Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Sáng kiến dạy học dự án sản xuất nước rửa chén bát theo định hướng STEM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 35 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Dạy học dự án: “Sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải
thực vật” theo hướng tiếp cận phương pháp STEM
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sinh học.
3. Tác giả:
Họ và tên:

.....................................;

Giới tính: Nữ

Ngày/ tháng/ năm sinh: ....................
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ sinh học.
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: .......................................
Điện thoại: ..................................
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Sĩ số HS: tối đa 30 HS/lớp.
- Máy tính, máy in màu, máy chiếu và các phương tiện khác.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 9/2018.
HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

1



TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
- Xuất phát từ thực tiễn dạy học: Việc tách rời giữa các môn học trong chương
trình đào tạo THPT là một rào cản lớn tạo ra khoảng cách không nhỏ giữa học
và làm. Chính sự tách rời này đã làm cho HS thiếu đi tính ứng dụng lý thuyết
vào thực tiễn. Vì thế mà đa số HS nhớ rất rõ nguyên lí hoạt động, định luật, lí
thuyết nhưng không giải quyết được một vấn đề thực tiễn rất đơn giản. Hay nói
một cách đơn giản là HS của chúng ta còn thiếu nhiều kỹ năng trong việc giải
quyết các tình huống thực tiễn. Có thể nói, đây là một nguyên nhân giúp HS Việt
Nam có thể vinh danh lớn trên trường Quốc tế về các lĩnh vực đơn lẻ nhưng
trong công việc cần có sự phối hợp nhiều kiến thức và kĩ năng thì lại không đạt
được kết quả cao.
- Yêu cầu của việc dạy - học hiện nay: Khoa học phát triển mạnh mẽ đòi hỏi
nguồn nhân lực phải “vừa hồng, vừa chuyên”. Vì vậy, cần phải đổi mới phương
pháp, hình thức tổ chức dạy - học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của HS. Tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng rèn luyện tư duy,
kĩ năng sống cho HS. Tích hợp liên môn trong dạy - học nhằm vận dụng kiến
thức để giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Tháng 8/2017, Bộ GD - ĐT phối hợp với Hội đồng Anh, tập huấn phương pháp
dạy học theo định hướng STEM cho GV các trường THPT. Khi nghiên cứu các
tài liệu tập huấn, tôi đã nảy sinh sáng kiến nhằm giải quyết 2 vấn đề thực tiễn
trên.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
2.1. Điều kiện:
- Sĩ số HS: không quá 30HS/lớp.
- Cơ sở vật chất tối thiểu: Máy tính, máy chiếu và các phương tiện, dụng cụ
khác.
2.2. Thời gian áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng lần đầu vào tháng 9
năm 2016.

2


2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến: HS THPT, GV giảng dạy các môn Sinh học,
Toán học, Vật lí, Hóa học, Công nghệ.
3. Nội dung sáng kiến
3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
- Sáng kiến đã xây dựng thành công quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác
thải thực vật nhằm làm tài liệu giảng dạy dự án. Đồng thời, có thể làm tư liệu
giúp người dân vận dụng để tự sản xuất nước rửa chén bát tại nhà, góp phần
phân loại rác, hạn chế ô nhiễm môi trường, hạn chế tác hại của chất hóa học
trong đời sống.
- Sáng kiến cũng đã xây dựng thành công phương pháp dạy học dự án theo
phương pháp STEM - một phương pháp giảng dạy điển hình ở các nước phát
triển như Anh, Mỹ, Phần Lan ….. Phương pháp dạy học giúp người học chủ
động tạo ra sản phẩm, từ đó thu lượm những kiến thức khoa học cho bản thân.
- Sáng kiến góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra - đánh
giá; từng bước hoàn thành chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.
3.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến có thể được áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng HS THPT, những
người dân có mong muốn học tập quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác
thải thực vật.
Sáng kiến còn là tài liệu tham khảo cho GV (dạy học các môn Sinh học, Hóa
học, Toán học, Công nghệ và Vật lí) trong công tác dạy học tích hợp theo dự án
và theo định hướng STEM.
3.3. Lợi ích thiết thực của sáng kiến
Sáng kiến có tính khoa học và thực tiễn cao.
* Ý nghĩa khoa học:
Sáng kiến được thực hiện nhằm nâng cao nghệ thuật dạy học, cũng như
phát huy tính sáng tạo trong việc dạy và học.

* Ý nghĩa thực tiễn:

3


Góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong Nhà trường THPT nói chung
và môn Sinh học nói riêng. Sáng kiến cũng góp phần phát huy tính chủ động,
tích cực, sáng tạo trong học tập của người học, giúp HS vận dụng được kiến
thức liên môn trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Trên cơ sở đó, định
hướng phát triển các năng lực cho HS.
Sáng kiến cũng đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học và
giữa các môn học với ứng dụng cuộc sống.
Sáng kiến còn khắc phục hiện tượng học tập thụ động nhàm chán ở các
môn học, đưa ra một phương pháp dạy học tích cực mới - “học qua hành” (học
qua thực hành).
Hơn nữa, sáng kiến chỉ rõ từng bước trong quy trình sản xuất nước rửa
chén bát từ rác thải thực vật giúp bất kì ai cũng có thể áp dụng để sản xuất cho
mình một loại nước rửa chén bát an toàn theo ý muốn. Chứng tỏ, sáng kiến đã
gắn liền với thực tiễn cuộc sống.
4. Kết quả đạt được của sáng kiến
Đa số HS hào hứng trong học tập, tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc
giải quyết các tình huống của dự án. Sản phẩm thu được từ HS trong quá trình
hoạt động học tập là minh chứng thuyết phục cho kết quả đánh giá khả quan.
Trên cơ sở học tập dự án, HS đã tham gia các cuộc thi do Nhà trường và Sở
GD - ĐT phát động và được đánh giá khá cao: một giải khuyến khích cấp Tỉnh
trong cuộc thi sáng tạo KHKT, một giải ba cấp Quốc Gia trong cuộc thi vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn.
Dự án đã được nhiều thầy cô từ các trường THPT trong Tỉnh, các thầy cô
trong Sở GD - ĐT, Bộ GD - ĐT và Hội đồng Anh biết đến qua tiết dạy mẫu ngày
08/02/2017 và được các thầy cô đánh giá cao về sự thành công trong hoạt động

học tập của học trò. Thầy Hồ Vĩnh Thắng - chuyên viên cao cấp của Bộ GD ĐT đánh giá: “Dù khó khăn nhưng chúng ta cũng đã làm được, hy vọng chúng ta
sẽ có một thế hệ học trò sáng tạo, tự chủ trong công việc để không phải làm thuê
cho những ông chủ Đài Loan, Trung Quốc …”.
4


