Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Tác động của hội nhập khu vực ASEAN đến thương mại nông nghiệp của việt nam cách tiếp cận sử dụng mô hình trọng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.06 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----oOo-----

HOÀNG XUÂN DIỄM

TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KHU VỰC ASEAN
ĐẾN THƢƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM:
CÁCH TIẾP CẬN SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----oOo-----

HOÀNG XUÂN DIỄM

TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KHU VỰC ASEAN
ĐẾN THƢƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM:
CÁCH TIẾP CẬN SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC
Chuyên ngành: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ANH THU



Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ và động viên trong quá trình thực hiện.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và đặc biệt nhất tới TS. Nguyễn Anh Thu –
giảng viên hƣớng dẫn trực tiếp luận văn của tôi. Cảm ơn sự hƣớng dẫn nhiệt tình, đầy
trách nhiệm, những góp ý và gợi mở quý báu của cô từ khi tôi bắt đầu thực hiện luận
văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, trƣờng
Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKT-ĐHQGHN), Phòng Đào tạo của
trƣờng ĐHKT-ĐHQGHN, các thầy cô trực tiếp tham gia giảng dạy chƣơng trình cao
học về Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế, khóa K19, năm học 2011-2014,
các cán bộ của Khoa và của Phòng tham gia quản lý và hỗ trợ khóa học.
Xin đƣợc cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, các thành viên của lớp Cao học
K19, năm học 2011-2014, ĐHKT, ĐHQGHN đã động viên tôi trong quá trình thực
hiện.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ i
MỤC LỤC..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................... vi
TÓM TẮT................................................................................................................... vii
CHƢƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................. 1

1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2
1.2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 2
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 3
1.5. Những đóng góp của luận văn............................................................................. 4
1.6. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................... 5
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 6
2.1. Tổng quan một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế.......................................... 6
2.1.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế...................................................................... 6
2.1.2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế......................................................... 6
2.1.3. Tác động của hội nhập kinh tế....................................................................... 7
2.1.4. Các vấn đề về nông nghiệp trong đàm phán thƣơng mại.............................. 9
2.2. Tình hình nghiên cứu........................................................................................ 11
2.2.1. Một số phƣơng pháp phổ biến đƣợc sử dụng trong phân tích tác động của
hội nhập kinh tế.................................................................................................... 11
2.2.2. Các nghiên cứu liên quan............................................................................ 13
2.2.3. Nhận xét...................................................................................................... 20

ii


CHƢƠNG III: HỘI NHẬP VÙNG CỦA ASEAN VÀ THƢƠNG MẠI
NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM............................................................................. 22
3.1. Các cam kết hội nhập của ASEAN.................................................................... 22
3.1.1. Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN-FTA................................................... 22
3.1.2. Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN-Trung Quốc.....................................26
3.1.3 Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc................................................................... 27
3.1.4. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.......................................... 30
3.2. Thƣơng mại hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam............................................ 33

CHƢƠNG IV: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG....41
4.1. Mô hình Trọng lực............................................................................................ 41
4.2. Số liệu............................................................................................................... 46
4.3. Tính toán cho Việt Nam.................................................................................... 46
4.3.1. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình xuất khẩu....................................................... 49
4.3.2. Kết quả ƣớc lƣợng đối với phƣơng trình nhập khẩu.................................. 52
4.4. Một số hạn chế của mô hình.............................................................................. 53
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN.......................................................................................... 55
5.1. Kết luận và một số hàm ý.................................................................................. 55
5.2. Gợi ý đối với các nghiên cứu tiếp theo.............................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 59
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 64

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACFTA

ASEAN-China Free Trade Agreement (Hiệp định Thƣơng mại
Tự do ASEAN-Trung Quốc)

AEC

ASEAN Economic Community (Cộng đồng Kinh tế ASEAN)

AFTA

ASEAN Free Trade Area (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN)


AJCEP

ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership (Hiệp định
Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản)

AKFTA

ASEAN-Korea Free Trade Agreement (Hiệp định Thƣơng mại
Tự do ASEAN-Hàn Quốc)

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á)

ASEAN+3

ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

ASEAN-6

6 nƣớc thành viên của ASEAN, bao gồm Singapore, Phillipines,
Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Brunei

ATIGA

ASEAN Trade in Goods Agreement (Hiệp định thƣơng mại hàng
hóa của ASEAN)

CEPT


Common Effective Preferential Tariff (Chƣơng trình thuế quan
ƣu đãi có hiệu lực chung)

CGE

Computable General Equilibrium (Mô hình cân bằng tổng thể
khả tính)

CLMV

4 nƣớc thành viên của ASEAN, bao gồm Campuchia, Lào,
Myanmar và Việt Nam

EHP

Early Harvest Program (Chƣơng trình Thu hoạch sớm)

EL

Exclusion List (danh mục loại trừ)

EU

European Union (Cộng động chung châu Âu)

FE

Fixed Effects (các tác động cố định)


FTA

Free Trade Agreement (Hiệp định Thƣơng mại Tự do)

iv


GDP

Gross Domestic Products (tổng sản phẩm quốc nội)

GEL

General Exclusion List (danh mục hàng loại trừ tổng quát)

HSL

Highly Sensitive List (danh mục hàng nhạy cảm cao)

IL

Inclusion List (danh mục bao gồm)

MERCUSUR

Mercado Común del Sur (Khối thị trƣờng chung Nam Mỹ)

MFN

Most Favoured Nation (Nguyên tắc tối huệ quốc). MFN tariff –

thuế quan tối huệ quốc áp dụng với các nƣớc thành viên WTO.

NAFTA

North America Free Trade Agreement (Hiệp định Thƣơng mại
Tự do Bắc Mỹ)

NT

Normal Track (danh mục hàng thông thƣờng)

OLS

Ordinary Least Square (bình phƣơng tối thiểu)

RE

Random Effects (các tác động ngẫu nhiên)

RTA

Regional Trade Agreement (Các hiệp định thƣơng mại khu vực)

SL

Sensitive List (danh mục hàng nhạy cảm)

VJEPA

Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement (Hiệp định Đối

tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản)

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1:

Cán cân thƣơng mại của Việ

Hình 3.2:

Cơ cấu xuất nhập khẩu tron

Hình 3.3: Kim ngạch thƣơng mại Việt Nam – ASEAN, 2001-2012 . Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.4a: Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang ASEAN
(%), 2012 .......................................................................................................................
Hình 3.4b: Cơ cấu nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam từ ASEANs
(%), 2012 .......................................................................................................................
Hình 3.5: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc, 2001-2012 ...............

