Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chuyển biến về thương mại – dịch vụ trong quá trình đô thị hóa Quận 2 (thành phố Hồ Chí Minh) từ 1997–2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.11 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 69 (03/2020)
No. 69 (03/2020)
Email: ; Website: />
CHUYỂN BIẾN VỀ THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HÓA QUẬN 2 (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ 1997 – 2015
Transformation in trade – service during urbanization process of District 2
(Ho Chi Minh City) from 1997 to 2015
ThS.NCS. Nguyễn Hồng Trang
Trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), tại Thành phố Hồ Chí Minh, đô thị hóa đã diễn ra trên nhiều quận,
huyện, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế, văn hóa, xã hội của một thành phố vốn năng động và nhiều
tiềm năng phát triển. Cho đến nay, có thể nhận thấy, tốc độ đô thị hóa ở Quận 2 (TP.HCM) đã và đang
diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt, sự biến đổi cơ sở hạ tầng đô thị của Quận 2 đã góp phần quan trọng vào sự
phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Bài viết này tập trung tìm hiểu về sự chuyển biến thương mại - dịch vụ trong quá trình đô thị hoá ở
Quận 2 từ 1997 – 2015 nhằm chỉ ra những đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử, chính sách đã tác động đến toàn
bộ quá trình phát triển của quận, đồng thời nêu ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những bước đi
tiếp theo để Quận 2 tiếp tục phát triển hơn nữa sau 18 năm thành lập.
Từ khóa: đô thị, đô thị hoá Quận 2, thương mại - dịch vụ
ABSTRACT
After the 6th National Congress of the Communist Party of Vietnam (1986), urbanization has taken
place in many districts & provinces, which changed the interface of a dynamic and potential City in
terms of economy, culture and society. So far, it can be seen that the pace of urbanization in District 2
(HCMC) has been moving stronger, especially the transformation of urban infrastructure, which


contributed strongly to the economic development of Ho Chi Minh City in particular and Vietnam in
general.
The article focuses on studying the transformation in trade - service during District 2’s urbanization
process from 1997 to 2015, in order to point out the characteristics, the historical circumstances, and
policy that entirely affect the District’s development process. At the same time, the article shows some
lessons learned from experiences and proposes next steps to boost District 2 on its continuous
development after 18 years of establishment.
Keywords: urban, urbanization in District 2, trade – service

theo sự mở rộng về quy mô của các đô thị,
đồng thời cũng tác động đến sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội của đô
thị. Tăng trưởng kinh tế cũng là điều kiện

1. Đặt vấn đề
Quá trình đô thị hóa (ĐTH) và tăng
trưởng kinh tế có mối quan hệ biện chứng
với nhau, tăng trưởng kinh tế thường kéo
Email:

83


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 69 (03/2020)

để phát triển đô thị về mọi mặt, cải thiện
kết cấu hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất
lẫn tinh thần của người dân. Cho đến nay,

ĐTH thực sự đã trở thành một hiện tượng
xã hội, một hiện tượng kinh tế có ảnh
hưởng hết sức quan trọng tới mọi lĩnh vực
hoạt động của đời sống con người.
Theo Quyết định số 1570/2006/QĐTTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch
chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) đến năm 2025, Thành phố được
quy hoạch là đô thị đặc biệt, là trung tâm
lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học công
nghệ, có vị trí địa chính trị quan trọng của
cả nước và sẽ trở thành trung tâm công
nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực
Đông Nam Á. Nằm trong không gian
TP.HCM, Quận 2 sẽ là trung tâm tài chính dịch vụ - thương mại - văn hoá - thể dục thể
thao trong quá trình đô thị hoá các quận
ngoại thành. Trong quá trình triển khai thực
hiện các kế hoạch nêu trên, cùng với những
yếu tố khách quan và chủ quan khác tác
động, có thể nhận thấy, tốc độ ĐTH ở Quận
2 đã và đang diễn ra mạnh mẽ, góp phần
quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
Trải qua 18 năm thành lập (1997 2015), qua 4 kỳ Đại hội Đảng bộ Quận,
nền kinh tế Quận 2 tăng trưởng với tốc độ
cao, các nguồn lực kinh tế đều được phát
huy, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng. Từ một nền kinh tế sản xuất với
ngành nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
là chính, cơ cấu kinh tế Quận đã dần

chuyển dịch theo hướng dịch vụ - thương
mại và có xu hướng phát triển nhanh trong
quá trình đô thị hóa. Tìm hiểu về sự chuyển
biến thương mại - dịch vụ trong quá trình
đô thị hoá ở quận 2 từ 1997 - 2015 góp
phần làm rõ những yếu tố đã tác động đến

sự phát triển kinh tế của địa phương, cung
cấp cơ sở khoa học cho các ban ngành
chức năng rút ra những bài học kinh
nghiệm trong việc đề ra chủ trương, chính
sách phù hợp đối với tình hình thực tiễn
nhằm phát huy các tiềm năng và thế mạnh
của Quận 2 nói riêng và các quận khác nói
chung vào sự phát triển của TP.HCM.
2. Nội dung
2.1. Khái quát quá trình đô thị hóa
Quận 2
Quận 2 nằm ở phía Đông Bắc của
TP.HCM, trên tả ngạn sông Sài Gòn. Phía
Bắc giáp Quận Thủ Đức, Bình Thạnh (qua
sông Sài Gòn và sông Rạch Chiếc). Phía
Nam giáp Quận 7, huyện Nhơn Trạch của
tỉnh Đồng Nai (qua sông Sài Gòn và sông
Đồng Nai). Phía Đông giáp Quận 4, Quận
1, Quận Bình Thạnh (qua sông Sài Gòn).
Từ năm xã thuộc huyện Thủ Đức (An Phú,
An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng và
Thạnh Mỹ Lợi), Quận 2 được chia thành
11 phường gồm: An Phú, Thảo Điền, An

