Tải bản đầy đủ (.docx) (170 trang)

Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.15 KB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN VĂN NGHĨA

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN VĂN NGHĨA

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số

:60310101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VŨ ĐỨC THANH

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất
xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2014
TÁC GIẢ

Nguyễn Văn Nghĩa


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm đề tài luận văn tốt nghiệp tại Trƣờng Đại học
Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, tác giả đã đƣợc các thầy cô giáo và cán bộ nhân
viên nhà trƣờng giúp đỡ rất nhiệt tình.
Với những kiến thức đã đƣợc học tại trƣờng và theo nguyện vọng nghiên cứu,
tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế: “Phát triển nông
nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà trƣờng, các thầy cô giáo và đặc
biệt là TS.Vũ Đức Thanh, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã giúp đỡ tác giả hoàn thành
đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Do các giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, chắc chắn luận văn còn
có những thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý, nhận xét
của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.


Tác giả xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2014
TÁC GIẢ

Nguyễn Văn Nghĩa


MỤC LỤC
Danh mục ký hiệu viết tắt........................................................................................... i
Danh mục các bảng.................................................................................................. iii
Danh mục các hình vẽ............................................................................................... v
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ
SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG.........................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................... 5
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững......................8
1.2.1. Khái quát chung về phát triển bền vững.................................................. 8
1.2.2. Khái quát chung về nông nghiệp............................................................. 9
1.2.3. Phát triển nông nghiệp bền vững........................................................... 12
1.2.4. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở một số địa phương; một
số mô hình phát triển bền vững và kinh nghiệm cho huyện Lệ Thủy...............21
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 27
2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu......................................................... 27
2.1.1. Nguồn số liệu thực hiện đề tài............................................................... 27
2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27
2.2. Các phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu.................................................... 28
2.2.1. Phương pháp luận................................................................................. 28
2.2.2. Các phương pháp và công cụ cụ thể...................................................... 30
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN
VỮNG Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2009-2013....34

3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp theo
hƣớng bền vững.................................................................................................. 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 34
3.1.2. Điều kiện kinh tế.................................................................................... 37
3.1.3. Điều kiện xã hội..................................................................................... 41


3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quản Bình giai đoạn 2009-2013.......................................................................... 44
3.2.1. Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế........................................... 44
3.2.2. Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội........................................... 65
3.2.3. Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường...................................72
3.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình........................................................................ 80
3.3.1. Kết quả đạt được................................................................................... 80
3.3.2. Hạn chế................................................................................................. 83
3.3.3. Nguyên nhân.......................................................................................... 85
Chƣơng 4: MỘT SỐ THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH............................................................................................. 88
4.1. Một số nội dung cơ bản làm cơ sở thảo luận và khuyến nghị giải pháp phát
triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình........88
4.1.1. Bối cảnh kinh tế chung ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo
hướng bền vững huyện Lệ Thủy....................................................................... 88
4.1.2. Những căn cứ cơ bản để thảo luận và khuyến nghị giải pháp phát triển
nông nghiệp theo hướng bền vững huyện Lệ Thủy.......................................... 90
4.2. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
theo hƣớng bền vững.......................................................................................... 95
4.2.1. Giải pháp phát triển bền vững về kinh tế............................................... 95
4.2.2. Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội.........................105

4.2.3. Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường.................109
4.2.4. Giải pháp về thể chế, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững.....114
KẾT LUẬN........................................................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 119


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt
1

BVKT

2

BVMT

3

BVTV

4

BVXH

5

DVNN


6

FAO

7

FDI

8

GDP

9

GTSX

10

GTTT

11

HTX

12

IPM

13


IUCN

14

KHKT

15

KTQD

16

KT-XH

17

N-BV

18

NGDOs

19

NGOs


i



20

N-HT

21

N-KBV

22

NN

23

NNBV

24

NSLĐ

25

NSNN

26

ODA

27


PTBV

28

PTNT

29

SRI

30

TAC/CGIAR

31

UBND

32

WCED

33

WTO

34

WWF



ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Số hiệu
1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6


Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

10

Bảng 3.10

11

Bảng 3.11


iii


12 Bảng 3.12

13 Bảng 3.13


14 Bảng 3.14

15 Bảng 3.15

16 Bảng 3.16

17 Bảng 3.17

18 Bảng 3.18

19 Bảng 3.19

20 Bảng 3.20


iv


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

1

2

3

4


5

6

7

8

9

10
11


v


12

Hình 3.12

13

Hình 3.13

14

Hình 3.14

15


Hình 3.15

16

Hình 3.16

17

Hình 3.17

18

Hình 3.18

19

Hình 3.19

20

Hình 3.20


vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, có vai trò cung cấp

lƣơng thực, thực phẩm cho tiêu dùng, nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp chế
biến nông sản; cung cấp vốn, lao động cho các ngành kinh tế khác; là nguồn ngoại
hối quan trọng cho nền kinh tế và thị trƣờng chủ yếu của sản phẩm trong nƣớc.
Riêng các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, nông nghiệp đóng vai trò thực hiện
giảm nghèo, đồng thời là nền tảng vững chắc tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn
cho sự phát triển cũng nhƣ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Lệ Thủy là huyện thuần nông, nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Bình, có 26 xã
2

và 02 thị trấn với diện tích 1.416,114 km và dân số là 141.787 ngƣời [11]. Trong
giai đoạn 5 năm (2009 - 2013), huyện Lệ Thủy đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan
trọng về kinh tế - xã hội, trong đó nông nghiệp nổi lên nhƣ một điểm sáng [43]:
Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt khá cao; năng suất sản lƣợng cây trồng, vật nuôi
đạt cao và ổn định; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng tích cực; cơ
sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng hoàn thiện; đời sống của ngƣời dân
nông thôn đƣợc cải thiện đáng kể. Có thể nói nông nghiệp là ngành sản xuất đóng
vai trò hết sức quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lệ
Thủy và sự phân công sản xuất của tỉnh Quảng Bình nói chung.
Những kết quả đạt đƣợc thời gian qua là không thể phủ nhận tuy nhiên nông
nghiệp huyện Lệ Thủy đang tồn tại một số vấn đề. Thứ nhất, tốc độ tăng trƣởng và
chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm
năng lợi thế; ngành nông nghiệp đang phát triển theo số lƣợng mà thiếu chú trọng
giá trị, chất lƣợng và hiệu quả; năng suất, sản lƣợng các loại cây trồng, vật nuôi có
dấu hiệu giảm; năng suất lao động thấp; thu nhập của lao động nông nghiệp còn
khó khăn; quá trình tập trung hóa trong sản xuất nông nghiệp còn chậm. Thứ hai,
Cơ cấu dân số nông thôn còn lớn; tỷ lệ hộ nghèo cao; lao động thiếu việc làm còn
nhiều; tiến độ triển khai thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới còn chậm;
có nhiều vấn đề xã hội khác cần phải giải quyết. Thứ ba, tài nguyên - môi trƣờng
nông thôn một số nơi có dấu hiệu suy giảm; việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc
BVTV ngày càng nhiều đang ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng sinh thái và

1


đa dạng sinh học; nhiều diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá hàng năm ảnh hƣởng
đến tỷ lệ che phủ rừng; số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng.
Trƣớc những vấn đề tồn tại đòi hỏi nông nghiệp Lệ Thủy phải phát triển theo
hƣớng nâng cao chất lƣợng, giá trị, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái,
sử dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giải quyết tốt các vấn đề xã
hội nông thôn; hay nói cách khác nông nghiệp huyện Lệ Thủy phải phát triển theo
hƣớng bền vững.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi chọn đề tài: “Phát triển nông nghiệp
bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
Câu hỏi nghiên cứu là: Nội dung và các tiêu chí phát triển nông nghiệp bền
vững? Thực trạng và mức độ phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình thời gian qua? Giải pháp nào để thúc đẩy nông nghiệp huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình phát triển theo hƣớng bền vững trong thời gian tới?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông
nghiệp bền vững thời gian qua ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình để nghiên cứu và
khuyến nghị một số giải pháp có hiệu quả, phù hợp nhằm đƣa nông nghiệp huyện
Lệ Thủy phát triển theo hƣớng bền vững thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan phù hợp với phạm vi nghiên cứu vấn đề
phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững của một huyện trực thuộc tỉnh.
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009 - 2013. Thảo luận và khuyến nghị
giải pháp phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh

Quảng Bình trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng, nội dung và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững dƣới góc độ kinh tế chính trị.
Phát triển nông nghiệp bền vững không chỉ phát triển thuần túy trong sản xuất nông
nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) mà bao gồm cả phát triển xã hội nông
2


thôn và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng sinh thái. Đối tƣợng nghiên cứu cụ thể của đề
tài là phát triển nông nghiệp của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009-2013
đặt trong xu hƣớng chung của phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững.

