Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO HỐI ĐOÁI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN THẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.06 KB, 21 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO HỐI ĐOÁI TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN THẢO.
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN THẢO.
Tên doanh nghiệp: Công ty CP dược phẩm Thiên Thảo
Trụ sở giao dịch: 28\178 Thái Hà – Đống Đa – TP Hà Nội
Điện thoại: 0435370654 Fax:0435370650
Công ty cp dược phẩm Thiên Thảo là pháp nhân theo luật pháp Việt Nam
kể từ ngày đươc cấp đăng ký kinh doanh,có con dấu và tài khoản riêng,hoạt
động theo điều lệ công ty cổ phần và điều luật công ty. ký kinh doanh số:
0102016159 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày : 23/02/2005
Người đại diện : Tô Trương Quyền - Chức vụ : Chủ tịch hội đồnh quản trị
Ngành nghề kinh doanh:
• Buôn bán dụng cụ y tế.
. Bán lẻ dụng cụ y tế trong các cưả hàng chuyên doanh;
.Bán buôn thiết bị y tế.
.Bán lẻ mỹ phẩm (trừ mỹ phẩm có hại cho sức khoẻ con người)
.Bán buôn mỹ phẩm (trừ mỹ phẩm có hại cho sức khoẻ con người)
.Bán lẻ lương thực,thực phẩm;
.Bán buôn thực phẩm;
.Sản xuất thực phẩm đặc biệt như:đồ ăn dinh dưỡng ,sữa và các thực
phẩm dinh dưỡng ,thức ăn cho trẻ nhỏ,thực phẩm có chứa thành phần hóc
môn;
.Doanh nghiệp làm dịnh vụ bảo quản thuốc;
.Doanh nghiệp bán buôn thuốc;
.Nhà thuốc doanh nghiệp;
.Hoạt động tư vấn quản lý doanh nghiệp (không bao gồm tư vấn pháp
luật và tài chính.)
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của công ty sơ đồ
bộ máy tổ chức của công ty
Là công ty chuyên kinh doanh và phân phối dược phẩm phục vụ sức khoẻ
cho moi người nên bộ máy quản lý của công ty phải gọn nhẹ và phù hợp đảm


bảo cho kinh doanh của công ty phát triển.
Tổ chức quản lý bộ máy của công ty :
Chủ tịch hội đồng quản trị, 1 tổng giám đốc,1 phó tổng giám đốc, giám
đốc,các phòng ban có trách nhiệm tham mưu và giúp việc cho ban tổng giám
đốc trong việc gia quyêt định quản lý.
2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy công ty
Hội Đồng Quản trị
Tổng Giám Đốc
Kho
Phòng kế toán
Phòng h nh chính nhân sà ự
PhòngMarketting
Phòng bán h ngà
Phó Tổng Giám Đốc
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.2.2.1 Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc :
- Tổng giám đốc: Phụ trách chung, trực tiếp nắm bắt tình hình tài chính,
đề ra các kế hoạch, giao nhiệm vụ cho cấp dưới và trực tiếp kiểm tra việc thực
hiện.Trực tiếp quản lý các phòng ban chức năng: Phòng tài chính kế toán,
phòng kinh doanh, phòng tài vụ. Đồng thời giám đốc trực tiếp chỉ đạo phó tổng
giám đốc phụ trách kinh doanh.
- Phó tổng giám đốc: Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng,
quý, năm và trực tiếp theo dõi kiểm tra tình hình tiến độ kinh doanh các loại
mặt hàng cũng như mức tăng trưởng của các khu vực thị trường.
2.1.2.2.2. Phòng kế toán tài chính:
Là phòng ban có vị trí rất quan trọng. Kết quả hoạt động của phòng này là
các số liệu làm cơ sở giúp ban giám đốc đưa ra mọi quyết định về quản lý và
kinh doanh.
Nhiệm vụ của phòng:
• Hạch toán kế toán.

