Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯ¬ỢNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.69 KB, 19 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LỢNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP AN BÌNH CHI
NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu về ABBank Hà Nội:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP An Bình được thành lập vào tháng 4 năm 1993 với vốn
điều lệ là 1 tỷ đồng. Sau hơn 15 năm phát triển và trưởng thành, đến nay Ngân hàng
An Bình là một trong các ngân hàng cổ phần hàng đầu và là 1 trong 10 ngân hàng có
vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Với vốn điều lệ đạt trên 2.700 tỷ đồng, mạng lưới gồm
gần 70 chi nhánh và phòng giao dịch, trải dài rộng khắp 28 tỉnh thành trên toàn
quốc, ABBank đang phục vụ hàng ngàn doanh nghiệp và hàng vạn khách hàng cá
nhân. Tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận của ABBank đã tăng trưởng liên tục hơn
300% trong 2 năm gần đây.
ABBank HN được thành lập trên cơ sở nâng cấp Điểm giao dịch Hà Nội
thành chi nhánh Hà Nội, được thành lập vào tháng 1 năm 2006, và chính thức đi vào
hoạt động từ 23/2/2006, hiện có trụ sở tại 101 Láng Hạ- Quận Đống Đa – Hà Nội.
Việc nâng cấp Điểm giao dịch Hà Nội thàn chi nhánh Hà Nộin ngoàI yếu tố chuyển
đổi mô hình từ Ngân hàng TMCP nông thôn lên Ngân hàng TMCP đô thị của ABBank,
còn mang ý nghĩa chiến lược rất lớn: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ABBank
tại khu vực miền Bắc, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh và hợp tác với EVN; đồng
thời xây dung chi nhánh mô hình kiểu mẫu với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, quy
trình, quy chế theo tiêu chuẩn, hoạt động hiệu quả để có thể nhân rộng, phát triển
trên toàn hệ thống ABBank. Đây là kỳ vọng của HĐQT và Ban đIều hành của ABBank
đồng thời cũng là 1 trách nhiệm hết sức nặng nề của Chi nhánh Hà Nội.
ABBank Hà Nội là Ngân Hàng cấp I, mới thành lập 3 năm nhưng ngân hàng
đã thể hiện là một chi nhánh có tốc độ phát triển nhanh và bền vững, với quy mô đầy
đủ các phòng ban chức năng theo quy định của Ngân hàng An Bình.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, có thể
nói là rất nổi bật, luôn đổi mới và trở thành trung tâm thực sự của nền kinh tế,
ABBank Hà Nội đã tìm ra một con đường đi đúng đắn cho riêng mình với hai yêu cầu
đặt lên hàng đầu là an toàn vốn và lợi nhuận hợp lý đi đôi với việc góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế.


2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Mô hình tổ chức của ABBank HN được xây dung theo mô hình hiện đại hoá
Ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc đIểm hoạt
động của chi nhánh. Chi nhánh hoạt động dưới sự điều hành của Ban lãnh đạo gồm 1
Giám Đốc và 3 Phó Giám Đốc phụ trách các mảng công việc khác nhau. Bộ máy hành
chính của ABBank HN được tổ chức thành 13 phòng ban, 2 trung tâm, với 15 chi
nhánh và phòng giao dịch trực thuộc, với quy định rõ ràng cụ thể về chức năng và
nhiệm vụ. Các phòng ban nghiệp vụ gồm có:
- Phòng kế hoạch và nguồn vốn
- Phòng quan hệ khách hàng cá nhân
- Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp
- Phòng đầu tư tài chính
- Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
- Phòng kinh doanh tiền tệ ngoại hối
- Phòng kế toán, kiểm toán
- Phòng quản lý rủi ro
- Phòng marketing
- Phòng kho quỹ
- Phòng công nghệ thông tin
- Phòng nhân sự
- Phòng tổ chức hành chính
- Trung tâm thanh toán Quốc tế
- Trung tâm thẻ
Cơ cấu bộ máy của ABBank Hà Nội:
15 chi nhánh v phòng giao dà ịch
Trung tâm thẻ
Trung tâm thanh toán Quốc tế
Phòng QHKH cá nhân
Phòng QHKH doanh nghiệp
Phòng kiểm tra,

kiểm soát nội bộ
Phòng kinh doanh
tiền tệ ngoại hối
Phòng công nghệ
thông tin
Phòng tổ chức
h nh chínhà
Ban Giám Đốc
Phòng nhân sự
Phòng kế hoạch
v nguà ồn vốn
Phòng đầu tư
t i chínhà
Phòng kế toán
kiểm toán
Phòng quản lý rủi ro
Phòng marketing
Phòng kho quỹ


2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ABBANK chi nhánh Hà Nội
trong những năm qua:
2.2.1. Về hoạt động huy động vốn:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số dư Số dư Tăng
trưởng
Số dư Tăng

trưởng
Tổng vốn huy động 748.725 2.792.491 +272,97% 4.467.986 +60,00%
Tiền gửi:
- TCKT
- Dân cư
Tiền gửi, vay TCTD
và nguồn khác:
617.942
538.744
79.198
130.783
1.531.560
855.615
675.954
1.260.931
+147,85%
+58,82%
+753,50%
+864,14%
2.582.363
1.631.566
950.797
1.885.623
+68,61%
+90,69%
+40,66%
+49,64%
Theo loại tiền:
- VNĐ
- Ngoại tệ (quy đổi)

