Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ công chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.67 KB, 33 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH QUNH

PHÂN CấP QUảN Lý NHà NƯớC GIữA
TRUNG ƯƠNG Và CHíNH QUYềN CấP TỉNH TRONG
LĩNH VựC Tổ CHứC Bộ MáY Và CáN Bộ CÔNG CHứC

Chuyờn ngnh: Lut Hin phỏp - Lut Hnh chớnh
Mó s: 60 38 01 02

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: GS.TS. PHM HNG THI

H NI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Quỳnh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ, cụm từ viết tắt
MỞ ĐẦU 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ

CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG LĨN
CÔNG CHỨC 18

1.1.

Quan niệm về phân cấp

và chính quyền cấp tỉnh tro
bộ, công chức 18
1.2.

Nhu cầu, mục đích, ý nghĩa của

ương và chính quyền cấp tỉnh trong l
Error! Bookmark not defined.

1.3.


Kinh nghiệm phân cấp,

ương và địa phương về tổ c

một số nước trên thế giới; b

Error! Bookmark not de
1.3.1.

Trong lĩnh vực tổ chức b
defined.

1.3.2.

Trong lĩnh vực quản lý cán bộ
defined.

1.3.3.

Một số giá trị tham khảo
Bookmark not defined.

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH
QUYỀN CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Error! Bookmark not defined.


2.1.

Thực trạng sự điều chỉnh của pháp luật về phân cấp giữa

trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ
máy Error! Bookmark not defined.

2.1.1.

Các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương
và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy
Error! Bookmark not defined.

2.1.2.

Kết quả, hạn chế vướng mắc về quy định phân cấp quản lý
nhà nước giữa Trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh
vực Tổ chức bộ máy Error! Bookmark not defined.

2.2.

Thực trạng sự điều chỉnh của pháp luật về phân cấp giữa
trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực cán bộ,
công chứcError! Bookmark not defined.

2.2.1.

Các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và
chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực lĩnh vực cán bộ, công chức

Error! Bookmark not defined.
2.2.2.

Kết quả, hạn chế và vướng mắc trong quy định phân cấp

quản lý cán bộ công chức Error! Bookmark not defined.
2.3.
Thực trạng thực hiện phân cấp giữa trung ương và chính
quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ, công
chức

2.3.1.

Kết quả thực hiện phân cấp giữa trung ương và chính quyền
cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ, công
chức

2.3.2.

Error! Bookmark not defined.

Error! Bookmark not defined.

Những tồn tại, hạn chế trong phân cấp quản lý nhà nước giữa
trung ương và chính quyền cấp tỉnh về tổ chức, bộ máy và

cán bộ, công chức

Error! Bookmark not defined.


Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA
TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC TỔ CHỨC BỘ MÁY
VÀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC Error! Bookmark not defined.


3.1.

3.2.

Quan điểm bảo đảm phân cấp quản lý nhà nước giữa trung
ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy
và cán bộ công chức Error! Bookmark not defined.

Giải pháp bảo đảm phâ
defined.

3.2.1.

Thay đổi nhận thức về p

trung ương và chính quyền c

máy và cán bộ, công chức E
3.2.2.

Mở rộng nội dung phân

tỉnh trong lĩnh vực tổ chức b

Error! Bookmark not de
3.2.3.

Hoàn thiện thể chế về ph

trung ương và chính quyền c


máy và cán bộ, công chức E
3.2.4.

Cơ cấu lại mối quan hệ g

tỉnh Error! Bookmark not de
3.2.5.

Tiếp tục cải cách thủ tục
not defined.

3.2.6.

Tăng cường đào tạo, bồ

chính nhà nước Error! Bookm
3.2.7.

Tăng cường công tác kiể

nâng cao trách nhiệm của ng

nhà nước Error! Bookmark n


3.2.8.

