Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

THỰC TRẠNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.18 KB, 46 trang )

THỰC TRẠNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH
HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN CÔNG
THƯƠNG CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHTMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH
HAI BÀ TRƯNG
2.1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng là một chi nhánh của NHCT Việt
Nam. Sau khi thực hiện Nghị Định số: 53/ HĐBT ngày 26/03/1998 của Hội đồng
Bộ Trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt nam chuyển sang cơ chế Ngân hàng hai
cấp, từ một Chi nhánh NHNN cấp Quận và một chi nhánh Ngân hàng kinh thế cấp
Quận thuộc địa bàn Quận Hai Bà Trưng, trực thuộc NHNN thành phô Hà Nội
chuyển thành NHCT Thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng Công thương Việt nam.
Tại quyết định số: 93/NHCT- TCCB ngày 1/4/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng
Công thương Việt nam sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên địa bàn Hà Nội theo
mô hình quản lý hai cấp của NHCT Việt nam, bỏ cấp thành phố, hai chi nhánh
NHCT khu vực I và khu vực II Hai Bà Trưng là những chi nhánh trực thuộc Ngân
hàng Công thương Việt nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như các
Chi nhánh NHCT câp Tỉnh, Thành phố. Kể từ ngày 1/09/1993, theo Quyết định
của Tổng giám đốc NHCT Việt nam, sáp nhập Chi nhánh NHCT khu vực I và chi
nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng. Như vậy kể từ ngày 1/09/1993 trên địa bàn
Quận Hai Bà Trưng ( Hà Nội) chỉ còn duy nhất một chi nhánh NHCT. Tại QĐ số:
107/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 22 tháng o3 năm 2007 của hội đồng quản trị
NHCT1, Chi nhánh NHCT- khu vực II Hai Bà Trưng được đổi tên thành Chi
nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng.
Tháng 12/2008 NHCT Hai Bà Trưng thực hiện Cổ phần hóa theo quyết
định của Chính Phủ.
Ngày 5/8/2009 NHTMCPCT Việt Nam có quyết định số: 420/QĐ- HĐQT-
NHCT1 đổi tên thành NHTMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hai Bà
Trưng.
Hiện nay, NHTMCPCT- chi nhánh Hai Bà Trưng đã vượt qua những khó
khăn ban đầu và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền Kinh tế thị


trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới
giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ Kinh doanh tiền tệ. Mặt khác Ngân hàng còn
SV: Nguyễn Thị Hảo 1 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu
tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Công
nghiệp hóa- Hiện đại hóa.
Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương phức, hình thức, giải pháp
huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và đầu
tư, từ năm 1993 trở lại đây NHTMCPCT –chi nhánh Hai Bà Trưng đã thu được
nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng định mình trong môi
trường Kinh doanh mới mang đầy tính cạnh tranh.
2.1.2 Cơ cấu Tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương- Hai Bà
Trưng
Theo cơ cấu tổ chức mới có 06 phòng liên quan đến hoạt động cho vay là:
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Phòng khách hàng cá nhân
+ Phòng quản lý rủi ro
+ Phòng giao dịch Vĩnh Hoàng
+Phòng giao dịch Chợ Hôm
SV: Nguyễn Thị Hảo 2 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng KHDN Lớn
Phòng KH DN vừa & nhỏ
Tổ thẻ và DVNHĐT
Phòng KTGD
Phòng TTKQ
Phòng TCHC
Phòng Tổng hợp

