MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BHTN
TNHH
ISO
JIS
BTC
CDCD
LĐTL
TT
BHXH
BHYT
GTGT
HTK
LNST
LNTT
TNDN
TSCĐ
TSNH
Bảo hiểm thất nghiệp
Trách nghiệm hữu hạn
International Organization for Standardization
Japanese Industrial Standard
Bộ Tài Chính
Công cụ dụng cụ
Lao động tiền lương
Thông tư
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Giá trị gia tăng
Hàng tồn kho
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận trước thuế
Thu nhập doanh nghiệp
Tài sản cố định
Tài sản ngắn hạn
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham
gia vào hoạt động sản xuất ngày càng tăng với nhiều loại mặt hàng rất đa
dạng và phong phú như thủy sản, dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ, điện tử,
thông tin... trong đó ngành sản xuất kim loại màu là một trong những ngành
quan trọng là cơ sở để phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cùng với xu thế hội nhập
hợp tác quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, mỗi doanh nghiệp dù ở bất
cứ thành phần kinh tế nào, ở bất cứ ngành nghề nào đều phải đối mặt với
những khó khăn, thách thức và sự cạnh tranh khốc liệt. Đứng trước những khó
khăn thử thách đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải không ngừng nâng cao hiệu
quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao năng lực quản lý, sử dụng
nguồn nhân lực và tài sản của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Để mang
lại lợi thế cạnh tranh lớn nhất cho doanh nghiệp của mình, nhằm thỏa mãn
cao nhất nhu cầu của thị trường và lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. . Để
làm được điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tìm cách nâng
cao chất lượng sản phẩm, phát triển mở rộng thị trường và kết hợp với việc
phát huy hiệu quả công tác tổ chức quản lý trong doanh nghiệp, đặc biệt trong
đó có bộ phận kế toán.
Được sự giới thiệu của nhà trường và sự đồng ý của TNHH Ngọc
Thiên, em đã có cơ hội thực tập tại công ty. Công ty là một doanh nghiệp đã
hoạt động lâu năm trong ngành sản xuất và tái chế kim loại với nhiều triển
vọng trong tương lai.
Là một sinh viên kinh tế đang theo học theo chuyên ngành kế toán
dưới sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong Viện Kế toán kiểm toán đã
giúp em có sự hiểu biết sâu sắc hơn về những kiến thức mà thầy cô giảng
dạy trong quá trình thực tập này. Em đã tìm hiểu cơ bản về hoạt động sản
xuất của công ty và công tác tổ chức kế toán của công ty, để từ đó em hoàn
thành được bài báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Ngọc Thiên
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty
Công ty TNHH Ngọc Thiên
4
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại Công ty
TNHH Ngọc Thiên
5
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC THIÊN
1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
1.1 Thông tin chung
-
Tên công ty: Công ty TNHH Ngọc Thiên
-
Loại hình hoạt động: Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên
-
Mã số doanh nghiệp: 0900244369
-
Đại diện pháp luật: Tạ Thị Tấn
-
Vốn điều lệ: 300.000.000 đồng
-
Mã số thuế: 0900244369
-
Địa chỉ: Thôn Đông Mai, Xã Chỉ Đạo, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
-
Ngày cấp giấy phép: 18/11/2005
Ngày hoạt động: 18/11/2005 (Đã hoạt động 15 năm)
Đơn vị cấp giấy phép: Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
-
Website: />
-
Email:
-
Công Ty TNHH Ngọc Thiên là thành viên của Công Ty Cổ Phần
Ngọc Thiên Global Group
Văn phòng đại diện:
-
Địa chỉ: T07 Tầng 2 Tòa nhà T7 Time City, 458 Phố Minh Khai, Hai
Bà Trưng, Hà Nội
-
Điện thoại: 0909250191 Fax: 02213983012
1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
1, Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty TNHH Ngọc Thiên là một trong những đơn vị có uy tín, đã
khẳng định được thương hiệu Ngọc Thiên trong lĩnh vực sản xuất và kinh
doanh kim loại màu tại trong nước Việt Nam và cả một số thị trường lớn trên
thế giới như: Lào, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapoes... được nhà
nước trao tặng nhiều giải thưởng và nhiều danh hiệu cao quý.
Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, Công ty Ngọc Thiên
đang ngày càng phát triển không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao công nghệ
kỹ thuật trong sản xuất. Để luôn đạt được sản phẩm chất lượng tốt cung cấp
6
dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng. Là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp
lớn của một số nước ngoài.
Tiền thân của Công ty TNHH Ngọc Thiên là một làng nghề đúc chì, tái
chế kim loại từ lâu đời. Công ty thành lập 18/11/2005 theo Giấy phép đăng ký
kinh doanh số 0900244369 Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hưng Yên. Quy mô ban
đầu của Công ty chỉ là một văn phòng nhỏ, hơn 20 cán bộ công nhân viên, với số
vốn ít ỏi, bất chấp khó khăn, gian khổ, làm việc trong điều kiện hết sức khó
khăn, thiếu thốn đủ đường. Lãnh đạo Công ty cùng với cán bộ công nhân viên đã
“khởi nghiệp” từ nhà máy nhỏ với công suất nhỏ, cung cấp sản phẩm cho các thị
trường trong nước... sau đó dần khẳng định uy tín và thương hiệu của mình.
