Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Quan niệm của g w f hegel về nhà nước trong tác phẩm các nguyên lý của triết học pháp quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.86 KB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----



-----

NGUYỄN VĂN HUẤN

QUAN NIỆM CỦA G.W.F. HEGEL VỀ NHÀ NƯỚC

TRONG TÁC PHẨM
CÁC NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----



-----

NGUYỄN VĂN HUẤN

QUAN NIỆM CỦA G.W.F. HEGEL VỀ NHÀ NƯỚC



TRONG TÁC PHẨM
CÁC NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã ngành: 60.22.03.01

Người huớng dẫn: PGS.TS. Đỗ Minh Hợp

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đỗ Minh Hợp. Các kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố.
Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2014
Học viên

Nguyễn Văn Huấn


Lời cảm ơn!
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của tất cả các thầy cô giáo
cùng các đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Minh Hợp đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện

luận văn. Thầy không chỉ truyền đạt cho tôi những kiến thức và phương
pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học mà còn hết lòng giúp
đỡ, động viên, tin tưởng và cho tôi những bài học sâu sắc về cuộc sống.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo Khoa Triết học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã nhiệt tình dạy dỗ,
trang bị cho tôi những kiến thức quan trọng trong 6 năm học. Những kiến
thức này chính là nền tảng cho quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy
tôi những chuyên đề quan trọng và bổ ích trong quá trình học cao học vừa qua.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình và tất cả
bạn bè đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Học viên

Nguyễn Văn Huấn


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.................................................................................................1
Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CHO SỰ
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA G.W.F.HEGEL VỀ NHÀ NƯỚC
TRONG TÁC PHẨM CÁC NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT HỌC PHÁP
QUYỀN.......................................................................................................14
1.1 Bối cảnh lịch sử Tây Âu và nước Phổ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ
XIX.......................................................................................................... 14
1.2 Tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng của Hegel về nhà nước..25
1.3 Khái quát tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền”........45
Chương 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG G.W.F.HEGEL
VỀ NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM CÁC NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT

HỌC PHÁP QUYỀN..................................................................................54
2.1. Về mối quan hệ giữa xã hội dân sự và Nhà nước.............................54
2.2. Về Hiến pháp, pháp luật và vai trò của chúng trong Nhà nước........63
2.3 Vấn đề quyền lực nhà nước............................................................... 71
2.4 Vấn đề quyền con người trong Nhà nước..........................................80
2.5 Bước đầu đánh giá hạn chế và ý nghĩa quan niệm của Hegel về nhà
nước trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền................90
2.5.1 Đánh giá của C.Mác, Ph.Ăngghen về hạn chế của quan niệm Hegel
về Nhà nước.............................................................................................90
2.5.2 Ý nghĩa hiện thời quan niệm của Hegel về nhà nước..................97
C. KẾT LUẬN.........................................................................................102
CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN..................................107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................108


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.Những thảm họa (hai cuộc thế chiến, sự xung đột kéo dài gần nửa thế
kỷ - chiến tranh lạnh, sự đàn áp và sát hại hàng chục triệu người vô tội ở các
chế độ toàn trị, v.v.) đã giáng xuống đầu nhân loại ở thế kỷ XX, sự thất bại
của các nhà nước xã hội ở Tây Âu, sự phá sản của các nước xã hội ở Liên Xô
cũ và Đông Âu đặt ra nhiều vấn đề quan trọng và gay gắt về nền tảng lý luận
(quan điểm triết học chính trị và pháp luật) của các nhà nước ấy. Trong các tác
phẩm của mình*, K.Popper đã gắn liền nguồn gốc của chế độ toàn trị với tư
duy chủ toàn bắt nguồn từ Platon và tiếp nối cho tới Hegel và Mác. Trong văn
cảnh này, việc làm rõ quan điểm triết học chính trị (quan niệm về nhà nước và
đi liền với nó là pháp luật) của Hegel có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách,
vì nó cho phép không chỉ bảo vệ chủ nghĩa Mác và còn nghiên cứu sâu sắc
hơn cội nguồn và bản chất của nhà nước toàn trị, từ đó vạch ra con đường
khắc phục nó để xây dựng nhà nước pháp quyền.

2.Quan điểm triết học pháp quyền của Hegel nói chung và nhà nước nói
riêng được thể hiện cách hệ thống và rõ ràng trong tác phẩm nổi tiếng Các
nguyên lý của triết học pháp quyền. Nói tới triết học pháp quyền của Hegel,
Mác cho rằng, “triết học Đức về pháp quyền và về nhà nước là cái lịch sử
Đức duy nhất đứng ngang tầm với hiện thực hiện đại chính thống”

1

[6,

tr.146]. Nói cách khác, triết học pháp quyền của Hegel kết tinh, phản ánh thực
hành pháp luật thời ông trong tư tưởng. Trong triết học pháp quyền, Hegel
đưa ra các quan điểm cơ bản của ông về các vấn đề phát triển xã hội, trong đó
đặc biệt quan tâm nghiên cứu bản chất và nguồn gốc của nhà nước. Nhưng
tính chất mâu thuẫn vốn có ở triết học Hegel nói chung và ở triết học pháp
quyền nói riêng đã tạo ra nguyên cớ cho những sự lý giải đối lập nhau về quan
điểm chính trị - xã hội của ông. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu nội dung
*“Sự nghèo nàn của thuyết sử luận” (nên dịch là “Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử”, vì tác giả cố nhái lại
cách đặt tên của Mác khi phê phán Proudon trong cuốn “Sự khốn cùng của triết học”) và “Xã hội mở và kẻ
thù của nó”.
1
Những phần in nghiêng là do chúng tôi nhấn mạnh.

