Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại xí nghiệp thương mại mặt đất nội bài (NIAGS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.47 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN HOÀI ANH

XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
XÍ NGHIỆP THƢƠNG MẠI MẶT ĐẤT NỘI BÀI (NIAGS)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN HOÀI ANH

XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
XÍ NGHIỆP THƢƠNG MẠI MẶT ĐẤT NỘI BÀI (NIAGS)
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH THU

XÁC NHẬN CỦA GVHD

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ



TS. Nguyễn Anh Thu

PSG. TS Trần Anh Tài

Hà Nội – 2015


PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA, VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP .............................................................................................................
1.1

Cơ sở lý luận về văn hóa .........................................................

1.1.1

Khái niệm văn hóa ..............

1.1.2

Vai trò của văn hóa .............

1.1.3

Vai trò của văn hóa đối vớ

Bookmark not defined.
1.1.4


Văn hóa là linh hồn và h

not defined.
1.2

Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp. ...

1.2.1
1.3

Khái niệm .....................

Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với văn hóa dâ

Bookmark not defined.
1.4

Chức năng của văn hóa doanh nghiệp ......

1.5

Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp .................

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẠI XÍ NGHIỆP THƢƠNG MẠI MẶT ĐẤT NỘI BÀI (NIAGS)
Bookmark not defined.
2.1

Lịch sử hình thành và phát triển ................


Các chứng chỉ của NIAGS: ..........................
2.2 Sản phẩm, dịch vụ NIAGS cung cấp ........
2.2.1

Dịch vụ hành khách, hà

2.2.2

Dịch vụ sân đỗ .............

2.2.3

Dịch vụ tàu bay ............

2.2.4

Cân bằng trọng tải và h

defined.
2.2.5

Dịch vụ đào tạo .............................


2.2.6

Dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa ........

2.3 Văn hóa doanh nghiệp NIAGS đang xây dựng Error!

defined.
2.3.1

Triết lý phát triển của NIAGS[10] .

2.3.2

Tầm nhìn, sứ mệnh [10] .................

2.3.5

Định hướng [10] ............................

2.3.6

Cam kết tương lai ...........................

2.4 Đánh giá mô hình VHDN Xí nghiệp đang xây dựng Error!
not defined.
2.4.1

Thực trạng xây dựng văn hóa tại N

defined.
2.4.2

Thành công mà NIAGS đạt được tro

nghiệp ...........................................................
2.4.3


Tồn tại trong Xây dựng văn hóa văn n

Bookmark not defined.
2.5 Thuận lợi, khó khăn trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
.......................................................................... Error! Bookmark not defined.
............................................. Error! Bookmark not defined.
2.5.1 Thuận
lợi
............................................. Error! Bookmark not defined.
2.5.2 Khó
khăn
2.6 Bài học từ cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp của NIAGS ..

Error! Bookmark not defined.
Error! Bookmark not defined.
2.6.1 Giữ gìn các giá trị cốt
lõi ....................
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP TẠI XÍ NGHIỆP THƢƠNG MẠI MẶT ĐẤT NỘI BÀI
(NIAGS)
................................................................................ Error! Bookmark not
defined.


3.1 Duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp: Error! Bookmark not
defined.
3.2 Xây dựng văn hóa tổ chức ........................

3.3 Xây dựng văn hóa kinh doanh ..................
NIAGS muốn xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp trong thời đại
mới
phải hội tụ đầy đủ các điều kiện sau ............ Error! Bookmark not
defined.
3.4 Quảng bá hình tượng, quan hệ công chúng của doanh nghiệp PR ....
Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................
KẾT LUẬN ..........................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế đất nước từ sau đổi mới đã phát triển rất nhanh cùng với sự

tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp
khu vực ngoài quốc doanh. Tuy nhiên sự phát triển còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu
ổn định và bền vững. Các doanh nghiệp đa số chưa định hình được bản sắc kinh
doanh riêng.
Đất nước ta đang tiến bước mạnh mẽ vào hội nhập kinh tế quốc tế, mà
mốc son quan trọng là việc chính thức được kết nạp là thành viên của tổ chức
WTO vào ngày 07/11/2006. Hội nhập kinh tế đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng
lắm thách thức cam go trong môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hơn.
Chúng ta phải làm gì, bắt đầu hành trình WTO như thế nào để hội nhập một cách
bền vững và không bị hòa tan.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bên cạnh sự giao thoa các nguồn lực còn có

