhận xung điện từ nút xoang nhĩ đến bó His

Bó His

dẫn truyền xung điện đến mạng Puôckin

Mạng Puôckin

truyền xung điện đến cơ tâm thất làm tâm thất co.

PHT số 4: Chu kì hoạt động của tim ở người
Các pha trong chu kì tim

Thời gian của mỗi pha
Thời gian hoạt động

Thời gian nghỉ ngơi

Đáp án PHT số 4
Các pha trong chu kì tim
Tâm nhĩ co
Tâm thất co
Dãn chung

Thời gian của mỗi pha
Thời gian hoạt động
0,1s
0,3s
0,4s


Thời gian nghỉ ngơi
0,7s
0,5s

Phiếu đo nhịp tim và huyết áp
Nhịp tim

HA tối đa

Trước lúc chạy
Sau khi chạy tại chỗ
2 phút
Sau khi nghỉ chạy 5
phút
2. Học sinh
- SGK sinh 11, bút dạ, bút highlight, bút màu
- Giấy A0, keo dán...
- Bài thuyết trình
III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
- Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
- Dạy học khám phá.
-10
Dạy học theo trạm .

HA tối thiểu


- Kĩ thuật động não
- Kĩ thuật mảnh ghép.

- Kĩ thuật hỏi và trả lời
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học của chuyên đề
Trong báo cáo này tác giả chỉ trình bày cách tổ chức hoạt động dạy ở tiết 1.
Tiết 1: CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG VÀ CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN
* Hoạt động khởi động.
1. Mục đích:
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
- Tạo mối liên hệ giữa những kiến thức đã học (hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và hệ hô hấp,
HTH đã học cấp 2) với kiến thức mới cần lĩnh hội trong bài học mới
- Giúp học sinh huy động những kiến thức kĩ năng có liên quan đến bài học mới, kích
thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học.
- Giúp GV tìm hiểu xem HS có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống
có liên quan đến nội dung bài tuần hoàn máu.
2. Nội dung:
- Học sinh tham gia chơi trò chơi ô chữ, tìm ra ô chữ bí mật là MÁU. Sau đó trình bày
hiểu biết của mình về MÁU ( ví dụ máu được lưu thông trong hệ tuần hoàn )
- GV vào bài mới: HTH có cấu tạo chức năng như thế nào và có những dạng HTH nào
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- HS giải được ô chữ bí mật là MÁU, xác định được Máu có liên quan đến HTH
4. Kĩ thuật tổ chức:
Giáo viên tổ chức trò chơi ô chữ bí mật
Thể lê : GV đọc câu hỏi dạng câu hỏi có câu trả lời ngắn học sinh sẽ trả lời , mỗi đáp
án đúng thì sẽ có một từ khóa được mở.
Câu 1. Các loài động vật cá, tôm, cua, trai, ốc có hình thức hô hấp bằng gì?

11

ĐA : Mang – chữ cái A.



Câu 2. Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên hạ xuống của bộ phận nào?
ĐA. Thềm miệng - chữ M.
Câu 3. Sự trao đổi khí qua bề mặt cơ thể nhờ cơ chế nào?
ĐA. Khuếch tán- chữ U.
Từ khóa. MÁU.
GV. Kể những điều em biết về máu.
HS. Chia sẻ.
GV. Vào bài.
* Hoạt động Hình thành kiến thức.
1. Mục đích:
- Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần
hoàn kép.
- Chỉ ra được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, ưu điểm của hệ
tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.
- Chỉ ra được chiều hướng tiến hóa của HTH.
- Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống bảo vệ sức khỏe tim, mạch của
bản thân và những người xung quanh.
- Hình thành năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực thu nhận và xử lí thông
tin, năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, năng lực tự học.
2. Nội dung:
Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hoàn thành:
I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
1. Cấu tạo chung.
2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn.
II. Các dạng hệ tuần hoàn của động vật.

