Tải bản đầy đủ (.docx) (140 trang)

Sử dụng quyền lực trong điều hành của nhà nước quản lý cấp trung tại công ty TNHH microsoft mobile việt nam 001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.27 KB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGHIÊM QUANG HÀ

SỬ DỤNG QUYỀN LỰC TRONG ĐIỀU HÀNH CỦA
NHÀ QUẢN LÝ CẤP TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH
MICROSOFT MOBILE VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGHIÊM QUANG HÀ

SỬ DỤNG QUYỀN LỰC TRONG ĐIỀU HÀNH CỦA
NHÀ QUẢN LÝ CẤP TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH
MICROSOFT MOBILE VIỆT NAM

Chuyên ngành:
Mã số:

Quản trị kinh doanh
60 34 01 02



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ THÀNH HƢNG
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – Năm 2015


CAM KẾT
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nghiêm Quang Hà


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vũ Thành Hƣng đã tận tình hƣớng
dẫn tôi thực hiện luâṇ văn này . Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Ban Giám đốc Công ty TNHH Microsoft Mobile Việt Nam và toàn thể cán bộ
nhân viên Công ty đã giúp đỡvàtạo mọ i điều kiện thuận lợi để tôi có đƣợc
những thông tin cần thiết trong quátrinh̀ nghiên cứu.



TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu hoạt động sử dụng quyền lực của các nhà quản lý
cấp trung tại Công ty TNHH Microsoft Mobile Việt Nam từ khi nhà máy bắt
đầu đi vào hoạt động vào 1/4/2013 đến 31/12/2014. Trong đó, các nhà quản lý
cấp trung ở đây đƣợc hiểu là các Trƣởng phòng, Trƣởng bộ phận trong nhà
máy.
Trong nghiên cứu định tính, luận văn sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn
và thu thập số liệu đánh giá từ Phòng nhân sự của Công ty TNHH Microsoft
Mobile Việt Nam. Theo đó tác giả sẽ phỏng vấn Bà Pat Flynn Cherenzia –
Giám đốc Logistic cao câp của Tập đoàn Microsoft toàn cầu để tìm hiểu đánh
giá của nhà quản lý cấp cao về cách thức quản lý, sử dụng quyền lực của các
nhà quản lý cấp trung dƣới quyền. Đồng thời kết quả đánh giá nhân viên năm
2014 thu thập từ phòng Nhân sự sẽ cho thấy đánh giá của công ty đối với hiệu
qủa quản lý, làm việc của các trƣởng phòng.
Trong nghiên cứu định lƣợng, luận văn sử dụng phƣơng pháp khảo sát
với công cụ là bảng câu hỏi đƣợc thực hiện với 140 nhân viên thuộc 4 phòng
của công ty. Kết quả nghiên cứu định lƣợng sẽ cho thấy đánh giá của các
nhân viên đối với hoạt động quản lý của trƣởng phòng mình.
Sau khi nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
cách thức sử dụng quyền lực của các nhà quản lý cấp trung tại Công ty TNHH
Microsoft Mobile Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự của
công ty.
Từ khóa: Công ty TNHH Microsoft Mobile Việt Nam, Sử dụng quyền
lực, Quyền lực cứng, Quyền lực mềm, Quyền lực thông minh.


MỤC LỤC
Nghiêm Quang Hà.............................................................................................i
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1

GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài:.........................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu :................................................................................2
3. Đối tƣợng nghiên cứu:.............................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu:..................................................................................3
5. Kết cấu luận văn:.....................................................................................3
CHƢƠNG 1......................................................................................................5
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.......5
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu:........................................................5
1.2 Định nghĩa về quyền lực, sử dụng quyền lực trong điều hành:...............6
1.2.1 Quyền lực:.........................................................................................6
1.2.2 Sử dụng quyền lực trong điều hành:................................................. 8
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng quyền lực:............................................................8
1.3.1 Các yếu tố khách quan:..................................................................... 8
1.3.2 Các yếu tố chủ quan:.......................................................................12
1.4 Phân biệt sự khác nhau và quan hệ giữa quyền lực và quyền hạn:........14
1.4.1 Khái niệm:.......................................................................................14
1.4.2 Bản chất:..........................................................................................15
1.4.3 Hƣớng:............................................................................................15
1.4.4 Sơ đồ tổ chức:..................................................................................15
1.4.5 Cấp bậc quản lý:..............................................................................16
1.4.6 Sự chính thống:............................................................................... 16
1.4.7 Địa vị và con ngƣời:....................................................................... 16
1.5 Đặc thù của quản lý cấp trung về quyền lực và sử dụng quyền lực trong
điều hành:.................................................................................................... 16
1.5.1 Nhận quyền từ quản lý cấp cao:......................................................17
1.5.2 Tác động trực tiếp tới các nhà quản lý cấp thấp và nhân viên:.......17
1.6 Các dạng quyền lực:.............................................................................. 18
1.6.1. Quyền lực cứng:.............................................................................18
1.6.2. Quyền lực mềm:.............................................................................21

1.6.3 Quyền lực thông minh:....................................................................25


1.7. Cách thức xây dựng và duy trì quyền lực :...........................................27
1.7.1 Cách thức xây dựng quyền lực :......................................................27
1.7.2 Cách thức duy trì quyền lực :..........................................................28
CHƢƠNG 2....................................................................................................30
PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.........................................30
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng..............................................30
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu.........................................31
2.3. Các công cụ đƣợc sử dụng...................................................................31
2.3.1. Nghiên cƣƣ́u đinḥ tinh.ƣ́ ..................................................................................................... 31

2.3.2. Nghiên cƣƣ́u đinḥ lƣơngg................................................................. 34
2.4 Phƣơng pháp lực chọn đơn vị phân tích:.............................................. 35
2.4.1 Nghiên cứu định tính:......................................................................35
2.4.2 Nghiên cứu định lƣợng:..................................................................35
2.5 Phƣơng pháp phân tích số liệu:.............................................................35
2.5.1 Nghiên cứu định tính:......................................................................35
2.5.2 Nghiên cứu định lƣợng:..................................................................36
CHƢƠNG 3....................................................................................................38
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU................................38
3.1 Kết quả nghiên cứu phƣơng pháp sử dụng quyền lực của các nhà quản
lý cấp trung tại Công ty TNHH Microsoft Mobile Việt Nam......................38
3.1.1 Kết quả nghiên cứu định tính.......................................................... 38
3.1.2 Kết quả nghiên cứu định lƣợng...................................................... 40
3.2 So sánh Kết quả khảo sát cảm nhận của Nhân viên và Kết quả đánh giá
công việc của công ty :................................................................................66
3.3 Đánh giá chung vê thực trạng sử dụng quyền lực của các nhà quản lý
cấp trung tại Công ty TNHH Microsoft Mobile Việt Nam..........................68

3.3.1 Những ƣu điểm chính.....................................................................68
3.3.2 Những hạn chế chính và nguyên nhân............................................69
CHƢƠNG 4....................................................................................................71
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP.........................................................................71
4.1 Định hƣớng cách thức sử dụng quyền lực của các nhà quản trị cấp trung
tại Công ty TNHH Microsoft Mobile Việt Nam :........................................71
4.2 Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực sử dụng quyền lực của các nhà
quản lý cấp trung......................................................................................... 73


4.2.1 Xây dựng các khóa đào, nâng cao các kỹ năng mềm cần thiết cho
nhà quản lý............................................................................................... 73
4.2.2. Các khóa học nâng cao kiến thức quản lý chuyên nghiệp dành
riêng cho các nhà quản lý cấp trung.........................................................74
4.2.3 Tạo cơ chế quản lý trao quyền và trách nhiệm nhiều hơn cho
Trƣởng phòng đồng thời nâng cao trách nhiệm cá nhân của nhân viên
trong công việc.........................................................................................75
4.2.4 Tạo điều kiện để các nhân viên có cơ hội xây dựng những mối quan
hệ tốt đẹp hơn với các đồng nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong công
việc...........................................................................................................76
PHẦN HAI......................................................................................................77
KẾT LUẬN.....................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................79