3.2 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
tập trung theo các nội dung: (1) Nghiên cứu nông nghiệp theo nghĩa rộng, trong đó
nông nghiệp bao gồm các ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản; (2) Nghiên cứu phát
triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở 3 trụ cột chính là bền vững về kinh tế, xã hội
và môi trƣờng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thời kỳ
nghiên cứu hiện trạng là 05 năm (2009-2013). Đây là khoảng thời gian có nhiều
biến động, đặc biệt những năm 2011-2013 tình hình KT-XH huyện nói chung và
nông nghiệp nói riêng gặp khó khăn hơn những năm trƣớc và xu hƣớng tái cơ cấu,
chuyển hƣớng sản xuất nông nghiệp dần đƣợc xác lập, trong đó xu hƣớng chuyển
nông nghiệp từ năng suất, sản lƣợng sang chất lƣợng, giá trị và bảo vệ tài nguyên
môi trƣờng.
4. Một số kết quả nghiên cứu của đề tài
Đề tài tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển NNBV, đồng

thời đƣa ra một số vấn đề lý luận mới nhƣ phân nhóm ngành trong nghiên cứu
NNBV và hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá NNBV. Đánh giá một số mô hình và
địa phƣơng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Đề tài phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở huyện
Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thời gian qua, từ đó chỉ ra những kết quả đạt đƣợc,
những tồn tại, hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
Xuất phát từ yêu cầu tất yếu phải phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững
kết hợp với thực trạng phát triển thời gian qua, đề tài có một số thảo luận và khuyến
nghị giải pháp để phát triển nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình theo
hƣớng bền vững trong thời gian tới.
3


5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài đƣợc trình bày thành 4 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển nông nghiệp bền vững
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình từ năm 2009-2013.
Chương 4: Một số thảo luận và khuyến nghị giải pháp phát triển nông nghiệp ở
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình theo hƣớng bền vững trong thời gian tới.

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, phát triển nông nghiệp Việt Nam (bao gồm phát triển nông
nghiệp, nông dân và nông thôn) luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nƣớc, đồng
thời cũng là sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà lý luận, nhà làm chính sách.
Mặc dù sự quan tâm ở mức độ khác nhau song đều cùng hƣớng tới một mục tiêu phát
triển nông nghiệp đạt mức cao, ổn định, hiệu quả xét về mặt kinh tế, xã hội và môi
trƣờng. Chính vì thế, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở
trong và ngoài nƣớc nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững.
Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hà (2002), “Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp
nông thôn”, Nxb Thống kê, Hà Nội. Các tác giả đã đƣa ra các quan điểm, cách tiếp cận
về phát triển nông nghiệp bền vững dƣới góc độ an ninh lƣơng thực và phát triển công
nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, xem nhƣ một trong các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá, giải
pháp cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng ổn định, bền vững.
Nguyễn Văn Tuấn - Trịnh Văn Thịnh (2002), “Nông nghiệp bền vững - cơ sở và ứng
dụng”, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa. Các tác giả đã nghiên cứu, đề cao đạo đức - nguyên lí
trong phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông nghiệp bền vững trên nền tảng
sinh thái học. Theo các tác giả: Triết lí của nông nghiệp bền vững là phải hợp tác với thiên
nhiên, tuân thủ những quy luật của thiên nhiên, không chống lại thiên nhiên. Phải xem xét
toàn bộ hệ thống trong sự vận động của nó, không tách rời từng bộ phận; phải suy nghĩ đến
lợi ích toàn cục, không vì lợi ích của bộ phận mà làm hại đến toàn cục.

PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (2003), “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ
đổi mới”, Nxb Thống kê, Hà Nội. Tác giả đã nêu bật lên đƣợc những thành tựu và
những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam,
trong đó đã nghiên cứu, phân tích làm rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách
nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta trong những năm đổi mới.