12



1. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
2. Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
3. Chiều hướng tiến hóa của HTH
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
3.1. Nội dung I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
Học sinh hoạt động nhóm, quan sát video của hệ tuần hoàn, hoàn thành PHT số 1.
Có những ý kiến chưa chính xác sẽ được các bạn và cô giáo chỉnh sửa, hoàn chỉnh.
3.2. Nội dung II. Các dạng hệ tuần hoàn của động vật.
- HS các nhóm phân biệt được HTH hở với HTH kín, HTH đơn với HTH kép. Sẽ có
một số đáp án của các nhóm chưa chính xác, các đáp án này được các nhóm khác và
GV chỉnh sửa.
- HS tự nhận xét đánh giá được bản thân.
- HS nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín:
- HS nêu được 1 số ưu điểm của hệ tuần hoàn kép nhưng chưa giải thích được tại sáo
cá có HTH đơn còn chim thú có HTH kép
- HS phải huy động được các kiến thức về cấu tạo, chức năng hệ tuần hoàn, kiến thức
về hệ tuần kín – vận tốc máu nhanh, áp lực cao hoặc trung bình để giải quyết được câu
hỏi chứa đựng tình huống “Nguyên nhân vì sao đa phần những vụ tai nạn giao thông
nạn nhân bị tử vong do bị mất máu quá nhiều”?
- HS hình thành được kỹ năng sống: kỹ năng cầm máu, sơ cấp cứu khi gặp trường hợp
động vật hay con người bị thương.
- Hình thành được ý thức bảo vệ sức khỏe tim mạch của bản thân và giúp đỡ người
xung quanh.
3.3. Nội dung III: Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn
HS làm việc theo nhóm, nghe gợi ý của giáo viên, hoàn thiện nhiệm vụ được giao. Sau
khi hoàn thành các nhóm tự đánh giá nhận xét, chấm điểm lẫn nhau. Trong việc nhận
xét, chấm điểm lẫn nhau sẽ có ý chưa chính xác, GV chỉnh sửa
4. Kỹ thuật tổ chức:
13



I.

Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.

GV chia lớp thành 4 nhóm.
GV. Chiếu clip về hệ tuần hoàn yêu cầu HS xem clip và hoàn thiện phiếu học tập 1.
HS. Xem clip; Thảo luận nhóm; hoàn thành phiếu học tập 1.
GV. Yêu cầu HS chia sẻ thông tin hoàn thiện phiếu học tập và chốt kiến thức và yêu
cầu HS chấm chéo phiếu học tập ( nhóm 1 chấm PHT tập nhóm 2, nhóm 2 chấm nhóm
3, nhóm 3 chấm nhóm 4, nhóm 4 chấm nhóm 1…..)
II. Các dạng hệ tuần hoàn.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, quan sát hình ảnh của các loài động vật như: thủy
tức, trùng roi, trùng giày, giun dẹp, cá, ếch, rắn, chim, hổ
- GV hỏi: em hãy cho biết trong các loài động vật trên thì loài nào chưa có hệ tuần
hoàn, loài nào đã có hệ tuần hoàn?
- HS suy nghĩ, trả lời:
+ Các loài chưa có hệ tuần hoàn: thủy tức, trùng roi, trùng giày, giun dẹp.
+ Các loài đã có hệ tuần hoàn: cá, ếch, rắn, chim, hổ.
- GV: Những loài chưa có hệ tuần hoàn thuộc nhóm nào, chúng trao đổi chất như thế
nào?
- HS trả lời: Là những động vật đơn bào và động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp. Các
chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.
- GV: Tại sao những động vật như cá, rắn, ếch, chim, hổ cần có hệ tuần hoàn?
- HS: Vì đây là những động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn, trao đổi chất qua bề
mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể nên chúng cần có hệ tuần hoàn.
- GV chiếu hình ảnh HTH hở, HTH kín, HTH đơn và HTH kép sau đó yêu cầu HS
quan sát hình ảnh các dạng hệ tuần hoàn khác nhau của các loài động vật:
- GV hỏi: Hệ tuần hoàn ở động vật gồm những dạng nào?
- HS: Hệ tuần hoàn ở động vật gồm các dạng:

+ Hệ tuần hoàn hở

14


+ Hệ tuần hoàn kín:

Hệ tuần hoàn đơn
Hệ tuần hoàn kép

1. Hệ tuần hoàn kín- Hệ tuần hoàn hở.
GV HS hoạt động nhóm sau đó nêu nhiệm vụ:
Nhóm 1, 3 tìm hiểu hệ tuần hoàn đơn.
Nhóm 2, 4 tìm hiểu hệ tuần hoàn kép.
Các nhóm có 5 phút hoàn thiện nội dung vào giấy A 0, ) về cấu tạo, đặc điểm, khả năng
điều phối máu và vẽ hình).
HS : làm việc nhóm vẽ sơ đồ trong 5 phút.
GV: quan sát, các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu
Sau 5 phút GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: HS ở nhóm 1 với nhóm 2, nhóm 3 và
nhóm 4 chia sẻ với nhau phần kiến thức của nhóm mình cho bạn. HS phải ghi chép lại
kiến thức của bạn đã chia sẻ và có câu hỏi phản biện trong 3 phút.
GV yêu cầu HS tự nhận xét và cho điểm về quá trình làm việc của các nhóm.
GV nhận xét và chốt kiến thức.
Đại diện

HTH hở
Đa sô động vật thân mềm, chân khớp

HTH kín
Mực ống, bạch tuộc, giun đốt,

chân đầu và động vật có

xương sống
Cấu tạo
Không có mao mạch
Có mao mạch
Đường đi của Tim – Động mạch – Khoang cơ thể - Tim – Động mạch – Mao
máu
Đặc điểm

Tĩnh mạch - Tim
mạch - Tĩnh mạch - Tim
- Hệ tuần hoàn hở có 1 đoạn máu đi - Hệ tuần hoàn kín có máu
ra khỏi mạch máu và trôn lẫn với lưu thông liên tục trong mạch
dịch mô.

kín

- Máu chảy dưới áp lực thấp và chảy - Máu chảy dưới áp lực cao
chậm
Khả năng điều kém

hoặc trung bình và chảy nhanh
Linh hoạt

phối máu
-15
GV hỏi mở rộng: Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?



- HS: thảo luận, nhóm 1 trả lời: Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở
là: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu
chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do
vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.
Liên hệ thực tế: HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi chứa đựng tình huống
Nguyên nhân vì sao đa phần những vụ tai nạn giao thông nạn nhân bị tử vong do bị
mất máu quá nhiều?
=> HS trả lời được là do trong máu chứa các chất khí O 2, CO2, chất dinh dưỡng... mà
người có hệ tuần hoàn kín với lượng máu ít so với khối lượng cơ thể, tốc độ máu chảy
nhanh, áp lực cao nên khi hệ mạch bị hở nhiều (bị thương nặng) - máu nhanh chảy sẽ
nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng nạn nhân
GV hỏi: Trong trường hợp động vật hay con người chúng ta bị thương em sẽ làm gì để
cầm máu?
=>HS trả lời được bằng cách băng bó, garô, sát trùng... => Hình thành được ý thức bảo
vệ sức khỏe của bản thân và giúp đỡ người xung quanh, hình thành kĩ năng sống.
2. Hệ tuần hoàn đơn và kép.
GV. Yêu cầu các nhóm học sinh chơi trò chơi mảnh ghép
Thể lệ. Mỗi nhóm có trước 100 điểm và được cấp các mảnh chữ

Lưỡng cư, bò sát, chim, thú
2 ngăn
3 hoặc 4 ngăn
1 vòng
2 vòng
Máu chảy chậm với áp lực trung bình
Máu chảy nhanh với áp lực cao
Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. Máu Ở lưỡng cư, bò sát: tim chỉ có 3 ngăn (2
sau khi trao đổi khí không trở về tim mà tâm nhĩ và 1 tâm thất) nên có sự pha trộn
trực tiếp đi nuôi cơ thể


giữa máu giàu O2 và máu nghèo O2 =>
máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
Ở chim, thú: tim có 4 ngăn (2 tâm nhĩ và
2 tâm thất) nên máu đi nuôi cơ thể hoàn
toàn là máu giàu O2.

