Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh bình dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 191 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

Vũ Duy Định

BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG DÂN
TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI, 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

Vũ Duy Định

BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG DÂN
TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Chuyên ngành:
Mã số:

Chủ nghĩa xã hội khoa học
62 22 03 08

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Đức Bách
PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Đức Bách

Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này do tôi viết và chƣa đƣợc công bố. Các luận cứ,
số liệu trong luận án là trung thực, khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Vũ Duy Định

năm 2019



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................. 13
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN
ÁN ............................................................................................................................. 13
1.1.1. Nhóm công trình tổng quan nghiên cứu cơ cấu xã hội và biến đổi cơ cấu xã
hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa .................................................. 13
1.1.2. Nhóm công trình tổng quan nghiên cứu cơ cấu xã hội nông dân và biến đổi
cơ cấu xã hội nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa .................. 18
1.2. GIÁ TRỊ KHOA HỌC NHỮNG CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ
ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ........................................... 29
1.2.1. Giá trị khoa học những công trình tổng quan ............................................. 29
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu ................................ 30
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI
CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ............................................................. 32
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI VÀ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI 32
2.1.1. Khái niệm cơ cấu xã hội và biến đổi cơ cấu xã hội .................................... 32
2.1.2. Các loại hình cơ bản của cơ cấu xã hội ...................................................... 40
2.2. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ VAI TRÕ CỦA NÔNG DÂN CÙNG MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG DÂN
TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA............................ 44
2.2.1. Khái niệm, vị trí và vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ............................................................................................................... 44
2.2.2. Một số đặc điểm, tính chất của biến đổi cơ cấu xã hội nông dân trong sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa....................................................................... 57

1


2.3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG
DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA .................................................................................................................. 64
2.3.1. Nhân tố là điều kiện tự nhiên,vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế - xã hộitác
động đến biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ........................................................................................... 64
2.3.2. Nhân tố là những quan điểm củaĐảng bộ tỉnh Bình Dƣơng về công nghiệp
hóa,hiện đại hóa tác động đến biến đổi cơ cấu xã hội nông dân .............................. 69
2.3.3. Nhân tố con ngƣời tác động đến biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh Bình
Dƣơng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ............................................ 72
Chƣơng 3.THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG DÂN TỈNH
BÌNH DƢƠNG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA ......................................................................................................................... 76
3.1. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP NÔNG DÂN
TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA .......................................................................................................................... 76
3.1.1. Những tích cực, thuận lợi của biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp nông
dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ..................... 76
3.1.2. Một số hạn chế, khó khăn của biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp nông
dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ..................... 92
3.2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI - DÂN SỐ NÔNG DÂN TỈNH
BÌNH DƢƠNG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA . 95
3.2.1. Những tích cực, thuận lợi của biến đổi cơ cấu xã hội - dân số nông dân tỉnh
Bình Dƣơng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................... 95
3.2.2. Một số hạn chế, khó khăn củabiến đổi cơ cấu xã hội -dân số nông dân tỉnh

Bình Dƣơng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................. 109

2


3.3. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI - TRÌNH ĐỘ, TAY NGHỀ
NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA ..................................................................................................... 112
3.3.1. Những tích cực, thuận lợi của biến đổi cơ cấu xã hội - trình độ, tay nghề
nông dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa .......... 112
3.3.2. Một số hạn chế, khó khăn củabiến đổi cơ cấu xã hội -trình độ, tay nghề
nông dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa .......... 124
3.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG
DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONGSỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA ................................................................................................................ 127
3.4.1. Chiến lƣợc phát triển theo chiều sâu của vùng Đông Nam Bộ đặt ra nhiều
áp lực đến biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ......................................................................................... 127
3.4.2. Các loại hình cơ cấu xã hội nông dân tỉnh Bình Dƣơng chƣa có đƣợc sự
gắn kết cao nhất trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ........................... 129
3.4.3. Sự chuyển dịch nhanh của nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóatỉnh Bình
Dƣơng đặt ra nhiều áp lực đến biến đổi cơ cấu xã hội nông dân............................ 130
Chƣơng 4. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỐI
VỚI BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA .................... 134
4.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI
NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA ......................................................................................................... 134
4.1.1. Đặt biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh Bình Dƣơng gắn kết cùng chiến
lƣợc phát triển vùng Đông Nam Bộ ........................................................................ 134

4.1.2. Luôn đặt biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh Bình Dƣơng có tính chất
trọng tâm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...................................... 137
4.1.3. Chú trọng nâng cao chính sách an sinh - xã hội đối với biến đổi cơ cấu xã
hội nông dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp CNH, HĐH ................................. 138

3


4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔICƠ CẤU XÃ HỘI
NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA ..................................................................................................... 139
4.2.1. Những giải pháp đối với biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp nông dân
tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa .......................... 139
4.2.2. Những giải pháp đối với biến đổi cơ cấu xã hội - dân số nông dân tỉnh
Bình Dƣơng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................. 145
4.2.3. Những giải pháp đối với biến đổi cơ cấu xã hội - trình độ, tay nghề nông
dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................... 150
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 154
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .............................................................................................................. 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 157
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 168

