Tải bản đầy đủ (.docx) (207 trang)

Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.35 KB, 207 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


VŨ THỊ NHƢ HOA

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG PHẢN
BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ
QUỐC VIỆT NAM Ở NƢỚC TA HIỆN
NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOỌC: GS.TS.

HÀ NỘI - 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


VŨ THỊ NHƢ HOA

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG PHẢN BIỆN XÃ
HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM Ở
NƢỚC TA HIỆN NAY


Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Phùng Hữu Phú

HÀ NỘI - 2013

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................

1.

Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................

4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................


5.

Đóng góp mới về khoa học của luận án ........................................................

6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .......................................................

7.

Kết cấu của đề tài ..........................................................................................

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ..................................................................................................................

1.1. Những công trình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài .......................
1.2. Những công trình nghiên cứu trong nƣớc ...............................................
Tiểu kết Chƣơng 1 .............................................................................................
Chƣơng 2: PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM –
MỘT SỐ VẤN ĐÊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................

2.1. Lý luận chung về phản biện xã hội ...........................................................

2.1.1. Khái niệm “phản biện” và “phản biện xã hội” ..................................

2.1.2. Cơ chế và điều kiện phản biện xã hội .............................................
2.2. Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .................................

2.2.1. Vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .................


2.2.2. Đối tượng, phương thức PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .....

2.2.3. Xác định chất lượng PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ...........
Tiểu kết Chƣơng 2 .............................................................................................
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CHẤT LƢỢNG PHẢN BIỆN
XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ..........................................

3.1 Hoạt động PBXH của MTTQ Việt Nam trong quá trình đổi mới ..........

3.1.1 Trước “Đổi mới” ................................................................................
3


3.1.2 Từ Đại hội VI của Đảng đến nay............................................................................. 105
3.2 Đánh giá chung về hoạt động và chất lƣợng PBXH của MTTQ Việt Nam 130

3.2.1 Những kết quả và hạn chế, bất cập trong hoạt động và chất lượng
PBXH của MTTQ Việt Nam.................................................................................. 130
3.2.2 Nguyên nhân của kết quả và hạn chế, bất cập.................................................. 138
Tiểu kết Chƣơng 3.......................................................................................................................... 141
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM......143

4.1 Phƣơng hƣớng chung.......................................................................................................... 143
4.1.1 Bối cảnh thời kỳ mới yêu cầu nâng cao chất lượng PBXH.......................143
4.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng PBXH của MTTQ Việt Nam.............153
4.2 Một số giải pháp chủ yếu.................................................................................................... 164
4.2.1 Nâng cao nhận thức về PBXH của MTTQ Việt Nam.................................. 164
4.2.2 Thể chế hoá PBXH thành luật.................................................................................. 167

4.2.3 Củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức và đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động đảm bảo thực hiện tốt PBXH.......................................................... 172
4.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của MTTQ Việt Nam....................175
4.2.5 Đảm bảo các điều kiện vật chất............................................................................. 178
Tiểu kết Chƣơng 4.......................................................................................................................... 179
KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 182
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN............................................................................................................................................... 185
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 186

4


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phản biện xã hội (PBXH) là một trong những động lực chính trị, tinh
thần, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội. PBXH là một hoạt động trong
tiến trình hoàn thiện thiết chế dân chủ và tối đa hóa nguồn trí tuệ, sức sáng
tạo của các chủ thể đa dạng trong xã hội tham gia vào quá trình ra quyết định.
Ở nước ta, mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước đều hướng đến phục vụ lợi ích của nhân dân, vì sự phát triển chung của
đất nước. Vì vậy, những chính sách và pháp luật sẽ sớm đi vào cuộc sống,
phát huy hiệu quả khi được nhân dân và các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội
phản biện (PB). Về bản chất, PBXH là một phương thức phát huy dân chủ
XHCN, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện ý thức trách nhiệm
của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước, góp ý kiến đối với cán
bộ, công chức và các cơ quan Nhà nước. Nhân dân không chỉ có quyền, mà
còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước. PBXH là một nhu cầu cần thiết và là đòi hỏi bắt

buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan liêu,
tham nhũng… Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng
định: “Nhà nước ban hành và bổ sung pháp luật để Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và PBXH”[35, tr.43]. PBXH
ở nước ta là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong điều
kiện một đảng cầm quyền, làm cho đường lối, chủ trương của Đảng thể
5


hiện một cách đúng đắn nhất, đầy đủ nhất nguyện vọng của quần chúng nhân
dân. PBXH đã trở thành một chủ trương của Đảng, nhằm “xây dựng và từng
bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về
nhân dân”.
Với tư cách là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng rãi
của mọi đối tượng, tầng lớp dân cư trong xã hội, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ)
Việt Nam có trách nhiệm đóng góp xây dựng dân chủ XHCN và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện PBXH đối với những vấn đề, nội
dung liên quan đến lợi ích, quyền lợi của các tầng lớp nhân dân trong chủ
trương, chính sách, pháp luật, các chương trình, đề án lớn… của Đảng và Nhà
nước. Những năm qua, hoạt động giám sát, PBXH của MTTQ Việt Nam đã
đạt được một số kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có tác động tích
cực đến việc tăng cường trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân;
tăng tính năng động, nhạy bén và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý; mở rộng môi trường văn hóa tranh luận trong xã hội… Tuy nhiên,
mặc dù đã có chủ trương của Đảng từ Đại hội X (2006), đến nay PBXH của
MTTQ Việt Nam vẫn chưa được chính thức thể chế hóa trong luật pháp; chưa
hình thành cơ chế cho PBXH của Mặt trận; vẫn còn có nhận thức chưa đúng
về PBXH nói chung, về PBXH của Mặt trận nói riêng, dẫn đến e ngại, thậm
chí kỳ thị PBXH… Thực tế, đến nay PBXH ở nước ta mới ở những bước đi

đầu tiên, chưa hoàn thiện, đầy đủ và gặp không ít khó khăn, lực cản. Hệ quả
là chất lượng PBXH, nói chung, PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nói
riêng, còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của xã hội.
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển chiến lược mới
với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Phát huy cao nhất trí tuệ, tâm lý, ý thức trách nhiệm của nhân dân
trong việc xây dựng Đảng, Nhà nước thông qua Mặt trận Tổ quốc có ý nghĩa rất

6


quan trọng. Do vậy, nâng cao chất lượng PBXH của Mặt trận là đòi hỏi tất yếu
và cấp thiết, không chỉ có ý nghĩa nâng cao vị thế của Mặt trận trong hệ thống
chính trị (HTCT) và trong xã hội, mà quan trọng hơn là qua hoạt động PBXH để
thực hiện và phát huy tích cực quyền làm chủ thực sự của nhân dân.

