Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Hoạt động nghiên cứu và phát triển của một số công ty xuyên quốc gia tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.72 KB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

BÙI VĂN VIỆT

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

BÙI VĂN VIỆT

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TẠI
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số : 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm
giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trƣờng.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Kim
Anh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, định hƣớng và giúp đỡ tôi về chuyên môn
trong suốt thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn tập thể các thầy cô giáo trong phòng Đào tạo,
trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân,
những ngƣời luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập,

nghiên cứu và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện, luận văn khó tránh khỏi
những sai sót, rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn
đọc để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ..................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG R&D CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
.................................................................................................................................. 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước.....................................................4
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước....................................................6
1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động R&D của các công ty xuyên quốc gia
............................................................................................................................... 8
1.2.1. Tổng quan về các công ty xuyên quốc gia................................................8
1.2.2. Khái quát về hoạt động R&D của các công ty xuyên quốc gia...............25
1.2.3. Vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp.................................. 30
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 43
2.1. Qui trình nghiên cứu..................................................................................... 43
2.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 44
2.2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................ 44
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 45
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG R&D CỦA MỘT SỐ CÔNG TY
XUYÊN QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM................................................................... 47
3.1. Yếu tố thu hút hoạt động R&D của một số TNCs vào Việt Nam..................47

3.1.1 Chính sách của Nhà nước đối với sự phát triển R&D của các công ty
xuyên quốc gia tại Việt Nam............................................................................. 47
3.1.2. Trình độ nguồn nhân lực của Việt Nam.................................................. 57
3.1.3. Qui mô thị trường................................................................................... 60
3.2. Phân tích hoạt động R&D của các TNCs tại Việt Nam................................ 62


3.2.1. Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam.............................62


3.2.2. Hoạt động R&D của một số công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam.........68
3.2.3. Lĩnh vưc hoạt động của R&D................................................................. 74
3.3. Một số thuận lợi và hạn chế khi thu hút R&D của các công ty xuyên quốc
gia tại Việt Nam................................................................................................... 76
3.3.1. Thuận lợi................................................................................................ 76
3.3.2. Hạn chế khi thu hút R&D của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam 77

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC ĐẨY
MẠNH R&D TRONG DOANH NGHIỆP.............................................................. 81
4.1. Bối cảnh........................................................................................................ 81
4.1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam...................................................................... 81
4.1.2. Định hướng............................................................................................ 85
4.2. Một số hàm ý đối với Việt Nam trong việc đẩy mạnh R&D của doanh nghiệp
............................................................................................................................. 88
4.2.1.Thu hút R&D của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam..................88
4.2.2 Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam để tận dụng cơ hội từ
hội nhập kinh tế quốc tế................................................................................... 90
4.2.3 Phát triển nguồn lực................................................................................ 95
4.2.4 Đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư........98
4.2.5. Tái cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng

suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh.......................................... 99
4.2.6. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN.........................101
4.3. Kiến nghị....................................................................................................101
KẾT LUẬN...........................................................................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................106


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt
1

ĐMCN

2

DN

3

FDI (Foreign Direct Investment)

4

KH&CN

5


KH&ĐT

6

MNC (Multinational corporation)

7

ODA (Official Development Assistance)

8

R&D (Research & Development)

9

TNC (Transnational corporation)

10

TNDN

11

12

TPP (Trans-Pacific
Partnership Agreement)
UNCTAD (United Nations Conference
on Trade and Development)


13

WTO (World Trade Organization)

14

XTĐT


i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

1

Bảng 1.1

2

Bảng 3.1

3

Bảng 3.2


4

Bảng 3.3

5

Bảng 3.4

6

Bảng 3.5

7

Bảng 4.1

ii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT
1
2

iii


PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ một đất nƣớc đói nghèo và lạc hậu, đến nay Việt Nam đã trở thành quốc
gia đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Từ một nền kinh tế khép kín, tập
trung quan liêu bao cấp, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế năng động, vận
hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Với chủ trƣơng “chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế” đã đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Tiến trình hội nhập quốc tế đã có những tác động to lớn, nhiều mặt đến thế và lực
của Việt Nam trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập
cho ngƣời dân; tạo sức ép và điều kiện để hoàn thiện thể chế kinh tế; nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Sau hơn 25 năm thu hút vốn
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến rất
tích cực. Thực tế đã cho thấy, vốn FDI đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của
mình đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Các nguồn vốn FDI
này phần lớn thông qua các công ty xuyên quốc gia. Sự hiện diện của các TNCs
đồng nghĩa với việc cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế. Nguồn
vốn FDI luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tƣ của nền kinh tế quốc dân.
Đồng thời, các TNCs đã đóng góp phần tích cực trong việc thực hiện sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Với lợi
thế của mình về nhiều vốn kỹ thuật hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến và mạng lƣới
thị trƣờng rộng lớn các TNCs luôn tích cực đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhằm tối đa hoá
lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu.
Các TNCs ngày nay đã và đang phát triển mạnh mẽ với quy mô toàn cầu. Không
những các công ty này đầu tƣ vào các nƣớc phát triển, mà họ còn đầu tƣ vào các nƣớc
đang phát triển. Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã đón nhận làn sóng đầu tƣ và kinh
doanh mạnh mẽ từ các công ty xuyên quốc gia, với mục đích khai thác thị trƣờng mới
tiềm năng. Do vậy để tạo ra sự thành công khi vào Việt Nam, những sản phẩm về dịch
vụ, hàng hóa, tài chính...luôn đƣợc nghiên cứu cụ thể, chi tiết để có sự phù hợp với văn
hóa tiêu dùng cũng nhƣ các chính sách của Việt Nam.
1