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCXH

Cơ cấu xã hội


CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐNB

Đông Nam Bộ

NN - CN- DV

Nông nghiệp - công nghiệp -dịch vụ

LLSX

Lực lƣợng sản xuất

QHSX

Quan hệ sản xuất

QHXH

Quan hệ xã hội

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề của tài luận án

Công cuộc đổi mới vàsự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH)nƣớc ta đãtạo ra động lực mạnh mẽphát triểnkinh tế -xã hội,vị thế quốc gia
đƣợcnâng caotầm khu vực và trên thế giới, quá trình đó còn làm chocơ cấu xã hội
(CCXH)biếnđổinhanh chóng với nhữngtích cực, thuận lợi và khó khăn, hạn chế đan
xen.Thời gian quaĐảng và Nhà nƣớc đã có nhiều quan điểm chỉ đạo thể hiệnquyết
tâmnhằmgiải quyết những vấn đề liên quan đến biến đổi CCXH, nhƣngvẫn còntồn
tại nhiều khó khăn,thách thức, tổng kết 30 năm Đổi mới, Đảng nhận định: “Trong
phân tích, dự báo sự biến đổi cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội, tƣ duy còn xơ cứng,
đơn điệu, theo kiểu "hai giai tầng - một giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và
tầng lớp trí thức”; chậm nhận thức về sự hình thành và vai trò của các nhóm xã hội,
của một số giai tầng xã hội mới nhƣ tầng lớp trung lƣu, tầng lớp tinh hoa; xu hƣớng
trung lƣu hóa xã hội chƣa đƣợc nhận thức đầy đủ”,[48, tr.108], và có thời
điểmĐảng:“chƣa phân tích và dự báo đầy đủ những biến đổi trong cơ cấu giai cấp xã hội và những mâu thuẫn mới nảy sinh trong nhân dân, trong một thời gian dài
chƣa có chủ trƣơng khắc phục những mâu thuẫn ấy một cách đúng đắn, kịp thời”,
[41, tr.11]. Cũngchính tínhcấp thiếtnêu trên nên một trong những lý luận đƣợc
Đảngnhấn mạnh đó là: “Cần nghiên cứu sự biến đổi xã hội, cơ cấu xã hội, phân tầng
xã hội”, [48, tr.219-220],trƣớc bối cảnh có sựchuyển biến rất nhanhcủa nƣớc ta hiện
nay. Nhƣ vậy,nhận diện, giải quyết biến đổi CCXH luôncó ý nghĩa thời sự cấp bách
về mặt lý luậnvàtầm chiến lƣợc lâu dài, và nhữngtổng kết thực tiễncủa cácđịa
phƣơng, vùng, miềnsẽcó đóng góp quan trọng đểnâng caothuận lợi, tích cực đồng
thờikhắc phục khó khăn, hạn chếcủa biến đổi CCXH nƣớc ta hiện nay.
Tỉnh Bình Dƣơngthuộc Đông Nam Bộ, đồng thờinằm trong quy hoạchkhu
vựckinh tế trọng điểm phía Nam,với vị trí “kép”địa - kinh tế, điều kiện tự nhiên ƣu
đãi, chính sách thu hút đầu tƣ thông thoáng, đột phá… đến nay đãkhẳng địnhđƣợclà
mắt xích, cầu nốithiết yếu của Đông Nam Bộ nói riêng và cả nƣớc nói chung trong
sản xuất công nghiệp - dịch vụ.Nhƣng do xuất phát điểm từ một tỉnh nông nghiệp
6


với nông dân chiếm đa số,phát triển kinh tế bằng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc

ngoài, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp,quy hoạch đô thị,ƣu đãi nguồn lao động
nhập cƣ diễn ra nhanh chóng… đã làm choCCXHnông dânbiến đổi mạnh mẽ với
tính đại diện tiêu biểu và nét đặc thù sâu sắc. Đại diện tiêu biểu vì biến đổi luôn
mang lại chỉ báo cao nhất, đa chiều nhất; đặc thù vìdiễn ra trong vùng, địa phƣơng
có sự năng độngvà chuyển dịch kinh tế -xã hội rất nhanh.
Tuy biến đổi CCXH nông dân Bình Dƣơngdiễn ra toàn diện nhƣng 3 loại hình
cơ cấucần giải quyết kịp thời đó là: CCXH - nghề nghiệp; CCXH - dân số và CCXH
- trình độ, tay nghề bởi đây là ba cơ cấu không chỉ biến đổinhanh nhấtmà còncóảnh
hƣởng trực tiếp đến hiệu quả vàtính bền vững sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh Bình
Dƣơng.Thực tế, giữa nghề nghiệp -dân số - trình độ, tay nghề nông dân luôn có
sựgắn kết chặt chẽ,biến đổi này là tiền đềnhƣng cũng là động lực, mục tiêucho biến
đổi kia và ngƣợc lại.Do đó nếu một trong ba cơ cấu không đƣợc giải phóng, khai
thông tiềm năng, thế mạnhsẽ là trở ngại, khó khăn cho các cơ cấukhác phát triển, và
khi CCXH nông dân chƣa đƣợc giải quyếttích cực, thuận lợi sẽ là rào cản không
nhỏ ảnh hƣởng đếntính ổn định, bền vững của toàn bộ sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh
Bình Dƣơng hiện nay.
Cùng với sự nghiệpCNH, HĐH, đến naybiến đổi CCXH - nghề nghiệp nông
dân Bình Dƣơngđã đạtđƣợckết quả cao. Trình độ, tay nghề nông dân từng bƣớc cải
thiện nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thônđúng hƣớng, xuất hiệnnhiều mô hình sản xuất mới. Tuy vậy, do chuyển dịch cơ
cấukinh tế nhanh nênnghề nghiệp một số bộ phận nông dân chƣa theo kịp cùng áp
lựcvùng Đông Nam Bộđang đặt ra nhiều thách thức cần giải quyết kịp thờinhƣ: tính
bền vững củanghề nghiệp cùng thu nhập; trình độ, tay nghềnông dân trƣớc đòi hỏi
của mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại…
Đối với biến đổi CCXH - dân số nông dân Bình Dƣơngvới sự giảm nhanh
vềquy mô, tỷ đã tạo thuận lợiđể chuyển dịch kinh tế sang công nghiệp - dịch vụ; cân
đối lao động, đồng thời thúc đẩy đô thị hóa, góp phầnnâng caochất lƣợng sốngngƣời
dân (đặc biệt khu vực nông thôn). Những kết quả của biến đổi CCXH - dân số nông
dâncòn là thực tiễn sinh động để tỉnh điều chỉnh nhiềuchính sách quan trọng nhƣ:
7



giáo dục, đào tạo; y tế; an sinh xã hội… Tuy vậy đến nay biến đổi CCXH - dân số
nông dân do nhiều nguyên nhânchủ quan, khách quan chi phối nhƣ: chuyển dịch
kinh tế; di dân nhập cƣ; đô thị hóa nông thôn… đã tạo ra nhiều áp lực cùng nhiều
vấn đề cần giải quyết kịp thời: môi trƣờng sinh thái; an ninh, trật tự, giá trị văn hóa
truyền thống, tính bền vững…
Biến đổi CCXH - trình độ, tay nghề nông dân Bình Dƣơngvới sự tăng lên của
trình độ, tri thứclà yếu tố then chốt để khai thác tiềm năng, lợi thếtừ sự nghiệp
CNH, HĐH, tạo sựchuyển dịch nghề nghiệp hiệu quả;nâng cao chất lƣợng sống
nông dân;hình thành lối sống văn minh, hiện đại … tuy nhiên, trƣớc yêu cầuthực
tiễnphát triển theo chiều sâuvùng Đông Nam Bộvà chiến lƣợc của tỉnh nên đang đặt
ra nhiều bài toáncần giải quyết kịp thờinhƣ: sựtƣơng thích trình độ, tay nghềtrƣớc
đòi hỏi củasự nghiệp CNH, HĐH; bài toán giữa tăng trƣởng kinh tế và tri thức, tay
nghề nông dân nhằm phát triển theo chiều sâu với lựa chọn mũi nhọn trong sản xuất
kinh tế nông nghiệp…
Không thể phủ nhận, đến naybiến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dƣơng đã
cónhữngcông trình tiếp cận nghiên cứu, tuy nhiên dùtrực tiếp haygián tiếp mới chỉ
dừng lại ở góc độ nhận diện một số khía cạnhtrongtính đa chiều, nhiều lát cắt
củaCCXH. Trƣớc yêu cầu cần có cơ sở lý luận mang tính hệ thống và thực
trạngphản ánh đúng, trúng và toàn diện (đặc biệt 3 cơ cấu nêu trên) thì vẫncòn nhiều
nội dungbỏ ngỏcần đƣợc làm rõ. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài luận án
tiến sỹ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học: “Biến đổi cơ cấu xã
hội nông dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu củaluận án
2.1. Mục đích của luận án
Luận án nhận diện, phân tích và làm rõ biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình
Dƣơng qua ba loại hình cơ cấu: CCXH - nghề nghiệp nông dân; CCXH - dân số
nông dân và CCXH - trình độ, tay nghề nông dân. Từ đó đề xuất một số quan điểm
định hƣớng cơ bản và giải pháp chủ yếunhằm nâng cao tính tích cực, thuận lợi và

khắc phục hạn chế, khó khăn của biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dƣơng trong
sự nghiệp CNH, HĐH.
8