STT

Ký hiệu

1


Công ty

2

TNHH

i


DANH MUCC̣ BẢNG
STT
1
2
3

4

5
6
7

8

9

10

11


12
13
14


15


16 Bảng 3.16

17 Bảng 3.17

18 Bảng 3.18
19 Bảng 3.19
20 Bảng 3.20

Bảng 3.21
21
Bảng 3.22
22
23
24

Bảng 3.23
Bảng 3.24


iii



PHẦN MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.

Tính cấp thiết của đề tài:

Trong xu thế cạnh tranh khốc liệt của thị trƣờng ngày nay, đòi hỏi mỗi doanh
nghiệp phải tự thay đổi, tự hoàn thiện mình để bắt kịp với sự thay đổi của thị
trƣờng, của môi trƣờng kinh doanh. Đặc biệt là trong lĩnh vực Công nghệ
thông tin – sản xuất và cung ứng điện thoại di động, sự cạnh tranh đó càng
khốc liệt hơn do xu hƣớng thị trƣờng thay đổi rất nhanh theo thị yếu ngƣời
tiêu dùng làm cho vòng đời mỗi sản phẩm điện thoại ngày càng ngắn. Đối với
những nhà máy mới xây dựng và đi vào hoạt động nhƣ Microsoft Mobile Việt
Nam, khi bộ máy hoạt động còn chƣa vững chắc, nhân sự còn chƣa ổn định,
các quy trình quản lý sản xuất vẫn đang trong quá trình xây dựng thì sự tự
thay đổi và hoàn thiện mình còn bức thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.
Để công ty có đƣợc sự thay đổi tích cực, đòi hỏi tất cả công nhân, nhân viên
trong nhà máy phải chung sức, đồng lòng và cùng nhìn về một hƣớng. Và sự
đóng góp của những ngƣời ở vị trí quản lý, lãnh đạo nhà máy là vô cùng quan
trọng trong việc định hƣớng sự phát triển, thúc đẩy và phát huy hiệu quả khả
năng làm việc của công nhân, nhân viên. Điều đó đòi hỏi ngoài kiến thức về
chuyên môn, những nhà quản lý, lãnh đạo cần có kiến thức sâu rộng về quản
lý, đó là cách sử dụng quyền lực mình có đƣợc để tạo sự hứng khởi, thúc đẩy
mỗi cá nhân trong công ty hăng say làm việc, từ đó mang lại hiệu quả công
việc tối đa cho nhà máy.

1



Nhƣng thực tế tại nhà máy Microsoft Mobile Việt Nam, rất nhiều quản lý,
trƣởng nhóm, hay thậm chí có ngƣời ở vị trí lãnh đạo nhƣ trƣởng bộ phận,
trƣởng phòng còn chƣa hiểu rõ bản thân và vị trí hiện tại có những quyền gì
và sử dụng những quyền đó nhƣ thế nào cho mềm mại nhƣng vẫn cứng rắn
để đạt hiệu quả tốt nhất. Do đó trong hoạt động sản xuất thực tế tại công ty đã
xảy ra những trƣờng hợp nhƣ trƣởng bộ phận áp đặt kế hoạch làm việc cho
nhân viên giỏi và đầy sáng tạo trong khi anh ta cần đƣợc lãnh đạo ủy quyển
để thực hiện công việc đạt hiệu quả cao nhất, hay quản lý ủy quyền cho công
nhân tự làm việc và hoàn thành công việc trong khi chính những ngƣời công
nhân đó không biết mình nên làm gì dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong sản
xuất của nhà máy. Tất cả những sai lầm đó đều dẫn tới kết quả làm việc thiếu
hiệu quả, thậm chí mang tới hậu quả lớn về kinh tế cho công ty. Vậy sử dụng
quyền nhƣ thế nào cho hiệu quả ? Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho tác giả khi thực
hiện luận văn này nhằm tìm kiếm phƣơng pháp góp phần ổn định hoạt động
của công ty.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn chủ đề : „„Sử dụng quyền lực trong
điều hành của nhà quản lý cấp trung tại Công ty TNHH Microsoft Mobile
Việt Nam‟‟ làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2.Mục đích nghiên cứu :
Luận văn này đƣợc nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu sau :


Hệ thống hóa lý thuyết về quyền lực và quyền lực của cán bộ quản lý
cấp trung.