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Chênh lệch giữa thuế suất MFN và CEPT của các nƣớc ASEAN ...............
Bảng 3.2. Thuế suất trung bình của Hàn Quốc trong AKFTA ......................................
Bảng 3.3. Thuế suất trung bình của Việt Nam trong AKFTA ......................................
Bảng 3.4: Mức thuế suất trung bình (%) của Việt Nam trong VJEPA .........................
Bảng 3.5. Thuế suất trung bình (%) của Nhật Bản trong hiệp định VJEPA .................
Bảng 3.6: Kim ngạch thƣơng mại Việt Nam – Hàn Quốc, 2001, 2008, 2012 ..............
Bảng 3.7: Kim ngạch thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản .............................................

Bảng 3.8: Mức thuế nhập khẩu thấp nhất trên hàng nông nghiệp Việt Nam áp dụng đối
với các nƣớc đối tác .......................................................................................................
Bảng 3.9: Mức thuế nhập khẩu thấp nhất trên hàng nông nghiệp các nƣớc đối tác áp
dụng đối với Việt Nam ..................................................................................................
Bảng A.1. Giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp ......................................
của Việt Nam với các nƣớc ASEAN, 2012 ...................................................................
Bảng A.2. Giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp ......................................
của Việt Nam với Trung Quốc, 2012 ............................................................................
Bảng A.3. Giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp ......................................
của Việt Nam với Hàn Quốc, 2012 ...............................................................................
Bảng A.4. Giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp ......................................
của Việt Nam với Nhật Bản, 2012 ................................................................................

vi


TÓM TẮT
Nông nghiệp là ngành có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam,
mặc dù tỷ trọng đóng góp vào GDP đang giảm dần xuống chỉ còn chƣa đến 20%/năm.
Tuy nhiên, đây là ngành chiếm đến gần 50% lực lƣợng lao động của cả nƣớc, có vai
trò quan trọng đối với an ninh lƣơng thực và ổn định xã hội.

1

Trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, Việt Nam đang tham gia ngày càng
sâu rộng hơn vào các liên kết kinh tế của khu vực. Các hội nhập vùng quan trọng mà
Việt Nam đã tham gia bao gồm: khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA), khu vực
thƣơng mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), hiệp định thƣơng mại hàng hóa
ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA), hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật
Bản (VJEPA). Các hiệp định này đã mang lại những bƣớc tự do hóa thƣơng mại mạnh

mẽ hơn đối với các nƣớc thành viên so với Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), nhất
là nhiều rào cản đối với hàng nông nghiệp đã đƣợc xóa bỏ, mặc dù mức độ bảo hộ của
hàng nông nghiệp vẫn còn cao. Đây là những cơ hội rất tốt để thúc đẩy nền nông
nghiệp hàng hóa của Việt Nam.
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động trƣớc và sau hội nhập của Việt Nam,
sử dụng các phƣơng pháp khác nhau, nhƣ xem xét các chỉ số thƣơng mại, sử dụng mô
hình cân bằng tổng thể, mô hình cân bằng bộ phận, mô hình trọng lực. Tuy nhiên, các
nghiên cứu đánh giá định lƣợng đối với thƣơng mại trong nông nghiệp sau khi hội
nhập chƣa nhiều. Do vậy, đề tài muốn đóng góp thêm một góc nhìn đánh giá sử dụng
mô hình trọng lực, một mô hình ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích tác
động sau hội nhập.
Hai mô hình hồi quy đối với xuất khẩu và nhập khẩu nông sản của Việt Nam
đƣợc thực hiện, sử dụng cách ƣớc lƣợng các tác động ngẫu nhiên. Các yếu tố trong
mô hình đƣợc xem xét để đánh giá tác động lên thƣơng mại hàng nông nghiệp của
Việt Nam bao gồm: quy mô nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời, khoảng cách,
tỉ giá hối đoái thực, diện tích đất nông nghiệp, và các biến giả đại diện cho AFTA,
ACFTA, AKFTA và VJEPA.
1 Số liệu lấy từ GSO (2014)

vii


CHƢƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại đã và đang
diễn ra rất mạnh mẽ. Điển hình cho xu thế này là sự ra đời và phát triển của Tổ chức
2

Thƣơng mại Thế giới (WTO) với số lƣợng thành viên đã lên tới 159 nƣớc . Cùng
với quá trình toàn cầu hóa, các nƣớc cũng không ngừng nỗ lực mở rộng hợp tác

song phƣơng và đa phƣơng nhằm thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại hơn nữa giữa một
nhóm nhỏ các nƣớc nhất định. Số lƣợng các hiệp định hợp tác khu vực (RTAs) từ
năm 2000 đến 2011 lên tới con số 156, gấp đôi so với 75 RTAs đƣợc ký kết trong
3

giai đoạn 1958-1999. Giảm trợ cấp nông nghiệp và mở rộng tiếp cận thị trƣờng
hơn nữa đối với hàng nông sản là một trong những điểm nghẽn của vòng đàm phán
Doha của WTO diễn ra từ năm 2001 tới nay, và luôn là một trong những vấn đề khó
khăn, nhạy cảm nhất trong các cuộc đàm phán thƣơng mại nói chung (G.O.
Pasadilla, (2006).
Trong xu thế chung, ASEAN đã thực hiện xây dựng khu vực mậu dịch tự do
AFTA và đang hƣớng tới hình thành Cộng đồng ASEAN (AEC) vào năm 2015. Bên
cạnh đó, ASEAN với tƣ cách là một khối, đã và đang tích cực hội nhập với các
nƣớc trong khu vực và thế giới, nhƣ ký kết hiệp định thƣơng mại tự do ASEANTrung Quốc (ACFTA), ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA), hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện ASEAN-Nhật Bản, đẩy mạnh hợp tác ASEAN+3 (gồm Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản), với EU, Mỹ, Australia và nhiều nƣớc khác. AFTA trong lộ trình cắt
giảm thuế theo CEPT, ban đầu chỉ áp dụng đối với các mặt hàng nông sản chế biến,
sau đó đã đƣa vào các mặt hàng nông sản thô với lộ trình cắt giảm chậm hơn.
Ngƣợc lại, ACFTA với việc thực hiện chƣơng trình Thu hoạch sớm (EHP) đƣa các
sản phẩm nông sản sơ chế thuộc chƣơng 1-8 trong biểu thuế xuất nhập khẩu vào
danh mục cắt giảm thuế nhanh về 0% vào năm 2004 đối với ASEAN-6 và Trung