2.2. Nhiệm vụ của luận án
Một là: Trình bày tổng quannhững công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án nhằmkế thừa tính hợp lý,tƣơng đồng về mặt lý luận và thực tiễn.
Hai là:Làm rõnhững vấn đề lý luậnliên quan đến CCXH và biến đổi CCXH
nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH, đó cũnglà khung lý thuyết để luận án nghiên
cứu biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dƣơng.
Ba là: Nhận diện, phân tích và chỉ ra những thuận lợi, tích cực và khó khăn, hạn
chế của biến đổiCCXHnông dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp CNH, HĐHqua
3cơ cấu nổi bật: CCXH - nghề nghiệp nông dân; CCXH - dân số nông dân; CCXH trình độ, tay nghề nông dân.
Bốn là:Đề xuất một sốquan điểm định hƣớng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm
nâng caotính tích cực, thuận lợi, đồng thời khắc phục hạn chế, khó khăn của biến
đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp CNH, HĐH.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình
Dƣơng trong sự nghiệp CNH, HĐH, đƣợc tập trung vào 3 cơ cấu tiêu biểu, có tính
đặc thù: CCXH - nghề nghiệp nông dân; CCXH - dân số nông dân; CCXH - trình
độ, tay nghề nông dân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu luận án
Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án:
Nội dung luận ántập trung làm rõ 3 loại hìnhCCXH nông dân tỉnh Bình Dƣơng
trong sự nghiệp CNH, HĐH đó là:CCXH - nghề nghiệp nông dân; CCXH - dân số
nông dân; CCXH - trình độ, tay nghề nông dân. Nhận diện, phân tích và nêu ra
những thuận lợi, tích cực, hạn chế, khó khăn, đồng thời nêu ra một số nguyên nhân
tạo ra những khó khăn của biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dƣơng, từ đó đề ra

những quan điểm định hƣớng cơ bản và giải pháp chủ yếu để giải quyết.
Phạm vi không gian nghiên cứu của luận án:
Luận án nghiên cứu biến đổi CCXH nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng,
ngoài ra có tham khảo, so sánh, đối chiếu với các địa phƣơng trong vùng Đông Nam
Bộvà trên cả nƣớc.
9


Phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án:
Luận án nghiên cứu từ khi Bình Dƣơng đƣợc tách tỉnh (1997) đến nay, đây là
giai đoạn sự nghiệp CNH, HĐHcó sựtác động đếnCCXH nông dân biến đổi mạnh
mẽ với tính thuận lợi, tích cực và hạn chế,khó khăn nổi bật, tiêu biểu nhất.
4. Cơ sở lý luận vàthực tiễn cùng phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Cơ sở lý luận của luận ándựa trên quan điểm của học thuyếtcủa nghĩa Mác Lênin,tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảngchính sách Nhà nƣớc để nhận
diện biến đổi CCXH nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH. Ngoài ra còn tham
chiếu những quan điểm, chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn,đồng thờikế thừa có chọn lọc các công trình nghiên
cứu và bài viết liên quan của các tác giả đã đƣợc công bố.
4.2. Cơ sở thực tiễn của luận án
- Luận án căn cứ từ thực tiễn biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dƣơng trong
sự nghiệp CNH, HĐH, đặc biệt tập làm rõ những biến đổi của CCXH - nghề nghiệp
nông dân; CCXH - dân số nông dân và CCXH - trình độ, tay nghề nông dân.
- Luận án tham khảonhững bài học, kinh nghiệm của các địa phƣơng, vùng,
miền trên cả nƣớc trong giải quyết những vấn đề liên trực tiếp, gián tiếp đến biến
đổi CCXH nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH.
4.3. Phương pháp nghiên cứu của luận án
* Phương pháp luận: luận ánkế thừa và sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng chính sách Nhà nƣớc để nhận diện biến đổi CCXH nông dân trong

sự nghiệp CNH, HĐH
* Phương pháp cụ thể: Luận án kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
nhƣ: phân tích, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa và khái
quát hóa. Ngoài ra, còn sử dụng những kết quả nghiên cứu liên ngành nhƣ: sử học,
thống kê… để làm rõ biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp
CNH, HĐH.
10


Tác giảcũng tiến hành khảo sát tại các khu công nghiệp lớn trên địa bà: Dĩ An;
Thuận An; T.P. Thủ Dầu Một; những trang trại, khu nông nghiệp công nghệ cao;
làng nghề truyền thống; huyện; xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.
Ngòa ratác giả căn cứ vào nguồn tài liệu là sách, đề tài khoa học, bài viết trên báo,
tạp chí và các luận án có liên quan. Những báo cáo, tài liệu của các cơ quan, ban
ngành tỉnh Bình Dƣơng: Nghị quyết Đảng Bộ tỉnh; Niên giám thống kê; Báo cáo sở
nông nghiệp; Hội nông dân; Liên minh hợp tác xã; Sở lao động - thƣơng binh xã
hội, Sở kế hoạch đầu tƣ; Số liệu từ các cuộc điều tra, khảo sát về nông nghiệp, nông
dân và nông thôn của tỉnh Bình Dƣơng.
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất: Luận án kế thừanhững vấn đề lý luậnliên quan đến biến CCXHnông
dân trong sự nghiệp CNH, HĐH: biến đổi CCXH - nghề nghiệp nông dân; biến đổi
CCXH - dân số nông dân; biến đổi CCXH - trình độ, tay nghề nông dân, từ đó vận
dụng vào nhận diện biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dƣơngtrong sự
nghiệpCNH, HĐH.
Thứ hai:Kết quả luận án với những luận cứ đƣợc hệ thống hóa,số liệuxử lý có độ
tin cậy sẽ là cơ sở đểđề xuất một số quan điểm định hƣớng cơ bản và giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao tính tích cực, thuận lợi và khắc phục hạn chế, khó khăn của biến
đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp CNH, HĐH.
Thứ ba: Biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp CNH, HĐH
có tính đại diện tiêu biểu và nét đặc thù nổi bật, kết quả luận án góp phần mang lại