Phòng TTĐT
Phòng QLRR
Phòng GD Chợ Hôm
Các phòng giao dịch
Các quỹ tiết kiệm
Phòng GD Vĩnh Hoàng
Phòng KH cá nhân
SV: Nguyễn Thị Hảo 3 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
SV: Nguyễn Thị Hảo 4 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
2.2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Xem lại toàn bộ tên của
Ngân hàng)
2.2.1 Tình hình kết quả kinh doanh
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Hai Bà Trưng luôn giữ vai trò
là ngân hàng hàng đầu trong việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn
quận Hai Bà Trưng, góp phần phát triển kinh tế Thủ đô nói chung và phát triển
kinh tế quận Hai Bà Trưng nói riêng trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước. Ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp, nỗ lực không ngừng khơi
tăng nhiều nguồn vốn thông qua nhiều kênh huy động vốn: từ dân cư, doanh
nghiệp, vay hợp vốn, vay tài trợ xuất nhập khẩu nước ngoài, phát hành trái phiếu
để đảm bảo cân đối nguồn vốn của khách hàng và nền kinh tế.
Quy mô hoạt động, tốc độ tăng trưởng của NHTMCPCT-chi nhánh Hai Bà
Trưng không ngừng được nâng cao, đang dần chiếm thị phần đáng kể trong hệ
thống Ngân hàng thương mại địa bàn Thủ đô trên các mặt huy động vốn, tín dụng
và dịch vụ.
Thực hiện chính sách kinh doanh đa năng, trong những năm qua,
NHTMCPCT-chi nhánh Hai Bà Trưng đã có những bước đi cụ thể để xoá thế “ độc
canh tín dụng” do lịch sử trước đây để lại, tăng thêm nhiều tiện ích, sản phẩm dịch
vụ ngân hàng. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các dịch vụ thanh toán quốc tế,
thanh toán trong nước, chuyển tiền và chi trả kiều hối, thanh toán thẻ và séc,
chuyển đổi mua bán ngoại tệ… tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng.. Đồng

thời, từ năm 2003 đến nay, Ngân hàng đã triển khai thêm nhiều dịch vụ mới như:
Thẻ thanh toán ATM, mở thêm nhiều loại hình tiết kiệm tích luỹ, vấn tin tài
khoản…
Với nỗ lực trên mọi mặt hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của
Ngân hàng đạt kết quả cao, đóng góp nhiều tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước hàng
năm, đồng thời đảm bảo được an toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật và chủ động
hội nhập Quốc tế.
Nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 5.985 tỷ đồng, tăng 1.299 tỷ so với năm
2008 (tăng 3.588 tỷ so với năm 2007, tăng 3.284 tỷ so với năm 2006)
Dư nợ tín dụng năm 2009 đạt 677,735 tỷ đồng, giảm 169,819 tỷ đồng so
với năm 2008(giảm 7,185 tỷ so với năm 2007, tăng 8,265 tỷ so với năm 2006)
Lợi nhuận của ngân hàng trong những năm gần đây dần dần tăng lên. Bắt
đầu từ năm 2006 kết quả kinh doanh của Ngân hàng đã có chuyển biến tích cực là
thoát khỏi tính trạng lỗ trong nhiều năm. Mặc dù lợi nhuận trước thuế năm 2006
SV: Nguyễn Thị Hảo 5 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
chỉ đạt 20,312 tỷ đồng nhưng điều đó chứng tỏ Ngân hàng đang dần khắc phục
được hết lỗ luỹ kế trong kinh doanh (lỗ 95,599 tỷ đồng trong năm 2005) và bắt
đầu chu kỳ kinh doanh mới tốt hơn. Năm 2007 lợi nhuận trước thuế đạt 156,374 tỷ
đồng, năm 2008 đạt 88,316 tỷ đồng, năm 2009 do tình hình kinh tế dần dần phục
hồi nên lợi nhuận tăng lên mức 122,753 tỷ.
Để giảm bớt tổn thất do những rủi ro của hoạt động kinh doanh, hàng năm
NHCT HBT trích dự phòng cho những khoản nợ có vấn đề và khó có khả năng
thu, những hoạt động nghiệp vụ khác có nguy cơ mất vốn. Có thể nói trong những
năm qua, kết quả doanh của NHTMCPCT – chi nhánh Hai Bà Trưng càng ngày
càng tốt hơn thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.1
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI NHTMCPCT-CHI NHÁNH HAI BÀ
TRƯNG GIAI ĐOẠN 2005- 2009
Đơn vị: Tỷ đồng

Các chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
1. Tổng tài sản 2.614 2.769
3.092 5.343 5.115
2. Lợi nhuận trước thuế -95,6 20,3
156,4 88,3 82,7
3. Doanh thu từ dịch vụ 4,2 4,8
5,1 5,7 7,4
4. Doanh thu từ tín dụng 66,6 58,9
117,5 117,2 146,3
5. Vốn huy động 2.417 2.701 2.397 4.686 5.985
6. Dư nợ tín dụng 740 686
684,9 847,6 2.118
“Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCPCT – chi nhánh HBT 2005-
2009”
2.2.2 Hoạt động huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có thể nói vốn là tiền đề, là
khâu đầu tiên trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng, là nền tảng của
hoạt động tín dụng, nó quyết định quy mô, phạm vi hoạt động của Ngân hàng.
Chính sách nguồn vốn được coi là một trong những chính sách quan trọng, quyết
định thành công trong kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, NHTMCPCT – chi nhánh