Phân tích thực trạng sử dụng quyền lực trong hoạt động quản lý, điều
hành của các nhà quản lý cấp trung tại Công ty TNHH Microsoft
Mobile Việt Nam nhằm đánh giá hiệu quả quản lý của họ trong công

việc.
2




Đề suất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng quyền lực
trong quản lý của các nhà quản lý cấp trung tại Công ty TNHH
Microsoft Mobile Việt Nam.

3.

Đối tƣợng nghiên cứu:

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là thực trạng sử dụng quyền lực trong
điều hành của các nhà quản lý cấp trung tại Công ty TNHH Microsoft Mobile
Việt Nam.
4.

Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu phƣơng pháp sử dụng quyền lực trong
hoạt động điều hành và quản lý nhân sự của các nhà quản lý cấp trung tại
công ty Microsoft Mobile Việt Nam từ khi nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động
vào 1/4/2013 đến 31/12/2014.
Trong đó, các nhà quản lý cấp trung ở đây đƣợc hiểu là các Trƣởng phòng,
Trƣởng bộ phận trong nhà máy.
5.

Kết cấu luận văn:


Tác giả dự kiến sẽ chia luận văn làm 2 phần và 4 chƣơng chính với nội dung
nhƣ sau:

3


PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ THỰC TRẠNG
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN HAI: KẾT LUẬN

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về quyền lực đƣợc chú ý nhiều hơn trên thế giới khi
Giáo sƣ Joseph Samuel Nye, Jr - giáo sƣ quan hệ quốc tế tại Trƣờng Quản lý
Nhà nƣớc John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard xuất bản cuốn Soft power.
The means to success in world politics and understand international conflict.
New York 2004. Nội dung cuốn sách chủ yếu nghiên cứu tới quyền lực của
nƣớc Mỹ trong bối cảnh xung đột với các nƣớc I Rắc, I Ran... đang diễn ra
phức tạp, sự tranh giành quyền lực và sức ảnh hƣởng trên cả phƣơng diện
chính trị và kinh tế với nƣớc Nga đang ngày càng quyết liệt, và sự trỗi dậy
mạnh mẽ của Trung Quốc – gã khổng lồ châu Á vừa chuyển mình thức dậy

sau một giấc ngủ dài đang ảnh hƣởng nghiêm trọng tới quyền lợi và địa vị
của nƣớc Mỹ trên bản đồ chính trị, kinh tế thế giới. Tác phẩm này đề cập tới
quyền lực dƣới ba dạng quyền lực cứng, quyền lực mềm và quyền lực thông
minh trên góc độ quốc gia và đề xuất nƣớc Mỹ nên sử dụng quyền lực thông
minh là một dang giao hòa giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm để giữ
vững và nâng cao vị thế của nƣớc Mỹ trên trƣờng quốc tế. Bên cạnh tác
phẩm này đã có một số luân văn MBA nghiên cứu về đề tài này nhƣ Fower
and It’s Forms: Hard, Soft, Smart của Matteo Pallaver năm 2011 hay Soft
Power And Hard Power Approaches In U.S. Foreign Policy: A Case Study
Comparison In Latin America của JOHN WEINBRENNER năm 2004... Tuy
nhiên các nghiên cứu này còn chƣa nhiều và chủ yếu tập trung vào nghiên
cứu quyền lực trên góc độ quốc gia, it thấy tác phẩm nào nghiên cứu quyền
lực trên góc độ cá nhân với cả ba hình dạng quyền lực nhƣ trên.