Khánh, Bình An, Thủ Thiêm, An Lợi
Đông, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây,
Thạnh Mỹ Lợi và Cát Lái.
Tổng diện tích tự nhiên của Quận 2 là
5.020 ha, trong đó, đất nông nghiệp chiếm
51,8%, đất ở chiếm 9,8%, đất chuyên
dùng 9,4%, diện tích còn lại là hệ thống
sông rạch. Với hiện trạng như trên, Quận
2 có một quỹ đất lớn, hầu hết là đất trống,
thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng các
công trình và phát triển hệ thống giao
thông nối liền giữa khu vực trung tâm nội
thành và các vùng kinh tế trọng điểm
Đông Nam Bộ.
Được bao bọc bởi 2 con sông lớn là
sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và 2 con
rạch là rạch Bà Cua, rạch Chiếc, cùng với
hệ thống kênh rạch chằng chịt, Quận 2 có
một tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên,
84


NGUYỄN HỒNG TRANG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

rất thích hợp với việc phát triển các loại
hình dịch vụ văn hóa, thể dục thể thao gắn
với du lịch sinh thái, đặc biệt thuận lợi phát
triển hệ thống cảng phục vụ sản xuất, phát

triển giao thông thủy.
Từ lâu, người dân bản địa đã sống
cuộc sống của cư dân thuộc vùng ĐTH bán
nông bán công. Trước 1975, do chiến
tranh, ĐTH của Quận 2 mang tính cưỡng
bức: bến cảng, xí nghiệp nhà máy, cầu
đường… đều chủ yếu phục vụ cho guồng
máy chiến tranh, trong khi đó, đại bộ phận
nông dân trình độ văn hóa thấp; cơ sở hạ
tầng kém, thiếu trường học, nơi chữa bệnh,
thiếu các công trình văn hóa; môi trường
xã hội cũng hết sức phức tạp.
Từ sau 1975, chính quyền Thành phố
đã có nhiều chính sách nhằm đẩy nhanh
tiến độ ĐTH, cải thiện cuộc sống cho nhân
dân về nhiều mặt, giảm cách biệt giàu
nghèo. Tuy nhiên chỉ sau khi có chính sách
đổi mới (1986), sự thay đổi diện mạo của
TP.HCM mới thật sự rõ nét, kinh tế phát
triển, quy hoạch, cải tạo, xây dựng mới
nhiều công trình tầm cỡ. Riêng vùng đất
Quận 2, theo đà phát triển chung của Thành
phố, cũng có những bước chuyển mình,
nhưng do không có sự tập trung chỉ đạo cụ
thể, cũng như chỉ là những phường của
quận Thủ Đức, nên sự đầu tư còn mang tính
phân tán. Rõ ràng, cho đến trước khi được
thành lập, Quận 2 vẫn còn mang đậm tính
chất một vùng nông nghiệp với đường sá hạ
tầng yếu kém, nhà ở, điện nước… thiếu

thốn. Đó là một thực tại, là điểm xuất phát
của Quận 2 khi bước vào quá trình ĐTH.
Tuy vậy, với chủ trương phát triển đô
thị tại Việt Nam và với những điều kiện
thuận lợi về không gian, cảnh quan và vị trí
chiến lược (nằm đối diện khu trung tâm cũ
qua bờ sông Sài Gòn, Quận 2 là đầu mối
giao thông về đường bộ, đường thủy nối

liền Thành phố với các tỉnh Đồng Nai,
Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu), trong
những năm qua, Quận 2 được sự quan tâm
chỉ đạo và đầu tư của cả Thành phố và
Trung ương, hàng loạt các chủ trương,
chính sách đã tạo điều kiện để Quận 2 phát
triển; những dự án lớn về hạ tầng kỹ thuật
đã, đang và sắp thực hiện sẽ kích thích và
thu hút mạnh mẽ sự đầu tư của các thành
phần kinh tế trong và ngoài nước.
Chủ trương, chính sách phát triển đô
thị Quận 2 của Chính phủ và Ủy ban nhân
dân (UBND) TP.HCM từ năm 1997 đến
2015 có những mục tiêu cụ thể, có thể thấy
rõ sự khác biệt trong chủ trương, chính
sách phát triển Quận 2 qua 2 giai đoạn:
1997- 2006, tập trung chuyển đổi cơ cấu
KT, đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) để thu
hút đầu tư và cải thiện đời sống người dân
ở Quận 2 và 2007-2015, phát triển CSHT
đồng bộ khu vực phía Đông Tp.HCM, liên

kết vùng KT giữa các tỉnh của miền Đông
nam bộ và hình thành khu đô thị kiểu mẫu
(KĐTM) Thủ Thiêm. Mặc dù, Quận 2 mới
được thành lập ngày 1/4/1997, nhưng theo
Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày
10/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung của
TP.HCM đến năm 2020, thì Quận 2 đã
được xếp vào “khu nội thành phát triển”.
Việc quy định mang tính văn bản hành
chính nói trên, đã thể hiện rõ định hướng
cho sự phát triển.
Do nằm ở vị trí cầu nối giữa trung tâm
TP.HCM với khu Đông, trong quá trình
ĐTH, Quận 2 được xem là tâm điểm đầu tư
của các dự án, hạ tầng kết nối, thu hút được
nguồn lực đầu tư lớn vào lĩnh vực này.
Nghiên cứu của Công ty Tư vấn kinh
doanh hội nhập Toàn Cầu (GIBC) công bố
hồi tháng 8/2015 cho thấy, tính đến nửa
đầu năm 2015, khu Đông (từ cầu Sài Gòn,
85


