Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Quản lý dự án đầu tư tại ban quản lý các dự án nông nghiệp – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.18 KB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



---------

---------

NGUYỄN CHÍ TRẦN HÀ

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN
NÔNG NGHIỆP - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



---------

---------

NGUYỄN CHÍ TRẦN HÀ



QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG
NGHIỆP - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Chuyên ngành

: Quản lý kinh tế

Mã số

:60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐINH VĂN THÔNG

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................ii
DANH MỤC HÌNH........................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG..................5
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư công..............5

1.1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài..................................................5
1.1.2. Các nghiên cứu công bố tại Việt Nam.................................................. 6
1.1.3. Tổng kết tình hình nghiên cứu và xác định hướng nghiên cứu.............7
1.2.

Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư công............................................8

1.2.1. Dự án và dự án đầu tư công.................................................................. 8
1.2.2. Quản lý dự án và quản lý dự án đầu tư công...................................... 10
1.2.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư công...................................................11
1.2.4. Tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án
đầu tư công......................................................................................................20
1.3.

Một số kinh nghiệm và bài học thực tiễn quản lý dự án đầu tư công...23

1.3.1. Một số kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư công..................................23
1.3.2. Một số bài học rút ra........................................................................... 26



CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 28
2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu...............................................................28

2.1.1. Nguồn dữ liệu........................................................................................28
2.1.2. Tiến trình thu thập dữ liệu.....................................................................28
2.2.

Phương pháp xử lý dữ liệu....................................................................29

2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp......................................................... 29
2.2.2. Phương pháp so sánh............................................................................ 29
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN
QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN................................................................30
3.1. Tổng quan về Ban quản lý các dự án Nông nghiệp................................. 30
3.1.1. Giới thiệu chung về Ban quản lý các dự án Nông nghiệp.....................30
3.1.2. Cơ cấu, mô hình tổ chức của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp......30
3.1.3. Các dự án tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp............................... 32
3.2.

Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án

Nông nghiệp....................................................................................................34
3.2.1. Lập kế hoạch....................................................................................... 34
3.2.2. Tổ chức thực hiện................................................................................41
3.2.3. Kiểm tra và đánh giá thực hiện...........................................................52
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án Nông
nghiệp..............................................................................................................54

3.3.1. Đánh giá theo các tiêu chí...................................................................54


3.3.2. Những thành công...............................................................................58
3.3.3. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.......................................... 60
CHƯƠNG 4 : CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP. 69
4.1. Định hướng phát triển.............................................................................. 69
4.1.1. Bối cảnh mới của quản lý đầu tư công..................................................69
4.1.2. Xu hướng đầu tư công trong ngành Nông nghiệp.................................70
4.1.3. Định hướng phát triển của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp..........72
4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản
lý các dự án Nông nghiệp............................................................................... 74
4.2.1. Nhóm giải pháp về lập kế hoạch...........................................................74
4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức và thực hiện dự án.....................................76
4.2.3. Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát.................................................. 78
KẾT LUẬN....................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của của trình học tập và nghiên cứu ở trường
kết hợp với kinh nghiệm đúc rút từ thực tế công tác.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy
giáo, PGS.TS. Đinh Văn Thông là người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận
tình chỉ dẫn cho tôi về chuyên môn, phương pháp nghiên cứu, truyền đạt cho
tôi nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo tại trường Đại học Kinh tế
ĐHQG Hà Nội, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập

cũng như quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Lãnh đạo cùng các cán bộ nhân viên tại
Ban quản lý các dự án Nông nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số
liệu và cung cấp thông tin cho luận văn.
Cuối cùng, mặc dù đã nỗ lực nghiên cứu nhưng luân văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót nên tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy
cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.


DANH MỤC CÁC T
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng
1


Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8


9

Bảng 3.9

10

Bảng 3.10

11

Bảng 3.11

12

Bảng 3.12

13

Bảng 3.13

14

Bảng 3.14


ii


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

1

Hình 3.1

2

Hình 3.2

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết chọn đề tài
Ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng trong hai
thập kỷ qua với năng suất và sản lượng tăng cao, góp phần hiện thực hóa mục
tiêu quốc gia về an ninh lương thực, giảm nghèo, ổn định xã hội và trao đổi
thương mại. Mặc dù đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp đã giảm từ
31% xuống còn 17%, song nông nghiệp vẫn là nguồn sinh kế chính của 2/3
dân số Việt Nam và trên 90% người nghèo.
Nông nghiệp là ngành kinh tế có tốc độ phát triển chậm so với nền kinh
tế, thường xuyên đối mặt với khó khăn, rủi ro do thiên tai, dịch họa, thị trường
bấp bênh. Bên cạnh những tác động của yếu tố tự nhiên, điều kiện về cơ sở
vật chất, khoa học công nghệ, vốn trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. Trong
những năm qua, vốn đầu tư công của Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, điều đó thể hiện vai trò chủ đạo
của thành phần kinh tế nhà nước trong sự phát triển kinh tế nói chung và lĩnh