minh chứng cho tính đa chiều của biến đổi CCXH nông dân nƣớc ta, đặc biệt là
những địa phƣơng đang có tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa mạnh mẽ
nhƣ Bình Dƣơng hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa về mặt lý luận của luận án:
Từ phƣơng pháp luận của Học thuyết Mác - Lênin; chuyên ngành CNXH khoa
học, luận án trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến biến đổi CCXHnông
dântrong sự nghiệpCNH, HĐH, đồng thời có tham khảo, tiếp thu một số quan điểm
của chuyên ngành khoa học khác nhằm nghiên cứu, đánh giá sự tác động của sự
11


nghiệp CNH, HĐHđến biến đổi CCXH nông dân.Từ đó, đề xuấtmột số quan điểm
cơ bảnvà giải pháp chủ yếugóp phần nâng cao chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp CNH, HĐH.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn của luận án:
- Kết quả luận án là cơ sở khoa họcphục vụtham khảo, giải quyết những vấn đề
liên quan đến biến đổi CCXH nông dântỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp CNH,
HĐHhiện nay.
- Góp phần cung cấp nguồn tƣ liệu đã đƣợc hiệu chỉnh để các cơ quan,tổ
chứctham khảo trong hoạch định nhữngchính sách liên quan đến biến đổi
CCXHnông dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp CNH, HĐH. Luận án cũngđóng
góp với một sốđề xuất về quan điểm định hƣớng cơ bản và giải phápchủ
yếunhằmnâng cao vị trí, vai trò của nông dân, cũng nhƣ khai thác tiềm năng, thế
mạnh của nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp CNH, HĐH.
- Ngoài ra, luận án cũng có thể dùng phục vụ việc học tập, nghiên cứu một số
chuyên đề liên quan đến biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dƣơngtrong sự nghiệp
CNH, HĐH.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án gồm 4 chƣơng 11 tiết.


12


Chƣơng1.TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1.Nhóm công trình tổng quan nghiên cứu cơ cấu xã hội và biến đổi cơ cấu
xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công cuộc đổi mới cùng sự CNH, HĐH đã tạo ra biến đổi CCXH mạnh mẽ với
những biểu hiện đa chiều, và để nhận diện tác giảTạ Ngọc Tấncó công trìnhnghiên
cứu: “Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam” [129]. Các loại hình cơ cấu cơ
bản: CCXH - giai cấp; CCXH - nghề nghiệp; CCXH - dân số; CCXH - dân tộc và
CCXH - tôn giáo đƣợc tác giả lựa chọn, phân tích nhằm mang lại tính đại diện cao
nhất. Trong nghiên cứu,giai đoạn 1986 - 2010 đƣợctác giả làm rõ bởi đây là thời
điểm công cuộc đổi mới và sự nghiệp CNH, HĐH nƣớc ta đãđạt đƣợc nhữngkết quả
nhất định, đồng thời cũng tạo ra biến đổi CCXH mạnh mẽ.Nghiên cứu CCXHluôn
có tầm quan trọng đặc biệt,và tác giả đã khẳng định khi xã hội: “chuyển từ giai đoạn
này sang giai đoạn khác, không chỉ các yếu tố khác nhau của cơ cấu xã hội đều có
sự biến đổi, mà sự biến đổi này còn đặt ra không ít vấn đề có ảnh hƣởng quan trọng
đến quá trình phát triển của xã hội Việt Nam”, [129, tr.7], chính vì vậycần nhận
diện kịp thờiyếu tố tác động, nhân tốnảy sinh của biến đổi CCXH,từ đó là cơ sởthực
tiễn để đƣa ra những giải pháp hiệu quả. Nghiên cứu cho rằng biến đổi CCXH - giai
cấp nông dân hiện nay có tính chất, đặc điểm mới nhƣ:nghề nghiệp và dân sốnông
dân có xu hƣớng thu hẹpnhƣng không đồng đều giữa cácvùng miền; sự nghiệp
CNH, HĐH làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo;đời sống nhân dần đƣợc nâng cao
vàngày càng hƣởng thụ đầy đủ những giá trị vật chất - tinh thầnnhƣng một số
nơichƣa có tính bền vững; ngƣời nông dânvẫn là lực lƣợng đông đảo trongdòng di
dântìm kiếm việc làm;trình độ, tay nghềcó chuyển biến nhƣng chƣa tƣơng xứng với
yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH... Theo tác giả giải quyết biến đổi CCXH nông dân

phải vừa đảm bảo tính thống nhấttừ định hƣớng chung của Đảng và Nhà nƣớc về sự
nghiệp CNH, HĐH, nhƣng hết sức chú ý đến tính cụ thể, đặc thù nhằm khai thác
tiềm năng, thế mạnh mỗi địa phƣơng. Nhƣng xuyên suốtcần chú trọng và nâng
13


caothu nhập nông dân là mục tiêu xuyên suốt; đầu tƣ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông
thôn nhƣ: điện, đƣờng, trƣờng, trạm… nhằm tạo ra sự gắn kết tốt với khu vực thành
thị;không ngừng nâng cao kinh tế hàng hóa,khả năng cạnh tranh nông sản trong bối
cảnh hiện nay.
Kinh tế chuyển dịch là nguyên nhân và động lực đểCCXHbiến đổi mạnh mẽ,
quá trình này còn tạo rasự phân tầng xã hội (PTXH) khá gay gắt,đây cũng là công
trình nghiên cứu của hai tác giả Lê Hữu Nghĩa vàLê Ngọc Hùng: “Cơ cấu xã hội,
phân tầng xã hội trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam” [106]. Theo các tác giả,biến
đổi CCXHnƣớc ta với những biểu hiệnđa chiều, kết quả của biến đổilàchỉ báophát
triển, nhƣngcũngnảy sinh nhiềubức thiết đòi hỏi cần giải quyếtkịp thời nhƣ: chênh
lệch về thu nhập, mức sống, giáo dục, y tế… gia tăng khoảng cách giàu nghèo;
chênh lệchthụ hƣởng giá trị vật chất, tinh thần giữa các giai tầng, ít nhiềuảnh hƣởng
đến tính công bằng xã hội. Công cuộc đổi mới nƣớc ta mở ra nhiều cơ hội và đánh
thức tiềm năng cho các cá nhân, nhóm xã hội cũng nhƣ vùng, miền, địa phƣơng trên
cả nƣớc, nhƣng những khó khăn và thách thức do chủ quan, khách quan chi phối mà
yếu tố thuận lợi chƣa đƣợc khai thác triệt để, thậm chí trở thành áp lực. Các tác giả
nhận định: “Sự cách biệt về mức sống giữa các nhóm hộ giàu nhất và nghèo nhất;
giữa thành thị và nông thôn; giữa đồng bằng và miền núi; giữa các dân tộc đa số và
thiểu số chƣa đƣợc thu hẹp mà còn có xu hƣớng ngày càng rộng hơn. Mức chênh
lệch về thu nhập, tài sản và mức chi tiêu giữa các nhóm dân cƣ, giữa các vùng miền,
giữa thành thị và nông thôn có xu hƣớng tăng”, [106, tr.129]. Quan trọng, nếu biến
đổi CCXH và PTXHcó sựchênh lệch quá lớnsẽgây ra trở ngạivàbất ổn xã hội do bất
bình đẳng quá lớn, vì vậy, một mặt cần thúc đẩy biến đổi CCXH và PTXHtheo
hƣớng thuận lợi, tích cực để các giai tầng phát huy vai trò, đóng góptrong điều kiện