Hai Bà Trưng xác định “tạo vốn” là khâu mở đường cho hoạt động kinh doanh của
SV: Nguyễn Thị Hảo 6 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
ngân hàng; tạo một mặt bằng vốn vững chắc, ngày càng tăng trưởng cả về nội tệ
và ngoại tệ để làm cơ sở quyết định chính sách tín dụng.
Mặc dù có nhiều biến động phức tạp về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ cạnh tranh
từ các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, các quy định của Nhà nước trong công
tác huy động vốn nhưng với nhiều biện pháp như: mở rộng địa bàn huy động vốn,
chính sách lãi suất linh hoạt và mềm dẻo,.. hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
đã thu được những kết quả khả quan; nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng
trưởng đáng kể và ngày càng được điều chỉnh theo một cơ cấu hợp lý.
Ngân hàng đã từng bước áp dụng và mở rộng hình thức tiết kiệm tích luỹ
tạo thêm huy động mới từ dân cư, đồng thời Ngân hàng còn cung ứng các dịch vụ
ngân hàng có kết quả. Bên cạnh đó NHTMCPCT-chi nhánh Hai Bà Trưng cũng
hợp tác kinh doanh với công ty Bảo hiểm Châu Á Ngân hàng Công thương nhằm
tạo thêm kênh huy động vốn.
Bảng 2.2.2
CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHCT HBT
GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
Các chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Tổng nguồn vốn huy

động
2.417 2.455 2.397 4.686 5.985
- Chia theo loại hình
+ Huy động từ dân cư
+ Huy động từ các tổ
chức kinh tế
1.485
932
1.513
775
1.414
1.106
1.213
3.399
1.336
4.649
- Chia theo thời gian
+ Nguồn vốn ngắn hạn
(<1 năm)
+ Nguồn vốn dài hạn
( >1 năm)
1.665
752
2.229
472
1.546
1.572
3.679
933
5.031

954
Đơn vị: Tỷ đồng
“Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2009”
Biểu đồ 2..2.2’
SV: Nguyễn Thị Hảo 7 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
TẠI NHTMCPCT-CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG GIAI ĐOẠN 2005
– 2009
“Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2009”
Đến hết 31/12/2009, số dự nguồn vốn huy động đạt 5.985 tỷ đồng, so với
đầu năm tăng 818 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16% và đạt 94.3% so với kế hoạch Trung
ương giao.
-Tiền gửi từ doanh nghiệp số dư 4.649 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 754 tỷ
đồng, tỷ lệ tăng 19.4% và chiếm 77.7% trong tổng nguồn vốn huy động.
-Tiền gửi từ dân cư sô dư 1.336 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 64 tỷ đồng
bằng 5% so với 2008.
Trong năm 2009, từ nhưng khó khăn chung, công tác huy động vốn cũng
gặp nhiều khó khăn. So với năm 2008 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
15,8% và chỉ đạt 94,3% kế hoạch Trung ương giao, nhưng tổng nguồn vốn huy
động của Chi nhánh vẫn khá cao trong toàn bộ hệ thống, vì huy động bình quân
đầu người đạt 26,363 triệu đồng/ người, trong khi mức bình quân của khu vực là
24,682 triệu đồng/ người và mức bình quân của 149 chi nhanh là 14,553 triệu
đồng/ người.
SV: Nguyễn Thị Hảo 8 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
Phân tích cơ cầu nguồn vốn:
-Phân theo đối tượng gửi:
+ Tiền gửi doanh nghiệp tăng 19,4% so với năm 2008, chiếm tỷ trọng
77,7% trong tổng nguồn vốn ( năm 2008 chiếm 75,4%). Nguyên nhân chính là do
nền kinh tế có nhiều biến động, việc cạnh tranh về lãi suất diễn ra khá quyết liệt và
có nhiều kênh đầu tư sinh lời khác…mặt khác, thực hiện chủ trương của NHCT