Các mảnh chữ xếp lộn xộn. Yêu cầu các nhóm thảo luận, dán các mảnh chữ vào đúng
ô của PHT số 2 bảng so sánh HTH đơn và HTH kép trong 3 phút

16


Đội nào ghép đúng sai 1 ô trừ 10 điểm, đội nhanh nhất và chính xác cộng thêm 10
điểm.
GV. Yêu cầu HS nhận xét đánh giá nhận xét các nhóm làm việc và chấm điểm các
nhóm.
HS. Nhận xét đánh giá, cho điểm, hoàn thiện nội dung.
GV cho HS xem video về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn
kép
H: Mô tả đường đi của máu trong HTH đơn và HTH kép?
HS: Vòng tuần hoàn đơn: Tim bơm máu giàu CO2  động mạch mang mao mạch
mang ( trao đổi khí máu giàu O2 )  động mạch lưng  mao mạch (Trao đổi chất +
trao đổi khí) tĩnh mạch  tim
Vòng tuần hoàn kép:
+ Vòng tuần hoàn nhỏ(tuần hoàn phổi) :
Máu giàu CO2 từ tim động mạch phổi -> mao mạch phổi( trao đổi khí máu giàu
O2 )->tĩnh mạch phổitim
+ Vòng tuần hoàn lớn(tuần hoàn toàn cơ thể) :
Máu giàu O2 từ tim động mạch chủmao mạch( trao đổi chất + trao đổi khí ) tĩnh
mạch tim

GV mở rộng kiến thức bằng câu hỏi: Nêu ưu điểm của HTH kép và giải thích tại sao
cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn, trong khi động vật có xương sống bậc cao (chim ,thú) có
vòng tuần hoàn kép?
HS nhóm 2 trả lời:
- Ưu điểm: Máu từ cơ quan trao đổi khí về tim và được tim bơm đi, do vậy tạo ra áp
lực đẩy máu đi rất lớn, tốc độ máu chảy nhanh và máu đi được xa => tăng hiệu quả
cung cấp O2 và các chất dinh dưỡng cho tế bào và thải nhanh các chất thải ra ngoài.
- Ở cá, môi trường nước có nhiệt độ tương đương nhiệt độ thân nhiệt của cá→ giảm
nhu cầu năng lượng→ nhu cầu ôxi thấp→ cá có hệ tuân hoàn đơn

17


- Ở chim, thú có nhu cầu năng lượng cao→ cần nhiều ôxi. Máu mang ôxi từ cơ quan
trao đổi khí đến tim. Từ tim máu phân bố khắp cơ thể → tuần hoàn kép giúp tăng áp
lực máu và vận tốc dòng chảy
III. Chiều hướng tiến hóa của HTH
- GV giao bài tập cho các nhóm: Nêu chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn GV gợi ý
HS nêu về tiến hóa của HTH, của tim, khả năng điều phối máu, máu đi nuôi cơ thể
Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành câu hỏi và viết ra giấy A 3 trong 3 phút
-

HS hoạt động theo nhóm, trả lời câu hỏi

Sau 3 phút GV yêu cầu các nhóm chấm chéo: nhóm 2 chấm nhóm 1, nhóm 3 chấm
nhóm 2, nhóm 4 chấm nhóm 3 và nhóm 1 chấm nhóm 4. Mỗi ý đúng cho 5 điểm.
-

Sau khi chấm xong, dành 2 phút cho các nhóm thắc mắc về kết quả chấm


-

Cuối cùng GV giúp HS chốt kiến thức:

-

Chiều hướng tiến hóa của HTH:

+ Từ chưa có hệ tuần hoàn ( động vật đơn bào) → có hệ tuần hoàn hở ( ở giun, thâm
mềm, chân khớp) → hệ tuần hoàn kín ( ở đông vật cơ xương sống)
+ Từ tuần hoàn đơn (ở cá) → tuần hoàn kép ( lưỡng cư, bò sát , chim , thú)
+ Từ tim chưa phân hoá( giun đốt) → tim 2 ngăn(cá) → tim 3 ngăn (lưỡng cư) → tim
4 ngăn ( chim ,thú)
+ Máu đi nuôi cơ thể: từ máu pha ( lưỡng cư) → máu ít pha(bò sát) → máu không pha
( chim, thú)
+ Khả năng điều hoà phân phối máu từ chậm đến nhanh
* Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục đích: Học sinh thực hành ghi nhớ và vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa
học được ở trên để trả lời các câu hỏi luyện tập.
2. Nội dung: HS trả lời được các câu hỏi sau:
1. …… có vai trò như cái bơm hút và đẩy máu
2. Vận chuyển các chất dinh dưỡng từ bộ phận này đến bộ phận khác là chức năng
của….
3. Ở cá máu đi nuôi cơ thể là máu…..