vực nông nghiệp nói riêng.
Để nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển hiệu quả hơn trong giai
đoạn tới, Chính phủ đã đưa ra tầm nhìn đến năm 2030 là: Phát triển nông
nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng khoa
học công nghệ và đổi mới sáng tạo để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và
nâng cao năng lực cạnh tranh. Cải thiện và ngày càng nâng cao đời sống của
nông dân. Xây dựng nông thôn văn minh hiện đại.
Mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm,
thủy sản đạt khoảng 3,0%/năm; tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông,
lâm, thủy sản đạt khoảng 6%-8%/năm. Lĩnh vực nông nghiệp có 80.000 100.000 doanh nghiệp đầu tư kinh doanh có hiệu quả, trong đó khoảng 3.000


4.000 doanh nghiệp có quy mô lớn và 6.000 - 8.000 doanh nghiệp quy
1


vừa.
Để đạt được những mục tiêu này, ngành nông nghiệp rất cần những dự
án đầu tư công hiệu quả, qua đó tạo tính lan tỏa và làm đầu tàu thu hút các
thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chỉ số nợ công tăng cao, ngân sách Việt Nam
đang gặp nhiều khó khăn, việc tiếp tục theo đuổi mô hình tăng trưởng gắn với
gia tăng vốn đầu tư gặp khó khăn, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp. Thực
tế cho thấy đầu tư công cho nông nghiệp trong giai đoạn gần đây đang có xu
hướng giảm dần về số lượng.
Ngoài ra, những năm gần đây, hoạt động đầu tư công đã chịu sự chi
phối, điều chỉnh của rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới như Luật Đầu
tư công 2014, Luật Ngân sách nhà nước 2015, Luật Quản lý nợ công 2017,
Luật Quy hoạch 2017. Theo đó, đã có rất nhiều những thay đổi trong công tác
quản lý dự án đầu tư công, từ định hướng mục tiêu, cách thức quản lý cho tới

quy chế giám sát.
Đứng trước yêu cầu đó, Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, với vị trí
là một ban quản lý dự án chuyên nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT, cần có những
điều chỉnh trong công tác quản lý dự án nhằm thích ứng với điều kiện mới.
Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài Quản lý dự án đầu tư tại Ban
quản lý các dự án Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
được chọn nghiên cứu với mong muốn sử dụng những kiến thức đã nghiên
cứu để phát triển và làm rõ lý luận về quản lý các dự án đầu tư công, xác định
rõ thực trạng quản lý dự án đầu tư công tại Ban quản lý các dự án Nông
nghiệp, đánh giá và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện công
tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn hướng tới trả lời một số câu hỏi sau :
2


Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án Nông
nghiệp, Bộ NN&PTNT những năm qua ra sao ?
Công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp,
Bộ NN&PTNT còn tồn tại những hạn chế nào ? Nguyên nhân của những hạn
chế đó là gì ?
Cần bổ sung những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý dự án
tại đây ?
3. M c tiêu và nhiệm v

nghiên cứu

a/ M c tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện hướng tới những mục tiêu cơ bản sau :
-


Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư công tại Ban quản

lý các dự án Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT.
-

Đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại các

dự án do Ban quản lý các dự án Nông nghiệp làm chủ đầu tư.
b/ Nhiệm v nghiên cứu
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư công.

Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư tại các dự án do Ban quản lý

các dự án Nông nghiệp làm chủ đầu tư trong giai đoạn 2015-2018.
-

Mô tả những mặt hạn chế của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp

trong công tác quản lý dự án đầu tư và xác định nguyên nhân dẫn đến hạn chế.
chế

Đề xuất các giải pháp khắc phục những nguyên nhân gây ra hạn

trong công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp.
4. Đối tượng và phạ

vi nghiên cứu


a/ Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu về lý luận quản lý dự
án đầu tư công và thực tiễn công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý các
dự án Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT.
3


b/ Phạm vi nghiên cứu :
-

Về không gian : đề tài tập trung nghiên cứu các dự án đầu tư công

đang được triển khai thực hiện, trong thời gian nghiên cứu, do Ban quản lý
các dự án nông nghiệp làm chủ đầu tư.
-

Về thời gian : Dữ liệu được thu thập để nghiên cứu thực trạng quản lý

dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp trong giai đoạn 20152018. Qua đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại
Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đến năm 2025.
-

Về nội dung : nghiên cứu công tác quản lý dự án đầu tư công, tập

trung vào 3 nội dung chính : (i) lập, thẩm định và phê duyệt dự án ; (ii) triển
khai thực hiện dự án ; (iii) kiểm tra, giám sát, đánh giá dự án.
5. Kết cấu của luận văn :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 4 chương :
Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
quản lý dự án đầu tư đầu tư công.

Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3 : Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án
Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT.
Chương 4 : Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban
quản lý các dự án Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT.

4


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư công
1.1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài
Quản lý dự án nói chung và quản lý dự án đầu tư công ngày càng nhận
được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là tại các quốc gia
đang phát triển. Trong vấn đề này có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý
như sau :
Công trình của Benedict Amade, Emmanuel Chinenye Ubani, Enoch
Oghene-Mario Omajeh và Uchenna Anita Perpetua Njoku (2015) : ‘Critical
success factors for public sector construction project delivery : a case of
Owerri, Imo State’ trên International Journal of Research in management,
Science & Technology đã tập trung phân tích các nhân tố then chốt dẫn tới
thành công của các dự án đầu tư công về xây dựng tại Imo State, Nigeria.
Nghiên cứu tập trung vào 6 nhân tố bao gồm : (i) quy trình mua sắm hiệu quả,
(ii) quản lý thông tin hiệu quả, (iii) lên kế hoạch đầy đủ, (iv) kỹ năng lãnh đạo
của nhà quản lý dự án, (v) điều kiện khí hậu, thời tiết, (vi) phối hợp hiệu quả
các hoạt động dự án. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng nhân tố lập kế
hoạch đầy đủ đóng vai trò quan trọng nhất trong thành công của các dự án đầu
tư công về xây dựng.
Công trình của Mladen Radujkovića, Mariela Sjekavica (2017) :

‘Project management success factors’ trên Elservier, đã chỉ ra rằng trong khi
dự án thành công là dự án đạt được những mục tiêu tổng quan thì quản lý dự
án thành công là việc đảm bảo dự án đạt được các tiêu chí về thời gian, chi
phí và chất lượng công việc. Qua đó, tác giả tập trung vào việc chỉ ra các nhân
5


tố tác động đến chất lượng của quản lý dự án bao gồm : (i) năng lực quản lý
dự án, (ii) tổ chức và (iii) phương pháp, công cụ quản lý dự án.
Công trình của Henry Alinaitwe, Ruth Apolot and Dan Tindiwensi
(2013) : ‘Investigation into the causes of delay and cost overruns in Uganda’s
public sector construction projects’ trên Journal of construction in developing
countries, phân tích những nguyên nhân gây ra chậm tiến độ và vượt chi phí
tại các dự án đầu tư xây dựng công tại Uganda. Nghiên cứu chỉ ra rằng 5
nguyên nhân chủ đạo gây ra tình trạng chậm tiến độ và vượt chi phí là: (i)
những thay đổi trong phạm vi công việc, (ii) chậm thanh toán (iii) giám sát và
kiểm soát yếu kém (iv) chi phí vốn cao (v) bất ổn chính trị.
Công trình của Nurul Alifah Jatarona, Aminah Md Yusof, Syuhaida
Ismail and Chai Chaang Saar (2016) : Public construction projects
performance in Malaysia tại Journal of Southeast Asian Research, công trình
dựa trên những kết quả của các dự án đầu tư công tại Malaysia, xác định 69
nhân tố gây lên yếu kém như chậm tiến độ, vượt chi phí, chất lượng công
trình kém chất lượng. Nghiên cứu khái quát các nhân tố này thành 5 nhóm
bao gồm : (i) nhóm giai đoạn khảo sát, (ii) nhóm giai đoạn thiết kế (iii) nhóm
giai đoạn ký hợp đồng (iv) nhóm giai đoạn thực hiện (v) nhóm giai đoạn đóng
cửa dự án.
1.1.2. Các nghiên cứu công bố tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng khá phong phú,
bao gồm quản lý đầu tư công nói chung và quản lý dự án đầu tư công thuộc
lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu :

Công trình của tác giả Nguyễn Minh Đức (2012) : ‘Nghiên cứu một số
giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử
dụng vốn nhà nước’, trong đó nhấn mạnh nguyên nhân gây ra những hạn chế
yếu kém trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn
6


nhà nước là : hệ thống văn bản pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình sử dụng vốn nhà nước chưa hoàn thiện, còn có những bất cập nhất
định ; năng lực quản lý của một số chủ thể được giao quản lý dự án còn hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Công trình của tác giả Nguyễn Văn Thành (2015) : ‘Hoàn thiện công
tác quản lý đầu tư dự án thuỷ điện tại Ban Quản lý dự án thủy điện 2’ đưa ra
những giải pháp để cải thiện những hạn chế về tiến độ và chất lượng quản lý
dự án đó là (i) Đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và di dân
tái định cư, (ii) kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện hồ sơ Tư vấn để hạn chế các
nội dung phát sinh và (iii) thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực.
Công trình của tác giả Hà Thị Thu (2014) : ‘Thu hút và sử dụng nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam : nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung’, theo đó chỉ ra những
hạn chế công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư ODA vào phát triển nông
nghiệp, nông thôn vùng duyên hải miền trung bao gồm: (i) năng lực của các
ban quản lý, (ii) công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dự án bị buông lỏng
trong những năm đầu, (iii) công tác duy tu, bảo dưỡng sau bàn giao yếu.
Đồng quan điểm này, tác giả Nguyễn Hữu Huế, Đặng Công Toàn
(2014) tại công trình : ‘Nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình thủy lợi sử dụng vốn ODA’ cũng nhấn mạnh đến số lượng các ban
quản lý quá nhiều trong khi nguồn nhân lực thực hiện dự án hạn chế, ngoài ra
công tác theo dõi đánh giá dự án còn yếu, đặc biệt là đánh giá sau đầu tư.
1.1.3. Tổng kết tình hình nghiên cứu và xác định hướng nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu trên đây cho thấy một số điểm chung là đã
xác định các phương pháp nghiên cứu rõ ràng, phân tích thực trạng tình hình
quản lý dự án đầu tư công trong một thời kỳ nhất định, làm sáng tỏ các lý luận
và thực tiễn, tìm ra các nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng
7


cao hiệu quả đầu tư công. Tuy nhiên, hầu hết các nội dung được đề cập mang
tính khái quát cho QLDA đầu tư xây dựng công trình bằng vốn đầu tư công
mà thường không nghiên cứu cụ thể vào việc quản lý dự án đầu tư công trong
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Một số nghiên cứu về quản lý dự án trong lĩnh vực nông nghiệp thì
cũng chưa đề cập đến đa dạng các loại dự án nông nghiệp, các dự án như kỹ
thuật nông nghiệp, phát triển nông thôn, xây dựng đường xá, cầu cống thủy
lợi... mà cũng chỉ thường tập trung vào các dự án xây dựng. Ngoài ra, các
nghiên cứu phần lớn tiếp cận quản lý dự án dưới góc độ quản lý nhà nước,
quản lý vốn hơn là dưới góc nhìn của nhà quản lý dự án.
Trong bối cảnh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang nỗ
lực kiểm soát tài chính, chi tiêu công thông qua các Luật Ngân sách nhà nước
2015, Luật đầu tư công 2014 và mới đây là Luật quản lý nợ công năm 2017.
Tác giả nhận thấy rằng một nghiên cứu chuyên sâu về quản lý dự án trong
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại ban quản lý dự án chuyên
nghiệp là cần thiết.
Những điểm mới của luận văn :
Một là, phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư công của một ban
quản lý dự án chuyên nghiệp trong lĩnh nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Hai là, đánh giá và chỉ ra các điểm hạn chế và các nguyên nhân gây ra
của công tác quản lý dự án đầu tư công.
Ba là, đưa ra các giải pháp, khuyến nghị khắc phục hạn chế đang gặp
phải nhằm đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới.

