Tải bản đầy đủ (.docx) (208 trang)

Nghiên cứu trí sáng tạo trong hoạt động học tập của sinh viên sư phạm ngành giáo dục tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.17 KB, 208 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------Nguyễn Thị Liên

NGHIÊN CỨU TRÍ SÁNG TẠO TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------Nguyễn Thị Liên

NGHIÊN CỨU TRÍ SÁNG TẠO TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội
Mã số thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS Nguyễn Quang Uẩn
2. PGS.TS Hoàng Mộc Lan

Hà Nội – 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ TRÍ SÁNG TẠO
TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu trí sáng tạo
1.2. Một số vấn đề lí luận về trí sáng tạo
1.3. Một số vấn đề lí luận về trí sáng tạo trong hoạt động học tập
của sinh viên sư phạm ngành giáo dục tiểu học
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến trí sáng tạo trong hoạt động học tập
của sinh viên sư phạm ngành giáo dục tiểu học
Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2
.

2
.
T

c
h

c
n
g
h
i
ê
n
c

u


2.3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TRÍ SÁNG TẠO Trang
TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
3.1. Thực trạng trí sáng tạo trong hoạt động học tập của sinh viên
sư phạm ngành giáo dục tiểu học

1
8

8

14
37

47

57
57
58
60

80

80


3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến trí sáng tạo trong hoạt động học tập
của sinh viên sư phạm ngành giáo dục tiểu học
3.3. Kết quả thực nghiệm

116

3.4. Chân dung sinh viên sáng tạo

123

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

130

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ


LIÊN

137

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

141

PHỤ LỤC

142

SVSP:
Test:
TN:
Viết tắt:
CQ:
CQ :

ĐCHT:
ĐHSPHN:
ĐHSG:
GDTH:
GV:
HTBTĐN:
HĐHT:
IQ:
NXB:

NVSP:
NT:
RLNVSP:
SD:
SV:

XLKQHT:
X

:


Giá trị trung bình của chỉ số sáng tạo
D
A
N
H
M

C
C
Á
C
C
H

V
I

T

T

T

Động cơ học tập
Đại học Sư phạm Hà Nội
Đại học Sài Gòn
Giáo dục tiểu học
Giảng viên
Hệ thống bài tập đo nghiệm
Hoạt động học tập
Chỉ số thông minh
Nhà xuất bản
Nghiệp vụ sư phạm
Nghiệm thể
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Độ lệch chuẩn
Sinh viên
Sinh viên sư phạm
Trắc nghiệm
Thực nghiệm

Viết đầy đủ:

Xếp loại kết quả học tập

Chỉ số sáng tạo

Giá trị điểm trung bình



TT

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ
1

Bảng 2.1: Phân bố mẫu khách thể

2

Bảng 2.2: Kết quả kiểm định hệ thống bài tập đo n

3

Bảng 2.3: Tương quan giữa các tiêu chí/thang đo c

4

Bảng 2.4: Hệ số tin cậy alpha của các tiêu chí đo t

5

Bảng 2.5: Hệ số tin cậy alpha của các phép đo yếu tố

6

Bảng 2.6: Tương quan giữa các tiêu chí đo CQ

7


Bảng 2.7: Tương quan điểm giữa các phép đo yếu tố

8

Bảng 3.1: Mức độ trí sáng tạo qua test TSD-Z

9

Bảng 3.2: Mức độ biểu hiện tính mới mẻ qua test T

10

Bảng 3.3: Mức độ biểu hiện tính độc đáo qua test

11

Bảng 3.4: Mức độ biểu hiện tính thành thục qua te

12

Bảng 3.5: Mức độ biểu hiện tính mềm dẻo qua tes

13

Bảng 3.6: Mức độ biểu hiện tính hiệu quả qua test

14

Bảng 3.7: Mức độ trí sáng tạo qua HTBTĐN


15

Bảng 3.8: So sánh CQ qua HTBTĐN theo trường

16

Bảng 3.9: So sánh CQ qua HTBTĐN theo năm họ

17

Bảng 3.10: So sánh CQ qua HTBTĐN theo XLKQ

18

Bảng 3.11: Mức độ biểu hiện trí sáng tạo trong HĐ
ngành GDTH theo ý kiến đánh giá của GV và SV

19

Bảng 3.12: Mức độ biểu hiện tính mới mẻ qua HT

20

Bảng 3.13: Mức độ biểu hiện tính độc đáo qua HT

21

Bảng 314: Mức độ biểu hiện tính thành thục qua H

22


Bảng 3.15: Mức độ biểu hiện tính mềm dẻo qua H

23

Bảng 3.16: Mức độ biểu hiện tính hiệu quả qua HT

24

Bảng 3.17: Tương quan giữa HTBTĐN với test TS


25 Bảng 3.18: Mối quan hệ giữa CQ theo test TSD-Z
HTBTĐN
26 Bảng 3.19: Các yếu tố ảnh hưởng đến trí sáng tạo
SVSP ngành GDTH