18


4. Hệ tuần hoàn hở không có…..
5. Ở HTH kín máu chảy trong động mạch………

6. Ở thú, máu trong động mạch phổi giàu……
7. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là…..
8. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với HTH hở?
9. Tim cá sấu có … ngăn
10. Tôm, ốc sên, trai có hệ tuần hoàn dạng nào?
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
1. ĐA: tim
2. ĐA: hệ tuần hoàn
3. ĐA: không pha
4. ĐA: mao mạch
5. ĐA: dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
6. ĐA: CO2
7. ĐA: Máu  ĐM  khoang cơ thể  TM  tim
8. ĐA: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc
độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan
nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.
9. ĐA: 4
10. ĐA: Hệ tuần hoàn hở
4. Kỹ thuật tổ chức.
GV đã chuẩn bị 10 câu hỏi được in trên 4 tờ giấy màu khác nhau , yêu cầu 4 nhóm
thảo luận viết câu trả lời ra giấy, sau đó cho các nhóm chấm chéo kết quả
GV chốt đáp án: (Nội dung và đáp án 10 câu hỏi như mục 2,3)
Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng

19


1. Mục đích: giúp HS khắc sâu kiến thức và hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về tuần hoàn máu để giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống, giáo dục long yêu thương con người, lối sống vị tha và đoàn kết

2. Nội dung:
- HS làm việc cá nhân, huy động kiến thức đã học và kiến thức xã hội để trả lời.
Câu 1: Một người đi xét nghiệm thấy lượng hồng cầu ở tĩnh mạch chiếm 44% thể tích,
còn ở động mạch chỉ chiếm 40% thể tích. Hãy cho biết người này có bệnh hay không
và nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên? (hiện tượng này chỉ xảy ra ở vòng tuần
hoàn lớn)
Câu 2: Theo em việc hiến máu có ý nghĩa gì? Nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của
người hay không?
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- HS phải vận dung các kiến thức môn Sinh học, Thể dục, Tin học và xã hội để hoàn
thành câu hỏi
- Hình thành được ý thức giúp đỡ người xung quanh, lối sống vị tha của từng HS.
4. Kỹ thuật tổ chức:
GV đưa câu hỏi cuối bài
YC HS làm bài tập vào vở bài tập
GV giao việc cho HS chuẩn bị cho tiết sau
Nhóm 1: Tìm hiểu một số bệnh về tim
Nhóm 2: Các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch
Nhóm 3: Các biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch
Nhóm 4: Tìm hiểu về các chương trình thực tế giúp đỡ những người bệnh tim liên hệ
với địa phương
HS: Huy động kiến thức Sinh học, Tin học, GDCD, Thể dục và kiên sthuwcs xã hội để
trả lời các câu hỏi.
HS các nhóm hoàn thiện nhiệm vụ được giao, chuẩn bị bài của nhóm bằng PowerPoint

20 tranh ảnh.
hoặc


Phần 2: MỘT SỐ CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH

A. Một số câu hỏi tự luận
Câu 1: Giải thích tại sao cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn, trong khi động vật có xương
sống bậc cao(chim ,thú) có vòng tuần hoàn kép?
Câu 2: Để nâng cao thành tích thi đấu thể dục thể thao, một số vận động viên trước
khi thi đấu chọn vùng núi cao làm địa điểm tập luyện. Cho biết điều này có lợi ích gì
với vận động viên?
Câu 3: Khi chạy nhanh 100m huyết áp tăng rất cao nhưng nếu được nghỉ ngơi trong 1
thời gian ngắn thì huyết áp trở lại bình thường. Giải thích hiện tượng trên ?
Câu 4: Nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút. Giả sử, thời gian nghỉ của tâm
nhĩ là 2,1giây, của tâm thất là 1,5 giây. Tính tỉ lệ về thời gian giữa các pha trong chu kì
tim của loài động vật trên?
Câu 5: Vì sao cơ thể động vật đa bào lớn phải có hệ tuần hoàn?
Câu 6: Một người bị tiêu chảy nặng, lúc này mối quan hệ giữa độ quánh của máu và
huyết áp diễn ra như thế nào? Trong trường hợp này, để đưa huyết áp về trạng thái
bình thường thì bác sĩ thường chỉ định điều trị ngay cho bệnh nhân bằng cách nào?
Giải thích?
Câu 7: Dựa vào kiến về hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ thần kinh của côn trùng em hãy
giải thích tại sao loài gián vẫn có khả năng sống thêm được khoảng 1 tháng không
thức ăn hoặc 2 tuần không nước sau khi bị tách đầu ra khỏi cơ thể?
Câu 8: Tại sao áp lực máu trong hệ tuần hoàn kép cao hơn hệ tuần hoàn đơn?
Câu 9: Tại sao nhịp tim của trẻ sơ sinh có tần số lớn hơn nhiều nhịp tim của người
trưởng thành?
Câu 10: Giải thích vì sao ở những động mạch nhỏ của người không có huyết áp tối đa
và huyết áp tối thiểu giống như ở những động mạch lớn?
Hướng dẫn trả lời
Câu 1: - Ở cá, môi trường nước có nhiệt độ tương đương nhiệt độ thân nhiệt của cá→