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư công
1.2.1. Dự án và dự án đầu tư công
1.2.1.1. Khái niệm dự án và dự án đầu tư
8


Dự án là những nỗ lực thực hiện nhằm tạo ra những sản phẩm, kết quả
mục tiêu đề ra trong điều kiện hạn định về thời gian và nguồn lực.
Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả
nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định.
Dự án là tập hợp các thông tin chỉ rõ chủ dự án định làm gì, làm như thế
nào và làm thì được cái gì.
Vòng đời của dự án có thể chia thành các giai đoạn bao gồm :
+

Chuẩn bị dự án

+

Tổ chức thực hiện dự án

+

Kết thúc dự án

Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để
tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được
sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản
phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. Cũng có thể nói dự án
đầu tư là tập hợp các đối tượng cụ thể đạt được mục tiêu nhất định trong một

khoảng thời gian xác định.
Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các
biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt
động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc
thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự
án.
1.2.1.2. Đầu tư công và dự án đầu tư công
Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình,
dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương
trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Luật Đầu tư công (2019).
Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn
đầu tư công, Luật Đầu tư công (2019).
9


Vốn đầu tư công bao gồm : vốn ngân sách nhà nước ; vốn từ nguồn thu
hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư
theo quy định của pháp luật, Luật Đầu tư công (2019).
1.2.1.3. Phân loại dự án đầu tư công
Có nhiều cách để phân loại các dự án đầu tư công
+

Phân loại dự án theo tính chất
Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo,

nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài
sản, mua trang thiết bị của dự án ;
+

Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận


chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị,
máy móc và dự án khác.
- Phân loại theo quy mô dự án
Dự án quan trọng quốc gia (do Quốc hội quyết định chủ trương đầu
tư) ; Dự án nhóm A ; Dự án nhóm B ; Dự án nhóm C.
1.2.2. Quản lý dự án và quản lý dự án đầu tư công
1.2.2.1. Khái niệm quản lý dự án
Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ
chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự
án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm
bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.
Quản lý dự án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ kỹ thuật
phù hợp vào các hoạt động dự án nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của dự án
PMI (2017).
Những đặc trưng cơ bản của quản lý dự án :
+ Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án (chủ đầu tư,
ban quản lý dự án…)
10


+
Khách thể của quản lý dự án liên quan đến phạm vi công việc
của dự
án (tức là toàn bộ nhiệm vụ công việc của dự án). Những công việc này tạo
thành quá trình vận động của hệ thống dự án. Quá trình vận động này được
gọi là chu kỳ tồn tại của dự án.
+
Mục đích của quản lý dự án là thực hiện mục tiêu của dự án,
tức là

sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu đề ra. Bản thân việc quản lý
không phải là mục đích mà là cách thực hiện mục đích.
+

Chức năng của quản lý dự án có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế

hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều tiết dự án. Nếu tách rời các chức năng này thì dự
án không thể vận hành có hiệu quả mục tiêu quản lý cũng không được thực
hiện.
1.2.2.2. Quản lý dự án đầu tư công
Quản lý dự án đầu tư công là quản lý các dự án đầu tư sử dụng toàn bộ
hoặc một phần vốn đầu tư công. Do vậy, việc quản lý dự án đầu tư công cần
tuân thủ các quy định của nhà nước về hoạt động đầu tư công và các quy định
về sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Tại Việt Nam, công tác quản lý dự án đầu tư công tuân thủ các quy định
tại Luật Đầu tư công 2014, Luật Đầu tư công sửa đổi 2019, Luật Ngân sách
nhà nước 2015 và các Luật, quy định có liên quan khác.
1.2.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư công
Nội dung về quản lý dự án đầu tư công rất đa dạng phụ thuộc vào
ngành nghề, lĩnh vực, quy mô, tính chất của từng dự án. Về tổng quan, nội
dung về quản lý dự án đầu tư công có thể được tập hợp thành các nhóm công
việc như sau : (i) Lập kế hoạch (Chuẩn bị dự án), (ii) Tổ chức thực hiện (iii)
Kiểm tra và đánh giá thực hiện.
1.2.3.1. Lập kế hoạch


11


Lập kế hoạch dự án là việc tổ chức dự án theo một trình tự logic, xác

định mục tiêu và các phương pháp để đạt được mục tiêu của dự án, dự tính
những công việc cần làm, nguồn lực thực hiện và thời gian làm những công
việc đó nhằm hoàn thành tốt mục tiêu đã xác định của dự án.
Lập kế hoạch dự án đầu tư công có thể chia ra làm hai nội dung chính,
bao gồm : (i) lập và phê duyệt dự án ; (ii) lập kế hoạch thực hiện.



