Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.98 KB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM TRANG NHUNG

THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY
XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM TRANG NHUNG

THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY
XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH


XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi. Nội dung luận
văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác
phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
Phạm Trang Nhung


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS.
Nguyễn Thị Kim Anh cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh
quốc tế, trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn
Bộ phận sau đại học, phòng đào tạo, các bạn chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế
và Kinh doanh quốc tế, các anh chị chuyên viên Cục đầu tƣ nƣớc ngoài đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn
thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Phạm Trang Nhung



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT…..…………………………………...i
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………………….ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ………………………………………………………….......iii
DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………………………………….iv
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1
CHƢƠNG 1: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………...5
1.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………….5
1.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp…………………………………………………...7
1.3. Phƣơng pháp kế thừa…………………………………………………………………...9
1.4. Phƣơng pháp so sánh…………………………………………………………………...9
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP (FDI) CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNCs) NHẬT
BẢN VÀO VIỆT NAM………………………………………………………….....10

2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài………………………….....10
2.1.1. Các công trình nghiên cứu về thu hút FDI của TNCs trên thế giới và ở Việt Nam......10
2.1.2. Các công trình nghiên cứu về đầu tƣ trực tiếp của TNCs Nhật Bản…………………12
2.1.3. Những điểm kế thừa và khoảng trống nghiên cứu…………………………………...13
2.2. Cơ sở khoa học về đầu tƣ trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia…………………..14
2.2.1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………………………14
2.2.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………………….....24
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TNCs NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, GIAI ĐOẠN 1990 - 2015……...42

3.1. Những yếu tố thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế ……………………………………………………………………………..42
3.1.1. Yếu tố chính sách………………………………………………………………….....42
3.1.2. Yếu tố kinh tế………………………………………………………………………...47
3.1.3. Yếu tố tạo thuận lợi đầu tƣ…………………………………………………………...48

3.2. Tình hình thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015…….50
3.2.1. Khái quát tình hình thu hút FDI của TNCs Nhật Bản tại Việt Nam………………….50
3.2.2. FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam theo cơ cấu ngành……………………………56
3.2.3. FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam theo hình thức đầu tƣ………………………...60
3.2.4. FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam theo vùng lãnh thổ…………………………...61


3.3. Tác động của đầu tƣ trực tiếp của TNCs Nhật Bản đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam……………………………………………………………………………………65

3.3.1. Tạo nguồn vốn đầu tƣ quan trọng…………………………………………………....65
3.3.2. Tác động tới tăng trƣởng kinh tế…………………………………………………….66
3.3.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế………………………………………………..67
3.3.4. Tác động đối với chuyển giao công nghệ……………………………………………68
3.3.5. Tạo việc làm cho ngƣời lao động……………………………………………………69
3.3.6. Tác động đối với môi trƣờng………………………………………………………..69
3.3.7. Tính lan tỏa toàn cầu………………………………………………………………...70
3.4. Đánh giá chung………………………………………………………………………...71
3.4.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc………………………………………………………..71
3.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân…………………………………………………74
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THU HÚT FDI CỦA TNCs NHẬT BẢN TẠI
VIỆT NAM…………………………………………………………………………….80
4.1. Triển vọng và định hƣớng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế……………………………………………………………………..80
4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của TNCs Nhật
Bản vào Việt Nam…………………………………………………………………......80
4.1.2. Triển vọng và thách thức đối với thu hút FDI của TNCs Nhật Bản trong thời gian
tới…………………………………………………………………………………………....83

4.1.3. Định hƣớng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020

………………………………………………………………………………………............87
4.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong thời
gian tới………………………………………………………………………………....88

4.2.1. Nhóm giải pháp về Pháp luật – Chính sách………………………………………….88
4.2.2. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tƣ………………………………………………….90
4.2.3. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng…………………………………………………....86
4.2.4. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực…………………………………….....94
4.2.5. Nhóm giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ……………………………….97
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………….101
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….102



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

1

AEC

2

AFTA

3

ASEAN


4

CNH-HĐH

5

CNHT

6

FDI

7

FTA

8

GDP

9

JETRO

10

ODA

11


OECD

12

PPP

13

TNC

14

TPP

15

UNCTAD

16

WTO


i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1

2

ii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
1

2

3

4

5

6

7

8


iii


DANH MỤC CÁC HỘP
STT
1


2
3


iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tƣ nƣớc ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong chiến lƣợc phát
triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, Việt Nam luôn chú trọng đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài (FDI) và luôn coi FDI là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Đặc biệt là từ sau khi bƣớc vào hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO, Việt Nam
đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ lớn trên thế giới.