5


Vì đây là một đề tài còn rất mới nên tác giả chƣa tìm thấy tác phẩm hay
nghiên cứu chính thức nào của Việt Nam về đề tài này. Đây cũng là một khó
khăn đối với tác giả khi thực hiện nghiên cứu đề tài này bởi các tài liệu nghiên
cứu còn ít và nghèo nàn, chủ yếu là các tài liệu tiếng Anh và đề cập tới quyền
lực trên góc độ quốc gia, khu vực mà chƣa thấy tác phẩm hay nghiên cứu nào
đề cập với quyền lực cá nhân.
1.2 Định nghĩa về quyền lực, sử dụng quyền lực trong điều hành:
1.2.1 Quyền lực:
Quyền lực ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát
triển của xã hội loài ngƣời. Nói một cách khác, quyền lực là một quan hệ xã
hội (tức là có hoạt động tập thể của ít nhất hai cá nhân trở nên) có tính phổ
quát, chi phối mọi thành viên trong xã hội, không ai có thể đứng ngoài quan
hệ quyền lực, nếu không tham gia quan hệ quyền lực ở nơi này, lúc này thì

tham gia quan hệ quyền lực nơi khác, lúc khác.
Quyền lực là quan hệ phổ biến trong đời sống xã hội, nên có nhiều tiêu
chí để phân loại quyền lực. Các tiêu chí này có thể là tiến trình lịch sử xã hội
(thần quyền, vƣơng quyền, pháp quyền…) và các lĩnh vực khác nhau trong
đời sống xã hội. Theo tiêu chí thứ 3 này thì quyền lực có thể bao gồm quyền
lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực công… Và đây là cách phân loại
quyền lực đƣợc mọi ngƣời quan tâm hơn cả, bởi loại hình quyền lực phân
theo tiêu chí này là loại quyền lực có tính chất chi phối toàn bộ xã hội cùng
mọi quan hệ quyền lực khác vốn có trong lòng của một xã hội.
Bất cứ một loại hình tổ chức xã hội nào cũng đòi hỏi phải duy trì trật tự,
và để duy trì trật tự, kỷ luật đó phải tồn tại một loại quyền lực xã hội hay còn
gọi là quyền lực công. Quyền lực công là quyền lực nảy sinh từ một nhu

6


cầu nào đó của cộng đồng nhờ đó cộng đồng có đƣợc tính tổ chức và trật tự.


mức độ tập trung hơn, khi xã hội hình thành giai cấp thì quyền lực chính trị

ra đời. Quyền lực chính trị là quyền lực của một giai cấp hoặc liên minh giai
cấp, liên minh đảng phái. Nó nói lên khả năng thực tế của giai cấp, liên minh
giai cấp, liên minh đảng phái đó trong việc thực hiện ý chí của mình trong
chính trị và các chuẩn mực pháp quyền, nhờ đó mà lợi ích giai cấp, liên minh
giai cấp, liên minh đảng phái đó đƣợc hiện thực hóa trong cuộc sống. Trong
xã hội có giai cấp, giai cấp nào cũng muốn áp đặt ý chí của mình lên giai cấp
khác, tức muốn thống trị giai cấp khác hay trở thành giai cấp cầm quyền. Và
xung đột quyền lực là một hiện tƣợng khách quan, tất yếu và phổ biến. Mọi
xung đột về quyền lực, xét cho cùng đều nhằm chiếm đƣợc quyền lực nhà