27 Bảng 3.20: Kết quả trước và sau TN về mức độ trí
nhóm TN


TT

DANH MỤC HÌNH V

1

Hình 1.1: Tư duy phân kì và tư duy

2


Hình 1.2: Tư duy sáng tạo và giải q

3

Hình 1.3: Mơ hình cấu trúc thành tố

4

Biểu đồ 2.1: Phân bố điểm số CQ q

5

Biểu đồ 2.2: Phân bố điểm số về biể

HĐHT của SVSP ngành GDTH the


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sáng tạo là một trong những đặc trưng nổi bật nhất của tâm lý người.
Nó có tầm quan trọng vơ cùng đặc biệt đối với sự phát triển các nền văn minh
của loài người [8, tr. 61- 68]. Vào thế kỷ mới, với cách mạng máy tính – thơng
tin, kinh tế tri thức, nổi bật lên vấn đề con người và nguồn nhân lực có trình
độ cao, trí sáng tạo của con người được quan tâm nghiên cứu, giáo dục hình
thành và phát triển.
Sau nhiều thập kỷ các nhà tâm lý học chỉ đo chỉ số thông minh IQ, mãi
gần đây mới đo chỉ số sáng tạo CQ, cùng với một số chỉ số khác, để xét khả
năng của con người. Cùng với một số trào lưu tâm lý truyền thống được tiếp
nối, như tâm lý học hoạt động, tâm lý học hành vi, tâm lý học nhân văn…, có

các dịng tâm lý học mới được hình thành: tâm lý học tích cực, tâm lý học giá
trị, tâm lý học sáng tạo. Từ đó, có cơ sởntaam lý cùng cơ sở xã hội để đề cao
nhiệm vụ phải giáo dục hình thành và phát triển trí sáng tạo ở học sinh. Muốn
thực hiện mục tiêu này, tất nhiên, phải quan tâm đến trí sáng tạo của các nhf
giáo.
Theo Nghị quyết Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam (1-2011), nước
ta đang đẩy mạnh công cuộc phát triển đất nước, để đến năm 2020 cơ bản sẽ
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Một
trong 5 quan điểm phát triển đất nước là “…phát huy tối đa nhân tố con người
…”, nêu bật giá trị con người; và một trong 3 khâu đột phá triển khai Chiến
lược 2011 – 2020 là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
có chất lượng cao, tập trung vào đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục
quốc dân…”, đòi hỏi tâm lý học sáng tạo phải có những nỗ lực mới, tiến bộ
mới, nâng cơng tác đào tạo giáo viên lên một chất lượng mới, để có thể thực
1


hiện được nhiệm vụ cao cả đào tạo những con người sáng tạo, góp phần xây
dựng và phát huy “vốn người” là nhân tố quyết định nhất trong nội lực dân tộc
trong thời đại xã hội sáng tạo.


nước ta, tiểu học là bậc học nền tảng và phổ cập (bắt buộc) đối với

mọi trẻ em [5, 6]. Việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm vô cùng
quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, để đáp ứng được nhu
cầu đào tạo ra những lớp người lao động mới, năng động, linh hoạt và sáng
tạo nhằm phù hợp với làn sóng đổi mới mọi mặt của đất nước để hội nhập với
khu vực và thế giới hiện nay [77, tr. 6-10].
Trên thực tế, chúng ta ®ang chøng kiÕn sù bÊt cËp cña giáo dục bậc tiểu

học v nội dung giáo dục, ph-ơng pháp giáo dục, cung cách điều hành hoạt động
giáo dục [76]. Có nhiều nguyên nhân tâm lí- xà hội, kinh tế- kĩ thuật của
những mặt lạc hậu, bất cập của giáo dục đối với ®ßi hái x· héi hiƯn nay

[25]; trong đó vấn đề cơ bản và cốt lõi vẫn là vấn đề đội ngũ giáo viên, mà
khâu then chốt là việc đào tạo của trường Sư phạm.
Sinh viên sư phạm (SVSP) ngành giáo dục tiểu học (GDTH) là những
người giáo viên dạy bậc tiểu học trong tương lai. Trong Điều 24 của Luật
Giáo dục (2005) có ghi “phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Vì vậy địi hỏi họ khơng
những chỉ làm tốt vai trò người truyền thụ tri thức khoa học, cung cấp kiến
thức về xã hội về con người cho học sinh, mà họ còn phải là những người tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo để đảm bảo yêu cầu của giáo dục tiểu học. Do
đó, có thể thấy, sáng tạo- trí sáng tạo trở thành một trong những năng lực trí
tuệ quan trọng nhất đối với SVSP ngành GDTH, bởi trí sáng tạo khơng chỉ
giúp họ giải quyết những nhiệm vụ học tập trước mắt của ngành học, mà cịn
giúp họ có khả năng giải quyết những nhiệm vụ mang tính lâu dài của nghề
nghiệp trong tương lai. Những SV có trí sáng tạo cao sẽ là những người có
2