Để các TNCs thành công trong việc đầu tƣ và hiệu quả trong kinh doanh tới
các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thì hoạt động nghiên
cứu và phát triển (R&D) đang trở nên thiết thực cho mỗi TNCs. Và Việt Nam cần
làm gì để tạo ra môi trƣờng đầu tƣ lý tƣởng cho các TNCs trong bối cảnh hội nhập
quốc tế, phù hợp với hoạt động R&D của các TNCs.
Trong bối cảnh ấy, việc lựa chọn để tài: " Hoạt động nghiên cứu và phát triển
của một số công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam" là thực tiễn cho luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu :

Mục đích chung: Nghiên cứu thực trạng hoạt động R&D của TNCs tại Việt Nam
nhằm đề xuất giải pháp tăng cƣờng thu hút FDI cho R&D của TNCs vào Việt Nam
Mục tiêu cụ thể :
(i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động R&D của TNCs tại Việt Nam.
(ii)

Nghiên cứu thực trạng hoạt động R&D của TNCs tại Việt Nam nhằm phát hiện

những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đang tồn tại.

(iii) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút hoạt động R&D của TNCs
vào Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nhƣ trên, đề tài sẽ đi sâu thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu:
+


Tổng quan tình hình nghiên cứu để hệ thống hóa cơ sở khoa học của hoạt

động R&D.
+

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích dữ liệu thứ cấp về thực trạng hoạt động

R&D của một số công ty xuyên quốc gia, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm.

+

Tổng quan tình hình hoạt động R&D của các TNCs tại Việt Nam, qua đó

đƣa ra đƣợc những hàm ý để đầy mạnh R&D các doanh nghiệp trong nƣớc.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện và tính cấp thiết của chủ đề nghiên
cứu, các câu hỏi nghiên cứu mà luận văn đặt ra gồm:
(1)

Các vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về R&D là gì?

2


(2)

Thực trạng hoạt động R&D của TNCs tại Việt Nam nhƣ thế nào?

(3)
Việt Nam cần giải pháp nào nhằm thúc đẩy R&D của công ty xuyên

quốc gia ?

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động R&D của TNCs tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động R&D của TNCs tại Việt
Nam trong giai đoạn 2005-2015
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp để phân tích
lý luận và luận giải thực tiễn nhƣ phép duy vật biện chứng của Mác-Lênin, phƣơng
pháp lấy ý kiến chuyên gia, phân tích tổng hợp và so sánh, mô hình hóa…
Nguồn số liệu đƣợc lấy từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động kinh doanh
tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 - 2015, số liệu từ tổng cục thống kế, nguồn dữ
liệu của worldbank, case study của các công ty đa quốc gia.
Phƣơng pháp nghiên cứu này, sẽ đƣợc tác giả trình bày chi tiết trong chƣơng 2.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, thì luận văn có 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động
R&D của công ty xuyên quốc gia
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Phân tích hoạt động R&D của một số công ty xuyên quốc gia tại Việt
Nam
Chƣơng 4. Một số hàm ý đối với Việt Nam trong việc đẩy mạnh R&D của doanh nghiệp

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG R&D CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN
QUỐC GIA
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hoạt động R&D hiện nay đƣợc các doanh nghiệp tập trung và đầu tƣ mạnh

mẽ, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của công ty. Sự tập trung này thể hiện
trong việc đầu tƣ lớn trong những năm trở lại đây. Vì vậy hoạt động R&D đã thu
hút đông đảo các nhà khoa học tham gia nghiên cứu. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu
khoa học, các hội thảo, công trình trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam về R&D đƣợc
công bố, có thể chia làm các nhóm cơ bản nhƣ sau: các công trình nghiên cứu ngoài
nƣớc và các công trình nghiên cứu trong nƣớc.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, Việt Nam có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu
liên quan đến hoạt động R&D của các doanh nghiệp. Nhƣ trong công trình "Nghiên
cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động
R&D của các MNCs Nhật vào Việt Nam" Nguyễn Thị Trang (2016) luận văn đã
đƣa ra các lý luận và khái niệm về hoạt động R&D của các công ty đa quốc gia, và
nghiên cứu chi tiết về các hoạt động R&D của các công ty đa quốc gia Nhật Bản
vào Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến
quyết định phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật tại Việt Nam. Và đề tài
cũng đƣa ra đƣợc giải pháp trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài gắn với R&D. Đề
tài này có hạn chế chỉ đƣa ra đƣợc hoạt động R&D từ các công ty của Nhật mà
chƣa phân tích chung cho các công ty nƣớc ngoài khác một các sâu rộng.
Đề tài " Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các
doanh nghiệp Việt Nam" Hoàng Văn Tuyên (2009) đã chỉ ra đƣợc khái niệm của
hoạt động R&D và đổi mới công nghệ, chỉ ra vai trò của hoạt động R&D đối với
doanh nghiệp, các cách thức tiến hành hoạt động R&D của doanh nghiệp. Từ đó, đề
tài phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp các yếu tố