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 69 (03/2020)

đổ ra Thủ Đức đến ngã tư Vũng Tàu) đã
hút 3 tỷ USD vào các đường vành đai, cao

tốc. Bắt đầu từ tháng 1/2014 - thời điểm
đưa vào vận hành 20 km đầu tiên trong
tổng số 55,7 km cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây, đoạn từ nút giao với
đường Vành đai 2 (Quận 9) đến Quốc lộ 51
(tỉnh Đồng Nai), thị trường bất động sản
khu Đông (Quận 2, Quận 9) có dấu hiệu
phát triển, mạnh mẽ nhất là thời điểm bước
sang năm 2015, khi hai công trình giao
thông đối ngoại quan trọng đi qua địa bàn
Quận 2 đưa vào vận hành. Đó là đường
Vành đai Đông (nối từ chân cầu Phú Mỹ ngay nút giao với đường Đồng Văn Cống,
Quận 2 đến đường D2 – Bình Thạnh nối
vào Khu công nghệ cao TP.HCM, Quận 9)
và phần còn lại của cao tốc TP.HCM Long Thành - Dầu Giây (giao với Đại lộ
Mai Chí Thọ, Quận 2). Xung quanh hai
trục giao thông quan trọng này, hàng loạt
dự án nhà ở được triển khai.
Cùng với tốc độ phát triển nhanh của
CSHT là sự mở rộng không gian đô thị và
sự gia tăng dân số. Tính từ thời điểm thành
lập quận năm 1997, số dân chỉ khoảng
86.000 người thì đến năm 2015 đã ở mức
147.168 nhân khẩu. Việc tăng gần gấp đôi
dân số trong khoảng thời gian 18 năm cho
thấy quá trình ĐTH nhanh đã thực sự tác
động đến việc gia tăng dân số. Bên cạnh cư
dân các vùng miền khác quy tụ về đây, một
số lượng lớn các công nhân, viên chức, kỹ
sư, chuyên gia… trong và ngoài nước đã

đến làm việc và sinh sống tại Quận 2.
Những yếu tố này chính là tác nhân thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của Quận trong
quá trình đô thị hóa.
2.2. Sự phát triển của thương mại dịch vụ trong quá trình đô thị hóa Quận 2
từ 1997 – 2015
Trong nền kinh tế, sự phát triển của

thương mại - dịch vụ (TM - DV) có một
vai trò rất quan trọng trong việc lưu thông
hàng hóa, tạo điều kiện cho sản xuất phát
triển. Bên cạnh đó, sự phát triển của TM DV còn là chỉ số quan trọng để đánh giá
mức độ đô thị hóa.
Giai đoạn 1997 - 2005
Ở giai đoạn mới thành lập, trên địa bàn
Quận 2 có 35 doanh nghiệp và 2.130 hộ
kinh doanh với doanh thu còn thấp. Toàn
Quận chưa có siêu thị, trung tâm thương
mại, chỉ có một số chợ truyền thống thành
lập từ trước năm 1975 (chợ Cát Lái, chợ
Tân Lập, chợ Bình Trưng) và một vài chợ
họp một buổi (chợ Chiều, chợ Giồng, chợ
Cây Xoài, chợ Thủ Thiêm) nằm rải rác trên
địa bàn Quận. Từ sau năm 2000, với tốc độ
ĐTH nhanh chóng, kinh tế Quận 2 đã
chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng
về TM - DV.
Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất (1997 2001) đã xác định mục tiêu từng bước
chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quận theo hướng
dịch vụ, thương mại - công nghiệp - nông

nghiệp. Sau 3 năm thực hiện, cơ cấu kinh tế
Quận đã có sự chuyển biến. Theo đó, năm
1997, công nghiệp (CN) chiếm 93,23%, TM
- DV chiếm 4,58% và nông nghiệp (NN)
chiếm 2,19%. Đến năm 2000, CN chiếm
90,09%, TM - DV 8,49% và nông nghiệp là
1,42% (niên giám thống kê 2005 - Quận 2,
Trang 39). Như vậy chỉ sau ba năm thực
hiện Nghị quyết, nếu như tỉ trọng của sản
xuất CN giảm, thì TM - DV năm 2000 tăng
gần gấp đôi so với năm 1997.
Trong giai đoạn 1997 - 2001, hoạt
động sản xuất TM - DV trên địa bàn Quận
2 chủ yếu là buôn bán nhỏ, lẻ phục vụ nhu
cầu tiêu dùng, phát triển ở một số địa bàn
dân cư tập trung, mạng lưới thương nghiệp
còn mỏng và hình thành tự phát theo các
trục lộ chính. Ngành hàng chủ yếu của hệ
86


NGUYỄN HỒNG TRANG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

thống TM - DV trên địa bàn Quận là ăn
uống, kinh doanh vàng bạc đá quý, dịch vụ
cầm đồ, mua bán máy móc thiết bị và hàng
tiêu dùng. Hoạt động du lịch và xuất nhập
khẩu do Quận quản lý có nhưng không

đáng kể. Hầu hết các cơ sở TM - DV tận
dụng mặt bằng nhà ở để kinh doanh, do
đó bị hạn chế trong việc mở rộng quy mô
hoạt động.
Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ hai
(2001 - 2005) tiếp tục xác định phát triển
kinh tế theo cơ cấu CN - TM - DV. Sau 5
năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội,
kinh tế Quận 2 tăng trưởng với tốc độ cao,
các nguồn lực kinh tế được phát huy, giá trị

sản xuất CN - TTCN tăng bình quân hàng
năm 23,47% (chỉ tiêu 18 - 20%/năm),
doanh thu TM - DV tăng bình quân hàng
năm 71,93% (chỉ tiêu 35 - 40%/năm) và
sản xuất nông nghiệp (NN) giảm bình quân
hàng năm 6,1%. Cơ cấu kinh tế Quận
chuyển biến theo đúng định hướng và phù
hợp với quá trình ĐTH khi tỷ trọng ngành
TM - DV tăng mạnh từ 9,46% (năm 2000)
tăng lên 34,51% (năm 2005) trong khi CN
- TTCN và NN có xu hướng giảm dần.
(UBND TP.HCM, 2005, Báo cáo hình hình
thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm
2001 - 2005 và phương hướng nhiệm vụ 5
năm 2005 - 2010, tr.80).