21 nhu cầu năng lượng→ nhu cầu ôxi thấp→ cá có hệ tuân hoàn đơn
giảm



- Ở chim, thú có nhu cầu năng lượng cao→ cần nhiều ôxi. Máu mang ôxi từ cơ quan
trao đổi khí đến tim. Từ tim máu phân bố khắp cơ thể → tuần hoàn kép giúp tăng áp
lực máu và vận tốc dòng chảy.
Câu 2: Ở vùng núi cao nồng độ O2 loãng hơn vùng đồng bằng => kích thích tuỷ
xương sản xuất hồng cầu--> số lượng hồng cầu tăng lên--> duy trì được thời gian thi
đấu lâu hơn.
Câu 3: Khi chạy nhanh cần nhiều máu để cung cấp O2 và dinh dưỡng cho tế bào cơ-> tim co bóp mạnh để cung cấp đủ máu--> huyết áp tăng
- Huyết áp tăng cao( kích thích)--> thụ quan áp lực ở máu--> trung khu điều hoà tim
mạch ở hành não--> tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu giãn--> huyết áp trở
lại bình thường
Câu 4: Thời gian của 1 chu kì tim là: 60/25 = 2,4 s. Pha nhĩ co là: 2,4 – 2,1 = 0,3 s.
Pha thất co là: 2,4 – 1,5 = 0,9 s
- Pha giãn chung là: 2,4 – (0,3+ 0,9) = 1,2 giây => Tỉ lệ về thời gian các pha trong chu
kì tim là: 0,3 : 0,9 : 1,2 = 1 : 3 : 4
Câu 5: Một cơ thể động vật đa bào lớn phải có hệ tuần hoàn vì
- Tỉ lệ S/V nhỏ nên sự khuếch tán các chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu
cầu....
- Phần lớn mặt ngoài cơ thể không thấm nước, các khoảng cách bên trong rất lớn gây
khó khăn cho sự khuếch tán các chất
Câu 6: Mối quan hệ: Trong trường hợp bệnh nhân bị mất nước nhiều do tiêu chảy
nặng. Lúc này lượng nước trong máu mất đi nhanh với lượng lớn làm cho thể tích máu
giảm mạnh, máu bị cô đặc lại làm cho độ quánh tăng nhưng do thể tích máu giảm
mạnh trong thành mạch dẫn đến lực tác động của máu lên thành mạch giảm vì vậy
huyết áp giảm.
* Bác sĩ thường chỉ định truyền dịch (nước và chất điện giải) cho bệnh nhân này do:
- Truyền nước giúp bổ sung lượng nước trong máu đã mất, giúp đưa thể tích máu trở
về trạng thái ban đầu.

