Tải bản đầy đủ (.docx) (185 trang)

Phong cách nghệ thuật nguyễn huy tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.63 KB, 185 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HUY PHÒNG

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
NGUYỄN HUY TƯỞNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HUY PHÒNG

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
NGUYỄN HUY TƯỞNG
Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số: 62 22 32 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS Phạm Thành Hưng
2. TS. Nguyễn Văn Nam



Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu
trong luận án là trung thực, khách quan,
khoa học và chưa được công bố trong công
trình của các tác giả khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Huy Phòng
NguyÔn Huy Phßng

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp mới của luận án
6. Cấu trúc luận án
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Một số vấn đề về phong cách và phong cách cá nhân nhà văn
1.1.1. Một số quan niệm về phong cách

1.1.2. Về vấn đề phong cách cá nhân nhà văn
1.1.3. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng lý thuyết phong cách ở Việt Nam
1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.2.2. Tình hình nghiên cứu, tiếp nhận sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng


ở Trung Quốc
1.2.3. Những vấn đề đặt ra qua khảo sát tình hình nghiên cứu phong cách
nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng
Chương 2
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
VÀ QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG VỀ NGHỆ THUẬT

2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành thế giới quan và quan
niệm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng
2.1.1. Gia đình, quê hương và thời đại
2.1.2. Con người Nguyễn Huy Tưởng
2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng
2.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
2.2.2. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
2.3. Quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng về nghệ thuật
2.3.1. Về thiên chức cao cả của người nghệ sĩ
2.3.2. Về văn chương và tiêu chuẩn của cái đẹp


2.3.3. Về đặc trưng của thơ và tiểu thuyết lịch sử
Chương 3
NÉT TINH TẾ, TÀI HOA CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG
TRONG KHÁM PHÁ ĐỜI SỐNG LỊCH SỬ - VĂN HÓA


3.1.

Vùng hiện thực thẩm mĩ đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Huy
Tưởng
3.1.1. Cảm thức về truyền thống lịch sử dân tộc
3.1.2. Cảm thức về âm hưởng hào hùng của các cuộc chiến tranh
cách mạng
3.1.3. Cảm thức về vẻ đẹp của Thăng Long - Hà Nội

3.2.

Các kiểu nhân vật tiêu biểu trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởn
3.2.1. Kiểu nhân vật Quân vương, tướng sĩ
3.2.2. Kiểu nhân vật kẻ sĩ Thăng Long
3.2.3. Kiểu nhân vật người phụ nữ
Chương 4
NHỮNG SÁNG TẠO ĐỘC ĐÁO CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG
TRONG PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN

4.1.

Những sáng tạo trong nghệ thuật nghệ hư cấu về đề tài lịch sử

4.2.

Dấu ấn sáng tạo trong sử dụng ngôn từ

4.3.


Những đặc điểm nổi bật trong việc tạo âm hưởng, giọng điệu

4.4.
4.5.

Sự kết hợp hài hòa lối kết cấu cổ điển và hiện đại
Những tín hiệu không gian - thời gian nghệ thuật tiêu biểu

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sự vận động, phát triển của một nền văn học được đánh dấu bằng sự
xuất hiện, định hình của các tài năng văn học, các phong cách nghệ thuật độc
đáo. Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu từng khẳng định, khi một “phong cách lớn ra
đời, đó là một thời kỳ mới của văn học trong quá trình lịch sử” [59, tr.62], vì thế
việc nghiên cứu sáng tác của nhà văn dưới góc nhìn lý thuyết phong cách là
hướng nghiên cứu cần thiết, có tính thời sự để nhận diện, khẳng định những nỗ
lực sáng tạo của người nghệ sĩ trong việc tạo ra lối viết, phong cách riêng không
lẫn với các cây bút cùng thời. Đồng thời qua việc nghiên cứu phong cách tác giả
sẽ thấy được sự phong phú, đa dạng của đời sống văn chương, thấy được những
dấu ấn của cả một giai đoạn, thời kỳ lịch sử.
Trong đời sống phê bình văn học hiện nay có sự xuất hiện của nhiều
trường phái, lý thuyết phê bình như: tự sự học, thông diễn học, văn hóa học, phê
bình nữ quyền, hậu thực dân… nhằm đem đến cho người đọc những cảm nhận
mới về các hiện tượng văn chương. Tuy nhiên để thấy được sự khác biệt, nổi bật

trong cảm hứng, quan điểm sáng tác đến phương thức, bút pháp nghệ thuật của
nhà văn thì lối nghiên cứu, phê bình theo phong cách vẫn là hướng nghiên cứu
phù hợp, có tính thực tiễn cần được vận dụng để thấy được vẻ đẹp, sự khác lạ
của những tác phẩm văn chương, cũng như sự sáng tạo, đóng góp của nhà văn
đối với sự phát triển của văn học dân tộc.
1.2. Nhắc đến văn học Việt Nam thế kỷ XX không thể không nhắc tới
những gương mặt tiêu biểu với phong cách độc đáo như Nguyễn Bính, Xuân
Diệu, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Thạch Lam…, và đặc biệt phải kể tới những
sáng tác ấn tượng mang phong cách riêng của Nguyễn Huy Tưởng. Xuất hiện
trên văn đàn muộn so với sự thành công của những bạn văn cùng thời, nhưng
với những bước tiến chậm mà chắc chắn, đĩnh đạc của một cây bút luôn nỗ lực
vươn lên với niềm khát khao mãnh liệt mượn văn chương để tỏ lòng yêu nước,
“tô điểm cho non sông những tòa đài hoa lệ lộng lẫy nhất trần gian” (kịch Vũ
Như Tô), đã thôi thúc và giúp Nguyễn Huy Tưởng có được những tác phẩm xuất
sắc với lối viết tài hoa. Bao trùm lên sáng tác của nhà văn là âm hưởng sử
1


thi hùng tráng quyện hòa trong chất men say của lãng mạn, trữ tình với niềm
cảm thức khôn nguôi về lịch sử dân tộc trong quá khứ, hiện tại với lòng yêu
nước thiết tha, sâu nặng.
1.3. Tính từ tác phẩm đầu tay Vũ Như Tô đến cuốn tiểu thuyết cuối đời
Sống mãi với Thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng đã tạo ra một hành trình văn chương
phong phú, đặc sắc. Trên nền cảm hứng về đề tài lịch sử dân tộc, nhà văn đã có
những hư cấu, sáng tạo độc đáo mà cho đến nay những vấn đề đặt ra trong sáng
tác của nhà văn như: mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống; nghệ thuật với
cường quyền; trách nhiệm của nhà văn với cuộc đời, với nghệ thuật; bút pháp
hư cấu, sáng tạo về đề tài lịch sử…vẫn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu,
phê bình và công chúng bạn đọc.
1.4. Không chỉ là nhà văn lớn, Nguyễn Huy Tưởng còn là người nặng