Trong suốt quá trình hoạt động, không thể kể hết những khó khăn
chồng chất cũng như những trở ngại không lường mà tập thể cán bộ công
nhân viên Công ty phải vượt qua từ những ngày tháng khởi nghiệp, đổi lại đến
nay công ty đã khẳng định được uy tín, vị thế, thương hiệu của mình trong lĩnh
vực sản xuất kim loại màu thương mại. Để tồn tại trên thị trường cạnh tranh
ngày càng khốc liệt và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường
cũng như sự phát triển không ngừng của đất nước, Công ty đã xây dựng chiến
lược cho riêng mình, trong đó trọng tâm là đầu tư vào nguồn nhân lực chất
lượng cao, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên. Công ty
không ngừng đổi mới công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị thi công hiện đại,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đổi mới biện pháp thi công theo
hướng hiện đại và tiên tiến. Qua đó, đã tạo được uy tín với các quý đối tác,
đồng thời tạo được nền móng vững chắc để Công ty phát triển trong điều
kiện mới.
Với phương châm “Coi con người là nhân tố trung tâm để quyết định
thành công, phồn thịnh và phát triển bền vững”. Vì vậy: Lãnh đạo Công ty
luôn quan tâm đến đời sống của người lao động, bằng những việc làm cụ thể
như mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc công nghệ hiện đại thay thế
sức lao động cửa con người, đồ bảo hộ an toàn trong lao động, đa dạng hóa
loại hình kinh doanh góp phần tạo công ăn việc làm ổn định và tăng thu nhập
cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Điều này được thể hiện rất rõ qua
hoạt động của các Tổ chức như Chi bộ, Công đoàn và Đoàn Thanh niên của
Công ty, đồng thời cũng từ các tổ chức bài bản này, Công ty đã tập trung được
trí tuệ tập thể, sự nhiệt huyết, đoàn kết và phát triển một cách toàn diện.
7
Xã hội phát triển, Công ty cũng không ngừng đón nhận những cơ hội
mới, năm 2015 là thời điểm đánh dấu bước phát triển đột phá của Công ty
TNHH Ngọc Thiên trên một tầm cao mới, một vị thế mới. Ngày 11/4/2015,
Công ty được Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng kỷ niệm chương
cho doanh nhân Trịnh Phan Thiên. Công ty được khen tặng: trong hội phát triển
nông thôn Việt Nam.
15 năm hoạt động cũng là một quá trình Công ty TNHH Ngọc Thiên
không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, lực lượng lao động, đến nay Công ty
đã có hơn 1.000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên và công nhân lao
động có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm.
Với nhiều dự án đầu tư lớn để phát triển công nghệ, máy móc trong
sản xuất đã đưa công ty phát triển đạt năng xuất cao. Dự án đầu tư bảo vệ
môi trường: Xử lý, thu gom chất thải, máy móc tái chế rác thải, trồng cây
xanh.
Công ty đã hợp tác với nhiều đối tác doanh nghiệp lớn tại nước ngoài.
Cung cấp sản phẩm chất lượng và dịch vụ hoàn hảo nhất, làm hài lòng và tạo
được niềm tin kể cả những khác hàng lớn khó tính nhất.
Với những kết quả nổi bật trong hoạt động tái chế kim loại màu, kinh
doanh và bảo vệ môi trường. Công ty đã được nhận nhiều phần thưởng cao
quý .
Có được những kết quả trên, không chỉ có sự nỗ lực cố gắng của Ban
lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty mà còn là sự quan tâm,
tạo điều kiện của các Bộ, ban, ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, Hộ đồng nhân
dân của tỉnh và các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, các địa phương trong
Tỉnh. Nhờ đó Công ty có thêm nhiều cơ hội để khẳng định vị thế của mình,
không ngừng lớn mạnh, vươn cao, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp có uy tín,
góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và các hoạt động an sinh xã
hội của tỉnh Hưng Yên. Đây cũng chính là động lực để Lãnh đạo, cán bộ công
nhân viên Công ty tiếp tục vươn lên, gặt hái được nhiều thành tích cao hơn
nữa trong thời gian tới.
Đất nước chuyển mình bước sang thời kỳ đổi mới đặt ra trước mắt
Công ty nhiều cơ hội cũng như vô vàn thách thức, đòi hỏi Công ty phải nhanh
chóng thay đổi công tác quản lý, tổ chức sản xuất theo hướng gọn nhẹ, năng
8
động để thích nghi, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường có sự cạnh
tranh quyết liệt. Thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, đầu tư tập trung, có trọng
điểm và khả thi về vốn, tiến hành phân kỳ đầu tư, đảm bảo dự án đầu tư hiệu
quả, ổn định công ăn việc làm cho người lao động. Dẫu biết rằng, con đường
trước mắt sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên
Công ty TNHH Ngọc Thiên sẽ không ngừng vươn lên những đỉnh cao của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quyết tâm thực hiện thắng
lợi mục tiêu đề ra “Duy trì mức tăng trưởng hàng năm từ 150% đến 200% và
định hướng đến năm 2020 sẽ thành lập Tập đoàn Ngọc Thiên vững mạnh”.