2 />3 truy cập ngày 22/10/2013

1


4

Quốc, năm 2008 đối với Việt Nam và năm 2010 đối với các nƣớc CLM . Nhìn

chung, các hiệp định hợp tác khu vực này đã thực hiện tự do hóa thƣơng mại nhiều
hơn, bao gồm cả ngành nông nghiệp so với WTO.
Là một nƣớc có nhiều lợi thế trong ngành nông nghiệp, tham gia vào các quá
trình hội nhập khu vực này mang lại những cơ hội và thách thức nhất định đối với
thƣơng mại ngành nông nghiệp của Việt Nam. Do vậy, nội dung của luận văn sẽ
góp phần tổng kết các nội dung và đánh giá tác động của hội nhập vùng của
ASEAN đối với thƣơng mại nông nghiệp của Việt Nam, sử dụng mô hình trọng lực.
Đây là mô hình ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích thƣơng mại thế
giới, nhất là tác động của các hiệp định thƣơng mại tự do. Ở Việt Nam, các nghiên
cứu sử dụng phƣơng pháp này chƣa nhiều, nhất là ở cấp độ ngành trong nông
nghiệp.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài nhằm đánh giá tác động của hội nhập kinh tế vùng
gần đây của Việt Nam thông qua việc tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do và
hiệp định đối tác kinh tế với các nƣớc trong khu vực châu Á (ASEAN, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Nhật Bản) đối với thƣơng mại nông nghiệp của Việt Nam.
1.2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung trả lời câu hỏi:
Quá trình hộ nhập vùng của ASEAN tác động thế nào đến thƣơng mại trong
nông nghiệp của Việt Nam?
Để trả lời câu hỏi đó, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ:
- Tổng kết các nội dung về tự do hóa thƣơng mại và hợp tác trong nông nghiệp

trong ASEAN và các hiệp định kinh tế - thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc đối
tác gồm Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc (AKFTA); và trong Hiệp định đối tác
4www.aseansec.org, truy cập ngày 22/10/2013.

2



kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA). Hiệp định VJEPA đƣợc đƣa vào xem xét để
so sánh với tác động của các hiệp định hội nhập vùng của ASEAN.
- Đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp của

Việt Nam trong thời gian gần đây, trong đó có các FTAs đã ký kết bao gồm AFTA,
ACFTA, AKFTA, VJEPA sử dụng mô hình trọng lực.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung phân tích tác động của việc tham gia các hiệp định thƣơng

mại tự do, bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thƣơng
mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEANHàn Quốc (AKFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA).
- Đề tài sử dụng các số liệu thƣơng mại nông nghiệp của Việt Nam trong

những năm đầu của thế kỉ XXI, từ năm 2001-2012, khi Việt Nam đẩy mạnh hội
nhập khu vực và thế giới.
- Thƣơng mại nông nghiệp đƣợc giới hạn ở thƣơng mại hàng hóa trong ngành

nông nghiệp. Các mặt hàng nông nghiệp xem xét trong đề tài bao gồm cả sản phẩm
nông nghiệp thô và đã qua chế biến, thuộc Chƣơng 1 đến Chƣơng 24 trong biểu
thuế xuất nhập khẩu. Các mặt hàng này bao gồm động vật sống và sản phẩm từ
động vật sống (thịt, cá, trứng, sữa), các sản phẩm thực vật (rau quả, cà phê, chè, ngũ
cốc, hạt dầu và quả có dầu, nguyên liệu thực vật); mỡ động thực vật; thực phẩm chế
biến, thuốc lá, và các sản phẩm nông nghiệp chế biến khác.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Mô hình trọng lực là một phƣơng pháp kinh tế lƣợng đƣợc sử dụng để phân tích
trong thƣơng mại quốc tế. Mô hình này lần đầu tiên đƣợc Tinbergen (1962) sử dụng để
so sánh quy mô của dòng thƣơng mại giữa các nƣớc với các lực hấp dẫn giữa hai nƣớc
nhƣ trong vật lý học. Kể từ đó, nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển và ứng dụng mô
hình này một cách rộng rãi trong phân tích thƣơng mại. Mô hình trọng lực đƣợc sử

dụng không chỉ để phân tích tác động của FTAs, mà cả tác động của

3


việc gia nhập WTO, liên minh tiền tệ, dòng di cƣ, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và
thậm chí là cả các dịch bệnh. Một trong những ƣu điểm chính của mô hình là có thể
kiểm soát đƣợc tác động các biến khác ngoài FTA đến dòng thƣơng mại, và do đó
có thể tách biệt đƣợc riêng ảnh hƣởng của FTA (Plummer và các cộng sự (2010)).
Bên cạnh FTA, mô hình còn đƣa vào các biến khác có ảnh hƣởng đến thƣơng mại
nhƣ quy mô thị trƣờng, khoảng cách giữa các nƣớc, khác biệt ngôn ngữ, văn hóa, tỉ
giá hối đoái… Ngày nay, mô hình trọng lực đƣợc sử dụng rất nhiều trong phân tích
tác động của việc thực hiện FTA nói chung, nhất là đánh giá tác động tạo lập
thƣơng mại và chuyển dịch thƣơng mại (Lin và Michael (2010)).
1.5. Những đóng góp của luận văn
Luận văn tập trung khảo sát lại các hiệp định thƣơng mại đã ký kết giữa Việt
Nam với các nƣớc ASEAN và giữa ASEAN với các nƣớc trong khu vực bao gồm
Trung Quốc, Hàn Quốc và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản. Các nội
dung cam kết liên quan đến thƣơng mại hàng hóa trong nông nghiệp sẽ đƣợc xem
xét kỹ hơn. Số liệu thƣơng mại trong ngành này giữa Việt Nam và các nƣớc đối tác
trong giai đoạn 2001-2012, theo kim ngạch và cơ cấu sẽ đƣợc xem xét để đƣa ra
một số nhận định ban đầu về đặc điểm thƣơng mại trong ngành nông nghiệp của
Việt Nam nói chung, và của Việt Nam với các nƣớc đối tác trong khu vực.
Luận văn, trên cơ sở tham khảo mô hình Trọng lực gốc do Timbergen (1962) đề
xuất, và các mô hình đã đƣợc phát triển và áp dụng sau này, đặc biệt là trong các
nghiên cứu đánh giá tác động của các cam kết hội nhập đến thƣơng mại trong ngành
nông nghiệp, sẽ xây dựng mô hình phù hợp để đánh giá tác động của các hiệp định hội
nhập kinh tế trên đối với thƣơng mại trong ngành nông nghiệp của Việt Nam. Các kết
quả của mô hình sẽ giúp cung cấp thêm một cơ sở để đánh giá hiệu quả sau một thời
gian thực hiện các cam kết về tự do hóa thƣơng mại trong ngành nông nghiệp trong