tình với với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của
ông là một đề tài lớn luôn gây được sự quan tâm, chú ý của bạn đọc và giới
nghiên cứu, phê bình. Đã có nhiều công trình khoa học, nhiều hội thảo được tổ
chức, giới thiệu về cuộc đời, văn nghiệp Nguyễn Huy Tưởng ở nhiều phương
diện, góc nhìn với những tìm tòi, phát hiện thú vị, nhưng tiếp cận sáng tác của
nhà văn dưới ánh sáng của lý thuyết phong cách thì vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được
nhìn nhận một cách toàn diện, bao quát, có hệ thống. Vì thế, nghiên cứu phong
cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng là công việc cần thiết để nhận chân và
khẳng định dấu ấn sáng tạo, tài năng văn chương và những đóng góp to lớn của
nhà văn đối với sự phát triển văn hóa, văn học nước nhà.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của một tác giả, chúng tôi quan tâm
đến dấu ấn sáng tạo và những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc mang tính ổn định
được thể hiện trong toàn bộ quá trình sáng tác của nhà văn. Đồng thời có sự đối
sánh với các tác giả cùng thời và sau này để thấy được những sáng tạo riêng của
nhà văn đó. Phong cách nghệ thuật nhà văn thể hiện qua quan niệm sáng tác và
những tác phẩm tiêu biểu, đỉnh cao. Nguyễn Huy Tưởng sáng tác trên nhiều thể
loại, trong phạm vi của luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu vào bốn thể loại
với những tác phẩm mà theo chúng tôi, chúng chứa đựng văn phong, cốt cách
con người Nguyễn Huy Tưởng: Tiểu thuyết (Đêm hội Long
2


Trì, An Tư, Sống mãi với Thủ đô); Kịch (Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Những người ở
lại, Luỹ hoa - kịch bản phim); Truyện thiếu nhi (Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Tìm
mẹ, An Dương Vương xây thành Ốc, Kể chuyện Quang Trung) và toàn bộ Nhật
ký của nhà văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung tìm hiểu những vấn đề lý luận về phong cách trong
nghiên cứu văn học, đặc biệt là vấn đề phong cách tác giả. Đồng thời ứng dụng

lý thuyết của loại hình phê bình này để tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn
Huy Tưởng. Đó là những nét độc đáo, nổi bật trong quan niệm của nhà văn về
nghệ thuật và con người, trong cảm hứng sáng tạo, trong nội dung tư tưởng và
bút pháp thể hiện. Từ đó luận án khẳng định vai trò, dấu ấn của phong cách
nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng đối với sự phát triển của văn chương dân tộc.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu phong cách của một tác giả văn học Việt Nam hiện đại,
chúng tôi dựa trên phương pháp luận biện chứng, lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin. Phân tích đánh giá tác giả, tác phẩm một cách khách quan, khoa học
trong sự đối sánh với các tác phẩm, tác giả khác cùng thời và sau này.
Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể
làm công cụ cho việc định hướng thẩm bình và chỉ ra những vẻ đẹp trong sáng
tác của nhà văn như:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học. Vận dụng những lợi thế của thi

pháp học, luận án đi sâu khảo sát hệ thống quan niệm của nhà văn về nghệ thuật
và cuộc đời; tài nghệ của nhà văn trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, xây
dựng kết cấu, nghệ thuật dùng từ, cách bài trí không gian, thời gian nghệ thuật.
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử. Phương pháp này được luận án vận

dụng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu những tác động của ngoại cảnh như: gia
đình, quê hương, thời đại và các mối quan hệ của người nghệ sĩ đến việc hình
thành cảm quan sáng tác, cách lựa chọn đề tài, nhân vật của nhà văn.
- Phương pháp so sánh. Qua so sánh đối chiếu sáng tác của Nguyễn Huy

Tưởng với sáng tác của các nhà văn khác cùng viết về đề tài lịch sử, luận án sẽ
3


chỉ ra những nét riêng, độc đáo, những đóng góp to lớn của Nguyễn Huy Tưởng
đối với văn chương dân tộc.

- Phương pháp thống kê. Phương pháp này giúp chúng tôi khảo sát về

mặt ngôn ngữ và tần số xuất hiện của những từ đặc trưng trở đi trở lại nhiều lần
trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, trở thành những tín hiệu nghệ thuật
quan trọng để qua đó thấy được nét riêng và sự sáng tạo của nhà văn trong việc
sử dụng từ ngữ - một trong những chất liệu đầu tiên làm nên thành công và sức
hấp dẫn của tác phẩm.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành. Nguyễn Huy Tưởng không chỉ là

nhà văn, ông còn là nhà văn hóa, nhà nghiên cứu lịch sử. Mỗi tác phẩm của ông
đều chứa đựng lượng tri thức lớn về lịch sử - văn hóa - văn chương. Vì vậy
nghiên cứu con người và sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, chúng tôi kết hợp
một số thao tác nghiên cứu của các ngành văn hóa học, lịch sử, ngôn ngữ… để
có thể đưa ra những kết luận có sức thuyết phục về sự kết hợp hài hòa những
yếu tố văn hóa, văn học, lịch sử trong nhiều sáng tác của nhà văn.
5. Đóng góp mới của luận án
Thông qua luận án, chúng tôi muốn đưa ra cái nhìn bao quát về hành
trình sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng với những quan niệm tiến bộ của ông về
nghệ thuật, con người mà đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị.
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng
một cách hệ thống dưới góc nhìn lý thuyết phong cách. Luận án khẳng định
những giá trị nổi bật, những dấu ấn sáng tạo và đóng góp to lớn của Nguyễn
Huy Tưởng đối với dòng văn học viết về lịch sử. Với những nỗ lực sáng tạo
cùng tình yêu lịch sử, yêu quê hương, đất nước, Nguyễn Huy Tưởng xứng đáng
được mệnh danh là nhà chép sử bằng văn chương, nhà văn của Hà Nội với
những trang viết tài hoa, độc đáo.
Qua nghiên cứu phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng, luận án sẽ
mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo về phong cách nghệ thuật của các tác giả
cùng thời, rộng hơn là phong cách thời đại. Những đóng góp mới của luận án hy
vọng sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với những ai quan tâm tìm hiểu di

sản văn chương dân tộc, trong đó có những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng.
4


6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận (4 trang) và danh mục tài liệu
tham khảo (11 trang), cấu trúc luận án gồm có 4 chương như sau:
Chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2
Hành trình sáng tạo và quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng về nghệ thuật
Chương 3
Nét tinh tế, tài hoa của Nguyễn Huy Tưởng trong khám phá đời sống lịch sử văn hóa Chương 4
Những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Huy Tưởng
trong phương thức biểu hiện