4


bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, phân tích thực trạng hoạt động khoa học và
công nghệ tại các doanh nghiệp ở Việt Nam và đƣa ra một số kiến nghị đề xuất cho
việc thu hút hoạt động này tại Việt Nam. Tuy nhiên trong đề tài này chỉ đề cập đến

hoạt động R&D của các doanh nghiệp Việt Nam, mà không phân tích cụ thể các
hoạt động R&D của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam.
Nghiên cứu về R&D doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đề tài " Hoàn thiện
chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Cần Thơ" Bùi Hồng Xa ( 2014) đƣa
ra một số vấn đề lý luận chung về hoạt động R&D nhƣ khái niệm và phân loại, đặc
điểm của hoạt động R&D. Luận văn chỉ ra rằng hoạt động R&D là sự tìm tòi, khám
phá mang tính sáng tạo những vấn đề mà ngƣời nghiên cứu chƣa biết vì vậy mà đặc
trƣng của nó bao gồm tính mới, tính tin cậy, tính thông tin, tính khách quan, tính rủi
ro, tính kế thừa. bên cạnh đó, luận văn còn chỉ ra thực trạng hoạt động R&D của các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Cần Thơ từ đó đƣa ra các chính sách
nhằm túc đẩy sự phát triển của hoạt động này.
Ngày 17/5/2015, Thaco đã tổ chức chƣơng trình Hội thảo Khoa học với chuyên
đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động R&D tại Thaco”. Hội thảo đƣợc tổ chức
với mục tiêu định hƣớng mô hình phù hợp cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản
phẩm (R&D) của Thaco, tạo mối liên kết hợp tác giữa Thaco với các đối tác có năng
lực, các trƣờng đại học, viện nghiên cứu và các nhà khoa học trong nƣớc nhằm chung
tay phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Trong hội thảo này, đã đƣa ra những
kinh nghiệm và các vấn đề cốt lõi liên quan đến hoạt động nghiên cứu và phát triển
R&D; một số mô hình R&D tiêu biểu, và chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động R&D
của một số doanh nghiệp. Đồng thời, các thành viên cũng đã thảo luận nhằm giải quyết
các vấn đề còn tồn tại; cũng nhƣ chia sẻ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm hữu ích, thiết
thực để định hƣớng và đẩy mạnh hoạt động R&D của Thaco trong thời gian tới. Tuy
nhiên hội thảo chỉ đƣa ra đƣợc trong ngành

ô
tô, còn các lĩnh vực khác chỉ mang tính chất tham khảo và chia sẻ kinh
nghiệm.

5



1.1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước.
Đối với công trình nƣớc ngoài có rất nhiều bài phân tích sâu về R&D, nhƣ bài
"The Economic Growth Effect of R&D Activity in Korea* (Jin Woong Kim, 2011) đã
phân tích chuyên sâu sự tác động của R&D đối với sự phát triển kinh tế Hàn Quốc giai
đoạn từ năm 1976 - 2009. Trong bài này tác giả đã sử dụng hàm Cobb-Douglas cho sự
phân tích tác động của R&D đến sự phát triển kinh tế. Tác giả đã sử dụng các yếu tố
nhƣ đầu tƣ, vốn, lao động và hoạt động R&D tác động động đến nền kinh tế, qua đó
phân tích sau về các yếu tố này ảnh hƣởng đến nền kinh tế nhƣ thế nào. Đối với yếu tố
R&D, tác giả phân tích sự đầu tƣ cho R&D nhƣ viện nghiên cứu, các trƣờng đại học
và các hãng sản xuất, thƣơng mại từ năm 1976 đến năm 2008. Từ số liệu phân tích tác
giả đã đƣa ra đƣợc R&D tác động nhƣ thế nào đến sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
Công trình nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, thống kê cho
hàm kinh tế, cho ra kết quả chính xác. Công trình này của tác giả đã cho ngƣời đọc
thấy đƣợc vai trò và tác động của R&D nhƣng chƣa cho thấy đƣợc tình hình hoạt
động R&D của các doanh nghiệp nhƣ thế nào.
Tạp chí kinh doanh Journal of Business, Economics & Finance ISSN: 21467943 có bài viết " the effect of R&D expenditure (investments) on firm value: case of
Istanbul stock exchange" của hai tác giả Pinar Basgoze và H. Cem Sayin viết về tác
động đầu tƣ cho R&D đối với giá trị công ty và trƣờng hợp cụ thể là thị trƣờng chứng
khoán Istanbul. Bài viết đƣa ra phân tích sâu sắc sự đầu tƣ cho R&D đối với giá trị của
một công ty nhƣ thế nào. Trong bài phân tích này tác giả sử dụng hàm kinh tế với giá
trị công ty là tổng và R&D là một yếu tố trong hàm. Trƣờng hợp cụ thể tác giả đƣa ra
chính là đầu tƣ R&D tác động đến giá trị của chứng khoán Istanbul nhƣ thế nào. Tuy
nhiên, bài báo này cũng giông nhƣ nghiên cứu trên là sử dụng hàm để chỉ sự tác động
của R&D đến hàm giá trị nhƣ thế nào mà chƣa đƣa ra đƣợc cách thức hoạt động R&D
để tạo nên giá trị của công ty. Bài viết cho ngƣời đọc thấy đƣợc hàm giá trị với yếu tố
tác động là R&D, ảnh hƣởng của nó đến chứng khoán Istanbul nhƣ thế nào.