Trong các đối tác đầu tƣ trực tiếp vào Việt Nam, Nhật Bản là một trong những
quốc gia có vai trò quan trọng và ảnh hƣởng sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam.
Nhật Bản không chỉ là nƣớc cung cấp nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho
Việt Nam mà còn là quốc gia đầu tƣ trực tiếp hàng đầu tại Việt Nam cả về quy mô
và vốn đầu tƣ. Ngay từ năm 1986, kể từ khi Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế với
các nƣớc trên thế giới, các nhà đầu tƣ Nhật Bản đã tìm kiếm cơ hội đầu tƣ và hợp
tác sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển đƣợc xây dựng lên
tầm đối tác chiến lƣợc, mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng
trở nên khăng khít. Có thể nói thành công trong công cuộc đổi mới về kinh tế của
Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ của Nhật Bản.
Trong những năm trở lại đây, Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng xây dựng nền
kinh tế mở, hội nhập khuyến khích các hình thức hợp tác, liên doanh nhằm thu hút
vốn, công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý của các nƣớc tiên tiến, đặc biệt là của
các công ty xuyên quốc gia (TNCs) từ các nƣớc công nghiệp phát triển. Với tiềm

năng và ảnh hƣởng ngày càng lớn của mình trong khu vực châu Á – Thái Bình
Dƣơng trƣớc những biến động của tình hình kinh tế - chính trị thế giới từ nửa sau
những năm 80 trở lại đây, TNCs Nhật Bản đã gia tăng đầu tƣ trực tiếp vào các nền
kinh tế trong khu vực, đặc biệt ở NIEs, Trung Quốc và ASEAN. Đối với Việt Nam,
vốn FDI của TNCs Nhật Bản là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn đầu
tƣ phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực trong nƣớc. Sự đóng góp của nó tạo điều kiện cho nền
kinh tế Việt Nam thực hiện chiến lƣợc công nghiệp hóa hƣớng về xuất khẩu,
1


chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực. Với tỷ lệ vốn thực hiện cao, trình
độ công nghệ, quản lý vƣợt trội, hoạt động của TNCs Nhật Bản đã khẳng định
đƣợc vai trò đối tác hàng đầu, một động lực quan trọng đối với tăng trƣởng kinh tế
của Việt Nam.
Tuy nhiên, FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam không chỉ tạo ra cơ hội mà
còn cả những thách thức đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trƣờng trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam ngày càng sâu rộng. Hoạt động của
một số TNCs Nhật Bản ở Việt nam hiện đang bộc lộ nhiều hạn chế từ cả hai phía
về cơ cấu đầu tƣ, quy mô dự án, lĩnh vực đầu tƣ, môi trƣờng đầu tƣ, vấn đề lao
động và tiền lƣơng, chuyển giao công nghệ….
Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam vừa đứng trƣớc cơ hội mới để
đón làn sóng đầu tƣ mới từ Nhật Bản, vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt
của các nƣớc trong khu vực. Điều quan trọng đối với Việt Nam không phải là có
đƣợc con số đầu tƣ quá nóng từ Nhật Bản, mà là có đƣợc vị trí ngày càng vững
chắc trong con mắt của các nhà đầu tƣ.
Với những tiến triển mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản, những
động thái mới của môi trƣờng đầu tƣ trong khu vực, cần nghiên cứu, phân tích một
cách khách quan, dự báo triển vọng và đề xuất những giải pháp để thu hút có hiệu
quả nguồn vốn FDI của các TNCs Nhật Bản trong thời gian tới.