606.601
142.124
1.665.132
1.127.359
+174,50%
+693,22%
3.003.065
1.664.921
+80,35%
+47,68%
Theo thời gian:
- Không kì hạn
- Có kì hạn
328.216
420.509
1.023.273
1.769.218
+211,77%
+320,73%
1.390.525
3.077.461
+35,89%
+73,95%
Tính đến hết 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt
4.467.986 triệu đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước. So với năm 2007 thì có thể
thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động mặc dù vẫn tăng lên, nhưng tốc độ
tăng trưởng đã chậm. lại.
Phân tích nguồn vốn theo đối tượng huy động có thể thấy tiền gửi của các tổ
chức kinh tế và tiền gửi, vay TCTC, nguồn khác tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng nguồn vốn huy động. Trong khi nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tiếp

tục tăng (90,69% năm 2008, so với 58,82% năm 2007) thì nguồn vốn huy động từ
tiền gửi, vay và nguồn khác lại giảm một cách tương đối (49,64% năm 2008, so với
864,14% năm 2007). Đó là do trong năm 2008, thị trường tài chính tiền tệ nóng
chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam, vốn VNĐ khan hiếm. Trên thị
trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà không có người cho vay. Lúc này
lãi suất ngân hàng tăng lên chóng mặt, chỉ trong một tuần mà các NHTM đều điều
chỉnh lãi suất tới 2 đến 3 lần và điều chỉnh các kỳ lãi suất trái với thông lệ là các kỳ
hạn càng ngắn ngày thì mức lãi suất càng cao.
Phân tích tình hình huy động vốn theo loại tiền ta thấy tỷ trọng tiền gửi VNĐ
có xu hướng ngày tăng lên trong cơ cấu tổng huy động: từ 59,63% năm 2007 lên
67,21% năm 2008. Nguyên nhân là do trong 2 năm 2007 và 2008, đồng USD mất giá
so với các đồng ngoại tệ khác, do đó người dân có xu hướng chuyển từ dự trữ tiền
gửi bằng USD sang tiền gửi bằng VNĐ.
Huy động vốn là một trong những vấn đề sống còn đối với bất cứ ngân hàng
nào. Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân
hàng; quyết định năng lực cạnh tranh; quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo
uy tín của ngân hàng trên thương trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công
tác huy động vốn đối với sự phát triển của ngân hàng, trong 3 năm qua, nguồn vốn
huy động của ABBank HN mặc dù tốc độ tăng trưởng gần đây có chậm lại so với năm
trước nhưng vẫn tăng trưởng mạnh, đáp ứng đầy đủ vốn và tạo thế chủ động cho
phát triển kinh doanh của chi nhánh.
2.2.2. Hoạt động cho vay:
Cũng như mọi ngân hàng khác, ABBank HN cũng thực hiện chức năng chính
của mình là đi vay vốn từ nền kinh tế để cho vay. Điều này có ý nghĩa to lớn về mặt xã
hội đó là tái sản xuất xã hội; đối với ngân hàng hoạt động cho vay không chỉ có ý
nghĩa sống còn mà nó phản ánh khẳ năng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Xác định
được tầm quan trọng đó, chi nhánh tiếp tục tập trung đầu tư cho khách hàng truyền
thống đồng thời tích cực thực hiện công tác mở rộng thị phần, chủ động tìm kiếm
khách hàng mới, tiếp cận nhiều dự án khả thi do vậy đã đa dư nợ cho vay tăng
trưởng nhanh đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu được rủi ro.

Trong bối cảnh môi trường đầu tư hết sức khó khăn như hiện nay, chi nhánh
đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, chủ động bám sát các DN, phân tích kĩ những
khó khăn, thuận lợi, tình hình sản xuất kinh doanh và dự đoán những vấn đề có thể
nảy sinh để hạn chế rủi ro đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn
giúp họ đầu tư đúng hướng, tháo gỡ khó khăn trong SXKD.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ của ABBank HN
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 2005 2006 2007 So sánh (2)/(1) So sánh (3)/(2)
(1) (2) (3) Tuyệt đối
Tương
đối
Tuyệt đối
Tương
đối

nợ
452.372 2.743.254 4.004.71
2
+2.290.882 +506,42% +1.261.458 +45.98%
Biểu đồ 1: So sánh dư nợ tín dụng qua các năm của ABBank HN
Từ bảng số liệu trên cho thấy tổng dư nợ của ABBank HN năm 2007 tăng so
với 2006 là 2.290.882 triệu đồng, tăng 506,42%. Tuy nhiên năm 2008 tổng dư nợ của
chi nhánh chỉ tăng 1.261.458 triệu đồng, tương đương tăng 45,98% so với năm
2007. Việc tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của năm 2008 chậm lại so với năm
2007 là do tình hình kinh tế năm vừa qua đầy biến động, đồng thời giảm dư nợ tín
dụng theo yêu cầu của NHNN VN. Đó là do trong năm 2004, 2005 việc nới lỏng điều
kiện cho vay của các NHTM nhằm cạnh tranh thị phần đã làm thị trường tín dụng
tăng trưởng quá nóng. Vì thế NHNN chỉ đạo: đối với những hợp đồng tín dụng đã
đến hạn hoặc quá hạn cần có giải pháp thu hồi nợ ngay để góp phần giảm dư nợ tín
dụng, giảm áp lực cho lạm phát, không cho vay đầu cơ nhà đất, BĐS; rà soát lại các

hợp đồng tín dụng, đầu tư chứng khoán, tích cực thu nợ để rút dư nợ về mức 3%
trên tổng dư nợ theo quy định… Để tránh tình trạng lúc thừa lúc thiếu vốn khả dụng.
Do đó việc giảm tổng dư nợ cho vay (về tương đối) của Chi nhánh trong năm vừa
qua là phù hợp với tình hình kinh tế và sự chỉ đạo của NHNN VN.

×