Trong bài phân tích" Attracting R&D Of Multinational Companies In The

Czech Republic" Jose Guion Worldbank 2013 đã nói về thu hút R&D của các công

6


ty đa quốc gia tại Cộng hòa Séc. Bài phân tích chuyên sâu về thu hút R&D từ các
công ty đa quốc gia tại Cộng hòa Séc, phân tích các chính sách đƣa ra và thực tiễn
thực hiện nhƣ thế nào để hiểu quả, qua đó thu đƣợc những kết quả và bài học gì từ
những chính sách này. Và tác giả đƣa ra quan điểm việc thu hút R&D cũng quan
trọng nhƣ thu hút FDI vào đất nƣớc, là một trong những yếu tố quan trọng để phát
triển công nghệ cao và tăng trƣởng nền kinh tế. Trong bài phân tích, tác giả sử dụng
phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh để cho thấy tầm quan trọng của R&D
qua đó đƣa ra những giải pháp và kiến nghị đối với chính phủ trong việc thu hút
R&D. Tuy nhiên trong bài này, tác giả chƣa đƣa ra đƣợc các yếu tốc để thúc đẩy
R&D tại Cộng hòa Séc cũng nhƣ thực tế hoạt động R&D nhƣ thế nào của các công
ty xuyên quốc gia.
Ngoài ra ra có một số nghiên cứu về phân loại R&D nhƣ Darius Mahdjoubi
(2009) phân tích và chỉ ra có 4 loại R&D là loại R&D chuỗi các hoạt động (R&D as
a Set of Activities); loại R&D nhƣ mô hình đổi mới (R&D as a Paradigm of
Innovation); loại R&D là một đối ứng cho thiết kế và phát triển (R&D as a
Counterpart for Design and Development D+D) và loại R&D là nguồn của các ý
tƣởng (R&D as a Source of Idea). Tác giả cũng phân tích cụ thể từng loại R&D để
đƣa ra cái nhìn đa chiều về các loại R&D đƣợc đề cập. Kuemmerle (1997) đã phân
chia hoạt động đầu tƣ vào R&D của các TNCs thành 2 loại là R&D khai thác
( Home-base exploiting) và R&D mở rộng ( Home-base augumenting). R&D khai
thác: các TNCs tập trung vào việc củng cố những hoạt động R&D có sẵn ở những
thị trƣờng nƣớc ngoài và trung tâm của quá trình sáng tạo vẫn đƣợc đặt ở nƣớc đầu
tƣ. Những phòng thí nghiệm R&D tại nƣớc ngoài chỉ đóng một vai trò phụ trợ đối
với tổng công ty. R&D mở rộng diễn ra khi các TNCs tìm kiếm những tri thức sẵn
có ở những vị trí đặc biệt và bên ngoài quốc gia, khi đó các trung tâm R&D nƣớc

ngoài tham gia vào cả quá trình sang tạo của các công ty bằng cách đóng góp những
giá trị sẵn có cho nền tảng tri thức của công ty.
Cũng trong phần phân loại R&D này, Satoshi Shimizutani và Yasuyuki Todo
(2008) lại có cách phân chia hoạt động đầu tƣ và R&D của các TNCs thành R&D

7


sáng tạo (innovative R&D) và R&D ứng dụng (adaptive R&D). R&D sáng tạo hay
còn gọi là R&D tìm kiếm nguồn tri thức: với hình thức R&D này, các TNCs muốn
tiếp thu những công nghệ, kỹ năng và năng lực của nƣớc ngoài. Hoạt động phân tán
R&D này hầu nhƣ sẽ đƣợc các TNCs chú ý tại các nƣớc phát triển, nơi có thể tìm
và tiếp thu đƣợc những công nghệ hiện đại và kỹ năng chuyên nghiệp. R&D ứng
dụng hay còn gọi là R&D định hƣớng thị trƣờng: các TNCs muốn ứng dụng các
sản phẩm và sản xuất cho phù hợp với luật lệ, điều kiện và yêu cầu của nƣớc đầu
tƣ. Hoạt động phân tán R&D ở hình thức này sẽ đƣợc các TNCs chú trọng hơn tại
các nền kinh tế mới nổi hay các quốc gia đang phát triển để có thể tận dụng, ứng
dụng vào thị trƣờng này một cách dễ dàng hơn.
1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động R&D của các công ty xuyên quốc gia