1


của triết học pháp quyền Hegel, một mặt, giúp cho việc nhận thức đúng đắn
giá trị của tư tưởng Hegel và mặt khác, làm rõ được cuộc cách mạng của Mác
trong lịch sử triết học. Ăngghen đã chỉ ra rằng, cần phán xét mỗi nhà triết học
theo những gì là có giá trị và tiến bộ trong hoạt động của nhà triết học ấy, loại

bỏ những gì là nhất thời và phản động. Theo đó, “điều quan trọng hơn nhiều
là phát hiện ra dưới hình thức không chính xác và quan hệ giả tạo ấy cái đúng
đắn và cái thiên tài” (Trích theo, 6, tr.105).
Nhưng thực tế cho thấy, nghiên cứu triết học lịch sử và triết học pháp
quyền của Hegel chưa được các nhà triết học mácxít quan tâm thỏa đáng, vì
họ coi đóng góp chủ yếu của Hegel đối với triết học mácxít chỉ là phép biện
chứng được trình bày trong Khoa học Logic. Đúng là nhận thức luận Kant và
lôgíc học Hegel có nhiều tư tưởng quý báu, nhưng hai ông còn có đóng góp
quan trọng cả trong triết học đạo đức, triết học pháp quyền và triết học lịch sử.
Thực tế, trong thế kỷ XX, ảnh hưởng và tầm quan trọng của tư tưởng triết học
chính trị của Hegel không hề giảm sút mà còn tăng lên, nhiều nhà triết học lớn
thế kỷ XX đã xét lại quan điểm của Hegel về nhà nước theo các cách khác
nhau. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải đưa ra thái độ của mình đối với triết
học chính trị của Hegel.
3.Thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đặt ra nhiều vấn
đề lý luận về nhà nước. Giải quyết các vấn đề lý luận này, chúng ta cần tiếp
thu những tư tưởng triết học về nhà nước. Trong lịch sử tư tưởng triết học về
nhà nước phương Tây, Hegel với tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp
quyền (nguyên gốc tiếng Đức: Grundlinien der Philosophie des Rechts) thể
hiện ra là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất. Tư tưởng triết học
của Hegel về quan hệ “xã hội - nhà nước - con người”, về mô hình “nhà nước
đạo đức”, “nhà nước mạnh” có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thiện lý
luận về nhà nước pháp quyền của Việt Nam.

2


Với những lý do trên đây, tác giả đã chọn: “Quan niệm của
G.W.F.Hegel về nhà nước trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học
pháp quyền” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Đúng như dịch giả Lê Tuấn Huy đã viết: “Hegel, với bạn đọc triết học
Việt Nam, là một tên tuổi hết sức quen thuộc (…) đến độ, với ông, dường như
không cần gì phải tìm hiểu hơn nữa ngoài các “kết luận” đã được chuẩn hóa.
Tuy nhiên, đây lại là một nhân vật có nhiều thăng trầm trong việc đánh giá vị
trí học thuật trong lịch sử triết học, ngay ở thế kỷ XX đầy những biến động,
chứ không phải chỉ khuôn vào thời đại của ông. Đây chính là một tình tiết rất
lớn mà bấy lâu nay chúng ta ít hoặc không được biết đến” [59, tr.7]. Bởi thực
tế này, nên không chỉ riêng Hegel mà nhiều nhà triết học châu Âu nổi tiếng
khác cũng được nghiên cứu lại một cách chuyên sâu và cẩn trọng hơn như
I.Kant, Friedrich Nietzsche, Edmund Husserl, thậm chí cả các nhà thần học
Trung cổ như Thomas Von Aquin v.v. Do vậy, trong phần tổng quan nghiên
cứu này, chúng tôi tập trung phân tích các nghiên cứu ở Việt Nam về triết học
pháp quyền Hegel nói chung và quan niệm của ông về nhà nước nói riêng.
Thực tế là, cho tới nay, ở Việt Nam đã có không ít những công trình
nghiên cứu cơ bản về lôgic học, phép biện chứng, thẩm mỹ học, triết học lịch
sử, lịch sử triết học… của Hegel. Có thể kể tới các công trình như: Chân dung
triết gia Đức do Quang Chiến (Chủ biên - 2000); Loạt sách của tác giả
Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp viết: “Quan niệm của Hêghen về bản
chất của triết học” xuất bản năm 1998, “Vấn đề tư duy trong triết học
Hêghen” năm 1999, “Quan điểm lịch sử triết học của Hêghen” năm 2001;
cuốn “Triết học cổ điển Đức: những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học”,
Lê Công Sự (2006), Triết học cổ điển Đức, Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên)
(2003), Lịch sử triết học, v.v cùng một số sách giáo trình và tham khảo khác.
Về sách dịch, có thể kể tới bộ “Mỹ học” của Hegel đã được dịch giả Phan

3


Ngọc chuyển ngữ, dù chất lượng của bản dịch còn có nhiều ý kiến trái chiều

(như Phạm Thị Hoài). Về bài viết có thể kể tới loạt bài nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Đình Tường trên Tạp chí Triết học như: “Quan niệm của Hegel về
lịch sử triết học” (1992); “Tìm hiểu nguyên tắc nghiên cứu lịch sử Hegel”
(1993); “Quan niệm của Hegel về triết học Hy Lạp cổ đại” (1994); “Quan
niệm của Hegel về triết học cận đại” (1995); “Nguyên tắc lịch sử trong triết
học Hegel” (1996); “Những đánh giá khác nhau về vai trò của triết học Hegel
trong lịch sử triết học” (1999) v.v và các nhà nghiên cứu khác.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu quan niệm chính trị - xã hội nói chung và
triết học pháp quyền, tư tưởng về nhà nước nói riêng là vấn đề chưa được chú
ý nhiều.
Có thể nói, trong buổi đầu sự nghiệp triết học của mình, không phải ngẫu
nhiên mà Marx lại lấy triết học pháp quyền Hegel làm đối tượng phê phán
trong công trình Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegel. Không chỉ
bởi Marx cũng là học trò tư tưởng của Hegel (thuộc Phái Hegel trẻ) mà còn vì
lý thuyết về Nhà nước của Hegel không giải đáp được một cách khoa học và
triệt để các vấn đề của thực tiễn xã hội nước Đức khi đó. Marx cho rằng, căn
nguyên sâu xa của sự kiện trên là do Hegel đã phản ánh lộn ngược về hiện
thực xã hội, dẫn đến học thuyết về Nhà nước của Hegel có tính chất duy tâm
và có nhiều luận điểm mang tính phản động. Đây chính là cái “kết luận đã
được chuẩn hóa” mà dịch giả Lê Tuấn Huy ám chỉ trong Lời người dịch cho
tác phẩm Thông diễn học của Hegel. Cái “kết luận” có tính ấn định đó gây ấn
tượng sâu đậm trong lịch sử tiếp nhận tư tưởng về Nhà nước của Hegel. Theo
đó, hầu như không có mấy học giả đặt lại vấn đề về vai trò, ý nghĩa tích cực
của tư tưởng nhà nước của Hegel đối với thực tiễn cách mạng cho đến khi (từ
năm 2000 trở lại đây) tác phẩm của các nhà tư tưởng Châu Âu như I.Kant,
J.G.Fichte, S.Freud, F.Nietzsche, E.Husserl, Max Weber... đặc biệt là
G.W.F.Hegel được Bùi Văn Nam Sơn chuyển ngữ sang tiếng Việt. Theo đó,