Nhận thức rõ tính cấp thiết của đề tài, tôi chọn vấn đề “Nâng cao
chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở nước ta
hiện nay” làm đề tài Luận án tiến sỹ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục đích
Luận giải cơ sở khoa học của phương hướng và giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
b) Nhiệm vụ
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề PBXH và tiêu
chí đánh giá chất lượng PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Thứ hai, khảo sát, phân tích thực trạng PBXH của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Thứ ba, đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm

nâng cao chất lượng PBXH của MTTQ Việt Nam giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên
cứu a) Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng PBXH của MTTQ Việt Nam trong quá trình ban hành và thực

hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b) Phạm vi nghiên
cứu * Về không gian
- Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng và đánh giá chất lượng
PBXH của MTTQ Việt Nam ở cấp Trung ương (Ủy ban Trung ương MTTQ
Việt Nam); cấp địa phương chỉ đề cập ở mức độ nhất định. Nghiên cứu chất

7


lượng PBXH của một số thành viên cơ bản của MTTQ Việt Nam (các đoàn
thể chính trị - xã hội, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật…).
*

Về thời gian

Tập trung nghiên cứu trong thời kỳ đổi mới (từ Đại hội VI của Đảng);
chủ yếu là từ năm 2001 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên
cứu a) Cơ sở lý luận
Đề tài quán triệt và vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, thực hiện quyền lực của nhân dân lao động và
việc kiểm soát quyền lực; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta.


b) Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Đề tài luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng nguyên lý và
phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
-

Phương pháp nghiên cứu chung

Phân tích, so sánh, tổng hợp, logíc - lịch sử; trừu tượng hóa,…; kế
thừa thành quả các công trình đã có về phản biện xã hội.
-

Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên
ngành chính trị học, xã hội học, luật học.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về PBXH và vai trò của
MTTQ
-

Bước đầu xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng PBXH của

MTTQ Việt Nam.

8


-


Đánh giá khái quát chất lượng PBXH của MTTQ Việt Nam trong

thời kỳ đổi mới và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng PBXH của MTTQ
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
-

Lần đầu tiên ở Việt Nam, một luận án tiến sỹ đề cập đến vấn đề chất

lượng PBXH của MTTQ Việt Nam, đặt ra hướng nghiên cứu mới trong
chuyên ngành Chính trị học.
-

Đề xuất định hướng, quan điểm chỉ đạo và giải pháp cơ bản nâng

cao chất lượng PBXH của MTTQ Việt Nam hiện nay.
-

Làm tài liệu tham khảo chuyên ngành Chính trị học cho những đối

tượng quan tâm vấn đề PBXH; phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và
học tập ở hệ thống các Học viện thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh và các trường đại học ở Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận án gồm 4 chương 8 tiết.

9



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và
các tổ chức chính trị - xã hội là một trong những hướng nghiên cứu trọng
điểm của lý luận về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta thời kỳ đổi mới.
Hơn 25 năm qua, công tác nghiên cứu về Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội đã thu được những thành tựu khoa học đáng kể, trong đó có việc
nghiên cứu về hoạt động PBXH của MTTQ Việt Nam. Từ khi Văn kiện Đại
hội X của Đảng nêu rõ, Nhà nước ban hành cơ chế PBXH của MTTQ Việt
Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đã có nhiều công trình, bài viết về PBXH
nói chung và PBXH của MTTQ Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, sau khi Tạp chí
Mặt trận và Báo Đại đoàn kết - cơ quan ngôn luận của MTTQ Việt Nam mở
diễn đàn trao đổi về vấn đề PBXH, đã có rất nhiều ý kiến của các nhà khoa
học, các vị lão thành cách mạng, các cán bộ hoạt động thực tiễn… tham gia
thảo luận vấn đề PBXH.
Để thực hiện đề tài “Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam ở nước ta hiện nay”, tác giả tiếp cận với các công
trình liên quan trực tiếp sau:
1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC HỌC GIẢ NƢỚC NGOÀI

Cuốn sách Interpetation and Social Criticism (Chú giải và Phản biện
xã hội), của tác giả Michael Walzer (Havard University Press) đã làm sáng tỏ
hoạt động PBXH, đồng thời đưa ra một khuôn khổ triết lý để hiểu PBXH là
một hoạt động xã hội. Cuốn sách phản ánh thực tiễn PBXH, giải thích nó và
hình thành các chuẩn mực đạo đức của PBXH. Cuốn sách còn đề cập tới
những tranh luận đương đại cả ở châu Âu và Bắc Mỹ về PB, lý thuyết và vai
trò của trí thức trong việc hình thành các phong trào xã hội và tạo nên sự thay
10


đổi xã hội. Trên nền tảng chung này, PBXH được nhìn nhận ở nhiều cấp độ

khác nhau, cấp vĩ mô là sự hình thành, phát triển các lý thuyết, hệ tư tưởng xã
hội khác với các lý thuyết, hệ tư tưởng đang giữ vai trò chủ đạo trong xã hội.
Ở cấp độ vi mô là sự phê bình, phản ánh, chỉ trích một đường lối, chính sách
cụ thể của nhà nước hoặc các hoạt động của nhà nước, đảng chính trị, phong
trào xã hội, ở các cách nhìn, tiếp cận khác nhau.
Brooke. A Ackerly với cuốn sách