Chi nhánh Hai Bà Trưng đã chủ động cơ cấu lại nguồn vốn có lãi suất cao trên
13% năm, như: Trả cho BHXH và BHTGVN là 340 tỷ đồng, nhưng vẫn huy động
bù đắp lại được số tiền này nên tổng nguồn vẫn tăng cao so vơi năm 2008, đây là
nỗ lực rất lớn đóng góp quan trọng vào hiểu quả kinh doanh của Chi nhánh.
+ Tiền gửi dân cư: Tuy có tăng 5% so với năm 2008, nhưng chiếm tỷ trọng
thấp trong tổng nguồn là 22,3% và tỷ trọng cũng giảm ( năm 2008 là 24,6%). SO
với các Chi nhánh trên địa bàn Hà NỘi thì Chi nhánh Hai Bà Trưng có tốc độ giảm
khá cao, đây là vấn đề cần quan tâm để có giải pháp khắc phục. Bên cạnh những
yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác huy động vốn trong dân cư, thì yếu tố
chủ quan vẫn là vấn đề cần đặc biệt chú trọng và sớm khắc phục như: Nhiều QTK
địa điểm làm việc khác chật hẹp, kỹ năng làm việc của một số cán bộ còn bất cập
và chưa chuyên nghiệp, đặc biệt là tác phong giao dịch, văn hóa giao tiếp chưa
thực sự đổi mới…nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả huy động vốn
trong lĩnh vực này, mặc dụ đã có nhiều chuyển biến tích cực trong năm 2009.
- Phân theo kỳ hạn tiền gửi:
+ Tiền gửi không kỳ hạn là 668 tỷ, tăng so với năm 2008 là 218 tỷ và chiếm
tỷ trọng 11,2% trong tổng nguồn vốn. Trong đó: Tiền gửi của Tổ chức chiếm phần
lớn là 664 tỷ, tỷ lệ tăng là 48% so với năm 2008
+ Tiền gửi có kỳ hạn là 5.317 tỷ, tăng so với năm 2008 là 600 tỷ chiếm tỷ
trọng 88,8% trong tổng nguồn. Trong đó: Tiền gửi của Tổ chức là 3.985 tỷ, tỷ lệ
tăng 15,6% so với năm 2008, qua số liệu cho thấy tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ
trọng quả lớn trong tổng nguồn.
2.2.3 Hoạt động sử dụng vốn
SV: Nguyễn Thị Hảo 9 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
Bảng 2.2.3
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCPCT - HBT
GIAI ĐOẠN 2005-2009
STT Chỉ tiêu Năm
2005
Năm

2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
I Tổng tài sản 2.614 2.769 3.092 5.343 5.115
II Tổng dư nợ 740 686 684,92 847,554 2.118
1 Chia theo thời gian
Ngắn hạn 513 475 477 501 578
Trung, dài hạn 227 211 208 347 1.540
Tỷ trọng dư nợ trung, dài
hạn
31% 31% 30.4% 41% 72,7%
2 Chia theo TSBĐ
Có TSBĐ 149 146 184 203 531,62
Không có TSBĐ 591 540 501 645 1.586,38
Tỷ trọng dư nợ có TSBĐ 20% 21% 27% 24% 25,1%
Đến hết ngày 31/12/2009 dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.118 tỷ đồng, hoàn
thành 100% kế hoạch giao, so với đầu năm tăng 1.271 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng là
150% so với 31/12/2008. Trong đó:
- Cho vay bằng VND có số dư 667 tỷ, tăng 164 tỷ bằng 32,6%
- Cho vay bằng Ngoại tệ quy VND có số dư 1.451 tỷ, tăng 1.107 tỷ bằng 42,18%.
Thực hiện chủ trương ngăn chặn suy giảm kinh tế với nhiều giải pháp của
Chính phủ và của ngành Ngân hàng, Chi nhánh Hai Bà Trưng đã nghiêm túc triển
khai một cách tích cực và có hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh
nghiệp, thực sự đã giúp các doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Dư nợ cho vay
hỗ trợ lãi suất 401.116 triệu đồng, chiếm 18,93% / Tổng dự nợ cho vay ( Tổng lãi
suất hỗ trợ đến 31/12/2009 là: 17.574 triệu).