5


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề về phong cách và phong cách cá nhân nhà văn Phong
cách học là khoa học nghiên cứu văn chương, một loại hình lý
thuyết phê bình ra đời sớm và đạt được nhiều thành tựu trong việc chỉ ra nét độc
đáo, riêng biệt và dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ đối với sự phát triển của
văn chương dân tộc. Tuy nhiên cho đến nay những vấn đề về phong cách vẫn
còn tồn tại nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau như: cách quan niệm về nội hàm
khái niệm phong cách; các bình diện, tiêu chí phê bình theo phong cách học; sự
phân định ranh giới giữa phong cách với thi pháp; phong cách học chỉ bao gồm

hình thức hay cả phương diện nội dung tác phẩm? liệu có thể xác định được
phong cách chung của cả thời đại văn học?… Đó là những vấn đề đến nay vẫn
còn gây nhiều tranh cãi. Vì thế việc xác lập hệ thống khái niệm công cụ với các
tiêu chí, bình diện cụ thể là cần thiết để việc nghiên cứu, phê bình văn học theo
phong cách đạt hiệu quả. Trong tiểu mục này, luận án sẽ tổng hợp một số ý kiến,
quan điểm của các nhà nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước về lý thuyết
phong cách, đặc biệt đi sâu tìm hiểu vấn đề phong cách cá nhân nhà văn làm cơ
sở lý luận triển khai việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng.
1.1.1. Một số quan niệm về phong cách
Thuật ngữ Stylos (Hy Lạp), Stylus (La Mã), Style (Pháp) có nghĩa là phong
cách ra đời sớm nhất ở Hy Lạp - La Mã cổ đại với nghĩa ban đầu chỉ nét chữ,
bút pháp, rộng hơn là chỉ tình yêu ngôn ngữ, nghệ thuật dùng từ. Với nét nghĩa
ban đầu, phong cách được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực ngôn ngữ, điều này
được thể hiện rất sớm trong các công trình Thi pháp học, Tu từ học của Aristote,
Các quy luật của Xixeron (Marcus Tullius Cicero, 106-43 TCN).
Sang thời cận đại, khái niệm phong cách không chỉ được hiểu và vận dụng
trong phạm vi hẹp của ngôn ngữ học mà nội hàm khái niệm đã được mở rộng.
Phong cách được coi là đặc trưng nghệ thuật của nghệ thuật, một phạm trù thẩm
mĩ, một hệ thống nghệ thuật biểu hiện hình thức của tác phẩm. "Phong cách là
một phương hướng riêng biệt trong nghệ thuật hình thành ở
6


thời đại nào đó và là một hệ thống xác định của các dấu hiệu nghệ thuật tư
tưởng" [103, tr.28].
Cùng với sự phát triển của các khuynh hướng nghiên cứu, phê bình và thực
tiễn sáng tác nghệ thuật, tới thời hiện đại, phong cách được coi là một phạm trù
thẩm mĩ, một hiện tượng văn học nghệ thuật bao gồm trong đó tất cả sự đa dạng
và phức tạp của nó. Phong cách được nghiên cứu trong mối tương quan với tư
tưởng của nhà văn, với thời đại.

Bàn về khái niệm, thuật ngữ phong cách có nhiều ý kiến, quan điểm khác
nhau được đưa ra nhằm xác định nội hàm, phạm vi, đặc trưng của lĩnh vực
nghiên cứu. Nhưng càng nghiên cứu, các nhà khoa học lại càng nhận ra sự đa
dạng, phức tạp của đối tượng. Theo L. Dolezel, nhà lý luận ngữ văn của Đại học
Toronto, thuật ngữ phong cách là một khái niệm siêu ngôn ngữ của lý thuyết
văn chương. Nó chỉ là một khái niệm vay mượn từ ngôn ngữ học, do các nhà
ngôn ngữ cố ý đề cao, lợi dụng nó để nhấn mạnh tầm quan trọng của ngữ học
trong nghiên cứu và phê bình văn chương. Theo thời gian, khái niệm phong
cách càng ngày càng trở nên phức tạp, tổ hợp quá nhiều cách hiểu, thậm chí gây
trở ngại cho nghiên cứu phê bình văn học. Đã đến lúc phải trả lại nó cho ngôn
ngữ học, xem nó chỉ là phong cách ngôn ngữ là đủ. (xem “Phong cách văn học:
Ghi chú ngắn về một khái niệm phức hợp”, tr. 265, Lubomir Dolezel : Studiez
ceske literatury a poetiky, Nxb Torst, Praha, 2008). Còn theo nhận định của
Khrapchenko thì “hiện đang tồn tại một số lượng rất lớn những định nghĩa khác
nhau về phong cách văn học. Những định nghĩa này xoè ra như cái quạt giữa sự
thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử - thẩm mĩ rộng nhất, bao quát và
sự nhìn nhận nó như những đặc điểm của những tác phẩm riêng lẻ” [73, tr. 258].
A. Compagnon trong cuốn Bản mệnh của lý thuyết cũng nhận định: “Phong
cách học vẫn là một môn bất ổn định do tính đa nghĩa của phong cách, và nhất
là của độ căng, của tính thăng bằng mong manh, thậm chí không thể có, vốn đặc
trưng cho một quan niệm nằm ngất ngưởng giữa cái riêng và cái chung, cá nhân
và đám đông. Phong cách nhất thiết phải có hai phương diện, một phương diện
tập thể và một phương diện cá thể, hoặc một phía quay về ngôn ngữ xã hội và
một phía quay về ngôn ngữ cá thể.” [14; tr.255]. Và với quan điểm của mình,
Khrapchenco khẳng định: “Phong cách là
7


phương pháp biểu đạt cách chiếm lĩnh đời sống bằng hình tượng, là phương
pháp thuyết phục và hấp dẫn người đọc.” [73, tr.7] Như vậy, phong cách là thủ

pháp, là cách thức, phương tiện nghệ thuật để nhà văn phản ánh hiện thực nhằm
tạo ra sự hấp dẫn của tác phẩm đối với bạn đọc.
Bên cạnh quan điểm của Khrapchenco về phong cách, các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ, văn chương Nga như V.V.Vinogradov, V.Turin, L.Novichenko,
V.Jirmunxky… trong các công trình của mình cũng đã đưa ra những quan niệm
riêng về phong cách.
Theo V.V.Vinogradov: “Phong cách học nghiên cứu sự phát triển của các
phong cách cá nhân, chiếm vị trí trung tâm trong phong cách học văn học là
những quan sát và nghiên cứu trong lĩnh vực các quy luật hình thành và phát
triển của các hệ thống biểu hiện ngôn từ nghệ thuật - đây là những hệ thống có
tính chất cá nhân hoặc được cá thể hóa, tức là được hình thành như những cấu
trúc cố định và hoàn chỉnh - cả trong lịch sử từng nền văn học dân tộc nói riêng,
cả trong lịch sử chung của văn học thế giới (phong cách tác phẩm văn học,
phong cách nhà văn, phong cách trường phái văn học…)" [73, tr. 18]
Đi sâu vào bình diện ngôn ngữ - một yếu tố quan trọng cấu thành nên
phong cách nhà văn, V. Turin lưu ý: "Phong cách đó là ngôn từ được xét trong
mối quan hệ của nó với hình tượng, đó là tác động qua lại thường xuyên giữa
những khái niệm và những ý nghĩa nảy sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn
cảnh nghệ thuật” [73, tr. 259]. Còn L.Novichenko thì cho rằng phong cách nghệ
thuật gắn liền với cá tính sáng tạo và bị chi phối bởi những tác động của thời
đại, cộng đồng: "Phong cách học hiểu theo nghĩa chung nhất là vẻ đặc thù trong
những tác phẩm của nhà văn (hoặc của một nhóm nhà văn), vẻ đặc thù này được
quy định bởi những quan điểm chung về cuộc sống và thể hiện trong những đặc
điểm có tính chất đặc trưng về nội dung và hình thức của những tác phẩm ấy."
[73, tr. 261].
Với nhà nghiên cứu V.Jirmunxky, khi nhận định về phong cách của tác
phẩm văn học lại nhấn mạnh sự thống nhất của các yếu tố nội dung và những
yếu tố tạo hình thức của phong cách: "Phong cách nghệ thuật của nhà văn là sự
biểu hiện thế giới quan của anh ta, thế giới quan đó được thể hiện trong những
hình tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ. Bởi vậy không thể nghiên cứu