MỘT SỐ THÀNH TỰU:
Chứng nhận ISO 9001: 2010: Về quản lý chất lượng
Chứng nhận JIS G2304: 2008: Về chất lượng sản phẩm
Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN
Sản phẩm tiêu biểu ASEAN
Kỷ niệm chương do Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang trao cho doanh
nhân Trịnh Phan Thiên tại phủ Chủ Tịch 20/3/2015
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH NGỌC THIÊN
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Chức năng
Công ty TNHH Ngọc Thiên là một trong những doanh nghi ệp hàng
đầu Viêt Nam chuyên về lĩnh vực xử ly chât thai nguy hai, tái ch
́ ́
̉
̣
ế kim loại
màu như đồng, chì, thiếc, kẽm , vàng bặc thỏi, nhôm, hạt nhựa PE … Với
quy trình sản xuất vòng tròn, tận dụng triệt để các nguồn nguyên liệu sẵn có
từ rác thải công nghiệp như dây đồng, thiếc vụn va ̀ pin, binh ăc quy hong…
̀ ́
̉
Công ty Ngọc Thiên tận thu, tái chế sản xuất thành khối, thỏi để phục vụ
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang hơn 20 nước trên thế
giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Mỹ, Nhật, Tây Ban
Nha, các nước Đông Âu… và nhiều nước khác.
Sứ mệnh:
Đối với nhân viên: Tạo ra thu nhập ổn định, cơ hội phát triển, môi
trường làm việc an toàn, năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp và hiệu quả.
9
Đối với khách hàng: Là niềm tin vững chắc cùng quý khách hàng trên
con đường phát triển.
Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm với chất lượng quốc tế,
góp phần tạo ra một sân chơi lành mạnh giữa thị trường trong và ngoài
nước. Bên cạnh những giá trị chất lượng, trong mỗi sản phẩm – dịch v ụ đều
chưa đựng những thông điệp văn hóa nhân văn, nhằm thỏa mãn tối đa nhu
cầu của quý khách hàng.
Đối với xã hội: Tạo ra giá trị cho xã hội, góp phần cải thiện kinh tế
trong khu vực, đóng góp tích cực cho các hoạt động hướng tới cộng đồng,
thể hiện trách nhiệm đối với các vấn đề xã hội.
Nhiệm vụ:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng tiến độ,
đảm bảo đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng với chất lượng sản phẩm ngày
càng tốt hơn. Tạo niềm tin cho khách hàng và phát huy uy tín cho khách hàng
để công ty ngày càng phát triển trên thị trường trong và ngoài nước. Khẳng
định chỗ đứng trên thị trường đồng thời mở rộng thị trường.
Tổ chức sản xuất kinh doanh có lãi, tăng thu nhập và đảm bảo cuộc
sống cho người lao động.
Công ty tích cực tìm kiếm các đối tác, xâm nhập vào các thị trường
mới, duy trì và tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Không ngừng cải tiến quy trình công nghệ để nâng cao năng suất,
chất lượng, tăng sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Quản lý và sử dụng vốn, theo đúng kế hoạch đề ra để đem lại lợi
nhuận tối đa và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên theo đúng chế độ chính sách
của Nhà nước, đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy sự cố gắng, phát huy tính
sang tạo của mỗi cán bộ, công nhân viên như: khen thưởng, đôn đốc, kiểm tra,
phê bình và kỷ luật… Đảm bảo an toàn lao động cho người lao động.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Ngọc
Thiên
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, những ngành nghề kinh doanh chủ
yếu của công ty là:
Bán buôn và xuất khẩu kim loại
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
10
Sản xuất, tái chế kim loại quý và kim loại màu
Chi tiết: Sản xuất và tinh chế kim loại quý, chế tác hoặc không chế
tác như vàng, bạc, platinum...từ quặng hoặc kim loại vụn, kim loại phế liệu
Đúc các kim loại ( sắt và thép, kim loại màu)
Trong đó, công ty tập trung vào các hoạt động: sản xuất và tái chế kim
loại, kinh doanh các sản phẩm của doanh nghiệp và xuất khẩu kim loại.
Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm các loại: vàng, bạc
thỏi, nhôm, chì đồng, thiếc, hạt nhựa PE, kẽm . Hệ thống kinh doanh của công
ty đang từng bước được mở rộng ra nước ngoài.
Thị trường đầu vào: Đầu vào sản xuất của công ty là những loại
nguyên vật liệu và phế liệu như dây đồng, thiếc vụn va ̀ pin, binh ăc quy
̀
́
hong
̉ , nhựa, hạt nhựa, hóa chất … Các loại vật liệu này được cung cấp chủ
yếu bởi thị trường trong nước, một số được nhập khẩu từ nước ngoài. Một số
nhà cung cấp của công ty như: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư TM Thép Đại Việt,
Công ty TNHH Môi Trường Bảo Minh, Công ty Phế Liệu An Việt,...