nhiều lợi thế hơn trong việc giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh của quá trình
học tập. SVSP ngành GDTH có trí sáng tạo ở mức nào là một câu hỏi cần có
câu trả lời càng sớm càng tốt.
Các nghiên cứu, điều tra cơ bản dưới góc độ khoa học tâm lý ở Việt
Nam mới chỉ cung cấp phần rất nhỏ trong bức tranh chung về mức độ trí sáng
tạo của SVSP [24, 73]. Chưa có nghiên cứu mang tính hệ thống về trí sáng tạo
trong HĐHT của SVSP ngành GDTH. Vì thế, nghiên cứu này góp phần làm
phong phú thêm bức tranh chung về vấn đề trí sáng tạo của SVSP hiện nay,
góp phần gợi ra vấn đề cần quan tâm và có những biện pháp tác động đến việc

tổ chức hoạt động học tập cho sinh viên, để có thể “khơi gợi” khả năng sáng
tạo vốn có, góp phần nâng cao hơn nữa trí sáng tạo của sinh viên trong việc
thực hiện các nhiệm vụ học tập, đáp ứng yêu cầu Chuẩn đầu ra và Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên tiểu học.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu trí sáng tạo trong hoạt động học tập của sinh viên sư phạm
ngành giáo dục tiểu học”.
2.

Mục đích nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lí luận, phát hiện thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng

đến trí sáng tạo trong HĐHT của SVSP ngành GDTH nhằm đề xuất biện pháp
nâng cao trí sáng tạo của SV, góp phần nâng cao chất lượng học tập và phát
triển năng lực nghề nghiệp cho SVSP ngành GDTH.
3.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ biểu hiện trí sáng tạo trong HĐHT của SVSP ngành GDTH.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu bao gồm:

3


-

412 SV năm 1 đến năm 4 khoa GDTH, thuộc các trường ĐHSPHN và


ĐHSG
-

33 GV dạy khoa GDTH ở trường ĐHSPHN và ĐHSG.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Tiếp cận trí sáng tạo và sử dụng test TSD-Z để đo mức độ trí sáng tạo của
SVSP ngành GDTH theo lí thuyết sáng tạo của Klaus K. Urban với tư cách là
một thuộc tính (năng lực) của trí tuệ;
- Chỉ nghiên cứu trí sáng tạo trong HĐHT của SVSP ngành GDTH dưới hình
thức “bài tập đo lường trí sáng tạo” được thiết kế từ tiếp cận các học phần
“Thực hành sư phạm” (RLNVSP tiểu học), “Phương pháp dạy học Toán”,
“Phương pháp dạy học tiếng Việt”, “Phương pháp dạy học Tự
nhiên- Xã hội”.
- Việc áp dụng các biện pháp thực nghiệm chỉ dừng ở mức độ thử nghiệm
bước đầu nhằm nâng cao mức độ trí sáng tạo của SVSP ngành GDTH.
4.2. Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng trên 412 SV khoa GDTH và 33 GV của trường
ĐHSPHN và ĐHSG;
- Chỉ tổ chức thực nghiệm tác động ở SV có CQ dưới mức trung bình thuộc
khoa GDTH trường ĐHSPHN.
5. Giả thuyết khoa học
Trí sáng tạo trong HĐHT của SVSP ngành GDTH được thể hiện ở tính
mới, tính độc đáo, tính thành thục, tính mềm dẻo, tính hiệu quả của hoạt động
học tập. Động cơ học tập, tính tích cực học tập và phương pháp giảng dạy của
người giảng viên là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến trí sáng tạo
trong HĐHT của SVSP ngành GDTH. Nếu sử dụng phối hợp một số biện
pháp tác động tâm lý- sư phạm tăng cường nhận thức- tạo động cơ, tạo môi

4


trường học tập sáng tạo kích thích tính tích cực học tập của SV thì có thể nâng
cao mức độ trí sáng tạo của họ.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Xây dựng cơ sở lí luận nghiên cứu trí sáng tạo trong HĐHT của SVSP
ngành GDTH.
6.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng mức độ biểu hiện trí sáng tạo trong
HĐHT của SVSP ngành GDTH trường ĐHSPHN tại Hà Nội, ĐHSG tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó.
6.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tâm lý sư phạm góp phần nâng
cao mức độ trí sáng tạo của SVSP ngành GDTH trong HĐHT.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận của nghiên cứu
Luận án vận dụng tiếp cận hoạt động nhân cách trong tâm lý học: Trí
sáng tạo trong HĐHT của SVSP ngành GDTH được xem xét với tư cách là
một thuộc tính của trí tuệ trong cấu trúc nhân cách, được phát triển thơng qua
q trình hoạt động học nghề dạy học (giáo viên tiểu học) ở nhà trường Sư
phạm. Mức độ trí sáng tạo trong HĐHT của SVSP ngành GDTH thể hiện rõ
nhất qua kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của họ.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm các phương pháp thu thập thông tin
7.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
7.2.1.2. Phương pháp chuyên gia
7.2.1.3. Phương pháp trắc nghiệm
7.2.1.4. Phương pháp giải các bài tập đo nghiệm
7.2.1.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.2.1.6. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.2.1.7. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