5. Những đề xuất để mở rộng sáng kiến
- Tích cực nghiên cứu các dự án dạy học tích hợp các môn khoa học Toán học,
Vật lý, Sinh học, Hóa học, Công nghệ bằng các phương pháp dạy học theo định
hướng STEM nhằm đem lại hiệu quả cao trong dạy học và đáp ứng mục tiêu
giáo dục THPT giai đoạn 2011 - 2020.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ GV … đảm bảo nguồn lực để dễ dàng thực hiện dạy học theo phương
pháp STEM.
- Các trường THPT cần tăng cường liên kết với các trường ĐH – CĐ hoặc các
trung tâm nghiên cứu giúp quá trình thực hiện các dự án được dễ dàng.

5


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1. 1. Lí do chọn sáng kiến
Rào cản lớn nhất trong nền giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa bốn
lĩnh vực quan trọng: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật
(Engineering), Toán học (Math). Sự tách rời này sẽ tạo ra khoảng cách lớn giữa
học và làm, giữa nhà trường (nơi đào tạo nguồn nhân lực) và các doanh nghiệp
(nơi sử dụng nguồn nhân lực). HS được đào tạo theo mô hình truyền thống sẽ
mất một khoảng thời gian dài để hiểu các cơ sở lý thuyết, nguyên lý, rồi chuyển
chúng thành các ứng dụng thực tế trong khi kiến thức đã bị mài mòn. Hơn nữa,

tư duy liên kết các sự vật, hiện tượng với các ứng dụng và kỹ thuật cũng rất hạn
chế. Đây cũng chính là lí do mà HS Việt Nam, sau khi tốt nghiệp THPT, khó có
thể tìm kiếm được công việc phù hợp.
Mặt khác, yêu cầu của việc dạy - học đang được đặt ra khá cấp bách. Đó
là: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy - học nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của HS. Tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt chú
trọng rèn luyện tư duy, kĩ năng sống cho HS. Tích hợp liên môn trong dạy - học
nhằm vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn.
Tháng 8/2016, Bộ GD - ĐT phối hợp với Hội đồng Anh, tổ chức tập huấn
phương pháp dạy học STEM (dự án giáo dục STEM). Sau đợt tập huấn này, Nhà
trường đã triển khai nhiệm vụ tới các tổ, nhóm chuyên môn về kế hoạch dạy học
theo tiếp cận STEM. Trước nhiệm vụ được giao, tôi đã chủ động tìm hiểu qua
các trang mạng xã hội, nguồn tài liệu về STEM.
Từ đó, tôi nảy sinh ý tưởng: Dạy học dự án: “Sản xuất nước rửa chén
bát từ rác thải thực vật” theo hướng tiếp cận phương pháp STEM.
1.2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Đối tượng áp dụng chủ yếu: HS THPT.
- Phạm vi áp dụng: Liên môn sinh học, hóa học, công nghệ.
1.3. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
- Sáng kiến đã xây dựng thành công quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác
6


thải thực vật và vận dụng các kỹ thuật dạy học theo định hướng STEM nhằm
phát triển năng lực tư duy, sáng tạo của HS.
- Sáng kiến góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra - đánh
giá; từng bước hoàn thành chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến
- Sáng kiến có thể được áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng HS THPT.
- Sáng kiến có thể được dùng làm tài liệu để sản xuất nước rửa chén bát từ rác

thải thực vật tại các gia đình.
- Sáng kiến có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho GV và HS tham gia
các dự án dạy học liên môn và dạy học theo định hướng STEM.
- Sáng kiến là cơ sở giúp HS yêu thích các môn khoa học và định hướng học
sinh cách nghiên cứu khoa học.
1.5. Lợi ích thiết thực của sáng kiến
- Tính khoa học:
+ Sáng kiến vận dụng kĩ thuật dạy học theo định hướng STEM nhằm giúp HS tự
học, tự nghiên cứu để thực hiện được quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác
thải thực vật.
+ Quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải thực vật được HS thực hiện
dựa trên cơ sở lí thuyết của sự lên men rượu êtylic, axit axêtic (giấm ăn) và đặc
tính sinh học của một số thực vật sẵn có ở địa phương. Qua thực nghiệm, HS đã
nắm được nội dung kiến thức trong các bài học của môn Sinh học, Hóa học và
Công nghệ.
+ Sáng kiến là cơ sở đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, chủ động trong
nội dung dạy và học, đáp ứng được mục tiêu dạy học trong giai đoạn hiện nay.
- Tính thực tiễn:
+ Qua tìm hiểu thực tiễn, HS thấy được tác hại của rác thải thực vật gây mùi hôi
thối và lãng phí nguồn tài nguyên tái chế; thấy được tác hại của nước rửa chén
bát hóa học. Từ đó, khơi gợi HS có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi
trường sống và tìm ra các biện pháp bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, HS lĩnh
hội được kiến thức sinh thái học – sinh học 12.
7


+ Qua thực hiện quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải thực vật, rèn
luyện cho HS khả năng tự học, tự nghiên cứu để nắm vững kiến thức về vi sinh
vật (bài 23, 24, 25 - sinh học 10), axit Cacboxylic (bài 45 - hóa học 11), ứng
dụng lên men (bài 45, 47, 48 - Công nghệ 10). Đồng thời, rèn luyện kỹ năng

trình bày một vấn đề khoa học, thao tác nghiên cứu của một nhà khoa học, cách
sản xuất theo quy trình của một nhà sản xuất chuyên nghiệp ….
+ Qua học tập dự án, HS không chỉ biết được kiến thức lí thuyết mà còn được
trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải thực vật dưới
sự hướng dẫn của GV. Vì vậy, mỗi HS trở thành một chuyên ra sản xuất nước
rửa chén bát hữu cơ tại các gia đình nhằm hạn chế việc sử dụng hóa chất và thải
rác thải ra ngoài môi trường.
+ Sáng kiến không chỉ được áp dụng trong trường học mà còn được áp dụng
trong thực tiễn cuộc sống.
2. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1. STEM là gì và phương pháp dạy học STEM như thế nào?
- STEM được viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (Công nghệ),
Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học).
- Phương pháp dạy và học STEM:
Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt
nhất như Học qua dự án - chủ đề, Học qua trò chơi và đặc biệt phương pháp Học
qua hành luôn được áp dụng triệt để cho các môn học tích hợp STEM. Với
phương pháp “Học qua hành”, HS được thu nhận kiến thức từ kinh nghiệm thực
hành chứ không phải từ lý thuyết. Bằng cách xây dựng các bài giảng theo chủ đề
và dựa trên thực hành, HS sẽ hiểu sâu về lý thuyết, nguyên lý thông qua các hoạt
động thực tế. Chính các hoạt động thực tế này sẽ giúp HS nhớ lâu hơn. HS sẽ
được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức
vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người
khác. Với cách học này, GV không còn là người truyền đạt kiến thức mà sẽ là
người hướng dẫn để HS tự xây dựng kiến thức cho mình.
8