4



việc nghiên cứu triết học Đức được tiến hành hệ thống hơn, chuyên sâu hơn
theo xu hướng hội nhập quốc tế. Nhưng sâu hơn thì có thể kể tới sự thay đổi
về tư duy của Đảng được đánh dấu trong Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII
(1991), Văn kiện Hội nghị TW 6 (Khóa VII), đặc biệt là Nghị quyết Trung
ương V (khóa VIII) có viết: “tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa
học, tiến bộ của nước ngoài”. Chính sự mở lối tư duy của Đảng đã định
hướng cách thức tiếp cận đối với tư tưởng về Nhà nước của Hegel cũng như
triết học pháp quyền của ông. Việc chỉ ra những đóng góp, những điểm tiến
bộ có ý nghĩa hiện thời cũng như ảnh hưởng của nó tới mô hình các nhà nước
phương Tây là cách ứng xử của giới học giả, nhà nghiên cứu hiện nay đối với
các học thuyết triết học chính trị tư sản.
Xét một cách tổng quát tình hình nghiên cứu quan niệm của Hegel về nhà
nước không khỏi phải bắt đầu với tác phẩm Grundlinien der Philosophie des
Rechts của Hegel (1821) đã được dịch sang tiếng Việt với tên gọi Các nguyên lý
của triết học pháp quyền do Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, được Nhà xuất
bản Tri thức ấn hành năm 2010. Cũng giống như các dịch phẩm trước đó về
Hegel như cuốn Hiện tượng học tinh thần và Khoa học Lôgic (gần đây có xuất
hiện thêm bản dịch cuốn Khoa học lôgích này của Phạm Chiến Khu), trong công
trình này, Bùi Văn Nam Sơn đã không dừng lại ở việc dịch trọn vẹn tác phẩm
kinh điển mà còn chú giải một cách công phu đến từng chương sách nhằm làm
sáng tỏ tư tưởng có tính hệ thống của Hegel. Hơn nữa, dịch giả Bùi Văn Nam
Sơn còn dày công viết Mấy lời giới thiệu và lưu ý của người dịch tác phẩm của
Hegel đem lại một cái nhìn khá toàn diện về triết học pháp quyền Hegel cũng
như quan niệm của ông về nhà nước trong dòng chảy lịch sử triết học phương
Tây. Trong phần giới thiệu, lưu ý cũng như phần chú giải (đặc biệt là ở chương
3), Bùi Văn Nam Sơn đã làm sáng rõ, về phương diện lịch sử và lôgíc, các khái
niệm “Pháp quyền”, “Xã hội dân sự”, “Nhà nước”, “Hiến pháp”, về cấu trúc

5



khái niệm của Nhà nước, cấu trúc định chế của Nhà nước v.v. Do vậy, ấn phẩm
này chính là tài liệu cơ bản và hữu ích để chúng tôi nghiên cứu và trích dẫn.

Khái quát tình hình nghiên cứu quan niệm của Hegel về nhà nước ở Việt
Nam, có thể chia các tài liệu có liên quan đến nội dung của đề tài này thành
bốn loại hình cơ bản sau:
-

Loại hình thứ nhất là công trình chuyên khảo về triết học pháp quyền

nói chung và quan niệm của Hegel về nhà nước nói riêng.
Cuốn Triết học pháp quyền của Hêghen của Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ
Minh Hợp (2002) là một công trình như thế. Trong công trình này, các tác giả
đã phân tích một cách sâu sắc về bối cảnh chính trị - xã hội nước Đức, về sự
tiến hoá quan điểm chính trị của Hegel cũng như nội dung giai cấp của Triết
học pháp quyền trong chương 1 của cuốn sách: “Triết học pháp quyền trong
sự nghiệp sáng tạo của Hêghen”. Tiếp đó, chương 2, là phần quan trọng nhất
của cuốn sách, nhóm tác giả bàn tới các nội dung của triết học pháp quyền
Hegel một cách chuyên sâu và có hệ thống. Trong chương sách này, quan
niệm của Hegel về nhà nước cũng được các tác giả phân tích một cách tương
đối toàn diện và sát thực như: vấn đề bản chất của luật pháp; mối quan hệ giữa
xã hội công dân2 và nhà nước; vấn đề con người và vấn đề quan hệ giữa nhà
nước và lịch sử toàn cầu. Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn trình bày lịch sử tiếp
nhận và lý giải về triết học pháp quyền Hegel từ Mác, Ăngghen, cho tới
2 Cho đến nay, nhiều học giả Việt Nam cho rằng, “xã hội dân sự” và “xã hội công dân” chỉ là hai cách
chuyển ngữ sang tiếng Việt của cùng một thuật ngữ civil society trong tiếng Anh, société civile trong tiếng
Pháp, hay bürgeliche Gesellschaft trong tiếng Đức (Nguyễn Như Phát, Bùi Xuân Đức, Bùi Việt Hương, v.v).
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, đây là hai khái niệm không đồng nhất về mặt nội hàm (rộng hơn hoặc

khác nhau). Tiêu biểu như: Trần Việt Phương, Xã hội dân sự và Nhà nước pháp quyền, bài nói tại Ban
Nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ; Phạm Văn Đức, Trần Tuấn Phong, Xã hội dân sự: từ cách nhìn của
lịch sử triết học, Tạp chí Khoa học xã hội, số 7, 2008, tr.3-12; Trần Hữu Quang, Một số quan niệm cổ điển về
xã hội dân sự, Tạp chí Khoa học xã hội, số 07 (131), 2009, trang 3-16; Tương lai, Xã hội dân sự và mấy vấn
đề của các tổ chức xã hội, Tạp chí Khoa học Pháp lý Số 4(41)/2007; Vũ Duy Phú (chủ biên), Xã hội dân sự:
Một số vấn đề chọn lọc, Nxb Tri thức v.v. Chính vì chưa có sự thống nhất về mặt thuật ngữ như trên dẫn đến
thực tế là trong không ít công trình nghiên cứu hai khái niệm này vẫn bị dùng lẫn lộn, không có sự phân tách
rõ ràng. Điều này cũng xảy ra khi nghiên cứu quan niệm của Hegel và cả Mác về bürgerliche Gesellschaft.
Trong Bộ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, thuật ngữ tiếng Đức “Die bürgerliche Gesellschaft”, được dịch là
“xã hội công dân” và có chỗ là “xã hội thị dân”, “xã hội tư sản”. Ở đây, chúng tôi sử dụng khái niệm “xã hội
dân sự” theo bản dịch của Bùi Văn Nam Sơn, nhưng chúng tôi cho rằng, với trường hợp Hegel, khái niệm
này có nội hàm như là xã hội thị trường, xã hội tư sản, nơi mà kinh tế và lợi ích cá nhân có vai trò hết sức
quan trọng, thể hiện ra là động lực của sự phát triển xã hội.