Năm 2009 Chi nhánh tập trung nhiều nguồn lực phục vụ khách hàng chiến
lược, phục vụ các ngành nghề kinh tế quan trọng như: Dầu khí, Than, và Khoáng
sản, Xi măng, Tổng công ty Giấy, Dệt ,may…Một số dự án lớn tiêu biểu trong
năm 2009 như: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Xi măng Bỉm Sơn, Dự án Bauxit
nhôm Lâm Đồng, Dự án dây chuyền và đầu tư nâng cấp máy xéo của Tổng Công
ty Giấy..
 Các tỷ lệ về cơ cấu tín dụng đều nằm trong phạm vi cho phép, nhất là tỷ
lệ cho vay không có đảm bảo bằng Tài sản chỉ đạt 25,1%/50% kế hoạch được giao
SV: Nguyễn Thị Hảo 10 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
trong tổng dư nợ. Cho vay Ngoại tệ quy VND chiếm tỷ trọng lớn bằng 73%/ Tổng
dư nợ cho vay nền kinh tế và nếu phân theo kỳ hạn nợ, thì chủ yếu là cho vay dài
hạn chiếm tỷ trọng 69,4%/ Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
 Chất lượng tín dụng được Chi nhánh luôn luôn chú trọng và đặt lên hàng
đầu, đặc biệt Chi nhanh đã quản lý tốt các nhóm nợ, quyết liệt trong công tác thu
hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, không để phát sinh nợ nhóm 2 và nợ xấu mới. Chất
lượng tín dụng tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, nợ nhóm 2, nợ xầu đều giảm và ở
mức thấp so với toàn NHCT. Chi nhánh thực hiện sàng lọc, lựa chọn khách hàng
luôn đảm bảo cho vay có hiệu quả theo đúng quy định, chế độ và các món vay
được quản lý chặt chẽ..Chính vì vậy, các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu đều giảm so
với năm 2008, cụ thể: Nợ nhóm 2 giảm còn 0,45% so với đầu năm, so vơi chỉ tiêu
KH chỉ bằng 0,2% và bằng 0,006%/ Tổng dư nợ, Nợ xấu ( Nhóm 3,4,5) giảm còn
30,3% so với đầu năm, so kế hoạch chỉ bằng 12,4% và chỉ chiếm 0,004%/ Tổng
dư nợ, trong khi mức bình quân của khu vực là 0,33% và mức bình quân của 149
chi nhánh là 0,61%. Vì vậy, số trích dự phòng cụ thể còn được hoàn trên 1,3 tỷ
đóng góp thêm cho lợi nhuận kinh doanh trong điều kiện Chi nhánh phải tìm kiếm
mọi khoản thu để thực hiện kế hoạch lợi nhuận
SV: Nguyễn Thị Hảo 11 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
Biểu đồ 2.2.3’
TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN TẠI NHTMCPCT - HBT GIAI ĐOẠN 2003 – 2009
 Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro được Ban lãnh đạo Chi nhánh đặc biệt quan

tâm vì đây sẽ là khoản thu quan trọng đóng góp vào lợi nhuận trong điều kiện
chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào còn rất thấp vì vậy ngay từ đầu năm Chi
nhánh đã đề ra những giải pháp tích cực, cụ thể nhằm đẩy mạnh thu nợ xấu, thu
hồi nợ đã xử lý. Thực hiện việc giao chỉ tiêu thu nợ cho từng phòng đối với từng
đơn vị, trên cơ sở đó từng phòng giao cho từng cán bộ tín dụng, định kỳ có báo
cáo kiểm điểm kế hoạch thực hiện để kịp thời đề ra các biện pháp phù hợp vừa
thuyết phuc vừa mạnh cương quyết như: chủ động tích cực đến từng đơn vị, từng
gia đình cá nhân khác hàng để nhắc nhở và đôn đốc thu nợ, kiên quyết áp dụng
việc khởi kiện ra tòa án kinh tế, bán nợ..
Do vậy, thu xử lý rủi ro đạt 21.664 triệu đồng, tăng 236,4% so với năm
2008 và chiếm 27% trong lợi nhuận của Chi nhánh, hoàn thành 62% kế hoạch
Trung ương giao, trong khi bình quân của khu vực là 60%.
2.2.4 Hoạt động tài trợ thương mại
Chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới, việc đáp ứng đủ nhu cầu ngoại
tệ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa và nguyên vật liệu sản xuất gặp
nhiều khó khăn. Với sự hỗ trợ của Trụ sở chính và sự năng động của Chi nhánh
tạo thêm nguồn ngoại tệ từ các đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn vì vậy Chi nhánh đáp
SV: Nguyễn Thị Hảo 12 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
ứng tương đối đầy đủ và khá kịp thời nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp. Cụ thể: (
đơn vị USD)
- L/C nhập là: 28,973 tăng 51,4% và L/C xuất là: 7,506 giảm 30,5% so với năm
trước.
- Doanh số mua ngoại tệ là: 60,969 và Doanh số bán ngoại tệ là: 61,264 đều tăng ở
mức 62% so với năm trước.
- Phí dịch vụ TTTM đạt: 3.661 triệu VND tăng 31,5% so năm trước
2.2.5 Hoạt động dịch vụ
2.2.5.1 Hoạt động thanh toán:
Với khối lượng vốn luân chuyển lớn trong giao dịch thanh toán của khách
hàng, Chi nhánh chú trọng tổ chức tốt công tác thanh toán, luôn đảm bảo kịp thời,
chính xác và an toàn.Chú ý đổi mới và nâng cao phong cách giao dịch, kỹ năng