- Giáo dục STEM là gì?

Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những
kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ,
kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng
ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn
có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Giáo dục STEM sẽ thu hẹp khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những
con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường có tính sáng tạo cao
và sử dụng trí óc có tính chất công việc ít lặp lại trong thế kỷ 21.
Giáo dục STEM không phải là để học sinh trở thành những nhà toán học,
nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà là phát triển cho học sinh các
kỹ năng có thể được sử dụng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ
hiện đại ngày nay. Vâng, đó chính là kỹ năng STEM. Kỹ năng STEM được hiểu
là sự tích hợp, lồng ghép hài hòa từ bốn nhóm kỹ năng sau:
+ Kỹ năng khoa học: là khả năng liên kết các khái niệm, nguyên lý, định luật và
các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học để thực hành và sử dụng kiến thức, để
giải quyết các vấn đề trong thực tế.
+ Kỹ năng công nghệ: Là khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết và truy cập được
công nghệ. Công nghệ là từ những vật dụng hằng ngày đơn giản nhất như quạt
mo, bút chì đến những hệ thống sử dụng phức tạp như mạng internet, mạng lưới
điện quốc gia, vệ tinh… Tất cả những thay đổi của thế giới tự nhiên mà phục vụ
nhu cầu của con người thì được coi là công nghệ.
+ Kỹ năng kỹ thuật: Là khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn diễn ra trong cuộc
sống bằng cách thiết kế các hệ thống và xây dựng các quy trình sản xuất để tạo
ra đối tượng. Học sinh cần có khả năng phân tích, tổng hợp và kết hợp để biết
cách làm thế nào cân bằng các yếu tố liên quan (như khoa học, nghệ thuật, công
nghệ, kỹ thuật). Khi đó, các em sẽ có giải pháp tốt nhất trong thiết kế và xây
dựng quy trình. Ngoài ra, học sinh còn có khả năng nhìn nhận ra nhu cầu và
phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
+ Kỹ năng toán học: Là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của toán
9



học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới. Học sinh có kỹ năng toán học sẽ có
khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, áp dụng các khái niệm và kĩ
năng toán học vào cuộc sống hằng ngày.
Song song với việc rèn luyện các kỹ năng về khoa học, công nghệ, kỹ
thuật và toán học, giáo dục STEM còn cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần
thiết giúp học sinh phát triển tốt trong thế kỷ 21 như:
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng rất cần cho học sinh trong thế kỷ 21, thế
kỷ mà số lượng các công việc có tính chất sáng tạo và không lặp đi lặp lại tăng
mạnh, đòi hỏi người lao động phải chủ động trang bị năng lực giải quyết vấn đề.
+ Tư duy phản biện là một quá trình tư duy và phân tích thông tin theo một
hướng khác của một vấn đề để từ đó làm sáng tỏ và khẳng định lại vấn đề. Đây
thực sự là một cách tiếp cận tốt trong giáo dục mà vốn từ xưa tới nay, học sinh
tiếp nhận thông tin, kiến thức từ giáo viên một cách thụ động. Tư duy phản biện
sẽ giúp học sinh hiểu vấn đề sâu hơn, hình thành lối suy nghĩ logic và kỹ năng
xử lý thông tin tốt hơn.
+ Kỹ năng cộng tác và giao tiếp cũng là các kỹ năng vô cùng quan trọng để phát
triển trong thế kỷ 21 bởi các công việc ngày càng đòi hỏi sự chia sẻ, giao tiếp và
các kỹ năng này sẽ khiến vấn đề được giải quyết một cách nhanh chóng, trôi
chảy và mang lại hiệu quả cao.
Để có được những con người năng động sáng tạo trong công việc, chúng
ta rất cần hình thành và phát triển cho HS những kỹ năng tư duy phản biện, giải
quyết vấn đề, làm việc theo nhóm và cộng tác. Các kỹ năng về kĩ thuật cho phép
học sinh có thể tiếp cận những phương pháp, nền tảng để thiết kế và xây dựng
các thiết bị từ đơn giản đến phức tạp mà xã hội cần hoặc đã và đang sử dụng.
Học sinh được cung cấp các kiến thức về công nghệ sẽ có khả năng sử dụng
công nghệ thành thạo, đem lại tính hiệu quả cao hơn, nhanh hơn, chính xác trong
công việc. Vì vậy, việc kết hợp các kỹ năng STEM ngày càng trở nên quan trọng
trong thế kỷ 21.

- Môn học STEM là gì?

10


STEM là môn học mà học sinh được học các kiến thức về khoa học, công
nghệ, kỹ thuật và toán học một cách tích hợp. Thông thường, các môn học
STEM được thiết kế ở dạng chủ đề và học sinh được học kiến thức tích hợp dựa
trên các chủ đề này. Ví dụ, khi học một chủ đề về ô nhiễm môi trường, HS
không chỉ được nghiên cứu thế nào là ô nhiễm môi trường và có những biện
pháp nào làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn được tìm hiểu về thực
trạng ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống (Sinh học), học cách đánh
giá mức độ ô nhiễm môi trường qua việc phân tích thành phần các chất có trong
môi trường (Hóa học), so sánh các số liệu trong môi trường để đánh giá mức độ
ô nhiễm (Toán học), tìm ra giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở địa
phương (Sinh học + Hóa học + Công nghệ) ...
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nhu cầu việc làm liên quan đến
STEM ngày càng lớn, đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những thay đổi để
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục STEM có thể tạo ra những con người đáp
ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ mới, có tác động lớn đến sự thay đổi nền
kinh tế đang đổi mới.
2.2. Quy trình xây dựng dự án theo STEM
2.2.1. Lựa chọn dự án
Dự án STEM cần khơi gợi được những đam mê, giúp HS tiếp thu tốt hơn
những kiến thức các môn học STEM (Toán, khoa học, công nghệ, kỹ thuật) và
định hướng HS theo đuổi các ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực STEM. Dự
án STEM có thể do GV khơi gợi hoặc HS (nhóm HS) có mong muốn giải quyết.
Tuy nhiên, khi lựa chọn dự án, cần lưu ý:
+ Dự án phải là một vấn đề, chủ đề có tính bao quát; mang tính thực tiễn cao.
Trong đó, bao gồm cả việc phân tích các bằng chứng.