Bảng 1. Doanh thu ngành thương mại - dịch vụ giai đoạn 2000 – 2005
DOANH THU CÁC NĂM (tỷ đồng)
Hình thức kinh tế


2000

2001

2002

2003

2004

2005

Cá thể

173,52

189,97

278,41

380,35

561,51

715,68

Công ty TNHH

94,88


195,83

269,89

597,99

1.040,50

1.496,60

DNTN

79,15

117,76

124,98

211,97

252,43

353,34

Nguồn: Niên giám thống kê 2005 - Quận 2, Trang 38

Doanh thu TM - DV Quận 2 năm 2000
là 347,55 tỷ đồng, đến năm 2005 tăng vọt
lên 2.565,41 tỷ đồng. Tốc độ phát triển

bình quân/năm là 79,4%. Tuy doanh thu có
mức tăng nhanh nhưng giá trị còn thấp so
với các quận nội thành khác, chỉ chiếm tỷ
lệ 0.2% trong tổng mức bán chung ở khu
vực nội thành của thành phố.
Có thể thấy sau ngày thành lập Quận
2, chính quyền Quận 2 đã khuyến khích
mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư
vào quận bằng những chính sách thông
thoáng, tạo nhiều thuận lợi cho ngành TM
- DV có điều kiện phát triển. Bên cạnh
đó, với đà phát triển của ĐTH, việc thu

hẹp dần đất nông nghiệp đã tạo ra một lớp
người không nghề nghiệp nhưng có vốn
tương đối do được đền bù giải tỏa, chuyển
sang làm thương mại, dịch vụ… tạo ra sự
bùng phát kinh doanh. Các doanh nghiệp
tư nhân, công ty TNHH lần lượt ra đời,
dọc theo các con đường chính, góp phần
hình thành những khu phố thương mại
dịch vụ đa dạng hơn trước rất nhiều. Một
số công ty nước ngoài, với bề dày kinh
nghiệm và tầm cỡ thế giới, cũng đã nhanh
chóng nhận ra những thuận lợi về con
người, về địa thế đất đai và nhất là những
chính sách mang tính khuyến khích, hỗ
trợ của chính quyền. Họ đã mạnh dạn đầu
87



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 69 (03/2020)

tư và có những thành công nhất định.
Có thể kể đến Park Land, River side với
dịch vụ cho thuê căn hộ cao cấp. Metro,
APSC kinh doanh đủ các loại hàng tiêu
dùng.v.v.
Ngoài những đơn vị có quy mô lớn,
hoạt động hiệu quả thì vẫn còn đó những
dãy phố mà hình thái kinh doanh còn rất
manh mún, đậm nét nông thôn, tạo ra sự

chênh lệch rõ nét về sự phát triển của một
quận đang trong quá trình ĐTH.
Giai đoạn 2006 - 2015
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Quận lần thứ ba (2006 - 2010), lần đầu tiên
đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng dịch vụ - thương mại, phấn đấu
đến năm 2010, tỷ trọng ngành TM - DV
đạt trên 50% cơ cấu kinh tế.

Bảng 2. Tỷ trọng ngành CN-TTCN và TM-DV trên địa bàn Quận 2 (2010 - 2015)
(Đơn vị: %/cơ cấu ngành kinh tế)
Năm

2010


2011

2012

2013

2014

2015

CN-TTCN

46,65

45,20

40,78

37,57

33,78

33,31

TM-DV

53,31

54,79


59,21

62,47

66,21

66,69

Nguồn: Báo cáo của UBND Quận 2 về tình hình kinh tế - xã hội 5 năm, 2011 - 2015 trên địa bàn.

Theo thống kê ở bảng 2, có thể thấy tỷ
trọng của ngành TM - DV từ 2010 - 2015
đã tăng đáng kể, từ 53,31% (năm 2010) lên
66,69% (vào cuối năm 2015). Ngược lại,
cũng trong giai đoạn này, CN - TTCN giảm
từ 46,65% xuống còn 33,31%. Nếu so với
thời điểm mới thành lập Quận, sự thay đổi
về tỷ trọng giữa các ngành kinh tế trên địa
bàn Quận 2 càng thể hiện rõ nét. Nếu năm

1997, CN - TTCN chiếm 93,23%, chủ yếu
ở quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu,
TM - DV khi đó chỉ chiếm 4,58%, NN ở
mức 1,42%; thì đến cuối năm 2015, tỷ
trọng ngành TM - DV chiếm gần 70%
trong cơ cấu kinh tế Quận, CN dưới 30% và
NN chỉ chiếm khoảng 0,003%. Điều này
cho thấy, lĩnh vực TM - DV có đóng góp
ngày càng lớn vào kinh tế của Quận.