Political Theory and Feminist

social Criticism (Lý thuyết chính trị và phản biện xã hội của phái nữ quyền),
(Cambridge university press), 2000, đã chứng minh sự hạn chế của lý thuyết
dân chủ thảo luận hiện đại, thuyết tương đối và bản chất luận trong việc định
hướng cho thực tiễn PBXH trên thực tế một thế giới không hoàn hảo. Tác giả
vạch ra những hàm ý về mặt lý thuyết từ hoạt động của phụ nữ ở thế giới thứ
ba, chuyển tải tới công chúng tiếng nói của phụ nữ bị che khuất bởi sự áp đặt.
Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến tiếng nói này với vai trò của PBXH, đồng
thời đưa ra một mô hình PBXH có tính khả thi trong thực tế; đề xuất sự PB
của phụ nữ cần được tổ chức để đạt được những gì mà các nhà lý thuyết đã
chỉ ra trong lý luận được thực hiện ở các nước thế giới thứ ba. Lý thuyết dân
chủ thảo luận trở thành một lý thuyết phê phán - có thể hành động, mạch lạc,
chặt chẽ và có thể tự phản ánh.
The idea of civil society (Tư tưởng xã hội công dân), của Adam B.
Seligman, Princeton University Press, 1995; John A. Hall, Civil Society (Xã
hội công dân), Polity Press , 1995: đa ̃bàn luâṇ vềsư h ̣ inhh̀ thành , phát triển
của xã hội công dân, trong đo nhấn manḥ sư r ̣ a đơi cua cac tổchưc chinh trị xã hội là một tất yếu khách quan
nhà nước và thị trường . Xã hội đã phát triển khi có nhà nước
nươc cung sai lầm , chuyên chế,
́́

́ ̃


triển cua xa hôị. Mơ rông ̣ tư ̣do phat triển kinh tếthi ̣trương ,
́̉

́ ̃


của nhà nước , nhưng đến lươṭ nó , thị trường cũng dẫn đến những khủng
hoảng, thất baịcần phải cósư ̣khắc phuc ̣ của nhànước . Nhà nước lẫn thị
trường cuối cùng vâñ cónhững khiếm khuyết, thất baị, cần cómôṭsư ̣bổsung
hoàn chỉnh hơn đó là xã hội công dân . Trên cơ sởđó, các tác giả lâp ̣ luâṇ về
vai trò, chức năng của xã hội công dân , một trong nh ững chức năng quan
trọng là tham gia thể hiện tiếng nói , chính kiến của mình đối với những vấn
đề chính trị, đối với nhà nước. Để thực hiện được chức năng PBXH của mình
đối với nhà nước, bản thân xã hội công dân cũng phải tự hoàn thiện mình ở
các khía cạnh và mức độ khác nhau. Đó là sự độc lập, tự chủ và tự nguyện của
các tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức và hoạt động của mình. Thông qua
môi trường này, các cá nhân tự rèn luyện và học hỏi tinh thần trách nhiệm tập
thể, khả năng thực hiện dân chủ trong phạm vi tổ chức, từ đó hình thành các
giá trị, chuẩn mực của tổ chức mà các thành viên đều có thể chia sẻ, theo
đuổi. Trên cơ sở đó, hình thành những quan điểm chung, thái độ và hành vi
nhất định đối với những đường lối, chính sách cụ thể của nhà nước. Chính sự
tham gia phản ánh nhiều chiều hướng của các tổ chức chính trị - xã hội đã tạo
nên hệ thống phản hồi, hình thành cơ sở dữ liệu đầu vào đa dạng cho việc
hình thành và điều chỉnh việc thực thi các chính sách của nhà nước. Xã hội
công dân vì vậy được nhìn nhận là yếu tố hỗ trợ, bổ sung cho các khiếm
khuyết của nhà nước và thị trường.
The Governmental Process (Các quá trình của chính phủ), của David
B.Truman, New York: Alfred A. Knopf, Inc. 1951, Dilemmas of Pluralist
democracy (Những nan giải của nền dân chủ đa nguyên), của Robert A.Dahl,

Jale University Press 1982: Các tác giả này được xếp vào những nhà tư tưởng
theo chủ nghĩa đa nguyên. Các tác phẩm này đã đi sâu phân tích sự hình
thành của các nhóm lợi ích, các tổ chức chính trị - xã hội cùng với các quá
trình chính trị của nhà nước. Trong xã hội, hầu hết mọi người dân đều tham
12


gia vào nhiều nhóm tổ chức với những lợi ích khác nhau (thậm chí là không
tương hợp với nhau), nên mỗi một nhóm lợi ích thường có xu hướng tự phân
chia từ bên trong để nắm chắc một phần quyền lực phù hợp với khả năng và
mục tiêu của mình. Vì vậy, định hướng tổng thể đối với chính sách công là
kết quả của hàng loạt những ảnh hưởng từ các nhóm lợi ích đến chính phủ mà không có một nhóm nào có ảnh hưởng tuyệt đối. Chính vì vậy, chủ nghĩa
đa nguyên đánh giá vai trò to lớn của các nhóm lợi ích trong việc ảnh hưởng
đến các quá trình chính sách, và ngay cả bản chất của nhà nước nhìn theo
giác độ này cũng chính là một nhóm lợi ích. Vì vậy, toàn bộ quá trình chính
trị chính là quá trình tương tác, kiềm chế đối trọng giữa các nhóm, tầng lớp
khác nhau trong xã hội.
Tuy nhiên, chủ nghĩa đa nguyên cũng thừa nhận rằng, các tổ chức và
các thể chế có thể có xu hướng “chăm sóc cuộc sống của riêng nó” chính
sách công có thể bị khống chế bởi một vài nhóm lợi ích nào đó có tổ chức và
nguồn lực tốt nhất; hoặc nó cũng có thể bị các thể chế nhà nước điều khiển;
hoặc nó cũng có thể bị giằng co giữa các đối thủ ngay trong khu vực nhà
nước. Quá trình hoạch định chính sách luôn bị ảnh hưởng và hạn định bởi
nhiều yếu tố: sự cạnh tranh chính trị, các chiến lược vận động tranh cử, tri
thức hạn chế, năng lực hạn chế.
Cuốn sách Interest Group Politics (Chính trị của các nhóm lợi ích)
(second edition ) của Allan J . Cigler; Burdett A. Loomis,Washington DC, 2003;
Interest groups and policy making: an new role for select committee (các nhóm
lợi ích và hoạch định chính sách: một vai trò mới cho ủy ban lựa chọn), những
công trình này nghiên cứu vai trò của các nhóm lợi ích trong quá trình hoạch