+ Nội dung dự án có liên kết với nghiên cứu khoa học, các ngành công nghiệp
và các ngành nghề hiện đại.
+ Dự án có liên hệ với thực tiễn để đưa ra các ứng dụng thực tế trong cuộc sống.
+ Vấn đề của dự án có liên quan đến những nội dung kiến thức trong chương
trình SGK các môn khoa học được Bộ giáo dục Đào tạo quy định.
11


2.2.2. Tổ chức bài học
- Để tổ chức bài học có hiệu quả, GV cần chuẩn bị chi tiết các bài học trong
chương trình SGK các môn khoa học có liên quan.
- Sau đó, GV xác định rõ số HS trong một nhóm học tập để có thể hoàn thành
công việc phù hợp; Xác định các phương pháp dạy học phù hợp cho dự án như
HS làm thí nghiệm gì? Đóng vai gì? Quan sát những gì? ... để thu nhận được
kiến thức, kỹ năng mà mục tiêu dự án đề ra.
- Trên cơ sở đó, GV yêu cầu HS chuẩn bị các vật liệu cho quá trình học tập; GV
chuẩn bị cơ sở vật chất (phòng học).
- Trong quá trình tổ chức bài học, chúng ta cũng không thể quên việc dự kiến
những điều kiện an toàn và mất an toàn khi tham gia học tập dự án.
2.2.3. Lập kế hoạch dự án
- GV cần xác định dự án được hoàn thành sau bao nhiêu tiết học trên lớp và bao
nhiêu thời gian làm việc ở nhà.
- HS lập kế hoạch kiểm tra đánh giá và truyền thông sản phẩm của mình như thế
nào?
- HS sẽ thu thập và phân tích bằng chứng nào để chứng minh mình đã hoàn
thành dự án?
3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3.1. Thực trạng về việc sử dụng nước rửa chén bát hóa học và vấn đề
rác thải trong sinh hoạt
Hầu hết các loại nước rửa chén bát đều sản xuất theo phương pháp công

nghiệp và từ các chất hóa học. Khi sử dụng dư thừa, ngoài tự nhiên không có vi
sinh vật phân giải gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp sử
dụng nước rửa chén bát còn gây dị ứng da tay hoặc bong da tay,... Hơn nữa, tồn
dư của chúng trên các loại chén bát khi rửa sẽ là một trong những nguyên nhân
gây ung thư cho người sử dụng. Qua các tài liệu được biết, nước rửa chén bát
hóa học, dù xịn đến đâu đi nữa, vẫn tồn tại nguy cơ gây hại cho sức khỏe khi sử
dụng không đúng cách. Trong khi đó, đa số các loại nước rửa chén bát hóa học
không có nhãn mác yêu cầu về cách sử dụng.
12


Mặt khác, các loại nước rửa chén bát hữu cơ trên thị trường đều có giá
thành khá cao (50000đ đến 200000đ/ lít) nên những người dân nghèo ít có cơ
hội lựa chọn.
Trong cuộc sống hàng ngày những loại rác thải sinh hoạt có nguồn gốc từ
thực vật như vỏ hoa quả, gốc rau, củ quả, ... khi thải ra ngoài môi trường gây hôi
thối và lãng phí nguồn nguyên liệu có thể tái sử dụng.
Từ những thực trạng trên, chúng ta cần tìm ra biện pháp khắc phục.
3.2. Thực trạng về dạy học
- Các môn khoa học gồm Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ
đang được tách rời và được dạy học độc lập, riêng rẽ. Điều đó đã làm cho
HS tiếp thu kiến thức một cách rời rạc không hệ thống, ảnh hưởng đến việc
vận dụng kiến thức trong cuộc sống.
- Hơn nữa, những phần kiến thức chồng chéo, phương pháp học tập đơn điệu
làm cho HS cảm thấy nhàm chán, khô khan và nhiều em thấy khó khăn,
nặng nề trong việc học tập các môn khoa học (STEM).
- Phương pháp học tập hiện nay chủ yếu mang tính chất lí thuyết, ít đề cập
đến thực hành, khiến nhiều HS có quan niệm học Toán học, Vật lí, Hóa học,
hay Sinh học không còn ý nghĩa.
Vì vậy, dạy học theo định hướng STEM là giải pháp cần thiết nhằm

tích hợp các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học giúp học sinh
không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra
được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Phương pháp dạy - học
STEM giúp HS tiếp thu được kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán
học chắc chắn; Rèn khả năng sáng tạo, tư duy logic; Đặc biệt là giảm gánh nặng
về tâm lí học tập khô khan và quá tải đối với học sinh.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Dạy học dự án là một phương pháp dạy học khá mới mẻ với nhiều thầy cô,
Dạy học theo định hướng STEM lại càng lạ lẫm với nhiều người. Dạy học theo
định hướng STEM là gì? Cần phải chuẩn bị những gì khi dạy học theo định
13


hướng STEM? Trước những câu hỏi đó, năm học 2016 - 2017, tôi đã tích cực áp
dụng và tiến hành dạy học một số dự án. Một trong các dự án được đồng nghiệp
đánh giá cao và HS hào hứng nhất là dự án: “Sản xuất nước rửa chén bát từ rác
thải thực vật” được xây dựng và dạy học theo định hướng STEM.
Sau đây, tôi xin giới thiệu một số vấn đề về lựa chọn và dạy học một dự án
STEM qua dự án “Sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải thực vật”.
4.1. Quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải thực vật.
Quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải thực vật gồm 4 bước:
Bước 1:
Chọn và
xử lí
nguyên
liệu