Thị trường đầu ra và khách hàng chủ yếu: Trải rộng khắp cả nước
và một số nước trên thế giới, các khách hàng của công ty như: tập đoản Hòa
Phát, công ty TNHH MTV Mặt Trời, Tập đoàn Thép Vạn Lợi,...
Bên cạnh ưu đãi về tài chính, cũng có một yêu cầu về mặt môi trường.
Việc tái chế kim loại cho phép chúng ta bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên
trong khi đòi hỏi ít năng lượng hơn để chế biến hơn là sản xuất các sản phẩm
mới sử dụng nguyên liệu nguyên chất. Tái chế thải ra ít khí cacbonic và các
khí độc hại khác. Quan trọng hơn, nó giúp tiết kiệm tiền và cho phép các
doanh nghiệp sản xuất giảm chi phí sản xuất. Tái chế cũng tạo ra việc làm.
Mặc dù hầu hết các loại kim loại có thể được tái chế một lần nữa mà
không làm suy thoái tài sản, hiện nay chỉ có 30 phần trăm kim loại được tái
chế.
Chính sách Chất Lượng Môi Trường:
Công ty TNHH Ngọc Thiên cam kết cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáp
ứng các tiêu chuẩn quy định đã nêu và các yêu cầu của khách hàng.
Công ty luôn cố gắng cải thiện hệ thống chất l ượng.
Có đội ngũ chuyên gia, làm việc tại phòng thí nghiệm để phân tích các
mẫu sản phẩm, nghiên cứu phương sai và đưa ra các giải pháp tối ưu nhất.
11
Và đội ngũ kỹ thuật luôn giám sát từng khâu trong quá trình sản xuất. Đội
ngũ công nhân phải có chuyên môn kỹ thuật tốt.
Tất cả các vật liệu trong kho có thể đượ c cung cấp với các chứng
nhận đầy đủ theo các thông số kỹ thuật nêu trên, về mặt hóa học, cơ học và
vật lý.
Tất cả các tài liệu đượ c phân tích và kiểm tra nhiều lần trước khi
gửi. Nguyên liệu được xác định trong tất cả các giai đoạn sản xuất, ở dạng
phế liệu, ở dạng nóng chảy, ở dạng phôi và trong cấu hình cuối cùng. Vật
liệu được gắn thẻ cẩn thận với số nhiệt và số nhận dạng khi nó di chuyển
xuống dây chuyền sản xuất cho đến khi kiểm tra lần cuối trước khi gửi đi.
Tất cả các vật liệu phải chịu các thử nghiệm vật lý nghiêm ngặt
trong đó các cấu trúc vi mô, độ bền kéo, cường độ năng suất, thử nghiệm
UT, độ dẫn dòng điện xoáy, độ giãn dài và độ cứng đượ c đo và báo cáo.
Với mô hình tái chế tận thu, sản xuất quay vòng, từ nguồn nguyên
liệu acquy, các mỏ quặng, bùn chì và các phế liệu khác... tuy hàm lượng
thấp nhưng mang lại giá trị về môi trường rất quan trọng, góp phần hoàn
thành sứ mệnh đảm bảo sự trong sạch môi trường. Năm 2006, Công ty đã
đăng kí sở hữu trí tuệ về công nghệ xử lý khí thải.
Trong định hướng có tính chiến lược lâu dài, vào giai đoạn II, Công ty
sẽ áp dụng công nghệ 4.0 của Mỹ vào các quy trình sản xuất để nâng cao
hiệu suất, khép kín hệ thống, bảo đảm sự trong sạch tối đa cho môi trườ ng.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
Quy trình tái chế phế liệu kim loại
1. Thu gom, phân loại
Các phế liệu kim loại từ nhiều nguồn sẽ được thu gom lại rồi phân
chia theo loại. Công việc phân loại này liên quan đến công việc tách rời kim
loại khỏi dòng kim loại hỗn hợp khi nung nóng, có thể sử dụng nam châm để
hút sắt và các thiết bị chuyên dụng để lấy được các kim loại khỏi đống phế
liệu hỗn tạp.
2. Nghiền và băm nhỏ phế liệu:
Tiến hành nghiền nhỏ phế liệu kim loại bằng máy bầm để xử lý được
dễ dàng hơn trên băng tải. Nhà máy tái chế sẽ cho cắt kim loại thành từng
thanh nhỏ bằng gang tay. Kim loại còn được băm nhỏ để chế biến thêm.
12
3. Tách biệt:
Kim loại vụn sẽ được đặt vào trống từ tính để tách riêng kim loại màu
và kim loại đen. Còn các phi kim loại sẽ bị loại bỏ bằng cách đánh thổi khí
nóng.
4. Nóng chảy phế liệu:
Trong lò lớn các phế liệu kim loại khác nhau sau khi tách sẽ được làm
nóng chảy. Tùy vào loại kim loại sẽ có lò đặc biệt được thiết kế cho nó dựa
theo tính chất kim loại này. Lò đốt có đầu đốt tái tạo nhiên liệu hiệu quả để
giảm lượng năng lượng được sử dụng nhằm hạn chế ảnh hưởng đến môi
trường.
Lò này được trang bị đầy đủ với máy khuấy, nhiệt độ được đảm bảo,
sản phẩm ra cuối cùng có đạt chất lượng hay không thì công đoạn khuấy này
đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo ước tính, thời gian nóng chảy sẽ mất từ
vài đến vài giờ.