mới, mặt khác khắc phục hạn chế, khó khăn mà trƣớc hết phải có đƣợcmôi trƣờng
sản xuất thuận lợi, lƣu thông hàng hóa tốt; đầu tƣ mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông;
nâng cao trình độ, tay nghề nguồn nhân lực;nâng cao thu nhập và tính công bằng
thụ hƣởng vật chất - tinh thần; thực hiện chính sách an sinh,phúc lợi xã hội sâu
rộng… đểgóp phần giảm thiểu nhữnghạn chế trong biến đổi CCXH và PTXHnƣớc
ta hiện nay.
14


Nhận diện những yếu tốnảy sinh của biến đổiCCXH, hai tác giả Đỗ Nguyên
Phƣơng và Nguyễn Xuân Kiêncó công trình nghiên cứu: “Cơ cấu xã hội Việt Nam
và những vấn đề xã hội bức xúc trong quá trình đổi mới”, [111].Quá trình đổi mới
đã tạo ra những chuyển biến kinh tế quan trọng, tác động mạnh mẽ đến CCXH với
tích cực, thuận lợi nhƣ: thu nhập ngƣời dânđƣợc nâng cao; nền kinh tế năng động
với các thành phần kinh tế đƣợc phát huy thế mạnh; đời sống văn hóa - tinh thần các
vùng miền có nhiều thay đổi theo chiều hƣớng tốt,… thì song song đó cũng còn khó
khăn,hạn chế nhất định, biểu hiện thành những vấn đề bức xúc nhƣ: áp lực nảy sinh
di dân nông thôn- thành thị;phân hóa giàu nghèo; lao động nông nghiệpvừa dƣ thừa
vừa già hóa; phân tầng giai cấp tạo ra nhóm yếu thế trong xã hội; môi trƣờng sinh
thái suy giảm… Riêng đối với nông dân, các tác giả nhận định đây: “là giai cấp
đang có sự phân hóa mạnh nhất trong hơn 20 năm qua”, [111, tr.30], nên những
thách thứcđặt ra ngày càng gay gắt nhƣ: tính bị độngtrƣớc tiến trình đổi mới; chất
lƣợng sản phẩm nông nghiệp thấp; môi trƣờng sinh thái khu vựcnông thôn ô nhiễm,
xuống cấp; tính bền vững nghề nghiệpnông dân chƣa cao. Qua nghiên cứu, tác giả
cũng đề xuất một số giải phápđể khắc phục những bức xúc, hạn chế đang đặt ra,
trong đó then chốt cần tạo điều kiện để các giai tầngphát huy năng lực, vai trò nhƣ:
môi trƣờng kinh doanh; nâng cao trình độ, tay nghề; hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo sự
gắn kết vùng miền, thúc đẩy tiềm năng của các địa phƣơng. Song song đó cần chú ý
nâng caothu nhập, đặc biệtchính sách an sinh, phúc lợi xã hộitrong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội nƣớc ta.

Trong CCXH thì CCXH- giai cấp luôn có vị trí hạt nhân và mang tính chi
phốiđến những cơ cấu khác nên nhận diện biến đổi cơ cấu nàycó ý nghĩa hết sức
quan trọng, do đó Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thanh Tuấn cùng tập thể các nhà
nghiên cứu - Viện chủ nghĩa xã hội khoa học - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh với công trình: “Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ Đổi Mới - Thực trạng
và định hướng chính sách”,[132]. Từ phƣơng phápluận học thuyết Mác - Lênin,
nghiên cứu cho rằng giai cấpluôn có liên hệ chặt chẽvới sở hữu tƣ liệu sản xuất và
sự phân công lao động nêncông cuộc đổi mới và sự nghiệp CNH, HĐH đã tạo điều
kiện để các thành phần kinh tế phát huy vai trò, và đây đƣợc xem là một trong
những nhân tố để CCXH - giai cấp nƣớc ta có những chuyển biến mạnh mẽ. Công
15


trìnhmột mặt nhấn mạnhcần nâng cao vai trò giai cấp công nhân vì đây là lực lƣợng
đại diện lợi ích nhân dân lao động trong mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, giàu
mạnh, mặt khácđối với giai cấp nông dân nhà nƣớc cần có chính sách nhằm: “Bồi
dƣỡng sức dân ở nông thôn, tạo cho họ tăng thu nhập; phát huy vai trò giai cấp nông
dân trong sự nghiệp đổi mới; tập trung những nguồn lực cần thiết cho công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thực hiện tốt chính sách ruộng đất, phát
triển nông nghiệp toàn diện, tiêu thụ nông sản…” [132, tr.117].Chỉ nhƣ vậy mới
nâng cao mối liên minh giai cấp, phát huy vai trò của các giai tầng trong bối cảnh
hiện nay.
Nhằm làm rõ khái niệm CCXH, tác giả Nguyễn Đình Tấn có nghiên cứu: “Phân
tích cơ cấu xã hội từ giác độ xã hội học”, [127]. Theo tác giảđến nay khái niệm
CCXHvẫn đƣợc bổ sung bằng những luận điểm, góc nhìn mới, vàcho rằng: “Cơ cấu
xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định.
Biểu hiện nhƣ là sự thống nhất tƣơng đối bền vững của những nhân tố, những mối
liên hệ, những thành phần cơ bản nhất của hệ thống xã hội đó. Những thành phần cơ
bản nhất của cơ cấu xã hội là vị thế, vai trò, nhóm và các thiết chế” [127, tr.70],
bởivới cách tiếp cận nêu trênsẽ khai thác sâu hơn các mối quan hệ xã hội, lý giải