sự giao lưu giữa các dòng vănn hóa đa dạng, ảnh hưởng đến thái độ, phong cách
làm việc của các doanh nghiệp. Nhu cầu của con người chuyển sang chú trọng
tới mặt giá trị văn hóa. Cạnh tranh bằng công nghệ kỹ thuật trong thời đại thế
giới phẳng không còn chiếm địa vị lâu dài do tính chất khuếch tán nhanh của
công nghệ kỹ thuật. Thay vào đó là vai trò then chốt của văn hóa doanh nghiệp
trong cạnh tranh bởi lẽ, khác với công nghệ kỹ thuật, văn hóa doanh nghiệp rất
khó hoặc không thể bắt chước được toàn bộ, nó sẽ tạo nên những nét riêng, sức
hấp dẫn cho doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp
vừa và nhỏ chưa thật sự chú trọng tới nhân tố gắn kết, phát triển con người,
chính là yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình
của mỗi doanh nghiệp, muốn phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường và
xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng được

1


nền văn hóa đặc trưng cho mình. Chỉ khi đó, họ mới phát huy được tiềm năng
của mọi cá nhân, góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong
giai đoạn hiện nay tôi đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Xí
nghiệp thương mại Mặt đất Nội Bài” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Trong đề tài này tôi đã nghiên cứu thực trạng văn hoá doanh nghiệp và một số biện
pháp nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Xí nghiệp Thương mại Mặt đất Nội
Bài với hy vọng xí nghiệp sẽ vận dụng sức mạnh văn hóa doanh nghiệp mà xí
nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng để đạt được những thành công hơn nữa
trong quá trình kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế Thế giới.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Tình hình nghiên cứu trên thế giới: Trên thế giới lâu nay việc tạo dựng

văn hóa doanh nghiệp luôn được coi là tiền đề phát triển bền vững cho mỗi
doanh nghiệp. Bàn về văn hóa doanh nghiệp đã có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu, hội thảo, các bài viết đăng tải trên trên nhiều tạp chí các cuốn sách
của nhiều tác giả trong và ngoài nước như sau:
-

Cuốn sách “Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo” của Edgar Schein,

Dịch giả: Nguyễn Phúc Hoàng, NXB Thời Đại: Edgar Schein đã tập trung nhiều
vào các thực trạng phức tạp trong hoạt động kinh doanh ngày nay và thông qua
việc nghiên cứu trong phạm vi rộng, mang tính thời đại để trình bày những vai
trò then chốt của người lãnh đạo khi ứng dụng những nguyên tắc văn hóa để đạt
được các mục tiêu về tổ chức. Tác giả đã nghiên cứu tìm hiểu xem công tác lãnh
đạo và văn hóa tổ chức về căn bản đã hòa quện gắn kết với nhau như thế nào,
cho thấy một số kết quả quan trọng, bao gồm:
- Những nhà lãnh đạo là các doanh nhân và là nhà thiết kế chủ đạo của
văn hóa tổ chức
-

Một khi văn hóa đã được hình thành, nó sẽ ảnh hưởng đến việc xác định

loại hình lãnh đạo nào là khả thi trong tổ chức.

2


-

Hai tác giả Fons Trompenaars và Charles Hampden – Tunrner (2006)