22



- Trong nước có chất điện giải giúp bổ sung lượng chất điện giải trong huyết tương đã
mất nhiều qua tiêu chảy, giúp đưa áp suất thẩm thấu của máu về trạng thái bình thường
và tái hấp thu nước…
Câu 7: Gián có hệ tuần hoàn hở nên áp lực máu thấp, khi mất đầu máu không bị trào
ra, ít mất máu. Máu không có sắc tố hô hấp nên không có nhiệm vụ mang ôxi đến cho
các tế bào.
- Gián hô hấp bằng hệ thống ống khí thông với bên ngoài qua lỗ thở trên thành bụng
nên khi mất đầu, hô hấp vẫn diễn ra, các tế bào vẫn được cung cấp ôxi để hoạt động.
- Gián có hệ thần kinh chuỗi hạch: các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể cho phép
loài này bay, nhảy và phản ứng với tác động bên ngoài ngay cả khi ko có đầu.
- Vài tuần sau gián mới chết vì nhiễm trùng hoặc đói, khát--> nên nó có thể sống thêm
1 thời gian khi mất đầu.
Câu 8: Áp lực máu trong hệ tuần hoàn kép cao hơn hệ tuần hoàn đơn vì
- Tim của các loài trong hệ tuần hoàn kép hoàn thiện hơn, khả năng co bóp mạnh hơn
- Trong hệ tuần hoàn kép, máu sau khi trao đổi khí ở cơ quan hô hấp được quay về tim,
nhận lực co bóp từ tim rồi mới đi đến các cơ quan để trao đổi chất
Câu 9:
- Trẻ sơ sinh có kích thước cơ thể nhỏ -> Tỉ lệ S/V lớn -> Mất nhiều nhiệt -> Chuyển
hóa nhanh -> Nhu cầu trao đổi chất cao -> Nhịp tim cao.
- Thành tim mỏng, áp lực yếu -> Mỗi lần co bóp tống máu đi ít -> Nhịp tim nhanh
- Cơ thể đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh -> Trao đổi chất mạnh ->
Lượng máu đến các cơ quan tăng -> Tim đập nhanh.
Câu 10: Ở những động mạch nhỏ của người không có huyết áp tối đa và huyết áp tối
thiểu giống như ở những động mạch lớn vì
- Ở các động mạch nhỏ không có huyết áp tối đa và tối thiểu vì: Các động mạch nhỏ ở
xa tim, nhờ sự đàn hồi của thành các động mạch lớn nên khi máu tới các động mạch
nhỏ không còn phụ thuộc vào nhịp co bóp của tim


23


- Ở các động mạch lớn có huyết áp tối đa và tối thiểu vì: Các động mạch lớn ở gần tim,
khả năng đàn hồi của thành động mạch có hạn nên áp lực máu trong các động mạch
lớn phụ thuộc nhiều vào nhịp co bóp của tim.
B. Một số câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Nhịp tim trung bình là
A. 75 lần/phút ở người trưởng thành, 100  120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
B. 85 lần/ phút ở người trưởng thành, 120  140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
C. 75 lần/phút ở người trưởng thành, 120  140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
D. 65 lần/phút ở người trưởng thành, 120  140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
Câu 2: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
C. Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
Câu 3: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát ( trừ cá sấu) có sự pha máu?
A. Vì chúng là động vật biến nhiệt.
B. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.
C. Vì tim chỉ có 2 ngăn.
D. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.
Câu 4: Diễn biến của hệ tuần hoàn nhỏ diễn ra theo thứ tự nào?
A. Tim  Động mạch phổi giàu O2  Mao mạch phổi Tĩnh mạch phổi giàu CO2 
Tim.
B. Tim  Động mạch phổi giàu CO2  Mao mạch phổi Tĩnh mạch phổi giàu O2 
Tim.
C. Tim  Động mạch phổi ít O2  Mao mạch phổi Tĩnh mạch phổi giàu CO2 
Tim.


24


D. Tim  Động mạch phổi giàu O2 Mao mạch phổi  Tĩnh mạch phổi có ít CO2
 Tim.
Câu 5 : Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
1)

Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch

2)

Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất

3)

Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch

4)

Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp

A.

1

B. 2

C. 3


D. 4

Câu 6: Có bao nhiêu phát biểu sau đúng khi nói về hoạt động của hệ mạch?
I. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
II. Khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm.
III. Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết
diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
IV. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch
A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 7: Ở người chu kì tim có 3 pha, pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất, pha giãn chung
và có tỉ lệ là 1:3:4. Một em bé có nhịp tim là 80 lần/phút. Thời gian pha co tâm thất là
A. 0,225 s.

B. 0,28125 s.

C. 0,375 s.

D. 0,5 s.

Câu 8: Có bao nhiêu phát biểu sai?
I. Ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể
II. Càng xa tim huyết áp càng tăng, tốc độ máu chảy càng lớn

III. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp
giảm
IV. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, cực tiểu lúc tim dãn
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

25 9: Khi nói về hệ tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu đúng?
Câu


×