• Phối hợp với phòng kinh doanh tổ chức thực hiện hoạt động thu nợ cho
công ty.
• Quản lý, giám sát tình hình tăng giảm khối lượng tài sản của công ty.
• Tiến hành thực hiện khấu hao cho các tài sản cố định.
• Thực hiện các hoạt động lưu giữ số liệu kinh doanh cũng như tình hình
tài sản thông qua phương pháp chứng từ.
• Phân bổ chi phí một cách hợp lý.
• Tiến hành hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho công
nhân viên công ty.
• Xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kì kinh
doanh và mỗi năm tài chính thông qua hệ thống các báo cáo tài chính.
• Thực hiện các nghĩa vụ thuế của công ty đối với nhà nước.
2.1.2.2.3.Phòng bán hàng:
ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Đây là
phòng chủ yếu tiến hành thực hiện các chiến lược của công ty, đồng thời cũng
là nơi tạo ra thu nhập cho công ty.
- Nhiệm vụ của phòng bán hàng:
• Xác định nhu cầu và sự biến đổi nhu cầu của thị trường.
• Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cung ứng sản phẩm cho thị
trường.
• Thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
Phụ trách bán các mặt hàng cuả công ty.
2.1.2.2.4. Phòng maketting:
Phụ trách nhiệm vụ nắm bắt, tìm nguồn hàng cho kinh doanh, phát hiện
và mở rộng các hợp đồng kinh tế, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho kinh
doanh của công ty. Ngoài ra còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch nhập khẩu
hàng theo năm. Giúp đỡ phòng bán hàng.
2.1.2.2.5 Phòng hành chính nhân sự:
Tham mưu cho giám đốc sắp xếp tổ chức bố trí lao động trong công ty về
số lượng, trình độ nghiệp vụ, xây dựng đơn giá tiền lương, bảo hiểm xã hội, lập

kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo cán bộ nâng cao tay nghề cho công nhân.
2.1.2.2.6 Kho:
Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về kiểm tra chất lượng sản phẩm
trước khi nhập kho và xuất kho.
2.1.2. Tổng quan tình hình kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Môi trường kinh doanh của đơn vị
Là công ty dược phẩm chuyên phân phối,kinh doanh thuốc nên khách
hàng của công ty là các nhà thuốc tư nhân,bệnh viện trên toàn quốc.
Vốn điều lệ của công ty ban đầu là 20 tỷ,vốn góp của các cổ đông là 50 tỷ.
Điều kiện cơ sở vật chất văn phòng 200 m2 ,kho chứa 500 m2
Những năm gần đây do nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tăng ,tuổi thọ tăng
vv... các viện đông bệnh nhân nên nhu cầu về thuốc cũng tăng.Do hạn chế về
vốn đầu tư công ty tiến hành đổi mới từng phần từ đó hiệh quả kinh doanh
tăng lên rõ riệt.
2.1.2.2.Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Doanh
thu
Chi phí Lợi
nhuận
Nộp NS Thu nhập
bình quân
NLĐ
2008 80 tỷ 65 tỷ 15tỷ 1.6 tỷ 3.5 triệu
2009 130 tỷ 95 tỷ 35tỷ 1.9tỷ 6 triệu
Số liệu láy từ phòng kế toán công ty
2.1.2.3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
Thành phẩm của công ty 100%là thuốc gồm các loại thuốc kháng sinh,
các loại thuốc bổ...ngoài ra còn có các loại thuốc khác.
* Về mẫu mã: đặc điểm thành phẩm của công ty là đa dạng về mẫu mã: ví