8


phong cách nghệ thuật của nhà văn trong tính mục đích chức năng của nó mà
tách rời nội dung tư tưởng - hình tượng của tác phẩm. Đồng thời phong cách
của tác phẩm văn học không phải là tu từ học: đề tài, hình tượng, bố cục của tác
phẩm văn học, nội dung nghệ thuật của nó (nội dung này được thể hiện bằng
những phương tiện ngôn ngữ nhưng không giới hạn ở từ ngữ) cũng là những
yếu tố quan trọng của của phong cách, và có thể khá quan trọng, bởi vì chúng
xác định cả những nguyên tắc nghệ thuật của việc lựa chọn chất liệu từ ngữ, tức
là tu từ học hiểu theo nghĩa hẹp của từ đó" [73, tr. 260].
Bên cạnh những thành tựu lý luận của các nhà nghiên cứu, phê bình văn
học Nga bàn về phong cách, các nhà nghiên cứu văn học Pháp, Mỹ như: A.
Compagnon, G.Flaubert, R. Barthes, R. Jakovson, C. Lévi - Strauss, M.
Riffaterre… bằng những kiến giải từ hệ hình cấu trúc, ngôn ngữ, thi học, cũng
đã đưa ra những ý kiến, quan điểm mới về vấn đề tưởng chừng như xưa cũ là
phong cách:
Nhà văn Pháp G. Flaubert khi bàn về phong cách cho rằng yếu tố quan
trọng làm nên phong cách là ở quan điểm của người nghệ sĩ: “Phong cách đối
với nhà văn cũng như màu sắc đối với họa sĩ là một vấn đề không thuộc về kỹ
thuật mà về quan điểm.” [14; tr. 250]
Còn trong công trình Độ không của lối viết, nhà nghiên cứu R. Barthes
bằng việc khảo sát, so sánh giữa ngôn ngữ và phong cách đã khẳng định:
“Phong cách là sự lựa chọn tổng quát một giọng, một éthos (văn thể)” [14; tr.
257]
Với A. Compagnon, nhìn vấn đề từ bản thể lý thuyết, ông cho rằng:
“Phong cách, về bản chất đó là sự phóng tứ của thi pháp, là khoảng cách trong
quan hệ với lối sử dựng được coi là thông thường của ngôn ngữ” [14; tr. 266].
“Phong cách giống như một chữ kí cũng có thể áp dụng cho cá nhân cũng như
trào lưu hoặc trường phái, và cho xã hội; ở mỗi một cấp độ, nó cho phép ta giải

quyết những vấn đề quy kết thuộc tính. Đó là một vẻ riêng của gia đình mà
chúng ta có thể nhận ra ngay khi chúng ta không có khả năng miêu tả nó, tách
bạch hoặc phân tích nó.” [14; tr. 278] Qua thống kê, khảo sát những ý kiến,
quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước, A. Compagnon đã đưa ra ba tiêu chí
mang tính thuyết phục để nhận diện phong cách, và ông khẳng định những
9


phương diện, tiêu chí này chưa bao giờ thực sự bị thủ tiêu. Phong cách vẫn
sống:
-

“Phong cách là một biến hóa hình thức trên một nội dung ổn định (ít hoặc
nhiều)

-

Phong cách là một tập hợp những nét đặc trưng của một tác phẩm cho
phép qua đó nhận dạng và nhận ra tác giả (trực giác hơn là phân tích)

-

Phong cách là một sự lựa chọn giữa nhiều lối viết.” [14; tr.285]
Tuy còn có những điểm khác biệt trong quan niệm, cách giải thích, định

nghĩa về phong cách cũng như việc xác định, quy chiếu những yếu tố làm nên
phong cách nghệ thuật tác giả, tác phẩm, thể loại, thời đại… nhưng điểm gặp gỡ
trong quan điểm của các nhà nghiên cứu phương Tây là họ nhấn mạnh đến khía
cạnh sáng tạo, những nét riêng biệt, độc đáo của người nghệ sĩ sẽ góp phần tạo
nên phong cách. Và phong cách được thể hiện trong toàn bộ hành trình sáng

tạo, trong nội dung tư tưởng tác phẩm và phương thức biểu hiện.
Ở các nước phương Đông, đặc biệt là Trung Hoa, thuật ngữ phong cách

tuy xuất hiện muộn nhưng trong các công trình bàn về thơ của Lưu Hiệp (Văn
tâm điêu long), Viên Mai (Tùy viên thi thoại)… khái niệm văn khí, khí chất, văn
như kỳ nhân đã được các nhà phê bình sử dụng nhiều trong các bài viết khi bàn
về đặc tính của thơ, coi đó là yếu tố cơ bản để phân biệt giọng văn, khí chất giữa
nhà thơ này với nhà thơ khác. Bàn về quy luật và yêu cầu sáng tạo thi ca, Viên
Mai nhấn mạnh đến dấu ấn cá nhân của thi sĩ: “Thơ có người mà không có ta là
bù nhìn vậy… Làm thơ cũng như các huyện ở Giang Nam nấu rượu đều lấy gạo
làm nguyên liệu mà vẫn nấu thành các vị riêng. Người sành rượu nếm khắp và
nói đây là rượu Nam Kinh này, còn đây là rượu Tô Châu này… Cái ngon giống
nhau mà vị khác nhau là vì mỗi nơi đều có cách nấu khác nhau.” [96, tr.134].
Như vậy, tuy không trực tiếp bàn về vấn đề phong cách nhưng qua cách lý giải
của Viên Mai về năng lực, tài nghệ sáng tạo của người nghệ sĩ trong việc tạo ra
những nét riêng, độc đáo ở mỗi tác phẩm, ta thấy từ rất sớm những yêu cầu về
sự độc đáo, khác lạ, không lặp lại trong sáng tạo văn chương là quy luật, yêu
cầu bắt buộc đối với mỗi nghệ sĩ. Và để có được “khí chất” riêng, ngoài những
yếu tố thiên bẩm, cá tính sáng tạo, đòi hỏi
10


thi sĩ phải học tập cổ nhân, nỗ lực cố gắng trong lao động nghệ thuật. Lưu Hiệp
nói: “Tài năng có cao thấp, khí chất có cứng mềm, học vấn có sâu nông, tập
quán có khéo vụng, đều là do bản chất và cũng do sự rèn luyện thêm mà đúc
thành. Vì thế mà văn chương có hay có dở, biến hóa vô cùng, vậy nên văn lý sắc
hay cùn, không thể vượt khỏi tài năng. Văn khí cứng hay mềm không thể khác
với khí chất, sự nghĩa nông sâu không thể trái với học vấn, thể thức tinh hay thô
không thể ngược với sự rèn luyện. Mỗi người đều theo cái sự thành tâm của
mình, sự khác nhau thật giống như gương mặt của từng người vậy.” [96, tr. 135]