5. Thanh lọc phế liệu:
Để cho ra sản phẩm vừa chất lượng lại vừa an toàn cho môi trường thì
cần qua thanh lọc, và phương pháp điện phân được lựa chọn để thực hiện
công đoạn này. Khi ở trạng thái nóng chảy, các kim loại khác nhau được tinh
chế thêm bằng điện phân dòng xoáy rồi cho vào khuôn, tiếp đó là được làm
lạnh. Kim loại tan chảy thực hiện trên băng tải để làm mát và củng cố kim
loại, đây cũng là công đoạn định hình cho sản phẩm.
Cuối cùng là công đoạn vận chuyển các thanh kim loại
Cuối cùng sau khi làm mát và đông đặc đã có được những sản phẩm
kim loại hoàn toàn có thể sử dụng được, chất lượng và đảm bảo. Đến đây thì
chỉ là việc vận chuyển đi tiêu thụ.
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất Kim loại màu
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC THIÊN
1.3.1. Mô hình tổ chức
Công ty Cổ phần TNHH Ngọc Thiên tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình
trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Ban giám đốc, gồm Giám đốc và phó giám
13
đốc. Các phòng ban nhận lệnh từ cấp trên, trợ giúp về mặt chuyên môn nghiệp
vụ. Mô hình tổ chức như sau:
Mô hình tổ chức như sau:
Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty
1.3.2. Chức năng của các bộ phận
Ban Giám đốc:
Giám đốc là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm cao nhất với các
hoạt động của công ty với Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền, với sự
giúp đỡ của Phó giám đốc, ngoài ra còn trực tiếp điều hành giám sát các tổ sản
xuất. Sau Giám đốc là Phó giám đốc là người trực tiếp điều hành, theo dõi và
quyết định các công việc nội bộ công ty, đồng thời cũng là người giám sát
hoạt động sản xuất của công ty. Để duy trì tốt hoạt động của công ty đó chính
là các phòng ban trong công ty, họ luôn làm việc hiệu quả, cố gắng hoàn thành
tốt công việc của mình một cách chính xác và kịp thời.
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ
giữa các phòng ban trong công ty như sau:
14
* Ban giám đốc : Trong Công ty Ban giám đốc gồm có:
Giám đốc: La ng
̀ ười chịu trách nhiệm quản lý điều hành Công ty, xây
dựng chương trình kế hoạch dài hạn và đưa ra những quyết định chỉ đạo cho
mọi người về hoạt động kinh doanh của Công ty. Giám đốc có các quyền sau
đây:
+ Quyết định tất cả các vần đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của
Công ty;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiễm, cách chức các chức danh quản lý trong Công
ty + Ban hành Quy chế quản lý nội bộ Công ty;
+ Ký hợp đồng nhân danh công ty
+ Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức Công ty;
+ Tuyển dụng lao động;
+ Các quyền khác được quy định tại điều lệ công ty.
Giám đốc có nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực,
mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của Công ty;
+ Không lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của Công ty để
thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác; không được tiết lộ bí mật của
Công ty.
+ Khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác đến hạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chính của Công ty cho
tất cả các thành viên của Công ty và chủ nợ biết; phải chịu trách nhiệm cá
nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện các quy định tại
điểm này; kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của Công ty.
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác do pháp luật và điều lệ Công ty quy
định.
Phó giám đốc: Là người tham mưu, trợ giúp cho Giám đốc về hoạt
động kinh doanh của Công ty, do Giám đốc Công ty giới thiệu, đề nghị và
được đa số các thành viên trong Công ty nhất trí. Phó giám đốc có quyền thay
mặt Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty khi Giám đốc vắng mặt.
Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước Giám
đốc và các thành viên trong Công ty.
15
Phòng lao động tiền lương
Bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm giữa người sử dụng lao động và
người lao động thực hiện theo đúng hợp đồng lao động, nội quy lao động, thỏa
ước lao động tập thể và luật lao động hiện hành.
Cung ứng và phát triển nguồn nhân lực. Tổ chức nguồn nhân lực
hoạt động hiệu quả nhất.
Tiến hành hoạt động tuyển dụng và đào tạo.
Quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân viên công ty.
Tiến hành ký kết hợp đồng lao động với người lao động.
Quản lý và thực hiện BHXH, BHYT, BHTN.
Cùng với ban giám đốc xây dựng chính sách công ty, nội quy lao
động, thỏa ước lao động tập thể và thực hiện đúng chính sách, nội quy đề ra.
Cùng với ban giám đốc xây dựng sơ đồ tổ chức chức năng, nhiệm vụ
của các phòng ban.
Cùng với ban giám đốc xây dựng hệ thống lương, thực hiện trả
lương. Đánh giá cán bộ công nhân viên hàng tháng, hàng năm để trình ban giám
đốc xem xét khen thưởng hoặc kỷ luật theo đúng nội quy công ty và luật lao
động.
Đại diện ban lãnh đạo thực hiện công tác thăm hỏi, tặng quà biếu hỉ,
ốm đau, tai nạn lao động cho cán bộ công nhân viên công ty.