dụ như các loại thuốc kháng sinh thì đóng lọ như Penicillin, Streptomycin..., các
loại thuốc bổ dạng nước thì đóng ống như vitamin B1, vitamin C..., các loại
thuốc bổ và kháng sinh dạng bột khác lại được bao gói bằng nhãn thiếc, túi PE
như Anti CRD, Bcomplex 100g...
* Về số lượng: sản phẩm của công ty được bán và phân phối nhiều hay ít
được căn cứ vào nhu cầu của thị trường ở từng thời kỳ.
Hiện nay những sản phẩm mà công ty đang kinh doanh là:
- Kháng sinh các loại: trên 5 triệu lọ/năm
- Vitamin các loại: 5 triệu ống/năm
- thuốc khác các loại: 800.000 viên/năm
* Về chất lượng: do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, yêu cầu về chất
lượng sản phẩm luôn được tăng lên. Vì vậy, sản phẩm khi kiểm tra ở bộ phận
kho đạt chất lượng loại A mới được nhập kho.
2.1.3. Quy trình nhập khẩu của công ty
Quy trình mua hàng của công ty diễn ra như sau:
B1 Chọn đối tác,chọn mặt hàng hỏi giá:
Công ty đề nghị bên bán báo cho biết về giá cả và các điều kiện để mua hàng.
Nội dung: tên hàng, số lượng, chất lượng, thơì gian giao hàng mong
muốn, quy cách thanh toán.Sản phẩm mà công ty mua là sản phẩm thuộc
ngành dược nên chất lượng là yếu tố vô cùng quan trọng.
B2 Đặt hàng:
Sau khi đã có được những thông tin cần thiết, công ty sẽ đưa ra đề nghị ký
kết hợp đồng dưới hình thức đặt hàng.
B3. Ký kết hợp đồng
Sau khi 2 bên đã thống nhất thoả thuận với nhau về điều kiện giao dịch sẽ
lập một văn bản có chữ ký của hai bên để xác nhân gọi là bản hợp đồng.
2.1.4. Khái quát về môi trường kinh doanh và thị trường của công ty
Công ty cổ phần Dược Phẩm là một đơn vị kinh doanh và phân phôI các
mặt hàng về thuốc phục vụ cho ngành y tế với các thuốc được nhập trực tiếp
của nược ngoài do đó vấn đề chủ yếu của công ty là việc tiêu thụ sản phẩm,

tiếp thị và nghiên cứu phát triển của sản phẩm mới, do đó việc nghiên cứu môi
trương marketing QG là rất quan trọng. Môi trường trong nước là nơi mà
công ty dựa vào nó để tạo ra bàn đạp cho các hoạt động ngoài nước của mình.
Ngoài ra sự vận hành của các thị trường ngoại hối là mối quan tâm trực
tiếp của công ty để hạn chế được những rủi ro trong vấn đề thanh toán các cán
bộ thuộc phòng tài chinhs kế toán phải nắm bắt kịp thời những sự thay đổi về
tỷ giá để trong quá trình ký kết hợp đồng và thanh toán công ty không bị thiệt
hại.
2.1.4.1. Môi trường kinh doanh trong nước
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có môi trường kinh
doanh ổn định trên thế giới . Bởi lẽ nó luôn được chính phủ quan tâm và không
ngừng cải thiện môi trường đầu tư đảm bảo ổn định về chính trị, tăng cường
đầu tư phát triển xã hội, cơ sở hạ tầng nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế đất
nước phát triển nhanh và bền vững. Tuy nhiên do Việt Nam vừa mới chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường chưa lâu . Vì vậy không thể tránh được những
bất cập mà doanh nghiệp đang gặp phải song những vấn đề khó khăn sẽ được
giải quyết và cải thiện tốt hơn.
2.1.4.2. Môi trường kinh doanh của ngành
Do đặc thù doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm .Đây là
một ngành rất nhạy cảm vì nó liên quan trực tiêp đến việc phục vụ sức khoẻ
của con người,đòi hỏi chủng loại phong phú chất lương phảI an toàn tháI độ
phụ vụ phảI tốt. Đang được Nhà nước ưu tiên phát triển .Trong những năm
gần đây, thị trường thuốc ở Việt Nam phát triển rất sôi động. Với chủ trương
chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, có rất nhiều doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác nhau tham gia sản xuất và kinh doanh thuốc, đã
tạo nên một thị trường thuốc phong phú, đa dạng, cơ bản đáp ứng được nhu
cầu thuốc cho công tác phòng và chữa bệnh của nhân dân.
Mức độ cạnh tranh ngày càng lớn giữa các công ty trong đó có công ty
dược phẩm Thiên Thảo không nằm ngoài xu thế đó. Hoạt động chính của buôn
bán phân phối dược phẩm nên phải cạnh tranh rất gay gắt với các công ty

khác trong việc tìm kiếm các sản phẩm có chất lượng tốt,phục vụ nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ của dân, hợp đồng bán hàng , bạn hàng .
Khách hàng của công ty là các bệnh viện nhà thuốc tư nhân.
Nguồn cung ứng do các đối tác công ty trong và ngoài nước có uy tín.
2.1.5. Ngoại tệ và việc quản lý ngoại tệ

×