nghiệp vụ, văn hóa giao tiếp và trang phục khi làm việc nhằm phục vụ tốt khách
hàng đến giao dịch. Chủ động thực hiện và triển khai kịp thời các chương trình
ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại như hệ thống thanh toán điện tử đáp ứng
mọi nhu cầu chuyển tiền của khách hàng, kết nối thanh toán song phương…nên đã
giữ vững được uy tín đối với khách hàng.
2.2.5.1 Dịch vụ Thẻ và Ngân hàng điện tử
Năm 2009, Chi nhánh phát hành thêm 13.108 thẻ ATM, nâng tổng số đến
nay được gần 43.000 thẻ, so với năm 2008 lượng thẻ phát hành tăng 246 thẻ, hiện
tại Chi nhánh có mạng lưới 11 máy ATM. Phát hành trong 74 thẻ tín dụng quốc tế,
tăng 43 thẻ so với năm 2008, phát triển được 10 cơ sở chấp nhận thẻ. Đã thực hiện
thành công Hệ thống Thẻ Tín dụng Quốc tế sang hệ thống Switch mới, các sản
phẩm mới về thẻ như: 12 con giáp và nhiều dịch vụ tiện ích khác khi dùng thẻ.
2.2.6 Công tác tiền tệ kho quỹ
Công tác Tiền tệ kho quỹ luôn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách
hàng, thu chi kịp thời đúng quy trình, không để xảy ra mất an toàn kho quỹ. Chấp
hành nghiêm túc địn mức tồn quỹ theo quy định, tổ chức thu tiền lưu động theo
yêu cầu khách hàng và quản lý tốt tài sản thế chấp và chứng từ có giá.
- Tổng thu tiền mặt 5.334 tỷ đồng, tổng chi 5.922 tỷ đồng. Thực hiện tốt
công tác điều hòa tiền mặt trong hệ thống và giao dịch tiền mặt với
NHNN.
- Phát hiện và thu giữ 4,260 ngàn đồng tiền giả, nộp về NHNN theo quy
định.
SV: Nguyễn Thị Hảo 13 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
- Doanh số trả tiền thừa cho khách 449,670 ngàn đồng (309 món), có 2 cán
bộ trả món cao nhất là 100 triệu đồng và 2 cán bộ trả nhiều món nhất là
12 món.
2.2.7 Kết quả Tài chính
Mặc dù nguồn tăng khá, tín dụng tăng đột biến với chất lượng rất tốt, cùng
với việc thu nợ đã xử lý rủi ro gấp 3,3 lần năm trước nhưng lợi nhuận chỉ đạt
82,750 triệu đồng bằng 93% năm 2008 và bằng 83% kế hoạch được giao, nguyên