1.2.1. Tổng quan về các công ty xuyên quốc gia
1.2.1.1.Khái niệm về công ty xuyên quốc gia:
Sự phát triển liên tục của công ty xuyên quốc gia về quy mô, cơ cấu tổ chức,
phƣơng thức sở hữu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay đã làm nảy sinh
rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về công ty xuyên quốc gia. Mặc dù
đều thừa nhận rằng các công ty xuyên quốc gia phải là những công ty độc quyền
lớn, hoạt động trên phạm vi quốc tế và có thể gọi là công ty xuyên quốc gia hay
công ty đa quốc gia tuỳ theo tiến trình phát triển nhận thức chung về loại hình công
ty này. Tuy nhiên trên thế giới vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về công ty xuyên
quốc gia.

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng trên thị trƣờng quốc tế đã và đang tồn tại
nhiều loại công ty khác nhau. Cụ thể là:
Công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation) là công ty tƣ
bản độc
quyền mà tƣ bản sở hữu (vốn) của một nƣớc (cũng có nghĩa là mang quốc tịch của
một nƣớc nhất định), thực hiện kinh doanh ở nƣớc ngoài bằng hình thức thiết lập
các công ty, các xí nghiệp phụ thuộc vào nó. Ví dụ, công ty Sony là một tập đoàn tƣ
bản Nhật Bản. Trong quá trình kinh doanh, nó từng bƣớc thực hiện việc xây dựng

8


các chi nhánh ở các nƣớc Đông, Đông Nam Á và một số nƣớc khác thì đó là một
công ty xuyên quốc gia.
-

Công ty đa quốc gia (Multinational Corporation) cũng là công ty tƣ bản

độc quyền thực hiện thiết lập các chi nhánh ở nƣớc ngoài để tiến hành các hoạt
động kinh doanh quốc tế, nhƣng khác với công ty xuyên quốc gia ở chỗ tƣ bản
thuộc sở hữu của công ty mẹ là của hai hoặc nhiều nƣớc. Ví dụ: công ty mẹ “Royal
Ducth/Shell Group” và công ty mẹ “Unilever” có vốn sở hữu của các chủ tƣ bản
Anh và Hà Lan (tài sản tƣơng ứng là 111,543 tỷ USD và 46,922 tỷ USD), công ty
mẹ “Fortis” thuộc sở hữu của Bỉ và Hà Lan (tài sản 177 tỷ USD) là những công ty
mẹ đã thiết lập hàng trăm chi nhánh ở nhiều nƣớc trên thế giới. Vì sở hữu của công
ty thuộc chủ tƣ bản của hai nƣớc, do đó ngƣời ta gọi chúng là công ty thuộc dạng
công ty đa quốc gia, hay còn gọi là công ty liên quốc gia, công ty siêu quốc gia.
Nhƣ vậy, quan niệm này có sự phân định rõ hai loại hình công ty hoạt động
trên phạm vi quốc tế. Đó là công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia. Sự phân định này
chủ yếu căn cứ vào vốn của công ty thuộc sở hữu của chủ tƣ bản một nƣớc hay nhiều

nƣớc và từ đó liên quan đến tập đoàn lãnh đạo quản lý công ty. Nếu là công ty xuyên
quốc gia thì tập đoàn lãnh đạo quản lý công ty thuộc về các nhà tƣ bản của một nƣớc.
Còn nếu là công ty đa quốc gia thì hội đồng quản trị lãnh đạo công ty gồm các nhà tƣ
bản có cổ phần ở nhiều nƣớc khác nhau. Sự phân định về những tiêu chuẩn này chủ
yếu vẫn căn cứ vào công ty mẹ chứ không căn cứ vào công ty hoặc xí nghiệp chi
nhánh. Ví dụ: Exxon là công ty mẹ mà vốn của nó thuộc về các nhà tƣ bản có quốc tịch
Mỹ (tổng tài sản trên 80 tỷ USD). Công ty Exxon đã thực hiện việc mở rộng thị trờng
quốc tế, thiết lập nhiều chi nhánh ở các nƣớc khác nhau mà chúng ta gọi nó là công ty
xuyên quốc gia. Khi công ty thiết lập chi nhánh ở nƣớc ngoài, thực hiện liên doanh với
các doanh nghiệp nƣớc chủ nhà, trong hội đồng quản trị của xí nghiệp chi nhánh có các
nhà quản lý ngƣời địa phƣơng, thậm chí thuê các nhà quản lý của một nƣớc thứ ba,
nguồn vốn có thể thuộc quyền sở hữu của hai, ba nƣớc vẫn không làm thay đổi tính
chất công ty xuyên quốc gia của công ty mẹ. Ngƣời ta không gọi nó là công ty đa quốc
gia vì theo cơ chế tổ chức, các