Lập và phê duyệt dự án

 Lập và phê duyệt chủ trương đầu tư
Cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án có trách nhiệm lập
Báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án
nhóm A hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm B và
nhóm C.
Nghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu tiền khả thi là nỗ lực đầu tiên nhằm đánh giá triển vọng
chung của dự án. Sản phẩm của nghiên cứu tiền khả thi là Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung
nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn
vốn và mức vốn của dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A làm cơ sở để
cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Nghiên cứu tiền khả thi được xem là bước nghiên cứu trung gian giữa
nghiên cứu cơ hội đầu tư và nghiên cứu khả thi. Giai đoạn này mới chỉ dùng ở
nghiên cứu sơ bộ về các yếu tố cơ bản của dự án. Sở dĩ phải có bước nghiên
cứu này vì nghiên cứu khả thi là công việc tốn kém về tiền bạc và thời gian.
Vì vậy, chỉ khi có kết luận về nghiên cứu tiền khả thi có hiệu quả mới bắt đầu
giai đoạn nghiên cứu khả thi.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

12


Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung
nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn
vốn và mức vốn của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ
sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Chủ trương đầu tư
Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về những nội
dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, làm căn cứ để lập, trình và phê
duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt báo
cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.
 Lập và phê duyệt quyết định đầu tư
Nghiên cứu khả thi
Nghiên cứu khả thi còn được gọi là lập dự án đầu tư. Nội dung chủ yếu
của dự án đầu tư bao gồm các khía cạnh kinh tế vi mô và vĩ mô, quản lý và kỹ
thuật. Các khía cạnh này ở các dự án thuộc các ngành khác nhau đều có nét
đặc thù riêng. Do đó việc chọn lĩnh vực để mô tả kỹ thuật soạn thảo và phân
tích dự án sẽ ra một mô hình tương đối hoàn chỉnh. Mô hình này có thể được
sử dụng tham khảo khi soạn thảo các dự án thuộc các ngành khác.
Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu
về sự cần thiết, mức độ khả thi, hiệu quả, nguồn vốn và mức vốn của chương
trình, dự án đầu tư công làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Quyết định đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư là một quá trình áp dụng kỹ thuật phân tích
toàn diện nội dung dự án đã được thiết lập theo một trình tự hợp lý và theo
những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật để đi đến kết luận chính xác về hiệu quả tài
chính, hiệu quả kinh tế xã hội môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu
phát triển của chủ đầu tư và quốc gia.
13



Trên cơ sở kết quả thẩm định dự án đầu tư, cơ quan chủ trì thẩm định
trình cấp có thẩm quyền ra Quyết định đầu tư đối với dự án thẩm định đạt
hoặc có văn bản phúc đáp đối với trường hợp hồ sơ thẩm định không đạt.
Mục tiêu của lập, thẩm định và quyết định đầu tư là :
+ Nhằm lựa chọn những dự án tốt và ngăn chặn các dự án kém hiệu
quả.
+

Xem các cấu phần của dự án có phù hợp hay không ?

+

Nhận diện và chủ động đề phòng các rủi ro.



Lập kế hoạch thực hiện

Lập kế hoạch dự án là chi tiết hóa những mục tiêu của dự án thành các
công việc cụ thể và hoạch định một chương trình biện pháp để thực hiện công
việc đó. Công tác lập kế hoạch được triển khai xuyên suốt chu trình thực hiện
dự án nhằm chi tiết hóa các hoạt động đồng thời điều chỉnh các kế hoạch hành
động cho phù hợp với tình hình thực tế.
Tác dụng của lập kế hoạch :
+
+

Là cơ sở tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân lực cho dự án


Là căn cứ để dự toán tổng ngân sách cũng như chi phí cho từng công

việc của dự án
+
độ

Là cơ sở để các nhà quản lý điều phối nguồn lực và quản lý tiến

các công việc của dự án
+

Lập kế hoạch dự án chính xác có tác dụng làm giảm thiểu mức độ rủi

ro không thành công của dự án, tránh được tình trạng không khả thi, lãng phí
nguồn lực và những hiện tượng tiêu cực
+
Là căn cứ để kiểm tra giám sát, đánh giá tiến trình thực hiện dự
án về
các mặt : thời gian, chi phí, chất lượng …
Những yêu cầu cơ bản của công tác lập kế hoạch :


×