đƣợc nguyên nhân và nguồn gốc chi phối biến đổi CCXH. Ngoài ra, tác giả còn có
nghiên cứu: “Tiếp tục tìm hiểu về cơ cấu xã hội”, [125]khi cho rằng khái niệm cơ
cấu đã bao hàm tính chỉnh thể, sắp xếp hợp lý, cân đối với cấu trúc chặt chẽ, chính
vì vậy thuật ngữ cơ cấu đƣợc dùng trong nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã
hội. Tuy nhiên, CCXH lại có điểm riêng biệt, trƣớc hết là cơ cấu do con ngƣời xác
lập thông qua hoạt động của các giai cấp, tầng lớp và nhóm ngƣời trong xã hội với
những quy tắc và yêu cầu nhất định, [125, tr.16-17]. Tác giả đánh giá cao vai trò,
phƣơng pháp luận học thuyết Mác - Lênin trên cơ sởhữu tƣ liệu sản xuất và phân
công lao động xã hội là nguyên nhân dẫn đến biến đổi CCXH - giai cấp, tạo ra
PTXH. Nghiên cứu chỉ ra xã hội vận động với tính “mở” càng cao thì tính “cơ
động” các giai cấp, tầng lớp diễn ra càng mạnh mẽ, và xuất hiện những nhóm “ƣu
trội” và nhóm “yếu thế”, chính vì vậy cần thƣờng xuyên nhận diện biến

16


đổiCCXHnhằm nắm bắtxu hƣớng biến đổi để làm căn cứ trong hoạch định phát
triển kinh tế - xã hội, [125, tr.18].
Tác giả Đặng Cảnh Khanh cũng có công trình: “Phân tích xã hội học quá trình
phân giải và tái tạo cơ cấu xã hội ở Việt Nam hiện nay”, [69]. Nghiên cứu chỉ ra
tính đa tầng, đa diện của kết cấu CCXH: “Bên cạnh những lát cắt cơ cấu xã hội dựa
trên những hoạt động cơ bản của con ngƣời trong xã hội, chúng ta cũng có thể phân
tích cơ cấu xã hội theo cơ cấu các hoạt động kinh tế, chẳng hạn nhƣ cơ cấu về
nguồn lực lao động, cơ cấu của các mối quan hệ trong sản xuất nhƣ cơ cấu các
thành phần kinh tế, cơ cấu về thu nhập và phân phối sản phẩm. Dựa trên lát cắt vị trí
và vai trò của con ngƣời trong xã hội, chúng ta cũng có thể phân tích cơ cấu xã hội
theo các chiều cạnh về giai cấp và tầng lớp xã hội, phân tích về sự phân công lao
động xã hội, địa vị xã hội của các nhóm lao động xã hội dựa trên sự chiếm hữu về
tƣ liệu sản xuất, phân tích cơ cấu xã hội trên cơ sở của sự phân tầng trong thu
nhập...”, [69, tr.378]. Tác giả nhấn mạnh vai trò của học thuyết Mác- Lênin đối với

nghiên cứu biến đổi CCXH khi cho rằng: “Trong phép biện chứng duy vật, những
nghiên cứu về chiều lịch đại của cơ cấu xã hội đƣợc đặt nền móng bởi “nguyên lý
về sự phát triển” và các quy luật cơ bản của phép biện chứng. Theo đó, CCXH
không phải là một hệ thống đông cứng mà là một quá trình phát triển từ thấp tới
cao, từ chƣa hoàn thiện tới hoàn thiện, từ biến đổi dần về lƣợng dẫn đến biến đổi
sâu sắc về chất, là quá trình tạo lập, giải thể và tái tạo liên tục của các cơ cấu” [69,
tr.379],và để nhận diện biến đổi CCXH một mặt cần bóc tách với những lát cắt để
tìm ra vấn đề ẩn chứa bên trong mỗi loại hình cơ cấu, nhƣng mặt khác cần lƣu ý tới
tính tổng thể chặt chẽ.
Tác giả Lê Ngọc Hùng với nghiên cứu: “Các cấp độ và xu hướng biến đổi xã
hội ở Việt Nam hiện nay: nhìn từ góc độ xã hội học”, [65], cho rằngbiến
đổiCCXHdiễn ra với xu hƣớng, biểu hiện thế nàotùy thuộcvào kết cấu, tính chất của
CCXH. Có biến đổi ởcấpvĩ mô, thời gian dài dễ kiểm chứng đến biến đổiở cấp vi
mô, khó xác định, từ biến đổi tiệm tiến đến biến đổi nhanh, tạm thời. Do nƣớc ta
đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nêncó những biến đổi nhanh nhƣ: Hệ giá trị
cá nhân; mức sống, phân tầng; phân công lao động… đây là những vấn đề mà theo
17


tác giả cần nắm bắt kịp thời để có đƣợc chính sách can thiệp hiệu quả, vừa khai thác
lợi thế, đồng thời khắc phục những hạn chế, khó khăn nảy sinh.
Tác giả Hoàng Chí Bảo có nghiên cứu: “Biến đổi xã hội ở Việt Nam qua hơn 20
năm đổi mới”,[4]. Theo tác giả hơn 20 năm đổi mới, biến đổi xã hội nƣớc ta diễn
ratính tích cực, hạn chế đan xen, trong đócó nhiều nguyên nhân chi phối: “Đó
không chỉ là những biến đổi do tác nhân kinh tế gây ra mà còn chịu tác động rất
mạnh mẽ từ chính trị và những biến đổi của thể chế chính trị lẫn môi trƣờng xã hội”
[4, tr.308]. Bên cạnh mặt tích cực không thể phủ nhận, thì còn nhiều vấn đề “nóng”
nảy sinh, chính vì vậy cần có phƣơng thức trong quản lý, giải pháp tổng thể: “cần
phải chú trọng quản lý phát triển xã hội bằng một hệ giải pháp đồng bộ từ giáo dục
nhận thức, hoàn thiện thể chế và chính sách, đảm bảo môi trƣờng lành mạnh, tạo ra

một không gian văn hoá - đạo đức - pháp lý cho sự lành mạnh của biến đổi xã hội”,
[4, tr.320]. Tuy vậy, tác giả cũng lƣu ý với chiến lƣợc xây dựng đất nƣớc hiện nay
vẫn còn nhiềubiến đổi nhanh và mạnh mẽ hơn và tất nhiên còn tiềm ẩn nhiều thách
thức cần kịp thời nhận diện, dự báo để đƣa ra những chính sách giải quyết kịp thời.
1.1.2.Nhóm công trình tổng quan nghiên cứu cơ cấu xã hội nông dân và biến
đổi cơ cấu xã hội nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nƣớc ta với xuất phát điểm nông nghiệp và ngƣời nông dân chiếm đa số nên sự
nghiệp CNH, HĐH đã làm cho CCXH nông dân biến đổi mạnh mẽ với tính chất và
biểu hiện đa chiều và đó cũng là chủ đề, nội dung đƣợc các tổ chức, cơ quan và nhà
nghiên cứu quan tâm, tiêu biểu nhƣ:
Tác giả Nguyễn Đức Bách cùng các cộng sự Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh có công trình nghiên cứu: “Những căn cứ lý luận và thực tiễn cấp thiết để
thực hiện tốt liên minh công nông trí thức ở nước ta hiện nay, (qua tư liệu đồng
bằng sông Hồng)”,[2]. Nghiên cứu chỉ ra tầmquan trọng của liên minh giai cấp
cũng nhƣ vai trò của nông dân nƣớc ta trong giải phóng dân tộc và xây dựng đất
nƣớc.Thực tiễn cho thấy khi bối cảnh kinh tế - xã hội thay đổi thì liên minh giai cấp
cũng cần có sách lƣợc phù hợpđể phát huy vai trò các giai tầng, nghiên cứu cho
rằng: ngƣời nông dân là “đồng minh tự nhiên” tin tƣởng, gần gũi nhất của giai cấp
công nhân, tuy vậy vì “tự nhiên” nên nếu: “không phát hiện và giải quyết kịp thời,
18