khu vực đối với thƣơng mại hàng hóa ngành nông nghiệp của Việt Nam. Các kết quả
này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, nhất là đối với các nhà quản

4


lý, hoạch định chính sách trong việc thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp hàng
hóa, hƣớng tới tận dụng tối đa các cơ hội mà tự do hóa thƣơng mại mang lại.
1.6. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn bao gồm 5 chƣơng chính nhƣ sau :
Chƣơng 1: Giới thiệu chung
Chƣơng 2: Tổng quan tài liệu
Chƣơng 3: Hội nhập vùng của ASEAN và thƣơng mại nông nghiệp của Việt Nam
Chƣơng 4: Phƣơng pháp nghiên cứu và kết quả ƣớc lƣợng
Chƣơng 5: Kết luận và một số khuyến nghị

5


CHƢƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế
2.1.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế
Balassa (1987) coi hội nhập kinh tế vừa là một quá trình, vừa là một trạng thái.
Là một quá trình, hội nhập kinh tế bao gồm các biện pháp kinh tế và chính trị đƣợc
sử dụng để xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thể nhân kinh tế thuộc các quốc gia
và vùng lãnh thổ khác nhau. Là một trạng thái, hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện sự
thiếu vắng của các hình thức phân biệt đối xử giữa các nền kinh tế. Quá trình hội
nhập kinh tế có thể đƣợc coi nhƣ là một quá trình xóa bỏ các hình thức phân biệt
kinh tế giữa các nƣớc.
Theo Charles (2009) hội nhập kinh tế khu vực hàm ý các thỏa thuận và hiệp

định giữa các nƣớc ở cùng một khu vực địa lý nhằm giảm bớt, và cuối cùng là xóa
bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với các dòng hàng hóa, thƣơng mại,
và nhân tố sản xuất giữa các nƣớc với nhau.
2.1.2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
Có nhiều hình thức hội nhập kinh tế khác nhau. Mỗi hình thức bao gồm các
mức độ phân biệt đối xử khác nhau giữa các nƣớc cùng là thành viên và giữa các
nƣớc thành viên với các nƣớc ở ngoài khối. Các hình thức hội nhập căn bản nhất
bao gồm :
Các Hiệp định Ưu đãi Thương mại (PTAs – Preferential Trade Agreements):
đây là các hiệp định trong đó các nƣớc thành viên thực hiện cắt giảm thuế quan
hoặc đƣa ra mức đối xử ƣu đãi đối với các hạn chế định lƣợng trong thƣơng mại
với nhau; trong khi vẫn duy trì các rào cản thƣơng mại của họ với các nƣớc không
tham gia hiệp định. Hình thức hội nhập này thƣờng đƣợc áp dụng đối với chỉ một
nhóm hàng hoá nhất định và thƣờng đƣợc trao đơn phƣơng.
Khu vực Mậu dịch Tự do (FTAs – Free Trade Areas): đây là hình thức hội nhập
trong đó các nƣớc thành viên xóa bỏ rào cản thƣơng mại với các nƣớc trong

6


khu vực, trong khi vẫn duy trì các chính sách thƣơng mại của mình với các nƣớc
khác.
Liên minh Thuế quan (CUs - Custom Unions): trong CUs, các nƣớc thành viên
xóa bỏ tất cả rào cản thƣơng mại với các nƣớc thành viên và áp dụng một chính
sách thuế quan chung đối với các nƣớc ở ngoài khối.
Thị trường chung (Common Markets – CMs): đây là các thỏa ƣớc bao gồm tất
cả các đặc điểm của CUs, bên cạnh đó CMs còn cho phép dự dịch chuyển tự do của
các yếu tố sản xuất trong khối. Tất nhiên các nƣớc này vẫn duy trì chính sách của
riêng mình đối với sự chuyển dịch của yếu tố sản xuất với các nƣớc ở ngoài khối.
Liên minh Kinh tế (Economic Unions): Đây là cấp độ cao nhất của hội nhập

kinh tế quốc tế, bên cạnh các đặc điểm của CMs, các nƣớc trong EUs còn áp dụng
các chính sách tiền tệ, tài khóa, công nghiệp và phúc lợi xã hội chung, cũng nhƣ áp
dụng các chính sách đối ngoại chung với các nƣớc ở ngoài khối.
2.1.3. Tác động của hội nhập kinh tế
Tác động tĩnh của hội nhập: Theo Amr (2013), Viner (1950) đã lần đầu tiên
đƣa ra cách tiếp cận “tĩnh” trong phân tích tác động của hội nhập kinh tế dƣới hình
thức liên minh thuế quan. Viner đƣa ra hai tác động quan trọng của hội nhập kinh tế
bao gồm tạo lập thƣơng mại (trade creation) và chuyển hƣớng thƣơng mại (trade
diversion). Tác động tạo lập thƣơng mại xảy ra khi dòng thƣơng mại trong khối
chuyển từ các nguồn cung ứng với chi phí cao hơn sang nguồn cung ứng có chi phí
rẻ hơn, do tác động của việc cắt giảm thuế quan đối với các nƣớc thành viên. Tác
động chuyển dịch thƣơng mại xảy ra khi dòng thƣơng mại trong khối chuyển từ các
nguồn cung ứng ở ngoài khối với chi phí thấp hơn sang các nguồn cung ứng ở trong
khối có chi phí cao hơn nhƣng lại đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan. Trong trƣờng hợp
này, nguồn lực bị phân bổ kém hiệu quả hơn.
Tác động động của hội nhập: Theo Amr (2013), Balassa (1962) và Cooper và
Massel (1965) có lẽ là những ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm tác động động của hội
nhập kinh tế. Balassa với lý thuyết động về hội nhập kinh tế cho rằng phân tích tĩnh
7