trong cuốn sách “Chinh phục các làn sóng văn hóa”, Nhà xuất bản tri thức:
Đưa ra những lý giải và trình bày cách thức để các doanh nghiệp đối phó với
những vấn đề về văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển. Đây là cuốn
sách đầu tiên chỉ cho những nhà quản lý chuyên nghiệp cách xây dựng những kỹ
năng giao thoa văn hóa cần thiết trong môi trường kinh doanh toàn cầu hiện nay.
Cuốn sách giúp người đọc hiểu rõ hơn về nền văn hóa của chính họ, những khác
biệt văn hóa nói chung và các cách nhận biết cũng như đối phó với những điều
này trong kinh doanh như: địa vị xã hội, quản lý thời gian, mối tương quan với
thiên nhiên, văn hóa đất nước và văn hóa doanh nghiệp… Những yếu tố đó rất
quan trọng với các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn tìm hiểu về môi trường văn
hóa doanh nghiệp nước ngoài cũng như tìm ra các bài học và hình mẫu cho
mình.
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam: Tại Việt Nam việc xây dựng văn hóa
doanh nghiệp mới được quan tâm và chú trọng phát triển trong quá trình hội
nhập. Việc nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam còn khá mới mẻ, dẫn
đến các định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp của các học giả, các nhà kinh tế
cũng khác nhau. Trong đó phải kể đến cuốn sách “Văn hóa kinh doanh và triết
lý kinh doanh” của tác giả Đỗ Minh Cương, NXB chính trị Quốc gia 2002:
Nghiên cứu văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh là nghiên cứu vai trò, sự
tác động, những biểu hiện của văn hóa trong kinh doanh và gợi mở những tiêu
thức của triết lý kinh doanh. Sách còn cung cấp nhiều thông tin, tư liệu phong
phú về văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh qua kinh nghiệm ở một số
nước và trong hoạt động thực tiễn ở Việt Nam.
Cuốn sách “Văn hóa doanh nghiệp: của tác giả Nguyễn Duy Chinh và
Phạm Văn Quây, NXB: Lao động-xã hội, năm 2009 gồm rất nhiều nội dung như:
Biết nói, biết nghe, biết tiếp thị là những nghệ thuật đầu tiên khi giao tiếp với
khách hàng. Không chỉ cần lời mở đầu tốt đẹp, mà trong quá trình giao tiếp, bạn
phải nói thế nào để khách hàng không thể từ chối bạn, hỏi thế nào để khách vui
3



vẻ mua hàng và đôi khi cần khéo léo khen ngợi để lấy lòng khách nữa. Tuy
nhiên, không chỉ biết nói, bạn còn phải biết lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, nhu
cầu của khách. “Im lặng 3 phút được thêm 30 nghìn” hay “im lặng là tài nói
chuyện không bằng lời”.
Bí quyết lập nghiệp của những người thành đạt là gì? Ba kinh nghiệm
được đưa ra có thể giúp bạn giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. Và những bí
quyết khác như cách thu gom tiền vốn để lập nghiệp, làm thế nào để có được cái
tên cửa hàng hay và đầy sức hấp dẫn, những bước chuẩn bị cần thiết để dẫn tới
thành công trong kinh doanh…
3.

Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Xí nghiệp

thương mại mặt đất Nội Bài (NIAGS).
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về văn hóa doanh nghiệp để từ đó làm cơ
sở phân tích sự phát triển về văn hóa doanh nghiệp của Công ty.
Thứ hai, phân tích thực trạng và đánh giá tình hình xây dựng văn hóa
doanh nghiệp của Xí nghiệp từ khi hình thành đến nay để rút ra những tồn tại
cần khắc phục.
Thứ ba, nghiên cứu các chính sách, yếu tố cấu thành văn hóa doanh
nghiệp; Từ những hạn chế của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Xí
nghiệp, đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác xây dựng văn hóa
doanh nghiệp của Xí nghiệp trong điều kiện hộp nhập kinh tế quốc tế.
Câu hỏi nghiên cứu:
-

Văn hóa và văn hóa doanh nghiệp là gì?


-

Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp như

thế nào?
-

Những giải pháp nào để hoàn thiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Xí

nghiệp để ngày càng phát triển hơn, phù hợp với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế?
4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào tìm hiểu vấn đề xây
dựng văn hóa doanh nghiệp tại Xí nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Xí nghiệp thương mại Mặt
đất Nội Bài
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phân
tích tài liệu, tổng hợp, duy vật biện chứng, phương pháp duy vật biện chứng và
nguồn thông tin thứ cấp, nguồn thông tin sơ cấp.
6.

Những đóng góp của luận văn
Thứ nhất, trong khuôn khổ luận văn này, những cơ sở lý luận về văn hóa,

văn hóa doanh nghiệp được đề cập là một phần lý thuyết được cụ thể hóa từ các

tài liệu về văn hóa kinh doanh, triết lý kinh doanh
Thứ hai, nghiên cứu cụ thể về văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ có thể sẽ là những tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ vụ trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, phân tích thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp và một số
hàm ý có thể là tham khảo hữu ích cho Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài
lựa chọn và triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong chiến lược phát
triển của Xí nghiệp.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận, luận văn
gồm 03 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa, văn hóa doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Xí nghiệp thương
mại Mặt đất Nội Bài (NIAGS).
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Xí
nghiệp thương mại Mặt đất Nội Bài (NIAGS).