nhân chính là do chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào thấp ( có 2 tháng gửi
vốn Trụ sở chính không bù đắp được chi trả lãi). Tuy nhiên, tỷ lệ hoàn thành 83%
kế hoạch của Chi nhánh vẫn khá cao, trong khi tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi
nhuận của khu vực là 78%.
2.2.8 Công tác Thông tin điện toán.
Đảm bảo công tác quản trị hệ thống, quản trị hệ thống mạng và hệ thống
trang thiết bị công nghệ thông tin của Chi nhánh hoạt động ổn định, an toàn, nâng
cao chất lượng dịch vụ. Hoàn thành việc triển khai các ứng dụng mới, nâng cấp
phần mềm và thiết bị, trong năm 2009 có 60 lần cập nhật, chương trình quản lý
công văn, dự án nâng cấp phòng máy chủ…Đồng thời phục vụ tốt các thiết bị,
đường truyền cho việc thành lập mới: Tổ thẻ, PGD Trần Đại Nghĩa, PGĐ Vĩnh
Hoàng và đảm bảo công tác hỗ trợ trong lĩnh vực công nghệ cho các Phòng, Ban,
kịp thời có hiệu quả.
2.2.9 Các mặt công tác khác
 Công tác Tổ chức cán bộ, đào tạo và phát triển mạng lưới
Triển khai thực hiện việc đánh giá phân loại cán bộ, công tác luân chuyển,
quy hoạch, bổ nhiệm các cán bộ công nhân viên được thực hiện theo đúng quy
trình của NHCTVN. Trong năm, xây dựng và ban hành nội quy lao động, Chức
năng nhiệm vụ các phòng ban, tổ chức tốt công tác kiểm tra nghiệp vụ, thi nâng
ngạch cho cán bộ Chi nhánh và cử 103 lượt cán bộ tham gia các chương trình tập
huấn do NHCTVN tổ chức.
 Công tác Lao động tiền lương, thi đua khen thưởng
Là năm thứ hai thực hiện cơ chế phân phối tiền lương mới, Chi nhánh đã
thực hiện công tác tiền lương theo đúng cơ chế, công khai, minh bạch, thực hiện
việc trả lương theo từng vị trí, gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công
việc. Việc áp dụng cơ chế lương kinh doanh của Chi nhánh trên cơ sở cơ chế tiền
lương kinh doanh của NHCTVN quy định được hầu hết CBNV thống nhất và
SV: Nguyễn Thị Hảo 14 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
đồng tình quan điểm, đây chính là đòn bẩy quan trọng tác động đến trách nhiệm,
năng suất và hiệu quả lao đọng của từng người lao động.

Song song với cơ chết chi trả tiền lương, công tác thi đua khen thưởng đã
có những kết quả rõ rệt, tác động tích cực động viên CBNV Chi nhánh hăng say
lao động có kỷ luật có hiệu quả cao, nâng cao ý thức trách nhiệm hoàn thành tốt
các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
2.3 THỰC TRẠNG CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – HAI
BÀ TRƯNG
Từ năm 2005 trở về trước thì chưa có một quy định hay chuẩn mực chung nào cụ
thể về chấm điểm và xếp hạng tín dụng. Thế nhưng đến ngày 16/9/2004 NHNN đã
có công văn số 538/CV-CLPT về việc chấp thuận cho phép NHCTVN ban hành
chính thức sổ tay tín dụng. Hội đồng quản trị NHCTVN đã có quyết định số
163/QĐ- NHCT về việc ban hành sổ tay tín dụng áp dụng cho toàn hệ thống
NHCT, trong đó có chương: “Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách
hàng”, là một trong những chương cơ bản đánh dấu điểm khởi đầu cho việc triển
khai chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại NHCTVN nói chung và chi
nhánh NHCT Hai Bà Trưng nói riêng.
Ngày 30/10/2006 sau nhiều lần khảo sát áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng
khách hàng trong thực tế, kếp hợp nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn chấm điểm, xếp
hạng trong nước và nước ngoài đã ra đời “Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp
hạng khách hàng” mã QT.35.02 (áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp và cá
nhân). Từ đó nó đã trở thành chuẩn mực chung để cán bộ tín dụng dựa vào đó
chấm điểm và xếp hạng khách hàng.
2.4 QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH
HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG – HAI BÀ TRƯNG
 Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng các khách hàng doanh
nghiệp
2.4.1 Thu thập thông tin
Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng
Thông tin sử dụng để chấm điểm và xếp hạng là thông tin tài chính và