về tạo lập thƣơng mại và chuyển dịch thƣơng mại chƣa đủ để phân tích những
phúc lợi đạt đƣợc nhờ hội nhập. Balassa (1962) và Allen (1963) liệt kê các tác
“động” động cơ bản của hội nhập bao gồm: tính kinh tế theo quy mô, thay đổi công
nghệ, thay đổi cấu trúc thị trƣờng và cạnh tranh, tăng trƣởng năng suất, rủi ro và
bất ổn, và các hoạt động đầu tƣ. Schiff và Winter (1998) đã tổng kết định nghĩa của
các tác động động của hội nhập kinh tế là bất cứ điều gì đó tác động đến tốc độ tăng
trƣởng kinh tế của một quốc gia trong trung và dài hạn.
Tính kinh tế nhờ quy mô: Theo Amr (2013), Corden (1972) chỉ ra tính kinh tế
nhờ quy mô xảy ra khi càng tăng quy mô của sản lƣợng thì chi phí sản xuất càng

giảm – kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả hơn. Hội nhập mang
lại cơ hội mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tăng sản lƣợng của doanh nghiệp, từ đó có
thể tận dụng lợi ích kinh tế nhờ quy mô. Balassa và Stoutjesdijk (1975) cho rằng các
thị trƣờng nhỏ làm tăng chi phí, giới hạn mức độ chuyên môn hóa sản xuất, giảm
cạnh tranh, và thu hẹp các động lực cho đổi mới công nghệ.
Tác động tới cạnh tranh: Theo Balassa (1961), hội nhập kinh tế mở rộng thị
trƣờng hơn so với thƣơng mại bảo hộ, khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với
nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Điều này thúc đẩy họ phải không ngừng đổi mới,
nâng cao năng suất và hiệu quả để tồn tại và mở rộng thị phần. Hội nhập cũng làm
giảm tính chất độc quyền của các thị trƣờng đóng cửa do có sự tham gia của nhiều
doanh nghiệp hơn đến từ các thị trƣờng bên ngoài. Thông qua cạnh tranh, các
nguồn lực sẽ đƣợc phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn.
Tác động đối với đầu tư: Amr (2013) tổng kết các nghiên cứu của Baldwin,
Forlid và Haaland (1995), Dunning và Robson (1998) đã đƣa ra các khái niệm về
tạo lập và chuyển dịch đầu tƣ, mở rộng từ lý thuyết của Viner. Nghiên cứu của
Baldwin, Forslid và Haaland (1995), Dee và Gali (2003), Kalotay (2007) đã áp dụng
các khái niệm này vào trƣờng hợp của EU. Khi mà các rào cản đầu tƣ bị giảm bớt
hoặc xóa bỏ, tác động tạo lập đầu tƣ theo nhƣ Dee và Gali (2003) xảy ra khi sản
xuất đƣợc chuyển từ nơi có chi phí sản xuất cao sang nơi có chi phí sản xuất thấp

8


trong khối hội nhập. Tác động chuyển dịch đầu tƣ xảy ra khi sản xuất chuyển từ
một nƣớc ở ngoài khối có chi phí sản xuất cao hơn sang một nƣớc thành viên có chi
phí sản xuất cao hơn ở trong khối do tác động của các ƣu đãi dành cho các nƣớc
trong khối hội nhập.
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài hiện nay, theo nhƣ Ethier (1998), tăng trƣởng
nhanh hơn nhiều so với thƣơng mại. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc coi là một
trong những động lực chính của hội nhập giữa các nƣớc, nhất là giữa các nƣớc

đang phát triển, bởi nó gắn liền với hai biến số vĩ mô quan trọng là xuất khẩu và
tăng trƣởng kinh tế. Shams (2003) cho rằng FDI có thể thúc đẩy các hình thức hội
nhập hƣớng đến thị trƣờng bởi nó mở rộng phạm vi cho trao đổi thƣơng mại và
tăng mức độ thâm nhập thị trƣờng.
Tác động thay đổi chính sách và cải cách: Bên cạnh các chính sách thuế quan,
các hiệp định hội nhập song phƣơng và đa phƣơng còn bao hàm nội dung về các
vấn đề khác nhƣ: các cam kết liên quan đến quản trị công, thủ tục và quy trình hải
quan, đối xử quốc gia với nhà đầu tƣ của nƣớc đối tác, chính sách cạnh tranh, bao
gồm cả cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, và những vẫn đề khác. Plummer (2007)
chỉ ra rằng, hội nhập khu vực giúp cho các nƣớc xác định đƣợc những vấn đề này
để cải thiện môi trƣờng cạnh tranh bằng cách giảm chi phí, tạo môi trƣờng cạnh
tranh bình đẳng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, và thúc đẩy cải cách chính sách để
tăng hiệu quả của nền kinh tế.
Tác động tới tăng trưởng kinh tế: Theo Plummer (2010), các tác động của hội
nhập nhƣ mở rộng thị trƣờng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tận dụng lợi thế kinh tế
nhờ quy mô, tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy sử dụng và phân bổ nguồn lực hiệu quả
hơn, về lâu dài, sẽ có tác động tích cực tới tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn.
2.1.4. Các vấn đề về nông nghiệp trong đàm phán thương mại
Nông nghiệp luôn là vấn đề nhạy cảm trong các hiệp định tự do hóa thƣơng
mại, ở cả cấp độ song phƣơng và đa phƣơng. Một số lý do có thể kể đến bao gồm:
đây là ngành có tỷ trọng lao động cao trong lực lƣợng lao động, vấn đề an ninh
9


lƣơng thực, an toàn thực phẩm và sức khỏe, các vấn đề về kinh tế chính trị ảnh
hƣởng tới các cuộc đối thoại về nông nghiệp, vấn đề về bảo đảm không gian nông
thôn (“rurality”), nhất là ở các nƣớc phát triển. Do các vấn đề nhạy cảm trong nông
nghiệp, việc đàm phán tự do hóa thƣơng mại đối với hàng hóa nông nghiệp đã
không đƣợc đề cập đến trong tám vòng đàm phán của GATT cho đến vòng đàm
phán Uruguay năm 1994. Tự do hóa thƣơng mại trong ngành nông nghiệp và cắt