9


công ty chi nhánh tuy có sự độc lập tƣơng đối nhƣng vẫn phụ thuộc vào công ty mẹ
và chịu sự chi phối của công ty mẹ ở mức độ khác nhau.
Sự phân định nhƣ trên về công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia có tính hợp
lý nhất định, đã coi trọng tiêu chuẩn tƣ bản sở hữu vì đây là tiêu chuẩn có ý nghĩa
quyết định đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của một công ty.
Có một vấn đề cần chú ý ở đây là trong số 500 công ty lớn nhất thế giới hiện
nay chỉ có 3 công ty là thuộc sở hữu của các nhà tƣ bản ở hai nƣớc. Số còn lại, 497
công ty (99,4% tổng số công ty) thuộc sở hữu của tƣ bản chỉ của một nƣớc. Không
có công ty nào thuộc sở hữu của ba nƣớc trở lên. Điều đó có nghĩa là tính chất “đa
quốc gia” của các công ty mẹ là rất thấp. Mặt khác, dùng thuật ngữ “đa quốc gia”
chỉ mới phản ánh tính bề ngoài nhiều hơn, vả lại dễ gây cho ngời ta hiểu lầm về sự
bình đẳng giữa các quốc gia trong một công ty, mà trên thực tế sự bình đẳng này lại

phải dựa trên sức mạnh kinh tế với tiền đề là số tƣ bản sở hữu. Đó là điều chƣa hợp
lý trong sự phân định này.
Ý

kiến thứ hai cho rằng chỉ có một loại công ty hoạt động trên thị trờng quốc

tế. Đó là công ty quốc tế (International Corporation) hoặc còn gọi là công ty toàn
cầu (Global Corporation), trong đó bao gồm cả các công ty xuyên quốc gia, đa quốc
gia và siêu quốc gia. Các tác giả này không quan tâm đến nguồn gốc tƣ bản sở hữu
cũng nhƣ quốc tịch của công ty, đồng thời cũng không phân biệt bản chất quan hệ
sản xuất của quốc gia mà công ty đó xuất thân. Họ chỉ quan tâm về mặt hoạt động
sản xuất, kinh doanh quốc tế. Quan niệm nhƣ trên đơn giản dễ hiểu, mang tính phổ
thông, phù hợp với xu hƣớng quốc tế hoá đời sống kinh tế hiện nay. Nhƣng quan
niệm này có nhƣợc điểm mới chỉ căn cứ vào hiện tƣợng bên ngoài, chƣa đi sâu vào
bản chất của sự vật, đồng thời bỏ qua tính lịch sử trong sự phát triển.
Ý

kiến thứ ba cũng gần giống ý kiến thứ hai. Các tác giả thuộc trƣờng phái này

(chủ yếu là các chuyên gia của Liên Hợp Quốc) cho rằng mặc dù trên thế giới đã tồn tại
nhiều loại công ty hoạt động không chỉ trong phạm vi biên giới quốc gia mà trên phạm
vi quốc tế. Song trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế nhƣ hiện nay thì xu
hƣớng xuyên quốc gia hóa trong sản xuất kinh doanh là một xu hớng

10


phổ biến. Hiện tƣợng công ty của một quốc gia trong những điều kiện nhất định vƣợt biên giới quốc gia thực hiện thiết lập các mạng lƣới sản xuất, kinh doanh ở các
nƣớc khác dƣới hình thức 100% vốn của mình, hoặc liên minh tƣ bản nhiều nƣớc
đã trở thành một hiện tƣợng đặc trƣng của kinh doanh quốc tế và là nét phổ biến

đối với tất cả các loại nƣớc. Vì vậy, các tác giả này đã gọi chung tất cả các công ty
hoạt động trên phạm vi quốc tế hiện nay, dù của các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa hay xã
hội chủ nghĩa, là công ty xuyên quốc gia.
Các công ty xuyên quốc gia là những công ty của một quốc gia thực hiện sự
bành trƣớng quốc tế bằng cách thiết lập hệ thống chi nhánh ở nƣớc ngoài để tiến
hành hoạt động sản xuất, kinh doanh quốc tế. Quan niệm nhƣ vậy về cơ bản là đúng
vì đã phản ánh đƣợc hiện thực của sự phát triển sản xuất kinh doanh quốc tế hiện
nay, mặt khác cũng phản ánh đƣợc tính lịch sử phát triển của công ty xuyên quốc
gia (từ công ty quốc gia chuyển thành xuyên quốc gia). Đồng thời dùng chung một
thuật ngữ “xuyên quốc gia” để chỉ tất cả các công ty hoạt động trên phạm vi quốc tế
sẽ khắc phục đƣợc tính phức tạp không cần thiết về khái niệm đã tồn tại nhiều năm.
Hiệu quả tối ƣu nhằm thu đƣợc lợi nhuận độc quyền cao. Năm 1998, trong
Báo cáo đầu thế giới 1998, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã nêu định nghĩa về
công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation) cụ thể hơn nhƣ sau: Các công
ty xuyên quốc gia là những công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn bao gồm các
công ty mẹ và các chi nhánh nƣớc ngoài của chúng. Các công ty mẹ đƣợc định
nghĩa nhƣ là các công ty mà việc kiểm soát tài sản của các thực thể kinh tế khác ở
nƣớc ngoài thƣờng đƣợc thực hiện thông qua việc góp vốn tƣ bản cổ phần của
chúng. Mức góp vốn cổ phần với 10% hoặc cao hơn, các loại cổ phiếu thƣờng hoặc
cổ phiếu có quyền biểu quyết đối với loại công ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc tƣơng
đƣơng với công ty trách nhiệm vô hạn thƣờng đƣợc xem nhƣ là ngƣỡng đối với
quyền kiểm soát tài sản của các công ty khác.
Tóm lại, công ty xuyên quốc gia – công ty mẹ phải là công ty cƣ trú ở một
nƣớc nhất định, với các chủ sở hữu của một quốc gia nhất định đƣợc gọi là Parent
Company. Công ty đó tiến hành đầu tƣ, hoạt động thƣơng mại ở nƣớc ngoài, có thể