5


7.2.1.8. Phương pháp nghiên cứu chân dung SV sáng tạo
7.2.2. Phương pháp thực nghiệm
7.2.3. Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu bằng thống kê tốn học
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về mặt lí luận
-

Luận án đã làm rõ khái niệm trí sáng tạo, trí sáng tạo trong HĐHT của

SVSP ngành GDTH, chỉ ra các mức độ biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng tới
trí sáng tạo trong HĐHT của SVSP ngành GDTH.
Luận án đã xây dựng được bộ cơng cụ đo lường trí sáng tạo trong
HĐHT
của SVSP ngành GDTH đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế công cụ đo lường.
8.2. Về mặt thực tiễn
-

Luận án đã chỉ ra được các tiêu chí đo lường và các phương pháp đo

lường trí sáng tạo trong HĐHT của SVSP;
- Luận án đã khảo sát đánh giá hiện trạng mức độ biểu hiện trí sáng tạo
trong HĐHT của SVSP ngành GDTH, chỉ ra mối tương quan thuận giữa mức
độ biểu hiện trí sáng tạo qua trắc nghiệm và mức độ biểu hiện trí sáng tạo
trong HĐHT của SVSP ngành GDTH.
- Luận án chỉ ra động cơ học tập, tính tích cực học tập của SV và phương
pháp giảng dạy của giảng viên là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến
trí sáng tạo trong HĐHT của SVSP ngành GDTH.

-

Luận án đã đề xuất và thực nghiệm có kết quả các biện pháp tăng

cường nhận thức- tạo động cơ, tạo mơi trường học tập sáng tạo kích thích tính
tích cực học tập của SV góp phần nâng cao mức độ trí sáng tạo của SV.
-

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là một tài liệu tham khảo hữu

ích cho giảng viên, sinh viên, nhà quản lí giáo dục ở trường Sư phạm trong
việc nghiên cứu, đánh giá về trí sáng tạo của SV, tổ chức rèn luyện để phát
huy trí sáng tạo trong học tập của họ.
6


9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục; nội dung của luận án gồm 3 chương:
- Ch-¬ng 1: Cơ sở lÝ ln t©m lÝ häc vỊ trÝ sáng tạo trong HHT của
SVSP ngnh GDTH
-

Ch-ơng 2: Tổ chức nghiên cứu và ph-ơng pháp nghiên cứu

Ch-ơng 3: Kết quả nghiên cứu thc tin trí sáng tạo trong HHT của
SVSP

ngành GDTH.


7


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ TRÍ SÁNG TẠO TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC
TIỂU HỌC
1. 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về trí sáng tạo
Sáng tạo là một năng lực rất đặc trưng chỉ có ở lồi người. Từ giữa
thiên niên kỉ trước Công nguyên sáng tạo đã được chú ý tới, nhưng mãi đến
Thời Phục hưng (thế kỉ XIV- XVI) sáng tạo mới nổi lên như là một vấn đề rất
được quan tâm, và đặc biệt từ Thế kỉ Ánh sáng (thế kỉ XVIII) được tập trung
nói đến nhiều, và được coi là một yếu tố không thể thiếu được trong tiến trình
tiến hóa văn minh. Ngày nay, khi CNH, HĐH hay Hậu công nghiệp, cả thế
giới cạnh tranh nhau về nhân lực, nhân tài, thì trí sáng tạo được nghiên cứu
như là một dạng năng lực trí tuệ của con người [27, 63, tr. 296-335].
1.1.1. Nghiên cứu nói chung về trí sáng tạo
Sáng tạo là bản tính của con người và loài người. Nhưng lịch sử nghiên
cứu lý thuyết Tâm lí học về sáng tạo (tâm lý học sáng tạo) mới được hơn một
thế kỷ nay [79, 91], bắt đầu từ Francis Galton (1822 – 1911, Anh), và bước
ngoặt lớn khẳng định vị trí của TLH sáng tạo từ nhà TLH Mỹ J.P.Guilford
(1897 – 1987). Năm 1950, trong bài phát biểu tại buổi lễ nhậm chức Chủ tịch
Hội Tâm lý học Mỹ, J.P.Guilford đã giành nhiều thời gian để nói về vấn đề
sáng tạo. Sau khi chỉ ra sự thờ ơ của các nhà tâm lý học trong việc nghiên cứu
vấn đề sáng tạo lúc bấy giờ ông nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt động sáng tạo và
khuyến khích các nhà tâm lý học nghiên cứu về nó. Với mơ hình lý thuyết về
cấu trúc trí tuệ 120 thành tố (1967) trong đó trí tuệ con người được phân định
thành hai phần cơ bản là: trí thơng minh (intellegence) hiểu theo nghĩa truyền
thống và trí sáng tạo (creativity) của ông đã mở đường cho các nghiên cứu
8



phát huy trí sáng tạo của con người trong tâm lý học, giáo dục học của Mỹ
[41, tr. 180-183]. Từ đây, trí sáng tạo đã được các nhà tâm lý học thừa nhận có
vai trị hết sức quan trọng trong sự phát triển của xã hội lồi người. Cũng từ
đó việc nghiên cứu vấn đề sáng tạo phát triển rất nhanh cho đến nay, tâm lý
học có nhiều quan điểm khác nhau, hướng nghiên cứu và cách tiếp cận nghiên
cứu trí sáng tạo khác nhau.
* Hướng tiếp cận nghiên cứu trí sáng tạo theo q trình sáng tạo giải quyết
vấn đề:
Trong tác phẩm “Nghệ thuật tư duy” xuất bản năm 1926, G.Wallas trình
bầy mơ hình q trình sáng tạo có 4 giai đoạn [Dẫn theo 79]:
1.