giảm trợ cấp đối với nông nghiệp vẫn là một trong những điểm nghẽn lớn nhất của
vòng đàm phán Doha của WTO. Tới giữa những năm 2000, mức thuế trung bình đối
với các mặt hàng phi nông nghiệp chỉ còn dƣới 5% (nhƣ Canada: 4,2%; EU là
3,8%, Mỹ là 4,4% và Nhật là 3,9%). Tuy nhiên, mức thuế đối với các hàng hóa
nông nghiệp vẫn ở mức rất cao, khoảng 21,2% ở Canada, 15,9% ở EU, 18,6% ở
Nhật và 10,3% ở Mỹ (Charles (2009)).
Trong các cuộc đàm phán tự do hóa thƣơng mại, ba vấn đề trụ cột trong tự do
hóa nông nghiệp bao gồm: tiếp cận thị trường, trợ cấp và hỗ trợ trong nước. Phần
lớn các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và khu vực chỉ đề cập đến vấn đề tiếp
cận thị trƣờng, và rất ít hoặc không đề cập đến trợ cấp xuất khẩu hay hỗ trợ trong
nƣớc. Trong các cuộc đàm phán thƣơng mại, các nƣớc thƣờng cố gắng tạch biệt
một vài ngành nhỏ trong nông nghiệp, phân tách ra thành nhóm các mặt hàng
thƣờng (normal list), các mặt hàng nhạy cảm thƣờng (sensitive list), các mặt hàng
nhạy cảm cao (highly sensitive list) hoặc loại bỏ hẳn một số ngành không đƣa vào
nội dung các hiệp định. Bên cạnh đó, nhiều hiệp định thƣơng mại cũng giành ra các
khoảng thời gian dài hơn cho việc cắt giảm thuế quan của một số mặt hàng trong
nông nghiệp. Nếu nhƣ các cuộc đàm phán của WTO bắt đầu với mức thuế trần
(bound tariff rates) thì các hiệp định thƣơng mại khác thƣờng bắt đầu với mức thuế
áp dụng (applied tariff rates) (G. O. Pasadilla, (2006).
Ngoài ra, các hiệp định thƣơng mại đều đề cập đến vấn đề về áp dụng các biện
pháp vệ sinh và kiểm dịch động, thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measures - Hiệp
định SPS). Các biện pháp này bao gồm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm mà
mục tiêu cơ bản là đảm bảo an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật
10


nhằm ngăn ngừa sự lây lan, phát sinh và hình thành sâu hại và dịch bệnh qua
thƣơng mại nông sản giữa các quốc gia. Các quy định trong các hiệp định thƣơng
mại song phƣơng và khu vực thƣờng tƣơng tự hoặc ít khắt khe hơn so với các quy
định của WTO; và tất cả đều có yêu cầu về hải hòa hóa các biện pháp của từng

nƣớc để thích ứng đƣợc với đặc trƣng kiểm dịch động thực vật của các nƣớc thành
viên khác.
Các yêu cầu về kỹ thuật đối với sản phẩm đôi khi trở thành các hàng rào kỹ
thuật (technical barriers to trade – Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương
mại), là thách thức không nhỏ đối với các nƣớc đang phát triển khi muốn tiếp cận
thị trƣờng của các nƣớc phát triển. Bên cạnh các yêu cầu về SPS, các yêu cầu về kỹ
thuật khác đối với sản phẩm trong nông nghiệp, mặc dù đều với mục đích là bảo vệ
sức khỏe của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và các vấn đề về môi trƣờng, sinh hóa,
đang ngày càng trở thành những rào cản quan trọng của thƣơng mại, khi thuế quan
ngày càng bị cắt giảm. Điều này sẽ gây trở ngại nhất cho dòng nông sản của các
nƣớc đang phát triển vào các nƣớc phát triển, do những yêu cầu kĩ thuật gay gắt đối
với sản phẩm mà các nƣớc đang phát triển khó lòng đáp ứng đƣợc.
2.2. Tình hình nghiên cứu
2.2.1. Một số phương pháp phổ biến được sử dụng trong phân tích tác động
của hội nhập kinh tế
a. Các phương pháp đánh giá tác động trước hội nhập
Các phƣơng pháp thƣờng đƣợc dùng để đánh giá tác động trƣớc hội nhập
kinh tế bao gồm: sử dụng các chỉ số thƣơng mại, mô hình SMART (software for
market analysis and restrictions on trade – phần mềm phân tích thị trƣờng và các
rào cản thƣơng mại), GTAP (global trade analysis project – mô hình phân tích
thƣơng mại toàn cầu).
Các chỉ số thương mại giúp trả lời cho các câu hỏi: quy mô của thƣơng mại
nội vùng, lợi thế so sánh của các thành viên trong FTA, mức độ hƣớng nội (vùng)
của xuất khẩu của một nƣớc, mức độ bổ sung thƣơng mại giữa các cặp nƣớc thành
11


viên FTA, mức độ giống nhau của hàng xuất khẩu của các cặp nƣớc trong FTA. Các
chỉ số này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách cân nhắc khả năng tham gia vào
FTA. Ƣu điểm của các chỉ số này là không đòi hỏi quá nhiều số liệu và phƣơng