Trên đây chính là lý do tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thu hút đầu tư trực
tiếp của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản vào Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế” cho luận văn của mình.
1.2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu của luận văn:
- Mục đích chung: Nghiên cứu nhằm đề xuất những giải pháp chủ yếu để cải

thiện việc thu hút FDI của TNCs Nhật Bản
- Mục đích cụ thể:
(i) Tổng quan tình hình nghiên cứu để xây dựng cơ sở khoa học về thu hút

FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam

2


(ii) Phân tích thực trạng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong

giai đoạn 1990 – 2015 để phát hiện những thành công, hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế trong thu hút dòng vốn này.
(iii) Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc thu hút FDI của TNCs Nhật

Bản vào Việt Nam
* Câu hỏi nghiên cứu:
Luận văn thực hiện các mục đích nghiên cứu trên để trả lời các câu hỏi nghiên
cứu sau:
(i) Cơ sở khoa học về thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam?
(ii) Thực trạng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 1990

– 2015 có những thành công và hạn chế gì? Nguyên nhân nào gây ra những hạn

chế đó?
(iii) Cần có giải pháp gì để cải thiện việc thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là FDI của các TNCs Nhật Bản vào Việt

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thu hút đầu tƣ trực tiếp của các công ty

xuyên quốc gia Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2015
1.4. Nguồn số liệu
Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ những nguồn tin cậy nhƣ:
Số liệu báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, số liệu thống kê của Tổng cục thống
kê và Cục thống kê các tỉnh, số liệu điều tra khảo sát của các Viện nghiên cứu có
liên quan và các kết quả nghiên cứu đã công bố tại các cuộc hội thảo, các bài đăng
trên tạp chí chuyên ngành.
Các số liệu thứ cấp đƣợc xử lý bằng phần mềm excel để xây dựng bảng biều
và hình giúp cho việc phân tích và trích dẫn số liệu rõ ràng.
1.5. Những đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, luận văn góp phần làm rõ đặc điểm hình thành và đầu tƣ sản xuất
kinh doanh của TNCs Nhật Bản, sự chuyển hƣớng chiến lƣợc vào Việt Nam, sự
3


khác biệt trong hoạt động đầu tƣ của TNCs Nhật Bản so với đầu tƣ TNCs của các
nền kinh tế khác vào Việt nam thể hiện ở tỷ lệ vốn thực hiện cao, vai trò hỗ trợ đắc
lực của nguồn vốn ODA, của quan hệ thƣơng mại và sự kết hợp đồng thời sản xuất
cho thị trƣờng nội địa với sản xuất cho nƣớc thứ ba, tích cực tạo dựng hình ảnh
của mình thông qua việc tham gia các hoạt động văn hóa, khoa học, giáo dục…
Thứ hai, luận văn đề xuất một số giải pháp tích cực nhằm tăng cƣờng thu hút

các nhà đầu tƣ tiềm năng từ Nhật Bản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam.

1.6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao
gồm 4 chƣơng:
- Chƣơng 1: Phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Chƣơng 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở khoa học về đầu

tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản vào Việt Nam
Chƣơng này sẽ làm rõ cơ sở lý luận khoa học về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
của TNCs Nhật Bản.
- Chƣơng 3: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc

gia Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giai đoạn từ
năm 1990 đến 2015
Chƣơng này sẽ phân tích thực trạng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt
Nam trong giai đoạn từ 1990 đến 2015 nhằm phát hiện thành công, hạn chế và
những vấn đề đặt ra trong quá trình thu hút FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Chƣơng 4: Một số giải pháp cải thiện thu hút FDI của các công ty xuyên

quốc gia Nhật Bản vào Việt Nam
Dựa trên những phân tích và đánh giá ở chƣơng 3, chƣơng này sẽ đƣa ra các
triển vọng cũng nhƣ đề xuất một số giải pháp về chính sách, môi trƣờng đầu tƣ,
nâng cao chất lƣợng quản lý các dự án đầu tƣ…. nhằm cải thiện việc thu hút FDI
từ TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới.

4



CHƢƠNG 1: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN
VĂN 1.1. Thiết kế nghiên cứu
Việc phân tích thực trạng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong
giai đoạn 1990 – 2015 sẽ đƣợc thực hiện theo các nội dung sau:
i) Khung lý thuyết về FDI của TNCs Nhật Bản.
ii) Thực trạng thu hút đầu tƣ FDI của TNCs Nhật Bản và tác động đến kinh tế
- xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
iii) Đánh giá tác động theo thành công và hạn chế, và các nguyên nhân dẫn

đến những hạn chế trong thu hút FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam trong giai
đoạn 1990 - 2015
iv) Dựa trên các đánh giá đƣa ra các giải pháp để cải thiện việc thu hút FDI

của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới
Thiết kế nghiên cứu của Luận văn đƣợc thể hiện trong sơ đồ sau:

5


Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế
về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của TNCs

Khoảng trống nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Xác định khung đánh giá tác động

Áp dụng phƣơng pháp định tính


Thực trạng thu hút đầu tƣ FDI của
TNCs Nhật Bản ở Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Đánh giá tác động theo thành công và
hạn chế trong thu hút FDI của TNCs
Nhật Bản ở Việt Nam

Đƣa ra các giải pháp để cải thiện việc thu hút
FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam

Sơ đồ 1. Khung Lô-gic nghiên cứu
Nguồn: Xây dựng của tác giả

6


1.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích là phƣơng pháp phân chia cái toàn bộ ra thành những bộ phận riêng
lẻ và nhận thức mỗi bộ phận đó. Chúng ta biết rằng một trong những nhiệm vụ của
nhận thức là ở chỗ từ cái tổng quan bên ngoài của sự vật, hiện tƣợng cần phải đi
sâu nhận thức từng mặt, từng thuộc tính của chúng. Muốn thế cần phải phân chia
cái toàn bộ ra thành các bộ phận và nhận thức chúng. Vai trò nhận thức lớn lao của
phân tích là chỗ đó.
Tổng hợp là phƣơng pháp thống nhất, liên kết kết quả nhận thức về các bộ
phận, các mặt và các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tƣợng đã đƣợc phân tích để có
một hình ảnh toàn diện, đầy đủ về đối tƣợng, vạch ra mối liên hệ của chúng nhằm
nhận thức cái toàn thể trong tính muôn vẻ của nó. Nhiệm vụ chỉ yếu của tổng hợp
là liên kết những tri thức đã đƣợc phát hiện nhờ phân tích, vạch ra bản chất vốn có
của sự vật, hiện tƣợng. Vì vậy có thể nói tổng hợp là đúc kết tri thức về những bộ
phận, những yếu tố cấu thành cái toàn bộ nhƣng đó không phải là sự gom góp tri

thức rời rạc thành một tổng thể giản đơn mà là quá trình nghiên cứu xem bản chất
của sự vật đƣợc thể hiện nhƣ thế nào thông qua những mặt, những thuộc tính cụ
thể của sự vật.
Phân tích và tổng hợp có cơ sở khách quan trong cấu trúc và tính quy luật của
bản thân hiện thực khách quan. Trong thế giới quan có cái toàn thể và cái bộ phận,
có hệ thống và yếu tố, có sự phân chia và kết hợp. Phân tích và tổng hợp là hai
phƣơng pháp bổ sung cho nhau, là hai phƣơng pháp của một quá trình nghiên cứu
biện chứng thống nhất, không phân tích để hiểu từng bộ phận thì không thể hiểu cái
toàn thể, ngƣợc lại không hiểu cái toàn thể thì không thể hiểu đúng đắn cái bộ
phận. Phân tích và tổng hợp là sự thống nhất của quá trình nhận thức theo những
hƣớng đối lập nhau, không có phân tích thì không có tổng hợp và ngƣợc lại; phân
tích phải bao hàm tổng hợp và ngƣợc lại tổng hợp phải bao hàm phân tích.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là một trong những
phƣơng pháp quan trọng để nghiên cứu. Trong quá trình phân tích tổng hợp, luận
văn có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản

7


và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trƣng, xu hƣớng, quy mô của hiện tƣợng, nội
dung, vấn đề nghiên cứu.
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp đƣợc thực hiện qua các bƣớc nhƣ sau:
Bước 1. Xác định vấn đề cần phân tích
Vấn đề cần đƣợc phân tích trong Luận văn này là:
- Các quan điểm lý thuyết về FDI và FDI của TNCs
- Các đặc điểm và vai trò của FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam.
- Tình hình thu hút FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015
- Tác động của FDI của TNCs Nhật Bản đến Kinh tế - Xã hội của Việt Nam

Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành đánh giá các tác động về mặt thành công và

hạn chế, từ đó đƣa ra nguyên nhân để giải thích vì sao FDI của TNCs Nhật Bản
vào Việt Nam vẫn chƣa phát huy hết hiệu quả và vẫn còn tồn tại những hạn chế.
Bước 2. Thu thập các thông tin cần phân tích
Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích, Luận văn đã tiến hành thu thập
thông tin có liên quan. Đó là:
- Các nguồn thông tin thứ cấp đƣợc lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về