Đảm bảo nguồn lực tài chính để giúp các cấp thực hiện nhiệm


vụ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CBCC:

Cán bộ công chức

CQĐP:

Chính quyền địa phương

ĐTBD:

Đào tạo, bồi dưỡng

ĐVSNCL:

Đơn vị sự nghiệp công lập

HCNN:

Hành chính nhà nước

TCBM:

Tổ chức bộ máy


UBND:

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế tạo ra những tiền đề và đòi hỏi đổi mới, tăng
cường phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương và giữa các cấp chính
quyền địa phương nhằm phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, điều hành
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Quán triệt chủ trương đẩy mạnh phân cấp quản lý của Đảng và Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010, Chính phủ đã có
những giải pháp tích cực, cụ thể trong việc tăng cường phân cấp nhiều hơn, rõ hơn
các nhiệm vụ, thẩm quyền cho chính quyền địa phương trên các lĩnh vực tài chính ngân sách, kế hoạch - đầu tư, đất đai, tài nguyên, y tế, văn hoá, giáo dục, tổ chức nhân sự. v.v.
Bên cạnh đó, chính quyền một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã
chủ động thực hiện phân cấp quản lý cho chính quyền cấp huyện và cấp xã nhằm
giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến người dân nhanh hơn, sát với tình
hình thực tế của từng địa phương và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của
chính quyền cấp huyện và xã.
Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh cải cách hành chính trong
thời kỳ mới đòi hỏi phải tập trung giải quyết một cách cơ bản, mạnh mẽ, có hiệu
quả hơn vấn đề phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với địa phương và giữa
các cấp chính quyền địa phương. Do vậy, ngày 30/6/2004 Chính phủ đã ban hành

Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP “về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước
giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Trong các
lĩnh vực phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa Chính phủ và chính


quyền cấp tỉnh có lĩnh vực phân cấp quản lý về tổ chức bộ máy và cán bộ công
chức với những nội dung chủ yếu sau: “Trên cơ sở các quy định khung của Chính
phủ, chính quyền cấp tỉnh quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan
chuyên môn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ một số cơ quan chuyên môn do
Chính phủ quy định thống nhất) và các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân
cấp huyện, phù hợp với tình hình, đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương; quyết định
việc điều chỉnh một số nhiệm vụ cụ thể giữa các sở, ban, ngành của cấp tỉnh và cấp
huyện (không phải là những nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu theo chức năng của mỗi cơ
quan chuyên môn); Căn cứ vào các định mức, tiêu chuẩn biên chế do Chính phủ
quy định, chính quyền cấp tỉnh xác định tổng biên chế hành chính của địa phương
trình Chính phủ quyết định; quyết định tổng biên chế sự nghiệp của tỉnh; quyết
định phân bổ chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức hành chính cho từng cơ quan,
đơn vị thuộc tỉnh và ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định các chế độ khuyến
khích, thu hút nhân tài, nhân lực có trình độ cao về làm việc tại địa phương; quyết
định cụ thể số lượng cán bộ chuyên trách, công chức thuộc ủy ban nhân dân cấp xã
theo quy định khung của Chính phủ; quyết định số lượng và mức phụ cấp đối với
cán bộ không chuyên trách cấp xã phù hợp với đặc điểm, tính chất và khả năng
ngân sách của mỗi địa phương; Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức
danh và quy trình cán bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, từ chức đối với người đứng đầu các cơ
quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân và đơn vị sự nghiệp thuộc cấp tỉnh,
không phải thoả thuận với các bộ, ngành liên quan”.
Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phân cấp
quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ công chức, bên cạnh các kết quả và chuyển biến
tích cực vẫn còn bộc lộ không ít những khó khăn, vướng mắc. Quan điểm về phân

cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ công chức chưa nhất quán dẫn đến tình trạng
các giải pháp đẩy mạnh phân cấp giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh chưa