pháp tính khá đơn giản. Tuy nhiên, nhƣợc điểm chính của phƣơng pháp này là các
chỉ số không tính toán đƣợc cụ thể ảnh hƣởng của FTA đến thƣơng mại, sản xuất,
tiêu dùng hay phúc lợi.
Mô hình SMART đƣợc sử dụng nhiều trong nghiên cứu vi mô để ƣớc lƣợng
tác động của FTA đối với một thị trƣờng nhất định. Mô hình này có thể trả lời cho
câu hỏi, việc hình thành FTA sẽ giúp cho xuất khẩu, nhập khẩu một mặt hàng từ
nƣớc thành viên FTA và nƣớc ở ngoài khối thay đổi nhƣ thế nào hay mức thay đổi
trong doanh thu thuế từ ngành này. Tuy nhiên, nhƣợc điểm chính của mô hình là,
đây là phƣơng pháp cân bằng bộ phận, bỏ qua tƣơng tác của một thị trƣờng riêng lẻ
với các thị trƣờng khác. Bên cạnh đó, kết quả của mô hình cũng phụ thuộc nhiều
vào các giả định và các hệ số đặt ra cho mỗi mô hình ƣớc lƣợng cụ thể.
Mô hình GTAP: phƣơng pháp này dựa trên mô hình cân bằng tổng thể, coi mọi
thị trƣờng đều ở trạng thái cân bằng và xem xét tác động qua lại giữa các thị trƣờng
với nhau. Mô hình này mô phỏng các kịch bản trong thế giới thực, khi có các cú sốc
chính sách (thay đổi chính sách), đánh giá tác động tới tất cả các thị trƣờng. Mô hình
GTAP có thể giúp trả lời các câu hỏi nhƣ: việc tham gia FTA sẽ có tác động thế nào tới
GDP, cán cân thƣơng mại, điều kiện thƣơng mại, thay đổi trong giá hàng hóa xuất
nhập khẩu của một ngành hàng cụ thể, thay đổi trong sản lƣợng và thƣơng mại của các
ngành hàng khác nhau trong nền kinh tế, thay đổi phúc lợi và nguồn gốc của thay đổi
phúc lợi, hay việc tham gia FTA có dẫn đến tác động chuyển hƣớng thƣơng mại hay
không. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi rất nhiều số liệu cũng nhƣ các kĩ thuật phức tạp
trong tính toán. Bên cạnh đó, mô hình cũng đƣa ra các giả định và đặc điểm có thể
không phản ánh đúng hoặc đầy đủ thế giới thực.

12


b. Các phương pháp đánh giá tác động sau hội nhập
Một số phƣơng pháp phổ biến thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá tác động sau
hội nhập kinh tế bao gồm: sử dụng các chỉ số ƣu đãi thƣơng mại, các chỉ số thƣơng

mại và phúc lợi và mô hình trọng lực.
Các chỉ số ưu đãi thương mại (preference indicators): bao gồm các chỉ số nhƣ
tỉ lệ bao phủ (coverage rate), tỉ lệ tiện ích (utility rate), tỉ lệ sử dụng (utilization rate)
… đo lƣờng tỉ trọng hàng xuất khẩu của các nƣớc thành viên FTA đƣợc hƣởng các
ƣu đãi thuế quan. Tuy nhiên các chỉ số này chỉ giúp quy mô, tỉ lệ sử dụng và giá trị
của các ƣu đãi trong FTA hơn là tác động của FTA đến thƣơng mại hay phúc lợi
kinh tế.
Các chỉ số thương mại và phúc lợi (trade and welfare indicators): bao gồm
các phƣơng pháp đánh giá định tính về tác động tạo lập và chuyển hƣớng thƣơng
mại, các chỉ số đánh giá thay đổi kim ngạch và điều kiện thƣơng mại, hoặc sử dụng
các giá trị ngoại suy để so sánh thay đổi kim ngạch và điều kiện thƣơng mại trong
trƣờng hợp có và không có FTA. Tuy nhiên các chỉ số này chƣa đánh giá đƣợc sự
thay đổi trong thƣơng mại còn do các yếu tố khác ngoài FTA.
Mô hình trọng lực: mô hình trọng lực kể từ sau Vinner (1962) vẫn đang đƣợc
tiếp tục và đƣợc sử dụng ngày càng rộng rãi trong việc phân tích tác động của FTAs
đối với thƣơng mại, đo lƣờng tác động tạo lập và chuyển dịch thƣơng mại. Ƣu
điểm của mô hình là có thể cô lâp đƣợc tác động riêng lẻ của FTA đối với thƣơng
mại bên cạnh các yếu tố khác. Tuy nhiên, kết quả của mô hình có thể sai lệch nếu
nhƣ thiếu đi các biến quan trọng khác có thể có ảnh hƣởng tới thƣơng mại.
2.2.2. Các nghiên cứu liên quan
Các nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực phân tích thương mại trong nông
nghiệp: Có rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng mô hình trọng lực để phân tích tác động
của hội nhập vùng tới thƣơng mại nói chung và tới thƣơng mại của những ngành cụ
thể nói riêng. Có thể kể đến một số nghiên cứu đánh giá tác động của FTAs đối với
thƣơng mại ngành nông nghiệp nhƣ dƣới đây.
13


A.A. Hatab, E. Romstad, X. Huo (2010) sử dụng mô hình trọng lực để phân


tích các yếu tố ảnh hƣởng tới xuất khẩu nông sản của Ai Cập với 50 nƣớc đối tác
thƣơng mại chính trong giai đoạn 1994-2008. Sử dụng cách tiếp cận các tác động
cố định (fixed-effect models), các ƣớc lƣợng đƣa ra kết quả cho thấy các nhân tố
có tác động quan trọng thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Ai Cập bao gồm GDP của
nƣớc nhập khẩu, nƣớc nhập khẩu sử dụng chung ngôn ngữ Ả Rập, sự giảm giá của
đồng Pound của Ai Cập, và khoảng cách địa lý gần gũi. Tuy nhiên, các yếu tố nhƣ
nƣớc nhập khẩu là thành viên của các liên kết khu vực với Ai Cập hay GDP bình
quân đầu ngƣời của nƣớc nhập khẩu lại không có tác động đáng kể đến xuất khẩu
nông sản của Ai Cập.
E. Erdem và S. Nazlioglu (2008) sử dụng mô hình trọng lực nghiên cứu các
yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ sang Cộng đồng chung
châu Âu (EU)trong giai đoạn 1996-2004. Sử dụng cách tiếp cận các tác động ngẫu
nhiên (random-effects model REM), kết quả ƣớc lƣợng cho thấy xuất khẩu nông
sản của Thổ Nhĩ Kỳ sang thị trƣờng này có quan hệ thuận chiều với quy mô của nền
kinh tế, dân số của nƣớc nhập khẩu, biến dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở nƣớc thành
viên EU (biến giả bằng 1 nếu có hơn 100.000 ngƣời Thổ Nhĩ Kỳ sống ở một nƣớc
thành viên EU), nƣớc có chung kiểu khí hậu Địa Trung Hải và nƣớc là thành viên
của Liên minh thuế quan Thổ Nhĩ Kỳ - EU. Tuy nhiên, lƣợng xuất khẩu có quan hệ
tỷ lệ nghịch với diện tích đất nông nghiệp và khoảng cách địa lý tới nƣớc nhập
khẩu.
N. Malhotra và A. Stoyanov (2008), sử dụng mô hình trọng lực để phân tích
tác động của Hiệp định Thƣơng mại tự do Canada-Chile tới thƣơng mại nông
nghiệp của hai nƣớc trong giai đoạn 1998-2005. Bên cạnh các biến truyền thống
trong mô hình trọng lực, các tác giả đƣa thêm biến về diện tích đất canh tác và
lƣợng phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra rằng Chile
là nƣớc đƣợc lợi nhiều hơn đối với xuất khẩu các sản phẩm nông sản, trong khi lợi
ích thu đƣợc của Canada từ các chƣơng trình cắt giảm thuế quan là không đáng kể.