FDI của TNCs Nhật Bản, tác động của FDI của TNCs đến kinh tế - xã hội, trong
các sách giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo viết về đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài, các bài báo khoa học, các bài tham luận trong các hội nghị, các trang
web Tổng cục thống kê Việt Nam, Bộ Công Thƣơng Việt Nam, Cục Đầu Tƣ Nƣớc
Ngoài, …Những tài liệu này đƣợc liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của
Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan
đến vấn đề nghiên cứu đều đƣợc đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham
khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã đƣợc sử dụng bằng cách
trích dẫn trực tiếp, một số thông tin đƣợc tác giả tổng hợp, khái quát nội dung
thành những luận cứ cho quá trình phân tích.
Bước 3. Phân tích dữ liệu và lý giải
Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc về lý luận về FDI của TNCs Nhật
Bản, Luận văn đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu để xây dựng và hệ thống hóa dữ
liệu sơ cấp và trình bày dữ liệu dƣới dạng tiện dụng, có thể cung cấp thông tin theo
8


từng ngàn. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dƣới hình thức phân tích
định tính.
Bước 4. Tổng hợp kết quả phân tích
Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, Luận văn tổng hợp các kết
quả phân tích để đƣa ra bức tranh chung về tác động của FDI của TNCs Nhật Bản
đến kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là cơ sở

quan trọng cho những kết luận và giả pháp có thể của tác giả đối với việc cải thiện
thu hút FDI của TNCs Nhật Bản trong thời gian tới.
1.3. Phương pháp kế thừa
Luận văn kế thừa những công trình nghiên cứu về thu hút FDI nói chung và
FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam nói riêng nhƣ đã nêu ở phần tổng quan và
phụ lục tài liệu tham khảo kèm theo.
1.4. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh: dùng để đánh giá tác động của FDI của TNCs Nhật
Bản đến kinh tế - xã hội Việt Nam; đánh giá so sánh theo thời gian, theo lĩnh vực,
theo địa phƣơng và theo cơ cấu ngành đầu tƣ của vốn FDI vào Việt Nam.

9


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP (FDI)
CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNCs) NHẬT BẢN
VÀO VIỆT NAM
2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1.1. Các công trình nghiên cứu về thu hút FDI của TNCs trên thế giới và ở Việt
Nam
Nguyễn Ngọc Diên, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hƣơng, Phạm Lan
Phƣơng, Hoàng Bình (1996) trong cuốn “Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên
quốc gia ở các nước đang phát triển”, NXB Chính trị quốc gia. Cuốn sách này chủ
yếu nghiên cứu tình hình đầu những năm 90 của thế kỷ XX và không có liên hệ gì
tới Việt Nam.
Nguyễn Thị Nhật Minh (2006) trong Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp thu
hút đầu tư của Anh Quốc vào Việt Nam đến năm 2015”. Đề tài tiếp cận không
những tập trung vào những vấn đề của Việt Nam mà còn đi sâu nghiên cứu các
chính sách, thế mạnh và tình hình phát triển kinh tế của Anh Quốc, mở rộng cách

tiếp cận cả từ phía Anh Quốc. Cụ thể là chú ý nhiều hơn các đặc điểm về quan
điểm chính sách, tình hình kinh tế Anh Quốc, thái độ của giới kinh doanh cũngnhƣ
tiêu dùng Anh Quốc, quan điểm của chính phủ Anh, trong toàn cảnh xu thế chung
của nền kinh tế thế giới, xu hƣớng đầu tƣ của Anh Quốc qua các năm để từ đó đƣa
ra những quan điểm giải pháp và kiến nghị cụ thể đối với nhà nƣớc và doanh
nghiệp trong việc thu hút FDI của Anh Quốc vào Việt Nam.đi sâu nghiên cứu các
chính sách, thế mạnh và tình hình phát triển kinh tế của Anh Quốc, mở rộng cách
tiếp cận cả từ phía Anh Quốc.
TS. Hoàng Thị Bích Loan (2006) trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ:
“Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) để phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam: Thực trạng và triển vọng”. Đề tài này đã làm rõ đƣợc ba
vấn đề: Vai trò của TNCs trong lƣu chuyển FDI trên toàn cầu; Thực trạng thu hút
FDI của TNCs vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở các nƣớc
châu Á đến nay, những mặt tích cực và hạn chế trong thu thút FDI của TNCs vào
Việt


10


×