6


Chủ nghĩa Hegel mới và các nhà triết học hiện đại, qua chương 3 của cuốn
sách: “Số phận lịch sử của triết học pháp quyền Hêghen”. Tuy nhiên, vấn đề
phân chia quyền lực cũng như quyền con người chưa được các tác giả chú ý
đúng mức và phân tích đầy đủ. Ngoài ra, phần tiền đề lý luận cho sự hình
thành tư tưởng về triết học pháp quyền của Hegel không được các tác giả tách
thành một nội dung riêng biệt và trình bày một cách có hệ thống.
Nhưng không thể phủ nhận một điều rằng, công trình này là tác phẩm
tiên phong trong việc phân tích và phê phán một cách hệ thống và khoa học về
triết học pháp quyền Hegel ở Việt Nam. Công trình là tài liệu hữu ích cho
chúng tôi khi thực hiện đề tài này.
-

Loại hình thứ hai là những cuốn sách, Kỷ yếu Hội thảo và các bài báo


được đăng tải trên các tạp chí có đề cập một cách trực tiếp hoặc dán tiếp đến
quan niệm của Hegel về nhà nước.
Về sách, chúng ta có thể kể tới các công trình như: Lịch sử triết học do
Nguyễn Hữu Vui chủ biên (2003); Lê Công Sự (2006), Triết học cổ điển Đức;
Đỗ Minh Hợp (2010), Đại cương lịch sử triết học v.v.
Về Kỷ yếu Hội thảo, có thể kể đến sách Kỷ yếu hai Hội thảo Quốc tế
Triết học cổ điển Đức: những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học (2006)
và Nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2013) do Khoa
Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tổ chức.
Về bài viết trong các sách và tạp chí có thể kể tới các công trình như:
Nguyễn Chí Hiếu (2000), Về khái niệm “tinh thần tuyệt đối” trong triết học
Hêghen, Tạp chí Triết học (số 12); Nguyễn Chí Hiếu (2008), Tư tưởng về
“nhà nước mạnh” của Hegel và thực tế hiện thực hóa nó ở Đức, Tạp chí Phát
triển nguồn nhân lực (số 4); Nguyễn Chí Hiếu (2013): Christian Wolff – nhà
triết học tiên phong của chủ nghĩa duy lý và trào lưu Khai sáng Đức nửa đầu
thế kỷ XVIII, Tạp chí Triết học (số 9); Phạm Chiến Khu (2002), Tư tưởng về
nhà nước pháp quyền của Hegel, Tạp chí Triết học (số 6); Nguyễn Đình

7


Tường (2009), Quan niệm Hêghen về xã hội công dân, Tạp chí Triết học; Trần
Tuấn Phong, Xã hội công dân và xã hội dân sự: từ Arixtot đến Hêghen, Tạp
chí Triết học; Phạm Thái Việt (2006), Phạm trù “thực tiễn” trong triết học cổ
điển Đức, trong sách “Triết học cổ điển Đức: những vấn đề nhận thức luận và
đạo đức học”; Nguyễn Chí Hiếu (2000), Về khái niệm “tinh thần tuyệt đối”
trong triết học Hêghen, Tạp chí Triết học v.v.
Trong bài viết “Tư tưởng về “nhà nước mạnh” của Hegel và thực tế hiện
thực hóa nó ở Đức”, tác giả Nguyễn Chí Hiếu cũng đã làm rõ tư tưởng Hegel

về nhà nước mạnh nhằm đảm bảo các quyền con người thông qua các hoạt
động bảo vệ và sáng tạo của nhà nước. Hegel ý thức rõ rằng, quyền lực nhà
nước mạnh là điều kiện cần thiết của tự do và nhân dân cần phải tham gia vào
hoạt động lập pháp của nhà nước, vào việc giải quyết những vấn đề trọng đại
của quốc gia. Nhưng ông cũng đã lên tiếng chống lại mưu đồ tư hữu hóa
quyền lực nhà nước. Theo đó, việc ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực của các
cơ quan và quan chức nhà nước cần đến sự giám sát cả từ bên trên và bên
dưới. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Chí Hiếu cũng đã phân tích nguyên tắc
liên hệ hữu cơ giữa chỉnh thể và bộ phận của Hegel trong việc ông luận giải
quan hệ giữa cá nhân, xã hội và nhà nước, trong việc tổ chức quyền lực nhà
nước.
Trong bài “Tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Hegel”, tác giả Phạm
Chiến Khu đã, thứ nhất, phân biệt phép biện chứng của Hegel với phép biện
chứng của Mác, Ăngghen; thứ hai, làm rõ tư tưởng Hegel trong việc ông sử
dụng phép biện chứng để luận chứng cho sự tất yếu ra đời của hình thái nhà
nước pháp quyền tư sản. Tác giả cho rằng, trong quan niệm của Hegel, nhà
nước pháp quyền tư sản được hình thành dựa trên hai nền tảng là gia đình và
xã hội dân sự. Nhà nước này thể hiện sự thống nhất quyền lực sống động trên
cơ sở phân hóa, khác biệt hợp lý của ba loại quyền lực: quyền của cái phổ
biến, quyền của cái đặc thù và quyền của cái đơn nhất. Cũng trong bài viết

