TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ TPHCM
BÀI BÁO CÁO
Tên đề tài
THIẾT BỊ LỌC BIA
GVHD:ThS Nguyễn Thị Hiền
Các Thành Viên Trong Nhóm: MSSV
NGUYỄN THỊ KIM CHI
NGUYỄN QUỐC CƯƠNG
PHẠM THỊ BÍCH NGỌC
VŨ ANH TUẤN
THIẾT BỊ LỌC BIA
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU VỀ BIA
1) Khái niệm về Bia
2) Ngành bia Việt Nam
II. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA
III. QUÁ TRÌNH LỌC TRONG BIA
1. Mục đích
2. Cơ sở lý thuyết của quá trình
3. Kĩ thuật lọc trong bia
• Làm trong bia bằng máy lọc có sử dụng bột
Làm trong bia bằng máy lọc khung bản
Làm trong bia bằng máy lọc đĩa.
Làm trong bia bằng máy lọc nến
• Máy lọc không sử dụng bột trợ lọc
Máy lọc khối
Máy lọc tấm
Máy lọc màng
2
THIẾT BỊ LỌC BIA
I. GIỚI THIỆU VỀ BIA
1. Khái niệm
-Bia là một loại nước uống chứa cồn được sản xuất bằng quá trình
lên men của đường lơ lửng trong môi trường lỏng và nó không được
chưng cất sau khi lên men. Nói một cách khác, bia là loại nước giải khát
có độ cồn thấp, bọt mịn xốp và có hương vị đặc trưng của hoa houblon.
Đặc biệt CO
2
hòa tan trong bia có tác dụng giải nhiệt nhanh, hỗ trợ cho
quá trình tiêu hóa, ngoài ra trong bia còn chứa một lượng vitamin khá
phong phú (chủ yếu là vitamin nhóm B như vitamin B
1
, B
2
, PP. . .). Nhờ
những ưu điểm này, bia được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên
thế giới với sản lượng ngày càng tăng. Đối với nước ta bia đã trở thành
loại đồ uống quen thuộc với sản lượng ngày càng tăng và đã trở ngành
công nghiệp mũi nhọn trong ngành công nghiệp nước ta.
-Quá trình sản xuất bia được gọi là nấu bia. Do các thành phần sử
dụng để sản xuất bia có khác biệt tùy theo từng khu vực, các đặc trưng
của bia như hương vị và màu sắc cũng thay đổi rất khác nhau và do đó có
khái niệm loại bia hay các sự phân loại khác.
3
THIẾT BỊ LỌC BIA
2. Ngành bia ở Việt Nam
- Bia được đưa vào Việt Nam từ năm 1890 cùng với sự có mặt của Nhà
máy Bia Sài Gòn và Nhà máy Bia Hà Nội, như vậy ngành bia Việt
Nam đã có lịch sử trên 100 năm.
- Năm năm trở lại đây, do tác động của nhiều yếu tố như tốc độ tăng
trưởng GDP, tốc độ tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tốc độ đầu tư... mà
ngành công nghiệp bia đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Chẳng
hạn như năm 2003, sản lượng bia đạt 1290 triệu lít, tăng 20,7% so với
năm 2002, đạt 79% so với công suất thiết kế, tiêu thụ bình quân đầu
người đạt 16lít/năm, nộp ngân sách nhà nước khoảng 3650 tỷ đồng.
- Các nhà máy bia có công suất trên 100 triệu lít/năm đều có hệ thống
thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu từ các nước có nền công nghiệp
sản xuất bia phát triển mạnh như: Đức, Đan Mạch... Các nhà máy bia
có công suất trên 20 triệu lít/năm cho đến nay đã đầu tư chiều sâu, đổi
mới thiết bị,tiếp thu trình độ công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
- Ở Việt Nam tuy sản lượng bia tăng nhanh nhưng công nghệ lên men
bia nồng độ cao chưa được phát triển. Phần lớn các nhà máy bia của
Việt Nam chỉ lên men dịch đường có nồng độ 10-12
o
Bx, với tỷ lệ gạo
làm nguyên liệu thay thế là 30%, nên sản xuất ra bia có độ cồn 3 -
5%v/v. Như vậy việc nghiên cứu sản xuất dịch đường cho lên men bia
nồng độ cao không chỉ đáp ứng nhu cầu về bia ngày càng tăng mà còn
nâng cao tỷ lệ nguyên liệu thay thế, hiệu quả sử dụng thiết bị, tạo ổn
định cho bia thành phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế và góp phần đa
dạng hóa sản phẩm.
I. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA
4
THIẾT BỊ LỌC BIA
5
Thế
liệu
Malt
Làm sạch
Cân
Nghiền
Đường hóa
Thu hồi CO
2
Houblon hóa
Xử Lý
Hồ hóa
Lọc dịch đường
Nghiền
Cân
Làm sạch
Lọc hoa
houblon
Thanh trùng
Làm lạnh
nhanh
Chiết lon
Lắng
Chai
Men
Lên men chính
Lên men phụ
Lọc bia
Bão hòa CO
2
Dán nhãn
Thanh trùng
Chiết chai
Bã
Bã hoa
Thu hồi
men
Nhân giống
Xử lý
THIẾT BỊ LỌC BIA
II. Lọc trong bia
1. Mục đích
-Tạo độ trong lóng lánh cho bia
-Loại bỏ đáng kể số lượng vi sinh vật bao gồm nấm men vẫn còn tồn tại
sau quá trình tàng trữ có khả năng làm đục bia.
-Loại bỏ các phức chất protein, các hạt dạng keo polyphenol, polysaccarit
và protein ít tan,những chất này làm bia rất nhanh đục, nhờ vậy làm bia
ổn định hơn
2. Cơ sở lý thuyết của quá trình:
-Trong quá trình lên men phụ và tàng trữ,bia đã được làm trong bia 1
cách tự nhiên nhưng chưa đạt đến mức độ cần thiết.Trong bia còn hiện diện
nấm men,hạt phân tán cơ học,dạng hạt keo,phức chất protein-
polyphenol,nhựa đắng và nhiều loại hạt khác tạo màu đục của bia.Nếu chúng
ta không loại những cấu tử này thì bia sẽ kém bền,chính vì vậy việc lọc trong
bia sẽ tăng thời gian bảo quản trong quá trình lưu thông trên thị trường.
-Nguyên tắc lọc trong bia dựa trên 2 quá trình:
+Cơ chế sàng:giữ lại tất cả các hạt có kích thước lớn hơn kích thước của
vật liệu lọc mộ cách cơ học như cơ cấu sàng, trong đó lớp vật liệu lọc đóng vai
trò như một mặt sàng. Các hạt huyền phù co1 thể được giữ ngay trên lớp vật
liệu lọc hoặc bị giữ bên trong lớp vật liệu lọc tùy theo kích thước của chúng
+Cơ chế hấp phụ:cơ chế này cho phép giữ lại các hạt huyền phù có kích
thước nhỏ hơn kích thước của các lỗ trong vật liệu lọc, dựa trên sự hấp phụ của
các hạt đó đối với vật liệu lọc.
Hiệu qủa của quá trình hấp phụ,phụ thuộc trước hết vào bản chất hấp phụ và
chất bị hấp phụ,sau đó là thời điểm trong quá trình lọc.
6
SP bia
chai
SP bia lon
THIẾT BỊ LỌC BIA
-Trong công nghiệp sản xuất bia,những loại vật liệu lọc được sử dụng
rộng rãi nhất gồm:
+Xơ bông trộn với bột amian rồi ép chặt thành bánh hình tròn .Vì độ dày
của các bánh khá lớn,cho nên trong thuật ngữ chuyên ngành chúng được gọi là
khối lọc.
+Sợi Xenlluloza dệt và ép thành tấm,khi tiến hành lọc bia phải phủ bột
diatomit.Vì độ dày của các tấm này bé hơn nữa chúng lại bền và rất dai,trong
thuật ngữ chuyên ngành chúng được gọi là tấm lọc.
-Trong quá trình lọc có thể xảy ra hiện tượng giảm nồng độ chất hào tan
của bia.Do 1 phần các dạng keo bị loại ra ngoài cho nên độ nhớt của bia sau khi
lọc cũng bị giảm và khả năng tạo bọt cũng giảm
-Lọc bia luôn dẫn đến sự hao phí về khối lượng và hao phí CO
2
,mặc dù
quá trình đó được thực hiện trong 1 hệ thống hoàn toàn kín.Muốn tránh hao phí
về CO
2
thì trước lúc lọc,bia được làm lạnh đến O
0
C.Giải pháp này có 1 điểm rất
hay là tạo trước điều kiện cho bia điều kiện gây đục ở nhiệt độ thấp ,có như vậy
thì sau này hiện tượng đó mới không bị lặp lại nữa.
3. Kĩ thuật lọc trong bia.Người ta có thể phân ta thành các loại sau:
*Máy lọc có sử dụng bột lọc Kieselgur (diatomit):
- Máy lọc khung bản.
- Máy lọc đĩa.
- Máy lọc nến.
*Máy lọc không sử dụng bột trợ lọc :
- Máy lọc khối.
- Máy lọc tấm.
- Máy lọc màng.
7