Bước 3:
Lọc sản
phẩm lên

men

Bước 2:
Ủ lên
men

Bước 4:
Pha chế
thành
phẩm

4.1.1. Chọn và xử lí nguyên liệu
Quá trình lên men giấm có thể sử dụng các loại hoa quả giàu đường và giàu
xenlulôzơ. Bởi vậy, chúng ta có thể lựa chọn các loại rác có nguồn gốc thực vật
như các loại vỏ hoa quả tươi, cuống rau tươi, bã mía, … làm nguyên liệu lên
men tạo nước rửa chén bát.
Để sản xuất được 10 lít nước rửa chén bát chúng ta cần chuẩn bị các nguyên
liệu sau:
- 3 kg rác thải có nguồn gốc thực vật.
- 0,7 kg đường mía có màu nâu (hoặc 500 ml dung dịch nước rửa chén bát
thô của quá trình ủ men trước).
- 12 lít nước sạch.
- 0,5 kg quả bồ kết khô để tạo bọt và một số loại tinh dầu để tạo hương thơm.
4.1.2. Ủ lên men rác thải
4.1.2.1. Vi sinh vật
- Nấm men.
- Vi khuẩn axêtic.
Cả hai loại vi sinh vật này thường có nhiều trong tự nhiên và trong các
14



loại vỏ rau, củ, quả. Tuy nhiên, để giảm thời gian lên men, chúng ta có thể sử
dụng bánh men rượu theo tỉ lệ 3 kg rác: 100g bánh men rượu vào giai đoạn ủ lên
men rác thải.
4.1.2.2. Ủ lên men rác thải.
Đây là bước quan trọng, quyết định đến chất lượng của nước rửa chén bát.
Chúng ta tiến hành như sau:
+ Rửa sạch rác vừa lựa chọn dưới vòi nước sạch (nếu rác có nhiều bùn đất
bẩn).
+ Cắt nhỏ rác để quá trình lên men được thuận tiện. Trộn đều rác với
lượng bánh men đã nghiền nhỏ và cho vào thùng lên men, ủ kín trong khoảng 2 3 ngày cho rác thải lên men đều, mềm.
+ Sau thời gian ủ khô, tiến hành pha 0,7 kg đường vào 12 lít nước sạch để
tạo dung dịch đường và đổ vào thùng chứa rác đã lên men. Đậy nắp kín và để ở
nơi râm mát khoảng 40 - 45 ngày.
+ Dán nhãn, ghi ngày sản xuất lên thùng chứa để dễ dàng kiểm tra và theo
dõi thời gian lên men.
4.1.3. Lọc sản phẩm lên men
Sau thời gian ủ và lên men khoảng từ 40 - 45 ngày, thậm chí 3 tháng, tùy
theo từng loại rác thải. Nếu rác có nhiều đường, hàm lượng xenlulôzơ thấp như
vỏ xoài, cuống rau muống … thì thời gian ủ lên men ngắn (chỉ khoảng 40 - 45
ngày); Nếu rác có nhiều xenlulôzơ như bã mía, vỏ và lá dứa … thời gian ủ lên
men có thể kéo dài hơn (khoảng 60 - 90 ngày). Khi kiểm tra thấy dung dịch có
mùi thơm, hơi chua đặc trưng, nguyên liệu lên men bị phân hủy hoàn toàn,
chứng tỏ quá trình ủ men đã hoàn thành.
Dùng vải loại bỏ phần bã thực vật và chiết ra các chai nhỏ ta được dung
dịch nước rửa bát thô. Để dung dịch sau 1 - 2 ngày để phần cặn lắng xuống rồi
tách chiết lấy phần dung dịch trong suốt phía trên và dùng để sản xuất nước rửa
chén bát, nước lau kính, nước lau nhà …. Phần dung dịch có chứa cặn bã phía
dưới được dùng để rửa bồn cầu, thông cống rãnh … Còn phần bã thực vật được
sử dụng làm phân bón cũng có tác dụng cải tạo đất tốt.

15


Yêu cầu của dung dịch thô (sau lên men): có mùi thơm (hơi chua) đặc
trưng của từng nhóm thực vật; có màu nâu sẫm hoặc vàng trong suốt (tùy từng
nhóm thực vật được lên men). Khi để lâu trong điều kiện kị khí, mở nắp lọ đựng
dung dịch có hiện tượng xì hơi và sủi bọt. Sau khoảng 7 - 8 tháng, hiện tượng xì
hơi sẽ giảm.
4.1.4. Pha chế thành phẩm.
* Tạo bọt cho sản phẩm nước rửa chén bát
Thực tế, dung dịch tạo thành sau quá trình ủ men đã có khả năng tẩy rửa
tốt. Tuy nhiên, để có được nước rửa chén bát hoàn chỉnh và tiết kiệm hơn, phù
hợp với yêu cầu của người tiêu dùng hơn, chúng ta có thể sử dụng nước bồ kết
để tạo bọt cho sản phẩm nước rửa chén bát của mình như sau:
Quả bồ kết có chứa chất xà phòng tự nhiên mà không gây độc hại cho sức
khỏe con người. Để có được dung dịch nước bồ kết pha chế cho 9 lít dung dịch
lên men, chúng em đã làm như sau:
+ Dùng 0,5 kg quả bồ kết, rửa sạch và để khô, bẻ gãy nhỏ.
+ Bẻ gãy quả bồ kết thành những đốt nhỏ và cho lên chảo rang sao cho bồ
kết chín đều, có mùi thơm. (Không để cho bồ kết bị cháy khét sẽ không còn tác
dụng tạo bọt).
+ Giã nát bồ kết và cho vào nồi; đổ thêm 2 lít nước và đun sôi kĩ đến khi
còn khoảng 0,75 lít nước.
+ Để nguội, trà bồ kết để tạo bọt và vắt, lọc lấy nước.
+ Trộn 0,75 lít nước bồ kết nguyên chất với dung dịch lên men ta được
nước rửa chén bát hoàn chỉnh.
+ Cho vào bình tạo bọt, nhấn nhiều lần để tạo bọt cho nước rửa chén bát.
* Tạo hương thơm cho sản phẩm nước rửa chén bát
Mỗi người đều yêu thích một mùi hương khác nhau. Bởi vậy, chúng ta có
thể tạo hương thơm cho sản phẩm nước rửa chén bát của mình nhờ vào các loại