5



GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (2006), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
và nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tác giả đề cập sâu đến khía cạnh phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững gắn
với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta thời gian qua; đồng thời đề
xuất phƣơng hƣớng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam thời gian tới.
GS.TSKH Nguyễn Quang Thái và PGS.TS Ngô Thắng Lợi (2007), “Phát triển
bền vững ở Việt Nam - thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng”, Nxb Lao động
- Xã hội, Hà Nội. Tác giả đề cập về phát triển bền vững của Việt Nam trong thời kỳ

đổi mới, trong đó đã nghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, tồn tại hạn chế,
cơ hội thách thức; mặt khác tác phẩm cũng đã đƣa ra các tiêu chí và nội dung của
phát triển bền vững, trong đó có tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế...
Sally P.Marsh, T Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng (2007), “Phát triển
nông nghiệp và chính sách đất đai Việt Nam”, Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp
quốc tế của Ôxtrâylia; Martin Ravallion, Dominique van de Walle (2008) “Đất đai
trong thời kỳ chuyển đổi: Cải cách và nghèo đói ở Nông thôn Việt Nam”, Nxb Văn
hóa - Thông tin, Hà Nội. Các tác giả cho rằng việc chia nhỏ đất đai đã và đang phát
huy đƣợc tính tự chủ của nông dân, đáp ứng đƣợc việc gia tăng sản lƣợng; tuy
nhiên chia nhỏ ruộng đất đã làm cản trở các ứng dụng cơ giới hóa, hiện đại hóa vào
đồng ruộng và đang làm chậm quá trình phát triển nông nghiệp Việt Nam theo
hƣớng hiện đại; phải có hƣớng đi trong tích tụ, tập trung ruộng đất để chuyển nông
nghiệp sang phát triển lên một nấc thang cao hơn.
Đặng Kim Sơn (2008), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nay
và mai sau” và “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong
quá trình công nghiệp hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả nêu quan điểm
Việt Nam cần phải tổ chức lại hình thức tổ chức sản xuất theo hƣớng liên kết, hình
thành các vùng chuyên canh, rút nhanh lao động ra khỏi nông nghiệp và liên kết

giữa sản xuất nông nghiệp và các đối tác khác trên chuỗi ngành hàng nông sản
nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
thƣơng mại hóa; xem trọng vai trò của khoa học, công nghệ và rất cần thiết cho việc
6


đƣa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động trong sản xuất nông nghiệp.
Nguyễn Thu Minh (2013), “Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững
ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về phƣơng pháp luận về quy trình và phƣơng
pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam. Kết quả của đề
tài mở ra hƣớng nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, tính toán
chỉ số tổng hợp phát triển bền vững giữa các địa phƣơng trong cả nƣớc.
Nguyễn Thị Việt Hà (2012), “Bước đầu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự
phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng bền vững”, Tạp chí Khoa học
Đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. Tác giả đƣa ra hệ thống
các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững của một địa phƣơng cụ thể,
trong đó về kinh tế có 5 tiêu chí liên quan đến quy mô, tốc độ tăng trƣởng, chuyển
dịch cơ cấu ngành, hiệu quả sản xuất; về xã hội có 3 tiêu chí liên quan đến thu nhập,
lao động nông nghiệp, lƣơng thực bình quân; về môi trƣờng có 1 tiêu chí đánh giá
liên quan đến sử dụng phân bón, thuốc BVTV.
Ngoài các công trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở phạm vi
quốc gia, có nhiều đề tài nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở phạm vi một
tỉnh hoặc một huyện. Đứng trên góc độ kinh tế chính trị có một số đề tài nghiên cứu
nhƣ: Bùi Thị Thu Hằng (2012), “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc”,
Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà
Nội; Phạm Thị Thanh Thủy (2012), “ Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải
Dương”, Trung tâm Đào tạo Bồi dƣỡng giảng viên Lý luận Chính trị, Hà Nội;...

Đứng trên góc độ Kinh tế phát triển có một số đề tài nghiên cứu nhƣ: Đặng Thị Á
(2011), “Phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ
kinh tế phát triển, Đại học Đà nẵng; Nguyễn Thị Mai (2011), “Phát triển nông
nghiệp bền vững ở huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế
phát triển, Đại học Đà nẵng. Các tác giả đều tập trung nghiên cứu phát triển nông
nghiệp bền vững trong phạm vi của một địa phƣơng; góc độ nghiên cứu khác nhau
song nội dung nghiên cứu đều chủ yếu xoay quanh 3 trụ cột chính là: kinh tế, xã hội
và môi trƣờng.
7


×