Chuẩn bị: bao gồm sự tri giác vấn đề và thu nhận thơng tin

thích hợp với vấn đề đặt ra và sự tập trung vào vấn đề đã chọn;
2.

Ấp ủ: là thời gian chờ đợi, trong đó diễn ra sự tìm kiếm một

cách có ý thức sự giải quyết vấn đề, là sự nhập tâm vào sâu trong tâm
khảm (đến vô thức)về vấn đề cần giải quyết;
3.

Bừng sáng (hay bừng hiểu): từ vô thức bật ra vào ý thức; cũng

chính là sự xuất hiện đột ngột ý tưởng giải quyết vấn đề.
4.


Đánh giá và chi tiết hóa: xem lại có đúng khơng, biểu đạt, và

vận dụng; tức là sự đánh giá và về giải pháp đã tìm ra.
Theo đó, nghiên cứu của E.P.Torrance (1962) [Theo Sternberg R.J,
1999a, 89] tiếp tục nhìn nhận sáng tạo như là một quá trình giải quyết vấn đề,
mỗi quá trình giải quyết vấn đề đòi hỏi con người phải huy động vốn kinh
nghiệm của mình, kết hợp chúng thành cấu trúc mới và với tư duy sáng tạo
của mình thì vấn đề đặt ra được giải quyết. Nó được coi là một quá trình hoạt
động bắt đầu từ sự chuẩn bị, đến ấp ủ, đến bừng sáng và được chứng thực khi
kết thúc q trình đó bằng một sản phẩm mới lạ độc đáo, được một nhóm
người ở thời điểm diễn ra hoạt động sáng tạo đó thừa nhận là có ích.
9


Các nghiên cứu của các nhà tâm lí học theo hướng tiếp cận này đều cho
rằng, mỗi quá trình sáng tạo tương tự như một quá trình giải quyết vấn đề. Để
giải quyết vấn đề, sáng tạo cái mới, người ta làm việc với những thơng tin
đang có và dị lại những kinh nghiệm trước đây của mình, tổ hợp chúng, di
chuyển chúng vào các cấu trúc mới mà trong cấu hình mới của nó thì vấn đề
đặt ra được giải quyết và nhu cầu nào đó của cá nhân được thoả mãn. Sự song
hành giữa tình huống giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo là ở chỗ, ở cả hai
quá trình này cá nhân vừa hình thành vừa vận dụng một chiến lược mới hoặc
biến đổi các kích thích khơng phù hợp và áp dụng nó.
*

Hướng tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ sản phẩm sáng tạo:
Các nhà tâm lí học tiếp cận theo cách này (J.Ghiselin, 1956…) đánh giá

mức độ sáng tạo theo tính mới mẻ và mức độ phạm vi ứng dụng của sản
phẩm, khi phạm vi ứng dụng của sản phẩm càng rộng thì mức độ sáng tạo của

cá nhân đó mang tính sáng tạo càng cao. Sản phẩm sáng tạo là nơi thể hiện rõ
nhất sự nhận thức của chủ thể sáng tạo về thế giới và bản thân cũng như quan
hệ giữa anh ta với thế giới ấy, là sự chứa đựng cấu dạng mới nhất của thế giới
kinh nghiệm được tạo nên bằng sự cấu trúc lại thế giới kinh nghiệm đã có
trước đó của chính cá nhân tạo ra sản phẩm ấy. Các nghiên cứu theo hướng
tiếp cận này cho thấy, tính mới và tính có giá trị của sản phẩm sáng tạo là tiêu
chuẩn và thước đo về sáng tạo [75, 79].
*
tuệ

Hướng tiếp cận nghiên cứu trí sáng tạo như là một thành tố của trí

trong cấu trúc của nhân cách:
Khác với các cách tiếp cận trên, các nhà tâm lí học theo cách tiếp cận
này (J.E Smith 1964, S.J Parnes 1964, J.P Guilford 1967…) nhìn nhận sáng
tạo là khả năng tìm ra những mối quan hệ mới giữa các kinh nghiệm vốn tồn
tại đơn lẻ, rời rạc. Những quan hệ này với cách tư duy mới, cách nhìn mới,
hoạt động mới sẽ tạo ra ý tưởng mới, hoạt động mới hay sản phẩm mới, độc
10