Bảng 3. Giá trị thương mại dịch vụ trên địa bàn Quận 2 (2011 - 2015)

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội năm 2016 - 2020 của UBND Quận 2)

88


NGUYỄN HỒNG TRANG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Trong giai đoạn 2011 - 2015, TM DV có sự tăng trưởng mạnh từ 26.689 tỷ
đồng lên 62.379 tỷ đồng, có được kết quả
này là do chủ trương của lãnh đạo
TP.HCM về mặt dài hạn là tiếp tục đẩy
mạnh phát triển tỷ trọng TM - DV.
Theo Quyết định số 1999/QĐ-UBND
ngày 24/4/2014 của UBND TP.HCM về
phương hướng, nhiệm vụ phát triển
TP.HCM đến năm 2020 gắn với Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành
phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2025, UBND Quận 2 đã xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho giai
đoạn 2015 - 2020 với doanh thu ngành dịch
vụ - thương mại tăng bình quân mỗi năm từ
20 - 25%. Đến năm 2020, tỷ trọng ngành
dịch vụ - thương mại sẽ chiếm trên 80%

trong cơ cấu kinh tế quận.
Trong cơ cấu ngành kinh tế TM - DV
trên địa bàn Quận 2 có 3 lĩnh vực đóng góp
đáng kể vào nguồn thu ngân sách và làm
thay đổi diện mạo của quận trong quá trình
ĐTH; đó là hoạt động kinh doanh - dịch vụ
bất dộng sản, bán lẻ (siêu thị, trung tâm
thương mại - TTTM) và dịch vụ cảng
chiếm ưu thế, nổi trội hơn hết.
Dịch vụ cảng - logistics
Theo Quyết định 791/QĐ-CP của Thủ
tướng Chính phủ năm 2005 về việc phê

duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển
khu vực TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu (nhóm cảng số 5) đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020, có đề cập
đến việc di dời các cảng trên sông Sài Gòn
(Tân Cảng Sài Gòn, cảng Nhà Rồng,
Khánh Hội) và Nhà máy đóng tàu Ba Son.
Trong đó, cùng với cảng Hiệp Phước
(huyện Nhà Bè), cảng Cát Lái (Quận 2,
trên sông Đồng Nai) là cảng container tổng
hợp phục vụ công tác di dời các cảng trên
sông Sài Gòn, cũng như hỗ trợ cho cụm
cảng cửa ngõ quốc tế Tân Cảng - Cái Mép
(Bà Rịa - Vũng Tàu) trong việc vận chuyển
hàng hóa. Hiện nay Tân Cảng Sài Gòn đã
được sát nhập vào cảng Cát Lái. Với quy
hoạch này, tốc độ đô thị hóa xung quanh
cảng Cát Lái của Quận 2 phát triển mạnh,

các dịch vụ cảng cũng trở nên nhộn nhịp.
Báo cáo năm 2010 của Công ty Cổ
phần tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển
đánh giá Tân Cảng - Cát Lái là cảng
container tổng hợp khai thác hiệu quả nhất
trong nhóm cảng số 5. Điều này được
chứng minh qua lượng hàng hóa và thị
phần container qua cảng hàng năm. Chẳng
hạn, năm 2012, lượng hàng hóa thông qua
cảng đạt 2,87 triệu TEUs, sang năm 2015
sản lượng hàng qua Cảng đạt 3,8 triệu
TEUs.

Bảng 4. Lượng hàng hóa thông qua cảng tân cảng - Cát Lái (2012 – 2016)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái, Báo cáo phân tích của
Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcombank)

89


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 69 (03/2020)

Như vậy, cùng với mạng lưới liên kết
rộng khắp cả nước, cảng Cát Lái tại Quận 2
– TP.HCM hiện là cảng container quốc tế
lớn và hiện đại nhất Việt Nam, lọt Top 25
cảng hàng đầu thế giới với thị phần

container xuất nhập khẩu chiếm trên 90%
khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả
nước, đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của TP.HCM nói riêng và của
cả nước nói chung trong xu thế hội nhập
(Truy xuất từ
/>Dịch vụ bán lẻ
Giai đoạn 2011 - 2015, UBND Quận 2
chỉ đạo tiếp tục thực hiện kế hoạch phát
triển ngành TM - DV, lấy ngành này làm
động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của Quận bằng việc phát triển hệ thống
chợ - siêu thị - trung tâm thương mại trên
địa bàn quận theo Quyết định số
17/2009/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm
2009 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Nếu đối chiếu với Quyết định 17, có
thể thấy, dịch vụ bán lẻ ở Quận 2 hội tụ đủ
hai yếu tố: truyền thống và hiện đại. Sự
phát triển của dịch vụ bán lẻ trên địa bàn
Quận 2 được nhìn nhận ở hai giai đoạn
trước và sau năm 2013. Theo báo cáo của
UBND Quận 2, năm 2013, Quận có 9 chợ
hiện hữu, 9 siêu thị (bao gồm cả các siêu
thị chuyên doanh như Thế giới Di
động.v.v.), 11 cửa hàng bình ổn và chưa có
trung tâm thương mại nào. Một trong
những siêu thị có mặt đầu tiên ở Quận 2 là
trung tâm sỉ Metro Cash & Carry của Đức,
đưa vào hoạt động từ năm 2002 (nay đã

được Tập đoàn Berli Jucker mua lại). Theo
báo cáo Kinh tế - xã hội của Quận 2, tính
đến năm 2013, Metro Cash & Carry đóng
góp đến 79,26% doanh thu của khối doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) và 45,17% tổng doanh thu doanh
nghiệp không thuộc quản lý của quận trong
lĩnh vực TM - DV.
Từ cuối năm 2013, dịch vụ bán lẻ hiện
đại bắt đầu phát triển mạnh. Trước tiên,
phải kể đến hơn 17.000m2 diện tích sàn
thương mại thuộc Trung tâm mua sắm
Parkson Cantavil Premier, một hạng mục
của khu phức hợp Trung tâm thương mại văn phòng - căn hộ Cantavil Premier, do
Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức
và đối tác Hàn Quốc, Tập đoàn Daewon
hợp tác đầu tư với tổng vốn hơn 60 triệu
USD (theo thông cáo báo chí ngày
20/12/2013 của liên doanh này công bố) đi
vào hoạt động. Đây là trung tâm mua sắm
hiện đại đầu tiên trên địa bàn Quận 2, với
đầy đủ các tiện ích như: siêu thị Big C, các
cửa hàng thời trang cao cấp, F&B, rạp
chiếu phim Lotte Cinema.v.v.
Sau giai đoạn trầm lắng từ giữa năm
2008 - 2013, từ đầu năm 2014, thị trường
bất động sản TP.HCM bắt đầu phục hồi.
Thêm vào đó, tuyến Metro số 1 Bến Thành
- Suối Tiên cùng nhiều công trình hạ tầng