5


CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA, VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về văn hóa
1.1.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là nguồn lực nội sinh của con người, là kiểu sống và bảng giá trị
của các tổ chức, cộng đồng người, trung tâm là các giá trị chân - thiện - mỹ. Văn
hóa có một số thuộc tính và nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, văn hóa là cái thuộc bản chất của con người, chỉ có ở loài người
và do con người sinh ra. Văn hóa dung để chỉ đặc điểm và nhân tố nhân tính,

nhân văn chung của loài người, nó có trong tất cả các mối quan hệ, hoạt động và
sản phẩm của con người.
Thứ hai, đối với một cộng đồng, dân tộc, văn hóa luôn có tính đặc thù như
một kiểu sống riêng biệt và ổn định trong lịch sử (lối sống, kiểu ứng xử và hành
động…), nó có tính duy tồn qua nhiều thế hệ.
Thứ ba, cốt lõi của văn hóa và nhân tố quy định tính đặc thù của kiểu sống
khác nhau trong xã hội là bảng giá trị. Đó là một hệ thống các giá trị, gồm ba
loại giá trị chính là chân- thiện- mỹ.
Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor đưa ra một định nghĩa khác về
văn hóa: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi
mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ
cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một
hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân
tộc tự khẳng địinh bản sắc riêng của mình".[1,tr.29]
1.1.2 Vai trò của văn hóa
Vai trò của văn hóa đối với đời sống , sự phát triển của con người và xã
hội. Văn hóa là điều kiện và là nhân tố quyết định tới sự hình thành và hoàn
thiện nhân cách của các cá nhân. Văn hóa là thuộc tính đặc trưng của loài người,
nó chỉ có được khi có mối quan hệ giữa người với người, văn hóa có tính xã hội.
Bản chất xã hội của mỗi cá nhân không phải là sản phẩm của tự than con người ,
không có sẵn ở mỗi con người khi mới sinh ra. Con người cá nhân chỉ trở thành
6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đỗ Minhh Cương (1991), “Văn hóa kinh doanh, Triết lý kinh doanh”,

2.


Hoàng Văn Hải (2010), “Quản trị chiến lược”, Tr. 287- 292

3.

Nhà xuất bán Công ty in hàng không (2008), “ Xí nghiệp thương mại

mặt đất Nội Bài (Niags) 15 năm xây dựng và phát triển”
4.

Nguyễn Mạnh Quân (2004), “Giáo trình đạo đức kinh doanh và Văn

hóa doanh nghiệp”, NXB Lao động và Xã hội
5.

Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), “Giáo trình quản trị

nhân lực”, NXB Lao động và Xã hội
6.

Lê Văn Tâm (2004), “Giáo trình quản trị doanh nghiệp”, NXB Lao

động và Xã hội
7.

Ts. Phan Quốc Việt & Ths. Nguyễn Huy Hoàng,Trung tâm Phát triển

Kỹ năng Con người Tâm Việt . Nguồn:Bài viết cho Diễn đàn Năng suất Chất

lượng của Trung tâm Năng suất Việt nam />8.


“Văn hóa doanh nghiệp- Những điều cơ bản” Nguồn:

/>9.

Nguồn: />
dung-van-hoa-doanh-nghiep.aspx
10.

Nguồn: />
11.

Edgar H.Schein, Organizational Culture and Leadership 3rd

ed, Jossey-Bass A Wiley Imprint 2004
12.

Geert Hofstede: Culture’s Cosequense: International Differences in

13.

Đề tài “Giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong

tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Đại học Ngoại thương Hà Nội, 2004.
7


14. Phan Quốc Việt – Nguyễn Huy Hoàng, Xây dựng văn hóa doanh
nghiệp, Tạp chí Văn hóa doanh nhân (số 3), 2005.
15.


Nguyễn Quang Thuật, Thay đổi và xây dựng văn hóa doanh nghiệp,

HCM, 2006. Cuốn Bài giảng Văn hóa kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc
dân, 2006 của PGS.TS Dương Thị Liễu

8



×