14



Nowark-Lehmann D. et all (2007) đánh giá tác động tiềm năng của hiệp định
thƣơng mại tự do giữa Chile và EU, mức độ cạnh tranh về giá, thu nhập thực tế,
khác biệt về thu nhập trung bình và chi phí vận chuyển đến xuất khẩu một số ngành
hàng của Chile sang EU trong giai đoạn 1988-2002. Theo đó, FTA giữa Chile và EU
sẽ thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu lƣơng thực thực phẩm của Chile sang EU.
Vollrath và các cộng sự (2006) sử dụng mô hình trọng lực để phân tích thƣơng
mại của các mặt hàng thực phẩm chế biến và các mặt hàng nông sản phổ biến giữa 9
nƣớc trong giai đoạn 1996-2002. Họ nhận thấy thu nhập bình quân đầu ngƣời có
tác động đến thƣơng mại đối với thực phẩm chế biến (manufactured food) nhƣng
không tác động đến (commodity food), và điều này nhất quán với lý thuyết HO về
thƣơng mại quốc tế: tỉ lệ đất đai/lao động là một yếu tố quan trọng tác động đến
thƣơng mại nông sản và EU, NAFTA, MERCUSOR đều làm tăng thƣơng mại nội
ngành về nông sản.
Jason và Dayton (2005) sử dụng mô hình trọng lực để phân tích tác động của hội
nhập vùng tới thƣơng mại trong nông nghiệp của thế giới. Nghiên cứu đƣa thêm các
biến giải thích cho thƣơng mại nông nghiệp bao gồm: tỉ giá hối đoái thực, diện tích đất
nông nghiệp, biến giả thể hiện nƣớc đối tác có chung đƣờng biên giới, ngôn ngữ, là
nƣớc không có biển (landlock). Mô hình ƣớc lƣợng có đƣa thêm các biến giả về thời
gian và biến tác động cố định (fixed effects) đại diện cho các yếu tố riêng biệt của từng
nƣớc có ảnh hƣởng tới thƣơng mại mà không đƣợc đƣa vào trong mô hình (ví dụ nhƣ
thay đổi về chế độ chính trị, các cú sốc về kinh tế vĩ mô, và các yếu tố đặc trƣng khác).
Các số liệu đƣợc lấy cho 9 mặt hàng nông nghiệp trong thƣơng mại giữa 89 nƣớc
trong giai đoạn 1985-2002, và xem xét với 8 hiệp định thƣơng mại khu vực. Kết quả
ƣớc lƣợng cho thấy, việc thực hiện NAFTA giúp tăng thƣơng mại nông nghiệp của nội
khối lên tới hơn 75%, và tác động chuyển hƣớng thƣơng mại của NAFTA và CER rất
hạn chế. EU-15 và các hiệp định thƣơng mại tự do của châu Phi lại có những tác động
chệch hƣớng thƣơng mại rõ rệt.

15



Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau
đánh giá chung về hội nhập vùng của ASEAN cũng như của khu vực châu Á.
Ando (2010) đánh giá tác động tiềm năng của các FTAs giữa ASEAN+3
(ASEAN và Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), FTAAP (Hiệp định thƣơng mại tự
do của các nƣớc châu Á – Thái Bình Dƣơng), CEPEA (Hiệp định thƣơng mại tƣ
do của ASEAn và Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New
Zealand). Nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích đáng kể của việc tự do hóa một phần
thƣơng mại nông nghiệp, và việc loại trừ nông nghiệp trong quá trình tự do hóa
thƣơng mại sẽ dẫn đến làm giảm điều kiện thƣơng mại (terms of trade) và dẫn đến
điều tiết nguồn lực không hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tạo ra các thuận lợi thƣơng
mại và trợ giúp kĩ thuật cho các nƣớc đang phát triển sẽ làm tăng đáng kể phúc lợi
kinh tế của các nƣớc trong khu vực.
Hiro Lee và Michael G. Plummer (2011) đánh giá tác động của việc hình thành
Cộng đồng Kinh tế ASEAN đối với phúc lợi kinh tế, thƣơng mại và sản lƣợng ngành
của các nƣớc ASEAN, sử dụng mô hình Cân bằng tổng thể khả tính (CGE). Theo đó,
nếu các rào cản thƣơng mại và vận chuyển giảm 10%, sẽ có một sự gia tăng lớn trong
phúc lợi của các nƣớc ASEAN, từ 37% đối với Singapore và gấp 6 lần đối với các
nƣớc ASEAN khác. Theo đó, việc cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ mang lại lợi ích lớn nhất
cho các nƣớc CLMV. Thƣơng mại trong nội khối có thể tăng đến 54%, thƣơng mại thế
giới tăng 0,4%, tác động tạo lập thƣơng mại lớn hơn chuyển hƣớng thƣơng mại. Tác
động đối với sản lƣợng của 20 ngành trong ASEAN.

Plummer và Chia (2009) sử dụng mô hình CGE ƣớc lƣơng tác động của việc
hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), cho thấy việc hình thành một thị
trƣờng thống nhất ở Đông Nam Á sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho các nƣớc
tham gia, bao gồm cả Campuchia, Lào và Việt Nam. Tuy nhiên, phúc lợi kinh tế mà
Việt Nam thu đƣợc là thấp nhất (2,8% so với Campuchia là 6,3% và Lào là 3,6%).
Tuy nhiên, khi mở rộng AEC với một hiệp định thƣơng mại với các nƣớc láng


16


×