8


này, thông qua việc làm sáng tỏ tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Hegel,
tác giả tiến hành phân biệt nó với quan niệm nhà nước pháp trị trên các khía
cạnh: sự ra đời, luật pháp, cách thức tổ chức quyền lực và các quyền con
người trong nhà nước.
Tác giả Nguyễn Đình Tường trong bài “Quan niệm Hêghen về xã hội
công dân” trên Tạp chí Triết học, đã phân tích một cách khái quát quan niệm

của Hêghen về xã hội công dân (xã hội dân sự), về các mối quan hệ kinh tế
của xã hội công dân cũng như cơ cấu đẳng cấp và biện chứng của xã hội công
dân. Theo tác giả, Hêghen đã đứng trên cơ sở của chủ nghĩa duy tâm khách
quan, thần bí để xem xét mối quan hệ giữa xã hội công dân và nhà nước, coi
nhà nước là cái có trước, là cơ sở và động lực của xã hội công dân. Có thể nói,
công trình này đã bàn luận một cách trực tiếp tới một số nội dung của luận
văn. Tác giả đã đứng trên quan điểm duy vật biện chứng của Mác, đặc biệt là
trong cuốn “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen”, để chỉ ra
những bản chất tư tưởng Hegel về nhà nước.
Tựu chung lại, các công trình trên đã dành dung lượng nhất định cho việc
nghiên cứu về khái niệm nhà nước pháp quyền và xã hội công dân theo cách hiểu
của Hegel. Những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở sự khái quát chung về các
nội dung triết học Hegel, chứ chưa đi sâu phân tích, đánh giá quan niệm của
Hegel về nhà nước một cách có hệ thống và chuyên sâu, qua đó, đem lại cách
hiểu đúng đắn và toàn diện về tư tưởng của Hegel về Nhà nước.
-

Loại hình thứ ba là một số lượng còn rất khiêm tốn các Luận văn Thạc

sĩ và Luận án Tiến sĩ về triết học cổ điển Đức nói chung và hệ thống triết học
Hegel và quan niệm về nhà nước nói riêng.
Thứ nhất, về những công trình đề cập đến về triết học cổ điển Đức nói
chung và hệ thống triết học Hegel nói riêng. Chẳng hạn, chúng ta có thể kể tới
các công trình như: Luận án triết học của tác giả Lê Công Sự: Học thuyết
phạm trù trong triết học I.Cantơ (2004); Luận văn thạc sĩ của tác giả Khuất
9


Duy Dũng: Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm trong nhận thức luận của I.Cantơ
(2006); Luận án triết học về đề tài: Triết học đạo đức của Immanuel Kant và

ảnh hưởng của nó đối với triết Đức thế kỷ XIX, của tác giả Ngô Thị Mỹ Dung
(2007); Luận án Tiến sĩ về đề tài: Vấn đề bản thể luận trong triết học duy tâm
cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của tác giả Nguyễn Chí
Hiếu (2010); Luận văn thạc sỹ triết học Bước đầu tìm hiểu lý luận nhận thức
trong triết học I.Kant và G.W.F.Hegel của tác giả Đinh Thị Phượng, Viện Triết
học (2007); Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thị Thu Lan với đề tài: Đạo đức
học I.Kant và những giá trị, hạn chế của nó, Học viện Khoa học xã hội
(2011); Luận án triết học Quan điểm triết học lịch sử của I.Kant của tác giả
Nguyễn thị Hảo, Viện Triết học (2012), v.v. Ở đây, các tác giả có bàn nhiều tới
vấn đề nhận thức luận, bản thể luận của triết học Hegel và quan điểm triết học
lịch sử của I.Kant nhưng các nội dung của triết học pháp quyền cũng như tư
tưởng về nhà nước của Hegel thì còn là vấn đề bỏ ngỏ.
Thứ hai, về những công trình có bàn luận trực tiếp hoặc gián tiếp đến
quan niệm của Hegel về nhà nước. Chẳng hạn, Luận án tiến sĩ triết học Triết
học lịch sử của G.W.F.Hegel của tác giả Trịnh Văn Toàn (2014); Luận văn
thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt: Quan niệm của G.W.F.Hegel về quyền
con người trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền (2014).
Trong Luận án tiến sĩ “Triết học lịch sử của G.W.F.Hegel”, tác giả Trịnh
Văn Toàn đã phân tích về biện chứng của tự do và tất yếu cũng như các
nguyên tắc và nội dung cơ bản của triết học lịch sử Hegel. Theo tác giả, trong
quan niệm của Hegel, nhà nước thể hiện ra như một mômen (thời điểm) trong
sự vận động của Tinh thần thế giới, của Ý niệm tuyệt đối. Qua đó, tác giả luận
án đã đem lại một cái nhìn toàn diện về vấn đề nhà nước trong quan hệ với
lịch sử thế giới.

10


Tác giả Nguyễn Thị Nguyện trong luận văn thạc sĩ “Quan niệm của
G.W.F.Hegel về quyền con người trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học

pháp quyền”, đã bàn luận một cách sâu rộng quan niệm của Hegel về quyền
con người trong chương hai của luận văn. Đặc biệt, tác giả đã luận chứng khá
sâu về vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo các quyền con người một cách
vững chắc nhất trong chương ba. Đây là công trình rất hữu ích cho chúng tôi
khi thực hiện đề tài này. Cố nhiên, vấn đề bản chất và nguồn gốc của nhà
nước chưa được tác giả bàn luận một cách chuyên sâu.
-

Loại hình thức tư là công trình của tác giả nước ngoài có đề cập ít

nhiều nhưng không hệ thống đến những nội dung của triết học pháp quyền
cùng như quan niệm của Hegel về nhà nước đã được dịch ra tiếng Việt. Chúng
ta có thể có kể tới các tác phẩm: Paul Redding, Thông diễn học của Hegel, do
TS. Lê Tuấn Huy dịch; Karl R. Popper, Sự nghèo nàn của thuyết sử luận, Chu
Lan Đình dịch; Karl R. Popper, Xã hội mở và kẻ thù của nó, 2 Hegel và Marx,
Nguyễn Quang A dịch; Michel Vadée: Marx nhà tư tưởng của cái có thể, Viện
Thông tin khoa học xã hội; Lịch sử phép biện chứng, tập III, phép biện chứng
cổ điển Đức; Triết học mở và xã hội mở, Maurice Cornforth, Đỗ Minh Hợp
dịch v.v. Các công trình này là các cách hiểu và lý giải khác nhau về hệ thống
triết học Hegel nói chung và triết học pháp quyền nói riêng (phần nào đã được
đề cập trong bài giới thiệu của Bùi Văn Nam Sơn trong Các nguyên lý của
triết học pháp quyền và trong Chương 3 thuộc công trình Triết học pháp
quyền của Hêghen của Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp). Đây cũng là tài
liệu hữu ích cho việc đánh giá hệ thống Hegel nói chung và triết học pháp
quyền nói riêng trong dòng chảy lịch sử tư tưởng phương Tây.
Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, những công trình nguyên cứu về triết
học pháp quyền nói chung cũng như quan niệm của Hegel về nhà nước nói
riêng còn ít được chú ý. Vậy nên, cần phải nghiên cứu chuyên sâu quan
11



niệm về nhà nước qua những tác phẩm chính của Hegel để từ đó, chúng ta có
một cái nhìn toàn diện về các di sản của ông. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa kết
quả của những người đi trước, luận văn này tập trung vào việc phân tích, trình
bày một cách hệ thống và khoa học tư tưởng về nhà nước của Hegel thông
qua việc khảo cứu tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn:
Luận văn làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong quan niệm
G.W.F.Hegel về nhà nước thể hiện trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học
pháp quyền, và từ đó, bước đầu đưa ra những đánh giá mang tính khái quát về
ý nghĩa và hạn chế trong quan niệm về nhà nước của G.W.F.Hegel.
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
-