tinh dầu có trên thị trường. Hoặc chúng ta có thể tự làm các loại tinh dầu để bổ
sung vào sản phẩm nước rửa chén bát thành phẩm như tinh dầu sả, tinh dầu lá
chanh, tinh dầu hoa hồng, tinh dầu bưởi …. Chỉ cần 3 - 5 ml tinh dầu tự làm/1 lít
16


hoặc 5 - 7 giọt tinh dầu (mua trên thị trường) sẽ làm cho nước rửa chén bát có
mùi thơm theo ý thích từng người sử dụng.
4.2. Các bước xây dựng và thực hiện dự án
4.2.1. Một số vấn đề cần chú ý khi thành lập dự án
4.2.1.1. Bối cảnh thực tế để hình thành dự án
Dự án được xuất phát từ thực tiễn sau:
- Nước rửa bát hàng ngày hầu hết sản xuất theo phương pháp công nghiệp và
hóa chất. Mặc dù rất sạch, thơm và tiện dụng, tuy nhiên thường tiềm ẩn nhiều
nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường như gây tắc đường ống
dẫn nước và hố nước thải sinh hoạt gia đình có mùi hôi thối…. Khi sử dụng gây
dị ứng da tay hoặc bong da tay. Tồn dư của chúng trong môi trường không được
vi sinh vật phân giải gây ô nhiễm nguồn nước. Tồn dư của chúng trong bát đĩa
sẽ gây ung thư đường tiêu hóa, hô hấp ….
- Trong cuộc sống hàng ngày những loại rác thải sinh hoạt có nguồn gốc từ thực
vật như vỏ hoa quả, gốc rau, củ quả,... khi thải ra ngoài môi trường gây hôi thối
và lãng phí nguồn nguyên liệu có thể tái sử dụng.
Từ những lí do trên, HS và GV đã hình thành ý tưởng sử dụng những rác
thải hữu cơ bỏ đi của gia đình để tạo ra loại nước rửa chén vừa rẻ, không gây ô
nhiễm môi trường.
4.2.1.2. Các bài học có liên quan đến dự án
Từ vấn đề thực tiễn mà HS quan sát được, các em biết tìm hiểu đến kiến
thức trong các bài học của trương trình giáo dục THPT để giải quyết, cụ thể:
- Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (Bài 22 - Sinh
học 10).

- Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật (Bài 23 - Sinh học 10).
- Thực hành : Lên men lactic và êtilic (Bài 24 - Sinh học 10); Chế biến siro quả
(Bài 45) và Làm sữa chua (Bài 47 - Công nghệ 10).
- Axit cacboxilic (Bài 45 - Hóa học 11).
4.2.1.3. Thời gian học tập và hoàn thành dự án

17


Dự án được xây dựng dựa trên PPCT của môn sinh với 3 tiết nghiên cứu
trên lớp và 60 ngày thực hiện ở nhà.
4.2.1.4. Đối tượng HS
HS THPT từ lớp 10 - 12.
4.2.1.5. HS thực hiện thí nghiệm nào và cần chuẩn bị những gì cho dự án?
+ Lên men rác thải để sản xuất nước rửa chén bát.
+ Pha chế dung dịch sau lên men với các phụ gia là nguyên liệu tự nhiên
để tạo bọt và hương thơm cho nước rửa chén bát.
+ Thí nghiệm chứng minh khả năng tẩy rửa của nước rửa chén bát.
+ Kiểm nghiệm độ An toàn của nước rửa chén bát đã tạo ra.
+ Tìm cách quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường.
4.2.2. Xây dựng thông tin về dự án, tổ chức bài học và xây dựng kế
hoạch bài giảng.
- Trên cơ sở độ tuổi tham gia dự án, kiến thức liên quan đến bài học và những
chuẩn bị cần thiết giáo viên xây dựng thông tin chung về dự án.
- Từ những dự kiến trên, GV xây dựng kế hoạch tổ chức bài học.
+ Tên bài học cụ thể trong chương trình THPT để giúp HS đạt được
những kiến thức mong muốn nhằm thực hiện dự án thành công.
+ Số lượng HS của từng nhóm: Mỗi lớp có từ 35 - 40 HS nên các nhóm
được chia thành 7 - 8 HS/nhóm.
+ Nguồn lực cho từng nhóm: chính là những chuẩn bị mà HS cần chuẩn bị

trước khi thực hiện dự án.
- Sau khi đã xây dựng xong kế hoạch tổ chức bài học, GV có thể lập kế hoạch
chi tiết cho bài giảng thông qua một số bước như sau:
+ Xác định kết quả học tập của HS mà dự án mong đợi.
+ Xác định dự án có liên quan cụ thể đến chương trình kiến thức nào
trong chương trình THPT.
+ Dự kiến những kĩ năng, năng lực mà HS cần vận dụng để giải quyết vấn
đề hay lên kế hoạch để giải quyết vấn đề. .
+ Dự kiến những kĩ năng, năng lực HS đạt được khi thực hiện dự án..
18


+ Xác định những cách đánh giá sản phẩm như đánh giá quy trình, đánh
giá thế mạnh của kết luận, sử dụng ngôn ngữ/biểu đồ, đánh giá kỹ năng trình
bày, đánh giá việc xác định các bước tiếp theo …. Như vậy, dạy học theo định
hướng STEM, việc đánh giá là cả một quá trình chứ không phải chỉ thông qua
một khâu hay một bài cụ thể nào.
Ở dự án: “Sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải thực vật” được lên kế
hoạch chi tiết với các hoạt động như sau:
4.2.2.1. Chuẩn bị cho dự án: Vào cuối tiết học trước, GV cần tổ chức HS định
hướng dự án:
- Từ bối cảnh thực tế: nước rửa chén bát tiềm ẩn nguy cơ gây hại, rác thải thực
vật gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta cần làm gì để giải quyết bối cảnh trên?
- Dựa trên những vấn đề mà HS đưa ra, GV dẫn dắt HS vào việc chuẩn bị dự án:
sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải thực vật.
Từ đó, yêu cầu HS chuẩn bị:
+ Khảo sát thị trường nước rửa chén bát.
+ Điều tra tình hình sử dụng nước rửa chén bát ở địa phương.
+ Điều tra tình hình phân loại và xử lí rác thải ở địa phương.
+ Nghiên cứu về quy trình sản xuất nước rửa chén bát hữu cơ trên các

trang mạng xã hội.
+ Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu cho việc sản xuất nước rửa chén bát từ
rác thải thực vật (như kế hoạch).
+ Ở tiết 1, mang đến lớp các loại rác thải thường gặp trong sinh hoạt
(khoảng 3 - 5kg rác).
- GV lập kế hoạch về thời gian thực hiện dự án. Cụ thể:
+ Tiết 1: HS hoàn thiện bước 1 và 2 của quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ
rác thải thực vật.
+ Tiết 2: HS tiếp tục hoàn thiện bước 3 và 4 của quy trình sản xuất nước rửa
chén bát từ rác thải thực vật.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ gồm 6 - 8 HS/nhóm.
19


