Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.4 KB, 18 trang )

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
1.Hệ thống pháp luật việt nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường
hiện nay có rất nhiều văn bản pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nhưng
đầy đủ nhất là luật bảo về môi trường 2005. Trong luật quy định khá đầy đủ
về hệ thống kiểm soát ô nhiễm suy thoái, sự cố môi trường như: Thu nhập,
quản lý và công bố thông tin về môi trường, quy hoạch kế hoạch hóa môi
trường, ban hành và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường, quản lý chất
thải; xử lý các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ gây ô
nhiểm môi trường; khắc phục ô nhiễm phục hồi môi trường, ứng phó sự cố
môi trường.
Ngoài ra còn có các văn bản dưới luật sau:
Quyết định số 187/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án kiểm soát ô nhiễm
môi trường đến năm 2020 đối với sông Đồng Nai
Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của chính phủ về quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành của 1 số điều của luật bảo vệ môi trường 2005
Quyết định 1696/QĐ-BKHCN ngày 28/7/2006 của bộ trưởng bộ
KHCN ban hành tiêu chuẩn Việt Nam.
Quyết đinh số 22/2006/QĐ- BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ tài
nguyên và môi trường về việc bắt bược tiêu chuẩn Việt nam về môi trường.
Thông tư số 10/2009/TT-BTNMT ngày 11/8/2009 của bộ tài nguyên
môi trường quy định về bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với môi trường
không khí, mặt nước địa lục, nước biển ven bờ.
Thông tư 39/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15/9/2008 của Chính phủ về việc
thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
Các điều ước quốc tế về môi trường mà việt nam kí kết và gia nhập
cũng là nguồn luật quan trọng để điều chỉnh việc kiểm soát ô nhiễm môi
trường. Cụ thể như tuyên bố RiO de janeiro, tuyên bố Roha,ông ước hàng
hải quốc tế ngăn chặn ô nhiễm từ tàu biển, nghị định thư kyoto về biến đổi


khí hậu.
1
Ví dụ về công ước SEMLA được thực hiện tại Hà Giang về Tăng cường
năng lực quản lý về tài nguyên và môi trường, góp phần vào công tác xóa
đói giảm nghèo
Những nội dung cụ thể của Chương trình được tập trung vào việc nâng
cao năng lực quản lý đất đai và môi trường, cải thiện sức khỏe cộng đồng
với 2 nội dung chính là xây dựng công ước BVMT thôn, bản và Mô hình
điểm vệ sinh môi trường nông thôn, thực hiện mục tiêu lồng ghép chiến lược
BVMT với kế hoạch phát triển KTXH.
Sau 5 năm thực chương trình, kết quả kỳ vọng là từng bước giải quyết
được các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất thải, phục hồi và cải
thiện môi trường ở nông thôn, xây dựng mô hình nông thôn phát triển bền
vững...Các mô hình điểm về xây dựng hương ước BVMT cho một số vùng
đồng bào dân tộc như các mô hình chăn nuôi hợp vệ sinh, mô hình làm hầm
biogas... đã thực sự phát huy hiệu quả trong việc giảm thiểu ô nhiễm, tái sử
dụng nguồn thải. Chương trình quy hoạch lại hệ thống chăn nuôi theo hướng
tập trung, gắn với công nghệ làm hầm biogas để vừa xử lý triệt để chất thải,
vừa tạo ra nguồn năng lượng khí gas làm chất đốt.
Các quy định pháp luật của Việt Nam trong việc kiểm soát ô nhiễm môi
trường hiện nay được đánh giá là tiến bộ, phù hợp với thực tế. Tuy nhiên
pháp luật hiện nay vẫn thiếu 1 số quy định như: thuế bảo vệ môi trường, chế
độ bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường, xá hội hóa bảo vệ
môi trường. Thiếu quy định cụ thể khuyến khích các sản phẩm dán nhãn
sinh thái.
2. các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
2.1 thu thập, quản lý, côn bố thông tin về môi trường
Thông tin môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi
trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế, của các nguồn tái
nguyên thiên nhiên, về các tác động đối với môi trường, về chất thải về mức