nƣớc, nắm lấy nhà nƣớc – công cụ mà qua đó giai cấp này áp đặt quyền
thống trị lên giai cấp khác. Nhƣ vậy, quyền lực nhà nƣớc là một bộ phận của
quyền lực chính trị, và đó là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền.
Gần đây, chúng ta chú ý nhiều tới khái niệm và sự phân chia định dạng
quyền lực của Giáo sƣ Joseph Samuel Nye, Jr, ông hiện là giáo sƣ quan hệ quốc
tế tại Trƣờng Quản lý Nhà nƣớc John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard. Trong
cuốn Soft power. The means to success in world politics and understand
international conflict. New York 2004, ông định nghĩa quyền lực là „„năng lực
thuyết phục ngƣời khác thực hiện hành động để đạt đƣợc kết quả mong muốn‟‟.
Joseph đồng thời chia quyền lực làm 3 dạng đặc trƣng là quyền lực cứng, quyền
lực mềm và quyền lực thông minh. Ông cho rằng quyền lực cứng cho phép
ngƣời sử dụng đƣa ra „„cây gậy và củ cà rốt‟‟ nhằm đạt đƣợc điều mình mong
muốn, nhƣng loại quyền lực này phụ thuộc vào vị trí, địa vị xã hội của ngƣời sử
dụng nó. Trong khi đó quyền lực mềm đƣợc coi là một dạng năng lực hấp dẫn
ngƣời khác, khiến họ tự nguyện hành động mà không hề cảm thấy bị ép buộc.
Và cuối cùng là quyền lực thông minh, nó đƣợc coi là

7


một dạng trung lập, một sự hòa hợp của quyền lực cứng và quyền lực mềm để
đạt đƣợc kết quả tốt nhất.

1.2.2 Sử dụng quyền lực trong điều hành:
Từ những tìm hiểu trên về khái niệm quyền lực, chúng ta có thể hiểu sử
dụng quyền lực trong điều hành nhƣ sau:
Sử dụng quyền lực trong điều hành là hoạt động dùng năng lực thuyết
phục ngƣời khác thực hiện hành nhằm đạt đƣợc lợi ích chung cho tổ chức.
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng quyền lực:
1.3.1 Các yếu tố khách quan:

Các yếu tố khách quan là các yếu tố tác động đến quyền lực trong tổ
chức. Trong đó các cá yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài (các yếu tố vĩ mô)
và các yếu tố trong tổ chức (hay còn gọi là các yếu tố vi mô).
1.3.1.1 Các yếu tố vĩ mô:
Yếu tố kinh tế:
Xét trên khía cạnh quốc gia, một cƣờng quốc bao giờ cũng phải có một
nền kinh tế mạnh mẽ, tăng trƣởng đều đặn và vững vàng dựa trên sự gia tăng
năng suất lao động và của cải thực của quốc gia đó. Hoa Kỳ sở dĩ có quyền
lực áp đặt ra các quy tắc thƣơng mại trên thế giới, đƣa ra lệnh cấm vận… lên
các nƣớc khác trƣớc hết do nền kinh tế Hoa Kỳ là một nền kinh tế mạnh mẽ,
là đầu tàu dẫn dắt nên kinh tế thế giới.
Xét trên khía cạnh các nhân, một cá nhân giàu có sẽ nhận đƣợc sự nể
trọng của các cá nhân khác có nguồn lực kinh tế yếu hơn trong xã hội và một
8


cách tự nhiên lời nói của anh ta sẽ đƣợc chú ý lắng nghe và đƣợc một số
ngƣời phục tùng một cách vô điều kiện. Dân gian ta có câu “Mạnh vì gạo, bạo
vì tiền” cũng là lẽ đó. Ta thấy rằng sở dĩ lời nói và những chia sẻ kinh nghiệm
kinh doanh của Bill Gate đƣợc cả thế giới lắng nghe, học tập một phần lớn
bởi vì ông là ngƣời giàu nhất thế giới trong nhiều năm liền.
Nhƣ vậy, một nguồn lực kinh tế mạnh sẽ mang các cá nhân hay quốc
gia sở hữu nó, hay ta có thể nói rằng yếu tố kinh tế là một yếu tố quan trọng
tạo nên quyền lực.
Yếu tố chính trị:
Một thể chế chính trị giữ vai trò định hƣớng, chi phối hoạt động của
toàn bộ xã hội. Nó đƣợc thể hiện qua các yếu tố nhƣ tính ổn định của hệ
thống chính quyền, hệ thống pháp luật của nhà nƣớc, đƣờng lối, chủ trƣơng
của Đảng hay giai cấp cầm quyền, các chính sách quan hệ với các tổ chức và
quốc gia khác trên thế giới. Thể chế chính trị quốc gia cho phép những nhà