giao thông khác triển khai mạnh mẽ, hàng
loạt các dự án về nhà ở, TM - DV ở Quận 2
cũng bắt đầu hình thành. Cụ thể, khu phức
hợp Thảo Điền Masteri (do Công ty CP
Đầu tư Thảo Điền đầu tư) đã hợp tác cùng
Tập đoàn Vingroup phát triển Trung tâm
thương mại có quy mô lớn nhất khu vực
cửa ngõ phía Đông TP.HCM (tính đến thời
điểm cuối năm 2016) là Vincom Mega
Mall với 90.000m2 diện tích sàn.
Liền kề Vincom Mega Mall, dọc theo
Xa lộ Hà Nội, ngay khu phức hợp Thảo
Điền Pearl (do Tập đoàn SSG đầu tư) cũng
tích hợp Trung tâm thương mại hơn
20.000m2. Ngoài ra, đối diện với Vincom
Mega Mall, Khu đô thị City Horse (88 ha)
90


NGUYỄN HỒNG TRANG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

thuộc Phường An Phú cũng là nơi tập trung
nhiều trung tâm mua sắm hiện đại. Cùng
với Parkson Cantavil Premier, theo quy
hoạch đã được phê duyệt, Khu đô thị City

Horse còn hai trung tâm mua sắm lớn khác,
dự kiến vận hành trước năm 2020: một của

Saigon Co.op và một của liên doanh
Keppel Land - Tiến Phước (Estella Height).

Bảng 5. Trung tâm bán lẻ hiện đại nằm dọc theo xa lộ Hà Nội - địa bàn Quận 2

(Nguồn: Thống kê từ Trung tâm Quy hoạch TP.HCM, Thông cáo báo chí của Tập đoàn
Vingroup; Báo cáo thường niên của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Saigon Co.op-SCID; Công
ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức)

Bên cạnh các Trung tâm bán lẻ hiện
đại hình thành dọc theo tuyến đường chính
Xa lộ Hà Nội theo quy hoạch, trong tương
lai, sẽ có những trung tâm khác nằm ở
KĐTM Thủ Thiêm, được phân bổ chủ yếu
ở khu chức năng số 1, 2, 3, 5 trong tổng số
8 khu chức năng của Khu đô thị này.
Sự phát triển mạnh các dịch vụ bán lẻ
ở Quận 2 minh chứng cho thấy tốc độ ĐTH
đang ở giai đoạn phát triển cao, không chỉ
đáp ứng nhu cầu của người dân hiện tại mà
còn có khả năng thu hút thêm lượng lớn
người dân từ các khu vực khác về đây sinh
sống và kinh doanh. Đây là xu thế phổ biến
tại các đô thị phát triển trên Thế giới.
Dịch vụ nhà ở
Dù là quận mới (thành lập năm 1997)
so với nhiều quận nội thành khác nhưng
với ưu thế là cửa ngõ giao thương đối
ngoại của TP.HCM với các tỉnh miền
Đông Nam Bộ và liền kề trung tâm Quận

1, nên thị trường bất động sản ở Quận 2

hầu như chịu tác động từ các chính sách
của chính quyền thành phố, từ các thay đổi
về mặt vĩ mô của nền kinh tế đất nước đến
những chuyển biến về mặt hạ tầng cơ sở.
Nếu căn cứ trên yếu tố chính sách, thị
trường nhà ở tại khu vực Quận 2 phát triển
qua 3 giai đoạn rõ rệt: giai đoạn 1993 –
2003 (thời điểm Luật Đất đai 2003 ra đời),
giai đoạn 2003 - 2006, và giai đoạn từ
2007 đến nay.
Trong mỗi giai đoạn, thị trường bất
động sản nhiều lúc sôi động và không ít lần
đóng băng. Đáng chú ý, theo phân tích
đánh giá của Sở Tài nguyên - Môi trường
về những tác động của thị trường bất động
sản TP.HCM khi Việt Nam là thành viên
của Tổ chức thương mại thế giới (WTO),
cũng như thời điểm thành lập Quận, thị
trường nhà ở TP.HCM nói chung và Quận
2 nói riêng đã trải qua hai cơn sốt: 2001 2002 và 2007 - nửa đầu năm 2008. Ngoài
ra, trong đợt hồi phục sau cơn khủng hoảng
91