Phòng kế toán: Phòng kế toán có chức năng sau:
-
Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế
toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế
toán ….
-
Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới
mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
-
Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về chế độ kế toán và những thay
đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
-
Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng
động, hữu hiệu.
-
Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản
lý Mội trường và Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội.
Nhiệm vụ phòng kế toán:
16
-
Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử
dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và sử dụng vốn của Công ty.
-
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế
hoạch thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử
dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện
tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui định của Công ty.
-
Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các
bộ phận liên quan khi cần thiết.
-
Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác
lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan
theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
-
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ban Giám đốc Công ty.
Phòng xuất – nhập khẩu
Là phòng chuyên phụ trách kinh doanh nghiên cứu thị trường trong và
ngoài nước. Chịu trách nhiệm làm các thủ tục hải quan để nhập nguyên vật
liệu và xuất hàng ra nước ngoài theo các đơn hàng. Lưu trữ tờ khai hải quan,
chứng từ xuất khẩu... nghiên cứu, liên minh liên kết với bạn hàng trong và
ngoài nước.
Phòng kinh doanh
Phòng Kinh doanh có chức năng tư vấn cho Giám đốc về hoạt động
kinh doanh phân phối, kinh doanh bán lẻ của Công ty đồng thời chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh trên.
Với chức năng như vậy, phòng Kinh doanh có nhiệm vụ tìm hiểu các
đối tác kinh doanh, đề xuất các biện pháp để chăm sóc khách hàng truyền
thống, duy trì quan hệ với khách hàng hiện tại, phát triển mở rộng khách hàng
mới, tiềm năng. Ngoài ra phòng Kinh doanh phải xây dựng kế hoạch kinh
doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm và những giải pháp cụ thể; đề xuất các
giải pháp để khuếch trương hình ảnh của Công ty trên thương trường, khuếch
trương sản phẩm và dịch vụ.
Phòng kỹ thuật và điều độ sản xuất
Thực hiện đúng các quy định về quản lý vật tư, nguyên, nhiên vật
liệu theo quy định của Nhà nước và của Công ty. Kiểm tra việc thực hiện kế
17
hoạch sản xuất của các đơn vị trên cơ sở lệnh sản xuất đã được Giám đốc
Công ty giao. Xây dựng, lập kế hoạch vật tư từng tháng theo quy định cho
từng loại hình sản xuất trình Giám đốc Công ty phê duyệt. Trực tiếp tham gia
quyết toán vật tư cho các loại hình sản xuất. Thực hiện chế độ thống kê, báo
cáo tổng hợp về công tác kế hoạch kịp thời và chính xác đúng quy định của
cấp trên.
Phòng quản lý máy móc thiết bị và bộ phận kho
Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tham mưu giúp
giám đốc về lĩnh vực quản lý, sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư
trong toàn công ty. Quản lý toàn bộ vật tư, hàng hoá luân chuyển qua công ty,
thực hiện quy trình xuất nhập vật tư. Mở sổ sách, theo dõi, ghi chép, đảm bảo
tính chính xác, hàng tuần tập hợp, cập nhật, phân loại, kiểm tra tính hợp pháp,
hợp lệ của các chứng từ nhập xuất vật tư, hàng hoá cùng các hồ sơ đi kèm.
Chủ trì trong việc lập kế hoạch vật tư, thiết bị phục vụ công tác vận hành và
bảo trì trong toàn công ty. Kiểm tra, giám sát quản lý các đơn vị sử dụng các
loại vật tư, thiết bị nêu trên để có biện pháp thu hồi khi sử dụng không đúng
mục đích, gây lãng phí, thất thoát.
Mối quan hệ giữa các phòng ban là mối quan hệ tac nghiệp, bổ sung,
hỗ trợ cho nhau trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ phòng kinh doanh nhận đơn
hàng của khách hàng, sau đó gửi cho phòng kỹ thuật và điều độ sản xuất để
lên kế hoạch sản xuất. Kho nguyên vật liệu sẽ căn cứ vào số lượng sản
phẩm, định mức để quyết định mua thêm hay không mua thêm vật tư cho đơn
hàng. Phòng Lao động Tiền lương có thể căn cứ vào tình hình sản xuất để
tuyển thêm lao động thời vụ cho kịp tiến độ. Các chứng từ liên quan được gửi
về phòng kế toán để hạch toán, lập báo cáo.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Ngọc
Thiên
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn công ty năm 20172019
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2019
2017
Chỉ
tiêu
2018/2017
2019/2018
2018
+/
18
%
+/
%
1.
TSNH
961,014,762,42
8
1,000,031,961,78
3
1,042,933,332,94
3
39,017,199,3
55
4,0
6
42,901,371,16
0
4,29
2.
TSDH
76,644,349,59
2
89,175,700,7
50
92,261,179,99
6
12,531,351,1
58
16,4
3,085,479,24
6
3,46
3. Nợ
879,256,602,69
1
919,614,480,75
5
940,305,806,57
2
40,357,878,0
64
4,5
9
20,691,325,81
7
2,25
4.