Nhấn mạnh khí chất, phong cách của mỗi cá nhân nhưng Lưu Hiệp cũng cho
rằng qua những sáng tạo của người nghệ sĩ, người đọc sẽ thấy được bức tranh,
gương mặt văn chương của cả thời đại.
Như vậy, song hành với quá trình sáng tác của người nghệ sĩ, vấn đề phong
cách luôn được đặt ra bởi đó là những nét riêng, những sáng tạo độc đáo làm
nên bản sắc của mỗi thi sĩ, văn nhân. Đây cũng là tiêu chí để nhận diện, phân
biệt giữa nhà văn này với nhà văn khác, và rộng hơn là giữa văn học của dân tộc
này với dân tộc khác. Nhà văn Pháp Voltaire từng khẳng định: “Từ phong cách
sáng tác để nhận ra người Ý, người Pháp, người Anh, người Tây Ban Nha cũng
rất dễ dàng như qua gương mặt, giọng nói, cử chỉ hành động để nhận ra quốc
tịch của họ vậy. Cái mềm mại đẹp ngọt của tiếng Ý đã tự nhiên nhi nhiên thấm
vào tư chất của nhà văn Ý. Và tôi cũng thấy đặc điểm của nhà văn Tây Ban Nha
thường được đánh dấu bằng ngôn từ hoa lệ, phong cách trang trọng, ưa dùng
những ẩn dụ… Muốn thấy rõ được sự khác nhau trong sở thích, hứng thú của
các dân tộc lân bang, phải khảo cứu phong cách khác nhau giữa họ.” [96, tr.
136]
Ở Việt Nam, trong các cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, 150 thuật ngữ văn

học, Từ điển văn học, thuật ngữ phong cách được cắt nghĩa một cách tương đối
thống nhất: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất
tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ
thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm
riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.” [132, tr.256]

11


1.1.2. Về vấn đề phong cách cá nhân nhà văn
Phong cách cá nhân nhà văn hay phong cách tác giả là một trong những
vấn đề quan trọng của phong cách, bởi nhà văn đóng vai trò là chủ thể, là nhân

tố quan trọng trong đời sống văn học. Nói như M. Proust: Thế giới được tạo lập
không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần
thế giới được tạo lập. Và chính sự độc đáo, riêng biệt, mới lạ trong sáng tác của
mỗi nhà văn thông qua những tác phẩm cụ thể sẽ góp phần làm nên phong cách
nghệ thuật của nhà văn đó. Đồng thời qua phong cách nghệ thuật sẽ cho thấy sự
trưởng thành, định hình của một tài năng sáng tạo.
Tuy là là một vấn đề quan trọng của phong cách học nhưng những quan
niệm, đánh giá, xác định về phong cách cá nhân nhà văn vẫn còn tồn tại nhiều
ý kiến khác nhau. Có người cho rằng phong cách cá nhân nhà văn gắn liền với

tư tưởng, tình cảm của nhà văn đó, người khác thì lại nghiêng về việc xem xét
những kỹ thuật biểu hiện ở nội dung và hình thức tác phẩm sẽ cho thấy những
sáng tạo riêng làm nên phong cách nhà văn… Ở góc độ nào đó, có thể thấy
những ý kiến đó đều đúng nhưng chưa đủ. Trong tiểu mục này, chúng tôi sẽ
khảo sát ý kiến của các nhà nghiên cứu về vấn đề này, qua đó xây dựng những
tiêu chí, bình diện cụ thể để làm cơ sở tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn
Huy Tưởng.
Theo cách hiểu truyền thống, nói đến phong cách là nói đến dấu ấn sáng
tạo của cá nhân nhà văn, nó mang tính riêng biệt, cá thể, độc đáo không lặp lại,
không tìm thấy trong sáng tác của nhà văn khác. Đồng thời phong cách nhà văn
còn thể hiện ở hệ thống các phương tiện biểu đạt, ở hình thức nghệ thuật được
xem xét trong tính quy luật và các nguyên tắc hài hòa. Như vậy, phong cách cá
nhân nhà văn được thể hiện trong nhiều yếu tố từ cá tính sáng tạo, tài năng, cách
nhìn nhận thế giới, con người đến việc lựa chọn đối tượng phản ánh và những
dấu ấn sáng tạo trong phương thức biểu hiện… Trên cơ sở tổng hợp, phân tích
các ý kiến, quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi xin được nêu ra hai
bình diện cơ bản làm cơ sở lí luận cho việc tìm hiểu dấu ấn sáng tạo và phong
cách nghệ thuật của cá nhân nhà văn.
Ở bình diện thứ nhất, phong cách cá nhân nhà văn biểu hiện trước hết ở


cách nhìn, cách cảm thụ mang tính chất khám phá, phát hiện mới về cuộc sống
12


nhân sinh. Đây là yếu tố thuộc về vấn đề thế giới quan, tư tưởng, lập trường và
quan điểm sáng tác của người nghệ sĩ. Tùy thuộc vào khí chất, tính cách và
những tác động của môi trường sống (gia đình, quê hương, thời đại), sự tiếp thu
những tinh hoa văn hóa, văn học truyền thống và nước ngoài sẽ chi phối và ảnh
hưởng lớn đến cảm quan sáng tác của nhà văn. Khrapchenco có cơ sở khi cho
rằng: “Phong cách biểu hiện những đặc điểm của cá tính sáng tạo của nhà văn,
sự hoàn chỉnh của nhận thức nhà văn về cuộc sống, của cách nhìn của nhà văn
đối với thế giới.” [73, tr. 272] Cùng quan điểm này, nhà văn Đức Goethe cũng
nhấn mạnh: Phong cách nằm trong những căn cứ sâu xa của nhận thức, nằm
trong chính bản chất của sự vật chừng nào ta có thể xác định nó trong những
hình tượng có thể nhìn thấy và sờ thấy được. Còn A. Compagnon thì cho rằng
“Phong cách là một cách nhìn độc đáo, là dấu ấn chủ thể trong diễn ngôn.” [14;
tr. 250].
Nhưng nhận định trên đã khẳng định, thế gới quan của nhà văn có vai trò,
tác động lớn trong việc lựa chọn, phản ánh đối tượng, giúp họ tìm được vùng
hiện thực thẩm mỹ để sáng tác. Bàn về vai trò của việc tạo xúc cảm thẩm mỹ
trong văn bản ngôn từ, R. Jakovson nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của
“người gửi” (addresser) trong việc tạo “mã” (code) văn bản: “Chức năng được
gọi là cảm xúc hay biểu cảm vốn tập trung ở người gửi có mục đích thể hiện
trực tiếp thái độ của người nói với cái mà anh ta nói đến.” [32; tr. 111] Thế giới
quan của người nghệ sĩ còn được thể hiện qua những bài viết mang tính tuyên
ngôn, quan điểm, và nhất là được thể hiện qua những sáng tác cụ thể. Thế giới
quan sẽ chi phối việc nhà văn tiếp cận, lựa chọn chất liệu, nội dung phản ánh, từ
đó thấy được tinh thần, thái độ và trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với những
vấn đề mà cuộc sống, xã hội đặt ra. K.A. Fedin từng viết: Cách nhìn nhận cuộc
sống chỉ thôi thúc nhà tiểu thuyết chọn tư liệu này chứ không phải tư liệu khác