đáo, phù hợp và có giá trị tối lợi. Tuỳ theo cái mới có liên quan đến thế giới
kinh nghiệm của một cá nhân, một nền văn hoá hay xã hội tồn cầu, mà trí
sáng tạo được coi là bình diện cá nhân, quốc gia (một nền kinh tế) hay có tính
tồn cầu. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ trí sáng tạo cũng được thơng qua
các sản phẩm hoạt động cụ thể là dựa vào kết quả các test tư duy sáng tạo để
đo lường về trí sáng tạo của con người [Dẫn theo 41].
1.1.2. Nghiên cứu trí sáng tạo của học sinh, sinh viên
Nghiên cứu của J.Getzels và P.Jackson khi sử dụng test DPT của J.P
Guilford để tìm hiểu về mối quan hệ giữa sáng tạo và trí thơng minh của học

sinh cho thấy, những nhóm học sinh THPT gần giống nhau về hồn cảnh xã
hội, có trí thơng minh cao cũng có thể có trí sáng tạo cao, nhưng ngược lại
học sinh có trí sáng tạo cao chưa hẳn là những học sinh có trí thơng minh cao,
bởi vì nó phụ thuộc vào mơi trường giáo dục gia đình, khi mà gia đình của
những học sinh có biểu hiện sáng tạo cao thường dân chủ, chấp nhận rủi ro và
khống đạt hơn [41, tr. 201-202].
Nhóm nghiên cứu của Ki-Soon Han (Đại học tổng hợp Incheon Hàn
Quốc) Chris Marvin (Đại học tổng hợp Nebraska-Lincoln Mỹ) Anne Walden
(Hệ thống trường Lincoln- Mỹ) đó chỉ ra một cách khác để nhận diện khả
năng sáng tạo của trẻ tiểu học là, tiếp cận quan sát thích hợp và xác thực đồng
thời các ứng xử của trẻ để thấy được những suy nghĩ khác biệt của trẻ với các
bạn khác. Đồng thời, nhóm cũng dùng test TTCT (TTCT Torrance Test of
Creative Thinking) của Torrance trên mẫu nghiên cứu 45 trẻ cho thấy, có một
mối liên hệ thấp (yếu) khi đo đồng thời giữa định chuẩn quan sát Nebraska
(NSNO Nebraska Starry Night Observation) về tính chất sáng tạo và Test
Torrance về trí sáng tạo [84].
Nghiên cứu của Matha Daugherty (Cao đẳng Georgia- Mỹ), C.Stephen
White & Brenda H. Manning (Đại học tổng hợp Georgia-Mỹ) kiểm tra mối
11


quan hệ giữa những suy nghĩ được thể hiện qua lới nói của trẻ và đánh giá trí
sáng tạo của đứa trẻ đó; và nghiên cứu vai trị tác động của năng lực nói và
mối quan hệ của nó với mức độ sáng tạo. Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra
mối quan hệ tích cực giữa mức độ sáng tạo, thực hành nói và đối phó/nhấn
mạnh trong các tình huống giao tiếp. Hơn nữa, đối phó và nhấn mạnh trong
lời nói thường liên quan đến mức độ sáng tạo cao [83].
Nghiên cứu của Eunice M.L. Soriano de Alencar (Đại học tổng hợp
Brazin) về đánh giá của SV đại học về mức độ sáng tạo của họ và mức độ
sáng tạo của GV trong trường học cho thấy, SV tự đánh giá họ sáng tạo hơn so

với GV đánh giá họ. Và hầu hết SV đánh giá sáng tạo của GV ở mức độ thấp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa những mức độ
khác nhau của suy nghĩ sáng tạo và mức độ sáng tạo được đánh giá bởi SV.
Kết quả gợi ý rằng GV đại học nghèo nàn phương tiện trong thiết kế một mơi
trường cho trí sáng tạo [90].
Các nghiên cứu trên đều hướng tới các đối tượng giáo dục là học sinh,
SV. Các nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp trắc đạc xã hội để chỉ ra
mức độ biểu hiện cũng như các yếu tố tác động tới mức độ biểu hiện trí sáng
tạo, trong đó các nghiên cứu đều chỉ ra IQ không phải là yếu tố quyết định
đến sự phát triển của CQ, mối quan hệ giữa CQ với mơi trường gia đình và
mơi trường giáo dục là nhà trường.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay, đòi hỏi con người những năng
lực mới của thế kỉ XXI, thì trí sáng tạo của con người được quan tâm nghiên
cứu, giáo dục hình thành và phát triển hơn bao giờ hết [25, 64, tr. 772-814].
Những nghiên cứu với đối tượng SVSP ngành GDTH chưa được đề cập đến,
trong khi đó trí sáng tạo là một trong những năng lực hết sức cơ bản để đảm
bảo hoạt động thành công trong dạy học của GVTH [12, tr. 9-24]. Cho nên,
vấn đề này cần đặt ra và nghiên cứu.
12