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 69 (03/2020)


kéo dài từ nửa cuối năm 2008 – 2013,
Quận 2 đã vượt qua Quận 7 để dẫn đầu về
nguồn cung căn hộ. Nếu xét ở khía cạnh sự
kiện, thị trường bất động sản Quận 2 kể từ
khi thành lập quận, lên - xuống theo chính
sách của chính quyền thành phố, sự kiện
“bong bóng” bất động sản và sự trỗi dậy
của hạ tầng giao thông.
Trong suốt thập niên 1993 – 2003,
theo Sở Tài nguyên - Môi trường, thị
trường bất động sản TP.HCM phát triển
không ổn định. Sau một thời gian dài trầm
lắng do cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á
năm 1997, đến thời điểm năm 2000 thị
trường bất động sản bắt đầu hoạt động sôi
động trở lại nhờ vào một số chính sách
kích cầu của thành phố như đầu tư mới và
nâng cấp mở rộng nhiều tuyến đường giao
thông ở khu vực quận ven và huyện ngoại
thành, áp dụng thí điểm chính sách giao
đất (thay vì thuê đất theo quy định của
Luật Đất đai) để sử dụng vào mục đích
sản xuất kinh doanh. Trong khoảng thời
gian này, thị trường không chính quy phát
triển mạnh hơn thị trường chính quy.
Chính sách phân lô hộ lẻ đã góp phần làm
cho thị trường đất nông nghiệp hoạt động
sôi nổi nhưng cũng đã bộc lộ nhiều hạn
chế, dẫn đến hậu quả rất lớn là cơ sở hạ
tầng kỹ thuật đầu tư kém chất lượng,

không dành đất để đầu tư cơ sở hạ tầng xã
hội. Hầu hết các dự án trong giai đoạn này
đều chỉ dừng lại ở mức đầu tư hạ tầng rồi
chuyển nhượng nền nhà để người mua tự
xây dựng.
Sau cơn sốt bất động sản trên, thị
trường bất động sản bước vào giai đoạn
trầm lắng (từ giữa năm 2008 đến 2013).
Năm 2014, thị trường nhà ở bắt đầu phục
hồi, đặc biệt ở phân khúc căn hộ trung cao cấp. Theo báo cáo thị trường căn hộ để
bán tại TP.HCM năm 2015 do Savills Việt

Nam thực hiện, từ 2014, lần đầu tiên, Quận
2 vượt qua Quận 7 về nguồn cung căn hộ.
Cả hai quận này chiếm gần 40% thị phần
căn hộ cung ứng ra thị trường, với gần
7.000 trong tổng số 15.000 căn được chào
bán, từ 11 dự án. Thị trường bất động sản ở
Quận 2 trong tiến trình ĐTH cũng luôn đa
dạng nguồn cung, mức giá và tích hợp đầy
đủ các hạng mục bất động sản nhà ở, từ đất
nền, nhà phố, biệt thự cho đến căn hộ
thương mại, căn hộ dịch vụ, office-tel.
Với vai trò cửa ngõ giao thương của
TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ,
Quận 2 là tâm điểm của các tuyến giao
thông quan trọng. Cùng với sự hình thành
của KĐTM Thủ Thiêm – một trong ba khu
vực dẫn đầu về thu hút nguồn vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) của TP.HCM. (UBND

TP.HCM, 2015, Báo cáo hình hình thực
hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 2010 2015 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm
2015 – 2020, trang 04).
Theo quy hoạch 1/2000 KĐTM Thủ
Thiêm đã được phê duyệt, tổng dân số cư
trú thường xuyên tại đây vào khoảng
145.369 người, số người làm việc thường
xuyên là 217.470 người, trong đó khách
vãng lai là 1 triệu người (tối đa trong dịp lễ
hội), văn phòng cho thuê dạng căn hộ là
1.719 người. Mục tiêu của TP.HCM là biến
KĐTM Thủ Thiêm trở thành trung tâm
kinh tế - tài chính mới của TP.HCM lẫn
khu vực, nên từ cuối năm 2013, nhiều nhà
đầu tư đã đặt nền móng tại Khu đô thị này,
nhất là sau khi 4 tuyến đường chính của
khu (Đại lộ Vòng Cung, Đường ven hồ
trung tâm, Đường trên cao qua Khu Lâm
viên sinh thái phía Nam, Đường ven sông
Sài Gòn) khởi công vào ngày 15/2/2014
(Công ty CP Đại Quang Minh, chủ đầu tư
dự án Khu đô thị Sala đầu tư theo hình
thức BT). Tính đến cuối năm 2016 (Thông
92


NGUYỄN HỒNG TRANG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN


báo số 852/TB-VP của Văn phòng UBND
TP.HCM ngày 6/12/2016), KĐTM Thủ
Thiêm đã có sự hiện diện của các nhà đầu
tư lớn như: Tập đoàn Vingroup (31,49 ha,
xây dựng Khu phức hợp thể thao - giải trí
tại Khu 2C, thuộc một phần của Khu chức
năng số 2), Công ty CP Đại Quang Minh
(Khu đô thị Sala), Tập đoàn Lotte, Hàn
Quốc liên doanh với hai đối tác Nhật Bản
là Mitsubishi và Toshiba (10ha, triển khai
dự án Eco Smart City với điểm nhấn là tòa
cao ốc 50 tầng tại Khu 2A, thuộc Khu chức
năng số 2), Công ty TNHH Liên doanh
Thành phố Đế Vương (14,5ha, xây dựng
khu Tháp quan sát 86 tầng Empire City,
khu 2B, thuộc Khu chức năng số 2).
Như vậy, sự ra đời của KĐTM Thủ
Thiêm trong quá trình ĐTH được xem là
động lực cho khu Đông nói chung và khu
vực bất đông sản ở Quận 2 nói riêng.
3. Kết luận
Theo quy luật của quá trình ĐTH,
Quận 2 cũng trải qua giai đoạn chuyển đổi
từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp
sang một nền kinh tế phi nông nghiệp mà
trọng tâm là tài chính, thương mại và dịch
vụ. Theo các số liệu thống kê ở trên, ngành
TM - DV của Quận 2 trong 18 năm (1997 2015) không ngừng phát triển, kinh tế
Quận 2 tăng trưởng với tốc độ cao, các
nguồn lực kinh tế được phát huy, giá trị sản