đồng bộ, thiếu sự phân định rõ ràng, cụ thể: việc quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức cho các tổ chức tại địa phương chưa được thống nhất;
quy định của pháp luật về thành lập, sáp nhập, giải thể tổ chức hành chính, đơn vị
sự nghiệp công lập chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyên tắc phân cấp; chưa có
hướng dẫn phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp công lập; một số văn bản
hướng dẫn cụ thể về thi ngạch cạnh tranh, chức danh chưa ban hành kịp thời; cơ
chế quản lý công chức vẫn còn tập trung khá nhiều vào trung ương…
Để có cơ sở hiến định cho việc phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa
phương, cũng như giữa các cấp chính quyền địa phương, khoản 2 Điều 112 Hiến
pháp năm 2013 quy định “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được
xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung
ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương” [56, Điều 112].
Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 lần đầu tiên đã quy định về
phân quyền, phân cấp, ủy quyền tại các Điều 12, 13, 14.
Trước những yêu cầu về lý luận và thực tiễn của phân cấp quản lý về tổ chức
bộ máy và cán bộ công chức, học viên lựa chọn đề tài “Phân cấp quản lý nhà
nước giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và
cán bộ công chức” làm luận văn thạc sỹ.
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Phân cấp quản lý nhà nước đang là xu hướng chủ yếu trong cải cách bộ máy
nhà nước của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trong quá trình cải cách
nền hành chính nhà nước, vấn đề này nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa
học, nhà quản lý. Và do vậy đã có khá nhiều công trình, đề tài khoa học đề cập đến

các vấn đề lý luận và thực tiễn của phân cấp quản lý.
Một số công trình nước ngoài liên quan đến vấn đề phân cấp quản lý đáng
chú ý:


Các công trình “Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đồi” (1998) của
Ngân hàng Thế giới; “Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong một thế
giới cạnh tranh” (2003) của Ngân hàng Phát triển Châu Á đã nhấn mạnh sự cần
thiết phải tăng cường phân cấp, phân quyền trong thực thi quản lý nhà nước, đề cao
quyền tự chủ, tự quản của chính quyền địa phương các cấp, đồng thời phải gắn liền
với việc thiết lập chính quyền trung ương đủ mạnh, có hiệu lực và hệ thống pháp
luật hoàn chỉnh, cùng với cơ chế phát huy dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân, các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước
Công trình “Phân cấp quản lý hành chỉnh - chiến lược cho các nước đang
phát triển” (2002) của tác giả LM.Cohen và S.B.Peterson đã phân tích mặt mạnh,
mặt yếu của mô hình thiết kế hành chính trên cơ sở những nguyên tắc của khoa học
quản lý hành chính và đưa ra những ví dụ cụ thể về phân cấp quản lý hành chính
đang được áp dụng ở một số nước.
Công trình “Phân cấp ở Đông Á - để chính quyền địa phương phát huy tác
dụng” (2005) do các chuyên gia Ngân hàng Thế giới thực hiện cho rằng, phân cấp
là sự chuyển giao trách nhiệm và nguồn thu tài chính từ chính quyền cấp cao
xuống các cấp thấp hơn. Nó được xem như là một biện pháp đưa chính quyền về
gần với dân và mang lại cho người dân cơ hội tham gia vào quá trình tìm ra quyết
sách. Một hệ thống phân cấp, phân quyền được thiết kế tốt sẽ mang lại nhiều lợi
ích, trong đó có việc đẩy mạnh tăng trưởng và ổn định kinh tế. Họ cũng cảnh báo
rằng, nếu việc phân cấp, phân quyền được thiết kế không tốt hoặc quá trình thực
hiện không được giám sát hợp lý, sẽ có thể làm cho sự kiểm soát quyền lực trở nên
lỏng lẻo đối với hoạt động của chính quyền địa phương các cấp, ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng kinh tế, quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Đây có thể xem là
những kinh nghiệm quan trọng bởi những điểm tương đồng về địa - chính trị, địa kinh tế, địa - văn hoá khi nghiên cứu và thiết kế mô hình phân cấp, phân quyền ở

Việt Nam.