1.1.3. Nghiên cứu về trí sáng tạo ở Việt Nam
Các nghiên cứu về trí sáng tạo nói chung vẫn chưa nhiều và chủ yếu đi
theo hướng nghiên cứu ứng dụng tập trung ở một số khía cạnh sau:
*
Hướng nghiên cứu cập nhật, vận dụng, phát triển các quan điểm lí
luận,
các phương pháp tiếp cận mới, các kĩ thuật đo lường hiện đại của tâm lí học
thế giới vào thực tiễn ở Việt Nam:
Trong giai đoạn từ năm 1990 trở lại đây, các cơng trình nghiên cứu của

Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Cơng Khanh, Phạm Thành Nghị sử dụng thích nghi
hóa một số bộ test (TCT-V của K.Schoppe, TCT-DP của G. Kratzmeier, TSZD của Klaus. K Urban Urban, của E.P Torrance) của nước ngồi, hoặc xây
dựng mới các cơng cụ đo lường về sáng tạo để xác định mức độ biểu hiện trí
sáng tạo của học sinh, sinh viên, người lao động; nhằm cung cấp cơ sở khoa
học cho việc xây dựng và phát triển các chương trình giáo dục trí tuệ cho các
đối tượng đã được nghiên cứu [24, 46, 71, 73]. Các bộ test được thích nghi
hóa đó cũng đã được rất nhiều các cơng trình nghiên cứu là luận văn, luận án
đã khai thác sử dụng đo mức độ biểu hiện sáng tạo của trẻ mầm non, học sinh
tiểu học, sinh viên và kết quả cho thấy các đối tượng này chủ yếu có mức độ
sáng tạo trung bình.
* Hướng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện trí sáng tạo
của học sinh, sinh viên:
Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu này được đề cập khá rõ
nét trong các luận văn, luận án. Các nội dung yếu tố ảnh hưởng mà các luận
án đã xác định và chứng minh bằng số liệu thực tiến bao gồm các yếu tố thuộc
nhóm chủ quan và khách quan. Có thể điểm qua một vài cơng trình nghiên
cứu gần đây nhất như: Nghiên cứu của Đặng Thị Vân (2011) đã chỉ ra mức
độ biểu hiện sáng tạo của sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội bị
chi phối bởi các yếu tố chủ quan là: phẩm chất tư duy, nhu cầu thành đạt nghề
13


nghiệp, hứng thú nghề, động cơ thành đạt; và các yếu tố khách quan bao gồm:
đặc thù văn hóa xã hội, giáo dục gia đình, mơi trường học tập. Nghiên cứu của
Nguyễn Văn Tính (2012) cho thấy, trí thơng minh của trẻ tuổi mẫu giáo cao
chưa chắc trẻ đã có chỉ số CQ cao, nhưng chỉ số CQ của trẻ cao thì sẽ có trí
thơng minh cao; nghiên cứu này cũng cho thấy, cách giáo dục tích cực của cha
mẹ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
Nghiên cứu của Bùi Tuấn Anh (2013) đã chỉ ra những yếu tố làm hạn chế sự
phát triển tư duy sáng tạo ở Học viên sĩ quan trong nhà trường quân đội là do

nhu cầu, động cơ học tập chưa mạnh mẽ, kĩ năng tư duy sáng tạo cịn hạn chế,
bên cạnh đó tác giả chỉ ra phương pháp dạy học của giảng viên có ảnh hưởng
nhiều nhất đến sự phát triển tư duy sáng tạo của Học viên sĩ quan.
Từ tình hình nghiên cứu trên, có thể thấy rằng việc nghiên cứu trí sáng
tạo như là một thành tố cơ bản trong cấu trúc trí tuệ của con người cịn chưa
có nhiều nghiên cứu, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đề cập đến trí sáng tạo
trong HĐHT của SVSP ngành GDTH, đây lại là yếu tố hết sức cần thiết để
giúp cho việc đảm bảo yêu cầu Chuẩn đầu ra của họ và Chuẩn nghề nghiệp
GVTH sau này. Cơng trình này nghiên cứu để “đắp” mảng trống đối với vấn
đề đó, cũng là nghiên cứu có ý nghĩa cả về lí luận lẫn thực tiễn đối với không
chỉ khoa học tâm lý học, mà cịn có ý nghĩa rất lớn đối với khoa học giáo dục.
1. 2. Một số vấn đề lí luận về trí sáng tạo
Các nghiên cứu về trí tuệ theo quan điểm mới đều cho rằng, trí sáng tạo
là một dạng trí tuệ, là một trong những thành phần có thứ bậc cao của trí tuệ.
1.2.1. Một số quan điểm về trí tuệ và cấu trúc của trí tuệ
Trí tuệ là một trong những hiện tượng tâm lý được quan tâm nghiên cứu
nhiều nhất. Mặc dù được nghiên cứu từ lâu, nhưng mãi gần đây, việc nghiên
cứu trí tuệ mới có sự phát triển vượt bậc khi nó được xem xét và hiểu theo
nghĩa “Đa trí tuệ” [62]:
14