4.2.2.2. HS được thực nghiệm bước 1 và bước 2 trong quy trình sản xuất
nước rửa chén bát từ rác thải thực vật (Tiết 1)
* Chuẩn bị:
HS:
- HS khảo sát thị trường nước rửa chén bát, điều tra tình hình sử dụng nước rửa
chén bát, việc phân loại, thu gom và xử lí rác thải.
- HS chuẩn bị 3 - 5kg rác thải thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày ở các gia
đình.
- HS chuẩn bị SGK sinh 10, SGK hóa học 11, Công nghệ 10.
GV:
- GV chuẩn bị phòng học có máy tính kết nối với máy chiếu, video về bước 1 và
2 trong quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải thực vật.
- GV chuẩn bị phiếu học tập.
- Sản phẩm thô - sau quá trình ủ men trên 3 - 5 loại rác thải thực vật khác nhau.
Hoạt động của học sinh
Pupil activity


Giáo viên hỗ trợ và đặt câu hỏi

Teacher support and questions
Hoạt động 1: Phần khởi động:

GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm qua một số câu hỏi:
Các câu hỏi thảo luận:
- HS để rác đã chuẩn bị lên bàn 1. Hãy phân loại các loại rác thải?
và phân loại rác theo các cách
khác nhau (tùy quan điểm), sau
đó, giải thích được lí do phân
loại.

2. Em có giải pháp nào để giảm thiểu ô

- Đưa ra các giải pháp khác nhiễm môi trường từ nguồn rác thải này?
nhau hạn chế ô nhiễm môi
trường từ nguồn rác thải sinh 3. Em có suy nghĩ gì về nước rửa chén bát
hoạt.

trên thị trường hiện nay?

- Đánh giá thực trạng nước rửa
chén bát hiện nay (nguồn gốc,
giá thành,…). HS đưa ra các dẫn
20


chứng cụ thể ở địa phương làm

minh chứng cho đánh giá của
mình.
- HS có thể báo cáo kết quả
chuẩn

bị

của

mình

bằng

powerpoint, Word hoặc tranh
vẽ.

- GV hướng dẫn quy trình xử lí rác thải
thành nước rửa chén bát gồm 4 bước:
(Đưa các hình ảnh minh họa).

- HS theo dõi các bước trong - GV nêu nhiệm vụ của tiết học.
quy trình xử lí rác thải.
Hoạt động 2: Trải nghiệm bước 1 và 2 trong quy trình sản xuất nước rửa
chén bát từ rác thải thực vật và thảo luận trong nhóm.
- HS quan sát video và làm theo
video, hướng dẫn của GV các - GV chiếu video mẫu về bước 1 và 2 trong
bước 1 và 2 của quy trình sản quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác
xuất nước rửa chén bát từ rác thải thực vật.
thải thực vật (mỗi nhóm 1 sản - Phát phiếu học tập cho HS để HS thảo
phẩm).


luận.

- Sau khi hoàn thành sản phẩm,
HS phải vệ sinh khu vực thí
nghiệm của nhóm.
- Thảo luận theo nhóm để trả lời
các câu hỏi. (HS tự tìm hiểu
thông tin trong SGK sinh 10 và
hóa học 11 để trả lời câu hỏi).
Hoạt động 3: Thảo luận để nắm vững kiến thức có liên quan đến dựa án.
Câu hỏi thảo luận nằm trong phiếu học tập:
- HS dựa trên những hiểu biết, 1. Sau khi lên men, sản phẩm chính thu
phán đoán để đưa ra luận điểm được là gì?
21


của mình.

2. Em hãy dự đoán thời gian thu được sản
phẩm?

- Bổ sung thêm kiến thức cho dự 3. Em hãy dự đoán sản phẩm thu được sau
án và có thể điều chỉnh các kĩ khi ủ men sẽ có mùi như thế nào?
thuật, nguyên liệu để có thể tăng - Các nhóm đều được đưa ra ý kiến của
hiệu quả của mỗi giai đoạn thực mình ở các câu hỏi.
hiện.

- Mỗi câu hỏi GV đều có hình minh họa cho
đáp án để HS nhận biết.

Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị cho tiết học sau
- GV nêu nhiệm vụ ở nhà và chuẩn bị trước

- HS theo dõi và ghi chép nhiệm khi đến lớp vào tiết học sau:
vụ ở nhà và chuẩn bị trước khi 1. Theo dõi sản phẩm ở bước 2.
đến lớp.

2. Nghiên cứu bài 25. Sinh trưởng của quần

- Phân công nhiệm vụ cho các thể vi sinh vật - Sinh học 10, em hãy đề xuất
thành viên trong nhóm để hoàn giải pháp lên men có hiệu quả kinh tế cao
thiện nhiệm vụ được giao.

hơn.

- Lên kế hoạch thảo luận nhóm 4. Chuẩn bị dụng cụ cho tiết học sau.
để hoàn thành nhiệm vụ trước - GV theo dõi và giải đáp những thắc mắc
khi bước vào tiết 2 và làm báo của các nhóm HS trong quá trình thực hiện
cáo kết quả.

ở nhà.

4.2.2.3. HS được thực nghiệm bước 3 và bước 4 trong quy trình sản xuất
nước rửa chén bát từ rác thải thực vật (Tiết 2).
* Chuẩn bị:
HS:
- Kết quả của quá trình theo dõi sản phẩm ở bước 1 và 2 được báo cáo bằng
Powerpoint, Word hoặc tranh vẽ tùy thuộc vào khả năng của từng nhóm.
- HS chuẩn bị SGK sinh 10, SGK hóa học 11.
- Mỗi nhóm chuẩn bị một bộ dụng cụ: gồm 1 rá lọc, 2 mét vải màn, chậu, 5 – 6

chai nhựa có dung tích 0,5ml.
- Mỗi nhóm chuẩn bị nguyên liệu tạo bọt.
22


GV:
- GV chuẩn bị phòng học có máy tính kết nối với máy chiếu, video về bước 3 và
4 trong quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải thực vật.
- GV chuẩn bị phiếu học tập.
- Sản phẩm nước rửa chén bát hoàn chỉnh gồm 2 - 3 chai nhỏ với mùi hương
khác nhau, có bọt.
Hoạt động của học sinh
Pupil activity

Giáo viên hỗ trợ và đặt câu hỏi

Teacher support and questions
Hoạt động 1: Phần khởi động:

GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm qua một số câu hỏi:
Một số câu hỏi thảo luận:
- Đưa ra các nhận định mà mình 1. Em đã làm gì để nguyên liệu lên men được
quan sát được.