Ở nước ta, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 08/2004/NQ-CP ngày
30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ
và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đã có khá nhiều công
trình nghiên cứu, hội thảo về phân cấp quản lý như:
Sách Phân cấp quản lý nhà nước - lý luận và thực tiễn (2004) của PGS,TS.
Võ Kim Sơn là công trình nghiên cứu khá toàn diện về phân quyền theo chiều
ngang (lập pháp - hành pháp - tư pháp) và phân quyền theo chiều dọc giữa trung
ương và địa phương (phân cấp quản lý hành chính nhà nước). Công trình này đã
dẫn giải nhiều cách tiếp cận khác nhau về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước;
tìm hiểu các mô hình phân cấp, phân quyền và phân tích các hình thức phân cấp
quản lý hành chính nhà nước. Trên cơ sở khung lý thuyết đó, tác giả nghiên cứu
thực trạng phân cấp quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam trên hai phương
diện: phân tích các chế định pháp lý qua các Hiến pháp và luật, khảo sát thực tiễn
trên một số lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy
mạnh phân cấp trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phân cấp quản lý và vấn đề hoàn thiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền các cấp (2004) của Học viện Hành
chính quốc gia đã tập hợp các tham luận về: quan niệm phân cấp, phân quyền; tính
tất yếu phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương các cấp;
những thách thức, rào cản trong quá trình thiết kế các mô hình và thực hiện phân
cấp, phân quyền; đánh giá thực trạng phân cấp giữa trung ương và địa phương,
giữa chính quyền địa phương các cấp ở nước ta trên một số lĩnh vực chủ yếu; giải
pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý ở nước ta.
Sách Phân cấp quản lý trong hệ thống hành chính nhà nước của chính
quyền địa phương (2006) của TS. Bùi Đức Kháng đã bước đầu làm rõ một số vấn
đề có tính lý luận về phân cấp; kinh nghiệm phân cấp của một số quốc gia trên thế
giới; đánh giá thực trạng phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương trên



một số lĩnh vực như: địa chính, đăng ký kinh doanh và quản lý sau cấp phép, văn
hoá, v.v.; trên cơ sở đó, tác giả đề xuất đề xuất 10 giải pháp đẩy mạnh phân công,
phân cấp quản lý trong hệ thống hành chính nhà nước.
Hội thảo quốc tế Phân cấp quản lý và cải cách hành chính - Kỉnh nghiệm
quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam (9/2007), do Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn phối hợp với Viện Konrad Adanauer Stiftung (KAS) Cộng hoà liên bang
Đức tổ chức đã đề cập đến kinh nghiệm phân cấp, phân quyền giữa trung ương và
chính quyền địa phương ở một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin,
v.v.; đánh giá thực trạng phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương ở
Việt Nam và đề xuất giải pháp hoàn thiện phân cấp, phân quyền đáp ứng yêu cầu
cải cách nền hành chính quốc gia.
Sách Phân cấp quản lý nhà nước (2011) do GS,TS. Phạm Hồng Thái,
GS,TS. Nguyễn Đăng Dung, TS. Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên) là công trình
tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về cơ sở lý luận của phân cấp, phân quyền
quản lý; kinh nghiệm phân cấp, phân quyền ở một số nước trên thế giới; thực trạng
và phương hướng đổi mới phân cấp, phân quyền quản lý ờ Việt Nam. Mặc dù có
những điểm chưa thống nhất, song các bài viết đều cho rằng phân cấp, phân quyền
là tất yếu khách quan trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và dân chủ hóa;
tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có nhận thức và cách làm khác nhau.
Về vai trò và tính tất yếu của việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý
giữa trung ương và địa phương trong cải cách hành chính, đã có nhiều bài viết
đăng trên các tạp chí: Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước giữa các cấp CQĐP
trong giai đoạn hiện nay của TS. Nguyễn Minh Phương, Tạp chí Tổ chức nhà
nước, (1/2005); Phân cấp quản lý trong mối quan hệ giữa trung ương và địa
phương của PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (7/2005);
Vai trò của phân cấp quản lý nhà nước trong cải cách hành chính ở nước ta hiện
nay của PGS.TS. Vũ Đức Đán, Tạp chí Quản lý Nhà nước (8/2005); Cải cách
hành