độ môi trường ô nhiễm, suy thoái và vẫn đề môi trường khác.
Thông tin trong lĩnh vực môi trường rất lớn, liên quan đến rất nhiều
thành phần môi trường trong không gian rộng lớn nên việc thu nhập thông
tin về vấn đề môi trường là vấn đề ko đơn giản. Hoạt động thu thập thông tin
về hiện trạng và các tác động đến môi trường được thông qua các chương
trình quan trắc môi trường.
2
Trách nhiệm tổ chức các chương trình quan chắc môi trường được quy
định tại điều 94 luật bảo vệ môi trường 2005.
Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của
môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi
trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường. Chỉ thị môi trường của quốc gia
do bộ TNMT ban hành để áp dụng trong vả nước ( Điều 98 luật bảo vệ môi
trường 2005)
Có 3 loại báo cáo hiện trạng môi trường được quy định tại điều
99,100,101 luật bảo vệ môi trường 2005)
Các thông tin về môi trường phải được công bố cung cấp cho các đối
tượng có liên quan, đối tượng được quan tâm theo quy định của pháp luật
(điều 103). Thông tin dữ liệu phải được công khai trừ 1 số danh mục bí mật
nhà nước (điều 104).
2.2 quy hoạch, kế hoạch hóa bảo vệ môi trường
Quy hoạch môi trường là sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học
để xay dựng các chính sách và biện pháp trong sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường nhằm định hướng các hoạt động pháp triển trong khu vực
đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Các loại quy hoạch môi trương trong luật bảo vệ môi trường năm 2005
là:
Quy hoạch bảo tồn thiên nhiên (điều 28), quy hoạch tài nguyên thiên
nhiên (điều 29), quy hoạch bảo vệ môi trường và khu dân cư ( điều 50)
Chính phủ và cộng đồng các doanh nghiệp Việt nam đang góp phần vào

sự nghiệp phát triển bền vững thông qua việc ứng dụng những công nghệ
sản xuất sạch, sử dụng ít và tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, sản xuất ra
những sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một thách thức lớn
hiện nay là cần có nguồn lực đầu tư rất lớn để cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ
thuật bảo vệ môi trường và trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường ở các cơ
sở sản xuất, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp, Chính phủ tiếp tục xây dựng và ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường
kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng
công nghệ sản xuất sạch hơn và thân thiện với môi trường, ưu tiên phát triển
các ngành sản xuất và dịch vụ có tính năng bảo vệ và cải thiện môi trường.
Đồng thời, Nhà nước cũng tiếp tục xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn và
3
nguyên tắc đối với sản xuất sạch phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, tăng
cường sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất và các nhà nghiên cứu công nghệ
sản xuất sạch.
Việt Nam luôn chủ động và tích cực tham gia các hoạt động hợp tác
quốc tế về phát triển bền vững và thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế đã
ký kết. Chính phủ chủ trương tiếp tục thực hiện các chính sách đổi mới, thu
hút sự tham gia của các cá nhân, tổ chức quốc tế trong việc thực hiện Định
hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam; tăng cường hợp tác trong
các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đặc biệt là chuyển
giao các công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường.
Việt Nam chủ trương tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi
trường toàn cầu, mở rộng liên kết với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong
việc kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế sự ô nhiễm do hóa
chất và chất thải nguy hại, kiểm soát sự vận chuyển chúng xuyên biên giới,
bảo vệ môi trường biển và đa dạng sinh học. Việt Nam luôn nỗ lực tăng
cường hợp tác với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và
Đông Nam Á về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đồng thời chú

trọng hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông; hợp tác chặt chẽ
với các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn
viện trợ chính thức cho mục tiêu phát triển bền vững. Đảng và Nhà nước
cũng khuyến khích cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là các
doanh nghiệp và giới trí thức tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển
bền vững ở Việt Nam.
2.3 Ban hành và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường
Tại điều 5 khoản 3 luật bảo vệ môi trường có nói: Tiêu chuẩn môi
trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, về hàm lượng chất ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền định làm căm cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
Ban hành tiêu chuẩn môi trường là 1 trong những hình thức pháp lý
quan trọng để kiểm soát ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn môi trương quan
hệ mật thiết với sự pháp triển bền vững của mỗi quốc gia, thể hiện sự sãn
sàng của 1 quốc gia trong họp nhaaphj kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Vì
vậy việc xây dựng tiêu chuẩn môi trường phải dựa trên nguyên tắc cơ bản
sau:
4
- đảm báo đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trương phòng ngừa ô nhiễm,
suy thoái và sự cố môi trường
- ban hành kip thời có tính khả thi phù hợp với mức độ pháp triển kinh
tế xã hội trình độ công nghệ của đất nước và phát triển kinh tế
- phù hợp với đặc điểm của vùng ngàh loại hình và công nghệ sản xuất,
kinh doanh dịch vụ.
Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành,
nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh
tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi
trường bao gồm các nhóm chính sau:
- Những quy định chung.
- Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển

và ven biển, nước thải .
- Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải).
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong
sản xuất nông nghiệp.
- Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng
sinh học.
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích
lịch sử, văn hoá.
- Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác
khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển.
Để đảm bảo cho tính khoa học của tiêu chuẩn môi trường thì việc xây
dựng và ban hành tiêu chuẩn môi trường cần dựa vào căn cứ sau:
- tác động của môi trường đến sức khỏe và cảm quan của con người
- tác động của môi trường đến sinh thái và vật liệu.
- các yếu tố chủ quan và khách quan khác. Như yếu tố môi trường, sức
chịu tải của môi trường, chi phí để thực hiện tiêu chuẩn môi trường, mức
chính xác của thiết bị đo lường, mức đông nhất của phương pháp thu thập xử
lý thông tin và ý thức xã hội.
Trước khi Luật TCQCKT được ban hành, thì các TCVN bị bắt buộc áp
dụng khi chính thức công bố. Sau khi Luật TCQCKT có hiệu lực, chỉ có
QCVN mới bị bắt buộc áp dụng, còn các TCVN chỉ là khuyến khích tự
5
nguyện áp dụng. Theo Luật BVMT 2005 thì tiêu chuẩn môi trường được
chia thành 2 nhóm:
- Nhóm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh gồm:
+ Nhóm tiêu chuẩn môi trường (TCMT) đối với đất phục vụ cho các
mục đích về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác;
+ Nhóm TCMT đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục
đích về cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,

tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác;
+ Nhóm TCMT đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi
trồng thuỷ sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác;
+ Nhóm TCMT đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông
thôn;
+ Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân
cư, nơi công cộng.
- Nhóm tiêu chuẩn chất thải gồm:
+ Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động khác;
+ Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị dùng
để xử lý, tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý
khác đối với chất thải;
+ Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy
móc, thiết bị chuyên dụng;
+ Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại;
+ Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông,
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng. (Điều 10, Luật
BVMT 2005)
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP trong đó quy định
việc rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn môi trường thành quy chuẩn kỹ thuật môi
trường.
Các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh có hiệu lực
pháp lý hiện hành
- Nhóm tiêu chuẩn về chất lượng nước:
TCVN 6773:2000 Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi;
TCVN 6774:2000 Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thuỷ sinh;
6
TCVN 7382:2004 Chất lượng nước - Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn

thải;
TCVN 6663-5:2009 Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 5: Hướng dẫn lấy
mẫu nước uống từ các trạm xử lý và hệ thống phân phối bằng đường ống;
- Nhóm tiêu chuẩn về môi trường không khí
TCVN 5508:2009 Không khí vùng làm việc. Yêu cầu về điều kiện vi
khí hậu và phương pháp đo;
TCVN 5509:2009 Không khí vùng làm việc. Silic dioxit trong bụi hô
hấp. Giới hạn tiếp xúc tối đa;
- Nhóm tiêu chuẩn về chất thải rắn
TCVN 6696:2009 Chất thải rắn. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu
chung về bảo vệ môi trường;
TCVN 6705:2009 Chất thải rắn thông thường. Phân loại;
Các QCVN về môi trường
Đến hết năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chuyển đổi, ban
hành được 21 QC quốc gia về môi trường, bao gồm:
QCVN 01:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp
chế biến cao su thiên nhiên;
QCVN 02:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải lò đốt chất thải
rắn y tế;
QCVN 03:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về kim loại nặng trong đất;
QCVN 05:2009/BTNMT - QCKT quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh
QCVN 06:2009/BTNMT - QCKT quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.
QCVN 07: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại;
QCVN 08:2008/BTNMT – QCKT quốc gia chất lượng nước mặt;
QCVN 09:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về chất lượng nước ngầm;
QCVN 10:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về chất lượng nước biển
ven bờ;

QCVN 11:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp
chế biến thuỷ sản;
7

×