Phân tích bối cảnh lịch sử và tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng

của G.W.F.Hegel về nhà nước.
-

Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng G.W.F.Hegel về nhà nước

được thể hiện trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm về nhà nước của G.W.F.Hegel trong
tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tập trung vào nội dung cơ bản

của tư tưởng G.W.F.Hegel về nhà nước được thể hiện trong tác phẩm Các
nguyên lý của triết học pháp quyền.
5.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; lý luận Mác-Lênin về lịch sử triết
học.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn vận dụng các nguyên lý của triết
học mácxít như nguyên lý phát triển, các nguyên tắc thống nhất
12


giữa cái lôgíc và cái lịch sử, đi từ trừu tượng đến cụ thể, phân tích và tổng
hợp, phương pháp nghiên cứu văn bản v.v.
6.

Đóng góp của luận văn

Luận văn nghiên cứu và trình bày một cách tập trung, có hệ thống những
nội dung cơ bản của quan niệm G.W.F.Hegel về nhà nước thể hiện trong tác
phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền.
7.

Ý nghĩa của luận văn

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy triết học pháp quyền G.W.F.Hegel nói riêng và hệ thống triết học
G.W.F.Hegel nói chung.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 8 tiết.

13


B. NỘI DUNG
Chương 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CHO SỰ HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG CỦA G.W.F.HEGEL VỀ NHÀ NƯỚC TRONG TÁC
PHẨM CÁC NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN
1.1 Bối cảnh lịch sử Tây Âu và nước Phổ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế
kỷ XIX
C.Mác, trong Bài xã luận báo “Kolnische Zeitung số 179” có viết rằng:
“Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại
của mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình
được tập trung lại trong những tư tưởng triết học” [45, tr.156]. Thật vậy, triết
học là giá trị văn hóa tinh thần tinh tuý nhất, là thời đại lịch sử được tái hiện
dưới hình thức tư tưởng, trong hệ thống các vấn đề triết học, nó làm nên diện
mạo tinh thần của thời đại. Theo đó, hệ thống triết học của Hegel là sự thấu
hiểu, sự phản ánh một cách bao trùm và sâu sắc nhất của thời đại trong phạm
vi

tư tưởng. Sự thực, Hegel là đứa con của thời đại lịch sử diễn ra cuộc đấu

tranh sống còn của giai cấp tư sản chống lại ách thống trị của chế độ phong
kiến. Đây chính là thời kỳ lịch sử của sự quá độ từ chế độ phong kiến sang
chế độ tư bản. Với nghĩa ấy, hệ thống triết học Hegel nói chung và triết học
pháp quyền nói riêng, có đặc tính, như Mác đã vạch ra, “là lý luận Đức của

cuộc cách mạng Pháp”, là sự chuẩn bị về hệ tư tưởng cho cách mạng dân chủ
tư sản ở Đức.
Có thể khẳng định rằng, sự ra đời của hệ thống Hegel nói chung và triết
học pháp quyền nói riêng là có tính quy luật. Thực tế là, triết học pháp quyền
Hegel ra đời không phải trên một mảnh đất hoang. Nói cách khác, sự xuất
hiện của nó là dựa trên một nền tảng, một bối cảnh lịch sử cụ thể. Bối cảnh ấy

14


chính là hiện thực lịch sử, văn hóa, xã hội nước Đức3 và châu Âu cuối thế kỷ
XVIII – đầu thế kỷ XIX.
Bối cảnh lịch sử Tây Âu cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX
Thời điểm lịch sử cho sự xuất hiện mầm mống của giai cấp tư sản cũng
là thời điểm báo hiệu giờ cáo chung của chế độ phong kiến châu Âu đã đến là
bắt đầu từ thế kỷ XV. Ở Tây Âu, cụ thể là ở Italia, ngay từ thế kỷ XV đã có sự
xuất hiện của các công trường thủ công cùng với nó là nền sản xuất công
trường thủ công đem lại năng suất lao động rất cao. Việc cải tiến, sáng chế ra
công cụ lao động mới như máy tự kéo sợi, máy in cùng với những phát kiến
địa lý, như việc tìm ra châu Mỹ và các đường biển đến những miền đất mới…
càng tạo điều kiện cho sự phát triển của nền sản xuất theo hướng tư bản chủ
nghĩa. Chính những bước tiến đó của nhân loại đã dẫn đến sự ra đời của một
loạt các nước tư bản chủ nghĩa sớm phát triển như Anh, Italia, Pháp, Tây Ban
Nha, Hà Lan.
Sự ra đời công cụ lao động mới có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển
vượt bậc của khoa học tự nhiên lúc bấy giờ như: Cơ học, Toán học, Thiên văn
học. Sự phát triển của khoa học tự nhiên thời kỳ này là nguồn gốc trực tiếp và
quan trọng nhất tạo ra sự khác biệt của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa so với
tất cả các xã hội trước đó. Những phát minh khoa học được ứng dụng, thâm
nhập vào cuộc sống, có vai trò rất lớn trong việc cấu thành một phương thức

sản xuất mới. Không dừng lại ở đó, khoa học còn thâm nhập vào địa hạt kiến
trúc thượng tầng của xã hội, tương tác với các bộ phận của nó. Những phát
minh khoa học đã tạo nên những bước ngoặt trong lịch sử nhận thức nhân loại
và có ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng triết học Hegel.
Chính sự xuất hiện của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà nguồn gốc cuối
cùng của nó là sự ra đời của công cụ lao động mới, dẫn đến việc nhân loại đã
sáng tạo ra một lượng của cải vật chất gấp hàng trăm lần lượng của cải mà
3Nước Đức còn gọi là nước Phổ - Preussen – được thành lập bởi vua Friedrich I từ năm 1701.