chính và phân cấp quản lý: vấn đề và những bứt phá mới của TS. Thang Văn Phúc,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo,(10/2007); Một số vấn để lý luận và thực tiễn về phân
cấp quản lý ở nước ta hiện nay của TS. Nguyễn Minh Phương, Tạp chí Khoa học
Chính trị (1/2008); Các hình thức phân cấp, phân quyền của GS.TS. Nguyễn Đăng
Dung, Tạp chí Khoa học, Luật học (26/2010); Phân quyền và phân cấp trong quản
lý nhà nước - một số khía cạnh lý luận - thực tiễn và pháp lý của GS.TS. Phạm
Hồng Thái, Tạp chí Khoa học, Luật học, (27/2011); Tiếp tục thực hiện phân cấp
quản lý hành chính nhà nước đến năm 2015 của TS. Trần Anh Tuấn,Tạp chí Lý
luận chính trị (2/2013);... v.v..
Ngoài ra còn có một số chương trình, dự án của các tổ chức nước ngoài và
quốc tế tại Việt Nam như ĐANIA (Đan Mạch), SIDA (Thụy Điển), KAS (CHLB
Đức), ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á), WB (Ngân hàng Thế giới), thông qua
việc tài trợ nghiên cứu về phân cấp quản lý ở một số Bộ, ngành, địa phương đã xây
dựng các báo cáo tổng kết tình hình phân cấp quản lý và đưa ra một số khuyến
nghị về đẩy mạnh phân cấp quản lý ở Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu hiện nay cho thấy:
Thứ nhất, những đề tài nghiên cứu khoa học nêu trên chủ yếu nghiên cứu về
phân cấp quản lý nhà nước nói chung và trên nhiều lĩnh vực, nhưng về phân cấp
quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ công chức chưa được nghiên cứu một cách xác
đáng.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung vào hệ thống giải pháp
đổi mới công tác quản lý nhà nước nói chung chứ chưa tập trung nhiều vào giải
pháp về phân cấp tổ chức bộ máy và cán bộ công chức.
Thứ ba, một số nghiên cứu đã xem xét đến vấn đề phân cấp tổ chức bộ máy
và cán bộ công chức song chủ yếu mới tiếp cận dưới góc độ quy định pháp luật về
phân cấp mà chưa đi sâu vào phân tích việc thực hiện các quy định trên thực tế.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng phân cấp quản lý



nhà nước giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy
và cán bộ công chức đồng thời xây dựng một số quan điểm và giải pháp đảm bảo
phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực
tổ chức bộ máy và cán bộ công chức ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết.
3.

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.

Mục đích

Trên cơ sở hệ thống những vần đề lý luận; phân tích và đánh giá phân cấp
quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức
bộ máy và cán bộ công chức hiện nay. Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải
pháp đảm bảo phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh
trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ công chức
3.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, làm rõ quan niệm về phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương
và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước và cán bộ công
chức; mục đích, ý nghĩa của việc phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và
chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ công chức; kinh
nghiệm phân cấp, phân quyền quản lý giữa trung ương và địa phương về tổ chức
bộ máy và cán bộ công chức ở một số nước trên thế giới để đưa ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước giữa
trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ, công
chức ở Việt Nam hiện nay (thực trạng sự điều chỉnh pháp luật về phân cấp và thực
trạng thực hiện phân cấp); đánh giá những ưu điểm và những hạn chế, vướng mắc

trong thực trạng phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền cấp
tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ công chức .
Cuối cùng, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp bảo đảm phân
cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ


chức bộ máy và cán bộ công chức hiện nay.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.