cho tác phẩm của mình. Cùng quan điểm này, Khrapchenco nhấn mạnh thêm:
“Trong khi tạo thành một trong những đặc điểm cơ bản của phương pháp tác
phẩm, thái độ đối với những hiện tượng của hiện thực được thể hiện ở sự lựa
chọn tư liệu, ở các điển hình hóa, ở việc phân bố các nhân vật của tác phẩm…
Trong trường hợp này, thái độ đối với đối tượng sáng tác được coi như một yếu
tố cấu thành của phong cách.” [73; tr. 298], hay “Cá tính sáng
13


tạo của nhà văn thể hiện trong những khía cạnh khác nhau của nghệ thuật của
nhà văn đó, trước hết nó thể hiện ở sự độc đáo trong cách nhìn của anh ta đối
với những hiện tượng của cuộc sống, ở sự độc đáo và ở ý nghĩa của những khái
quát mang tính sáng tạo của anh ta.” [73; tr. 221]
Như vậy, vai trò của thế giới quan, quan điểm sáng tác sẽ chi phối và tác
động lớn đến việc hình thành những đặc điểm riêng trong cách nhìn nhận, khám
phá hiện thực cuộc sống của người nghệ sĩ. Những yếu tố này tạo thành nét
riêng, độc đáo, tạo cơ sở, tiền đề cho việc hình thành phong cách nghệ thuật.
Bên cạnh vai trò của thế giới quan trong sáng tác, một trong những yếu tố
có vai trò then chốt, quyết định đến việc tạo ra những tác phẩm lớn phải kể tới
là yếu tố tài năng, thiên bẩm của người viết. Bàn về tài năng, cá tính sáng tạo
của nhà văn, Turghenev đã nhấn mạnh đến nét riêng, sự sáng tạo độc đáo của
mỗi người, cái mà ông đề cao là tiếng nói, giọng điệu riêng biệt: “Cái quan
trọng trong tài năng văn học… và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kỳ một tài
năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của mình. Đúng thế, cái quan trọng
là tiếng nói của mình, cái quan trọng là cái giọng riêng biệt của chính mình
không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác… Muốn nói
được như vậy và muốn có được cái giọng ấy thì phải có cái cổ họng được cấu
tạo một cách đặc biệt, giống như của loài chim vậy. Đó chính là đặc điểm phân
biệt chủ yếu của tài năng văn học.” [73; tr. 220] Cùng quan điểm này, nhà văn
Ácmêni Đerenik Đemirchian cũng cho rằng với mỗi tài năng sáng tạo phải tạo

ra được “tiếng nói của mình”, “cái của riêng mình” bởi đó là những yếu tố làm
nên sự hấp dẫn, thích thú cho người đọc: Trong mỗi người tàng trữ quá nhiều
khoáng liệu, chất liệu của mình. Do đó cần phải rút ra, cần phải khai thác cái
chất liệu đó chứ không nên sử dụng những thứ do những người khác đã làm ra
trước anh. Cái của riêng mình dù nó là nhỏ bé nhưng là của riêng mình - đó
chính là cái có giá trị lớn trong văn học và đem lại sự thích thú cho văn học…
Việc khẳng định những cái riêng, những cái chỉ có ở nhà văn này mà không có
ở nhà văn khác là những biểu hiện của cá tính sáng tạo và phong cách nghệ
thuật nhà văn. “Cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện trong những khía cạnh
khác nhau của nghệ thuật của nhà văn đó, trước hết nó
14


thể hiện ở sự độc đáo trong cách nhìn của anh ta đối với những hiện tượng của
cuộc sống, ở sự độc đáo và ở ý nghĩa của những khái quát mang tính sáng tạo
của anh ta.” [73, tr. 221]
Nhấn mạnh đến phương diện nội dung phản ánh sẽ quyết định lớn đến việc
định hình phong cách nhà văn, G. Flaubert cũng cho rằng: Một tác phẩm viết tốt
không bao giờ làm cho người ta mệt mỏi, phong cách - đó là cuộc sống. Đó là
máu của chính tư tưởng.
Ở bình diện thứ hai, khi nói về phong cách cá nhân nhà văn, không thể

không quan tâm đến vai trò, tài nghệ của người nghệ sĩ đối với việc tổ chức kết
cấu tác phẩm; cách lựa chọn, xử lý tư liệu; vấn đề tạo giọng điệu, sử dụng ngôn
ngữ, thể loại - những yếu tố thuộc phương diện hình thức nghệ thuật của tác
phẩm, thiên về kỹ thuật, lối viết và phương thức biểu hiện. Đây là những yếu tố
quan trọng, là tín hiệu nghệ thuật để người nghiên cứu có thể gọi tên phong
cách nghệ thuật của mỗi nhà văn.
Bàn về vai trò của việc tổ chức, sắp xếp tư liệu của người nghệ sĩ,
Khrapchenco cho rằng: “Phong cách không chỉ được hình thành dưới tác động

của đối tượng sáng tác, của tư liệu hiện thực mà còn tích cực tổ chức nên tư liệu
đó.” [73, tr. 282] và ông khẳng định, đặc điểm của người nghệ sĩ điêu luyện là
biết sắp xếp, tổ chức tư liệu, biết tách cái chủ yếu ra khỏi cái ngẫu nhiên, biết
khắc phục sự chống đối của tư liệu. Cùng với tư tưởng chung, phong cách cũng
có sứ mệnh kết hợp lại thành một chỉnh thể năng động những yếu tố không
thuần nhất có trong tư liệu của cuộc sống, trong đối tượng sáng tác.
Ở phương diện khác, bên cạnh việc lựa chọn, xử lý tư liệu thì cách thức tổ

chức, kết cấu tác phẩm, cốt truyện, không gian - thời gian cũng là những yếu tố
hợp thành phong cách cá nhân nhà văn. “Tính xác định về chất của phong cách
cá nhân biểu hiện rõ trong những thủ pháp và những phương thức kết cấu các
tác phẩm văn học, trong cách cấu tạo chúng. Cách cấu tạo - xét trên phương
diện vai trò chức năng của nó trong hệ thống phong cách - có thể được xác định
như là sự tổ chức không gian và thời gian trong văn tự sự và trong kịch một
cách hợp lý và hữu hiệu nhất theo quan điểm của những nguyên tắc thẩm mỹ cơ
bản mà nhà văn làm kim chỉ nam.” [73, tr. 303]
15