15


phương thức cũ đã tạo ra được. Thực tế này đã được C.Mác ghi nhận: “Giai
cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra
những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất
cả các xã hội trước kia gộp lại” [48, tr.603]. Đặc biệt là cuộc cách mạng công
nghiệp Anh như một biến cố kinh tế quan trọng nhất trong đời sống kinh tế –
xã hội châu Âu lúc bấy giờ, làm tăng trưởng mạnh mẽ trình độ, khối lượng và
nhịp độ sản xuất của xã hội, đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có.
Sự kiện này khẳng định sức mạnh của con người trong nhận thức thế giới; nó
thể hiện khả năng, sức mạnh sáng tạo của lao động sản xuất, sức mạnh xã hội
của con người trong việc chinh phục tự nhiên, cải tạo thế giới. Các nhà sáng
lập chủ nghĩa Mác nhận định: “Giai cấp tư sản là giai cấp đầu tiên đã cho
chúng ta thấy hoạt động của con người có khả năng làm được những gì” [48,
tr.544]. Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa phá tan dần các quan hệ kinh tế
phong kiến, làm nảy sinh một giai cấp mới – giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản
đã nhanh chóng trở thành một lực lượng xã hội tiến bộ đại diện cho một
phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong xã hội phong kiến, giai cấp tư sản dưới hình thức mầm mống
thuộc đẳng cấp thứ ba, tức đẳng cấp thấp nhất, phải chịu sự thống trị của đẳng

cấp quý tộc và tăng lữ. Đẳng cấp thứ ba này không chỉ bị sự áp bức về kinh tế
mà còn bị kìm kẹp về quyền lợi chính trị, cùng lúc phải chịu ách thống trị của
cả vương quyền và thần quyền. Chính bởi có sự biến đổi của công cụ lao động
– với tư cách là thành tố quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất – cùng
với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã làm cho quan hệ sản xuất
cũ mà về cơ bản là chế độ sở hữu trở lên lạc hậu, lỗi thời, kìm hãm sự phát
triển chung của toàn xã hội. Chế độ phong kiến châu Âu cùng với những đặc
trưng của nó là sự chuyên chế, đặc quyền đã không còn phù hợp trước đòi hỏi
của thời đại, của lịch sử lúc bấy giờ đặt ra. Do đó, việc xoá bỏ chế độ phong
kiến, đẳng cấp, xây dựng một chế độ xã hội mới dựa trên quan

16


hệ sản xuất mới phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất là một xu
thế lịch sử mà không gì có thể ngăn cản nổi.
Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, giai cấp tư sản đã nhanh chóng khẳng
định mình là một lực lượng chính trị độc lập. Giai cấp này - đứng trước đòi
hỏi bức thiết của sự phát triển lịch sử - cùng với quần chúng nhân dân đã tự
mình tổ chức cuộc đấu tranh lâu dài và quyết liệt nhằm lật đổ sự thống trị của
chế độ phong kiến và nhà thờ. Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã nổ ra ở
Hà Lan, đặc biệt là ở Anh (1642-1648). Tuy rằng, cuộc cách mạng tư sản ở
Anh đã giành được thắng lợi song đó là cuộc cách mạng chưa triệt để, theo
nghĩa nó chưa thực hiện được nhiệm vụ lịch sử của mình là tiêu diệt tận gốc
chế độ phong kiến châu Âu. Tiếp bước cách mạng tư sản Anh là cuộc Đại
cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) cùng với việc xử tử vua Lui XVI là một
trong những đòn quyết định tiêu diệt chế độ phong kiến ở châu Âu.
Đúng khi cuộc cách mạng Pháp hoàn thành thì lịch sử châu Âu lật sang
một trang mới, tràn ngập ánh sáng. Sự kiện vĩ đại đó cũng đồng nghĩa với sự
tiêu vong, đồng nghĩa với việc chấm dứt sự tồn tại dai dẳng của chế độ phong

kiến trong hơn một nghìn năm.
Trong thời đại của Hegel, “tự do” trở thành khái niệm trung tâm của thời
Cận Đại, là tinh thần của thời đại. Hegel chỉ rõ, “cảm thức về sự tự do và trật
tự nảy sinh chủ yếu ở các thành thị”, ở thời đại nổi lên của giai cấp tư sản [18,
tr.572]. Cùng thời với Hegel, nhà tư tưởng của giai cấp tư sản Pháp Denis
Diderot (1713-1784) cũng đã khái quát lại rằng: “mỗi một thế kỷ đều có tinh
thần riêng của nó. Tinh thần của thời đại chúng ta là tinh thần tự do” [83,
tr.130]. Thật vậy, tự do – đó là lý tưởng đấu tranh của cuộc Đại Cách mạng
Pháp năm 1789. Dưới ngọn cờ tự do, giai cấp tư sản đã tập hợp, lôi cuốn được
sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh vì sự phát triển và
tiến bộ xã hội. Như một tất yếu không thể đảo ngược, triết học với tư cách là
sự phản ánh một cách bao trùm và sâu sắc nhất của thời đại trong phạm vi tư

17


tưởng, sẽ là “tấm gương” phản ánh tinh thần tự do của thời đại cách mạng tư
sản. Nói như Hegel rằng, “chỉ một khi hiện thực đã đạt tới độ chín muồi thì
cái lý tưởng mới xuất hiện ra như là cái đối lập lại với hiện tồn, nắm bắt thế
giới hiện tồn trong bản thể của nó và tái tạo lại thế giới ấy dưới hình thái của
một vương quốc trí tuệ” [18, tr.87]. Không còn nghi ngờ gì nữa, thực tiễn cách
mạng có tính chất tiến bộ trên chính là nguồn gốc sâu xa của những tư tưởng
triết học đứng ngang tầm thời đại của Hegel.
Đi cùng với thời đại chuyển tiếp từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa
tư bản thì một yêu cầu mới đã nảy sinh đối với ý thức hệ tiên tiến (ý thức hệ
của giai cấp tư sản) là: phải phê phán tất cả những gì là cản trở đối với lợi ích
tư sản, đồng thời luận chứng cho tất cả những gì là chính đáng cho lợi ích tư
sản, trong tương quan đối lập với lợi ích phong kiến. Các nhà tư tưởng tư sản
đòi trả lại cho con người những cái mà hệ tư tưởng phong kiến đã và đang phủ
nhận như: quyền tự do, bình đẳng, quyền sở hữu riêng của mỗi cá nhân và