Đối tượng

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề về phân cấp quản lý nhà nước
giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam trong lĩnh vực tổ chức bộ
máy và cán bộ, công chức hiện nay, bao gồm: phân cấp trong việc thành lập, sáp
nhập, giải thể tổ chức bộ máy, phân loại, xếp hạng tổ chức; phân cấp về tuyển
dụng, sử dụng, quản lý biên chế, ngạch, đào tạo, bồi dưỡng; khen thưởng và xử lý
kỷ luật; chế độ tiền lương của cán bộ công chức.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phân cấp quản lý nhà nước ở nước ta bao gồm phân cấp giữa trung ương –
địa phương và phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương (tỉnh – huyện – xã),
tuy nhiên đề tài tập trung đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật và thực trạng
thực hiện phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương (Chính phủ, Bộ và cơ quan
ngang Bộ) và chính quyền cấp tỉnh (chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương) trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ công chức hiện nay đồng thời đề
xuất một số quan điểm, giải pháp đảm bảo phân cấp quản lý nhà nước giữa trung
ương và chính quyền cấp tỉnh trong thời gian tới.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và
Nhà nước Việt Nam về phân cấp quản lý nhà nước, về tổ chức, cán bộ, công chức,
về cải cách hành chính.
Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá sự điều chỉnh của pháp luật về phân cấp quản
lý nhà nước giữa Trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức


bộ máy và cán bộ công chức.
- Đánh giá thực trạng thực hiện phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương
và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ công
chức ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát kinh nghiệm phân cấp, phân quyền
giữa trung ương và địa phương trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ
công chức
ở một số nước trên thế giới, rút ra những kết luận, mà Việt Nam có thể tham
khảo.
-

Dự báo và đề xuất những quan điểm, giải pháp đảm bảo phân cấp quản lý

giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ
công chức.
6.

Ý nghĩa và tính mới của đề tài


Hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện về cơ sở lý luận
và thực tiễn về phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh
trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ công chức, do đó việc nghiên cứu đề tài
về cơ bản là mới. Đề tài tập trung vào một số nội dung sau:
Dựa trên lý thuyết về quản lý tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức,
học viên nghiên cứu và luận giải quan điểm về phân cấp quản lý nhà nước giữa
trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ, công
chức.
Nghiên cứu một số kinh nghiệm phân cấp, phân quyền quản lý giữa trung
ương và địa phương về tổ chức bộ máy và cán bộ công chức ở một số nước trên thế
giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Phân tích và đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương
và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ công chức.


Qua đó đề xuất quan điểm và giải pháp đảm bảo về phân cấp quản lý nhà
nước giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và


cán bộ công chức ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và
chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ công chức.
Chương 2. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính
quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ công chức.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp bảo đảm phân cấp quản lý nhà nước giữa
trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ, công

chức.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC GIỮA TRUNG
ƢƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC TỔ CHỨC BỘ
MÁY VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.1. Quan niệm về phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền
cấp tỉnh trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức

Phân cấp là thuật ngữ đƣợc sử dụng trong quản lý nhà nƣớc, tuy vậy
trong khoa học ở Việt nam có nhiều quan niệm khác nhau về phân cấp:

Phân cấp là: ...việc giao bớt một phần quyền quản lý cho cấp
dƣới trong hệ thống quản lý chung [68];

Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nƣớc
cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp dƣới thực hiện thƣờng
xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật... thực chất của
phân cấp quản lý hành chính là xác định lại sự phân chia thẩm quyền
theo các cấp hành chính phù hợp với yêu cầu của tình hình mới [64];

Sự chuyển giao quyền lực quản lý xuống các cấp dƣới để thực
hiện cho sát dân và sát tình hình thực tiễn, đồng thời để giảm bớt


khối lƣợng cho cấp trên khỏi phải trực tiếp giải quyết
những việc sự vụ [39];

Một phƣơng pháp quản lý, trong đó chức năng, nhiệm vụ và

quyền hạn của các tổ chức trong hệ thống các cơ quan thực thi

quyền hành pháp một cách cụ thể thông qua hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật theo nguyên tắc trao cho
cơ quan cấp dƣới nhiều quyền ra quyết định các vấn đề
có liên quan và tăng cƣờng sự giám sát hoạt động của
các cơ quan đó thông qua hệ thống trách nhiệm báo cáo
[42];

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban Tổ chức cán bộ chính phủ (2001), Điều tra cơ bản về chức năng,

nhiệm vụ và phân công, phân cấp quản lý nhà nước trung ương – địa
phương, Báo cáo dự án, Hà Nội.
2.