lãnh đạo quốc gia đó có những quyền lực khác nhau, tại những nƣớc theo thể
chế chính trị Quân chủ chuyên chế, quyền lực tập trung toàn bộ vào Nhà Vua,
Vua có quyền lực tối thƣợng trong xã hội, các cá nhân trong xã hội có trách
nhiệm phục tùng mệnh lệnh của Nhà Vua một cách vô điều kiện, và Vua có
quyền quyết định quyền sống hay chết của một ngƣời hay nhiều ngƣời trong
xã hội đó. Nhà lãnh đạo tại những quốc gia theo thể chế Cộng Hòa hay Dân
chủ bị giới hạn quyền bởi Hiến Pháp và Pháp Luật quốc gia đó, quyền lực
đƣợc tập trung tại Quốc Hội – tổ chức do dân bầu với sứ mạng lãnh đạo đất
nƣớc.
Yếu tố văn hóa xã hội:

9


Dân trí và văn hóa giao tiếp là hai yếu tố xã hội ảnh hƣởng mạnh mẽ
tới quyền lực của một cá nhân. Tại những nƣớc phƣơng Tây với nền văn hóa
chính trị bắt nguồn từ chế độ dân chủ và nền tảng dân trí cao, nhà lãnh đạo
đƣợc xem là ngƣời đƣợc dân chúng trao quyền lãnh đạo đất nƣớc qua các
cuộc bầu cử tự do. Tại những đất nƣớc này, quyền công dân rất đƣợc coi
trọng và các nhà lãnh đạo quốc gia có ý thực lắng nghe những phản hồi, ý
kiến của ngƣời dân hơn bởi điều đó quyết định việc họ có tiếp tục đƣợc trao
quyền lãnh đạo đất nƣớc nữa hay không. Ngƣợc lại, tại các quốc gia phƣơng
Đông, do nền chính trị bị ảnh hƣởng bởi xuất phát điểm chế độ quân chủ
chuyên chế, đồng thời với dân trí thấp, nhà lãnh đạo tại các quốc gia này có
quyền lực rất lớn, dân chúng có thái độ phục tùng mệnh lệnh của nhà lãnh đạo
vô điều kiện. tiếng nói của ngƣời dân tại các quốc gia này thƣờng bị coi là
tiếng nói của những kẻ “thấp cổ bé họng” và ít đƣợc coi trọng.
Yếu tố tự nhiên:
Từ thế kỷ 18 trở về trƣớc, các quốc gia đƣợc điều kiện tự nhiên ƣu đãi
nhƣ khí hậu trong lành, ít thiên tai bão lụt, lãnh thổ rộng lớn và dân số cao

đƣợc coi là những cƣờng quốc vì có nền kinh tế phát triển ổn định, không bị
ảnh hƣởng bởi thiên tai, bão lụt, động đất…đồng thời dân số cao cho phép
quốc gia đó phát triển lực lƣợng quân đội với số lƣợng lớn và tinh nhuệ.
Trong những thế kỷ gần đây, khi nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ kéo
theo nhu cầu về năng lƣợng và dầu mỏ tăng cao thì những quốc gia sở hữu trữ
lƣợng dầu lớn của thế giới nhƣ Iran, Ả Rập Xê-út… trở thành những nƣớc có
vị trí khá cao và có tiếng nói quan trọng trên chính trƣờng trên quốc tế bởi họ
có quyền quyết định tăng giảm nguồn cung dầu mỏ, ảnh hƣởng trực tiếp tới
hoạt động kinh tế của các nƣớc khác.