quyền mưu cầu hạnh phúc. Trong tư tưởng, tính chuyển tiếp của lịch sử được
thể hiện ra ở việc “hạ bệ” thuyết Thần là trung tâm đồng hành với sự xây
dựng thuyết Con người là trung tâm (Anthropocentrism). Hệ tư tưởng tư sản
tuyên bố: con người là thực thể tối cao, con người phải vươn tới trí tuệ và tự
do, phải thực hiện tiến bộ xã hội và hạnh phúc cho con người. Chính thời đại
đã đặt ra cho triết học vấn đề là, phải đánh giá lại vị trí và vai trò của con
người trong xã hội, đề cao tự do như là phẩm giá cao nhất, như bản tính cố
hữu của con người, qua đó hình thành một thế giới quan mới, tiến bộ. Như
vậy, tinh thần phê phán và tinh thần ca ngợi tính tích cực của con người cá
nhân chính là hai đặc trưng của văn hoá tinh thần Tây Âu Cận Đại.
Về phương diện nào đó, có thể nói, hệ thống triết học của Hegel nói
chung và triết học pháp quyền Hegel nói riêng là một hiện tượng nằm trong
bối cảnh phát triển văn hóa và triết học Cận đại, nó biểu thị những đặc điểm
của một chặng đường phát triển tinh thần và văn hóa của Tây Âu. Nói khác,

18


triết học Hegel có liên hệ nội tại với toàn bộ văn hóa châu Âu thời Cận đại thời đại Khai Sáng.
Thực tế, khoa học tự nhiên đi cùng với nó là lý tính đã trở thành tiền đề
cho sự xuất hiện thời đại Khai Sáng – thời đại của lý tính, của niềm tin vào tư
duy khoa học. Chính Kant, nơi tác phẩm “Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì ”
đã xem xét đến bản chất của “Khai sáng”. Ông cho rằng, khai sáng là “sự
thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị thành niên do chính con người
gây ra. Vị thành niên là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một
cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác…Hãy can đảm sử
dụng trí tuệ của mình! Đó là phương châm của khai sáng” [30]. Theo đó, tinh
thần chung của Khai sáng là tin tưởng và kêu gọi sự mở đường cho lý trí,
nhưng để làm được việc đó thì tự do phải là điều kiện tất yếu. Như thế, niềm
tin thái quá vào tư duy khoa học hay sự sùng bái lý tính là thực chất của văn

hoá tinh thần Tây Âu Cận Đại thế kỷ XVIII.
Hoà chung với tinh thần thời đại, trên đất Đức, thông qua sự lan toả của
làn sóng văn hoá Tây Âu, đã dấy lên một trào lưu Khai sáng mà đỉnh cao của
nó là khoảng giữa những năm 1750 – 1780 như lời Kant đã khái quát là “Thế
kỷ của Friedrich” gắn liền với những nhà tư tưởng, triết học lớn như Johannes
Althusius, Samuel Pufendorf, Thomasius Christian, Christian Wolff, Gotthold
Ephraim Lessing, v.v… Từ trong nguồn suối của “dòng chảy văn hoá” này, hệ
thống triết học của Hegel, đặc biệt là triết học pháp quyền, một cách trực tiếp,
đã được hình thành. Bởi, xét trên một ý nghĩa nào đó, triết học của mỗi thời
đại chẳng qua là sự kết tinh những tinh hoa văn hoá, tư tưởng của thời đại đó.
Bối cảnh lịch sử nước Phổ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX
Trái ngược với sự phát triển mạnh mẽ của Anh, Pháp, Italia, Hà Lan thì
Nhà nước Phổ của thế kỷ XVIII còn đang chìm trong giấc ngủ mùa Đông và
về thực chất vẫn chỉ là một nước quân chủ chuyên chế phân quyền chứa đựng

19


trong mình đầy đủ tính chất lạc hậu và bảo thủ của một chế độ xã hội cần phải
bị đào thải bởi lịch sử. Toàn bộ cơ thể già nua này nằm giữa lòng châu Âu
đang lớn dậy khi đó chính thức được gọi là “đế quốc La Mã thần thánh của
dân tộc Germanh”. Nhà nước Phổ lúc bấy giờ chỉ là một tổ hợp của khoảng
300

nhà nước tự chủ nhỏ, những nhà nước này là những lãnh địa phong kiến

cha truyền con nối. Những lãnh địa này mà đứng đầu là các ông Hoàng lúc đó
thể hiện ra là một chuyên chế độc tài có sức mạnh vô hạn trong việc cai trị
thần dân của mình. Trong mỗi lãnh địa đều có quân đội, cảnh sát, tiền tệ, thuế
quan riêng. Chính sự phân tán về chính trị và kinh tế đó là lực cản lớn ngăn

trở đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Về kinh tế: Trong khi nước Anh đã thực hiện hai cuộc cách mạng công
nghiệp từ giữa thế kỷ XVI và XVIII với máy công cụ phục vụ cho sản xuất
lớn trong các xí nghiệp thay cho sản xuất thủ công, và máy động cơ hơi nước
áp dụng trong giao thông vận tải thì nước Phổ vẫn còn là một nước nặng nề về
nông nghiệp với 85% dân số sống ở nông thôn. Nước Phổ là một bãi chiến
trường triền miên trước đó với những tàn phá nặng nề [Chiến tranh ba mươi
năm (Dreiβigjähriger Krieg, 1618-1648), chiến tranh Schlesien, 1740-1745;
chiến tranh bảy năm (Siebenjähriger Krieg, 1756-1763)], không có hệ thống
giao thông nối liền địa lý với nhau, không có một thị trường chung, bị chia cắt
bởi quá nhiều hàng rào thuế quan giữa khu vực.
Về chính trị: Một mặt, tập đoàn phong kiến Phổ đứng đầu là Vua
Friedrich Wilhem II, vẫn rất bảo thủ và ngoan cố tăng cường quyền lực, duy
trì chế độ quân chủ chuyên chế hà khắc, muốn dẫn nhân dân mình quay trở về
thời Trung cổ, ngăn cản đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Mặt
khác, giai cấp tư sản Đức hồi này còn yếu đuối, hèn nhát, không phải như giai
cấp tư sản Pháp đã có một lực lượng dồi dào của một giai cấp cách mạng.
Chúng chỉ ngồi trông mong, chờ đợi ở công việc của các dân tộc các nước

20


×