đúng đắn các mâu thuẫn, các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa công nhân với
nông dân, công nghiệp và nông nghiệp, thành thị với nông thôn, miền xuôi và miền
núi… thì liên minh này có thể rạn nứt và đổ vỡ một cách tự nhiên” [2, tr.17]. Trƣớc
hết phải đảm bảo lợi ích chính đáng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, mặt
khác phát huy vai trò, vị trí của giai cấp nông dâncùng các giai tầng để tạo ra động
lực đóng góp vào xây dựngđất nƣớc. Nghiên cứu đề xuất nhiều giải pháp và kiến
nghị để nâng cao vị thế giai cấp nông dân nhƣ:bồi dƣỡng, nâng cao trình độ dân trí;
quy hoạch, xây dựng nông thôn mới; đầu tƣ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông

nghiệp; nâng cao thu nhậpdần thu hẹp khoảng cách giữa các giai tầng trong xã hội.
Trong sự nghiệp CNH, HĐH, biến đổi CCXH - nghề nghiệp nông dân là cơ cấu
có biến đổi mạnh mẽ nhất và để làm rõtác giả Đỗ Thị Thạch cùng các cộng sự Học
viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có công trình: “Sự biến đổi cơ cấu xã hội nghề nghiệp của giai cấp nông dân ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện
nay” [141]. Nghiên cứu cho rằng biến đổi CCXH - nghề nghiệp đang là vấn đề cấp
thiết đặt ra đối với giai cấp nông dân nƣớc ta nói chung và vùng Đồng bằng sông
Hồng nói riêng.Thực tế, tốc độ CNH, HĐHcó tác động mạnh mẽ đến biến đổinghề
nghiệp nông dân, vàthời gian qua quá trình chuyển dịch nghề nghiệp nông dân đã có
nhữngthuận lợi, tích cực nhƣng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức khi thu nhập
của nông dân có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng miền, khoảng cách giàu nghèo
trong khu vực nông thôn gia tăng và ảnh hƣởng đếnkhả năng thụ hƣởng những giá
trị vật chất -tinh thần… lâu dài còn ảnh hƣởng đến cả thái độ chính trị trong xây
dựng đất nƣớc, [141, tr.2]. Tầm quan trọng của biến đổi CCXH - nghề nghiệp
không chỉ giản đơn là sự thay đổi việc làm bởi đằng sau đó còn là sự chuyển dịch
của trình độ, kỹ năng và thái độ trong công việc, thói quen “duy tình” của ngƣời
nông dân trong môi trƣờng làng xã… Nghiên cứu cũng chỉ ramột số khó khăn, hạn
chế do tính đặc thù của vùng nhƣ: dân số đông; tỷ lệ di dân rất cao; đất sản xuất
nông nghiệp giảm; tính liên kết ngành chƣa cao… nên chuyển dịch nghề nghiệp giai
cấp nông dân chƣa mang lại hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy cầnnâng cao trình độ,
tay nghề nông dân; đầu tƣ khoa học - kỹ thuật; đa dạng hóa ngành nghề nông thôn
… là những giải pháp cơ bản nhằm nâng caotính tích cực của biến đổi CCXHnông
dân vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay. Có thể khẳng định,nghiên cứulà tham
19


khảo quan trọng để tác giảđểtiếp thu nghiên cứ vềbiến đổi CCXH - nghề nghiệp
nông dân Bình Dƣơnghiện nay.
Biến đổi CCXH - giai cấp nông cũng đƣợctác giả - chủ nhiệm đề tài Dƣơng Thị
Minh cùng các cộng sự của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia nghiên cứu với công trình: “Sự biến đổi cơ cấu giai cấp nông
dân Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, [103]. Trong nghiên cứu tác giả

một mặt nêu ra những chính sách quan trọng, then chốtcủa Đảng và Nhà nƣớc về
giai cấp nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH thể hiện qua chủ trƣơng về nông
nghiệp, nông dân và nông thôn.Nghiên cứu đã nhận định: “Một bộ phận nông dân
với tính tích cực, năng động, sáng tạo đã tiếp thu đƣợc những thành tựu của khoa
học-kỹ thuật, tiếp cận đƣợc thị trƣờng ngày càng trở nên giàu có, dần hình thành
tầng lớp nông dân trung lƣu, xuất hiện ông chủ mới, những điển hình tiên tiến đi
đầu trong lao động sản xuất, tạo ra những biến đổi căn bản trong nông nghiệp và
nông thôn”,[103, tr.2-3]. Điều này cho thấy, nếu nông dân đƣợc đầu tƣ và hỗ trợ
tốtvề chính sách giáo dục; đào tạo nghề; khoa học - kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao
tính thuận lợi trong biến đổi CCXH - giai cấp nông dân nƣớc ta hiện nay. Tuy vậy,
nhìn tổng thể, cũng còn nhiều thách thức đặtra nhƣ: đất canh tác nông nghiệp và đất
ở nông thôn bị thu hẹp; áp lực chuyển đổinghề nghiệp nông dân; khoảng cách thụ
hƣởng vật chất - tinh thần ngày càng lớn giữa thành thị và nông thôn... Nghiên
cứucho rằng trong định hƣớng và giải pháp cần nâng cao hiệu quảkinh tế; tập trung
các nguồn lực kinh tế và xã hội tham gia vào đầu tƣ, phát triển nông nghiệp,nông
thôn; chuyển dịch nghề nghiệp lao động nông dân; ứng dụng khoa học-kỹ thuật
trong sản xuất nông nghiệp…, [103, tr.90]. Với số liệu phong phú, nghiên cứu là
tham khảo hữu íchvềbiến đổi CCXH nông dân nƣớc ta trong bối cảnh hiện nay.
Trong sự nghiệp CNH, HĐH, với sự hình thànhcác khu công nghiệpđã tạo ra lực
hútlớn đếnlao động nhập cƣ và đẩy nhanh quá trình đô thị hóavà tất yếu ảnh hƣởng
đến khu vực nông thôntheo nhiều chiều cạnh khác nhau.Từ vấn đề đó tác giả - chủ
nhiệm đề tài Lê Tiêu La,Viện Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh vớinghiên cứu: “Một số biến đổi xã hội ở nông thôn vùng ven đô Hà Nội
trong thời kỳ đổi mới”,[75]. Biến đổiCCXHvùng nông thôn ngoại thành Hà Nội
20