L.L.Thurstone (1897-1955) xác định được 7 nhân tố trí tuệ được ơng
gọi là những năng lực trí tuệ ngun thủy là: suy luận, lưu loát về từ ngữ, tốc
độ tri giác; thơng hiểu ngơn ngữ, tri giác khơng gian, tính tốn bằng con số, trí
nhớ liên tưởng [72, tr. 30].
Năm 1967 mơ hình 3 chiều của cấu trúc trí tuệ người được J.P Guilford
cơng bố, trong đó các nhân tố và năng lực được giải thích một cách cụ thể, sự
kết hợp 3 chiều của các nhóm nhân tố trong mơ hình trí tuệ theo quan niệm
của J.P.Guilford cho thấy một cấu trúc có tới 120 nhân tố, mà trong đó có đến

59 nhân tố là thuộc về tính sáng tạo, cịn 61 nhân tố thuộc về trí thơng minh
[47].
Sau việc khẳng định của J.P Guilford về trí tuệ, thì đã có hàng loạt
nghiên cứu theo hướng cơng nhận trí tuệ là đa nhân tố. Theo xu hướng này
trước hết phải kể đến nhà tâm lý học Mỹ R. Sternberg. Năm 1984, ơng đề
xướng thuyết 3 nhân tố của trí tuệ: Trí tuệ phân tích, trí tuệ sáng tạo, trí tuệ
ngữ cảnh. Chính Sternberg đã đưa cách hiểu về trí tuệ là sự thích ứng có mục
đích với mơi trường và có ý nghĩa quan trọng cả đối với đời sống cá nhân lẫn
sự tạo ra và liên kết có chọn lọc môi trường ấy [89].
Cũng theo khuynh hướng đa trí tuệ, nhà tâm lý học thế hệ mới khác của
Mỹ là H. Gardner đã đề ra lý thuyết 7 loại trí tuệ, gọi tắt là thuyết MI: Trí tuệ
ngơn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ logic tốn, trí tuệ khơng gian, trí tuệ vận
động - cơ thể, trí tuệ bản thân hay trí tuệ cá nhân, trí tuệ người khác [33].
Từ đó có thể thấy, về bản chất, trí tuệ là một cấu trúc phức hợp, đa diện,
hồ nhập nhiều loại năng lực, có tính độc lập tương đối, ổn định nhưng không
tĩnh tại mà phát triển nhờ sự trải nghiệm của cá nhân qua sự tương tác giữa
các tố chất sinh học và những cơ hội do mơi trường sống của cá nhân đó
mang lại [85, 88]. Trí tuệ theo quan niệm mới trên đây có nội hàm được mở
rộng hơn thuật ngữ trí tuệ trong quan niệm truyền thống về trí tuệ
15


(Intelligence), trong đó trí sáng tạo được coi là một dạng trí tuệ cốt lõi trong
các dạng trí tuệ của con người.
1.2.2. Khái niệm trí sáng tạo
1.2.2.1. Quan niệm về trí sáng tạo
* Thuật ngữ trí sáng tạo: Các thuật ngữ: “Sự sáng tạo”, “Trí sáng tạo”, “Tính
sáng tạo” trong tiếng Anh đều dùng “Creativity” [86]. Những thuật ngữ đó
cùng với các thuật ngữ: tư duy sáng tạo, óc sáng tạo (Creative thinking), sản
phẩm sáng tạo (Creative product)... đều liên quan đến thuật ngữ gốc La tinh

"Crear" và mang nghĩa chung là sự sản xuất ra, sự tạo ra, sự khai sinh ra một
cái gì đó mới trước đó chưa có, chưa tồn tại. Theo đó, các khoa học đều coi trí
sáng tạo, óc sáng tạo hay tư duy sáng tạo là một dạng trí tuệ giúp chúng ta dựa
trên vốn kinh nghiệm của mình tạo ra ý tưởng mới, hành động mới, độc đáo,
tối lợi [Dẫn theo 79].
* Định nghĩa về trí sáng tạo:
Dưới góc nhìn của tâm lý học, các nhà tâm lý đã phát hiện ra tính nhiều
mặt của sáng tạo, có bao nhiêu hoạt động của con người thì cũng có bấy nhiêu
dạng sáng tạo. Có thể nói, sáng tạo cũng có nhiều mặt, nhiều góc độ như
chính bản chất con người (sinh lý, tâm lý, trí tuệ, xã hội, cảm xúc…), và nó
cũng được xem xét theo mọi lứa tuổi, trong mọi nền văn hoá. Trình độ, mức
độ, kiểu loại của sáng tạo cịn được phân tích dựa trên sản phẩm và trong q
trình sáng tạo cũng như dưới góc độ nhân cách sáng tạo. Trí sáng tạo trở thành
một dạng năng lực trí tuệ, tồn tại như một tiềm năng ở con người [21]. Tiềm
năng sáng tạo có ở mọi người bình thường và được huy động trong từng hoàn
cảnh cụ thể.
Một số quan điểm (Haensly và Reynolds, 1989) quan niệm trí sáng tạo
là trí thơng minh, có nghĩa là trí thơng minh và trí sáng tạo được xem như là
một hiện tượng và là hai cấu thành trùng nhau [44, tr. 128, 45]. Các nhà tâm lí
16


×