phi tài chính) cập nhật đến thời điểm lập báo cáo năm tài chính gần nhất và thông
tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm chấm điểm và xếp hạng
SV: Nguyễn Thị Hảo 15 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng, CB CĐTD tiến hành điều
tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng từ các
nguồn.
- Hồ sơ do khách hàng cung cấp: Giấy tờ pháp lý, các báo cáo tài chính và các tài
liệu khác
- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng
- Đi thăm thực địa khách hàng
- Các đối tác kinh doanh của khách hàng
- Các tổ chức tín dụng khác mà khách hàng có quan hệ ( nếu có)
- Cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước/ cơ
quan quản lý chuyên ngành.
- Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam
- Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác
- Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp
- Các nguồn khác
2.4.2 Xác định, phân loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Người thực hiện: CB CĐTD
Căn cứ vào ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng trên giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh và/ hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế
của doanh nghiệp, xác định, phân loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp theo bảng sau:
Nông, lâm, ngư nghiệp
Chăn nuôi
Trồng trọt: Cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp…
Trồng rừng
Khai thác lâm sản

Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản
Làm muối
Thương mai, dịch vụ
Cảng sông, biển
Khách sạn, nhà hàng, giải trí, du lịch
Siêu thị, đại lý phân phối, kinh doanh bán buôn, bán lẻ các loại nông sản, lâm sản, thủy sản, thực
phẩm, rượu bia, nước giải khát, dược phẩm, vật liệu xây dựng, hóa chất…
In ấn, xuất bản sách, báo chí
Sửa chữa nhà cửa, các loại máy móc, phương tiện giao thông
Chăm sóc sức khỏe, làm đẹp
Tư vấn, môi giới
Thiết kế thời trang, gia công may mặc
Bưu chính viễn thông
Vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, đường sát, hàng không.
Vệ sinh môi trường, văn phòng…
Xây dựng
Hạ tầng giao thông, khu công nghiệp
Hạ tầng đô thị, nhà ở
Xây lắp ( xây dựng cơ bản)
SV: Nguyễn Thị Hảo 16 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B
Công nghiệp
Chế biến các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát
Sản xuất thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựng, hóa chất,
hàng tiêu dùng, hàng mỹ phẩm, mỹ nghệ, nguyên vật liệu cho các ngành khác.
Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải
Sản xuất điện, khí đốt
Khai thác khoáng sản
Khai thác than, vật liệu xây dựng, dầu khí…
Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì ngành nghề
nào đem lại trên 50% doanh thu hàng năm được xem là ngành sản xuất kinh doanh

chính của doanh nghiệp. Trường hợp không có ngành nghề nào đáp ứng được điều
kiện trên, NHCV được lựa chọn ngành nghề có tiềm năng nhất theo kế hoạch và
xu hướng phát triển của doanh nghiệp là ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh
chính.
2.4.3.Chấm điểm và xác định quy mô của doanh nghiệp
Người thực hiện: CB CĐTD
Các tiêu chí sử dụng để chấm điểm và xác định quy mô doanh ngiệp gồm:
Nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp NSNN,
trong đó:
- Nguồn vốn kinh doanh: Là tổng giá trị vốn đầu tư của chủ sơ hữu, thặng dư vốn cổ
phần và vốn khác của chủ sở hữu.
- Lao động: Là số lao động thực tế sử dụng ( được nêu tại thuyết minh báo cáo tài
chính, hoặc các nguồn khác) tính bình quân trong 3 năm gần nhất. Trường hợp
doanh nghiệp có thời gian thành lập và hoạt động dưới 03 năm thì tính bình quân
lao động trong cả thời gian hoạt động
- Giá trị nộp NSNN: Lấy theo số thực nộp vào NSNN phát sinh trong năm ( không
kể số thiếu của kỳ trước nộp vào kỳ này) bao gồm các loại thuế và các khoản nộp
khách theo quy định của Nhà nước trong năm báo cáo ( không tính các khoản thuế
xuất nhập khẩu, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tiền
phạt, phụ thu).
Tiến hành chấm điểm quy mô doanh nghiệp theo bảng sau:
STT Tiêu chí Trị số Điểm
1
Nguồn vốn kinh doanh
Từ 50 tỷ đồng trở lên 30
Từ 40 tỷ đồng trở lên 25
Từ 30 tỷ đồng trở lên 20
Từ 20 tỷ đồng trở lên 15
Từ 10 tỷ đồng trở lên 10
Dưới 10 tỷ đồng 5

2
Lao động
Từ 1500 người trở lên 15
Từ 1000 người trở lên 12
Từ 500 người trở lên 9
SV: Nguyễn Thị Hảo 17 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48B

×