VCS
H
630,163,328,88
9
739,685,715,4
50
787,321,475,52
5
109,522,386,5
61
17,4
47,635,760,07
5
6,44
Tổng
NV
1,509,419,931,58
1
1,659,300,196,2
05
1,727,627,282,09
7
149,880,264,6
24
9.31
68,327,085,89
2
3,91
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Tổng tài sản của công ty tăng liên tục qua các năm, cụ thể tổng tài sản
năm 2017 là 1,509 tỷ đồng, đến năm 2018 đạt 1.659 tỷ đồng, tăng mạnh 149 tỷ
đồng so với năm 2017 tương ứng tốc độ tăng 9,31%. Nguyên nhân là do TSNH
tăng 39 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 4.06% và TSDH tăng 12 tỷ đồng
với tốc độ tăng mạnh 16.35%, điều này cho thấy công ty đang tích cực đầu tư
má móc thiết bị và nguyên vật liệu vào sản xuất đặc biệt là tài sản cố định.
Sang năm 2019 tổng tài sản tiếp tục tăng 68 tỷ đồng, tương ứng tốc độ
tăng 3,91%, trong đó TSNH tăng 42 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 4,29% và
TSDH tăng 1.110 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 3,46%. Như vậy qua 3
năm công ty đầu tư mạnh vào máy móc trang thiết bị, nhà xưởng, vật liệu để
đẩy mạnh sản xuất, quy mô tài sản luôn tăng ở khá mạnh.
Về nguồn vốn huy động, năm 2017 tổng vốn huy động là 1.509 tỷ đồng,
trong đó có 879 tỷ đồng vốn nợ và 630 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, như vậy công
ty chủ yếu huy động vốn nợ. Sang năm 2018 tổng vốn huy động tăng 149 tỷ
đồng, trong đó nợ tăng đồng, tương ứng tốc độ tăng 4,59% và vốn chủ sở hữu
tăng 109 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 17,38%. Sang năm 2019 tổng vốn huy
động tiếp tục tăng 68 tỷ đồng, trong đó nợ tăng 20 tỷ đồng, tương ứng tốc độ
tăng 2,25% và vốn chủ sở hữu tăng 47 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 6,44%.
Như vậy tổng vốn huy động của công ty tăng nhanh, cho thấy công ty
đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong đó công ty đang có xu
hướng huy động mạnh nguồn vốn bên trong là vốn CSH. Điều này sẽ giúp
công ty bớt lệ thuộc vào bên ngoài. Hệ số nợ ở mức khoảng 0,6 lần, mức này
là khá hợp lý, đảm bảo cần bằng tài chính tốt.
19
Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu về doanh thu, chi phí công ty năm 20172019
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2017
2018/2017
2018
2019
Chỉ tiêu
+/
1. Doanh thu thuần
1,518,845,967,939
2,122,991,642,23
0
2. Giá vốn hàng bán
1,358,500,198,70
8
1,940,714,569,58
3
3. Lợi nhuận gộp
160,345,769,23
1
182,277,072,64
7
4. Lợi nhuận trước
thuế
89,738,321,51
3
111,454,995,32
0
5,123,328,
765
5,602,235,03
5
5. CP thuế TNDN
20
2019/2018
2,6
39,98
4,541,
867
2,4
68,29
6,087,
683
1
71,68
8,454,
184
1
18,33
8,082,
649
5,829,
115,01
7
%
+/
%
604,145,674,
291
39.78%
516,992,899,637
24.35%
582,214,370,
875
42.86%
527,581,518,100
27.18%
21,931,303
,416
13.68%
(10,588,618,463)
5.81%
21,716,673
,806
24.20%
6,883,087,329
6.18%
478,9
06,270
9.35%
226,879,982
4.05%
6. LNST
110,
84,614,992,74
753,1 21,786,222
106,401,215,674
8
85,317
,925
.00
25.75%
4,351,969,643
4.09%
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
21
Qua bảng phân tích ta thấy kết quả kinh doanh của công ty khá tốt đặc
biệt là năm 2018, doanh thu lợi nhuận tăng qua các năm. Cụ thể năm 2017
doanh thu thuần là 1,518 tỷ đồng, thì sang năm 2018 doanh thu thuần tăng mạn h
lên đến 2,122 triệu đồng, tăng 604 tỷ tương ứng tốc độ tăng 39.78%. Sang năm
2019 doanh thu thuần tiếp tục tăng 516 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng
24.35%, đạt 2,639 tỷ đồng.
Cùng với sự gia tăng doanh thu, ta sẽ xét khoản mục giá vốn hàng bán,
khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất. Giá vốn hàng bán năm 2017 là
1,358 tỷ đồng, năm 2018 tăng tới 42,86%, lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu.