định chính sách công , từ việc cung cấp thông tin , dữ liệu phản ánh nhiều chiều,
khía cạnh khác nhau của vấn đề chính sách đến sư ̣binh h̀ luâṇ, chỉ trích, phê phán
của các nhóm , phương tiêṇ truyền thông , công luâṇ.

13


Các nhóm cũng thu hút ngày càng lớn sự quan tâm của các nhà nghiên cứu,
các học giả vào những vấn đề của mình và của đời sống xã hội. Tuy nhiên, ở
khía cạnh khác trong mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích và các ủy ban trong
quá trình hoạch định chính sách cũng có thể dẫn tới sự thông đồng giữa nhóm
lợi ích và các quan chức nhà nước. Các nhóm lợi ích có thể cam kết ủng hộ
nhất định về phiếu cử tri, sự quyên góp tài chính cho hoạt động đảng phái,
vận động tranh cử và đổi lại, các nhà lập pháp ở các ủy ban có thể ra những
chính sách, quyết định thiên vị cho lợi ích của các nhóm này.
Cuốn sách Interest - Group Politics in France (Chính trị của các
nhóm lợi ích ở Pháp), của Frank L.Wilson. Cambridge University Press 1987
đa tổng quan vềcac nền chinh tri ̣nhom lơị ich ở các n ước dân chủ phương
́ ̃
Tây, cấu truc cua nền chinh tri
́́

lơị ich trong nền chinh tri
́́
lý thuyết nhóm lợi ích , mối tương quan cua nhóm lợi ích với nền dân chủ đại
diêṇ. Qua đo thểhiêṇ vai tro quan trong ̣ cua

́́
chưc chinh tri
́́

́́
luận nền tảng, lý thuyết chung về vai trò của các nhóm lợi ích trong nền dân

chủ, cuốn sách cũng chỉ ra những đặc điểm của các nhóm lợi ích trong nền
chính trị Pháp và các chế định tương ứng của một nền dân chủ theo xu hướng
liên minh đảng phái nổi bật.
Cuốn sách Mobilizing Interest Groups in America (Huy động các
nhóm lợi ích ở Mỹ), của Jack L . Walker, Jr. The University of Michigan
Press, 1991 đa ̃tiếp câṇ khảnăng huy đông ̣ của các nhóm lơị ich́ chinh́ tri ợ̉
Mỹ: nguồn gốc hinhh̀ thành vàsư ̣phát triển cũng như các con đường tác động
đến nền chính trị Mỹ . Đặc biệt, các tác giả nhấn mạnh vai trò của nhóm lợi
ích như là một cạnh của tam giác sắt quyền lực trong thể chế chính trị đại
diêṇ; trong quan hê ̣này, các nhóm lợi ích vừa có khả năng PBXH, vừa cóthể
14


vâṇ đông ̣, thương thuyết vàthỏa hiêp ̣ với các chủthểquyền lưc ̣ khác trong
quá trình ra quyết định chính trị . Các tác giả cũng đã chỉ ra ba mô hình huy
đông ̣ chinh tri ̣cua cac nhom lơị ich nhằm lam
́́

mình trong tương tác với nhà nước
động chính trị vẫn là hoạt động có ưu thế của những người có tiền và địa vị
trong nền dân chủ Mỹ. Các nhóm lớn, có thế lực trong xã hội bao giờ cũng
hình thành được những nhóm lợi ích có tổ chức và nguồn lực mạnh, có tiếng
nói mạnh mẽ và khá trực tiếp đến các cơ quan công quyền. Trong khi đó,
những nhóm nhỏ và yếu thế thường bất lợi hơn trong việc cạnh tranh đưa
tiếng nói của mình đến được các cơ quan này.
Lobbying for the Public Interest: Interest Group Subsidies to
Legislative Overseers (Vận động cho lợi ích công: sự hỗ trợ của các nhóm lợi

ích cho những người giám sát lập pháp), của Richard I . Hall and Kris Miler,
University of Michigan, 2001, cho thấy sự phản ứng của các quan chức đươc ̣
bầu là vấn đề căn bản trong nghiên cứu về các thể chế dân chủ . Công trình
nghiên cứu tập trung về vấn đề mang tính hành vi, xem xét quyết định của
các nhà lập pháp ở phương diện cá nhân để hình thành việc kiểm soát bằng
cách can thiệp đến các quan chức ra quyết định. Công trình nhấn mạnh đến
vai trò của các nhóm lợi ích tham gia hoạt động giám sát. Công chúng cũng
như các nhóm tư nhân hỗ trợ các nỗ lực giám sát của các đồng minh của
mình ở Quốc hội.
Polity and group diffirence: A Critique of the Ideal of Universal
Citizenship (Sự khác biệt giữa chính thể và nhóm: Sự phê phán tư tưởng công
dân phổ quát), của Iris Marion Young , Chicago Journals, vol 99 no 2, Jan 1989,
Trong khi thưc ̣ hiêṇ PBXH, các tổ chức xã hội là đa nguyên, vì nó là sự phân
mảng của các cá nhân, tạo thuận lợi cho viêc ̣ duy tri h̀sự hợp tác, quân sự và các
nhóm có quyền lực khác. Tuy nhiên, việc PB đòi hỏi phải có tự do ngôn