đƣợc tác giả và nhóm nghiên cứu làm rõ qua những lát cắt nhƣ: nghề nghiệp; phân
hóa giàu - nghèo; biến đổi văn hóa tinh thần; lối sống… Sự mở rộng đô thị và phát
triển các khu công nghiệp, thu hút di dân lao động nhập cƣ là những nhân tố làm

cho vùng ven đô Hà Nội biến đổi mạnh mẽ.Nghiên cứu chỉ ra sự khác nhau về
khoảng cách cũng nhƣ đặc thù của từng khu vựcnênbiến đổi nông thôn ngoại thành
Hà Nộidiễn ra không đồng đều đƣợc biểu hiện nhƣ:đô thị hóa; tiện nghi gia đình,
hành vi ứng xử, văn hóa tinh thần...Tác giả cho rằngnông thôn vùngven đô Hà Nội
biến đổinhanh và phức tạp,tiềm ẩn nhiều vấn đề nóng nhƣ: đất đai; quy hoạch; di
dân; văn hóa - xã hội; môi trƣờng sinh thái… vì vậy trong thời gian tới cần giải
quyết kịp thờinhữngkhó khăn, hạn chếđể khai tháclợi thế đang có của khu vực ven
đô Hà Nội. Giải pháp trƣớc mắt và chiến lƣợc lâu dài cần quy hoạch công nghiệp đô thị hợp lý; đa dạng hóa ngành nghề; khai thác tốt dịch vụ nông thôn; chuyển đổi
sản xuất hiệu quả…
Biến đổiCCXHnông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH qualĩnh vực văn hóa, tinh
thần đƣợc tác giả Vũ Duy Thôngtiếp cận với nghiên cứu: “Đời sống tinh thần của
nông dân hiện nay - Thực trạng và xu hướng biến đổi” [144]. Theo tác giả,tính năng
động của nền kinh tế thị trƣờng đã góp phần nâng cao hiệu quảsản xuất và thu
nhậptăng cao, ảnh hƣởng trực tiếpđếnđiều kiệnthụ hƣởnggiá trị văn hóa -tinh thần
của nông dân. Thực tế, kinh tế là điều kiện tiên quyếtđể thụ hƣởng và nâng cao chất
lƣợng cuộc sống, vàgiữa thụ hƣởng giá trị văn hóa, tinh thần và kinh tế luôn có mối
quan hệ tỷ lệ thuận. Đến nay không thể phủ nhận những kết quả đạt đƣợc đã mang
lại cho ngƣời nông dân nhƣng thụ hƣởng khá cao, tuy nhiên cũng còn một sốnội
dung, vấn đề cần khắc phụcnhƣ: giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống, truyền thống dân
tộcmộtsố nơi mai mộtdo ảnh hƣởng của mặt trái kinh tế thị trƣờng; mức độ hƣởng
thụ đời sống văn hóa tinh thần nông dân vùng sâu, vùng xa còn chênh lệch so với
thành thị; nhiều hủ tục lạc hậu; mê tín, dị đoan còn tồn tại trong đời sống nông dân
đã ảnh hƣởng đến thuần phong mỹ tục dân tộc… những hạn chế, khó khăn đó
không chỉ làm giảm đi giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là
trở lực làm cho nông dân chƣa thể phát huy cao nhất vai tròtrong xây dựngđất nƣớc.
Đó là thực tếmà giải pháp trƣớc hết cầnnâng caophát triển kinh tế, thu hẹp khoảng
21


cách giàu nghèo, tạo ra cơ hội và điều kiện tiếp cận hƣởng thụ những giá trị văn

hóatinh thần khu vực nông thôn. Xây dựng thiết chế văn hóa mới, bồi dƣỡng, giáo
dục con ngƣời cũng nhƣ môi trƣờng văn hóa nông thôn theo hƣớnglành mạnh, văn
minh, hiện đại.
Di dân nông thôn - thành thị ngày càng trở thànhxu hƣớng chủ đạocótính chất
phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết kịp thời.Nhằmgóp phần làm rõ, tác giả Chủ nhiệm đề tài Tống Văn Đƣờng- Đại học kinh tế Quốc dânvớicông trình:“Di
dân từ nông thôn ra thành thị với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Việt
Nam”[55].Với sự hình thành cáckhu công nghiệpđã tạora lực hútdi dân tìm kiếm
việc làmcó quy mô, tốc độ ngày cànglớn,mặt tích cực nhƣ:góp phần giải quyếtlao
động dƣ thừa khu vực nông thôn; cân đối nguồn nhân lực, khai thác tiềm vùng đất
mới. Tuy vậycũng nảy sinh nhiều áp lực:gia tăng dân số cơ học, đô thị hóa với
nhiều áp lực trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự...Công trình đãlàm rõ
bức tranh di dân trong sự nghiệp CNH, HĐH khilựa chọn Hà Nội và T.p. Hồ Chí
Minh làmmẫu khảo sátvới tính đại diện cao,công trình cũng cho thấypvấn đề di dân
còn đặt ranhiều áp lực và diễn biến phức tạp, do vậy,một mặt cần khai thác hiệu quả
nguồn nhân lực di dân,mặt khác kịp thời giải quyết những khó khăn, áp lực đặt ra
đối với khu vực thành thị nhằm nâng cao tính tích cựcdi dân hiện nay.
Tiếp cậnbiến đổiđời sốngtinh thần nông dân, tác giả Ngô Thị Phƣợng có nghiên
cứu:“Những biến đổi cơ bản trong lối sống của nông dân Việt Nam hiện nay”,
[112]. Theo tác giả sự nghiệpCNH, HĐHtạo ra nhiều biến đổi trong đời sốngnông
dân nƣớc ta với tích cực và hạn chế đan xen.Nghiên cứu phân tích biến đổi lối sống
nông dân trên 5 nội dung cơ bản: Biến đổi sản xuất; biến đổi nhu cầu sinh hoạt vật
chất và tinh thần; biến đổi quan hệ ứng xử; biến đổi tƣ duy; biến đổi tín ngƣỡng
phong tục. Theo tác giả đánh giá chung nhất: yếu tố bền vững chƣa cao và còn
nhiều hệ lụy phức tạp phát sinh chƣa giải quyết triệt để, vì vậy cần kết hợp giải pháp
kinh tế và giải pháp xã hội, trong đó chính sách đầu tƣ của nhà nƣớc có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong tạo ra biến đổi lối sống nông dân nƣớcta theo chiều hƣớng tích
cực hiện nay.
Trong sự nghiệp CNH, HĐH, tỉnh Bình Dƣơng là địa phƣơng tiêu biểutrong
chuyển dịch kinh tế, quy hoạch nông thôn; đô thị hóa… vì thếbiến đổi CCXHnông
22



×