Sang đến năm 2019 thì giá vốn hàng bán với tốc độ chậm lại 27.18%, tuy nhiên
vẫn lớn hơn tốc đọ tưng của doanh thu là 24.35%. Vì vậy, lợi nhuận gộp của
doanh nghiệp năm 2018 tăng nhẹ so với năm 2017, lợi nhuận gộp của năm 2019
giảm so với năm 2018. Cụ thể là lợi nhuận gộp năm 2018 là 182 tỷ đồng tăng
21 tỷ so với năm 2017 với tốc độ tăng 13.68%. Tuy nhiên, năm 2019 lợi nhuận
gộp của doanh nghiệp là 171 tỷ đồng giảm 10 tỷ so với năm 2018, với tốc độ
giảm 5.81%. Qua đây ta thấy công tác quản lí chi phí của doanh nghiệp chưa
tốt, quản lí chi phí chưa hiệu quả, tốc độ tăng của chi phí vẫn lớn hơn tốc độ
tăng của doanh thu. Doanh nghiệp cần có các chính sách tăng doanh thu, tiết
kiệm chi phí, giảm giá vốn hàng bán của sản phẩm.
Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu về lao động, tiền lương của công ty năm 2017
2019
Năm
2017
2018/20
2018
2019/2018
17
2019
Chỉ tiêu
1. Số lao động 1,
bình quân (người)
500
22
+/
1,5
53
1,
600
52
%
3,5
+/
47
%
3,0
2. Thu nhập bình
quân của lao
động (triệu
đồng/người/tháng
)
6,3
6,7
7,2
0,4
6,3
0,5
7,5
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Số lượng lao động ở công ty ở mức cao và có xu hướng tăng, khoảng
gần 1600 người, cho thấy quy mô của công ty khá lớn, hàng năm công ty đểu
có chính sách tuyển dụng lao động mới, hoặc nghỉ việc đối với những lao
động đã về hưu.
Ngoài ra thu nhập bình quân ở công ty cũng tương đối cao, và đang tăng.
Nếu như năm 2017 thu nhập bình quân chỉ đạt 6,3 trđ/người/tháng thì đến năm
2018 đã tăng 6,3%, năm 2019 tiếp tục tăng 7,5% đạt 7,2 trđ/người/tháng.Thu
nhập bình quân tăng sẽ giúp người lao động yên tâm làm việc trong công việc.
23
PHẦN 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH NGỌC THIÊN
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Ngọc Thiên
2.1.1. Mô hình tổ chức
Công ty sử dụng bộ máy kế toán tập trung, toàn bộ công việc tập trung ở
phòng kế toán, sơ đồ tổ chức như sau:
(Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán)
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập
trung nên tất cả các chứng từ đều được luân chuyển về phòng kế toán. Phòng
kế toán của Công ty TNHH Ngọc Thiên gồm kế toán trưởng và kế toán các
phần hành, nhiệm vụ của từng kế toán viên được phân công cụ thể, mỗi
người đảm nhận một phần riêng và có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.
Kế toán trưởng: là người giúp Ban Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực
24
hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, hạch toán kinh tế, là người kiểm tra
kiểm soát việc chấp hành chính sách, chế độ thể lệ về kinh tế tài chính của
công ty. Các nghiệp vụ kinh tế sau khi lập xong đều phải trình Kế toán trưởng
kiểm tra, phê duyệt, lập báo cáo tài chính, thực hiện các quyết định về tài
chính kế toán trong công ty.
Kế toán tổng hợp: Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành
hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo quy
định của nhà nước và Công ty. Kiểm tra, tổng hợp báo cáo của các chi nhánh,
đơn vị thành viên, bảo đảm tính chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác phân
tích tình hình hoạt động kinh doanh toàn Công ty. Kiểm tra, kiểm soát, giám
sát, tự kiểm tra nội bộ, hậu kiểm tình hình hoạt động tài chính của chi nhánh,
kiểm tra việc chấp hành các quy định ghi chép sổ sách, chứng từ quản lý tiền
hàng. Kiểm tra nội dung, số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
hàng ngày của các kế toán phần hành thực hiện trên máy, để phát hiện và hiệu
chỉnh kịp thời các sai sót (nếu có) về nghiệp vụ hạch toán, đảm bảo số liệu
chính xác, kịp thời. Lập, in các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài khoản,
bảng cân đối tài khoản, báo cáo cân đối tiền hàng theo đúng quy định.
Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu, phải
trả với khách hàng, nhà cung cấp, sau đó báo cáo với Kế toán trưởng tình hình
nợ phải thu, nợ phải trả để kế toán trưởng cân đối tình hình tài chính của công
ty.
Kế toán hàng hoá, vật tư: theo dõi chi tiết về sản phẩm hàng hoá, về
tình hình biến động sản phẩm, hàng hoá của công ty, phản ánh giá trị khấu hao
tài sản cố định, kiểm soát thiết bị, công cụ dụng cụ trong kho, xuất, nhập kho
hàng hoá, vật tư theo nhu cầu của công ty dưới sự đồng ý của cấp trên.
Kế toán chi phí, giá thành: phụ trách tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất
– kinh doanh và thực hiện liên kết với các kế toán bộ phận, phát hiện sai sót,
chênh lệch của báo cáo chi tiết, tính giá thành sản phẩm.
Kế toán doanh thu: Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác
tình hình bán hàng của công ty trong kỳ, cả về giá trị và số lượng hàng bán trên
tổng số và trên từng mặt hàng, từng địa điểm bán hàng, từng phương thức bán
hàng. Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá thanh toán của hàng bán ra, bao
gồm cả doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm mặt
hàng, từng hoá đơn, từng khách hàng, từng đơn vị trực thuộc.
25