15


luận, (đặc biệt là tự do báo chí) và tự do liên hiệp như các bảo đảm về sự tự
hoàn thiện, nâng cao dân trí, nâng cao trách nhiệm xã hội của cá nhân, vốn là
các điều kiện thiết yếu của tiến trình hoàn thiện dân chủ.
Resource Mobilization and Social Movements: A partial theory (Huy
động nguồn lực và phong trào xã hội: Lý thuyết bộ phận), của John
D.McCarthy, American Journal of Sociology, Vol 82, No 6, May 1977. Công
trình nghiên cứu này tập trung phân biệt giữa phong trào xã hội và một tổ
chức phong trào xã hội, đưa ra vấn đề về sự liên quan của các nhà khoa học
chính trị về chủ thể nhóm lợi ích. Công trình nghiên cứu đặt ra vấn đề cần
được làm sáng tỏ là tổ chức phong trào xã hội có phải là một nhóm lợi ích?
Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên thế giới hầu như không có

môṭcông trinhh̀ nào bàn riêng vềvai tr ò PB của các tổ chức chính trị - xã hội,
mà nó được đề cập đến trong các nghiên cứu về các thể chế chính trị , quá
trình chính trị , chính sách công , huy đông ̣ xa h ̃ ôị… PB chỉ là một nhiệm vụ
trong môṭchuỗi các hoaṭđông ̣ kh ác để thực hiện mục tiêu của các tổ chức này
trong xã hội, cho nên nóluôn gắn với các muc ̣ tiêu cu ̣thể, và để đạt mục tiêu
này thich̀ ần cóPB, do vâỵ it́ khi PB đứng tách ra riêng re. ̃
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC

1.2.1 Những nghiên cứu về PBXH


Việt Nam, vấn đề PBXH chưa được nghiên cứu một cách có hệ

thống và đầy đủ. Bước đầu, vấn đề PBXH được đề cập ở một số công trình
nghiên cứu, như cuốn sách: “Câu hỏi đặt ra từ cuộc sống: Phản biện xã hội”
của TS. Trần Đăng Tuấn, Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2002; sau đó, được
trích đăng trên Tạp chí Cộng sản số 17 (tháng 9/2006) với tiêu đề “Phản biện
xã hội: một số vấn đề chung” và “Phương thức thực hiện phản biện xã hội” số 23 (tháng 12/2007); “Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền”

16


của Hồ Bá Thâm và Nguyễn Thị Tường Văn, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội, năm 2010. Đây là 2 cuốn sách bàn về vấn đề PBXH được xuất
bản ở Việt Nam. Các cuốn sách đã luận giải dưới nhiều góc độ khác nhau về
những vấn đề chung của PBXH, như phân tích khái niệm PB, PBXH, chủ thể,
nội dung, phương thức thực thi PBXH…Các tác giả đã nhìn nhận vai trò
quan trọng của PBXH trong xây dựng chế độ dân chủ hiện đại và dân chủ
pháp quyền trong mọi chế độ xã hội; đặc biệt là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân. Khẳng định mối quan hệ giữa

PBXH với xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền; từ đó, nhấn mạnh vai trò
của xã hội dân sự trong xây dựng nhà nước pháp quyền, trong thực hiện
PBXH, đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa xã hội và nhà nước, dân chủ pháp
quyền với vấn đề phát triển bền vững về kinh tế - xã hội. Vì vậy, các tác giả
cho rằng, để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, cần nâng
cao vai trò PBXH, đặc biệt là trong điều kiện một đảng cầm quyền duy nhất ở
Việt Nam; từ đó, các tác giả đưa ra 05 giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò
PBXH, phục vụ cho tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, trong cuốn sách của Trần Đăng Tuấn, bên cạnh việc đưa ra
những vấn đề về PB, PBXH như là một hiện tượng tự nhiên trong xã hội, một
đòi hỏi tự nhiên từ thực tiễn cuộc sống, đặc biệt trong điều kiện phát huy và
mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta; tác giả đã phác họa
những hiện tượng PBXH trên các mặt của đời sống xã hội (như “An sinh xã
hội”, “Xung đột lợi ích”, …). Do đó, cuốn sách mới chỉ đưa ra và khẳng định
cần phải có PBXH trong thực tiễn cuộc sống, mà chưa lý giải một cách sâu
sắc mang ý nghĩa lý luận về hoạt động PBXH ở nước ta hiện nay. Bên cạnh
đó, cuốn sách “Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền” của Hồ
Bá Thâm và Nguyễn Thị Tường Văn, đã khảo sát nghiên cứu thực trạng
PBXH (trên các vấn đề tham nhũng, vấn đề đất đai, vấn đề ô nhiễm môi
17


trường, vấn đề giáo dục, y tế, vấn đề tai nạn giao thông) của MTTQ Việt Nam
thành phố Hồ Chí Minh - như là một mô hình về PBXH ở Việt Nam; từ đó,
chỉ ra những khó khăn trở ngại khi thực hiện PBXH ở nước ta hiện nay (điều
kiện kinh tế - xã hội; thiết chế chính trị; nhân tố tâm lý, nhận thức của người
cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng và của công dân nói chung; về cách làm..).
Cuốn sách cũng tham khảo vấn đề phản biện xã hội ở một số nước TBCN
như Anh, Pháp, Mỹ và các nước ở châu Âu (phần Phụ lục). Khi xác định chủ
thể của PBXH, các tác giả cho rằng, PBXH ở Việt Nam hiện nay là các tổ