11


là trực tiếp hoặc thông qua hệ thống chi nhánh đƣợc gọi là Foreign Affiliate. Các

chi nhánh – công ty con có thể là công ty 100% vốn của công ty mẹ chuyển đến
hoặc có tỷ lệ vốn do công ty mẹ góp vào ít hơn nếu là liên doanh với các đối tác của
nƣớc sở tại. Nếu thực hiện liên doanh, khả năng bành trƣớng, chi phối thị trƣờng
của công ty sẽ lớn hơn. Giữa công ty mẹ và công ty con có rất nhiều mối quan hệ,
trƣớc tiên là về tài chính, công nghệ và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, nhãn hiệu…
Nói chung công ty xuyên quốc gia để chỉ tất cả các công ty hoạt động trên
phạm vi quốc tế là hợp lý vì nó không chỉ nêu đƣợc đặc trƣng kinh tế nổi bật của
công ty trong thời đại quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay,
phản ánh đúng tính chất hoạt động của công ty trong thực tế, mà còn thể hiện rõ bản
chất cốt lõi của nền sản xuất xã hội. Đó là quyền sở hữu thuộc về ai và ai là ngƣời
quyết định, chi phối toàn bộ giá trị tƣ bản đƣợc sở hữu đó, đƣợc tập trung tại đó
(cũng nhƣ số lợi nhuận đƣợc sinh ra từ nguồn tƣ bản đó). Chỉ có công ty mẹ có
quốc tịch rõ ràng chi phối tổng số tƣ bản khổng lồ đƣợc tập trung trong công ty,
còn các công ty con, các cổ đông đông đảo ở khắp nơi trên thế giới chỉ là ngƣời góp
vốn kinh doanh kiếm lời, không có tiếng nói quyết định về phƣơng hƣớng hoạt
động chiến lƣợc của công ty. Tính xuyên suốt của việc chi phối quyền sở hữu công
ty thể hiện hợp lý bản chất nội dung phạm trù xuyên quốc gia trong định nghĩa về
công ty xuyên quốc gia. Tuy nhiên, để nêu đƣợc một khái niệm bao quát cả về
nguồn gốc và bản chất của công ty xuyên quốc gia phải xuất phát từ sự vận động
lịch sử của hình thái tế bào của quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa trong giai đoạn
hiện nay đƣợc thể hiện ở công ty xuyên quốc gia. Do đó, công ty xuyên quốc gia
đƣợc hiểu là một cơ cấu tổ chức kinh doanh quốc tế, dựa trên cơ sở kết hợp giữa
quá trình sản xuất quy mô lớn của nhiều thực thể kinh doanh quốc tế, với quá trình
phân phối và khai thác thị trƣờng quốc tế đạt hiệu quả cao
1.2.1.2. Nguồn gốc và sự phát triển của công ty xuyên quốc
gia a. Nguồn gốc của công ty xuyên quốc gia
Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới đi liền với sự ra đời và
phát triển của sản xuất lớn tƣ bản chủ nghĩa. Về thực chất, chúng là sự phát triển