10


Yếu tố kỹ thuật, công nghệ:
Trong thời kỹ công nghệ kỹ thuật phát triển mạnh mẽ nhƣ ngày nay,
yếu tố này ngày càng ảnh hƣởng mạnh mẽ tới quyền lực của mỗi quốc gia và
là một yếu tố luôn thay đổi khó lƣờng nhất. Xét trên tình hình thế giới hiện
nay, Triều Tiên không phải là quốc gia có nền kinh tế mạnh, nhƣng họ sở hữu
vũ khí hạt nhân và đƣợc coi là đối trọng với Mỹ và các quốc gia sở hữu vũ
khí hạt nhân khác trên thế giới. Nhƣ vậy yếu tố công nghệ là yếu tố chính
mang lại quyền lực trên chính trƣờng thế giới cho Triều Tiên chứ không phải
yếu tố kinh tế hay các yếu tố khác. Vị thế này hoàn toàn có thể thay đổi trong
tƣơng lai bởi giai cấp cầm quyền nƣớc này ngày càng trở nên quan liêu, tham
lam và thiếu trình độ, chế độ quản lý thực hiện theo chính sách “Ngu để trị” là
nguyên nhân chính dẫn tới nền kinh tế Triều Tiên đang trở nên ngày càng trì
trệ, khó phát triển, kéo theo những khó khăn trong quá trình phát triển công
nghệ và giữ vững vị thế quân sự và chính trị hiện tại trên trƣờng quốc tế.
1.3.1.2 Các yếu tố vi mô:
Văn hóa tổ chức:
Văn hóa của mỗi tổ chức ảnh hƣởng trực tiếp tới quyền lực của lãnh

đạo trong mỗi tổ chức đó. Đối với những tổ chức hoạt động theo mô hình
“quân chủ chuyên chế” sẽ trao quyền tối cao cho nhà lãnh đạo, ở đó mỗi cá
nhân buộc phải phục tùng và thực hiện quyết định của nhà lãnh đạo một cách
vô điều kiện. Ngƣợc lại đối với những tổ chức hoạt động theo mô hình “dân
chủ”, ý kiến của mỗi cá nhân trong tổ chức đó đƣợc tôn trọng và lắng nghe,
ngƣời lãnh đạo đƣợc coi là ngƣời kết nối những cá nhân đơn lẻ thành một tập
thể vững mạnh và dẫn dắt tập thể đó tiến tới mục tiêu chung.

11


Cấu trúc tổ chức:
Cấu trúc tổ chức là một hệ thống các công việc, quy trình công việc,
báo cáo, các quan hệ và các giao tiếp qua lại. Một tổ chức có thể phân chia
cấu trúc dựa trên chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, công việc hoặc dựa trên
địa lý (vùng lãnh thổ). Việc phân chia này sẽ cho phép nhà lãnh đạo có ảnh
hƣởng lớn hay nhỏ đối với tổ chức đó.
1.3.2 Các yếu tố chủ quan:
Peter G.Northouse (2013, Leadership: Theory and practice, trang 9-12)
phát biểu rằng: “Trong tổ chức, có hai nguồn chính của quyền lực là quyền vị
trí (position power) và quyền cá nhân (personal power).”
1.3.2.1 Quyền lực theo vị trí:
Quyền vị trí là quyền của một ngƣời đƣợc xác định từ một cơ quan cụ
thể hoặc thứ bậc trong hệ thống phân cấp của tổ chức. Đó là khả năng ảnh
hƣởng của một nhà lãnh đạo xuất phát từ việc có vị trí cao hơn những ngƣời
phải phục tùng mệnh lệnh. Nhƣ Phó Tổng thống và Bộ trƣởng có quyền cao
hơn nhân viên bởi vì vị trí của họ trong tổ chức. Quyền vị trí bao gồm quyền
hợp pháp, quyền tƣởng thƣởng và quyền cƣỡng chế.



Quyền hợp pháp:
Quyền hợp pháp đến từ vị trí lãnh đạo hoặc quyền hạn công việc chính

thống. Một ngƣời lãnh đạo có quyền yêu cầu các nhân viên thực hiện mệnh
lệnh một cách nghiêm túc bởi vì vị trí của anh ta trong tổ chức cho phép anh
ta có quyền nhƣ vậy. Trong những tổ chức lớn luôn có cấu trúc phân quyền, ở
đó tất cả những nhà quản lý đều phải báo cáo lên cấp trên trừ khi anh ta đứng

12


×