chức đại diện cho trí tuệ và quyền lợi của các tầng lớp xã hội như công nhân,
trí thức, thương nhân, nông dân… Trong các tổ chức đó, các tác giả nhấn
mạnh vai trò quan trọng của MTTQ Việt Nam trong việc thực hiện chức năng
PBXH ở nước ta hiện nay. Mặc dù vậy, cuốn sách cũng mới chỉ dừng ở việc
xác định chủ thể PBXH ở nước ta hiện nay là MTTQ Việt Nam và nghiên
cứu thực trạng hoạt động PBXH ở thành phố Hồ Chí Minh, chứ chưa đi vào
phân tích những vấn đề lý luận chung và thực trạng hoạt động của MTTQ
Việt Nam hiện nay, nhất là vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động PBXH của
MTTQ Việt Nam.
Nghiên cứu về giám sát và PBXH có thể kể đến bài nghiên cứu “Một
số vấn đề về giám sát xã hội và phản biện xã hội” của TS. Hoàng Thị Ngân
tại Hội thảo “Vấn đề phản biện và giám sát xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay - thực trạng và giải pháp” của Viện Nghiên cứu xã hội thành phố Hồ
Chí Minh, năm 2007, trình bày khái lược về các vấn đề như khái niệm, nội
dung, mục đích và hậu quả, đặc trưng, vai trò, ý nghĩa của giám sát và
PBXH. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong thực tiễn
giám sát xã hội và PBXH.
Đặc biệt, phải nói đến công trình nghiên cứu công phu “Các hình
thức và giải pháp thực hiện giám sát xã hội và phản biện xã hội đối với tổ
18


chức và hoạt động của hệ thống chính trị” (thuộc Chương trình khoa học và
công nghệ KX10.06-10) của PGS.TS Trần Hậu (2009). Công trình đã nghiên
cứu luận giải khái niệm giám sát xã hội và PBXH; phân tích bản chất và
những đặc trưng cơ bản của hoạt động giám sát xã hội và PBXH, vai trò và
tác dụng của nó đối với quyền lực chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân trong điều kiện cụ thể của nước ta; xác định các đối tượng tham gia giám
sát xã hội và PBXH (chủ thể, khách thể) và hệ thống các hình thức, giải pháp
thực hiện giám sát xã hội và PBXH. Công trình đã nghiên cứu thực tiễn hoạt

động giám sát và PBXH ở Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến nay; khảo sát
mô hình giám sát và PBXH ở một số quốc gia, như Trung Quốc, Singgapo,
Anh, Mỹ, Pháp…Công trình cũng đã đưa ra cơ chế thực hiện, xử lý kết quả
của giám sát xã hội và PBXH; xác định các giá trị của các kết luận từ kết quả
giám sát xã hội và PBXH, vận dụng chúng để xử lý các tình huống trong thực
tiễn hoạt động của hệ thống chính trị; nghiên cứu những điều kiện đảm bảo
thực hiện giám sát xã hội và PBXH trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ vai trò của nhân dân đối với việc xây dựng và bảo vệ hệ
thống chính trị, công trình đứng trên quan điểm nhân dân, xuất phát từ lợi ích
của nhân dân, dùng những công cụ của nhân dân, phương pháp của nhân dân
… để nghiên cứu việc thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với hệ thống
chính trị. Công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dân chủ hóa trong hệ
thống chính trị; gắn việc nghiên cứu hệ thống chính trị với giám sát và PBXH
trong điều kiện thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Xác định và phân
tích những yếu tố tác động đến dân chủ và hệ thống chính trị, nhấn mạnh nền
kinh tế thị trường, xã hội dân sự là môi trường cần thiết cho việc thực hiện
giám sát và PBXH; từ đó, khẳng định: nói đến hệ thống chính trị dân chủ,
phải thấy rõ mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với sự
tham dự của người dân thông qua hoạt động giám sát và PBXH.

19


Công trình đã đề cập đến nhiều nội dung thuộc nội hàm giám sát và
PBXH như: quan niệm về giám sát và phản biện xã hội, loại hình giám sát và
PBXH, bản chất, vai trò của giám sát và PBXH; đặc trưng, nội dung, phương
thức giám sát và PBXH… Đặc biệt, trong chương 6, công trình đưa ra các
giải pháp thực hiện giám sát và PBXH đối với hệ thống chính trị ở nước ta
hiện nay; dành trọn mục (3.2) bàn về nội dung “MTTQ Việt Nam với vai trò
giám sát và phản biện xã hội”.

Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về giám
sát và PBXH. Tuy nhiên, công trình chỉ nghiên cứu vấn đề giám sát và PBXH
trong hệ thống chính trị nói chung. Do vậy, khi xác định khái niệm PBXH,
công trình đã đi từ sự phân tích các quan niệm khác nhau về PBXH; từ đó, rút
ra những dấu hiệu đặc trưng và nhận xét về PBXH, mà chưa có một khái
niệm chính thức, khái niệm riêng của công trình về PBXH.
Ngoài các công trình nêu trên, còn có những bài viết trên các tạp chí,
báo điện tử, như “Phản biện xã hội” của Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch/Tổng
Giám đốc Invest Consult Group (27/02/2007), http//www.chungta.com;
“Phản biện xã hội và sự phát triển của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Chính
Tâm (Báo Vietnamnet - 9/6/2007); “Về phản biện và giám sát xã hội”
(2007) của TS. Hoàng Hải, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Tạp chí Cộng sản; “Xây dựng cơ chế pháp lý bảo đảm cho nhân dân tham
gia hoạt động giám sát và phản biện xã hội, (2007) của Trương Thị Hồng
Hà, Tạp chí Cộng sản; “Sức mạnh phản biện xã hội” của Diệp Văn Sơn
(6/10/2007), Báo Người lao động… Các bài viết này đã đặt vấn đề, phân tích
hoặc nhận định, bình luận một số mặt, khía cạnh biểu hiện của PBXH ở
nước ta hiện nay. Các bài viết cũng đã luận giải dưới nhiều khía cạnh khác
nhau về khái niệm PB, PBXH; khẳng định vị trí, vai trò của PBXH gắn với
sự phát triển của xã hội, đất nước; PBXH trong điều kiện một đảng cầm