đều?

- Đánh giá được những nhận 2. Sản phẩm bây giờ có mùi như thế nào?
định về các loại nước rửa chén 3. Em thấy các loại nước rửa chén bát trên
bát trên thị trường và nước rửa thị trường có đặc điểm gì hấp dẫn người sử
chén bát thô từ rác thải thực vật. dụng?

- HS có thể báo cáo kết quả - GV nêu nhiệm vụ của tiết học.
chuẩn

bị

của

mình

bằng

powerpoint, Word hoặc tranh
vẽ.
Hoạt động 2: Trải nghiệm bước 3 và 4 trong quy trình sản xuất nước rửa
chén bát từ rác thải thực vật và thảo luận trong nhóm.
- HS quan sát video; làm theo
video và hướng dẫn của GV các - GV chiếu video mẫu về bước 3 và 4 trong
bước 3 và 4 của quy trình sản quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác
xuất nước rửa chén bát từ rác thải thực vật.
thải thực vật (mỗi nhóm 1 sản - Phát phiếu học tập cho HS để HS thảo luận.
phẩm).
- Sau khi hoàn thành sản phẩm,
HS phải vệ sinh khu vực thí
23


nghiệm của nhóm.
- Thảo luận theo nhóm để trả lời
các câu hỏi. (HS nghiên cứu
thông tin trong SGK sinh 10 và

hóa học 11 để trả lời câu hỏi).
Hoạt động 3: Thảo luận để nắm vững kiến thức có liên quan đến dựa án.
- HS dựa trên những hiểu biết, Câu hỏi thảo luận (phiếu học tập):
phán đoán để đưa ra luận điểm 1. Sản phẩm nước rửa chén bát mà các em
của mình.

vừa làm sẽ bảo quản được bao lâu?
2. Nghiên cứu bài 25. Sinh trưởng của quần

- Bổ sung thêm kiến thức cho dự thể vi sinh vật - Sinh học 10, em hãy đề xuất
án và có thể điều chỉnh các kĩ giải pháp lên men có hiệu quả kinh tế cao
thuật, nguyên liệu để có thể tăng hơn.
hiệu quả của mỗi giai đoạn thực 3. Phần dung dịch trong suốt các em dùng để
hiện.

sản xuất nước rửa chén bát. Vậy phần bã
thực vật, các em có ý định xử lí nó như thế
nào?
- Các nhóm đều được đưa ra ý kiến của mình
ở các câu hỏi.

Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị cho tiết học sau
- HS theo dõi và ghi chép nhiệm GV nêu nhiệm vụ ở nhà và chuẩn bị trước khi
vụ ở nhà và chuẩn bị trước khi đến lớp vào tiết học sau:
đến lớp.

1. Hãy tiếp tục theo dõi sản phẩm ở nhà để
xác định hạn sử dụng của sản phẩm.

- Phân công nhiệm vụ cho các 2. Thử nghiệm nước rửa chén bát trên các

thành viên trong nhóm để hoàn loại chén bát bẩn để có thể đánh giá hiệu quả
thiện nhiệm vụ được giao.

sử dụng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm.
(GV có thể gợi ý HS cách thiết kế các thí

- Lên kế hoạch thảo luận nhóm

nghiệm thử nghiệm nước rửa chén bát).

để hoàn thành nhiệm vụ trước

- GV theo dõi và giải đáp những thắc mắc của

khi bước vào tiết 3 và làm báo

các nhóm HS trong quá trình thực hiện ở nhà.
24


cáo kết quả.
5. Kết quả đạt được
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu, tôi lựa chọn ngẫu nhiên các em HS
yêu thích các môn khoa học là HS của Nhà trường, tự nguyện đăng kí tham gia
học dự án ở các lớp khác 10A, 10B, 11A, 11E, 12A, 12B … Tôi đã chủ động sắp
xếp nhóm đối chứng là HS các lớp 10A, 11A, 12B và tiến hành dạy học theo
hình thức chuyên đề (với việc hoàn thành các kiến thức trong chương trình sinh
học và hóa học có liên quan đến dự án). Nhóm thí nghiệm là các em HS lớp
10B, 11E, 12A, tiến hành áp dụng phương pháp dạy - học theo định hướng
STEM. Trong quá trình dạy học, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình

thực hiện nhưng tôi nhận thấy: Ở nhóm thí nghiệm có những biểu hiện tích cực
hơn so với nhóm đối chứng, cụ thể :
* Về mặt chủ quan:
- Có sự hăng hái, tích cực hơn trong quá trình học tập. HS có tính tự giác,
chủ động lập kế hoạch để hoàn thành công việc được giao. Có tinh thần làm việc
và phối hợp hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm HS.
- Có thái độ hào hứng, tự nguyện tham gia các công việc học tập ở trên lớp
cũng như về nhà. Hiệu suất học tập và làm việc cao hơn nhóm đối chứng.
- Có khả năng tự học, tự khám phá, có khả năng sáng tạo trong học tập và
giải quyết vấn đề. Nhiều em HS rất hay thắc mắc và đưa ra những ý kiến hay.
- HS chủ động vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức, kỹ
năng đã biết để nhận thức các vấn đề mới.
- HS được rèn luyện nhiều kĩ năng hơn, tham gia vào nhiều hoạt động trong
cuộc sống hơn nên các em có biểu hiện tự tin, nhanh nhẹn và nảy sinh nhiều ý
tưởng mới.
* Mặt khách quan :
Sau khi cả 2 nhóm đều hoàn thành các bài học, cũng là lúc Nhà trường tổ
chức cuộc thi “Sáng tạo KHKT” và phát động cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” nhằm chọn ra các dự án tốt, tham
gia cuộc thi cấp Bộ. Nhóm thí nghiệm đã có 2 sản phẩm được Nhà trường chọn
25


×