Tuy nhiên với đặc trưng là loại hình nghệ thuật ngôn từ, lấy chất liệu ngôn
ngữ làm phương tiện biểu hiện vì thế khi nghiên cứu, phê bình văn học dù vận
dụng lý thuyết, xu hướng phê bình nào cũng không thể bỏ qua dấu hiện quan
trọng, đặc thù của ngôn ngữ. Phong cách cá nhân nhà văn được biểu hiện cụ thể
và rõ nhất trong việc tạo giọng điệu và sử dụng ngôn ngữ riêng, độc đáo. Ngôn
từ là hình thức, là phương tiện biểu đạt tư tưởng, nội dung, đồng thời nó cũng là
yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Qua tín hiệu ngôn ngữ, người đọc có
thể nhận diện, phân biệt được sáng tác của nhà văn này so với nhà văn khác.
“Những người sành sỏi về văn học có thể căn cứ vào những đặc điểm về giọng
điệu của một đoạn văn tự sự nhất định mà họ chưa hề biết hoặc căn cứ vào mấy
dòng của một bài thơ mới lạ để xác định tác giả của những tác phẩm ấy.”[73, tr.

297]. Trong những yếu tố cấu thành tác phẩm thì giọng điệu đóng vai trò quan
trọng, “quyết định nhiều cái trong việc xây dựng tác phẩm cũng như trong tính
cách khắc họa nhân vật.” Nhưng để tác phẩm có được giọng điệu riêng đòi hỏi
nhà văn phải có sự sắp xếp, tổ chức câu chữ, vận dụng phù hợp với văn cảnh,
tâm trạng nhân vật. Bàn về vai trò của nhà văn trong việc sáng tạo, dùng từ,
Khrapchenco cho rằng ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ là cơ sở đầu tiên của tác
phẩm văn học mà còn như là những hiện tượng của phong cách. Việc sử dụng
ngôn ngữ không chỉ xác lập căn cứ cho hình thức có tính chất hình thức mà
trước hết xác lập căn cứ cho hình thức có ý nghĩa của tác phẩm văn học.
Với tư cách là một hiện tượng phong cách, ngôn ngữ có chức năng tạo ra
hệ thống giọng điệu của tác phẩm. Trong bức thư gửi V. Golxev (1887), nhà
nghiên cứu V. Korolenko viết: “Tôi muốn rằng mỗi một từ, mỗi một câu phải
đúng giọng điệu, phải đúng chỗ và trong mỗi câu, thậm chí nếu có thể được,
trong từng câu tách riêng ra, có thể lắng nghe thấy được sự phản ánh của một
môtip chủ yếu, có thể lắng nghe thấy được tâm trạng trung tâm, nếu có thể nói
như vậy được.” [73, tr. 318]
Như vậy, những sáng tạo về mặt ngôn ngữ, cách thức sử dụng chúng là
yếu tố quan trọng làm nên phong cách cá nhân nhà văn. Bàn về những dấu hiệu
của ngôn ngữ, những nhà nghiên cứu thuộc chủ nghĩa hình thức Nga, các nhà
16


cấu trúc, kí hiệu học phương Tây đã có nhiều kiến giải thú vị. Nếu phong cách
được coi là “phương thức thuyết phục và thu hút độc giả” thì những sáng tạo
của nhà văn trong việc tạo ra lối viết sẽ có vai trò quyết định việc chinh phục và
cuốn hút người đọc.
Đề cập đến sức mạnh của ngôn từ, sức vang và những hàm nghĩa tiềm ẩn
trong thơ, R. Jakovson cho rằng: “Trong logich học hiện đại có sự phân biệt hai
cấp độ ngôn ngữ, “ngôn ngữ đối tượng” nói về thế giới bên ngoài và “siêu ngôn
ngữ” nói bản thân ngôn ngữ.” [32; tr. 115] Và với R. Barthes, mỗi nhà văn lớn

là người tạo ra cho mình một lối viết riêng, lối viết chính là hình thức của tác
phẩm nghệ thuật: “Đặt giữa hệ vấn đề của văn chương, nó (lối viết) chỉ nảy ra
từ đó, vậy nên lối viết chính là ngụ ý của hình thức… Vậy nên lối viết về bản
chất là ngụ ý của hình thức, đó là sự lựa chọn của mặt bằng xã hội mà tại đó nhà
văn đã quyết định đặt bản chất ngôn từ của mình vào giữa lòng của nó.” [14; tr.
257] Nhấn mạnh đến vai trò của ngôn ngữ, hình thức biểu hiện trong việc tạo
phong cách nhà văn, Stephen Ullman nhấn mạnh: “Chỉ có thể nói về phong
cách trong trường hợp người phát ngôn hoặc nhà văn có khả năng lựa chọn giữa
những hình thức biểu đạt khác biệt. Phép đồng nghĩa, theo nghĩa bao quát nhất,
nằm ở gốc rễ của tất cả vấn đề phong cách.” [14; tr. 260]
Có thể nói, phong cách học nói chung và phong cách cá nhân nhà văn nói
riêng là những vấn đề phức tạp, chưa dễ thống nhất trong quan điểm đánh giá.
Nói như A. Compagnon: “Phong cách khó có thể là một khái niệm thuần túy; đó
là một quan niệm phức tạp, phong phú, mập mờ, phức hợp. Thay vì gạt bỏ
những điều đã chấp nhận trước đây trong khi nó lại cứ được bồi thêm những cái
mới.” [14; tr. 254]. Phong cách cá nhân văn được biểu thị ở nhiều bình diện, có
sự hòa trộn, kết hợp cả những yếu tố thuộc nội dung tư tưởng và bút pháp thể
hiện: “Phong cách nằm trong đề tài (hình thức của nội dung), và đề tài nằm
trong phong cách (hình thức của biểu hiện)” hay “Phong cách không liên quan
tới thực chất của nội dung (hệ tư tưởng của nhà văn) mà đôi khi lại liên quan tới
thực chất của sự biểu hiện (chất liệu âm thanh), và luôn
17


luôn liên quan tới hình thức của nội dung (các lập luận) và hình thức của lối
biểu hiện (hình tượng, sự phân chia văn bản)” [Molinié, 14; tr. 275].
Như vậy, phong cách cá nhân nhà văn được biểu hiện khá đa dạng trong
toàn bộ hành trình sáng tạo, nhưng nơi tập trung biểu hiện rõ nhất là tác phẩm,
với những dấu ấn độc đáo trong cách sử dụng ngôn từ, tạo giọng điệu, xây dựng
hình tượng, kết cấu… Để có được phong cách nghệ thuật riêng, độc đáo đòi hỏi