Bộ Chính trị (2007), Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04/7/2007 ban

hành Quy định về phân cấp, quản lý cán bộ, Hà Nội.
3.

Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ (2011), Thông tư liên tịch Số

16/2011/TTLT-BCT-BNV Của Bộ Công thương và Bộ Nội vụ ngày 5 tháng 4
năm 2011 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và
biên chế của trung tâm khuyến công vả tư vấn phát triển công nghiệp trực
thuộc Sở Công thương, Hà Nội.



4.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT

ngày 08/12/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tạm thời thực hiện
chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập; Công
văn số 3644/TC-ĐH ngày 17/12/1985 của Bộ Đại học và Trung học chuyên
nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) về việc hướng dẫn phân hạng
trường, Hà Nội.
5.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Thông tư số 48/2008/TT-BGDĐT

ngày 25/08/2008 hướng dẫn xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ
lãnh đạo của Trung tâm giáo dục thường xuyên, Hà Nội.
6.
số

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ (2007), Thông tư liên tịch

06/2007/TTLT-BGTVT-BNV ngày 17/5/2007 hướng dẫn xếp hạng các đơn vị
sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc ngành giao thông vận tải đã phân cấp cho
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ
công lập do UBND cấp tỉnh và Sở giao thông vận tải quản lý, Hà Nội.
7.

Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Thông tư số 18/2005/TT-BKHCN

của Bộ Khoa học Công nghệ ngày 02/11/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ

phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các tổ chức khoa học và công nghệ, Hà Nội.
8.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2006), Thông tư số
18/2006/TTBLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ngày 28 tháng 11
năm 2006 Hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội, Hà Nội.
9.
Bộ Nội vụ (2003), Đề án phân cấp QLNN trung ương – địa phương,
Hà Nội.
10.

Bộ Nội vụ (2005), Đề án phân cấp quản lý nhà nước các lĩnh vực

thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ, Hà Nội.


11.

Bộ Nội vụ (2005), Thông tư số 36/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày

6/4/2005 về việc xếp hạng Ban quản lý khu công nghiệp, Ban quản lý khu


kinh tế, Ban quản lý khu kinh tế mở, Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu, Ban
quản lý khu kinh tế- thương mại, Ban quản lý khu công nghiệp cao và các
Ban quản lý có tên gọi khác, Hà Nội.
12.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ (2009), Thông tư


liên tịch số 79/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và Bộ Nội vụ ngày 14 tháng 12 năm 2009 hướng dẫn việc
xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn, Hà Nội.
13.

Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ (2010), Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-

BTP-BNV của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ ngày 11 tháng 02 năm 2010 hướng
dẫn việc xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp, Hà
Nội.
14.

Bộ Văn hóa thông tin (2006), Thông tư số 67/2006/TT-BVHTT của Bộ

Văn hóa thông tin ngày 10/08/2006 hướng dẫn phân hạng và thực hiện phụ
cấp chức vụ lãnh đạo trong các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập hoạt
động văn hóa – thông tin, Hà Nội.
15.

Bộ Y tế (2005), Thông tư số 23/2005/TT-BYT của Bộ Y tế ngày

25/08/2005 hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế, Hà Nội.
16.

Chính phủ (2003), Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 6

năm 2003 về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước, Hà
Nội.
17.


Chính phủ (2004), Nghị quyết 08/2004/NQ-CP ngày 20 tháng 6 năm

2004 quy định về việc đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ
và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hà Nội.
18.

Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy

định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Hà Nội.
19.

Chính phủ (2010), Nghị đinh số 18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/210 quy

định về đào tạo bồi dưỡng công chức, Hà Nội.


20. Chính phủ (2010), Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 03
năm


×