20


quyền ở nước ta; những điều kiện để thực hiện phản biện xã hội ở Việt Nam
hiện nay …
Còn có một loạt các bài viết khác bàn về phản biện và giám sát xã hội
được đăng tải trên các báo, tạp chí: “Phải biết đối thoại, tiếp thu phản biện”
Quý Hiền (8/6/2009), Báo Người lao động điện tử; “Phản biện xã hội”,
Tương Lai (4/10/2009), Báo Người lao động điện tử; “Phản biện để hoàn

chỉnh tư duy”, Chu Thanh Tâm (11/9/2009), Đại đoàn kết; “Phát huy vai trò
giám sát, phản biện xã hội trong sự nghiệp đổi mới”, Trần Quang Hải, Tạp
chí Cộng sản (số 17, năm 2009); “Phản biện xã hội” của Nguyễn Hòa Bình
(24/7/2010), Báo Hà Nội mới; “Phản biện xã hội là chuyện tự nhiên”, Phan
Đình Diệu (17/6/2011), Báo Pháp luật; “Phản biện để xây dựng và đổi mới”,
TS. Phạm Minh Trí (19/02/2012), Báo Tuần Việt Nam; “Phản biện xã hội vì sao?”, Phạm Quang Tú & Đặng Hoàng Giang (12/02/2012), Báo Tuần
Việt Nam…
Các bài viết này khẳng định quan điểm của Đảng về PBXH là đúng
đắn trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đề nghị Đảng, Nhà nước tạo môi
trường, điều kiện, xây dựng cơ chế, pháp luật nhằm thực hiện và nâng cao
chất lượng PBXH nói chung, PBXH của MTTQ Việt Nam nói riêng.
1.2.2 Những nghiên cứu về PBXH của MTTQ Việt Nam
Dưới giác độ nghiên cứu của chính trị học, Luận án tiến sỹ Chính trị
học “Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thọ Ánh, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội (2010), lấy điểm xuất phát quyền lực
nhà nước là của nhân dân, từ nhân dân và do nhân dân; coi giám sát và PBXH
là một trong những phương thức cơ bản để nhân dân kiểm soát quyền lực, là
một yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình thực thi quyền làm chủ của
nhân dân. Trên cơ sở đó, Luận án phân tích, luận giải nội hàm khái niệm
21


giám sát, giám sát xã hội và PB, PBXH … Đặc biệt, Luận án đã tập trung
phân tích mối quan hệ giữa giám sát và PBXH, chỉ ra vai trò của PBXH đối
với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của
Đảng (kể cả đối với công tác tổ chức - cán bộ) và vai trò của giám sát việc tổ
chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định đó. Khi giám
sát phát hiện ra những sai lệch hoặc những điểm không phù hợp với thực tiễn
cuộc sống trong quá trình thực hiện thì nhu cầu PB mới sẽ nảy sinh. Như vậy,

giám sát và PBXH trở thành yêu cầu tất yếu của việc khách quan hóa và hiện
thực hóa những quyết sách chính trị của cơ quan quyền lực.
Luận án cũng nghiên cứu hệ thống giám sát và PBXH ở một số thể
chế chính trị trên thế giới, thấy được tính phổ biến trong các thể chế dân chủ
đều song song tồn tại hai hệ thống giám sát (bên trong và bên ngoài Nhà
nước), đều tồn tại nhiều chủ thể giám sát và PBXH; nhưng mỗi loại hình thể
chế, thậm chí mỗi quốc gia, lại có những phương thức thực hiện giám sát và
PBXH khác nhau. Phân tích hệ thống quyền lực và hoạt động giám sát,
PBXH ở Việt Nam, của các thể chế chính trị ở Việt Nam từ thời kỳ phong
kiến đến nay, Luận án đã luận giải chức năng giám sát và PBXH của MTTQ
Việt Nam trong điều kiện một đảng cầm quyền, khẳng định MTTQ Việt Nam
là chủ thể đặc biệt và nhiều tiềm năng nhất trong giám sát và PBXH. Khảo
sát thực trạng hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam những năm
qua ở nước ta với những ưu điểm, hạn chế, tồn tại, Luận án nêu lên một số
vấn đề đặt ra, như: phạm vi giám sát và PBXH còn bị giới hạn; hoạt động
giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam còn mang tính hình thức, chiếu lệ;
MTTQ Việt Nam chưa thực sự đủ mạnh để thực hiện chức năng giám sát và
PBXH. Từ đó, Luận án đưa ra những dự báo, những quan điểm và hệ thống
các giải pháp nhằm thực hiện chức năng giám sát PBXH của MTTQ Việt
Nam ở nước ta hiện nay. Mặc dù luận án đề cập đến cả hai vấn đề: Giám sát
22


và PBXH - chức năng quan trọng của MTTQ Việt Nam hiện nay, với hướng
nghiên cứu đó đã làm nên giá trị của luận án. Tuy nhiên, luận án mới chỉ phân
tích sâu, nhiều về hoạt động giám sát xã hội và khẳng định vai trò quan trọng
của Mặt trận trong PBXH hiện nay, chưa bàn đến việc làm thế nào để nâng
cao chất lượng PBXH của MTTQ Việt Nam hiện nay?
Đáng chú ý là Trung ương MTTQ Việt Nam đã thực hiện Đề án
nghiên cứu “Phát huy vai trò phản biện xã hội của MTTQ” (năm 2008); nhất