mỗi cá nhân nghệ sĩ phải có những nỗ lực sáng tạo không ngừng trong việc
chiếm lĩnh cuộc sống, đổi mới lối viết, lối tư duy. “Để có phong cách, phải có
nhiều cách để nói cùng một điều: nguyên tắc là vậy. Phong cách đòi hỏi một sự
lựa chọn trong nhiều cách để nói cùng một điều.” [14; tr. 276] Tuy nhiên không
phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách, chỉ những nhà văn có tài năng, có
bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. “Không thể một lần và vĩnh
viễn tạo ra được phong cách cá nhân. Phong cách cá nhân được hình thành
trong sự tương tác sinh động với những vấn đề sáng tác mà nhà văn giải quyết
trong mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của cuộc sống và của bản thân nhà
văn.”[73, tr. 331]
Sự vận động, phát triển của một nền văn học có sự đóng to lớn của các văn
nghệ sĩ có tài năng, có phong cách. Chính sự đa dạng trong phong cách cá nhân
sẽ tạo động lực thúc đẩy nền văn học phát triển. Qua các phong cách nghệ thuật
lớn, người đọc có thể thấy được phong cách chung của cả một giai đoạn, thời
kỳ. “Phong cách cá nhân của nhà văn là một khâu rất quan trọng của quá trình
văn học…những phong cách ra đời không phải chỉ như sự thể hiện cách nhìn
nhận cuộc sống của nhà văn riêng lẻ mà còn như một hiện tượng có tính chất
chung hơn.” [73, tr. 292] Với tính chất là một khâu, một mắt xích quan trọng
của quá trình văn học, phong cách cá nhân nghệ sĩ không chỉ là những yếu tố
thuộc sở hữu riêng mà rộng hơn nó mang tính chất thời đại, dân tộc, nhân loại,
và điều này chỉ có những phong cách nghệ thuật lớn, vĩ đại.
Victor Hugo từng khẳng định: Tương lai chỉ thuộc về những ai nắm được
phong cách - nhằm đề cao vai trò của phong cách trong sáng tạo nghệ thuật và
dự báo xu thế phát triển của mỗi nền văn học cũng như sự hiện diện của mỗi
18


nhà văn trong cuộc sống. Nắm bắt được những yếu tố làm nên phong cách với
những sở trường, đặc tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật - đó là cách để nhà
văn tồn tại, tạo được dấu ấn, bản sắc nghệ thuật riêng và quan trọng hơn là gây

được sự hấp dẫn, cuốn hút của tác phẩm đối với công chúng bạn đọc nhiều thế
hệ. Đây là yêu cầu, quy luật có phần nghiệt ngã trong sáng tạo nghệ thuật của
nhà văn: sự độc đáo, khác biệt, không lặp lại.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng lý thuyết phong cách ở Việt
Nam
Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với
văn hóa, văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp, các nhà nghiên cứu, lý
luận phê bình như Hoài Thanh, Hải Triều, Thiếu Sơn, Vũ Ngọc Phan, Lê Tràng
Kiều, Trương Tửu, Lê Đình Kỵ… trong các bài viết của mình đã vận dụng lý
thuyết của các trường phái phê bình như phê bình tiểu sử, phê bình ấn tượng,
phê bình xã hội học…để nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng văn chương. Mặc
dù trong các công trình nghiên cứu, họ không gọi tên lý thuyết phê bình đã vận
dụng nhưng qua những lời bình, những nhận xét, đánh giá về cuộc đời, sự
nghiệp của các thi sĩ, văn nhân bằng những câu, đoạn văn ngắn, ấn tượng đã gọi
tên được phong thái, cốt cách nổi bật, những nét đặc sắc riêng của mỗi nhà văn.
Trong Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh), Phê bình và cảo luận (Thiếu Sơn), Nhà
văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan)… những dấu ấn của lý thuyết về phê bình theo
phong cách đã được các nhà nghiên cứu vận dụng một cách linh hoạt có hiệu
quả.
Tuy nhiên thuật ngữ phong cách và những vấn đề lý luận về phong cách
như phong cách tác giả, phong cách tác phẩm, dòng phong cách… chỉ thực sự
xuất hiện và được bàn luận sôi nổi vào những thập niên cuối thế kỷ XX khi một
loạt các công trình của Vexelopxki, Shklovky, Jirmunxki, Khrapchenko… bàn
về phong cách được dịch và phổ biến ở nước ta. Trong một số công trình nghiên
cứu, các tác giả đã ứng dụng những thành tựu của khuynh hướng phê bình theo
phong cách một cách có hiệu quả với những kiến giải, phát hiện thú vị. Tiêu
biểu có thể kể tới công trình Thơ Hồ Xuân Hương (NXB Văn học, 1968) của
Nguyễn Lộc khi ông thấy tiêu chí phân biệt thơ Hồ Xuân Hương
19



đích thực và lộn sòng theo mức độ và tính chất dâm tục của Trần Thanh Mại
không thoả đáng, nên đề xuất phân biệt theo phong cách.
Tiếp đó trong bài viết Suy nghĩ về phong cách lớn và phân kỳ lịch sử văn
học Việt Nam của Đỗ Đức Hiểu in trên Tạp chí Văn học số 3 năm 1985, tác giả
cho rằng: việc xác định tiêu chí phân kỳ các giai đoạn lịch sử văn học cần phải
căn cứ vào sự xuất hiện của các tài năng văn học, các nhà văn lớn. Thông qua
các tác phẩm có giá trị thời đại sẽ quyết định và chi phối đến đặc trưng và sự
vận động, phát triển của cả một giai đoạn, thời kỳ văn học. Cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác của nhà văn vừa mang những đặc trưng, dấu ấn cá nhân riêng
nhưng đồng thời cũng phản ánh những nét phổ quát của thời đại mình đang
sống. Nét nổi bật đó tạo ra những phong cách lớn, tiêu biểu. Vì thế khi phân
chia các giai đoạn, thời kỳ văn học cần phải quan tâm theo những phong cách
lớn.
Còn tác giả Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn, tư tưởng và phong
cách (in lần đầu năm 1979, NXB Tác phẩm mới) cho rằng phong cách gắn liền
với cá tính sáng tạo của nhà văn, bởi "văn chương là một hình thái ý thức xã hội
có đặc trưng riêng. Đây là lĩnh vực cần đến năng khiếu và tài nghệ, cần cá tính
và phong cách" [99, tr.26]. Kế thừa tư tưởng, quan điểm của V.V.Vinogradov:
Phong cách học nghiên cứu sự phát triển của các phong cách cá nhân, Nguyễn
Đăng Mạnh đã triển, khai bổ sung thêm quan điểm này, ông cho rằng: Đánh giá
một nhà văn phải căn cứ vào ba tiêu chuẩn chính: tư tưởng, tâm hồn lớn và có
những đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy tiến trình phát triển của lịch sử dân
tộc, vì “nghiên cứu một nhà văn xét đến cùng là nghiên cứu tư tưởng của ông
ta.”[99, tr. 13].
Ở một khía cạnh khác, nhà nghiên cứu Đào Thái Tôn trong công trình Thơ
Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào thế tục (NXB Giáo dục, 1995) khi lý giải cơ
sở nữ sĩ lựa chọn thể thơ Nôm truyền tụng đã viện dẫn đến phong cách Lưu
hương ký. Nhưng phong cách ấy cụ thể như thế nào thì vẫn chưa được lý giải
thấu đáo.

Nhìn chung trong các công trình nghiên cứu chuyên biệt, các tác giả mới
gọi tên khuynh hướng phê bình theo phong cách mà chưa đưa ra được cơ sở lý
20


×