12



cao của chế độ xí nghiệp tƣ bản chủ nghĩa, là sự vận động mở rộng và sâu sắc hơn
của các quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, khi các mối quan hệ kinh tế vƣợt dần ra
khỏi phạm vi quốc gia và gia nhập vào guồng máy sản xuất kinh doanh quốc tế
ngày càng phát triển.
Những hình thức tổ chức sản xuất hiệp tác giản đơn, công trƣờng thủ công
đều là những hình thức tổ chức sản xuất đầu tiên của chế độ xí nghiệp tƣ bản chủ
nghĩa. Công trƣờng thủ công ban đầu do một thợ cả thành đạt, giàu có lập ra bằng
cách tập trung tất cả những ngƣời thợ thủ công độc lập, phân tán hoạt động trên thị
trƣờng mà ngƣời thợ cả đó quen biết và đã có quan hệ vào cùng làm việc trên một
mặt bằng xác định. Ở đây diễn ra quá trình tổ chức và quản lý sản xuất có tính thống
nhất đầu tiên. Về đại thể, những ngƣời thợ thủ công đƣợc tổ chức, sắp xếp vào dây
chuyền sản xuất bằng hai cách. Một là, liên kết theo chiều dọc, tức là những ngƣời
thợ có cùng một nghề nghiệp đƣợc tập hợp lại và đƣợc phân công chuyên môn hoá
theo từng công đoạn của quá trình sản xuất nhằm tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh
và theo đó, quá trình dịch chuyển trực tiếp từ phân công lao động trong nội bộ
ngành kinh tế sang phân công trong nội bộ công trƣờng thủ công đã diễn ra. Hai là,
liên kết theo chiều ngang, tức là liên kết giữa những ngƣời thủ công có nghề nghiệp
hoàn toàn khác nhau. Họ đƣợc tập trung lại trên cùng một mặt bằng sản xuất để lao
động theo sự chỉ đạo của chủ nghĩa tƣ bản, đƣợc gọi là hiệp tác giản đơn, sau đó họ
đƣợc chọn lọc và đƣợc phân công chuyên môn hoá theo những hoạt động nhất
định, dới sự điều khiển, chỉ huy thống nhất của chủ công trƣờng thủ công.
Hai phƣơng pháp liên kết trên đều dẫn đến một kết quả giống nhau là thực
hiện phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất, ban đầu từ những thực thể thị
trƣờng nhỏ bé, đơn lẻ, độc lập, phân tán trong nền kinh tế tự do thị trƣờng điều tiết
chuyển dần thành sự phân công, hiệp tác của một thực thể thị trờng đơn nhất quy
mô lớn hơn, tức là trong nội bộ công trƣờng thủ công, có tổ chức chặt chẽ và do
một ngời chủ duy nhất quản lý.
Việc quản lý quá trình phân công và trao đổi trong nội bộ công trƣờng thủ

công đƣợc tăng cƣờng để nâng cao hiệu quả phân công và hiệp tác, tiết kiệm hao

13


phí vật chất và thời gian. Do quy mô sản xuất còn tƣơng đối nhỏ nên nói chung,
việc quản lý do ngƣời sở hữu xí nghiệp gánh vác. Chủ xí nghiệp tự mình hoặc dựa
vào đốc công tiến hành điều tiết và kiểm soát quá trình sản xuất.
Tính chất và quy mô của loại xí nghiệp nhƣ vậy tuy hết sức đơn giản và
nguyên thuỷ nhƣng nó đã trở thành cơ sở để công trƣờng thủ công thay thế cho cơ
chế trao đổi của thị trƣờng. Do sự thay thế này mà quy tắc có kế hoạch trong phân
công nội bộ công trƣờng thủ công đã thay thế cho quy tắc tự phát trong sự phân
công lao động xã hội. Hơn nữa, hiệu quả về mặt tổ chức, phân công sản xuất và trao
đổi của công trƣờng thủ công đƣợc xã hội tự giác sử dụng ngay khi nó mới ra đời
và trở thành cơ sở của chế độ công xƣởng truyền thống. Chế độ công xƣởng là hình
thức phôi thai, tế bào của xí nghiệp truyền thống hiện đại và đi cùng với nó, quá
trình tích tụ và tập trung sản xuất dƣới tác động của quy luật thị trƣờng cũng diễn
ra ngay thời kỳ đầu xuất hiện của các hình thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa.
Chế độ xí nghiệp là chế độ điển hình sinh ra trong cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất. Nó đƣợc hoàn thiện bằng các hình thức quá độ phức tạp, đan
xen nhau trong quá trình đổi mới về kỹ thuật và tổ chức lao động sản xuất lâu dài,
trên cơ sở công trƣờng thủ công. Khởi đầu, xí nghiệp ra đời bằng con đƣờng công
trƣờng thủ công nhờ sự kết hợp lao động. Trong đó việc kết hợp lao động là nguyên
nhân ban đầu của việc nâng cao hiệu quả lao động. Một khi lao động đã liên kết
theo một hình thức nào đó, nó sẽ tạo điều kiện cho việc sáng tạo ra máy móc, đặc
biệt là việc sáng tạo ra các máy động lực.
Khi các máy công tác và động lực hơi nƣớc đƣợc các bộ phận truyền lực
hợp thành hệ thống sản xuất bằng máy móc đƣợc xác định, chế độ xí nghiệp đã có
cơ sở vững chắc về kỹ thuật. Cùng với chế độ tự do cạnh tranh của thị trƣờng phát
triển đã điều tiết sự phân công và trao đổi của xã hội, xí nghiệp, nhà máy cũng

nhanh chóng trở thành hình thức tổ chức sản xuất điển hình để tổ chức sự phân công
lao động xã hội. Đồng thời, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của lực lƣợng sản xuất, chế
độ xí nghiệp, nhà máy đã mở rộng phạm vi lĩnh vực phân công xã hội từ nội bộ
quốc gia sang địa bàn quốc tế. Do vậy, phân công lao động và trao đổi quốc tế về
nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản xuất giữa các nƣớc ngày càng phát triển.

14


×