xuất TM - DV tăng bình quân hàng năm
hơn 20% và có giá trị lên đến trăm nghìn tỷ
đồng. Điều này chứng tỏ Quận 2 đã có
bước phát triển kinh tế mạnh mẽ, góp phần
thay đổi cơ cấu kinh tế của Quận 2 theo
hướng hiện đại hóa.
Không chỉ phát triển nhanh trong
ngành TM - DV, Quận 2 đã thể hiện vị trí
và sự ảnh hưởng của mình trong tiến trình
ĐTH khu Đông của TP.HCM với CSHT
được đầu tư mạnh mẽ (yếu tố liên kết

vùng). Trong vòng 10 năm trở lại đây,
Quận 2 có hơn 10 dự án hạ tầng lớn nhỏ đã
và đang hình thành với tổng chi phí lên tới
250.000 tỉ đồng, chiếm 70% số tiền đổ vào
các tuyến giao thông toàn thành phố. Đây
là động lực chính làm thay đổi diện mạo
của trục phía Đông Thành phố, khiến khu
vực này trở thành điểm nóng hấp dẫn
nhiều nhà đầu tư. Nhờ có lợi thế về vị trí
với hàng loạt dự án hạ tầng đã và đang
triển khai như trên đề cập, cho thấy tiềm
năng phát triển của Quận 2 là rất lớn, góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
Quận 2 nói riêng và Thành phố Hồ Chí
Minh nói chung.
Mặc dù chịu tác động do yếu tố thị
trường, song quy hoạch đô thị ở Quận 2
vẫn nằm trong hệ thống quản lý tập trung

từ trên xuống. Quy hoạch vẫn chủ yếu dựa
vào việc chuyển hóa những mục tiêu kinh
tế xã hội trong các kế hoạch 5 năm. Quá
trình đô thị hóa hiện nay ở Quận 2 phụ
thuộc nhiều vào các quyết định mang tính
hành chính về việc chỉ định những khu vực
dành cho đô thị hay cho phát triển CN và
dịch vụ. Hệ thống CSHT đã được chính
quyền phát triển như một dạng nam châm
thu hút đầu tư không chỉ nhiều thành phần
kinh tế trong nước mà còn thu hút vốn đầu
tư từ nước ngoài. Với chính sách đầu tư
mạnh mẽ này, Quận 2 đã tạo ra cơ sở hạ
tầng cần thiết để có thể phát triển không
chỉ là những khu đô thị mới mà còn có thể
phát triển những khu thương mại và dịch
vụ quy mô lớn. Có thể quan sát thấy ở
nhiều nơi tại Quận 2 đang vào một guồng
đầu tư rất lớn, nhanh và đầy ấn tượng. Hải
cảng, đường cao tốc và những hạ tầng khác
như trường học, bệnh viện, trung tâm
thương mại, khu vui chơi, giải trí… đã và
đang được quy hoạch, xây dựng với một
tốc độ đáng kinh ngạc.
93


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 69 (03/2020)


Tuy vậy, để có thể trở thành “Trung
tâm dịch vụ - thương mại - văn hóa - thể
dục thể thao” của TP.HCM trong tương lai,
ngoài việc phát triển CSHT để thu hút đầu
tư, Quận cần tạo điều kiện thuận lợi hơn
nữa để các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế hoạt động và phát triển theo
cơ chế thị trường. Các cuộc gặp gỡ, đối
thoại giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận
với các doanh nghiệp cần được thường
xuyên diễn ra nhằm tìm hiểu, hỗ trợ tháo
gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá
trình đầu tư kinh doanh trên địa bàn. Quận
cũng cần những chính sách hỗ trợ các chủ
đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự
án thương mại dịch vụ kết hợp căn hộ vốn
đang là thế mạnh kinh tế của quận. Việc
đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu đề án chuyển

đổi công năng khu công nghiệp Cát Lái,
Cụm Công nghiệp thành khu dịch vụ Cảng,
dịch vụ truyền thông film trường, dịch vụ
vui chơi giải trí... là những việc cần phải
tiến hành. Cần triển khai nhanh những khu
vực đã được quy hoạch để xác lập tuyến
điểm du lịch mới của TP.HCM. Bên cạnh
đó, cần công khai, minh bạch các chủ
trương - chính sách, tiếp tục cải tiến thủ tục
hành chính, tăng cường ứng dụng công

nghệ thông tin trong quản lý… nhằm tạo
thuận lợi cho cá nhân, doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đây sẽ là những
điều kiện thuận lợi to lớn để Quận 2 phát
triển mọi mặt, có thể đạt được mục tiêu trở
thành trung tâm hành chính của TP.HCM
và là đô thị kiểu mới xứng tầm trong khu
vực Asean.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục thống kê TP.HCM. Niên giám thống kê Quận 2 từ 2005 - 2015.
Đảng bộ Quận 2. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ quận qua các thời kỳ từ 1997 đến
2015. Tài liệu lưu trữ tại Phòng Lưu trữ Quận ủy Quận 2.
UBND Quận 2, TP.HCM. Báo cáo hình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội từ năm
1997- 2015. Tài liệu lưu trữ tại Phòng lưu trữ UBND Quận 2.
UBND Quận 2 (Tháng 4/2015). Kỷ yếu 18 năm ngày thành lập Quận 2, 1/4/1997 1/4/2015, Phòng lưu trữ UBND Quận 2.
UBND TP.HCM (2005). Báo cáo hình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm
2001 - 2005 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2005 - 2010, Phòng lưu trữ UBND
TP.HCM.
UBND TP.HCM (2010). Báo cáo hình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm
2005 - 2010 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2010 - 2015, Phòng lưu trữ UBND
TP.HCM.
UBND TP.HCM (2015). Báo cáo hình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm
2010 - 2015 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2015 - 2020, Phòng lưu trữ UBND
TP.HCM.
Ngày nhận bài: 19/02/2020

Biên tập xong: 15/3/2020
94


Duyệt đăng: 20/3/2020



×