là trong thời gian chuẩn bị cho Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ VII, Ban
Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam chỉ đạo các ban chuyên môn triển khai
thực hiện 05 chuyên đề nghiên cứu, trong đó có chuyên đề “Phát huy vai trò
của MTTQ Việt Nam trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội góp phần
xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh” (do ThS. Nguyễn Văn
Pha - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam, Ban Dân chủ - Pháp luật Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm chủ nhiệm, năm 2009). Có
thể nói, đây là công trình nghiên cứu khá quy mô của Trung ương MTTQ
Việt Nam, tập hợp sự đóng góp ý kiến, các tham luận, thảo luận trong hội
thảo của các nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo các ngành, các cấp, các cán bộ
lão thành cách mạng … Đề án nghiên cứu đã làm rõ quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về Mặt trận trong bối cảnh hiện nay; bên
cạnh đó, cũng đã đánh giá thực trạng thực hiện vai trò, vị trí, chức năng giám
sát và PBXH của MTTQ Việt Nam trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, trong
nội dung chuyên đề, phần nghiên cứu về PBXH của MTTQ Việt Nam vẫn
còn khiêm tốn. Hơn nữa, nội dung chuyên đề nhằm mục đích phục vụ cho
việc thảo luận tại diễn đàn Đại hội (như MTTQ Việt Nam cần làm gì và làm
thế nào để thực hiện nhiệm vụ giám sát và PBXH?) nên tính lý luận của vấn
đề chưa cao.
Sau khi vấn đề phản biện xã hội được đề cập trực tiếp trong Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, tháng 4/2006, Đảng đoàn
23


Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trình Đề án về giám sát, PBXH của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và được Bộ Chính trị tán thành về nguyên tắc. Trên cơ sở
đó, Ban Bí thư có Chỉ thị về “Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các đoàn thể và nhân dân”. Để việc ban hành Chỉ thị này sát
với thực tiễn, tháng 7/2007, Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã
tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các tổ chức thành viên, các vị lão thành cách

mạng và nhiều trí thức. Trong hai ngày 3 và 4/7/2007, Ban Thường trực
UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tổ chức hai hội nghị: Hội nghị với các vị nguyên
là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các vị lão thành cách mạng, nhân sĩ, trí thức và
Hội nghị với lãnh đạo các tổ chức thành viên để nghe ý kiến góp ý vào Đề án
giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam, thực hiện Nghị quyết Đại hội X
của Đảng. Nhân dịp này, Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết và Website Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức đợt góp ý kiến, nhằm góp phần vào việc
hoàn thiện "Đề án phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam". Vì đây là vấn đề
mới và khó, Ban Biên tập đã nêu một số gợi ý để nhân dân trong nước và
đồng bào ta ở xa Tổ quốc có thể góp ý những vấn đề cụ thể sau: 1) Làm rõ
khái niệm "phản biện xã hội". Phản biện xã hội khác gì với "tham gia góp ý
kiến" như lâu nay MTTQ vẫn thực hiện?; 2) Mục đích, yêu cầu và phạm vi
vấn đề phản biện; 3) Vấn đề xây dựng tổ chức và cán bộ của Đảng, Nhà
nước, chính quyền địa phương các cấp, MTTQ phản biện tới mức nào?; 4)
Về cơ chế phản biện: 5) Điều kiện bảo đảm để thực hiện phản biện xã hội
bao gồm những yếu tố gì? Về nhận thức, về thể chế, về nguồn nhân lực, về
kinh phí..; 6) Tổ chức thực hiện; 7) Về mối quan hệ giữa giám sát và phản
biện xã hội. Từ gợi ý đó, đã có nhiều bài viết được đăng trên các báo và tạp
chí; đặc biệt, trên mục Tham vấn & Phản biện của Báo Đại đoàn kết đã đăng
các bài: “Tiếng nói phản biện của Mặt trận phải được pháp luật thừa nhận”
của Nguyễn Khánh - nguyên Phó Thủ tướng - Ủy viên Đoàn

24


Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; “Cần xây dựng đội ngũ có tâm
và có tầm” của GS.Lưu Văn Đạt; “Phản biện là có đồng tình, có phản đối,
có chấp nhận và có bổ sung” của Nguyễn Mạnh Cầm - Chủ nhiệm Hội đồng
tư vấn đối ngoại và kiều bào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; “Làm rõ
mặt trái để làm sáng tỏ mặt phải” của Nguyễn Thị Xuân Mỹ - Chủ tịch Hội

bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam; “Chính dân là người phản
biện” của Đinh Văn Tư - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam
… Ngoài ra, còn có những bài viết trên các tạp chí, báo điện tử, như “Không
lệ thuộc quyền lợi, Mặt trận mới phản biện được tốt” của nguyên Phó Thủ
tướng Nguyễn Khánh (Báo Vietnamnet - 4/7/2007); “Vai trò phản biện của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” của Trần Ngọc Nhẫn (2007), Tạp chí Lý luận
chính trị; “Điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”; “Lại bàn về giám sát và phản biện xã hội
của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Đặng Đình Tân
(08/2008), Tạp chí Dân vận; “Để thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện
của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân” của Minh Đức (05/2008), Tạp chí
Xây dựng Đảng; … Các bài viết này đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng
thực hiện chức năng PBXH của MTTQ Việt Nam trong điều kiện một đảng
cầm quyền ở nước ta hiện nay. Để thực hiện tốt chức năng này, các bài viết
chỉ ra một loạt các điều kiện, như phải luật hóa chức năng PBXH của MTTQ
Việt Nam, phải tạo điều kiện và có cơ chế để MTTQ Việt Nam thực hiện
PBXH trên thực tế; đổi mới phương thức, nội dung hoạt động của MTTQ
Việt Nam, xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận ngang tầm …
Trong cuộc họp Bộ Chính trị ngày 19/3/2009, Đảng đoàn Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã báo cáo Đề án “Về giám sát và
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã
hội và nhân dân”; ngày 3/4/2009 Ban Chấp hành Trung ương ra Thông báo
25


×