Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.17 KB, 2 trang )
MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VẤN ĐỀ
QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN SỰ BIẾN ĐỘNG TSCĐ HỮU HÌNH
TRONG DOANH NGHIỆP
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH
THEO CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
Những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự đổi
mới sâu sắc của cơ chế kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và chế độ
kế toán quy định việc hạch toán TSCĐ đã không ngừng được hoàn thiện và
phát triển, góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng
quản lý tài chính quốc gia, quản lý doanh nghiệp.
1. Những ưu điểm:
Quy định của chế độ kế toán hiện hành đối với việc hạch toán TSCĐ trong
doanh nghiệp nhìn chung đã phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam, đã vận dụng có chọn lọc những chuẩn mực Quốc tế về kế toán đồng
thời cũng phù hợp với yêu cầu về trình độ quản lý kinh tế tài chính của doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay và bộc lộ nhiều ưu điểm như dễ làm, dễ hiểu, minh
bạch, công khai, dễ kiểm tra, kiểm soát, cụ thể:
- Về phân loại TSCĐ hữu hình: Qua cách phân loại TSCĐ hữu hình qua các
tiêu chí, doanh nghiệp có thuận lợi hơn trong việc nắm được tổng quát tình
hình, cơ cấu những TSCĐ hiện có. Trên cơ sở đó giúp cho công tác quản lý
TSCĐ cũng như vốn cố định trong và ngoài sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp để từ đó có biện pháp tăng cường khai thác năng lực của TSCĐ hiện có
cũng như quản lý TSCĐ chặt chẽ hơn.
- Về kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình: Bao gồm việc đánh số TSCĐ, ghi sổ
đăng ký TSCĐ, thẻ TSCĐ giúp cho công tác quản lý hạch toán TSCĐ trong các
doanh nghiệp thuận lợi hơn.
KẾT LUẬN
TSCĐ là cơ sở vật chất không thể thiếu được trong quá trình sản xuất
kinh doanh nói riêng và nền kinh tế nói chung. Việc theo dõi phản ánh đầy đủ
tình hình hiện có, tăng giảm khấu hao, sửa chữa TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng
của công tác kế toán, tổ chức công tác hạch toán TSCĐ tốt không chỉ góp phần